[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vì các lý lẽ trên mà hiện giờ tôi phải hành-lễ trong tỉnh Sa-đéc,vì tỉnh nầy đã được chỉ-định đưới quyền của bốn quốc-gia ( không hiểu đoạn này giáo sĩ nói đến 4 quốc gia nào, cai quản hay truyền giáo). Tôi thấy tôi không hữu ích cho lắm. Huynh-Trưởng Emmanuel cũng sổt sắng chăm lo hành-lễ tới lúc nào hay lúc ấy. Vì đông tín-đồ ở các xóm đạo đến đó xưng tội. Tôi rất tiếc vì sức khỏe của tôi không cho phép tôi hoạt-động trong trường-hợp hiện hữu.

Tôi đã kiếm nhiều loại dược phẩm, nhưng tôi không đỡ đặng chút nào vì chứng bế-tắc tụy-tạng. Chứng ấy càng khó trị, khi tôi càng trải qua nhiều mệt nhọc. Tôi dự-bị sắt để đốt thịt
( không hiểu giáo sĩ chữa bệnh kiểu gì???) . Nếu bịnh bế-tắc tụy-tạng không lui trước lửa để đốt thịt tôi, tôi sẽ chết mất và hết phụng-sự trong Truyền-giáo-hội.

Bây giờ, ngó thấy rõ Xiêm-quốc giúp đỡ quân-sự cho Cựu-Vương
( Ánh) ở Quảng-Nam-quốc.

Sự lo âu của chúng tôi đến đây cũng vợi bớt, vì chúng tôi nom chiến-thuật của Xiêm-quân đáng cho chúng ta hy-vọng. Cầu xin Chúa Trời ban cho hòa-bình để cho các xóm đạo thống khổ của chúng ta đặng yên ổn. Những tín-đồ Cơ-đốc phải gánh cái ách không chịu nổi, phải trốn chui trốn nhủi và phiêu-bạt khắp xứ đề tránh những vô số lịnh và những lịnh ấy nặng nề lắm mỗi ngày, chúng tín-đồ phải thay đổi địa-phương và tỉnh hạt.

Vì lẽ ấy cộng với nhiều lý-do khác nói trên kia, tôi không thề nào gửi đến cho Cha một sồ đầy đủ của các tín-đồ Cơ-đốc. Sau cùng các Đức Cha Ginestar và Casiuera gạt được bọn nổi-loạn . Lối cuối năm 1786 hay là đầu năm 1787 hai Cha trốn thoát qua Mã-Cao. Tại đây, hai Cha trú-cư tới đầu năm 1789.

Trong một bức thơ đề ngày mưòỉ một thảng sáu năm 1789, Cha Castuera thuật với Cha Provincial rằng Cha đi Quảng-Nam-quốc tháng ba cũng năm này. Trong một bức thơ đề ngày mười một tháng bảy, Cha nói hai Cha tách bến Mã-Cao và tới cảng Tourane ( Đà NẴng) mau lẹ rồi nghi ngơi các hải-cảng khác, các Cha tìm đẳo Poulo-Condore
( Côn Lôn) , vì có lẽ nơi đây các người Pháp phải được công-hàm Nhà Vua (Ánh) .

Các người Pháp này là bạn đồng đi một lượt vói hai Cha, Từ đảo Côn-sơn, hai Cha về Lục-Tỉnh. Lúc bây giờ, Nhà Vua (Ánh) đang tấn-công một vị Phó-Vương và quân lính của ông.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 7. NGUYỄN-ÁNH LÀM SỞ-HỮU-CHỦ QUỐC-GIA VÀ TUYÊN-BỐ HOÀNG-ĐẾ QUẢNG-NAM-QUỐC VÀ BẮC-HÀ.

Trong bức thơ trước, Cha Ginestar đã thuật lại sự thất-trận của Nguyễn-Ánh.

Sau khi ấy, Nguyễn-Ánh và gia-quyến rút lui trên đào Phú-Quốc (Hon Phou-Kouk) , nơi đây Nguyễn-Ấnh có hội-đàm vớt Đức Thầy Trợ-Tế Truyền-giáo (Lộc) và hai Cha Franciscains là Ginestar và Castuera. Tây-Sơn đuổi theo Vương, Vương trú-ẩn ở nhiều đảo trong vịnh Xiêm. Vương chạy qua đế-đô Bangkok, nơi đây, năm 1786, Vương dự phần hoạt-động rất gắt chống trả bọn xâm-chiếm Miến-điện. Vua Xiêm ghi ơn Vương lắm, và hứa sẽ giúp quân-binh đề thâu-phục quốc-gia của Vương. Trước khi chấp-thuận việc viện-binh, Nguyễn-Ánh hiệp Hội-đồng tướng-lãnh lại. Tưởng Nguyen-Van-Tanh
( Nguyễn Văn Thành) chống lại việc mượn binh Xiêm-quốc, Nguyễn-Ánh hoàn về đảo Phú-Quốc với binh lính của Vương.

Vương mói sai quân xây đắp thành lũy đề tránh những sự bất-ngờ quân-sự. Từ đó, đi ngang qua đất Chiampa
(không rõ chỗ nào, có lẽ nên tham khảo tài liệu của các giáo sĩ hội Thừa Sai, thì rõ hơn là Ánh cùng bộ sậu về nước , có qua đảo Phú-Quốc, đi thuyền vòng mũi Cà-Mau rồi vào cửa Tranh đế, hoặc là cửa Bassac mới vào sông Hậu)

Vương vào- Saigon, nơi đây người ta để dành cho Vương một cuộc tiếp rước long- trọng; thừa dịp ba anh em Tây-Sơn đang thù ghét lẫn nhau, Vương thu phục lại đặng một phần lớn quốc-gia của Vương trước khi quân Pháp giúp đỡ Vương.


Cha Castuera có viết một cái thơ lời lẽ như vầy, đề ngày 11 tháng 6 năm 1789.

“Trong lúc tôi đến đây, khi khởi đầu năm nay, Nhà Vua đã làm sở-hữu-chủ tất cả khu trong đó gồm cả đại Truyền-giáo-hội của chúng ta, và một phần tỉnh khác làm giáo-khu cho các Cha người Pháp. Nhà Vua phải đánh nhau với vị Phó-Vương
(Phạm Văn Tham) có uy-lực hơn hết trong những vị Phó-Vương.

Sau khi chiến-tranh chống Phó-Vương ấy trên bộ dưới biển hơn sáu tháng, Nhà Vua đặng lợi-điểm là Phó-Vương không đặng viện-binh của Tây-Sơn, vì ba anh em Tây-Sơn đang chia rẽ nhau. Hồi bấy giờ; người em út
( Nguyễn Huệ) đang ra chiến-trận chổng quân Trung-Hoa, tại Vua Bắc phần yêu-cầu binh Trung-Hoa tiếp-trợ. Vì thế Nguyễn-Ánh bao vây được Phó-Vương trên khô dưới biển; bị bủa vây, và gần chết khát, Phó-Vương đầu hàng gông đóng trên cổ. Nhà Vua thấy sự thể như vậy, bảo gỡ gông cho Phó-Vương, các quan và tha cho tất cả vì lòng cao-thượng và tinh-thần có giá-trị của Nhà Vua.

Nhà Vua chiếm-cứ tất cả tàu và thuyền, và sổ võ-khí quan-trọng. Nhà Vua lại truyền đem Phó-Vương và các quan về Dinh và phong quan-chức cho Phó-Vương. Dân chúng oán ghét Phó-Vương vì hắn thi-hành việc ác đối với dân-chúng trong các tỉnh ấy; nhiều người bị hắn xuống lịnh hạ-sát. ít ngày sau, vì có bằng cớ rằng Phó-Vương đã thông đồng với Tây-Sơn, Nhà Vua xuống lịnh chém đâu Phó-Vương. Đầu nầy bị bêu trên một đại-công-trường trong ba ngày.


( Đoạn này có lẽ không trung thực, xem những việc Phạm Văn Tham đã làm, cách nói chuyện và đối xử với 2 giáo sĩ Bồ Đào Nha, thì thấy rõ là ông có học vấn và rất khoan dung, không có chuyện ông tàn sát dân, ÁNh xử chém ông vì ông vẫn bí mật liên lạc với Tây Sơn mà thôi)

Lúc Nhà Vua thắng trận trở về, hai người giáo-sĩ Pháp và tôi đi yiết-kiến Nhà Vua. Nhà Vua rất vui lòng gặp lại chúng tôi, mà nhứt là tôi (giáo sĩ Castuera này gặp Ánh lúc trốn chui lủi ở Phú Quốc năm 1782, đến lúc này là 1789, tức là 8 năm) đã quen biết Nhà Vua từ lâu rồi. Khi chợt ngó thấy tôi, Nhà Vua gọi tôi bằng tiếng Âu-Tây và tiếng Việt; Nhà Vua hỏi tôi ở xóm đạo-nào?

Nhơn dịp giữa năm mới, tập-quán của họ là phải hành-lễ, tôi mới một mình tối đi chúc thọ Nhà Vua. Nhà Vua rất tốt bụng hơn lần thứ nhứt, mời tôi ngồi, danh-dự nầy không có được đối với các cố-vấn của Nhà Vua. Ngài hỏi thăm tin tức của Huynh-Trưởng Samtrayo
( không rõ ai) . Ngài muốn biết nhờ cách nào chúng tôi thoát khỏi tay của Tây-Sơn, tôi có quen biết với Phó-Vương của Tây-Sơn chăng, người ấy đang có mặt ở đây, và vài ngày sau cuộc yết-kiến của tôi, Ngài đã ra lịnh chém đầu Phó-Vương Tây-Sơn.

( Đoạn này cho thấy sự vô ơn của giáo sĩ Castuera, ông ta đã được Phạm văn Tham trả tự do, cho đi chữa bệnh, lại không hề ngăn cấm truyền Đạo,vậy mà khi Ánh hỏi có biết Tham không, ông đã lờ đi, không một lời bênh Tham. Ngoài ra, căn cứ vào ngày tháng ông ta đến thăm Ánh, thì có lẽ là ngày 1 Têt 1789, vài hôm sau Ánh chém Tham, có lẽ vào 3 hoặc 4 Tết,thật tàn bạo)

Sau cùng, Nhà Vua hỏi tôi câu nầy:

" Và bây giờ đây, Cha sợ bọn Tây-Sơn nữa chăng ?"

Tôi đáp lời tất cả các câu hỏi, và, cuối cùng tôi trả lời rằng tôi không sợ Tây-Sơn vì Tây Sơn ở rất xa, Nhà Vua vui tươi lung lắm. Chúa Trời không muốn cho Nhà Vua hỏi tôi câu nào về y-học, nên Ngài không hỏi. Sau khi chiến-thắng tên đốn-mạt Phó-Vương kia, Nhà Vua trở thành oai cường hơn lúc nào hết. Bây giờ, Nhà Vua có sáu ngưòi Pháp ở chung quanh Ngài, một người đào ngũ của chiếc thuyền buồm, thuyền nầy tới đảo Côn-Nôn để tìm Nhà Vua, các người khác từ Mã-Cao đến với phương tiện của họ.

Cả sáu người Pháp làm huấn-luyện-viên cho lính của Nhà Vua.
 

Click 110

Xe tải
Biển số
OF-81796
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
374
Động cơ
421,899 Mã lực
Cảm ơn các Cụ đã chia sẻ thông tin bổ ích
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Làm Hoàng-đế người lãnh-tụ Tây-Sơn ( Nguyễn Nhạc) gầy ốm lắm, vì mệt nhọc quá sức do chiến-tranh chống vời người em út (Nguyễn Huệ) . Hai anh em tranh giành chiến-lợi-phẩm lấy đặng ở Bắc-Hà.

Đầy năm, noi theo ý-muốn của đấng Tối Cao, Nhà Vua chiếm lại đặng tỉnh màu mỡ là Đong-Nai. Từ ngày ấy, Ngưyễn-Nhạc ờ trong thành-lũy cách đây lối năm chục dặm ,không đám nhúc nhích chút nào hết. Người Tây-Sơn em út bận chiến tranh chống Trung-Hoa, nhờ thế Nhà Vua vô đặng trong tỉnh này sản-xuất lúa gạo mạnh nhứt trong vương-quốc.

Tất cả các tỉnh khác đều đói. Trong tháng nầy
( tháng 6 năm 1789) Nhà Vua chờ đợi hạm-đội của người Pháp, để chấm dứt loài yêu-quái đang làm khổ cho dân-gian trong xứ, Năm rồi, các người Pháp đến không đặng, duyên do tại có mối bất-hợp nảy mầm giữa họ. Nhà Vua ngóng trông họ ở đảo Côn-Nôn với vài viên quan. Tôi muốn nói rằng Nhà Vua có đề lại đảo ấy một số tàu nào đó của Ngài đi chực đón các người Pháp, Nhà Vua ở tại tinh nầy ( Đồng Nai) .

Nhưng nếu có việc ngẫu-nhiên, các người Pháp không đến, trên bộ dưới biển cũng không dễ gì Tây-Sơn chiến-thắng Nhà Vua, duyên cớ là tại mối bất-hòa tồn tại giữa hai anh em độc-ác Tây-Sơn và chiến-tranh mà một trong hai người em chống quân Trung-Hoa ở tại Bắc-Hà.

( Các giáo sĩ này không có thiện cảm với Tây Sơn, họ có nhiều lúc bịa đặt những lời như: độc ác, tàn bạo, dù thực tế, họ đã gặp mặt Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Phạm Văn Tham, qua lời nói và việc làm do chính họ ghi lại, ta chưa thấy Tây Sơn làm gì quá đáng)

Đức Thầy Trợ-Tế Truyền-Đạo
(Lộc) và Đông-cung Cảnh đi Pháp-quốc năm 1785. Đến Ba-Lê năm 1787, sau khi thương-lượng với Pháp-đình tất cả các điều chúng tôi có ghi chép trong tự-ngôn của tác-phẩm hiện tại ( tức là tài liệu này, Archives Ibéro-Americaines, không hiểu sao tài liệu về châu Á lại được xếp vào nhóm tài liệu này?)

Đức Thầy Trợ-Tế Truyền-Đạo và đông-cung Cảnh hồi về Lục-Tĩnh trong vòng tháng bẩy năm 1789. Viên thống-đốc Pondichéry cầm
(giữ) lại những bộ-đội do Vua Pháp-quốc gởi qua và chỉ cho phép sang Lục-Tỉnh có một chiếc tàu chiến và hai chiếc thương-truyền, hai mươi sĩ-quan và năm trăm người lính. Những người nầy huấn-luyện đạo-quân quốc-gia để xung-phong lần cuối cùng chống bọn nồi-loạn. ( Tây Sơn)

( Qua tài liệu này, ta lại thấy ràng Pháp đã viện trợ cho Ánh những 20 sĩ quan và 500 lính Pháp, chứ không phải chỉ là mấy chục như các tài liệu khác)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong một bức thơ đề ở Chợ-Quán ngày bốn tháng ba năm 1790, gởi cho Cha Provincial, Đức Cha Jean đe Jésus Maria viết rằng:


" Nhà Vua ở tại Đồng-Nai, đang chuẩn-bị chiến-tranh chống Tây-Sơn. Rất hùng cường, Nhà Vua đem theo lối chừng mươi tàu Bồ Đào-Nha và một tàu Pháp, tất cả đều là thương-thuyền, song có đủ võ-khí chiến-tranh với quân-nhu cần-thiết. Nhà Vua làm sở-hữu-chủ đất đai tại-tỉnh Đồng-Nai và hy-vọng sẽ tái-chiếm những tỉnh khác, chỉ cỏ một mình bạo-quân kia
( Nguyễn Nhạc) chống lại ý-kiến đầu hàng, còn quần-thần thì không. Vì bạo-chúa ỷ-lại vào thành lũy làm sức mạnh, nên chúng tôi nghĩ rằng Nhà Vua thế nào cũng thắng trận.


Thật vậy, tháng tám năm 1792, các bộ-đội Nhà Vua sẵn sàng tác-chiến.Cha Ginestar viết rằng:

“Tây-Sơn không ngờ Nhà Vua tới Bình-ĐỊnh hồi bấy giờ, vì theo nguyên-tắc thuyền muốn trong Nam ra đến đó phải đợi gió mùa thổi từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên,Nhà Vua ngó thấy gió mùa còn thuận-tiện cho Ngài thật-hiện
(thực hiện) ý-muốn của Ngài, nên Ngài xuất-hiện trước cảng của Tây-Sơn, nơi đây Tây-Sơn gom lại nào là tam-bản, nào là thuyền-chiến và những tàu khác.

Tàu buồm thứ nhứt của Nhà Vua là chiếc tàu vỏ bằng đồng, vật chưa từng thấy ở Quảng-Nam-quốc vô trong cảng dưới quyền chỉ-huy của Ông Dayot, ông này trước kia ở Ma-ní. Lầm tưởng là một chiếc thương-thuyền, bọn giám-thủ cảng cỡi thuyền ra đề khám xét, nhưng ngó-thấy đoàn chiến-thuyền của Nhà Vua theo sau, liền muốn cấm ngăn, chiếc tàu buồm vô cảng. Bọn giám-thủ tác-xạ ra năm hay sáu phát đại- bác, chiếc tàu buồm kéo cờ giặc lên và bắn trả tất cả súng ở be tàu; rồi chiếc tàu day
(chạy) qua bên kia để tàu bên kia bắn lên.

Song le,Tây-Sơn liên-tiếp sử-dụng đại-bác, nhưng, hồi chiếc tàu vỏ đồng mới day qua để bắn, quân bảo-vệ hải-cảng đều bỏ chỗ chạy trốn và trong hai ngày ở lại hải cảng, Nhà Vua xuống lịnh cho hỏa-thiêu tất cả tàu bè.Nhà Vua không ý-muốn đem tất cả tàu thuyền về làm chiễn-lợi-phẩm.


( Như vậy trận Thị Nại lần 1 này, là do tàu đồng của Tây oánh, do sỹ quan Dayot chỉ huy, Nguyễn Ánh chờ tàu Tây bắn xong mới đến)
 

hunghk

Xe tải
Biển số
OF-304289
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
225
Động cơ
305,990 Mã lực
Gia phả nhà em mới kịp ghi lại từ đầu thế kỷ 18.
Các cụ thật là sống lâu và am hiểu nhiều về lịch sử
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhà vua hoàn về Đồng-Nai lấy tư-cách người chiến-thắng, với thâu-thập được tin mừng rằng hai anh em Tây-Sơn đánh nhau vào năm 1790 và đến năm 1792, mối bất-hòa ấy tồn-tại luôn luôn giữa hai anh em. Nhà Vua lãnh-hội viễn-ảnh chiến-thắng sẽ thuận-lợi cho Ngài.

Lúc hồi về xong, Nhà Vua dự-bị tất cả lực-lượng lục-quân và thủy-binh đề đi chiến-trận năm 1793. Trước khi ra đánh giặc, Ngài chỉ định lập hoàng-tử làm đông-cung, hoàng-tử đã đi theo sang Pháp với Đức Giám-mục, và vì tuổi còn thơ ngây nên Ngài cho Giám-mục làm sư-phó. Một quyết-định như thế có hậu-quả là Nhà Vua khen tặng Thánh-Giáo của chúng ta và tán tụng tánh tình trung-thực của Đứa Giám-mục. Tất cả người đều lấy làm thán-phục Ngài. Cũng trong lúc ấy, Nhà Vua bắt được tin rằng kẻ oai cường và đáng kinh hãi của ba anh em Tây-Sơn, là Tây-So (sic)
( Nguyễn Huệ) đã từ trần. Vài người nào đó khẳng-định rằng hắn bị đầu độc và hắn đề ngôi lại cho một người con mới lên mười hai tuồi đầu.

( Đoạn này không chính xác, các giáo sĩ khen ngợi Ánh quá lố vì họ tưởng Ánh lập Cảnh, đã theo Đạo làm đông cung sẽ tốt cho việc truyền Đạo của họ, kỳ thực sau này Cảnh cũng thay đổi để lấy lòng các quan, tệ nhất là Cảnh cho Lộc nghe bài " Tả Đạo" bôi bác đạo Thiên CHúa. Hơn nữa, lúc này Nguyễn Huệ đang tập trung quân oánh 1 trận quyết định với Ánh, các giáo sĩ hội Thừa Sai chuẩn bị chuồn hết, lấy đâu ra mà Ánh tập trung quân để đi oánh Nguyễn Huệ???)

Nhà Vua với chúng tôi đều tin cậy đầy đủ nơi mình. Nhà Vua có xác-tín là không phải phí sức nhiều đề đem lại hòa-bình trong xứ. Quả thật, lúc Ngài đề binh ra Qui-Nhơn thì lục-quân tái chiếm dễ dàng bốn tỉnh ở giữa rồi tới Qui-nhơn, mà không gặp sức kháng-cự nào hết.


Qui-Nhơn là trào-chánh của Vua Tây-Sơn lớn tuổi, nhưng không đặng hùng cường cho mấy, và cũng trước cửa thành Qui-Nhơn bạo-quân lầm tưởng là sẽ đánh bại quần Nhà Vua. Tín-nhiệm hoàn-toàn nơi lực-lượng của tượng-quân, Tây-Sơn nghinh-chiến, bị thất trận và mất một số lớn quân-sĩ của Tây-Sơn; có lớp người bị bắt làm tù binh, có lớp khác đầu-hàng Nhà Vua, Với phần còn lại, Tây-Sơn rút vào thành và đóng các cửa lại. Nhà Vua xua binh tấn tối, vây thành. Tây-Sơn ở trong đó ba tháng.

Cuối khoảng thời-gian ấy, nhận thấy Nhà Vua không làm gì đề phá cửa thành, những người Pháp mới đề-nghị với Nhà Vua rằng người Pháp sẽ phá cửa thành nội trong mười ngày. Nhà vua đáp-lời là điều ấy không cần-thiết, vì ở trong thành có người của Nhà Vua, họ sẽ mở cửa ra giao thành cho Nhà Vua, cả những người ẩn-náu trong thành. Nhưng, đến thời-gian ấy, Nhà Vua và thuộc-hạ đều bị dối gạt hết. Quân-sĩ Nhà Vua đã để từng chỗ nhiều thang leo, không chừng những người trong thành đã có ý-muốn như vậy, nhưng dấu hiệu của họ chờ đợi người trong thành đưa ra, chẳng hề đến với họ. Duy có tới họ, là hiệu-lịnh Nhà Vua ra để rút quân mà thôi. Binh bị vây hãm ở trong vị-trí cùa chúng đặng ít ngày sau đó, người ta thấy đạo-binh cứu-viện tới. Đạo-binh nầy đến là Tây-Sơn yêu-cầu vua Bắc phần, cháu của Tây-Sơn
(Cảnh Thịnh) , viện-trợ cho.

Nhà Vua
( Ánh) phải lui quân về Đồng-Nai. Viện-binh làm chủ tình-hình ở đó. Với tư-cách là đồng-minh,viện-binh ấy vô thành và đóng binh trong đó, đoạn mới câu-lưu Tây-Sơn đề giao về công-lý của người cháu. Viện-binh ấy nói rằng; người cháu muốn trả thù cho cha vì bác (Nhạc) đã chiến-tranh chống cha của người cháu. Vả lại việc ấy không cần thiết cho lắm, vì chẳng bao lâu, Tây-Sơn Vương qui tiên-cảnh vì buồn rầu, hay vì bị đánh thuốc độc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi rút lui, Nhà Vua để lại nhiều đồn binh trong bốn tỉnh mới tái-chiếm, và trong châu-thành ở tỉnh láng-giềng (tức thành Diên Khánh). Ngài cũng truyền cho một đạo-binh đóng đồn ở đỗ. Để chăm sóc thành nầy, Nhà Vua hạ lịnh cho Đông-cung ra đó trấn-thủ và Đức Giám-mục phải đi kèm theo, sau lời yêu-cầu của Nhà Vua, duyên-cớ do tôi giải-bày trong tài-liệu bí-mật .( Những tài liệu này mô tả việc ÁNh và Cảnh bắt đầu ngả theo Nho Giáo cổ hủ, quay lưng lại với Lộc và các giáo sĩ) đính theo bức thơ này. Muốn tránh thoát sự dài dòng lạt lẽo trong bức thơ, tôi xin Cha hãy xem những tài-liệu ấy.


Tôi tùy theo Sự Phước Thiện của Cha, Đức Chúa Trời che chở cho Cha, người đàn em quyến luyến Cha và phục-tòng Cha:


Ký tên : Fr. Santiago Ginesta
r

Sau hai sự từ trần của hai anh em Nguyễn-Nhạc và Nguyễn-Văn- Huệ,những đạo-binh dấy loạn yếu lắm. Bởi lẽ ấy, sau khỉ tổ-chức các bộ-đội quân mình lại cho có qui-củ, Nguyễn-Ánh quyết-định sẽ đánh một trận quyểt-liệt vào năm 1798. Khởi-điểm là đánh Qui-Nhơn, vì vùng nầy có xây đắp pháo-lũy nhiều, Nhà Vua tàn-phá các lũy. Chiến-thắng nầy dẫn đến chiến-thắng khác, Nhà Vua trục-xuất tất cả kẻ nổi loạn. Ngài tái-chiếm lại tất cả Quảng-Nam-quốc vào năm 1802.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,805
Động cơ
335,763 Mã lực
Ngay cả những người hâm mộ cụ Ánh thì rất nhiều người cũng phải thừa nhận là nếu cụ Huệ mà không đột ngột băng hà, khả năng đánh bại cụ Ánh là rất cao. Còn quân Xiêm thì đã giúp cụ Ánh từ rất lâu rồi nhưng vẫn không ăn thua, lại đã gây quá nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam nên nếu sau này có sang giúp thì cũng sẽ không được lòng dân, thậm chí còn tạo nên hình ảnh xấu cho cụ Ánh, chính vì thế sau này cụ Ánh cũng có dám nhờ đến quân Xiêm đâu? Mặt khác, Xiêm cũng còn phải lo tự bảo vệ mình, cụ bảo làm sao mà dốc toàn lực giúp cụ Ánh được?
Còn về công nghệ, vũ khí thì cụ Huệ cũng là người rất chú trọng nghiên cứu học hỏi từ nước ngoài, sẽ không có chuyện kém cụ Ánh về mặt này đâu ạ. Như em đã nói ở trên, cụ Huệ mất 2 năm rồi mà quân Tây Sơn vẫn đánh đuổi cụ Ánh đến tận Bà Rịa, mấy lần cụ Ánh vẫn suýt toi thì cụ nghĩ cụ Ánh sẽ đánh giằng co được với cụ Huệ sao?
Em không phủ nhận quân Tây Sơn tinh nhuệ thì rất thiện chiến nhưng oánh nhau với đội hình huấn luyện kiểu tây thì chưa chắc đâu , chúng ta mới chỉ thấy các giáo sĩ nói vũ khí của Tây Sơn cũng hiện đại chứ không có tài liệu đích xác là loại súng gì , pháo ra sao chưa kể có vũ khí hơn thì chắc chắn một điều là cụ Huệ không bao giờ thèm chơi đội hình kiểu tây đâu nhỉ . Còn bên cụ Ánh em thấy có ghi loại hỏa xa ( có bánh xe ) đây là loại pháo lớn có sức công phá và quan trọng nó gây thiệt hại rất lớn nếu số lượng của nó nhiều và kết hợp với đội hình tây .
Cụ nào chưa hình dung được thì xem tạm clip sau đây về sức mạnh của đội hình tây với không đội hình :


Cụm từ nhân dân Việt Nam của cụ không đúng khi quân Xiêm oánh ở miền trong nơi rất nhiều chủng người mà người kinh laị là thiểu số , ý chí giữ đất giữ làng không thể như người Việt được . 2 bên đánh nhau , bên nào chả vơ vét người , của , cụ chắc phía bắc lòng dân hướng về Tây Sơn cả ? . Nếu tính nguồn vật lực thì theo cụ một bên được sự ủng hộ của Xiêm , dân Minh Hương ... về của cải , người với một bên là nền kinh tế chưa có thành quả , nguồn vật lực vẫn vơ vét từ trong dân là chủ yếu thì bên nào hơn . Xiêm nó không dốc toàn lực cũng không để cụ Ánh bấp bênh đâu , như trong các tài liệu trước ta thấy có trận cụ Ánh đánh Tây Sơn mà nó còn định vác sang 20 vạn để giúp thì nó không để yên cho cụ Ánh bị dằn mặt đâu kể cả cụ Ánh không nhờ nhưng tình thế bấp bênh quá thì chả biết thế nào . Cùng lắm 2 bên sẽ chỉ đánh nhau trong tình trạng chia cắt 2 miền thôi .
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Càng đọc càng thấy Nguyễn Ánh không bị kết tội oan!:-w
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,983
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Quái, em đăng ký theo dõi mà cụ đốc post 1 đống mà ko có thông báo là sao ta?!!! :P
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 5 năm 1797.

Thấy mình đủ lông đủ cánh, Ánh đâm ra chả cần bọn Tây nhiều nữa, ngay cả Bá Đa Lộc, Ánh cũng cho ngồi chơi xơi nước. Lộc chán nản, quay ra nghiên cứu khoa học, và, Lộc đã có công lớn trong việc hoàn thiện chữ Quốc Ngữ khi ông viết cuốn “Dictionarium Anamitico-Latinum” ( Từ điển Việt-Latin), thời gian ngồi chơi xơi nước này, Lộc đã để tâm hoàn chỉnh, hiệu đính rất nhiều chữ Quốc Ngữ, khiến nó giống với ngày nay hơn bao giờ hết.

Ánh không những đã theo Nho Giáo, mà còn tỏ ra cứng rắn với lính Tây, trước đó, sỹ quan Dayot và một tuỳ tướng làm chìm chiếc tàu được giao trông coi hư hại đến nỗi không thể sửa chữa để dùng được gì cả, Ánh đem tống giam ngay. Nguyễn Ánh tức giận chửi lung tung. Nhiều lính Tây bắt đầu bỏ đi tìm chỗ phiêu lưu mới.

Đúng dịp ấy, 19 người đại thần, trong số đó có người chú vua (Tôn Thất Thăng?) và một người hoàng phái, dâng sớ bày tỏ mối nguy hại nếu cứ để Hoàng tử Cảnh cho Lộc dạy dỗ theo một tin tưởng khác hẳn mối tin tưởng cổ truyền. Họ cầu xin Nguyễn Ánh cắt đứt mối liên lạc với Lộc và Tây.

Lộc biết chuyện, đi lánh mặt vài ngày. Lộc bất chợt muốn ra Bắc Hà để “ tấn phong cho vài Linh Mục”, không rõ có phải Lộc muốn ra Bắc Hà thật không, nghe tin mật báo, Ánh vừa tức, vừa nghi ngờ vừa sợ, Ánh sợ Lộc biết đâu quay ra giúp Tây Sơn thì nguy. Ánh cũng được các giáo sĩ Bồ Đào Nha cho biết, khi gặp họ lúc còn truy đuổi Ánh ở Phú Quốc, chính Nguyễn Huệ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ và quý trọng Lộc rất nhiều.

Ánh đến gặp Lộc để dò xét thái độ, Ánh đưa cho Lộc xem tờ Sớ, có tên đủ các quan tai to mặt lớn, Lộc nhắc lại những việc ông đã giúp Ánh và lưu ý Ánh rằng ông đến đây không phải với tính cách riêng tư mà là với tính cách đại sứ của vua nước Pháp. Ánh bảo thực ra, thoả ước Versailles đâu có áp dụng mà ông nêu điều này ra. Lộc bảo vậy ai bỏ tiền thuê lính, mua vũ khí, tàu chiến? Chính phủ nào gửi đến đây 500 quân, và 20 sỹ quan? Lộc đòi về, Ánh có lẽ đành nhún, Ánh sợ Lộc ra Bắc thì đúng hơn, bèn, nhân dịp hai người có tên trong sỚ là Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành không đi cứu Phố Hài, ông kêu về tống giam vừa để trị tội, vừa để làm vừa lòng Lộc. Đồng thời cũng khôn khéo thuyết phục Lộc ở lại. Lộc cũng phần nào nhượng bộ, nói “Các đại thần ở Pháp sẽ nói sao khi ông Hoàng của họ được đặt vào tay một người ngoại quốc có tôn giáo khác biệt?”.Đồng thời, xin tha cho Đức và Thành.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Ánh quyết tâm đánh Qui Nhơn, đem theo Đông Cung Cảnh lúc này đã 17 tuổi. Ánh sai các tướng Võ Bá Diên, Phạm Văn Nhân và Nguyễn Công Thái phò trợ Cảnh. Tôn Thất Hội trấn giữ Gia Định. Nguyễn Kỳ Kế và Nguyễn Văn Phú coi lương.

Lúc này, lực lượng gian tế của Ánh ở khắp vùng Tây Sơn kiểm soát liên tục báo tin về làm nức lòng Ánh, trước đó Ánh được Cai đội Nguyễn Văn Vân bạt thuyền bị bắt ở Phú Xuân năm 1793 nay trốn về báo cáo tình hình lục đục trong nội bộ Tây Sơn. Qua đó Ánh biết được Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đang mâu thuẫn, Cảnh Thịnh không đủ uy để ra lệnh cho các tướng Tây Sơn phải răm rắp nghe lệnh như cha mình.

Có thể nói, không hẳn Ánh mạnh lên nhiều mà dễ dàng đánh nổi Tây Sơn, dù đã suy yếu rất nhiều, bởi cái chính, như các giáo sĩ nhận định, là Tây Sơn tự thua.

Lòng dân đã chán Tây Sơn, bởi lẽ công cuộc cai trị của họ không đem lại cho người dân cuộc sống khá hơn thời vua Lê chúa Trịnh, đặc biệt, bộ Luật mà Nguyễn Huệ dày công nhờ các nhân sĩ Bắc Hà, tham khảo bộ Luật Hồng Đức thời Lê, lại nhờ cả các giáo sĩ dịch sang tiếng Pháp, Anh và Latin, theo các giáo sỹ thì bộ Luật này rất dày, và điều chỉnh nhiều quan hệ dân sự cũng như hình sự " mang nhiều dấu hiệu cởi mở buôn bán thông thương" đã bị triều Cảnh Thịnh bỏ lơ, không áp dụng,dẫn đến việc xử án tùy tiện, xã hội mất hết trật tự. Trộm cướp, cả quan và cướp, cùng song hành trong xã hội.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Ánh chuẩn bị rất kỹ cho cuộc tấn công này, bởi lẽ, đây là cuộc tấn công do đích thân Ánh chỉ huy.

Con đường từ Xích Ram đến Ma Ly được sắp đặt ngựa trạm để thông báo tin tức.

Từ lúc mở chiến dịch, Ánh đã mang lương thực là hơn 12.700 vuông gạo, 500 vuông muối, kết hợp với 12.800 vuông gạo và 3 vạn quan tiền chở đến Cầu Hin từ tháng 6 năm 1796

Gió mùa nổi lên. Nguyễn Ánh sửa soạn tăng cường 200 ghe chiến nhẹ và lô ghe bầu chở 12 súng lớn cùng một lực lượng hùng hậu tới 447 thuyền và 42.000 thủy và bộ binh trong đó chiếc tàu chiến bọc đồng là Frégate và chiếc Corvette đều do sỹ quan Tây chỉ huy.

Ánh Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền tiến đánh đô đốc Thiêm ở Tiên Châu (Phú Yên), quân Ánh dễ dàng thắng lại tiến lên đánh đô đốc Tính ở đầm Nước Ngọt ( Bình Định, bắt được 6 chiếc thuyền.

Sai Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành đem 5000 bộ binh đánh chợ Hội An (Phú Yên), phá được đồn, đô đốc Hiếu lui về La Thai (Phú Yên).

Thuyền Nguyễn Ánh tiến thẳng đến cửa Thị Nại, đánh nhau với Tư lệ Lê Trung, trận này, nhờ tàu Tây nã pháo áp đảo, quân Tây Sơn không chống cự nổi, các tàu của quân Nguyễn cũng áp sát tàu Tây Sơn, xông sang bắn, gần 4000 lính Tây Sơn bị chết và bị bắt sống, cùng nhiều thuyền ghe súng ống, Lê Trung phải rút về Trà Khúc (Quảng Ngãi).

KHoảng 3 ngày sau, Lê Trung đem 10.000 quân cùng nhiều chiến thuyền đến nghênh chiến, tuy nhiên quân Tây Sơn không tấn công mà chỉ phòng giữ vững mặt nam Quy Nhơn và cửa Thi Nại

Ánh thấy Quy Nhơn phòng bị kỹ, khó đánh, bèn quyết định đem 100 chiến thuyền ra đánh Đà Nẵng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đại binh Nguyễn Ánh tiến đến Đà Nẵng, Thống lĩnh Tây Sơn Nguyễn Văn Chân thu hết thuyền vào trong vịnh và Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn đóng quân bộ hai bên bờ vịnh, chống lại.Ánh cho 5000 quân đổ bộ lên oánh, quân Tây Sơn 2 bên bờ nổ súng dữ dội, quân Nguyễn không sao tiến quân lên được, lại rút. Hai bên giao chiến thêm hai lần nữa không phân thắng bại.

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành, Trần Văn Tứ, Trần Văn Bố dẫn quân chiếm Câu Đê đến Hải Vân, sát cửa Kinh thànhPhú Xuân. Nguyễn Quang Toản sợ hãi vội vã sai Trần Quang Diệu giữ cửa Eo (Noãn khẩu) có Đô đốc Lê Văn An đem quân Thuận Hóa vào cứu Quảng Nam. Nguyễn Ánh bàn luận rằng hiện nay Tây Sơn dồn hết lực lượng vào Đà Nẵng, thì Chiêm dinh (tức dinh Quảng Nam, ở xã Cần Húc, huyện Diên Phước) sẽ không phòng bị, bèn sai Cảnhđem 10.000 quân vào cửa biển Đại Chiêm (Hội An) đánh lấy Chiêm dinh và gọi Võ Tánh ở Phú Yên ra họp với quân của Cảnh.Quân Nguyễn chia 2 nhóm tiến công là Cảnh cầm 5000 quân và Võ Tánh cầm 5000.

Cảnh đem quân tấn công, Tây Sơn còn 500 quân ở đồn nhỏ, không chống cự nổi, quân Cảnh dễ dàng chiếm được chợ Đông An ở Hội An, tiến đến Chiêm dinh, chia đặt đồn sở để giữ.

Võ Tánh đến Đại Chiêm đánh nhau với đô đốc Nguyễn Văn Ngũ và thuyền của Tề Ngôi (Hải Phỉ TQ theo Tây Sơn), bọn TQ thấy tàu Tánh đến, bắn ra được vài phát súng, thì bị Tánh cho đại bác nhằm vào bọn này mà nã, bọn Tề Ngỗi rối loạn, tàu bị bắn cháy, Tây Sơn không sao đánh được, nhiều lính thủy bỏ tàu chạy hay nhảy xuống biển. Quân Tánh thắng trận, thu được 30 thuyền chiến, bắt sống 3000 tù binh.

Trên bộ, Tây Sơn phản công dữ dội.

Tư lệ Lê Trung tung quân đánh đồn đất Hội An ở Phú Yên khiến Nguyễn Văn Thành đại bại, Nguyễn Ánh hay tin, lập tức sai Nguyễn Văn Thành đem quân triệt thoái về Bình Khang.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 6 năm 1797.

Quân Nguyễn bỗng thắng mạnh ở Quảng Nam. Nguyễn Văn Trương đánh viện binh của Lê Văn An ở gò Phú Gia, An thua to, 1000 quân chết tại chỗ, An đem tàn quân chạy về Câu ( hoặc Cu) Thai.

Võ Tánh đánh nhau với tiết độ Nguyễn Văn Giáp ở Mỹ Khê,có tham tri bộ binh Hồ Văn Định người Mỹ Khê hướng dẫn Hoàng tủ Cảnh thắng ở núi La Qua (huyện Diên Phúc), Ánh mật cho Phạm Văn Nhân giữ cửa biển Đại Chiêm, Võ Bá Diên theo Cảnh đóng đồn ở Phú Chiêm, Nguyễn Công Thái đóng đồn ở núi Tam Thai (tức Ngũ Hành Sơn), chờ chỉ thị đánh úp.

Ánh lại sai Phó vệ uý vệ Túc trực Nguyễn Văn Khiêm (phụ tá Cảnh đi đánh Đà Nẵng) và sỹ quan Tây Olivier de Puymanel đến tấn công cửa biển Đà Nẵng (chỗ hai dòng sông Cẩm Lệ và Vĩnh Điện chảy ra biển), đóng thuyền Sam bản đánh hoả công, oánh nhau từ sáng đến chiều, Tây Sơn bất ngờ dùng đại bác đời mới mua của Anh bắn quân Tây, quân Nguyễn tan tành. Quân Nguyễn bỏ chạy. Nhưng đến đêm,Olivier de Puymanel dùng kế hiểm, chọn quân cảm tử là bọn CHiến Tâm Quân, vốn là tù binh hoặc quân Tây Sơn về đầu hàng, dùng thuyền nhẹ chứa đầy thuốc nổ và chất dễ cháy vào đốt thuyền Tây Sơn ở vịnh Đà Nẵng. 20 thuyền chiến Tây Sơn cháy tan, phát hỏa nổ vang trời, 5000 lính chết cháy, số còn lại chạy lên bờ nhập lại với quân của Thống lĩnh Tây Sơn Nguyễn Văn Chân và Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn. Nguyễn Ánh thấy thế xua quân lên tấn công, bị quân Tây Sơn quay lại oánh dữ dội, Ánh đại bại, 2000 quân bị chết.

Sáng sớm, quân Tây Sơn vẫn cố thủ, một mặt cố giữ Đà Nẵng, một mặt xin cầu viện Quy Nhơn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tư lệ Lê Trung, ở Trà Khúc,sai đại đô đốc Lê Chất, đô đốc Đoàn Văn Cát, đô đốc Nguyễn Văn Xuân và đô đốc Hàn đem 2000 quân và 40 thớt voi đến cứu viện, Ánh tập trung 6000 quân, có đại bác mạnh yểm trợ, dùng hỏa công và lính cảm tử bắn vào mắt voi, voi rối loạn chạy lui, gần 30 voi bị chết, đô đốc HÀn xuống voi, cùng 500 lính xông lên giáp lá cà, oánh nhau cực kỳ dữ dội, Ánh định bỏ chạy, bất ngờ Hàn bị bắn chết, quân Tây Sơn rối loạn, Ánh cho quân ào lên. Tây Sơn đại bại, chết gần hết 2000 quân cứu viện.

Đô đốc Tây Sơn Lê Văn An cố sức đánh đồn Trạm Dã (huyện Hoà Vang Quảng Nam) bị Nguyễn Văn Thịnh đẩy lui.

Tháng 7 năm 1797.

Thế trận vẫn giằng co, lúc này quân Nguyễn bị thiếu lương thực. Nguyễn Ánh bèn sai Gia Định chở gạo lương tiếp viện đến Cù Huân (Khánh Hoà), rồi Trương Phúc Luật từ Cù Huân, sẽ đem phân phát cho các quân thứ.

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường tiến đánh Phú Yên, sai Nguyễn Văn Biện, Nguyễn Đức Thiện đổ bộ lên cửa Hợp Hoà đóng ở Bến Ván chặn cứu binh Quy Nhơn.Nguyễn Ánh hi vọng Phú Yên yếu, Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường có thể chiếm được, nên không nghe lời Nguyễn Văn Biện, Nguyễn Đức Thành xin đánh Trà Khúc sau khi phá được Đô đốc Gia ở Thạch Đậu. Thành sợ không giữ được, không muốn đánh, Ánh không cho, bắt đem quân tiến lên.

Như vậy là hai nhóm quân Tây mạnh vẫn còn chiếm một ở Đà Nẵng, một ở Trà Khúc với Lê Trung đang bổ sung quân sĩ.

Thấy khó đánh, Nguyễn Ánh tính đến kế phản gián, sai người bảo Tham tán Tây Sơn là Từ Văn Tú thuyết Tiểu triều Nguyễn Bảo con trai Nguyễn Nhạc giết Lê Trung, nếu giết được, thì sẽ được phong chức Có thể thấy việc mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn tai hại ra sao, ngay cả khi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ chết đi, thì Cảnh Thịnh vẫn quá hẹp hòi, không dung nạp anh mình và, Nguyễn Ánh đã triệt để khai thác được vấn đề này, đây có thể là thành công lớn của Nguyễn Ánh, ly gián được Bảo và tướng tài Lê Trung, cả với Cảnh Thịnh.

Quân Ánh cũng chỉ còn 5 ngày lương, bên Tây Sơn cũng không khá hơn, Ánh tính tuyệt lương Tây Sơn bằng cách sai Nguyễn Văn Biện giữ Tam Kỳ còn Lê Tấn Tham thì theo sông Thanh Hà đốt luỹ cản trở tiếp tế giữa Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Thuyền lương của Trương Phúc Luật bị ngược gió, lại bị cướp biển chặn, tiến rất chậm.Cuối tháng 7, đoàn thuyền lương này tới vũng Quất (Quảng Ngãi). Không đủ lương thực, Nguyễn Ánh phải ra lệnh cho các tướng rút quân về.

Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường chiếm được các đồn đất Hội An và La Thai ở Phú Yên, cũng được lệnh bỏ về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1797.

Quân Nguyễn Ánh không thắng nổi Tây Sơn, đành lui quân về Diên Khánh, Lê Trung định tung quân truy đuổi, nhưng Nguyễn Bảo, lúc này đã theo Nguyễn Ánh, ngăn cản. Quân Nguyễn bệnh tật, chết dọc đường nhiều, 42.000 quân đi, chết 20.000 cả bệnh và chết trận.

Tháng 10 năm 1797, Ánh kéo quân về Gia Định. Để Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường ở lại giữ Diên Khánh.

Có thể thấy đây là một thất bại của Nguyễn Ánh, khi nghĩ rằng Tây Sơn đã quá suy yếu, và tự tin vào tài cầm quân của mình. Nguyễn Ánh đã rất khôn ngoan khi biết rằng, nếu không nhờ vào vũ khí Tây hiện đại, không lo củng cố và hiện đại lực lượng, khó mà có thể oánh được Tây Sơn, với nhiều tướng tài như Lê Trung.

Biên giới hai bên, sau năm tháng chiến tranh, vẫn như cũ.

Mơi về, Nguyễn Ánh lại cho người sang Xiêm dâng cây vàng lá bạc lần 6, cùng với sáp ong, trầm hương, đường trắng mỗi thứ 600 cân cùng với 4 thần công lớn và 20 pháo nhỏ, vua Xiêm Rama I tặng lại 30 tấn thuốc súng ,lụa và 1 chiến thuyền có trang bị đại bác mua của Hà Lan.

Nguyễn Ánh nghỉ binh trong hai năm để sửa sang quân đội và nội trị.Ánh lại trọng dụng Lộc, các sĩ quan Tây để huấn luyện, và đặc biệt, để đi mua vũ khí.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, ở Phú Xuân.

Triều Cảnh Thịnh vẫn rất bối rối, không điều hành nổi quốc gia, thực ra, khi nghe tin Ánh đem quân tấn công, Thịnh cũng đã cử phái đoàn sang Xiêm, biếu xen quà cáp đồng thời nói rõ rằng hiện nay Tây Sơn đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn vào Nguyễn Ánh, nếu Nguyễn Ánh thua trận mà chạy sang Xiêm thì chỉ cần Xiêm giao nộp Nguyễn Ánh thì 2 bên sẽ đời đời làm đồng minh.

Vua Xiêm Rama I đã viết quốc thư trả lời lại Cảnh Thịnh như sau:

…Xưa kia Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) khi bị đánh đuổi ra khỏi đất nước và chạy đến nhờ triều đình Bangkok che chở, ông ta đã được đối đãi thích hợp với cương vị của ông ấy. Về sau ông ta trở về xứ Lokkanai ( có lẽ là Đồng Nai), cũng không khác gì con chim non nay đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ để lập nghiệp riêng mà không sợ hãi. Việc đó khiến cho triều đình Bangkok rất hài lòng và vì lòng độ lượng của chúng tôi, chúng tôi không thấy có gì trái nghịch cả.
…..
Còn về việc quí quốc nói là quân Bắc Hà sẽ tấn công Ong Chiang Su và yêu cầu Bangkok điều quân đến biên giới để tiếp tay bắt giữ ông ta một khi ông ta bị đánh bại và bỏ chạy, và chúa tể xứ Đàng Trong sẽ biết ơn thì Bangkok không biết trả lời sao cho phải.
Việc trở mặt với một người trước đây mình đã từng dành cho nhiều đặc ân to lớn để coi người ta như một tội nhân thật trái với phép tắc của hoàng gia. Hơn nữa, rồi đây các nước lớn nhỏ khắp nơi sẽ đồn rằng, Bangkok tham của biếu từ Đàng Ngoài nên đã bắt Ong Chiang Su giao lại cho Bắc Hà không một chút xót thương. Tiếng xấu đó sẽ lưu truyền đến tận cùng trời đất và chúng tôi sẽ không sao gánh chịu nổi…..”


Dĩ nhiên lời lẽ trong thư này có nhiều điều là nói dối nhưng nó cho thấy rõ ràng là Xiêm đã khước từ Tây Sơn, Xiêm cũng không phải không biết tình trạng của Tây Sơn khi đó nguy ngập ra sao, họ quyết định tọa sơn quan hổ đấu chứ không giúp bên nào, chính vì thế vào tháng 9-1793 khi Nguyễn Ánh yêu cầu giúp đỡ với hình thức uy hiếp thì Rama I lại tiến tới Hà Tiên ắt hẳn vì muốn đợi lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh đánh nhau kiệt lực sẽ làm ngư ông đắc lợi, có điều Nguyễn Ánh đã sớm phát hiện được điều này và quay về.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top