[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nghe tin quân Nguyễn tiến đánh, tâm lý nhiều người dân ở cả Bắc Hà và Phú Xuân ngóng về quân Nguyễn, với sĩ phu, nhân dân BẮc Hà, Nguyễn Ánh dù gì cũng là bề tôi nhà Lê, trong mọi công văn giấy tờ vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng.

Cảnh Thịnh không biết làm sao, bất ngờ quay sang đàn áp Đạo Thiên Chúa,lấy lý do: “Xét rằng kiến thức điều khiển quốc gia đều gồm trong Tam cương, Ngũ thường (...) trong khi đạo Hoa lang (Thiên Chúa) lại đầy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xã hội”

Tây Sơn đàn áp Đạo cũng bởi, các lái buôn Anh ( vốn theo Anh Giáo) từ Macao đến bán súng cho Tây Sơn, cho biết Lộc giúp Ánh quá nhiều, việc buôn bán vũ khí ở Nam Hà “ sôi nổi hơn bao giờ hết”.

CẢnh Thịnh bắt đầu nghi ngờ nhóm giáo sĩ dưới quyền họ. Về phần giáo dân và những người lãnh đạo, theo khuynh hướng cục bộ, họ cũng hướng về Gia Định không cần biết rằng ngay ở đó đám nho sĩ đang chèn lấn các linh mục và đã thắng thế.

Những mâu thuẫn càng gay gắt hơn theo với tình thế. Tướng Lê Trung bắt một thầy giảng, oánh tơi tả để bắt ông này khai ra tung tích giáo sĩ Dominique do Lộc gởi tới đang lẩn trốn ở Phú Yên. Tây Sơn nghi ngờ những người này có nhiệm vụ do thám binh tình cho Nguyễn ÁNh.



Tin báo về Phú Xuân, Cảnh Thịnh ra lệnh bắt đầu đồ sát giáo dân, Tây Sơn bắt được linh mục Emanuel Triệu (người Việt) và nói ông này cầm đầu các giáo sĩ người Việt chông lại Tây Sơn vì ông người quê Tống Sơn, quê gốc tích của nhà Nguyễn, sinh ở Phú Xuân, có cha chết trong khi chống Tây Sơn năm 1775, có gia đình vào Đồng Nai và chính ông cũng đã ở trong đội cận vệ của chúa Nguyễn. Không hiểu sao ông này lại từ bỏ tất cả để đi ra BẮc truyền Đạo, bị bắt ở Thanh Hóa với 500 giáo dân, Thịnh ra lệnh xử chém tất, riêng giáo sĩ Triệu, đem lăng trì ( tùng xẻo), việc này càng làm thổi bùng ngọn lửa mâu thuẫn giữa Tây Sơn và Giáo dân.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1797.

Nguyễn Ánh sai đóng thêm 50 thuyền đi biển, 100 thuyền sai và 200 thuyền chiến. Đắp đồn Kinh dinh và Mai Nương Bình Thuận, sai Phó tướng Phan Tiến Hoàng coi công việc. Sai chưởng cơ Tống Viết Phước làm cai Tầu vụ.

Nguyễn Ánh cũng cho sỹ quan Dayot ( bị giam 4 ngày, rồi được thả) cùng em trai đi vẽ bản đồ thủy đạo của miền Nam. Chính anh ta viết:

"Lần đầu tiên đi khắp nơi với quân đội của Vua Nam Hà, từ Vũng Tầu đến Qui Nhơn, tôi đã ngạc nhiên vì con số vịnh, những chỗ trú, những chỗ tầu đậu mà chúng tôi thấy trên mỗi bước đường, ở vùng bờ biển vẫn được trình bầy trên bản đồ như nhiều chỗ đầy đá ngầm. Dù trong chiến dịch này, tôi chưa có dịp trông thấy phần lớn những bến cảng đẹp, tôi đã thoáng nẩy ý định sẽ tu chỉnh lại vùng này, bằng những bản đồ đúng hơn tất cả những bức mà tôi đã có từ trước tới giờ... Tôi bèn tâu với vua, vì biết ông là người rất thích những gì có tính cách khám phá, khoa học, và tôi đã không lầm; ông hết lòng với việc này và đã cho tôi tất cả những trợ giúp cần thiết mà tôi đã hoài công tìm ở những nơi khác...

... Làm việc trong hải quân của nhà vua và cai quản các tầu Tây phương, lực lượng chính của quân đội ông,tôi bắt buộc phải đi theo quân mỗi khi có chiến dịch, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trong 5 năm liên tục, tôi chạy dọc theo bờ biển, từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc cùng quân đội. Nhiệm vụ tải lương, cho một số lượng tầu bè nhiều đến thế, đi với quân đội và tuỳ tùng, và cho cả bộ binh, thường tiến dọc theo bờ biển, bắt buộc chúng tôi phải đỗ lại mỗi buổi chiều, để tập hợp một đoàn thuyền tầu, thường tới hơn nghìn cánh buồm. Nhiều khi chúng tôi cũng bị bắt buộc phải ở lại một nơi nhiều ngày để đợi bộ binh và phân phát thực phẩm cho họ. Khi ở trên đất địch, thì phải tiến chậm hơn và trong thời gian tầu thả neo, chúng tôi đo đạc kích thước và dò chiều sâu của bể. Nhà vua cho tôi hai thuyền chèo và hai thuyền buồm, chuyên làm việc ấy, luôn luôn đi theo tầu do tôi điều khiển. Tôi được những sĩ quan có học và chăm chỉ giúp đỡ, hết lòng vào việc ấy, đến nỗi không có một điểm nào là không được đo đạc ghi chép bằng năm, sáu vị trí khác nhau... Khi mùa gió bắt buộc chúng tôi phải quay lại Sài Gòn, nhà vua thường để cho tôi tự do sử dụng những chiếc tầu dưới quyền điều khiển của tôi, để đến các bến khác nhau và ở lại bao nhiêu ngày cũng được tuỳ tôi định, theo công việc đo đạc bản đồ... khiến tôi có thể bảo đảm rằng có rất ít bến tầu được đo đạc kỹ càng và chính xác như những bến thấy trên bản đồ trong sưu tập bản đồ của tôi.

Mặc dù cẩn thận như vậy, nhưng vẫn có nhiều chi tiết thoát ra hoặc không đúng, bởi vì, nhìn từ biển vào, những đối tượng này có vẻ khác với bộ mặt thật của chúng, nếu M. Olivier de Puymanel, sĩ quan đầy công trạng và tài giỏi, điều khiển đoàn quân cận vệ của nhà vua và là kỹ sư đầu tiên của nhà vua, vui lòng cho tôi biết tất cả những tư liệu và làm việc vài lần với tôi, thì chúng tôi đã cùng nhau làm bản đồ sông Sài Gòn, và nhiều chỗ khác lưu thông với Cao Mên. Anh thường đi cùng với chiến dịch trên bộ, luôn luôn dọc theo bờ biển, và anh không để lỡ cơ hội nào mà không vẽ bản đồ những chỗ anh đi qua và ghi lại những nhận xét. Về phía chúng tôi, những bản đồ mà chúng tôi làm trên các hạm đội, nhiều hơn, lại có dấu hiệu thông báo cho chúng tôi mỗi ngày, đúng 12 giờ trưa...

... Nhờ sự chăm sóc đặc biệt của những sĩ quan mà tôi có hân hạnh điều khiển, nên hôm nay tôi rất hài lòng tặng cho các thủy thủ một công trình đáng tin cậy, nhờ sự chính xác của họ, nhờ tính hiếu kỳ của họ, và bằng sự mới mẻ của họ. Tôi không dám nhiều lời về tất cả số lượng đo đạc khổng lồ đã được kỹ lưỡng vẽ lại trên giấy. Đó là một phần công việc của tôi và Félix Dayot, em tôi, nhưng những bản đồ (cartes) và những đồ thị (plans) được vẽ rõ ra từ đám mây mù, chính nhờ cây bút chì của Félix..."
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Ánh trong thời gian này rất tích cự mở rộng quan hệ ngoại giao, thông thương với nước ngoài, chủ yếu để mua vũ khí.

Người giúp ông đắc lực nhất chính là sỹ quan người Anh,Laurent Barisy.

"Lệnh cho Barisy-man, đang phục vụ dưới trướng, mua tất cả những hàng hoá y thấy tại đây (Sài Gòn)chuyển lên tầu ô đi Malacca và Poulo-Pinang để dùng vào việc mua súng ống và tất cả những khí giới khác mà y thấy. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt, trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề phòng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, y phải tức khắc trở về đây".

Qua lệnh chỉ ngắn ngủi này, ta thấy loại tầu được gọi là tầu ô, làm trong nước (chưa phải là tầu đại hiệu hay tầu đi biển)cũng dùng chở hàng ra ngoại quốc bán để mua vũ khí.

"Lệnh cho Januario-Phượng, cai đội đang phục vụ dưới trướng, đem một lá thư cho ngài toàn quyền quản lãnh những cơ sở Bồ Đào Nha ở Á Châu, tại thủ đô Goa, và chất xuống tầu 4.000 tạ (ta) gạo của vua và những hàng hoá khác, thuận theo gió mùa năm nay, đem đến tất cả các bến tầu ở nam Ấn Độ (để bán), và mua súng ống và những thứ vũ khí khác mà y thấy, bao nhiêu cũng được. Trong chuyến đi này, nếu gặp thuyền Anh hay bất cứ nước nào khác có súng mới tốt hạng nhất, giống như những súng trường mà các cường quốc Âu Châu trang bị cho quân đội của họ, thì cứ trả giá 10 đồng một khẩu, về đây sẽ trả, để cho họ chọn những hàng hoá có sẵn trong các kho. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề phòng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, phải tức khắc về ngay..."

Như vậy, Ánh không chỉ mua bán vũ khí ở các nước gần như Mã Lai, mà còn sai người sang Ấn Độ bán hàng và mua vũ khí của người Bồ ở Ấn Độ. Januario-Phượng (phiên âm tiếng Việt :Quảng Nói Vè) chắc là người Bồ lai Việt.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngoài ra, còn có Thư của các đại thương gia ở Madras gửi Ánh:

"Tâu bệ hạ,

Trung tá (Nguyên văn: le lieutenant-colonel) Barisy cho chúng tôi biết Bệ Hạ đã ân cần tiếp đón thư của chúng tôi; với sự đại lượng che chở mà Bệ hạ dành cho tầu Generous friend của chúng tôi, cùng sự bao dung mà ngài đã chiếu cố đến lợi ích của chúng tôi, đó là những bằng chứng vững bền tỏ rõ lòng nhân từ của bệ hạ đối với người ngoại quốc.

Tấu xin bệ hạ đoái nhận nơi đây lòng kính cẩn cám tạ tất cả những ơn đức này, và xin bệ hạ thấu cho tấm lòng chúng tôi hết sức cố gắng để được xứng đáng, bằng nhiệt tâm phụng sự bệ hạ và sự gắn bó hết sức với lợi ích của vương quốc. Tâu bệ hạ, chúng tôi xin được phép tán dương bệ hạ đã đoạt những chiến thắng trên ngụy quân, và chúng tôi luôn luôn có những nguyện ước chân thành cầu trời cho sự thịnh vượng của hoàng gia và hoàng triều.

Tấu xin bệ hạ nhận nơi đây, lòng tri ân sâu sắc của những kẻ trung thành và hết sức phụng sự bệ hạ.

Albotl-Maitlang

Abbott-Maitland là công ty của Anh mà Barisy là đại diện ở Nam Hà. Barisy, trong suốt thời gian chiến tranh, tuy phục vụ Nguyễn Ánh dưới chức vụ khâm sai cai đội, và còn là nhân viên của hãng Abbott-Maitland, cung cấp vũ khí cho nhà vua. Vị trí này làm cho những thương nhân Bồ ganh tỵ và sau này, một người trong bọn họ sẽ làm hại Barisy.

Mua bán với hãng Abbott-Maitland củaAnh vẫn chưa đủ, Ánhcòn muốn mở rộng địa bàn, mua khí giới của Đan Mạch nữa. Hai lá thư viết cho vua Anh và vua Đan Mạch, nhờ toàn quyền Đan Mạch ở Tranquebar (gần Pondichéry) chuyển, nói đến ở dưới, chứng tỏ tài chính trị và ngoại giao của Ánh.

Thư của Ánh gửi quan toàn quyền Đan Mạch ở Ấn Độ:

"Lá thư các hạ thực đã làm quả nhân hết sức vui lòng và cảm kích vì thiện ý mà các hạ dành cho. Quả nhân gửi kèm đây hai lá thư, một cho vua Đan Mạch, một cho vua Anh. Quả nhân xin các hạ vui lòng chuyển đến người nhận một cách an toàn và ủng hộ lời gửi gấm của quả nhân. Khâm sai cai đội Barisy sẽ cho các hạ biết những chi tiết các việc nêu lên trong hai thư này."

Thư Ánh gửi quan trấn thủ Bengale:

Các hạ,

Các ông Rocbueck, Abbott và Công ty đã viết thư cho ta với ý muốn giúp đỡ ta ở vùng bờ biển Coromandel (bờ biển miền Đông Ấn Độ, phiá vịnh Bengale) để ta có thể mua được súng ống và các chiến cụ khác; nhưng họ không làm gì được nếu không có phép của các hạ; vậy ta yêu cầu các hạ vui lòng cho họ một đặc ân, là bãi bỏ những phiền toái ngăn cản việc chuyên chở những vũ khí này đến Nam Hà. Đó là một ân huệ mà ta sẽ không bao giờ quên, khi ta khôi phục được toàn vẹn lãnh thổ. Ta gửi Laurent Barisy, khâm sai cai đội, tới Ấn Độ trên chiếc thuyền bàn (Nguyên văn:lougre, tầu chuyên chở), để lo mọi việc. Sự xa cách không cho phép chúng ta hội kiến, khiến ta phải viết thư này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dụ sai phái Barisy đi mua vũ khí:

" Hoàng Thượng lệnh cho khâm sai cai đội Barisy sang Ấn Độ với chiếc thuyền bàn (Nguyên văn: lougre), mang theo ba thư; một của vua, y sẽ đưa cho tầu đầu tiên đi Calcutta; hai thư kia của quan tham tri ngoại giao Nam Hà, y sẽ giao cho tầu đầu tiên đi Madras. Hoàng thượng còn truyền lệnh cho Khâm sai cai đội Barisy phải nhanh chóng trở về.

Khâm tai đặc chiếu."


Thư của tham tri ngoại giao gửi đại thương gia ở Madras:

"Phái viên của vua Nam Hà, từ Madras trở về, đã giao cho tôi một trong những lá thư của các ông, và tôi đã đệ trình lên Hoàng Thượng. Người rất cảm động và khâm phục thiện ý mà các ông tỏ ra muốn phụng sự người, mặc dù các ông ở rất xa hoàng thượng. Vì vậy, người đã ra lệnh cho tôi viết thư này gửi tới các ông, mong bảo toàn thiện ý, vì đó sẽ là cội nguồn của lòng tín nhiệm giữa đôi bên, rất cần thiết cho việc giao thương. Còn về những vật dụng mà Hoàng Thượng muốn (mua), Khâm sai cai đội Barisy đã được chỉ định để thông báo cho các ông ý định của người. Mặc dù chúng ta rất xa nhau, tôi viết thư này cho các ông như thể chúng ta hội đàm trước mặt nhau".


Sổ sách của M. Barisy kê khai với Nguyễn Ánh


960 súng trường hạng nhất, giá 10 đồng= 9.600 đồng

1.120 súng trường có khuyết điểm, giá 8 đồng = 8.960 đồng

918 súng trường, giá 6 đồng= 5.508 đồng

6 cặp súng lục, giá 8 đồng = 48 đồng

12 cặp súng lục, thứ tồi, giá 6 đồng = 72 đồng


29 cặp súng lục, thứ rất tồi, giá 5 đồng= 145 đồng


956 viên đạn, 1.167 thương (piques), 71 caty (Không rõ là gì?)= 11.167 đồng

245 tấm dra (drap), giá 4 đồng = 9.800 đồng

Bán cho vua tổng cộng: 45.800 đồng

Đã nhận của vua: 32.240 đồng
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đề nghị của các thương gia Madras:

" Điều Một- Họ có nghiã vụ phải cung cấp cho chính phủ Nam Hà hai mươi ngàn súng trường làm ba lần, trong vòng sáu tháng hay tám tháng là nhiều nhất.

Điều Hai- Họ phải cung cấp tất cả số súng lục mà nhà vua muốn, cùng thuốc súng, đạn dược... ngoài tơ lụa "

Cuối cùng, có thể nói, chiến tranh càng "leo thang", Ánh càng tìm cách mở rộng địa bàn ngoại giao với những cường quốc để họ gia tăng việc bán vũ khí cho ông. Việc mua vũ khí, mà khoản ngoại tệ chủ yếu có lẽ là vàng bạc, và gạo. Đời sống của dân có lẽ cũng không khá hơn, do đã tập trung quá nhiều vào chiến cuộc.

Nguyễn Ánh còn gửi thư cầu viện cho nhiều lãnh đạo các nước khác, thể hiện một đường lối ngoại giao rộng mở để mua vũ khí.

1- Thư gửi vua Đan Mạch (Christian VII 1766-1808)

"Thưa Bệ hạ,

Từ mấy năm nay, mỗi vụ gió mùa, tôi đều gửi (tàu) đến Tranquebar, để mua vũ khí và đạn dược. Quả thực tôi chỉ có lời khen ngợi tướng Anker, người của bệ hạ, cầm đầu ở đấy, đã không ngừng tỏ thiện chí hết sức đối với tôi. Năm nay tôi nhận được thư của hai đại thương gia Hamops và Stevenson, cùng ở tỉnh này, thường giao thương với tôi. Họ cho tôi biết họ không thể tìm thấy ở Ấn Độ những vũ khí mà tôi đòi hỏi và bắt buộc phải gửi một chiếc tầu đi Âu Châu. Họ cũng nói thêm rằng họ đã mua được ở Copenhague năm nghìn súng trường và những khí giới khác, nhưng chính phủ (Đan Mạch) không cho phép xuất cảng. Vì lý do đó mà tôi viết thư này gửi đến bệ hạ để chứng nhận rằng, năm nghìn khẩu súng này và những khí giới khác đích thực đã do chính tôi mua. Tôi tin rằng bệ hạ, sẽ vui lòng cho phép, để những đại lý của tôi được quyền chuyển về cho tôi; bệ hạ đã thấy những bất hạnh của tôi và thấy chiến cuộc mà tôi phải đương đầu với những thần dân nổi loạn, sẽ không từ chối lời yêu cầu này; coi như tờ khế ước đầu tiên mà tôi mong muốn ký kết với bệ hạ. Nếu, sau đặc ân đầu, bệ hạ vui lòng thêm một đặc ân thứ nhì, cho phép tôi, sau đó, mua tất cả những gì mà tôi cần, tôi sẽ không bao giờ quên ơn lớn lao mà bệ hạ dành cho tôi. Trong nghìn trùng xa cách giữa chúng ta, tôi không có cách nào khác liên lạc với bệ hạ ngoài thư từ. Tôi xin bệ hạ vui lòng đọc lá thư này với lòng hảo tâm vốn sẵn."

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày thứ 13, tuần trăng thứ 10 (ngày 20 tháng11 năm 1798).

Lá thư trên viết vào cuối năm 1798, cũng là năm Nguyễn Ánh tạm ngừng chiến để củng cố lực lượng, sau khi thất bại trong lần thứ hai đánh nhau với Lê Trung ở Qui Nhơn, năm 1797.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2- Thư gửi vua Anh (George III, 1760-1820)

Thư này viết bắt đầu vụ tàu Armide của Nguyễn ÁNh, giao cho Barisy đi công cán ở ngoại quốc, bị tàu Anh bắt. Vụ việc xẩy ra trước tháng 4 năm 1798 (vì thư của Olivier gửi Lefèbvre ngày 10/4/1798, có câu: "Barisy, thuyền trưởng tầu Armide, bị người Anh bắt, hàng hoá chở trên tầu bị bán hết..."

Ánh bèn sai Olivier (đi công cán ở Ấn Độ) phải điều tra rõ sự kiện này và tường trình cho Ánh biết. Olivier gửi thư cho ông Aguiton, chắc là người có trách nhiệm của chính phủ Anh về vụ việc này. Lá thư này tóm tắt toàn bộ sự việc mà Olivier đã điều tra được, đồng thời nói rõ đường lối chính trị trung lập của Nguyễn Ánh trong vùng bán đảo Ấn Độ, đang có tranh chấp gay go giữa Anh và Pháp. Ngoài ra, Olivier cũng đánh vào tinh thần thượng tôn Luật Pháp của người Anh, yêu cầu Anh giải quyết vụ việc đúng Luật.

Từ khi Pháp xảy ra cách mạng 1789, vua Louis XVI bị lên đoạn đầu đài; trong suốt thời gian 13 năm, 1789-1802, vua Anh George III dẫn đầu Âu Châu trong cuộc chiến chống lại nước Pháp Cách Mạng. Kể từ năm 1796, sự giao dịch với người Anh ở Ấn Độ của Nguyễn Ánh bị gián đoạn, có thể vì nước Anh đã chọn giao thiệp và bán vũ khí cho vua Cảnh Thịnh. Đến năm 1798, sự kiện tầu Armide của Nguyễn Ánh bị tàu Anh chiếm đoạt, đã khiến Ánh quyết định liên lạc với vua Anh, thuyết phục Anh không những bán vũ khí cho mình, mà còn ngừng bán vũ khí cho Tây Sơn. Lá thư dưới đây nằm trong mục đích và bối cảnh khó khăn đó.

"Thưa bệ hạ,

Khoảng cách phân chia nước tôi với nước của Bệ Hạ, từ trước đến nay, đã không cho phép tôi liên lạc trực tiếp với Bệ Hạ. Mặc dù rất muốn, nhưng tôi đã không dám mạn phép, nếu như không có vụ việc liên quan đến viên trấn thủ vịnh Bengale của Bệ hạ, (vụ Anh chiếm tầu Armide) tạo ra dịp này. Dưới thời người Hoà Lan (cầm đầu ở đây), hàng năm tôi đã gửi thuyền đến Batavia, Malacca và tới cả Ấn Độ để mua khí giới và các thứ quân nhu khác mà tôi cần. Từ khi những hạm đội vinh hiển của bệ hạ đã lấy được những đất là chấp hữu của Hoà Lan ( Nguyên văn: possessions hollandaises), tôi vẫn tiếp tục gửi như thế. Những tướng tá và quan trấn thủ Malacca đều đã biết thuyền kỳ của tôi và họ không làm trở ngại gì. Chỉ từ năm 1796, hoà khí này mới bị gián đoạn. Bệ Hạ sẽ thấy trong lá thư kèm theo, tôi viết cho viên toàn quyền ở vịnh Bengale của Bệ Hạ về vụ việc này. Thanh danh lừng lẫy về sự công minh của Bệ Hạ khiến cho tôi hoàn toàn tin tưởng sự khiếu nại của tôi sẽ đạt kết quả. Để Bệ Hạ lưu ý hơn nữa, tôi sẽ xin nói một câu về tôi.

Đã hơn hai trăm hai mươi năm, tiền nhân của tôi trị vì an bình đất Nam Hà, cho đến khi có nội loạn, và cuộc chiến với Bắc Hà, đất Nam Hà của chúng tôi mới hoàn toàn bị xâm chiếm. Nhờ trời, tôi được nối ngôi, và sau nhiều gian khó, với sự hậu thuẫn của dân tộc, tôi đã chiếm lại được gần nửa phần lãnh thổ. Bệ hạ hẳn không thể không biết đến mối thiện cảm lớn lao mà ngày trước Louis XVI, vua Pháp nay đã ra người thiên cổ, đối với tôi. Chính vị vua lớn này, với lòng tốt nổi tiếng của ông, đã tiếp đón con trai tôi trong lúc nguy nan. Chính ông đã chăm sóc và gửi nó về cho tôi với đầy ân huệ. Thêm vào đó, còn viện trợ lớn cho tôi đã gửi về Ấn Độ; sự trợ giúp này, vì bất hạnh không đến được tay tôi, bởi trời không chứng giám. Nếu vị quân vương này trị vì lâu dài và may mắn hơn, thì có lẽ tôi đã được yên bình từ lâu trên toàn thể lãnh thổ của tổ tiên tôi. Lòng biết ơn thấm đậm khiến tôi ngậm ngùi rơi lệ, mỗi khi nhớ đến đạo đức và tấm lòng cao thượng của vị quân vương này, tôi muốn tỏ lòng mến thương đối với ông, nhưng hoàn cảnh riêng của tôi và nhất là sự ngàn trùng xa cách khiến, chỉ để lại những ước muốn suông cho con cháu của hoàng gia trứ danh này. Lòng tôi chỉ thực thụ được an ủi nếu họ lấy lại được di sản của tiền nhân. Tôi cũng biết rằng Bệ hạ, rất thân với vua Louis XVI. Tôi thường được nghe kể rằng, ở thời kỳ còn thịnh, vua Pháp đã có Bệ Hạ là người bạn trung thành nhất, là người nhiệt tâm bảo vệ ông nhất và ngay cả khi ông đã bị tội ác cướp đi, bệ hạ vẫn hết sức cố gắng để trả thù cho ông. Thưa bệ hạ, niềm vinh quang mà nước Anh có được qua thái độ này của bệ hạ, không chỉ kích thích niềm thán phục của cả Châu Âu, mà còn làm rạng ngời những tán thành của chúng tôi ở tận viễn Đông này. Tôi dám mong rằng, như người thợ săn ngại bắn sẻ động rừng, Bệ hạ, vì lòng kính mến vua Louis XVI, sẽ vui lòng chiếu cố đến nỗi bất hạnh của tôi mà coi tôi là bạn. Việc hay nhất mà bệ hạ có thể làm được cho tôi trong tình trạng hiện nay, là ra lệnh cho các quan trấn thủ khác nhau của bệ hạ ở Ấn Độ, để họ cho phép những phái viên của tôi có thể mua được tất cả các thứ khí giới và chiến cụ mà tôi cần nhất. Nếu tôi có thể mua được từ mười đến hai mươi nghìn súng (Nguyên văn: fusils de munition) tốt, tôi nghĩ là cũng đủ. Cách đây mấy năm, phái đoàn ngoại giao của Bệ Hạ gửi sang Trung Hoa, đã ghé vào một trong những cửa biển Nam Hà (phái bộ Macartney, sứ thần Anh đầu tiên ở Trung Quốc, ngừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5 đến 16/6/1793, dưới triều vua Cảnh Thịnh, đã được Barrow ghi lại trong hồi ký, xem chương 4, Barrow) không may cho họ, họ đã chỉ gặp được bọn thần dân nổi loạn của tôi, và chúng hãy còn đang chiếm giữ phần đất này của triều đình tôi. Nếu may mắn được gặp họ, tôi đã không quên tỏ cho họ biết lòng kính trọng sâu xa của tôi đối với Bệ Hạ. Chỉ còn một mối quan ngại mà tôi cần thông báo với bệ hạ, là những nhà buôn lớn ở Ấn Độ, vì ham lời, đi bán khí giới cho bọn phản loạn, chúng đã nghiền nát dân tộc tôi từ hơn hai mươi năm nay. Làm như vậy tức là cứu kẻ tán ác, là nối giáo cho giặc. Tôi khẩn khoản xin Bệ Hạ vui lòng cho lệnh nghiêm cấm để bọn giặc bị tiêu diệt một cách đích đáng. Xa cách Bệ Hạ muôn trùng, tôi đã không thể nói thẳng hết như được cùng diện kiến."

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 ( ngày 20 tháng11 năm 1798).

Như vậy, công lao của các sỹ quan Tây là không nhỏ để giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, đbiệt là việc mua bán vũ khí. Sau này Minh Mạng sợ lộ, nên ra sức tiêu hủy mọi tài liệu liên quan đến giai đoạn này. Các bức thư, chỉ dụ của Ánh chỉ còn lưu lại bản tiếng Pháp mà thôi.

Chỉ dụ cho M. Gibsons ( 1 sỹ quan người Anh khác)

"Lệnh cho Gibsons, Cai đội chất trực hầu đang phục vụ dưới trướng, điều khiển Loan phi tiên tầu của hoàng thượng, vì công chuyện của hoàng thượng, lái tới Tranquebar cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu. Xong nhiệm vụ, y bán chiếc tầu này, cùng với những hàng hoá trên tầu để mua hai chiếc tầu khác lớn hơn, chở đầy súng đạn và chiến cụ mà những đại lý của hoàng thượng sẽ chu cấp; mang cả về đây. Tuyệt đối không được bất cẩn, để được xứng đáng với lòng tin của hoàng thượng. Khâm tai đặc chỉ."

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày thứ 13, tuần trăng thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1798)


Chỉ dụ cho Barisy

"Lệnh cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu, phục vụ dưới trướng, tức thì sang ngay Ấn Độ, đem theo năm lá thư của vua, trên tầu Loan phi tiên tầu của hoàng thượng. Xong nhiệm vụ, y khởi tố viên trung tá hải quân Anh của tầu Nom-Such tên là Thomas, về vụ chiếm tầu Armide của hoàng thượng. Y đòi phải bồi thường cho sự xúc phạm đến tầu của nhà vua và buộc phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của vua, mà trung tá Thomas đã ăn cắp. Y bắt phải hoàn lại giá tiền chiếc tầu Armide và những hàng hoá chứa trên tầu, cả vốn lẫn lời. Y trao tất cả số tiền này tận tay những đại lý của hoàng thượng là Hanops và Stevenson, đại thương gia ở Tranquebar, để mua một chiếc tầu, khí giới và chiến cụ khác. Y chở ngay về đây. Y phải chấp lệnh này một cách triệt để và phải mau lẹ hoàn thành nhiệm vụ."

Kính cẩn nhận lệnh.

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/10/1798).

Ánh sai Gibsons chỉ huy tầu Loan Phi, chở đồ sang Tranquebar (chắc vì Loan Phi là tầu lớn, Barisy không thể điểu khiển một mình được) bán cả tầu lẫn hàng hoá, để mua hai tầu lớn hơn, và chở vũ khí súng đạn vua đã đặt mua của các đại lý tại đây đem về Việt Nam.

Tàu Loan Phi là tàu đại hiệu, vua cho lệnh đóng vào tháng 2-3 năm 1793, cùng với các tầu: Long Ngự, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phượng Phi (Bằng Phi, Phượng Phi đã có từ năm 1784), Hồng Phi, Loan Phi, Ưng Phi. Nay sai bán Loan Phi đi để mua tàu khác, vậy, tàu, thuyền do nhà vua sản xuất ra, không chỉ dùng vào việc chiến tranh mà còn đem bán ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ giá trị của thuyền tàu nước ta thời đó.


Thư gửi cựu toàn quyền Malacca

"Cai đội Gibsons đã giao lại cho công binh xưởng của ta tất cả những vật dụng mà y được những chủ tầu chất hàng cho, ta thấy có ít lưu huỳnh quá. Ta tiếc nhất là không thấy súng trường (Nguyên văn: fusils de munition) mà hiện nay ta cần nhất. .. Còn về chiếc tầu Armide, mà viên đại uý Thomas đã chiếm đoạt một cách bất công như thế, ta đã viết thư cho Anh hoàng và cho chính phủ trung ương ở Bengale..."

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/11/1798)

Thư này chắc nói về một trong những chuyến đi trước đây của Gibsons, về giao hàng, nhưng Ánh không bằng lòng cho nên trong lá thư này, có ý trách, đồng thời nói đến chuyện tầu Armide.



Thư gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ

Các hạ,

Quả nhân rất ngạc nhiên khi biết tin chiếc tầu Anh Nom-Such, do thuyền trưởng Thomas cai quản, đã bất chấp luật nhân quần, chiếm chiếc tầu Armide, do Laurent Barisy, một trong những cai đội của ta, chỉ huy, mà ta đã gửi đến những hải cảng khác nhau ở Ấn Độ để mua khí giới và quân nhu cho ta. Người thuyền trưởng này, tưởng y là kẻ mạnh nhất, có thể coi thường tất cả, đã hạ cờ của ta xuống và treo cờ Anh lên hay thế; y đã, không biên bản, không có phán định của toà án hải quân, đem bán chiếc tầu này, cùng với hoàng hoá chuyên chở, và lấy sạch số tiền thu được. Y đã, bất chấp công pháp, bất chấp luật của các quốc gia, khinh thường luật xã hội, chận thư có quốc ấn niêm phong mà ta gửi cho tướng Anker, trấn thủ Tranguebar và cho ông Couperus, trước đây là trấn thủ Hoà Lan ở Malacca. Lối hành xử bất chấp này không hề bị trừng phạt: những lời khiếu nại nhiều lần của thuyền trưởng Barisy lên tướng chỉ huy và lên hội đồng hoàng gia Anh ở Bengale đều vô hiệu. Ta không cần nói, các hạ cũng biết rằng, ta không ngờ một cách ứng xử như thế. Cho tới bây giờ, ta chưa bao giờ có chuyện hiềm khích với một quốc gia Tây phương nào. Nếu ta có giao thiệp với một vài hạm đội đến đây, cũng là để tạo cơ hội thuận tiện cho họ, khi hoàn cảnh cho phép. Ta viết thư này cho các hạ để hỏi vì lý do gì mà các hạ cho phép thuyền trưởng Thomas hành xử kiểu hải tặc như y vừa làm. Ta yêu cầu các hạ bồi thường cho hải hạm của ta theo luật pháp Anh đòi hỏi trong hoàn cảnh tương tự. Ta yêu cầu phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của ta để trên tầu Armide. Thêm nữa, ta đòi hỏi, phải bồi thường giá chiếc tầu này và hàng hoá chuyên chở, cả vốn lẫn lời, theo đúng giá cả mà luật pháp quy định. Vệ uý Olivier và cai đội Barisy được ta trao thẩm quyền để theo dõi việc này cho tới khi hoàn toàn thoả đáng. Ta mong các hạ, tin rằng, sở dĩ ta viết thư cho các hạ về việc này là chỉ vì lòng lính trọng sâu sắc của ta đối với hoàng đế Anh quốc.Các hạ phải thấy rằng nếu ta muốn bồi thường bằng luật bù trừ, ta chẳng thiếu gì phương tiện.

Cảnh hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/11/1798)

Ánh khôn ngoan quá, thư gửi cho cấp dưới thì thái độ cương quyết, gửi cho vua thì mềm mỏng, nhã nhặn, nên may cho Ánh là viên toàn quyền Anh này xem thư xong nổi giận, ra lệnh cho tập trung chiến hạm đến Nam Hà : “ dạy cho tên tiểu vương 1 bài học” thì có lệnh của vua Anh yêu cầu trả tàu cho Ánh, giải quyết êm mọi việc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 3 năm 1798.

Ánh sai 2 sỹ quan Tây đi Singapore tìm mua đồ binh khí để tu sửa và trang bị lại thành Mỹ Tho, giao Phạm Văn Nhân trông coi.

Lại sai các đội mộc đĩnh (xuồng gỗ) ở Chính dinh (Sài Gòn) đi Quang Hoá (thuộc Tây Ninh, cách Sài Gòn 29 dặm về phiá Tây Bắc) tìm chở ván gỗ để đóng chiến thuyền lớn và thuyền kiểu Tây. Như vậy, năm 1798, Nguyễn Ánh đã đóng được các tầu chiến

Tháng 5 năm 1798.

Ánh sai Lễ bộ Ngô Tòng Châu cùng nguyên Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên phụ đạo Cảnh. Cảnh rất kính trọng Ngô Tòng Châu, nguyện sẽ theo Nho Giáo và bỏ hết lối học Tây Phương.


Tháng 7 đến tháng 8 năm 1798.

Nguyễn Ánh cải tổ lại quân đội, đặc biệt mở rộng quân Thần Sách (Công binh và Pháo binh), bởi việc chế tạo đạn, đúc súng đại bác và xây đắp thành lũy, trở thành quan trọng hàng đầu. Điểm mạnh của quân Nguyễn là thuỷ binh, sau nhiều lần đụng độ với Tây Sơn, Nguyễn Ánh rút kinh nghiệm: Tây Sơn rất mạnh về bộ binh, nhất là binh đội xây dựng cầu cống và thành luỹ: Trần Quang Diệu có thể cho đắp một loạt thành đất (bảo), rất kiên cố trong thời gian kỷ lục.

Ánh đặt 5 đồn quân Thần Sách: Trung đồn, Tiền đồn, Tả đồn, Hữu đồn và Hậu đồn (mỗi đồn 4 vệ, mỗi vệ khoảng 600 quân) có Chánh thống và Phó thống cai quản.

Phạm Văn Triệu và Tôn Thất Chương làm Chánh, Phó thống Tiền đồn. Lê Văn Duyệt và Hoàng Viết Toản, làm Chánh, Phó thống Tả đồn. Trần Văn Tín và Phan Văn Kỳ, làm Chánh Phó thống Hữu đồn. Mai Đức Nghị và Nguyễn Đức Thiện, làm Chánh, Phó thống Hậu đồn.

Nguyễn Đức Xuyên và Nguyễn Đình Đắc, làm Chánh, Phó thống Trung đồn.

Lại lấy Chưởng cơ Tống Viết Phước, Tiền quân Thần Sách, làm Phó tướng Tả quân.

Lấy Phó tướng Tả quân Phạm Văn Nhân làm Chưởng cơ Giám quân quân Thần sách, thống suất năm đồn quân Thần Sách.

Trong một lực lượng Thần Sách hùng hậu như vậy, Olivier de Puymanel, ở thời kỳ này, được giữ chức Vệ uý (cai quản một vệ, khoảng 600 quân, gần tương đương Tiểu đoàn trưởng).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1798 .

Ngô Tòng Châu, thày dạy mới của Cảnh dâng sớ nêu những cái hại của "Phật, Lão, Dương Mặc (Gia-Tô).Ánh đem cho Lộc xem, Lộc đọc xong rất chán nản. Có lẽ ta thấy rõ sự vô ơn của cha con Cảnh và Ánh, bởi vì, Lộc trong 1 lá thư cũng biết đây là ý của Cảnh, còn Ánh đem sớ đến cho Lộc là để dằn mặt Lộc. Lúc này, Ánh biết ở Pháp đang khủng bố mạnh các tu sĩ, Hội Thừa Sai Paris còn phải dời trụ sở sang Anh. Lộc không thể về quê.

Tháng 11 năm 1798.

Ánh triệu Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường ở Diên Khánh về; sai Đông Cung Cảnh đã 18 tuổi thống lĩnh tướng sĩ dinh Tả quân và vệ tiền quân Thần Sách, đến giữ Diên Khánh, lần thứ nhì. Có Bá Đa Lộc, và các tướng Tống Viết Phước và Nguyễn Công Thái, hậu thuẫn.Phong Đặng Đức Siêu làm tham mưu Trung dinh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1798.

Nguyễn Bảo (con Nguyễn Nhạc), lúc này bị Cảnh Thịnh chỉ còn cho ăn lộc có huyện Phù Ly, tước Hiếu Công, bị mẹ già nói khích, Bảo ấm ức chờ cơ hội. Lúc đánh ra Quảng Nam, Nguyễn Ánh đã sai người dụ Bảo tập kích Lê Trung,đánh úp Quy Nhơn. Sau đó, Ánh hứa sẽ phong chức to hơn, tha hết tội lỗi.

Bảo nghe tin triều Cảnh Thịnh rối loạn ở Phú Xuân. Trần Quang Diệu vừa bị tước hết quyền bính, Bảo tin rằng tiến quân ra sẽ phối hợp được với quân Lê Trung, người từng chiến đấu bên cạnh Diệu, rồi Lê Chất, 1 tướng tài nữa, cũng theo Bảo hưởng ứng việc về với Nguyễn Ánh.

Bảo tung quân đánh úp Quy Nhơn, tướng Tây Sơn giữ thành Lê Văn Thanh phải bỏ cả quân lính, cạo trọc đầu, ăn mặc rách rưới, trốn chạy lên rừng.

Nguyễn Văn Hưng đem quân đến cũng bị oánh thua chạy. Bảo sai đô đốc Đoàn Văn Cát và đô đốc Nguyễn Văn Thiệu giữ chợ Hội An (Phú Yên), rồi sai người dâng biểu xin hàng. Nguyễn Ánh rất mừng, vội sai Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường đem quân đóng ở sông Đà Diễn, thuộc Phú Yên, rồi sai Nguyễn Văn Thành đến tiếp ứng Nguyễn Bảo.

Nhận được tin gian tế cấp báo, Cảnh Thịnh vội gọi Trần Quang Diệu đến để hội ý, Diệu biết Lê Trung là tướng rất giỏi, nên vội viết thư cho Lê Trung, trung nhận thư thấy Diệu nói lòng trung thành, nên không điều quan giúp Bảo. Lê Chất bảo Trung là Diệu có thể tin, chứ Cảnh Thịnh là kẻ độc ác, hay nghi ngờ, ham giết người. Trung vẫn không nghe.

Cảnh Thịnh vội vã đem 10.000 quân vào vây thành Quy Nhơn, quân Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường chưa kịp đến, Thịnh cho quân trà trộn vào đám quân của Bảo, vì đều là quân Tây Sơn nên trong lúc nhộm nhoạn, Bảo không biết, đêm đến, bọn lính này lẻn ra chỉ cho Thịnh chỗ phòng thủ sơ hở.

Sáng sớm, Thịnh cho quân oánh thành, quân của Bảo bắn xuống dữ dội vì biết Cảnh Thịnh là kẻ tàn ác và nổi tiếng lật lọng, hắn không bao giờ tha cho ai. Quân Thịnh chết 4000, trong thành quân Bảo cũng chết gần 2000. Đến chiều, Thịnh lại cho quân xông lên oánh, độ 2 tiếng thì quân Bảo chết gần hết, Thịnh chiếm được thành Quy Nhơn, còn lại 800 lính bị bắt và bị thương, Thịnh cho đồ sát hết. Số lính Tây Sơn của Bảo may mắn chạy thoát, được quân Nguyễn văn Thành cứu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Bảo bị thương, bị bắt tại trận, quân giải Bảo đến trước mặt Thịnh, Thịnh tất nhiên khép Bảo tội chết, Thịnh định dìm chết Bảo, nhưng Bảo đã giằng được một thanh kiếm của 1 lính và đâm cổ tự sát.

Tướng Lê Trung, lúc này vẫn ở ngoài Quy Nhơn, Trung tin tưởng ở Diệu, bất ngờ, Trần văn Kỷ và Lê Văn Ứng (Thái phủ Màn) dèm pha với Thịnh là Lê Trung vốn là thân cận của Đắc Tuyên, mà Tuyên lại có họ với Diệu, Diệu thân với Trung, Thịnh đồng ý giết ngay.

Thịnh sai Diệu bảo Trung về tạm coi Quy Nhơn, Trung tin lời dẫn quân về thành rồi ra ngoài yết kiến Thịnh, bất ngờ, Thịnh trở mặt gọi tướng Lê VĂn Thanh, đã bị Bảo đánh thua chạy,đoạt lấy quân của Lê Trung rồi giữ luôn Quy Nhơn, Thịnh cho võ sĩ bắt Lê Trung, Lê Trung hỏi thần tội gì, Thịnh nói tội đồng lõa với Bảo, sai Thanh đem chém, Thanh từ chối. Lê Văn Ứng cầm kiếm giết Lê Trung trước mặt Thịnh đầu tiên là chém vào đầu, sau đó chặt chân tay, rồi đem đốt thành tro trải khắp nơi.

Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn phản đối cách giết tàn bạo Lê Trung, ông nói Trung không có giúp Bảo, hơn nữa lúc này làm vậy càng làm lòng quân ly tán và oán trách, Kỷ và Ứng lại xúi Thịnh là Huấn đánh nhau với Nguyễn Ánh, có lúc giáp mặt lại khen Ánh bền chí, Thịnh thét võ sĩ đem chém Huấn ngay.

Các tướng Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Thanh, Lê Chất..thấy tướng tài Lê Trung bị Thịnh giết thảm, lại do Lê Văn Ứng xúi bẩy nên căm ghét Cảnh Thịnh và Ứng đến xương tủy.

Binh lính, các tướng khá của Tây Sơn như đại đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí còn gọi Cảnh Thịnh là " thằng hôn quân ngu dốt" và họ tuyên bố từ bỏ Tây Sơn sang hàng ngũ Nguyễn Ánh.

Như vậy, việc giết hại Lê Trung, Nguyễn Bảo của Cảnh Thịnh đã đưa đến những hậu quả cực kỳ tai hại, nó dẫn đến việc chia rẽ sâu hơn giữa Tây Sơn Quy NHơn và Tây Sơn Phú Xuân. Đặc biệt, các tướng tài đã không còn lòng tin vào Cảnh Thịnh.
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Bảo hàng Nguyễn Ánh bị giết là đúng, nhưng giết tướng tài trung thành Lê Trung thì Cảnh Thịnh quá ngu.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Tư liệu của cụ Doc có 1 số nội dung mâu thuẫn với nhiều tư liệu khác như " Thái Bảo Nguyễn Văn Huấn và Lê Trung đã bị Cảnh Thịnh (vì nghi ngờ cấu kết với Nguyễn Bảo làm phản) triệu về kinh giết chết năm Ất Mão (1795) thì còn sống đâu mà chiến đấu với quân của Nguyễn Ánh đến mãi 1798 như tư liệu của cụ Đốc !? Nguyễn Bảo vì căm hận việc gia đình bị xỉ nhục, cha mình (Nguyễn Nhạc) phải uất ức mà chết nên âm thầm tập hợp lực lượng để "báo thù", 1 số tư liệu cho rằng ông qui hàng Nguyễn Ánh (!?) thì cần phải xác minh thêm vì bản thân sử Nguyễn cũng không đề cập chuyện này. Nguyễn Bảo bị Cảnh Thịnh bắt sống, nhốt vào cũi rồi dem dìm xuống sông (năm 1798). Tình tiết ông rút gươm tự tử của cụ Đốc thì em cũng chỉ mới biết ! Người thật sự hàng phục Nguyễn Ánh chính là Lê Chất (con trai của Lê Trung) vì oán hận Cảnh Thịnh giết chết cha mình nên ông đã đầu quân cho Nguyễn Ánh.

P/s : Tư liệu của cụ Đốc có nhiều tình tiết khá hay như "...oánh nhau cực kỳ dữ dội, Ánh định bỏ chạy, bất ngờ Hàn bị bắn chết, quân Tây Sơn rối loạn, Ánh cho quân ào lên. Tây Sơn đại bại, chết gần hết 2000 quân cứu viện..."
Mô tả đến tính cách, suy nghĩ của nhân vật như thế này thì giống tiểu thuyết hơn là một tư liệu sử :))
 
Chỉnh sửa cuối:

kinhquanhi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-18744
Ngày cấp bằng
18/7/08
Số km
343
Động cơ
507,520 Mã lực
Ới cụ Đốc ở đâu, gần 1 tuần rồi ạ!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1798.

Trong quân Nguyễn, có một mất mát lớn, Chưởng Tiền quân Bình tây đại tướng quân Tôn Thất Hội bị bệnh mất ở Sài Gòn, nơi ông đang trấn thủ, ở tuổi 42. Tôn Thất Hội, hơn Nguyễn Ánh khoảng 5 tuổi, là một trong những tướng cột trụ của Nguyễn Ánh từ đầu, ông là người học rộng, là nhà kiến trúc, phụ trách đôn đốc xây thành Gia Định và Diên Khánh dưới sự hướng dẫn của người Tây; sau khi chết, ông được phong làm Nguyên Phụ công thần đặc tiến Thượng trụ quốc Chưởng dinh.

Nguyễn Văn Thành lên thay thế làm Chưởng dinh Tiền quân.

Tháng 1 năm 1799.

Nguyễn Ánh sai Vương Vệ uý Olivier de Puymanel đi thuyền hiệu Thanh Tước đến Hạ Châu (Singapore) tìm mua binh khí. Mua xong, trên đường về Puymanel ghé vào Malacca, tính chuyện mua thêm vũ khí.

Ngày 23 tháng 3 năm 1799.

Tàu của Puymanel gặp phải 2 tàu của Anh, quân Anh vốn không ưa Nguyễn Ánh qua những lời lẽ trong thư gửi cho toàn quyền Ấn Độ, bèn khai hỏa tấn công, tàu của Puymanel chở nặng, lại không phải tàu chiến, dễ dàng bị tàu Anh bắn cho tơi bời, Puymanel chết tại trận ở tuổi 31, tại vùng biển Malacca.

Tháng 2 năm1799.

Ánh sai Phó thống Hậu đồn quân Thần sách là Nguyễn Đức Xuyên quản vệ Hùng võ và kiêm luôn 5 cơ tượng (voi).

Trong thời gian từ tháng 11-12/1798 đến tháng 5/1799,không có chiến tranh, Đông cung Cảnh vẫn trấn thủ Diên Khánh, cùng phó tướng Tống Viết Phước, phó tướng Nguyễn Công Thái và Bá Đa Lộc.

Tống Viết Phước tình nóng, lại cùng Cảnh lúc này càng không ưa Bá Đa Lộc, CẢnh và Phước bày mưu hèn kế bẩn, bèn xui 1 tên tỳ tướng hát bài Tả Đạo, Lộc thấy bị xúc phạm, cố nhịn, Cảnh vờ lại lôi tên này ra oánh roi, nhưng ngầm dặn người oánh cho thật đau, lại bảo dám xúc phạm Đức Cha là chết, tên này uất giận, xỉ nhục Bá Đa Lộc,tin đến tai Nguyễn Ánh, Phước bị gọi về Gia Định, Ánh trách mắng qua loa cho xong chuyện.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 3 năm 1799.

Để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Quy Nhơn sắp tới, Nguyễn Ánh lại cầu viện ngoại bang, sai Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường sang Xiêm nhờ vua Xiêm vận động quân Chân Lạp sang giúp và quân Vạn Tượng theo đường núi đánh xuống Nghệ An. Vua Xiêm ưng thuận.

Nguyễn Ánh chuẩn bị rất quy mô cho chiến dịch này, Kho tạm ở Cầu Hin chứa 169.000 vuông gạo từ Gia Định tới hợp với 22.100 vuông gạo, 53.500 vuông lúa, 3.000 cân thuốc súng đến năm ngoái ở Diên Khánh dành phát cho chiến dịch. Nguyễn Văn Thành đem 10.000 bộ binh đóng ở Diên Khánh trước.. Hoàng tử Cảnh được lệnh bảo Nguyễn Long giữ chặt Tam Lãnh không để lộ tin tức ra ngoài. 15.000 thuỷ binh thì theo Nguyễn Văn Trương.

Trước khi xuất quân, Ánh ban 32 điều quân luật để răn quân sĩ. Sai hoàng tử thứ nhì ( không rõ có phải Đảm ??) trấn thủ Gia Định, cùng với Chưởng cơ Nguyễn Văn Nhân, Hình bộ Nguyễn Tử Châu và đốc học Nguyễn Thái Nguyên. Sai công bộ Trần Văn Thái đốc thúc đóng thuyền chiến để sẵn.

Về phía Cảnh Thịnh, lúc này cũng biết quân Nguyễn chuẩn bị oánh Quy Nhơn, Thịnh đã tổ chức cả phủ Quy Nhơn thành một đồn binh rộng lớn: dân biến thành lính, mỗi ấp chia thành đội ngũ, ai nấy đều được miễn thuế thân để nức lòng đánh giặc. Thịnh cho người động viên tinh thần dân quân Quy Nhơn, vì dù sao đây cũng là nơi phát lên cuộc nổi dậy chống chúa Nguyễn.

Tháng 4 năm 1799 (tháng 3 ÂL.).

Nguyễn Anh cử đại quân 40.000 quân thủy bộ đi đánh Quy Nhơn. Sai Nguyễn Văn Thành điều 10.000 bộ binh, sau Ánh tăng thêm 5000 nữa là 15.000 đi trước ra Diên Khánh. Ánh đích thân đốc binh thuyền qua cửa Cần Giờ, Nguyễn Văn Trương tiên phong, Nguyễn Văn Thịnh và Trịnh Hoài Đức vận lương.

Quân Nguyễn tiến quân rầm rộ như vậy, nhưng Cảnh Thịnh vẫn u mê chả biết làm gì, Thịnh nghe tin báo quân Nguyễn xuất chinh thì đổ tội do bọn giáo dân “làm loạn cuộc cai trị”, bèn ra thêm sắc dụ giết Đạo, tàn sát Đạo mạnh thêm.

Nội bộ Tây Sơn thêm lục đục hơn, nhất là Trần Quang Diệu vẫn rất giận Cảnh Thịnh và Lê Văn Ứng về chuyện Ứng xui Thịnh giết tướng tài Lê Trung, Diệu nhân cơ hội này sẽ trẢ thù. Diệu bàn với tướng Vũ Văn Dũng việc trước mắt không tập trung oánh Nguyễn Ánh mà tập trung trả thù cho Lê Trung, sau đó sẽ hỏi tội Cảnh Thịnh, bắt Thịnh phải ra chiếu minh oan cho Lê Trung. Dũng đồng ý.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top