[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 6 năm 1801.

Hay tin quân Nguyễn đánh Phú Xuân, Quang Thùy vội vã điều 64 tàu chiến từ BẮc HÀ vào cứu nguy cho CẢnh Thịnh, dưới quyền một viên Tư mã mà Barizy gọi là “Noe”. Hai mươi bảy thuyền có trang bị đại bác của Tây Sơn có mang cờ lụa đỏ tiến đến ngăn chặn đội thuyền Phấn Dực của quân Nguyễn.

Cảnh Thịnh nghe tin có tiếp viện, cũng tự mình mang đại quân ra cửa Thuận An chống với quân Nguyễn Văn Trương và Phạm Văn Nhân, nhưng chưa giao chiến, thấy khí thế quân Nguyễn mạnh quá, Thịnh bỏ hết cả mũ áo, gươm lệnh mà chạy.

SÁng sớm hôm đó, Nguyễn Ánh ra lệnh thừa thắng tấn công các chiến thuyền Tây Sơn mà Quang Thùy vừa gửi vào tiếp viện, các sĩ quan Tây tham chiến mô tả:

" Suốt ngày, quân sĩ sửa soạn đánh các đồn lũy khác. Nhưng trong dòng sông, địch có 9 chiếc tàu thuộc hải-quân gồm 65 tàu đã từ Đàng Ngoài vào và thả neo trong bến từ đêm hôm 10; các tàu khác ở cách xa quân đội chúng tôi hai dặm nhưng nhờ tốc-độ cao nên đã chạy thoát. Ngoài số 1o tàu, địch còn có 14 chiến thuyền với nhiều pháo-hạm đặt dưới quyền chỉ-huy của Tư-mã Nội và đầy nhóc quân. Chúng tôi đứng trong đài ngắm sẵn ống viễn kính và thấy rõ mặt của những tuớng sĩ chủ-động. Vào khoảng 10 giờ sáng thì hàng tiên-phong của chúng tôi gồm các pháo-hạm do Đại tá liên đội Phấn-đức chỉ-huy tiến tới tầm súng của pháo-binh địch; hải-quân địch thả neo đậu theo hình lưỡi liềm dưới sự bảo vệ của các pháo-đội bắn giao xạ (chéo nhau);những chiến-thuyền của chúng tôi từ từ tiến và mò đường vì không thông tỏ lòng sông bấy giờ cạn nước lại trùng lúc triều xuống. Chúng tôi thấy các pháo-hạm địch chuyển động và đếm được 27 chiếc, họ tiến về phía chiến-thuyền của chúng tôi. Tướng địch mà người ta nhận ta được nhờ pháo-hạm và hạm kỳ bằng lụa đỏ treo trên ngọn cột buồm dựng ở phía trước. Ngọn cờ ấy cứ phấp phới bay như muốn thóc giục quân sĩ.
Nguyễn- Vương chưa kịp tỏ nỗi kinh-hoàng. Đại tá chỉ huy liên-đội Phấn-đức không bắn qua một phát súng vào, xông vào áp mạn các pháo-hạm. Bấy giờ chúng tôi chứng kiến-một trận kịch-chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu; các đồn địch nổ súng bừa bãi, chẳng phân biệt nỗi tàu nhà vói tàu thù. Nhưng chỉ trong vòng năm phút, chúng tôi đã thấy cờ vàng ( cờ quân Nguyễn) thay thế ngọn cờ đỏ ( cờ Tây Sơn) trên cột buồm.
Trong khoảng thời gian ấy, các chiến-thuyền và đoàn pháo-hạm của chúng tôi tiến tới; chúng tôi thấy tất cả đều xông vào áp mạn các thuyền và tàu địch; rồi họ đổ bộ ở chân đồn xông lên công phá. Đến trưa, khắp nơi đều im lặng. Lửa cháy trên nhiều tàu bày ra một quang-cảnh duyệt- mục; bãi cát đối diện với nơi hải-quân chúng tôi thả neo đông nghẹt người đào tẩu vừa tầm mắt thấy rõ.
Nguyễn-Vương đã ngược dòng sông cùng với toàn thể quân-đội và hồi 3 giờ chiều thì tới bến tiếp-giáp với hoàng-cung của tiên-tổ. Dân cư phủ-phục ở bờ sông như chờ- nghe phán-quyết do Thắng-Vương sắp tuyên-đọc. Trong cảnh im lặng như tờ, họ hồi-tưởng những vụ đã làm mích lòng chúa Nguyễn mà kinh sợ và khó bề yên tâm."



 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
nếu muốn phán xét 1 nhân vật, thì hãy đặt vào bối cảnh lịch sử lúc đó và hãy xem những người thời đó nhận xét về nhân vật đó ra sao.
Bảo rằng Ánh hèn nhát, chỉ biết chạy trốn cõng rắn cắn gà nhà... nhưng khi Ánh quay về Nam hà trú ở đảo Thổ Chu chỉ có vài trăm binh lính và tướng sĩ nhưng 1 tướng giỏi nhất của Huệ là Nguyễn văn Trương và con nuôi của Huệ là NGuyễn Đăng Vân vẫn bỏ Huệ mà theo với Ánh. Lúc đó Ánh thân cô thế cô chỉ có vài trăm quân hy vọng phục hồi cơ nghiệp nhỏ như hạt cát mà Nguyễn văn Trương vẫn theo về. năm đó Trương đã 45 tuổi Một cái tuổi đủ chín chắn và thông minh để nhận ra giữa Huệ và Ánh ai mới là minh chủ thực sự
Ánh nhờ có Trương chỉ huy đạo thuỷ binh nổi tiếng là vô địch. Trương tham gia tất cả những trận chiến lớn nhỏ của Ánh lập rất nhiều chiến công Oanh Liệt, đi đến đâu quân Tây sơn bỏ chạy đến đấy, Trương được mệnh danh là phúc tướng không cần đánh địch tự tan. Trận Thị nại Trương cũng lập công, trận Phú Xuân Trương cũng lập công, và trận Nhật Lệ Trương cũng đánh bại đạo thuỷ quân của Tây Sơn bao vây Quang Toản Quang Thuỳ và Bùi thị Xuân đang tử chiến vây Ánh ở Trấn Ninh, sau này Trương cũng chỉ huy đạo thuỷ quân của Ánh tiến ra bắc đập tan hoàn toàn quân Tây Sơn. Trương cũng là tướng chưởng Quản Trung quân của Ánh và là người mà Ánh tự hào nhất
tại sao Trương lại bỏ Tây Sơn về với Ánh khi mà Ánh không có chút gì trong tay? Vì Trương là người lương thiện không hiếu sát. Khi còn chỉ huy quân tây Sơn truy đuổi quân Ánh thì Trương cũng không giết hàng binh và không truy đuổi đến cùng. Trương cho rằng làm vậy không đáng mặt anh hùng. Người như Trương không thể sống được ở Tây Sơn, chỉ có khi về với Ánh thì Trương mới tìm thấy minh chủ phù hợp.
Trong suốt cuộc chiến khi Ánh điêu đứng thất bại thê thãm nhất các tướng của Ánh cũng không bỏ Ánh mà đi, chỉ có 1 tướng là bỏ Ánh theo phe Huệ chỉ cho Huệ cách bố trí thuỷ quân Xiêm trong trận Rạch Gầm là Lê Xuân Giác. các tướng còn lại đều quyết trung thành với Ánh. Nguyễn Huỳnh Đức được đích thân Huệ chiêu dụ mà cũng bỏ về tìm Ánh. Bởi vì Ánh có nhân có nghĩa hơn Tấy Sơn
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
- Như trên cũng đã nói việc Tây Sơn đào mộ nhà Nguyễn chỉ ghi trong sử Nguyễn, không có bên thứ 3 như sử Tàu hay Tây ghi chép , không có chứng cứ xác đáng !



- Trong thời gian 11 năm quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân mà không có chủ tướng và cũng chẳng biết làm gì (sử cũng chẳng ghi chép gì về quân Nguyễn ở Phú Xuân trong 11 năm đó) Không lẽ từng đấy quân sỹ cứ ngày ngày thao luyện trong doanh trại xuốt 11 năm ?
Vậy cũng có thể đã xảy ra cảnh đào phá lăng mộ cướp lấy của cải, (Quân Trịnh khi đó đang là kẻ thù truyền kiếp của quân Nguyễn nên cũng khó mà kiêng nể) ;))
Trịnh Nguyễn tuy giết nhau là kẻ tử thù nhưng cũng đều lấy lễ nghĩa mà đối với nhau. Khi Nguyễn Phúc Tần đem quân đánh ra Nghệ An nghe tin Trịnh Tráng mất cũng cho bắn 3 phát báo báo tang rồi rút quân về không đánh kẻ có tang. Vì Trịnh và NGuyễn đều có liên hệ họ hàng với nhau: ông Ngoại chuá Trịnh Tùng là NGuyễn Kim cha của Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hoàng cũng là cậu ruột Trịnh Tùng. Mẹ Trịnh Tùng là quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo. một nửa dòng máu chảy trong người Chúa Trịnh là của họ Nguyễn
Hoàng Ngũ Phúc không thể là người cho lính phá lăng mộ các chuá NGuyễn và cha NGuyễn Ánh đổ sông vì sau này khi thống nhất giang sơn ra bắc Gia Long không tìm đào mộ Hoàng Ngũ Phúc cũng như không làm gì mộ các chúa Trịnh để báo thù, ông còn cấp ruộng cấp tiền để lo thờ tự Chúa Trịnh. nếu Hoàng Ngũ Phúc hay lính chuá Trịnh mà đào mộ chuá NGuyễn lên thì Gia Long không thể đối xử nhân từ với mộ các chúa Trịnh như thế
Việc Huệ cho đào các lăng mộ của các Chúa Nguyễn và cha của Nguyễn Ánh ném xuống sông có 1 người thân tộc của Nguyễn Ánh là hoàng cô Nguyễn Phúc Ngọc Tuyên đi tu còn gọi là Vân Dương Ni Cô chứng kiến. bà này huy động dân chúng cố tùy nghi bảo vệ lăng tẩm và ông chài tên Huyên lặn tìm sọ của Nguyễn Phúc Luân lên, nhờ vậy mà sau này Ánh có thưởng tiền và cho lập miếu ông chài tên Huyên ở sông Hương. Các mộ chúa NGuyễn khác đều bị đập phá và đào lên vứt hài cốt hết. Chỉ có duy nhất lăng bà chiêu Nghi Trần Thị Xạ vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát là không bị đào lên và còn nguyên vẹn. Sau này Gia Long xây lại các lăng chúa Nguyễn đều lấy lăng này làm mẫu, vì vậy lăng các chúa Nguyễn đều giống nhau.
Việc Huệ cho đào mộ các Chúa Nguyễn, người có công khẩn hoang miền nam đem lại một nửa nước Việt Nam như ngày nay là việc táng tận lương tâm không thể tha thứ. Vì vậy khi đào mộ Huệ lên Ánh có nói: "Trẫm vì chín đời mà trả thù" chín đời ở đây là 8 chúa NGuyễn và cha Ánh là Nguyễn Phúc Luân
 
Chỉnh sửa cuối:

vutranhung

Xe tăng
Biển số
OF-31669
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,410
Động cơ
489,977 Mã lực
Nơi ở
Xứ thiên đường
Cụ đốc ơi, cụ dạo này bận hay sao ý? ko biết cụ rảnh chưa, bọn em vẫn đang chờ bản dịch tiếp theo của cụ, xem Tây Sơn thất bại ra sao trước Nguyễn Ánh
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ đốc ơi, cụ dạo này bận hay sao ý? ko biết cụ rảnh chưa, bọn em vẫn đang chờ bản dịch tiếp theo của cụ, xem Tây Sơn thất bại ra sao trước Nguyễn Ánh
Vâng cụ ạ, em bận điều hành sản xuất quá cụ, tối nay lại hầu các cụ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
3 giờ chiều, ngày 13 tháng 6 năm 1801, (ngày Mậu Dần, ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu)
Nguyễn Ánh và đại quân Nguyễn theo sông Hương tiến vào Phú Xuân.

Ánh không lên bờ ngay, mà ở dưới thuyền ngự đến 8 giờ sáng 15 tháng 6 mới vào Kinh thành có lẽ vì muốn chờ tết Đoan Ngọ (tốt ngày? long trọng?). Vì lẽ đó nên giáo sĩ Girard mới nói đến chuyện giải phóng Huế ngày 15 tháng 6 trong 1 lá thư.

Vua Cảnh Thịnh nghe tin hồn vía lên mây, triều đình Tây Sơn nhốn nháo, Thịnh một mặt ra lệnh dẹp yên lòng quần thần và hoàng tộc là mình sẽ tử thủ đến cùng, mục đích là để cho mọi người vẫn tin là Cảnh Thịnh sẽ chiến đấu, nhưng Thịnh đã bí mật cùng 2 người em là Thái tể Quang Thiệu, Thái sư Quang Khánh cùng Đại tư mã Tứ, Đô đốc Trù vội vã mang vàng bạc, bỏ cả sắc ấn nhà Thanh lại để chạy cốt thoát lấy thân.

Ở lại hàng có Nội hầu Lê Văn Lợi, Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ cùng các Phụng nghi, Thị lang bên văn, Đô đốc, Đô tư bên võ.

Sĩ quan Anh Barizy đi thăm người bị bắt thấy có mặt mẹ Trần Quang Diệu, em vợ ông, vợ Vũ Văn Dũng với các con Ngọc Hân mà ông không tiếc lời khen ngợi vẻ mặt ưa nhìn cùng thái độ cứng cỏi của họ.

Nhà Tây Sơn của Cảnh Thịnh đã không còn được lòng dân chúng, các giáo sĩ đã mô tả thái độ của người dân với triều đình này:

" Chẳng có nơi nào mà dân không nổi loạn hoặc sẵn sàng nổi dậy. Người xiêm, người Mên, xứ Đồng-nai (Gia-định), toàn thể Đàng Trong, tất cả dân sơn-cước, các bộ-lạc gồm rất nhiều sắc-tộc ở rải-rác khắp vùng đất rộng và dài thuộc dải Trường-sơn, tất cả các quốc vương xứ Ai-Lao, miền ranh- giới Trung-quốc và các tỉnh Đàng Ngoài, tóm lại là khắp nơi, mọi người công-nhiên chống lại dòng Tây-sơn bị coi là ngụy triều; nhưng mặc dầu họ chỉ còn là thiều số và ngày càng giảm-sút, lại không cứu-vãn được nỗi thất-bại trong khi chúa Nguyễn đã nắm được nơi phát-tích của họ mà người ta vẫn chưa tiêu diệt nổi họ."

Các tài liệu mô tả rõ hơn việc chạy trốn của Cảnh Thịnh:

" Tiếm-Vương cùng các triều-thần và quân lính đã bỏ tất cả lại để chạy thoát thân. Địch quân nào muốn sang hàng ngũ của chúa ( Nguyễn Ánh) cho được an-toàn đều chẳng gặp khó khăn và được chúa khoan hồng dung-thứ, và thế cho nên chỉ có Tiếm-Vương cùng hai em và một vị đại thần chạy trốn ra phía Đàng Ngoài mà lại chẳng được đồng hành. Mạnh ai nấy chạy chonhanh để thoát chết, nếu chân chậm thi sẽ bị bắt hoặc cầm tù.
Biến-cố ấy đẫ xảy ra ngày 13 tháng 6. Bốn người đào-tẩu đáng thương ấy đã chạy suốt ngày đêm trong mười hai ngày đường mà không bị ai nhận điện vì họ đã bị tước đoạt hết mọi thứ….

( lược bớt một đoạn miêu tả cảnh người dân không biết mặt Cảnh Thịnh, nhưng thấy có tiền bèn trấn lột hết mọi thứ, kể cả quần áo, Cảnh Thịnh và 2 em cùng vị quan còn mỗi cái khố trên người chạy ra đến Nghệ An)

Khi tới địa-hạt xứ Nghệ, Tiếm-Vương cố báo trước cho vị Trấn-thủ và mấy quan-chức lớn nhưng vẫn nơm nớp đến nỗi không dám hiển-xuất và cũng chẳng dám mặc gì có thể cho thấy khác người thường vì e sợ bị giết ở dọc đường; Tiếm-Vương cứ vi-hành kín đáo như vậy cho tới khi vào địa-phận xứ Thanh. Tại đây, Tiếm-Vương đã được tĩnh trí đôi chút và nghỉ lại mấy ngày,chờ anh ở Kẻ Chợ ( Thăng Long, ở đây là Nguyễn Quang Thùy) Kinh-thành xứ Bắc đem quân vào đón và rước về theo nghi-lễ cho tới Kinh-thành này..."
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thực ra, Nguyễn Ánh không phải không biết Thịnh chạy đi đâu, nhưng Nguyễn Ánh rất là khôn khéo, sai Lê Chất đem bộ binh đuổi theo, Lê Chất (nguyên hàng tướng Tây Sơn) khua trống đi thong thả, có lẽ Chất cũng còn chút lưu tình với nhà Tây Sơn chăng??? Chất cố tình để Cảnh Thịnh chạy thoát.

Chất bị các tướng Nguyễn gọi về. Nhưng Nguyễn Ánh lờ đi, không bắt tội.

Được tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu sai đại đô đốc Trương Phúc Phượng và các tướng đem 5000 quân đi đường núi về cứu Phú Xuân; nhưng bị người Man (người Thượng) đánh lừa, dẫn đi quanh co, lang thang hết lương thực, Trương Phúc Phượng đầu hàng ở Tả Trạch nguyên.

Diệu lại sai Tư khấu Định đem 10.000 quân vòng đường núi về cứu. Quân đi 12 ngày đường bị người Thượng ngăn trở, Định tới thì Phú Xuân đã mất liền đóng quân cách đấy nửa ngày đường, người ngựa mệt nhọc, lại thiếu muối ăn trong 3 ngày, nên cả quân tướng lăn ra ngủ trong đám lau sậy. Lũ chăn trâu về báo, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất đem 10.000 quân bản bộ tiến đánh, quân Tây Sơn tuy mệt mỏi, vẫn vùng dậy chiến đấu ngoan cường, chém chết gần 3000 quân Nguyễn, Chất và Duyệt bỏ chạy, Tây Sơn áp sát, vây quân Nguyễn ở vùng núi gần đó. May sao 4.000 quân hậu tập đến vừa kịp phá tan vòng vây. Quân Nguyễn lại giành chiến thắng, Tư Khấu Định bỏ chạy chết trong rừng ở đất Man.

Ba Đô đốc Tây Sơn bị bắt, trong đó có Đại Đô đốc Lê Văn An mà tuổi trẻ và khí phách hiên ngang khiến Nguyễn Ánh phải mến phục.

Sĩ quan Anh trực tiếp tham chiến kể lại rõ hơn:

“ …ít ngày sau khi Nguyễn-Vương chiếm Kinh-thành, bọn quân đào- tẩu đã đem tin vào cho đạo quân địch ở Qui-nhơn hay. Các đại-tướng bèn họp hội-nghị và quyết-định phải chọn một tướng can-đảm và có kinh-nghiệm để qua phía nước Lào. Tướng ấy sẽ đi lén để qua mắt các tướng của chúa Nguyễn đang giữ vùng ải-đạo, tiến vào Huế mà Nguyễn- Vương không thể ngờ, bắt chụp ngài trong cung-điện, chiếm lấy các chiến-thuyền đậu ở bến, xuôi dòng sông mà không để cho bên ta kip biết và thiêu-hủy hoặc cướp những tàu cùng thuyền đậu tại bến. Nhưng như thế là tính việc mà chẳng hỏi ý-kiến người quan-hệ và thường là sai. Tư-khấu Định, vị chỉ-huy pháo-binh mà, như tôi đã nói trên đây, có vợ bị cầm-tù, trù-định tóm lấy Nguyễn-Vương và chiếm Huế. Tướng ấy điều-khiển một phần đại-quân gồm 10.000 người chọn lọc và đã tiến theo những đường khó đi và không ai biết; cuối cùng, sau 12 ngày lặn lội, tới một nơi chỉ còn cách Huế nửa ngày đường mà không bị ai nghi ngờ. Vì quân lính mệt lử, ông ta phải đề cho họ nghỉ. Suốt ba ngày họ chỉ được ăn cơm nhạt thì tình cờ một bọn mục-đồng chăn trâu trông thấy mấy quân lính nằm ngủ dài trong lau sậy. Với hy-vọng kiếm được gì bắt về đề lĩnh thưởng, họ tiến sâu hơn nữa và thấy chẳng phải thứ mà họ đang tìm; họ bèn nhẹ bước lánh xa và vội vã đi báo rằng có quân lính trốn nấp tại đó.

Gần đấy, chúng tôi có đặt một đồn gồm 100 quân. Bọn này nghe báo,không tìm cách điều-tra cho kỹ, chỉ cử người về trình tâu Nguyễn- Vương, đồng thời dẫn cả bọn mục-đồng nhân chứng. Nguyễn-Vương không thề đoán bọn quân nói trên đã từ đâu đến vì tại Cửa Hàn có tướng Đinh Thông đóng với 7000 người, ở đèo Hải-vân, tướng Đinh Thiện cũng có 7000 quân; còn ông Thông đôn-tả (Lê-văn-Duyệt) thì án ngữ phía Đàng Ngoài; như vậy, cộng các đội vệ-binh Túc-trực, các liên- đội của Noé Thenk (?) và Phấn-đức, sư-đoàn của Ông Đinh-tả, Nguyễn- Vương có tới từ 8 đến 9.000 người đề chống trả với lực-lượng địch mà. ngài không rõ quân-số và có lẽ đã đặt nội-công tại Kinh-thành. Nhưng: Nguyễn-Vương không lúng-túng và chẳng ngỏ một lời nào cùng ai ngoại trừ với Ông Đinh-Tả; ngài huy-động toàn thể số quân hiện hữu thẳng tiến về phía địch, cho dàn chiến-thuyền ra giữa sông; ngài cho quân đội xuống các tàu của chúng tôi với lệnh chú ý canh chừng mà không nói. thêm lời nào nữa.
Sau một cuộc hành-trình 2 giờ, quân ta tới địa điểm đã ghi và chẳng thấy chi cả. Cuối cùng họ tiến thêm một quãng gần tới chân một ngọn đồi có cây nhỏ mọc rất rậm trong đó địch quân ẩn nấp. Quân ta ở vào giữa họ mà chằng ngờ thì bất thần địch từ nơi ẩn náu ùa ra và nhất tề tấn công tứ phía.”


..................




“ Quân ta hơi bối rối vì tưởng địch đông hơn thực số nhưng tướng Đinh-Tả đã dụng tâm cẩn thận đặt một đội trù-bị 4000 người tại hậu-tuyến và do chính ông điều- khiển rất hữu ích. Bên công hùng-dũng thì bên thủ lại can-trường; cuộc đụng độ kéo dài gần ba giờ, rất kịch-liệt. Rốt cuộc, quân ta khiến địch phải lùi; tướng Tư-khấu Định tẩu thoát trên một ngọn đồi; Nguyễn- Vương cho dàn dưới chân đồi ấy một vòng quân khá hùng-hậu. Tướng địch có một số quân nhỏ theo. Chẳng rõ họ sống bằng gì. Nguyễn- Vương cho tôi biết ngài đã ra lệnh đi kiếm chó đề đánh hơi tìm họ.
Ba tướng tham mưu của Tư-Khấu Định đã bị cầm tù. Vị thứ nhất là một tướng nổi danh tên là Đô đốc Canh, trạc độ 30 tuồi, một nhân- vật nghiêm-khắc nhưng cao nhã, có vẽ hùng-dũng; vóc người cao, không gầy, không béo, nước da sạm nắng, râu rậm và đen như lông chim sẻ Tàu. Tướng ấy đeo xiềng xích và bị dẫn tới trình Nguyễn-Vương. Ngài hỏi ông ta về tình-hình đại-quân và những kế-hoạch của các tướng địch. Ông ta trả lời tất cả các câu hỏi một cách lễ phép và khảng-khái. Nguyễn-Vương có nói với ông ta: “Đô-đốc Canh, ông là một người chính-trực và Ta quý-mến ông; nhưng ông là một bề tôi đã phản lại nhà vua, điều đó khiến Ta không thể đối xử với ông theo thị-dục ( cách đối xử kính trọng); nhưng Ta sẵn sàng thừa-nhận lòng dũng-cảm của ông. Vì vậy Ta muốn giảm nhẹ tội ông”

Nguyễn-Vương bèn hạ lệnh tháo xiềng xích và chỉ bắt đeo còng nhẹ. Ngày hôm sau tôi có đến thăm tướng ấy và tôi ước lượng rằng tất cả còng sắt ông ta đeo chỉ nặng độ 4 đến 6 caty ( không rõ nặng bao nhiêu???). Ngụy-tướng bị xích vào một cái cột; trước mặt là anh rể của Thiếu-phó, nguyên-súy quân-lực địch. Trang thanh-niên này độ 24, 25 tuồi. Còn người con trai Thiếu-phó là một thiếu-niên chừng 16, 17 tuồi, có dung mạo dễ thương, chỉ phải đeo gông nhẹ.
Hai viên tổng tham mưu khác là Đô-đốc Nguyễn bá Phong và đô- đốc Bá-Hạ. Bá Hạ đã bị hỏng một mắt trong cuộc bao vây thành Qui- nhơn; tướng này nhút nhát nhưng láu lỉnh. Cả hai tướng đều đeo xiềng nặng ít ra là 50 caty và bị xích vào cột.
Tôi có thấy hơn 144 Liên đội-trưởng (đại-tá), Liên đội-phó (Trung- tá) và Thiếu-tá trong một trại quân lớn ở phía tay mặt ngoài cửa cung điện; ai nấy đều bị xiềng xích. Ngoài ra còn có 5, 600 sĩ quan khác vô- danh, đeo xiềng nhẹ hơn.

Cai, đại-úy, trung-úy, hạ sĩ vào khoảng từ 3.500 đến 4.000 người đều đeo gông và xiềng xích thành từng tốp 10 người.

Nguyễn-Vương đã trưng mộ 52.000 tân-binh và cho họp vào với quân cũ .Họ đều là dân các tỉnh trung-thành với nhà vua. Tại Đàng Trong, chỉ có dân các tỉnh Qui-nhơn, Quảng-ngãi, Phú-yên là theo ngụy. Vì vậy tất cả các võ tướng địch đều là người gốc ở mấy tỉnh này.
Đạo quân ngụy ở Qui-nhơn đang lâm vào tình-trạng quẫn-bách, thiếu thốn đủ mọi thứ: thuốc súng, đạn, đại bác, súng trường, gạo, vì vậy binh lính đào ngũ rất nhtều. Tất cả quân lính các tỉnh gốc Chàm, Huế, Dinh-cát (?) Chom Daine (?) từ xưa vẫn mến chúa, đã kéo từng lũ đến yết-kiến và xin đầu quân với Nguyễn-Vương. Hôm qua Nguyễn Vương đã ra bến, đi đạo cùng với ông Chaigneau và tôi; họp mặt suốt ngày, dùng cơm tối và ăn điểm tâm trên thuyền ngự, ngài đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện. Từ sáu hôm nay, ngài có nhận được thư của Trấn-thủ đô thành là Ông Han Coun (?) vốn là em rể ngài; không rõ do ai mà vị tướng này đã thông tỏ những việc mà Nguyễn Vương đã làm cùng mọi kế-hoạch của ngài.
Qua những câu chuyện đã nói hôm qua, Nguyễn-Vương có nhiều kế hoạch vĩ đại; chỉ có cái chết, điều mà chẳng ai tránh khỏi, mới ngăn nổi ngài thực hiện những kế hoạch ấy.

Nguyễn-Vương đã hạ lệnh tấn-công địch tại khắp nơi. Từ một năm nay, ngài đã đặt tỉnh Phú-yên dưới quyền ông Thiếu phó, một tín đồ Cơ-đốc giáo, chỉ huy từ 6 dến 7000 quân. Trinh sát đội ở Qui nhơn gồm 30.000 người thuộc quyền điều-khiền của các tướng: Ống Tiền-quân, ông Tả quân, Ông Hữu quân và Đinh hậu. Đạo quân ở phía Bắc dưới quyền các tướng: Đinh Tá, Đinh Thông, Đinh Tiến (theo Cơ đốc giáo), Óng Dou Tha (?) gồm trên 60.000 người. Đạo quân này đã lên đường ngày 12 tháng này. Đó là những quân sĩ thâm niên và tinh nhuệ. Địch quân bị bao vây tứ phía ngoại trừ tại mấy ải đạo mà Nguyễn-Vương không biết. Họ đã viết thư cho tướng chỉ huy trinh sát đội ở Qui nhơn xin hưu chiến năm này đề thảo luận cùng nhau. Vị tướng này cho họ tùy nghi trông cậy vào lòng nhân thứ của Nguyễn-Vương nhưng không bằng lòng hưu chiến. Nguyễn-Vương đã cho các chiến thuyền nhổ neo dưới quyền điều khiển của đô đốc Đinh Thoui (?) nhằm mục tiêu ngăn địch tầu thoát bằng đường thủy để trốn ra Đàng Ngoài.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Trương đem thuỷ binh tiến đánh Linh Giang (sông Gianh), chặn đường lui của Tây Sơn. Phạm Văn Nhân giữ cửa Thuận An, Phan Văn Triệu và Tống Phước Châu giữ Tả Trạch nguyên và Tam ải.

Ra lệnh ai bắt được Tây Sơn thì trọng thưởng, che giấu thì xử tử.

8 giờ sáng ngày 15 tháng 6 năm 1801.

Nguyễn Ánh lên bờ, cùng quân lính tiến vào kinh đô Phú Xuân.

Sĩ quan Anh Barisy,người trực tiếp có mặt lúc đó, mô tả:

“ …người cháu của cố-quân Định- vương (tức Nguyễn-phúc-Thuần, em thân vương Nguyễn-phúc-Luân, sinh ra Nguyễn-Vương Ánh) đã trở lại Kinh-thành của vương-quốc Đàng Trong. Nguyễn-Vương không vào nội cung mà ngự tọa tại đại-điện ở phía ngoài, nơi dân chúng thường tập hợp để tung-hô quốc-vương vào dịp đăng-quang.

Chính tại đại-điện, vào lúc 10 giờ sáng, tôi đã thấy Nguyễn vương có đông quần chúng gồm cả nam nữ đủ lứa tuồi đứng bao quanh: một đội thị-vệ lưa thưa không bận y-phục tráng lệ đứng hầu canh ngài. Thấy tôi từ xa, ngài đã gọi và hỏi về bệnh tình ông Chaigneau ra sao khi tôi rời tàu. (Nên chú ý rằng Nguyễn-Vương đã cho người đi lấy tin tức ngay đêm hôm chiếm xong Cửa Ông). Bấy giờ ông Chaigneau đang đau nặng). Tôi kể sơ qua chuyện này để Quý vị hiều rõ tâm-hồn của vị chúa này.


Sau đó, Nguyễn-Vương hỏi tôi đã trông thấy các ngụy-tướng chưa ; thấy tôi đáp rằng chưa, ngài ra lệnh cho giải họ tới. Rồi ngài bảo tôi đi xem các chị em của Tiếm-Vương (Cảnh-Thịnh). Tôi đã tuân lệnh. Những nữ tù-nhân này ờ một ngôi nhà kín hơi tối, thiếu vẻ thanh-nhã trong cảnh-huống của họ, có sự tương-phản rõ rệt giữa quá-khứ và hiện-tại. Tất cả có 5 người; một 16 tuổi rất đẹp, một thiếu-nữ 12 tuổi, con Vương-phi Đàng Ngoài ( có lẽ là con của Ngọc Hân) , dung mạo tầm-thường; còn 3 người khác từ 16 đến 18 tuổi có nước đa hơi sẫm nhưng dung mạo xinh đẹp. Còn có 3 thiếu niên, một người 15 tuổi cũng có nước da sẫm và nét mặt bình thường, 2 thiếu-niên khác 12 tuổi cũng là con Vương-phi Đàng Ngoài, có dung-mạo và cách kiểu-sức khả-ái.


Sau cuộc thăm qua, tôi được dẫn tới một ngục-thất khác. Tại đây tôi thấy Bà Thiệu Đoan, vợ của Vị Tư-đồ Võ văn Dũng, tướng chỉ-huy hải-quân mà Nguyễn-Vương đã thiêu-hủy ở Qui-nhơn; bà ta có nhan sắc, vẻ nhu mì và lễ-độ; thân-mẫu của Tư đồ tuổi chừng 45 đến 50 tuổi; bà đàm-đạo lâu với tôi và cảm thán về vận-số chẳng may.

Trong một ngục-thất khác không xa, có thân-mẫu của vị Thiếu-phó ( Võ Văn Dũng) tướng chỉ-huy đạo-quân bao vây thành Qui-nhơn. Bà ta độ 55 tuổi và có nhan-sắc.Trong trạng-huống bất-hạnh, bà tỏ ra rất cương- quyết, có vẻ trinh-thục và không tự-tôn. Rồi tới vợ Phò-mã Nguyễn văn Trị, là chị ruột của Tiếm-Vương (Cảnh Thịnh) Còn bà Tư-Khấu Định, vợ Tướng chỉ-huy pháo-binh, có võ-tướng ( ý nói là bà có võ công cao cường, vì là con gái đất Bình Định). Bà Tham-lĩnh Thông, vợ Phó Đô-đốc hải-quân và sau nữa còn rất nhiều người, muốn nhớ hết phải ghi cả một niên-giám trong ký-ức.


Nguyễn-Vương đã đề cho ( quân lính) cướp phá tất cả dinh-thự của các tướng địch và tôi tức giận các binh-lính đã đập vỡ và phá-hủy tất cả những thứ lọt vào tay họ; chắc chắn có những tòa nhà tuy xây cất theo lối Trung-hoa nhưng nếu ở Paris thì có lẽ được coi là những lâu đài tráng- lệ, nhiều vườn đẹp trồng nhiều dị thảo và nhiều bình choé Nhật-bản.



Tóm lại, đó là chung-cục việc báo-thù của Nguyễn-Vương và chắc hẳn là nỗi oán-cừu của ngài rất hời hợt.

Khi nghe tin Nguyễn-Vương và binh sĩ lên đường, tướng địch chỉ-huy đại quân ở Qui-nhơn đã không thể tin rằng ngài dám tấn-công Kinh-thành (Phú-Xuân) và hắn lượng chừng rằng nếu có tấn-công thì ngài sẽ thua sút và nhất định là phải như vậy theo sự-tình đã trải qua.

Tuy địch-quân đóng trong các đồn ở cửa sông đã chết bộn, Nguyễn- Vương cũng bắt được 13.760 người và còn biết bao kẻ đã đào tẩu. Nguyễn-Vương thu được 284 khẩu đại-bác và nhiều súng cối ngắn bằng gang do Joan Da Crus ( một người Bồ Đào Nha, tới đúc súng bán cho các chúa Nguyễn) đúc năm 1670, cùng nhiều võ khí đủ loại."
 

vutranhung

Xe tăng
Biển số
OF-31669
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,410
Động cơ
489,977 Mã lực
Nơi ở
Xứ thiên đường
Cảm ơn cụ đốc cuối tuần đọc cái của cụ + chiến tranh syria là hết cả ngày
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Tháng 5 năm 1797.

Thấy mình đủ lông đủ cánh, Ánh đâm ra chả cần bọn Tây nhiều nữa, ngay cả Bá Đa Lộc, Ánh cũng cho ngồi chơi xơi nước. Lộc chán nản, quay ra nghiên cứu khoa học, và, Lộc đã có công lớn trong việc hoàn thiện chữ Quốc Ngữ khi ông viết cuốn “Dictionarium Anamitico-Latinum” ( Từ điển Việt-Latin), thời gian ngồi chơi xơi nước này, Lộc đã để tâm hoàn chỉnh, hiệu đính rất nhiều chữ Quốc Ngữ, khiến nó giống với ngày nay hơn bao giờ hết.

Ánh không những đã theo Nho Giáo, mà còn tỏ ra cứng rắn với lính Tây, trước đó, sỹ quan Dayot và một tuỳ tướng làm chìm chiếc tàu được giao trông coi hư hại đến nỗi không thể sửa chữa để dùng được gì cả, Ánh đem tống giam ngay. Nguyễn Ánh tức giận chửi lung tung. Nhiều lính Tây bắt đầu bỏ đi tìm chỗ phiêu lưu mới.

Đúng dịp ấy, 19 người đại thần, trong số đó có người chú vua (Tôn Thất Thăng?) và một người hoàng phái, dâng sớ bày tỏ mối nguy hại nếu cứ để Hoàng tử Cảnh cho Lộc dạy dỗ theo một tin tưởng khác hẳn mối tin tưởng cổ truyền. Họ cầu xin Nguyễn Ánh cắt đứt mối liên lạc với Lộc và Tây.

Lộc biết chuyện, đi lánh mặt vài ngày. Lộc bất chợt muốn ra Bắc Hà để “ tấn phong cho vài Linh Mục”, không rõ có phải Lộc muốn ra Bắc Hà thật không, nghe tin mật báo, Ánh vừa tức, vừa nghi ngờ vừa sợ, Ánh sợ Lộc biết đâu quay ra giúp Tây Sơn thì nguy. Ánh cũng được các giáo sĩ Bồ Đào Nha cho biết, khi gặp họ lúc còn truy đuổi Ánh ở Phú Quốc, chính Nguyễn Huệ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ và quý trọng Lộc rất nhiều.

Ánh đến gặp Lộc để dò xét thái độ, Ánh đưa cho Lộc xem tờ Sớ, có tên đủ các quan tai to mặt lớn, Lộc nhắc lại những việc ông đã giúp Ánh và lưu ý Ánh rằng ông đến đây không phải với tính cách riêng tư mà là với tính cách đại sứ của vua nước Pháp. Ánh bảo thực ra, thoả ước Versailles đâu có áp dụng mà ông nêu điều này ra. Lộc bảo vậy ai bỏ tiền thuê lính, mua vũ khí, tàu chiến? Chính phủ nào gửi đến đây 500 quân, và 20 sỹ quan? Lộc đòi về, Ánh có lẽ đành nhún, Ánh sợ Lộc ra Bắc thì đúng hơn, bèn, nhân dịp hai người có tên trong sỚ là Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành không đi cứu Phố Hài, ông kêu về tống giam vừa để trị tội, vừa để làm vừa lòng Lộc. Đồng thời cũng khôn khéo thuyết phục Lộc ở lại. Lộc cũng phần nào nhượng bộ, nói “Các đại thần ở Pháp sẽ nói sao khi ông Hoàng của họ được đặt vào tay một người ngoại quốc có tôn giáo khác biệt?”.Đồng thời, xin tha cho Đức và Thành.
lúc này Huệ đã chết từ 1792, triều đình cảnh Thịnh và Đắc Tuyên giết gíáo sĩ và người đạo Thiên chúa như điên. Lộc có khùng cũng không dám ra ngoài bắc. về Pháp thì sẽ bị đợt thanh trừng khủng khiếp của napoleon ông ta còn đánh đến cả vatican. Lúc này Lộc ngoài Ánh ra không còn chổ nào để đi nửa.
Lúc này 1795 - 1797 Ánh đã có 1 thực lực rất mạnh. không còn phụ thuộc vào người Âu hay bá đa lộc nửa. Nhưng khi 1 loạt tướng sĩ đòi bỏ Lộc thì Ánh nhất định không nghe vì Ánh là người chịu ơn thì phải báo. Hơn nửa Ánh nhất định không để bọn tướng dưới quyền dám yêu sách với mình. Trong cuộc chiến ác lệt như vậy mà Ánh dám tống giam và cách chức hai tướng thân tín nhất là NGuyễn Văn Thành và NGuyễn Huỳnh Đức để vừa lòng Bá Đa Lộc chứng tỏ bản lĩnh của Ánh rất cao cường. Dám lính Tướng Tây ta dưới quyền thằng nào mà giỡn mặt Ánh là Ánh tống giam hết. Đó làn bản lĩnh của minh chủ. Cũng như ngày xưa năm 16 tuổi Ánh dám đâm chết Đỗ Thành Nhơn khii ông này có biểu hiện lấn chủ.
Ông nào bảo Ánh giết Đỗ Thành Nhơn vì ông này cản Ánh cầu viện Xiêm là chuyện rất tào lao. Đỗ Thành Nhơn bị giết tháng 7 năm 1781 mà tháng 10 năm này Ánh và quân xiêm vẫn nện nhau chí tử ở Chân lạp. Lúc Nhơn bị giết thì Ánh và Xiêm là kẻ thù làm gì có chuyện Ánh nghĩ đến việc cầu Xiêm lúc này? Chỉ vì 1 sự tình cờ tướng của Ánh là Nguyễn Văn Thụy kết thân với Chakri để thằng này về thịt Trịnh Quốc Anh thì Ánh với Xiêm mới giảng hòa. Việc cầu viện xiêm chỉ xảy ra hồi năm 1783 hai năm sau cái chết của Đỗ Thành Nhơn. Và đây là chủ ý của Châu văn Tiếp
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,922
Động cơ
628,140 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Oánh dấu theo dõi...
 

CCCK

Xe tăng
Biển số
OF-381608
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,951
Động cơ
749,322 Mã lực
Nơi ở
Xóm Thọ Giai - tổng Yên Hồ
Từ năm 1627 đến năm 1672, sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến- trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình ngày nay.

Tất nhiên, chúa Trịnh không dám " đốt cháy dãy Trường Sơn" mà oánh chúa Nguyễn, cũng như chúa Nguyễn không dại gì lấp sông Gianh để " Bắc tiến" thành ra 2 bên coi như hòa -hoãn cùng mang khẩu hiệu "Phù Lê".

Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.
Cho cháu gửi nhờ viên gạch cụ chr nbe.
 

Black Jack

Xe buýt
Biển số
OF-70324
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
774
Động cơ
436,728 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.goldsungroup.com.vn
Cụ Doctor kể tiếp phần Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây sơn đi ạ
 

Black Jack

Xe buýt
Biển số
OF-70324
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
774
Động cơ
436,728 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.goldsungroup.com.vn
lần 1 tiến quân ra bắc hà, Nguyễn Huệ để lại một bắc hà vô chính phủ
lần 2 tiến ra bắc hà, Nguyễn Huệ thanh trừng nội bộ, đe dọa vua Lê

chính Nguyễn Huệ gây ra tai họa 29 vạn quân Thanh. tự tay đốt nhà rồi lại tự tay múc nước chữa cháy. nực cười thay chỉ ca ngợi công chữa cháy mà dấu nhẹm đi tội đốt nhà.
Cái gì nó cũng có lý của nó, bác ạ.

Còn vụ 29 vạn quân Thanh, bác nghĩ Càn Long mang 29 vạn quân sang để phục hồi lại vương triều nhà Lê hay sao? "mượn đường diệt Quắc" cả đấy.
 

Black Jack

Xe buýt
Biển số
OF-70324
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
774
Động cơ
436,728 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.goldsungroup.com.vn
còn các tướng của Huệ thì hết Nguyễn Hữu Chỉnh, đến Vũ Văn Nhậm làm phản.
Trong lịch sử, em đố bác tìm ra bất cứ ông vua bà chúa nào không có người làm phản.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
đọc về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh mình thấy có 1 số sự trùng hợp thú vị.
Nguyễn Huệ sinh 1753 và trận xuất trận đầu tiên thắng lợi là năm 1776 năm ông ta 23 tuổi đó là trận đánh Tống Phúc Hiệp ông dùng kế tiên lễ hậu binh giống kế Hồ Tôn Hiến lừa Từ Hải. giả mời Tống Phúc Hiệp đến bàn chuyện tôn phò Hoàng tôn Dương đang bàn chuyện giữa chừng bất ngờ Huệ cho quân đánh úp tiêu diệt toàn bộ quân của Tống Phúc Hiệp mở màn thắng lợi cho tất cả các cuộc chiến sau này.
Nguyễn Phúc Ánh sinh 1762 năm 13 tuổi chạy loạn và năm 16 tuổi làm nguyên soái thân chinh cầm quân ông thua liên tục 7 năm đầu đến 1785 thì chạy sang Xiêm: thắng lợi đầu tiên của Ánh giành được là năm 23 tuổi bằng tuổi với Huệ khi có thắng lợi đầu tiên đem 1000 binh lính đánh bại đạo quân hơn 1 vạn của Miến Điện và Mã Lai năm 1786. Thắng lợi này đánh dấu bước ngoặt của Ánh kể từ sau 1785 cho đến khi về Gia Định 1787 đến khi lên ngôi 1802 ông ta hầu như là đạt được tất cả các mục đích của mình.
Huệ sau năm 1776 đánh liên tục vào nam ra bắc trong 16 năm tuy thắng lợi vô số nhưng đến lúc cuối cùng 1792 khi chết đi Huệ vẫn chưa thống nhất được sơn hà. Huệ chỉ kiểm soát được từ Quảng Nam trở ra bắc. Từ Quảng nam đến Bình Thuận là đất của Nhạc từ Bà Rịa vào nam là đất của Ánh.
Ánh từ 1785 sau thắng lợi ở Xiêm về nước năm 1787 gây dựng lực lượng đánh trong 17 năm đến 1802 như vậy Ánh có nhiều hơn Huệ 1 năm nhưng Ánh Đã thống nhất tất cả sơn hà, thu giang sơn về 1 mối và bước lên ngôi hoàng đế năm 1802.
Ánh là ông vua có sức làm việc phi thường. Sau đây là nận xét về Ánh từ 1 sĩ quan phương Tây:
Để điều khiển tất cả công việc của mình một cách vững vàng, ông đặt ra một thời biểu sống cố định và kỷ luật. Sáng dậy 6 giờ, tắm nước lạnh; 7 giờ, các quan vào chầu, mở tất cả công văn đến từ hôm qua, ông truyền lệnh cho các thư ký ghi chép, sau đó ông ra xưởng tầu thủy [Xưởng chu sư] duyệt lại tất cả những gì đã làm xong lúc ông vắng mặt, rồi ông tự chèo thuyền đi khắp bến cảng, kiểm soát các chiến hạm, đặc biệt chú ý đến súng đại bác; ông đi thăm lò đúc súng, đúc đủ loại đại bác ngay tại công binh xưởng [Cục chế tạo].

Đến 12 hay một giờ trưa, ông ăn cơm ở xưởng đóng tầu [Xưởng chu sư]. Cơm với cá muối. Hai giờ ông về cung ngủ tới 5 giờ; sau đó ông tiếp các quan võ thuỷ bộ, các quan toà, hay quan cai trị, ông đồng ý, hoặc bãi bỏ hoặc sửa chữa những kiến nghị của mọi người. Thường thì công việc triều chính kéo dài đến nửa đêm, ông mới trở về phòng làm việc, ghi nốt và chú thích thêm cho những việc ngày hôm nay; rồi ông ăn một bữa cơm nhẹ, gặp gia đình độ một giờ, đến 2, 3 giờ sáng ông mới đi ngủ. Ông chỉ ngủ 6 giờ một ngày.

Ông không uống rượu, ăn ít thịt, cá, cơm, rau, hoa quả, chút bánh trái và uống trà, đó là tất cả đồ ăn của ông. Như một vị dòng dõi vua Minh bên Tầu, mà ông công nhận, ông ăn cơm một mình, không cho phép vợ con ngồi cùng mâm. Vẫn nguyên tắc kiêu kỳ này, ông không tiếp những người Anh đến chào năm 1799, lấy cớ lúc này tình hình lộn xộn không cho phép sửa soạn tiếp đón theo đúng nghi lễ. Ta sẽ lầm nếu phê bình sự từ chối này như [thái độ của] một ông vua nước Tầu; nhưng với ông, chẳng vì hiềm tị mà ông không làm thoả mãn lòng hiếu kỳ của người ngoại quốc. Trái lại, họ có thể tự do đến thăm xưởng đóng tầu, thăm những tháp canh, những thành đồn. Ông tiếp họ dễ dàng trong tư thế tướng quân. Nhưng với tư thế đế vương, ông không tiếp.
http://thuykhue.free.fr/stt/gl/Chuong06-ChanDungGiaLong.html
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Cái gì nó cũng có lý của nó, bác ạ.

Còn vụ 29 vạn quân Thanh, bác nghĩ Càn Long mang 29 vạn quân sang để phục hồi lại vương triều nhà Lê hay sao? "mượn đường diệt Quắc" cả đấy.
về quân số mãn Thanh, tôi thấy không bao giờ có con số 29 vạn quân. Số binh thực chiến chỉ độ 3-4 vạn quân, số còn lại là phu phen tạp dịch nếu kể thêm cả số thường dân Hoa Kiều đang sinh sống ở Thăng Long thì may ra mới được 20 vạn.
29 vạn quân còn nhiều hơn số quân mà Hoàng Thái Cực ngày xưa tiến hành nhập Sơn Hải Quan chiếm trọn Trung Hoa, mà đạo binh đó lại được giao cho 1 tổng đốc quan văn là Tôn Sĩ Nghị, một người chưa từng trực tiếp cầm quân đánh trận, chỉ làm nhiệm vụ tải lương khi đánh Đài Loan. Huống chi Tôn Sĩ Nghị chỉ là 1 người Hán thậm chí còn chưa được gia nhập Bát kỳ Hán Tộc.
Nên nhớ lúc đó tổng binh lực nhà Thanh chỉ tầm 60 vạn quân. Giao 1 nửa số quân Mãn Thanh cho 1 viên tổng đốc người hán chưa có công trạng chưa được nhập bát Kỳ là 1 điều vô lý. Nhỡ đâu nó cầm 29 vạn quân nó làm phản thì sao? 29 vạn quân là 1 nửa số quân của toàn bộ Mãn Thanh rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top