[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
nếu cụ doctor76 mà bận không viết nốt đoạn cuối lúc Nguyễn Ánh kết thúc nhà Tây sơn thì mình sẽ viết
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Trong lịch sử, em đố bác tìm ra bất cứ ông vua bà chúa nào không có người làm phản.
Chuyện làm phản thì có 2 dạng :
1- Vì vinh hoa phú quý
2- Vì mất niềm tin
Đối với các tướng của Tây Sơn thì chuyện làm phản rơi vào dạng thứ 2. Nguyễn Huệ là một tướng tài về đánh trận nhưng ông không có cái đức, cái nhân để thiên hạ hướng về, quy phục. Cũng như Thành Cát tư hãn của Mông Cổ, cả triệu dặm đất đai thu về, ông cũng khó kiếm được 2m đất để yên thân.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
riêng trường hợp Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh thì thuộc cả dạng 1 và 2.

thấy Nguyễn Huệ đánh anh ruột là Nguyễn Nhạc để giành quyền tự lên làm vua. thì khi cơ hội đến đương nhiên họ phản lại Nguyễn Huệ để họ lên nắm quyền riêng một cõi như vua
Thực tế thời loạn (loạn thần Trương Phúc Loan) thì rất dễ bị những nhóm cơ hội phát triển. Nhà TS là điển hình. Việc họ hoán cải từ họ Hồ sang họ Nguyễn để mua chuộc nhân tâm thiên hạ đàng trong (tôn thờ chúa Nguyễn) đã giúp họ dễ dàng khởi nghĩa với danh nghĩa "phò Chúa" Nguyễn Phúc Dương. Nhưng bộ mặt cơ hội, dã tâm dần lộ diện khi chính lực lượng khởi nghĩa này giết luôn cả người mình phò tá thậm chí tàn sát, tận diệt luôn cả dòng tộc của Chúa đã gây nên sự bất mãn lớn trong chính nội bộ và nhân dân. Sự việc này không chỉ diễn ra ở đàng trong mà cả ở đàng ngoài. Lần nhất Bắc tiến thì vơ vét của cải, lần 2 Bắc tiến thì soán luôn ngai vàng của nhà Lê buộc gia tộc nhà Lê phải tứ tán lang thang vất vưởng. Sự tàn ác của tổ chức này không chỉ gây ra sự oán hận đối với kẻ đối địch (tàn sát luôn cả dân Champa, Vạn Tượng) mà ngay trong chính nội bộ của tổ chức này. Thật bi kịch khi mà nghiệp lớn chưa thành thì anh em lại quay ra đánh đấm lẫn nhau. Đời có câu "gieo gió thì gặt bão" cuối cùng thì tổ chức này cũng kết thúc trong thảm kịch. Được lòng dân thì được thiên hạ, mất lòng dân thì chẳng có đất mà chôn thân. Dòng tộc nhà Lê cũng như hậu duệ của chúa Nguyễn khi tha phương thì được dân đùm bọc, che chở thậm chí hưởng ứng tài lực để chống lại sự tàn ác của tổ chức này. Trong khi vị vua cuối cùng của tổ chức này, dù đã cải trang cẩn thận nhưng vẫn bị nhân dân phát hiện, bắt giữ và phải chịu một cái kết bi thảm như những gì mà họ đã từng gây ra cho đối phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Thực tế thời loạn (loạn thần Trương Phúc Loan) thì rất dễ bị những nhóm cơ hội phát triển. Nhà TS là điển hình. Việc họ hoán cải từ họ Hồ sang họ Nguyễn để mua chuộc nhân tâm thiên hạ đàng trong (tôn thờ chúa Nguyễn) đã giúp họ dễ dàng khởi nghĩa với danh nghĩa "phò Chúa" Nguyễn Phúc Dương. Nhưng bộ mặt cơ hội, dã tâm dần lộ diện khi chính lực lượng khởi nghĩa này giết luôn cả người mình phò tá thậm chí tàn sát, tận diệt luôn cả dòng tộc của Chúa đã gây nên sự bất mãn lớn trong chính nội bộ và nhân dân. Sự việc này không chỉ diễn ra ở đàng trong mà cả ở đàng ngoài. Lần nhất Bắc tiến thì vơ vét của cải, lần 2 Bắc tiến thì soán luôn ngai vàng của nhà Lê buộc gia tộc nhà Lê phải tứ tán lang thang vất vưởng. Sự tàn ác của tổ chức này không chỉ gây ra sự oán hận đối với kẻ đối địch (tàn sát luôn cả dân Champa, Vạn Tượng) mà ngay trong chính nội bộ của tổ chức này. Thật bi kịch khi mà nghiệp lớn chưa thành thì anh em lại quay ra đánh đấm lẫn nhau. Đời có câu "gieo gió thì gặt bão" cuối cùng thì tổ chức này cũng kết thúc trong thảm kịch. Được lòng dân thì được thiên hạ, mất lòng dân thì chẳng có đất mà chôn thân. Dòng tộc nhà Lê cũng như hậu duệ của chúa Nguyễn khi tha phương thì được dân đùm bọc, che chở thậm chí hưởng ứng tài lực để chống lại sự tàn ác của tổ chức này. Trong khi vị vua cuối cùng của tổ chức này, dù đã cải trang cẩn thận nhưng vẫn bị nhân dân phát hiện, bắt giữ và phải chịu một cái kết bi thảm như những gì mà họ đã từng gây ra cho đối phương.
Huệ lúc đầu phò nhà Nguyễn giả tôn phò Hoàng tôn Dương rồi phản bội nhà NGuyễn hũy diệt sạch nhà Nguyễn, Huệ theo phò chúa Trịnh rồi hũy diệt cơ nghiệp nhà Trịnh, Huệ phò nhà Lê làm phò mã nhà Lê rồi cướp ngôi hũy diệt cơ nghiệp họ Lê, Huệ bề tôi của anh ruột mình mà phản lại đem quân đánh anh ruột mình sau đó tự lập lên làm vua, anh em ruột trong nhà mà xem nhau như là loài chó lợn. Chưa kể thành tích giết cướp phá trong nam ngoài bắc vô cùng lừng lẫy.
Ánh tuy mang tiếng cõng rắn cắn gà nhà nhưng khi về đến nước nhà, trong tay chỉ có vài trăm tùy tùng nhưng toàn thế dân Nam bộ đều đùm bọc che chở tình nguyện đi theo, chưa từng có ai khai báo chỉ chổ hoặc bắt Ánh đem nộp cho Tây sơn, mặc dù cái đầu Ánh giá không nhỏ. Chứng tỏ lòng dân Nam Bộ đều hướng về Ánh. Ánh nhờ có hậu phương vững chắc mà xông pha thống nhất nước nhà. Ánh khi cầm binh năm 16 tuổi cho đến năm 40 tuổi lên ngai vàng trãi hàng trăm trận lớn nhỏ nhưng chưa có thành tích nào cướp giết dân lành, tướng của Ánh ai nhũng nhiễu hại dân đều bị đem xử. Ánh khi bắt được tù binh Tây sơn cũng tha.
Lịch sử Việt nam Ánh là người duy nhất là con cháu trực hệ 1 triều đại bị cướp phá sạch cơ nghiệp, bản thân bị truy lùng mà có thể trực tiếp cầm binh khôi phục nghiệp tổ tiên và hoàn thành được di nguyện thống nhất tổ quốc mà tổ tiên mấy trăm năm hằng ao ước. Trước Ánh và sau Ánh không ai có thể làm được điều đó. Nhà Lê cũng phục hồi được nhưng đều nhờ sức của Nguyễn Kim Trịnh Kiểm Trịnh Tùng cho nên bọn này mới làm chúa, Vua Lê chỉ là bù nhìn. Vui thì để ngai vàng, bực mình là đem giết ngay.
Ánh cũng là người duy nhất khởi binh từ vùng đất cực nam tổ quốc đánh ngược ra bắc hoàn thành sự nghiệp vĩ đại thống nhất nước nhà. trước đó và sau đó đều là từ Bắc đánh xuống nam. Huệ cũng tạm tính là từ nam đánh ra bắc mặc dù ông ta khởi binh ở miền trung, nhưng khi Huệ chết đi thì nước vẫn còn chia 3. Huệ chỉ kiểm soát được từ Quảng nam ra đến bắc, nên không thể xem là thống nhất. Sau này năm 75 cũng thế đều là từ Bắc đánh xuống nam. Vì vậy Ánh mới bị những sử gia miền bắc rất ghét. Những điều này cho thấy tầm vóc bản lĩnh và năng lực của ông ta là hết sức phi thường.
Một điều mà sử gia thời đại này cố tình lờ đi khi tôn vinh Tây Sơn đó là các triều đại sau Ánh như Minh Mạng Tự Đức dân khởi nghĩa nổ lên khắp nơi, người ta có thể nhân danh triều Lê khởi nghiã nhưng tuyệt đối không có phong trào nào là trả thù hay tôn phò nhà Tây sơn mặc dù hậu duệ Nhạc đến tận triều Minh mạng mới bị bắt. Điều đó cho thấy dân thời đó oán ghét Tây sơn đến cùng cực. Họ không còn muốn lưu luyến chút gì về triều đại này.
 
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Quân Tây Sơn đã huỷ diệt tàn bạo Cù Lao Phố, một nơi đô hội sầm uất.

nhà cửa bị phá tan, người dân bị giết hoặc bỏ chạy gần hết và sau này không thể phục hồi trở lại như cũ.

chính vì Tây Sơn huỷ diệt Cù Lao Phố nên mới có cơ hội cho vùng đất gần đó là Chợ Lớn nổi lên thành trung tâm thương mại dưới triều Gia Long.

và ngày nay có Sài Gòn - Chợ Lớn lưu truyền lại. danh tiếng này đáng lẽ là thuộc về Cù Lao Phố
Tiếc cù lao phố một thì lại tiếc kinh thành Thăng Long mười. Kinh thành cổ kính trăm năm tuổi, chứng kiến nhiều triều đại khác nhau của lịch sử nước nhà đã bị quân TS tàn phá không thương tiếc. Họ dỡ từng tấm ngói, từng viên gạch để về xây dựng thành Phượng Hoàng (Phượng Hoàng trung đô) khiến Thăng Long thành từ một nơi phồn hoa đô hội trở nên hoang tàn, xơ xác. Có thể nói nơi nào TS đi qua thì một hạt thóc cũng không còn. Có lẽ đấy là ý đồ chiến thuật hay chiến lược gì đó của họ (rất giống Thành Cát Tư Hãn), việc cướp bóc vơ vét tài lực, vật lực, nhân lực (Bắt lính hoặc giết bỏ) có tác dụng làm cho đối phương kiệt quệ, mất khả năng phản kháng.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
đợi cụ Doc lâu quá mà không thấy viết nên tôi xin viết nốt phần kết câu chuyện:
. khi cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân chạy thoát ra bắc Ánh đã sai Nguyễn Văn Trương đuổi theo vua tôi Quang Toản đến sông Gianh chận bắt 2.000 quân chạy trốn. Thế mà Tây Sơn còn ráng thắng một trận để chặn đường cho vua họ chạy thoát. Nguyên khi Tây Sơn đến Hoành Sơn, Trương sai Nguyễn Kế Nhuận đem 7.000 binh thuỷ bộ chận đánh. Đến núi Thần Đầu bị phục binh, Nhuận phải chạy bỏ quân chết quá nửa. Viên hàng tướng Tây Sơn từ đất Gia Định nay bị Nguyễn Ánh kể tội đem ra giết chết.
lúc này Ánh đã chiếm được Phú Xuân nhưng tình hình vẫn chưa có gì đảm bảo cho ông ta là đã giành được thắng lợi. Quang Toản và Bùi Thị Xuân đã chạy được ra bắc cùng với Quang Thùy trấn thủ ở đó từ trước. Tình hình Vũ văn Dũng và Trần Quang Diệu vẫn đang vây chặt thành Quy Nhơn. phía nam Phạm văn Điềm vẫn quấy phá đất Phú Yên ngăn cản đường tiến quân của Nguyễn văn Thành.
lúc này việc cấp bách nhất của Ánh cần làm là phải cũng cổ mặt trận Quảng nam và Quảng Ngãi bằng mọi giá không được cho Dũng Và Diệu chiếm vùng đất này tạo điều kiện hợp quân cùng với quân Cảnh Thịnh Quang Thùy đang chuẩn bị tiến vào.
Tháng 6/1801, mặc dù Tây Sơn đã mất cả Quảng Nam lẫn Phú Xuân, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng vẫn vây siết Bình Định. Không những thế, Trần Quang Diệu còn muốn chiếm lại Quảng Nam, bèn sai Nguyễn Văn Giáp, Đại đô đốc Lê Danh Phong, Đô đốc Nguyễn Văn Khôn, Tham đốc Hồ Văn Tú, đem hơn 7000 quân và 40 thớt voi, ra đóng ở Lương Châu và Phố Hoa, tiến đến Điện Bàn, chiếm lại Quảng Nam.

Tống Viết Phước xin cứu viện. Nguyễn Vương hạ lệnh phải giữ thành, không ra đánh đợi viện binh. Rồi sai Lê Văn Duyệt thống lính bộ binh cùng Lê Chất quay về Quảng Nam và sai Tống Viết Phước đem thuỷ binh về cứu Bình Định. Lê Chất và Lê Văn Duyệt tới Quảng Nam, Nguyễn Văn Giáp bỏ chạy. Sau khi chiếm lại được Quảng Nam, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất và Tống Viết Phước, đem quân đánh xuống Quảng Ngãi. Đại binh của Tống Viết Phước, Lê Văn Duyệt, Lê Chất đến Quảng Ngãi, bắt được Nguyễn Văn Khôn, Hồ Văn Tự, ở bảo Trà Khúc, giải về Kinh.

Trần Quang Diệu nghe tin Trà Khúc mất, thân hành cùng Lê Danh Phong, Từ Văn Chiêu, đem quân, voi ra Tân Quan [Quảng Ngãi]đặt đồn trại dọc núi chống giữ. Lê Văn Duyệt tiến đóng đồn Thanh Hảo [Quảng Ngãi] đắp lũy dài phòng bị. Tống Viết Phước đem thuỷ binh vào cửa Sa Huỳnh [Quảng Ngãi] thắng các trận My Sơn và Cung Quăng, tiến tới Bức Cốc [tức Hang Dơi ở Bến Đá Bình Định]thì Phước gặp lại cố nhân là Từ văn Chiêu: viên hàng tướng Tây sơn hàng Nguyễn Ánh luôn bị Phước mắng chửi, chịu không nổi phải bỏ chạy về lại Tây Sơn. CHiêu luôn căm thù Phước thì nay gặp lại, Chiệu đã cho phục binh giết chết Phước rửa mối thù. Đúng là ếch chết tại miệng quả không sai
Đại đô đốc Lê Danh Phong, thuộc tướng của Trần Quang Diệu, giữ Tân Quan đầu hàng. Quân Nguyễn chiếm xong Quảng Ngãi.

Trong dịp thăng thưởng tướng sĩ tháng 7/1801, ba người Pháp Chaigneau Nguyễn Văn Thắng Vannier Nguyễn Văn Chấn và de Forçanz Lê Văn Lăng quản các thuyền Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, được thăng từ Cai đội lên Cai cơ. Nguyễn Văn Trương được thăng Khâm sai Chưởng Trung quân Bình Tây đại tướng quân Quận công
Lúc này mối lo nhất của Ánh chính là đạo quân phiá bắc của Quang Toản Quang Thùy đang chieu binh mãi mã ở Thăng Long. Bằng mọi giá Ánh không được để đạo quân này có thể an binh tập trung xây dựng lực lượng cố thủ ở bắc Hà. Ánh phải tìm cách kích động đạo quân này tiến vào Phú Xuân báo thù trong hoàn cảnh chưa chuẩn bị lưc lượng tốt nhất. Vì thế Ánh đã dò xét các hàng tướng và quan văn Tây sơn biết được mộ vua Quang Trung và vợ là Phạm THị Liên. Ánh đã cho đào mộ Quang Trung và Phạm Thị Liên lên đánh 300 roi vào thi thể và xích vào xe giải khắp thành Phú Xuân sau đó treo lên để kích động Quang Toản Quang Thùy và Bùi Thị Xuân chuẩn bị tiến công vào Phú Xuân rơi vào cái bẫy ông ta dựng sẳn. Đồng thời Ánh chuẩn bị rất tốt cho cuộc tiếp đón này:
Ánh Sai giám thành cai đội Nguyễn Văn Yên đến Động Hải ngắm đo luỹ Trấn Ninh (tức trường luỹ Động Hải), xem khắp tình thế từ núi Đầu Mâu đến cửa Nhật Lệ, vẽ bàn đồ (lũy dài 5.120 trượng)

Sai khâm sai thuộc nội cai đội Ba La Di (Barisy) đi Hạ Châu (Singapore) tìm mua súng đạn.

Sai đắp đường quan từ Phú Xuân đến Động Hải (Trấn Ninh).

Ngày 30/8/1801 (22/7 Tân Dậu) Vương đi Quảng Bình, xem hình thế lũy Trấn Ninh, chia đồn đặt súng chống giữ.

Tháng 8-9/1801 (tháng 7 ÂL.) Quân Nguyễn giữ từ Thạch Tân [Quảng Ngãi] đến sông Gianh có khoảng 4 vạn người, ở Quy Nhơn có hơn 3 vạn.
Lúc này tình Hình Tây sơn đang trong hoàn cảnh nước sôi lữa bỏng. nhưng Trần Quang Diệu và Vũ văn Dũng hai đại tướng giỏi nhất của tây Sơn lại mắc phải những sai lầm hết sức ngu xuẩn: thay vì đem đại binh tấn công chiếm bằng được Quảng nam Quảng Ngãi phối hợp với quân của cảnh Thinh Quang Thùy tấn công Phú Xuân hoặc tìm cách ra bắc hội quân cùng Cảnh Thinh thì lại điên cuồng tấn công vây thành Bình Định. 1 việc làm thể hiện sự cay cú ăn thua với Võ Tánh trong thành. Điều đó càng đánh dấu ngày tàn của Tây Sơn đã đến rõ hơn lúc nào hết.
Trong khi đại quân của Lê Văn Duyệt, Lê Chất và còn bị kẹt ở Quảng Ngãi, chưa tiến được, thì Võ Tánh và Ngô Tòng Châu ở trong thành Bình Định hết lương thực, không thể cầm cự. Thành Bình Định bị Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng bao vây từ tháng 1/1800 đến tháng 6/1801, là một năm rưỡi. Đã phải giết cả ngựa, voi để ăn. Thế cùng, Võ Tánh đưa thư, mật tính với Nguyễn Văn Thành liều chết đánh ra, nhưng phút chót mưu cơ bị bại lộ, không làm nữa. Võ Tánh bàn với Ngô Tòng Châu, nộp thành rồi chết.
Võ tánh sai lưu thủ Nguyễn Văn Thanh đưa 1 khẩu súng không có đạn và 1 bức thư gởi cho Trần Quang Diệu Trong thư Võ Tánh nói: “Phận làm tướng, ta không giữ được thành lẽ hiển nhiên phải chết theo thành. Chỉ một mong muốn sau cùng, anh em binh sĩ không có tội tình gì, xin ngài hãy vì đức lớn mà đừng làm hại, cũng như ngày trước khi chiếm được thành Quy Nhơn, quân Nguyễn đã không giết hại những binh sĩ Tây Sơn giữ thành”

Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử ngày 5/7/1801 (25/5/Tân Dậu). Võ Tánh chôn cất Ngô Tòng Châu xong, sai lấy củi khô chất dưới lầu bát giác, viết thư cho Trần Quang Diệu, khuyên tướng sĩ không có tội, không nên giết hại, rồi phóng lửa tự đốt, ngày 7/7/1801 (27/5/Tân Dậu). Liệt Truyện viết: "Tính chết vì nghiã, Diệu dẫn quân vào thành, trông thấy thương chảy nước mắt ra, lấy lễ thu chôn, tướng sĩ ở trong thành, giặc không giết hại ai cả. Rồi các tướng sĩ ấy lần lượt ra về." Diệu đã lấy lẽ quân tử mà làm đúng với lời tánh yêu cầu. Diệu tha cho toàn bộ binh sĩ quân Nguyễn trong thành Quy Nhơn thậm chí còn cho phép họ trở về với hàng ngũ của Nguyễn Ánh. Một điều ngoài sức tưởng tượng. Có lẽ Diệu thực sự khâm phục Võ Tánh. Viên chiến tướng hai lần đối đầu với ông ta ở trận vây thành Diên Khánh và trận vây thành Bình Định, có thể trụ vững trước sức công phá khủng khiếp của Diệu trong gần 2 năm trời.
như vậy Diệu và Dũng tuy lấy được thành Bình Định nhưng đó lại là một việc làm vô ích vì Diệu và Dũng lâm vào cảnh từ kẻ bao vây thành kẻ bị vây: phía bắc là Lê văn Duyệt và Lê Chât đã chiếm được Quảng Nam Quảng Ngãi, phía nam là Nguyễn văn Thành đã chiếm được đất Phú yên. Vòng vây ngày một thít chặt dần Bình Định
Chiếm được Bình Định, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sai đắp một luỹ ngang ở Vân Thê để chặn đường quân Nguyễn vận lương cho Thị Nại. Lại sai Phạm Văn Điềm ra đánh Phú Yên. Tháng 9-10/1801 (tháng 8 ÂL) Diệu và Dũng đánh Hoa An, Hoa Lộc, chiếm đường tiến đánh Phú Yên. Quân Nguyễn Văn Thành bị thiệt hại nặng. Tháng 10-11/1801 (tháng 9 ÂL), Trần Quang Diệu và Từ Văn Chiêu đem 18.000 quân tinh nhuệ lên đóng ở địa phận Thanh Hảo [Quảng Ngãi] trực diện với quân Lê Văn Duyệt và Lê Chất.
Ở mặt trận Phú Yên, Nguyễn Văn Thành đánh nhau với Võ Văn Dũng. Dũng sai Nguyễn Văn Trí đem 700 quân tiếp viện, Trí bỏ Tây Sơn, theo Nguyễn Văn Thành. Từ Quảng Ngãi, Trần Quang Diệu nghe tin Võ Văn Dũng bại trận ở Phú Yên, bèn đem quân trở về bảo Lĩnh Vạn, để Từ Văn Chiêu ở lại chống với Lê Văn Duyệt ở Thanh Hảo. Võ Văn Dũng chiếm được bảo Khôi Diêu (Lò Vôi), đắp luỹ đất từ Tháp Cải đến Sản Sơn. Nguyễn Văn Thành đánh úp, thắng được. Tháng 12/1801 (tháng 11 ÂL), ở mặt trận Quảng Ngãi, Đại đô đốc Tây Sơn Lê Đình Chính ra hàng ở Thanh Hảo. Lê Văn Duyệt sai đóng gông giải về kinh, được tha. Chính dâng bản đồ 13 đạo thừa tuyên ở Bắc Hà.

Ở Phú Xuân, Nguyễn Vương tiến hành việc chuẩn bị đánh ra Bắc. Sai Tống Phước Lương đem binh thuyền ra sông Gianh hợp với Đặng Trần Thường. Lại sai hữu tham tri bộ Công là Nguyễn Khắc Thiệu đem hai cơ Kiên Châu và Thiện Châu cùng hơn 390 người ty Công bộ về Gia Định đóng 200 thuyền ô, thuyền sai [thuyền đi nhiệm vụ] và thuyền chiến. Sai Tăng Quang Lưu đi Hà Tiên nấu luyện diêm tiêu để sung quân dụng. Sai chúa tầu Phượng Phi (Vannier) và Bằng Phi (de Forçanz) chở 15.000 phương gạo từ Quảng Nam đến quân thứ Thị Nại.
Tháng 9, ngày Ất Hợi [9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy.Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long]Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ Hợi[1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
trận Trấn Ninh:
bối cảnh lực lượng Tây sơn:
lúc này tình hình Tây sơn tuy mất Phú Xuân nhưng vẫn làm chủ bắc hà, vùng đất này do Quang Thùy làm chủ đóng tại Thăng Long đã nhiều năm. Thùy là kẻ có tài cầm quân lại rất trầm tĩnh, Quang Toản và Bùi Thị Xuân sau khi mất Phú Xuân đã chạy ra Thăng Long quyết xây dựng lực lượng chuẩn bị báo thù tái chiếm Phú Xuân, đặc biệt khi nghe thin mộ Huệ và vợ bị Ánh đào lên phanh thây thì lòng căm thù còn gấp bội, trong đó người quyết tâm đánh Phú Xuân nhất là Bùi Thị Xuân khi mà chồng thì bị cầm chân ở Bình Đinh, mẹ và con gái thì bị Ánh bắt, mộ chủ nhân là Huệ thì bị đào.
Lúc này Quang Toản đã cho phát hịch triệu tập binh mã được 30.000 quân. Toản cùng với Thùy để 2 em là quang Thiệu và Quang Khanh ở lại giữ Thăng Long còn mình thì đích thân chỉ huy số quân này nam tiến. Chưa kể có sự bổ sung 5000 quan bản bộ của Bùi Thị Xuân, ngoài ra còn có 100 chiến thuyền của tụi cướp biển Tàu ô do đô đốc Lực và Đặng văn tất chỉ huy. đội quân này xuất phát từ Nghệ an ở tháng 11 Tân Dậu ra đi mà tới 1-1 Nhâm Tuất (1802) mới xảy ra trận đánh luỹ Trấn Ninh, thật quá xa thời Quang Trung tung quân.
Bối cảnh và sự chuẩn bị của Nguyễn Ánh:
Ở mặt Bắc, tháng 12/1801 (tháng 11 ÂL.) Nguyễn Văn Trương đóng ở Động Hải [tức Trấn Ninh, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình] được thám tử báo tin đại binh Tây Sơn từ Thăng Long sắp vào, bèn dâng sớ xin thêm quân.Tư lệ Đinh Công Tuyết làm tiên phong, đụng độ với quân Đặng Trần Thường ở Hoành Sơn. 200 binh Nguyễn đầu hàng, Đặng Trần Thường rút về bảo Thanh Hà [huyện Bố Trạch, Quảng Bình].
Đinh Công Tuyết tiến đóng đồn Bụt Sơn, Thiếu tế Nguyên đóng đồn ở Pháp Kê, Tổng quản Siêu đóng đồn ở Ba Đồn. Đặng Trần Thường lại lui quân về Ngoã Dinh (Dinh Ngói) [huyện Bố Trạch, Quảng Bình].

Nguyễn Vương quyết định thân chinh, để quốc thúc (chú vua) Tôn Thất Thăng giữ Phú Xuân, cùng Nguyễn Văn Khiêm quản quân ngự lâm và các đội Thần sách. Nguyễn Công Hà và Nguyễn Hữu Chính giữ cửa Thận An.

Nguyễn Vương đến đóng ở Động Hải (Trấn Ninh).
Tháng 1/1802 (tháng 12/ Tân Dậu), Vương triệu Phạm Văn Nhân (đang giữ cửa Thận An) đến hành tại (chỗ vua đóng quân).
Tây Sơn đánh Ngõa Dinh, Đặng Trần Thường lui về Động Hải. Tình hình quân Nguyễn khá khẩn cấp.
Vừa lúc đó, binh thuyền Tống Phước Lương đến cửa Nhật Lệ.
Tây Sơn tiến đến luỹ Trấn Ninh.
Lúc đó mặt trận Bình Định cũng đăng găng, Nguyễn Văn Thành dâng mật sớ nói Trần Quang Diệu liều chết giữ thành không thể đánh được, mà lương quân ở Thị Nại đã gần hết. Vua bèn sai Nguyễn Hữu Chính chở 25.000 phương gạo ở kinh ra giúp.
Tháng 2/1802 (tháng 1/Nhâm Tuất) Nguyễn Vương đang đóng ở Trấn Ninh. Cảnh Thịnh sai Nguyễn Quang Thùy và tổng quản Siêu đem bộ binh đánh Trấn Ninh. Còn Tư lệ Đinh Công Tuyết, Đô đốc Nguyễn Văn Đằng, Đô đốc Lực, kết hợp với hơn trăm thuyền của Tề Ngôi bày thủy trận ở cửa Nhật Lệ. Nguyễn Vương sai Nguyễn Văn Trương điều bát thuỷ binh ra biển tham chiến. Phạm Văn Nhơn và Đặng Trần Thường chống giữ mặt bộ.
Trong đó thành hay bại của Nguyễn Ánh ở trận này đặt hết lên vai của đạo thủy binh vô địch của Nguyễn văn Trương, viên hàng tướng tây sơn đi theo Ánh từ hơn 15 năm trước là người lập nhiều chiến công và khiến Ánh tự hào nhất trong số các tướng.
diễn biến trận Trấn Ninh: trận ác chiến cuối cùng của Tây sơn và Nguyễn Ánh
Để tấn công ba căn cứ quân sự rất trọng yếu ở địa đầu trấn Thuận Hóa, quân thủy bộ Tây Sơn phân thành ba mũi như sau:
Một đạo bộ binh do Nguyễn Quang Thùy và Tổng Quân Siêu chỉ huy sẽ đánh vào lũy Trấn Ninh
Một đạo bộ binh do Nguyễn Văn Kiên và Tư Lệ Tiết chỉ huy sẽ đánh núi Ðâu Mâu. Nơi mà Ánh thân chinh chỉ huy
Một đạo thủy quân gồm trăm thuyền chiến do Ðặng Văn Tất và Ðô Ðốc Lực chỉ huy sẽ chặn ngang cửa sông Gianh.
ngày 3-2 năm 1802 nhằm tháng giêng năm nhâm tuất Trận Trấn Ninh mở màn Quân Tây Sơn tấn công Trấn Ninh. Bám sát như kiến bò lên. Quân Nguyễn từ trên núi thả đá xuống, Tây Sơn chết rất nhiều. Quang Toản muốn rút quân. Bùi Thị Xuân nắm cương ngựa giữ lại. Bà cưỡi voi xuất trận, cảm tử thúc quân đánh từ sáng đến trưa, không lui quân hai bên ác chiến rất khốc liệt Bùi thị xuân cầm trống thúc quân đánh liên hồi tình hình chưa biết thắng lợi sẽ về tay ai thì Thủy quân của Nguyễn văn Trương đã đánh tan hơn trăm chiến thuyền của Đặng Văn tất và Đô đốc Lực bắt được 20 thuyền và kéo thủy quân bọc hậu sông Gianh chặn đường rút của Quang Toản và Quang Thùy. Nghe tin thủy binh thua bộ binh Tây sơn chợt rối loạn. Nguyễn văn Kiên dẫn 700 quân bản bộ tiến sát thành Trấn Ninh đột nhiên hàng, trước tình hình trên Quang Toản và Quang Thùy vội chạy về Bố Trạch Bùi thị xuân rút theo sau
Biết thuyền lương Tây Sơn còn đậu 50 chiếc ở sông Gianh, Tống Phước Lương và Nguyễn Văn Vân [con Nguyễn Văn Trương] đón đánh, bắt được hết cả thuyền lương và 700 quân. Quân Tây Sơn tan vỡ. Thượng thư Nguyễn Thế Trực, đô đốc Trần Văn Mô, tham đốc Bùi Văn Ngoạn, thiếu tể Nguyên đều bị bắt.
Đại thắng, Nguyễn Vương bàn rút quân về Phú Xuân. Các tướng đều muốn thừa thắng tiến ra Bắc, Nguyễn Vương nói: “Trong bọn giặc chỉ có Trần Quang Diệu là ghê nhất”. Diệu chưa trừ xong không nên khinh tiến” (Thực Lục, I, t. 480). Ngày 15/2/1802 (ngày Ất Dậu 13/1/Nhâm Tuất) Nguyễn Vương về tới Phú Xuân.
kết thúc trận Trấn Ninh quân Nguyễn Ánh toàn thắng đánh dấu chấm dứt sự phản kháng cuối cùng của quân tây sơn. Từ đây Quân tấy sơn trở nên rệu rã mất ý chí chiến đấu chưa đánh đã hàng và bị quân Ánh bẻ gãy như bẻ đuã từng chiếc một
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Lúc này tình hình Tây Sơn ở Bình định đang hết sức nguy cấp. Bị vây cả hai mặt bắc và nam lại vừa nghe tin quân tây sơn đại bại ở Trấn Ninh thì Diệu và Dũng dã mất đi hy vọng cuối cùng Trong hai tháng đầu năm Nhâm Tuất (1802), họ đã phục binh giết được Phó tướng Nguyễn Văn Huệ và cố gắng cầm cự với quân Nguyễn Văn Thành hợp với Lê Văn Duyệt vào đánh luôn trong 7 ngày. Vùng dưới biển gần Thi Nại, từ sông Dinh lên núi Kỳ Sơn đều bị quét sạch đến mãi Vườn Cau. Vũ Văn Dũng đem nhiều binh đến đánh, không chiếm được mà còn hao các Đô đốc nữa. Cảnh quân Lê Văn Duyệt, Lê Chất đánh ép vào Bến Đá, thuỷ binh đổ bộ Tam Quan, Đề Di.
Nhưng cái nguy nữa cho Tây Sơn chính là thiếu lương. Hồi tháng 2 họ định vượt núi Nha Tham lén cướp Phú Yên nhưng đã bị Nguyễn Văn Thành chặn lại được. Bây giờ cho dù Trần. Quang Diệu và Vũ Văn Dũng có muốn đi cướp Gia Định như giáo sĩ De la Bissachère nghe đồn cũng không được nữa
Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng các tướng sĩ Từ Văn Chiêu, Nguyễn Văn Mân, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Văn Điềm, Lê Văn Hưng hơn 80 người và 3000 quân thiện chiến đem 86 thớt voi đực ban đêm bỏ Quy Nhơn, theo đường Lào, về Nghệ An. Quân Nguyễn Ánh chiếm thành Bình Định chính thức nối liền một dãi từ nam bộ cho đến Sông Gianh phục hồi lại nguyên trạng lãnh thổ các chúa Nguyễn ngày xưa trước khi bị Tây sơn chiếm
Nguyễn Vương đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định.
Tháng 5/1802 (tháng 4 ÂL.), Vương sửa đắp hoàng thành (Huế).
Theo lời khuyên của Đặng Đức Siêu, tham tri bộ Lễ và Trần Văn Trạc, tham tri bộ Hình, Nguyễn Vương lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, trước khi tiến đánh Thăng Long. Ngày 31/5/1802 (ngày Canh Ngọ 1/5 Nhâm Tuất) lập đàn ở đồng An Ninh tế trời đất. Ngày 1/6/1802 (ngày Tân Mùi 2/5 Nhâm Tuất) kính cáo liệt tổ. Đặt hiệu là Gia Long.Ban ấn cho Quốc thúc Quận công Tôn Thất Thăng. Thăng chức cho các tướng sĩ: Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Phạm Văn Nhơn tước Quận công. Thăng Đô thống chế Tả dinh quân Thần Sách Lê Văn Duyệt làm Khâm sai Chưởng Tả quân bình Tây tướng quân, đổi Tả đồn quân Ngự Lâm làm Hậu quân. Thăng tướng Lê Chất làm Khâm sai Chưởng Hậu quân bình Tây tướng quân... Truyền hịch 6 điểm cho dân Bắc Hà. Định 8 điều quân chính. Cử Trịnh Hoài Đức đi sứ Thanh, đặc gia chức Thượng thư: Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư bộ Hộ.
Ngày 20/6/1802 (ngày Canh Dần 21/5/Nhâm Tuất) vua rời Kinh sư, cho hoàng tử thứ tư (Minh Mạng), 11 tuổi, đi theo, kéo quân ra Bắc. Ngày 22/6/1802 (ngày Nhâm Thìn 23/5/Nhâm Tuất), đến An Lạc (Quảng Trị). Ngày 25/6/1802 (ngày Ất Mùi 26/5/Nhâm Tuất) đến Động Hải (Trấn Ninh, Quảng Bình). Ngày 26/6/1802 (ngày Bính Thân 27/5/Nhâm Tuất) đến Thanh Hà (Quảng Bình). Sai Đặng Trần Thường theo đường thượng đạo đánh úp Hoành Sơn (Đèo Ngang).
Nguyễn Văn Trương điều khiển thủy binh. Lê Văn Duyệt điều khiển bộ binh, đi đường trung đạo. Nguyễn Văn Xuyên đem voi qua sông Gianh. Tham tri bộ Hộ Nguyễn Hữu Đồng vận lương.
Thuỷ binh của Nguyễn Văn Trương đến cửa Ròn (Quảng Bình), Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Ngũ và Nguyễn Văn Lục thua chạy, chiếm được dinh Hà Trung (ở Nghệ An). Lê Văn Duyệt chiếm đồn Đại Nại (sở lỵ huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Ngày 30/6/1802 (ngày Canh Tý 1/6 Nhâm Tuất) Gia Long ngừng ở dinh Hà Trung. Thuỷ binh tiến vào cửa biển Hội Thống, Đổng lý Nguyễn Văn Thận thua trận. Bộ binh tiến đến trấn Nghệ An, bắt được Nguyễn Lân con Nguyễn Nhạc, chiếm được đồn Tiên Lý (phủ Diễn Châu, Nghệ An). Ngày 3/7/1802 (ngày Quý Mão 4/6/Nhâm Tuất) Gia Long đến thành Nghệ An. Thiếu uý Đặng Văn Đằng, Đô đốc Đào Văn Hổ đến hàng. Quân tiền đạo tiến đến Thanh Hoa (Thanh Hoá), bắt được con Nguyễn Huệ là Đốc trấn Quang Bàn cùng với Đổng lý Nguyễn Văn Thận. Tư mã Nguyễn Văn Tứ đem quân trốn đi. Đặng Trần Thường đến hành tại, dâng tù bắt được: Con Nguyễn Huệ là Thất, tham đốc Phạm Văn Điềm, đô đốc Nguyễn Văn Ngũ. Sai giết cả. Gia Long sai Hoàng Văn Toản, Trịnh Ngọc Trí và Tôn Thất Liêm rước Từ cung [ở Gia Định] về kinh.
lúc này Bùi Thị Xuân sau thất bại ở Trấn Ninh đã lui về Nghệ An cùng Toản. Lúc này Toản và Thùy đã chạy về Thăng Long còn Bùi Thị Xuân ở lại gặp chồng là Trần Quang Diệu và các tướng Từ Văn Chiêu Vũ văn Dũng rút từ Bình định theo đường Lào về. Bộ quân của Lê Văn Duyệt, Lê Chất đến sông Thanh Long cướp kho Kỳ Lân. Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận, hiệp trấn Nguyễn Triêm, thuỷ quân thống lĩnh Đại, thiếu uý Đăng bỏ thành chạy đến đồn Tiên Lý (tức thành phủ Diễn Châu), Triêm tự thắt cổ chết, Thận chạy đến Thanh Hoá. Quang Diệu từ Quy Hợp xuống Hương Sơn (Nghệ An), nghe thấy Nghệ An đã phá, bèn qua Thanh Chương sang sông Thanh Long, những người đi theo dần dần tản đi cả. Diệu và vợ là Thị Xuân đều bị quan quân bắt sống; Văn Dũng cũng bị thổ dân Nông Cống (Thanh Hoá) bắt giải. Đại binh đến Thanh Hoá, ngụy đốc trấn là Quang Bàn và Thận cùng Đằng đều xin hàng.
Lê Văn Duyệt chiếm Tam Điệp, tới Thanh Hoa Ngoại (Ninh Bình), Đô đốc Tài đầu hàng.
Ngày 16/7/1802 (ngày Bính Thìn 17/6/ Nhâm Tuất) Gia Long tới Ninh Bình. Thủy binh của Nguyễn Văn Trương thu phục Sơn Nam Hạ, để Trương ở lại trấn giữ. Ngày 17/7/1802 (ngày Đinh Tỵ 18/6/Nhâm Tuất) Gia Long đến Sơn Nam Thượng (Hà Nội), Đô đốc Lê Văn Hoà, Hiệp trấn Tín đầu hàng. Ngày 20/7/1802 (ngày Canh Thân 21/6/ Nhâm Tuất) Gia Long vào thành Thăng Long.
Cảnh Thịnh đã bỏ chạy trước cùng với các em là Quang Thuỳ, Quang Duy, Quang Thiệu,Tư mã Nguyễn Văn Dụng, Tư mã Nguyễn Văn Tứ, Đô đốc Tú qua sông Nhị Hà đến Xương Giang (Bắc Ninh),Lê chất chỉ huy quân Nguyễn đuổi đến nơi, đêm trú ở chùa Thọ Xương. Dân thôn mưu cướp. Quân đi theo tan vỡ. Quang Thùy đâm cổ tự tử, Đô đốc Tú và vợ tự tử. Tất cả bị đóng cũi đưa về Thăng Long
Ngày 24/10/1802 (ngày Bính Thân 28/9 Nhâm Tuất) Gia Long rời Thăng Long, để Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành. Ngày 27/10/1802 (ngày Kỷ Hợi 1/10 Nhâm Tuất) vua về đến Thanh Hoá yết lăng miếu ở núi Thiên Tôn. Ngày 10/11/1802 (ngày Quý Sửu 15/10 Nhâm Tuất), Gia Long về đến Phú Xuân. Đặng Đức Siêu làm bài ca Hồi loan cửu khúc. kết thúc cuộc nội chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử cổ trung đại Việt nam. Thống nhất hoàn toàn Quốc gia sau hơn 200 năm chia cắt. Hoàn thành vượt bậc di nguyện và ước vọng của tổ tiên và nhân dân là thống nhất nước nhà
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
lễ hiến phù và hành hình Quang Toản và các hoàng thân quốc thích tướng lĩnh Tây Sơn:
Tổng kết, từ tháng 6/1801 đến tháng 7/1802, quân Nguyễn đã bắt được gia quyến, các quan và tướng lãnh sau đây của nhà Tây Sơn: Lê Văn Duyệt bắt được Phò mã Nguyễn Văn Trị và Đô đốc Phan Văn Sách ở mặt trận Phú Xuân. Tại Quảng Bình, các em của Quang Toản là: Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện và hơn 30 người đàn bà, con gái bị đem nộp lấy thưởng. Nội hầu Lê Văn Lợi, Thiếu úy Văn Tiến Thể, Phụ chính Trần Văn Kỷ, Thượng thư bộ Lại Hồ Công Diệu... ra hàng. Gia Long cho Nguyễn Thiếp trở về Nghệ An. Đóng cũi Nguyễn Quang Cương, Tham lĩnh Ngoạn, Tham lĩnh Tuân giải về Bình Định. Còn Nguyễn Quang Tự, Nguyễn Quang Điện, Phò mã Nguyễn Văn Trị bị giải về Gia Định, rồi sai giết đi. Tháng 6/1801, bắt được các tướng Nguyễn Văn Khôn, Hồ Văn Tự, ở bảo Trà Khúc [Quảng Ngãi] đem giải về Kinh.

Tháng 11-12/1801 (tháng 10 ÂL) phụ chính Trần Văn Kỷ đã ra hàng, tìm cách liên lạc lại với vua Cảnh Thịnh, bị giết.
Tháng 4/1802 (tháng 3 ÂL) Nguyễn Văn Vân bắt được ba người con của Nguyễn Nhạc là Thanh, Hán và Dũng, đem nộp, sai giết cả.

Tháng 6/1802, bắt được Nguyễn Lân con Nguyễn Nhạc, ở Nghệ An.

Ngày 3/7/1802, Thiếu uý Đặng Văn Đằng, Đô đốc Đào Văn Hổ đến hàng ở Nghệ An. Bắt được con Nguyễn Huệ là Đốc trấn Quang Bàn cùng Đổng lý Nguyễn Văn Thận ở Thanh Hoá. Tư mã Nguyễn Văn Tứ đem quân trốn đi.

Đặng Trần Thường dâng tù bắt được: con Nguyễn Huệ là Thất, Tham đốc Phạm Văn Điềm, Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ, sai đem giết cả
Tháng 11-12/1802 (tháng 11/Nhâm Tuất) làm lễ tuyên cáo võ công. Ngày 30/11/1802 (ngày Quý Dậu, 6/11 Nhâm Tuất) tế thiên điạ. Ngày 1/12/1802 (ngày Giáp tuất, 7/11 ÂL) tế hiến phù (dâng những người bắt được) ở Thái Miếu.
Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ, áp dẫn Nguyễn Quang Toản và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành,
trước khi chết Quang Toản Quang Thiệu Quang Duy Quang bàn được cho 1 bữa ăn cuối cùng. Quang Bàn có bản lĩnh nhất hất đổ mâm cơm và mắng chửi: "đồ nhà ta trước đây mâm vàng chén bạc thiếu gì việc gì phản ăn cơm mướn của kẻ thù". Riêng Quang Toản là vua nhưng bạc nhược nhất, vẫn cắm cúi ăn. sau khi ăn xong Quang Toản Quang bàn Quang Thiệu Quang Duy phải chứng kiến việc đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vứt đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại. Theo De la Bissaehère thì Quang Toản còn phải chứng kiến binh lính tiểu tiện lên hài cốt của Quang Trung. Không biết việc này có xác thực hay không vì ông ta không tận mắt chứng kiến chỉ nghe kể lại. Sau đó Quang Toản Quang Bàn Quang THiệu Quang Duy đều bị xử lăng trì bằng cách buộc vào 5 voi và xé thành 5 mảnh, đầu bị bêu trên cọc. Sọ Quang Toản thì được nằm cùng sọ Quang Trung và sọ Nguyễn Nhạc trong vò ở nhà Vũ khố.
Thiếu phó Trần Quang Diệu, Tư đồ Võ Văn Dũng, Tư mã Nguyễn Văn Tứ, Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Đô ngu Nguyễn Văn Giáp, Thống tướng Lê Văn Hưng, cùng với bè lũ đầu sỏ đã bắt giam, đều đem giết cả, bêu đầu bảo cho dân chúng. Cái chết của Trần Quang Diệu không rõ bị xử bằng cách nào: người thì nói vì tha cho lính Tây sơn ở Bình Định nên Điệu được ân giảm bằng cách cho uống thuốc độc chết toàn thây, người thì nói ông bị lột da sống. Khả năng Trần Quang Diệu bị xử uống thuốc độc là hợp lý hơn vì Ánh vẫn nể nhất là Diệu trong các tướng Tây sơn.
Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày. Khi giết không có Nguyễn Ánh ở đó nên câu chuyện đối đáp giữa Bùi Thị Xuân và Ánh về cửa Nhật lệ không để lạnh là do các lều Lịch sử đời sau bịa đặt ra. Vì đó là lời đối đáp rất tào lao và xuẩn ngốc: nếu có thêm 10 Bùi Thị Xuân nửa thì Tây Sơn cũng vẫn thua vì sau trận Thị nại thì không ai ở Tây Sơn có thể đối đầu lại đội thủy binh của Nguyễn văn Trương được
Việc Ánh trả thù nhà Tây Sơn được các sử gia đời sau mô tả rất thiên lệch và bảo ông ta dã man tàn nhẫn nhưng họ không đặt vào bối cảnh thời đó: Việc Ánh xử hài cốt Huệ Nhạc Quang Toản và tướng lĩnh cao cấp Tây Sơn đều theo đúng pháp luật thời đó: Luật Hồng Đức và đúng người đúng tội đúng hành vi mà Tây Sơn đã làm: mưu phản cướp ngôi, giết sạch 227 người nhà chúa nguyễn, giết và cướp bóc 10 ngàn người Hoa bất kể già trẻ lớn bé ở Cù Lao Phố, Mỹ Tho và Chợ lớn. đào mộ 8 chúa Nguyễn và cha Ánh lên, truy sát Ánh đến tận cùng... mọi tội ác của Tây Sơn xử như vậy tính ra còn quá nhẹ. khi Tây sơn nổi dậy tham gia vào cuộc chơi binh quyền này thì họ phải chấp nhận luật chơi và hậu qủa khi thua trận. Lúc tàn sát dòng họ nhà NGuyễn, cướp bóc tàn sát dân thường đào mộ phá hũy tông miếu nhà Nguyễn thì Huệ Nhạc và tướng lĩnh Tây sơn cũng không hề hối hận hay chùn tay
Và các sử gia đã cố tình lờ đi những việc khoan hồng mà Ánh đã tha cho Tây Sơn:
Ngày 20/7/1802 (ngày Canh Thân 21/6/ Nhâm Tuất) vua Gia Long đến thành Thăng Long. Ra lệnh: "Những kẻ có nhận quan chức của giặc ra thú thì được miễn tội, gần thì hạn 3 ngày, xa thì hạn 5 ngày. Nếu quá hạn mà không ra thú, bị người ta bắt được thì làm tội. Những tàn quân của giặc mang theo binh khí trốn về, thì lập tức phải đến cửa quân trao nộp, nếu cất giấu thì xử theo quân pháp.
tất cả những tướng ra hàng đều được Ánh tha không giết. Ánh còn tha cho toàn bộ quan văn của triều tây Sơn. thả La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp cố vấn cao cấp của Huệ, Chỉ phạt đánh roi 3 quan chức cao cấp nhất là Nguyễn Gia Phan, Phan Huy Ích và Ngô Thì nhậm sau đó tha về. Riêng Ngô Thì Nhậm bị đánh chết là mâu thuẩn cá nhân của Nhậm và Đặng Trần Thường.
Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544).
những quan chức Tây sơn sau này đều được Ánh trọng dụng, ai hợp tác với Ánh thì đều được bổ nhiệm làm quan như Bùi Dương Lịch Nguyễn nể, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Chú nguyễn gia phan... con cháu họ sau này cũng vẫn được bổ nhiệm làm quan nếu có tài đức, không bị xét lý lịch làm khó dễ.
Các tướng lĩnh tây sơn khi hàng đều được bổ nhiệm tùy công việc. Đặc biệt có Lê Văn Thanh: Khi Nguyễn Ánh vây Thành Quy Nhơn vì thiếu lương và không có quân tiếp viện Đại Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy phải ra hàng được Ánh bộ nhiệm chức cũ, nhưng khi thấy Trần Quang Diệu đem binh đến Thanh lại cướp thuyền trốn về theo Diệu. Sau khi Tây sơn mất Thị nại Phú Xuân và bị vây ở Bình định lần thứ 2 thì Thanh lại ra hàng quân Nguyễn lần nửa. Thanh bị Lê Văn Duyệt đóng gông giải về Kinh. Ánh cho gọi đến hỏi rằng: "Ngươi tự đem thành để hàng, ta đối đãi không bạc, cớ sao ngươi lại phản?". Thanh lạy rạp xuống đất khóc kêu. Ánh không nỡ giết, sai tha ra sau đó vẫn tiếp tục được bổ nhiệm. Binh lính tây sơn kẻ khỏe mạnh đều được bổ nhiệm thu dùng vào đội ngũ kẻ già yếu bệnh tật đều được cấp cho tiền gạo thả về quê.
đối với họ Trịnh và họ Lê Nguyễn Ánh đối xử rất tốt:
Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời” (Thực lục I, tr.508).
Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch)
với nhà Lê: Khi Nguyễn Ánh lên ngôi Nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Chiêu Thống thái Hậu thái tử về táng ở quê nhà và cho tất cả các người bề tôi trốn theo đều được về nước. Các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống (đã quàn 12 năm) thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi! (chi tiết này ghi trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, không rõ thực hư thế nào).
Khi di hài vua Lê đưa về đến cửa ải, có bà hoàng phi của vua là Nguyễn Thị Kim nghe tin, liền từ Kinh Bắc lên cửa ải để đón linh cữu. Ngay từ hôm ấy, hoàng phi tuyệt thực, hằng ngày vật vã bên linh cữu mà khóc lóc. Ngày 23-8-1804, di hài đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt vua Lê sang một chiếc tiểu khác, thấy trái tim vẫn còn y nguyên.
Tế xong, hoàng phi đến trước hương án khóc lóc thảm thiết, rồi sau đó, uống thuốc độc tự tử. Người khắp nước ta và người Trung Quốc đều khen là bậc “tiết nghĩa”.
Các bề tôi trốn theo vua Lê, về sau, vào năm Tự Đức thứ 14 (1860), được nhà vua cho lập đền thờ ở phía tây thành Thăng Long, tại phường Thuỵ Chương, thuộc huyện Vĩnh Thuận. (Có tài liệu cho là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội ngày nay). Chính giữa thờ Lê Quýnh (thụy là Trung Nghị), bên tả 11 vị, bên trái 11 vị, phía đông thờ 5, phí tây thờ 5. Như vậy tất cả gồm 33 người, đều được gọi là “Cố Lê tiết nghĩa thần” (các bầy tôi tiết nghĩa đời Lê) và ngôi đền cũng đề là “Cố Lê tiết nghĩa từ”
Nguyễn Ánh cho tìm dòng dõi nhà Lê. Phiên thần Thái Nguyên Ma Thế Cố tâu là Lê Duy Hoán (con trai của Duy Chỉ, cháu gọi vua Chiêu Thống bằng bác ruột) còn ẩn nấp ở đấy. Vua Gia Long phong cho Lê Duy Hoán làm Diên Tự Công, thế tập tước vị và 10,000 mẫu tư điền để thờ cúng lăng miếu. sau Lê Duy Hoán mưu phản bị bắt khai có thông đồng cùng Nguyễn văn Thuyên con Nguyễn văn Thành, hâu quả cả Thành và Thuyên đều vì vạ lây mà xử chết. Con Hoán là Lê Duy Lương tham gia khởi nghiã chống nhà NGuyễn thời Minh Mạng cũng bị xử chết
Có thể nói chính sách hòa hợp và hỏa giải dân tộc Ánh làm rất tốt và hợp đạo lý. Tiến bộ và văn minh hơn rất nhiều đám bần nông chiến thắng cuộc nội chiến 173 năm sau. Bắt tất cả tướng lĩnh và viên chức binh lính đối phương vào trại cải tạo tù đày có những người bị tù đến 15 năm, ghi vào lý lịch 3 đời không bổ nhiệm vào chính quyền những thân nhân con cái cháu chắt viên chức sĩ quan binh lính chế độ cũ. Cấm các viên chức chính quyền hay Đ_ảng viên sĩ quan quân đội Công An kết hôn hay kết thông với viên chức hay binh lính sĩ quan tướng lĩnh chế độ cũ cải tạo công thương nghiệp đánh tư sản chiếm hết tài sản những người chế độ cũ đẩy họ vào con đường vượt biên tha hương... khiến cho thù hận dân tộc suốt mấy chục năm vẫn không hóa giải được.
Chỉ tiếc là những nhà lịch sử thuộc thế hệ bần nông đã dùng những lời lẽ xấu xa nhất chê bai mạt sát Nguyễn Ánh không tiếc lời trong khi bản thân chế độ của họ còn làm những việc xấu xa tồi tệ hơn Ánh rất nhiều thì lại dấu nhẹm đi
 
Chỉnh sửa cuối:

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
491
Động cơ
426,797 Mã lực
Có thể nói chính sách hòa hợp và hỏa giải dân tộc Ánh làm rất tốt và hợp đạo lý. Tiến bộ và văn minh hơn rất nhiều đám bần nông chiến thắng cuộc nội chiến 173 năm sau. Bắt tất cả tướng lĩnh và viên chức binh lính đối phương vào trại cải tạo tù đày có những người bị tù đến 15 năm, ghi vào lý lịch 3 đời không bổ nhiệm vào chính quyền những thân nhân con cái cháu chắt viên chức sĩ quan binh lính chế độ cũ. Cấm các viên chức chính quyền hay Đ_ảng viên sĩ quan quân đội Công An kết hôn hay kết thông với viên chức hay binh lính sĩ quan tướng lĩnh chế độ cũ cải tạo công thương nghiệp đánh tư sản chiếm hết tài sản những người chế độ cũ đẩy họ vào con đường vượt biên tha hương... khiến cho thù hận dân tộc suốt mấy chục năm vẫn không hóa giải được.
Chỉ tiếc là những nhà lịch sử thuộc thế hệ bần nông đã dùng những lời lẽ xấu xa nhất chê bai mạt sát Nguyễn Ánh không tiếc lời trong khi bản thân chế độ của họ còn làm những việc xấu xa tồi tệ hơn Ánh rất nhiều thì lại dấu nhẹm đi
<== Cụ chủ cung cấp thông tin nhiều chiều cho các cụ khác đọc thì OK
Đúng Sai ra sao thì mỗi người sẽ tự có hiểu biết riêng.

Về lịch sử chỉ cần nêu sự kiện, ko cần pha thêm những ý kiến riêng có đôi chút "hằn học" của cụ, sẽ dễ làm bay thớt :)
Kính cụ.
 

sunvoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381762
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,977
Động cơ
256,965 Mã lực
Bao giờ con em chúng ta mới được học sử đa chiều nhỉ
 

Cad pro

Xe máy
Biển số
OF-433599
Ngày cấp bằng
30/6/16
Số km
57
Động cơ
214,110 Mã lực
"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!".

Triều đại này rất có nhiều điều đáng để đọc và suy ngẫm
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Những năm gần đây ko hiểu sao có nhiều tư tưởng xét lại : coi việc cầu viện Xiêm chỉ là vết mờ chứ ko phải vết đen.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Những năm gần đây ko hiểu sao có nhiều tư tưởng xét lại : coi việc cầu viện Xiêm chỉ là vết mờ chứ ko phải vết đen.
nó chẳng phải vết mờ hay vết đen gì. đen hay mờ là do tư tưởng của giới cầm quyền đặt ra phục vụ lợi ích của họ,
thời đó TK18 kêu quân đội nước ngoài về là chuyện rất bình thường
 

Sondaubang

Xe điện
Biển số
OF-406839
Ngày cấp bằng
25/2/16
Số km
2,380
Động cơ
243,610 Mã lực
Topic rất hay, em đọc từ đầu đến cuối. Cảm ơn cụ chủ thớt, cảm ơn các cụ phản biện, nhờ kiến thức sâu rộng của các cụ mà em được mở mang tầm nhìn. Lạ một điều: đã là lịch sử thì phải chính xác (dù là theo tư liệu của bất cứ bên nào), sao có những điều ở trong này được dẫn chứng hẳn hoi mà sử chính thống lại không nêu nhỉ, chả có lẽ các nhà sử học đương thời không có điều kiện tiếp cận tài liệu như các cụ of nhà mình.???
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,244
Động cơ
699,776 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất viết thêm cho hoàn -thành nốt thớt này. Việc biên- dịch tài liệu mất nhiều thời gian quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top