[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời gian này, có Shihõken Seishi, một thuyền trưởng người Nhật, đi tầu Hinoshita,tầu của ông bị bão, đắm, thuỷ thủ phiêu bạt đến Gia Định, được Nguyễn ÁNh, giúp, cho phương tiện trở về Nhật. Trở về Nhật, ông có viết 1 cuốn tiểu thuyết, nói về chuyến đi này, và, có một đoạn tả phong cảnh xung quanh Sài Gòn, tả thành Gia Định, và buổi ra mắt Nguyễn Ánh ở kinh thành. Thời điểm Shihõken Seishi ở Gia Định có lẽ là từ khoảng tháng 10 năm 1794 đến tháng 3 năm 1795.

1. Phong cảnh xung quanh Sài Gòn:

"Có núi cao đến tận chân mây, nhiều cây và một con sông nước trong. Biển bao bọc ba phiá. Những tầu buôn Hoà Lan, Quảng Đông, Macao, và những nơi khác, đỗ đầy trong cảng sông. Đó là nơi buôn bán sầm uất. Nhờ những làng chài lưới ven biển, thợ săn trên núi nên chợ búa đầy cá và muông thú, đầy dẫy cá đồng; trong số cá biển, loại Akaei nhiều nhất ( không rõ là cá gì theo tiếng Việt?).

Quanh năm đủ thứ rau rợ, lại còn hoa quả lớn nhỏ, thêm vào thức ăn. Có thứ tre, khoảng cách giữa hai đốt dài lạ lùng. Có cả vàng, bạc. Đồng thì đến từ Quảng Đông. Một năm ba mùa gặt luá, đậu và đậu ván cũng thế. Người nghèo không biết đói là gì. Con người tử tế và nhân từ. Vua trị vì với lòng tốt và dân chúng không khổ. Nhưng nước này ở cuối Nam Hải, nơi có nhiều đảo quốc, lúc nào cũng phải đề phòng xâm lược. Không ngừng vận dụng khí giới. Tháng thứ tư năm Cảnh Hưng thứ 54
(thực ra là năm Cảnh Hưng thứ 34, 1773, Tây Sơn nổi lên), xứ Tây Sơn nổi lên chống kinh đô (Gia Định), vua đã gửi quân chinh phạt, nhưng chưa biết thắng bại thế nào. Người ta náo động sửa soạn chiến thuyền, phần đông đã khởi hành rồi..."


"... Chẳng bao lâu đã đến cửa chính của hoàng cung, chúng tôi xuống kiệu đi bộ, tới vòng thành thứ nhì, có hai lớp toà thành kiên cố cho đám cận thần ở. Trên mỗi cửa, có một loại bảng hiệu hình bán nguyệt (cái đó gọi là Dahaimot ( không rõ tác giả nói gì). Người ta dùng để chỉ định ngôi thứ của mỗi nhà). Từ cửa chính, chúng tôi đã đi và ghẹo khoảng gần 3 chõ (330m) trong khi đất cao lên độ 1 chõ (109,10m). Ở cửa vào vòng thành thứ nhì, có một đài thám thính cao 40 ken (72,80m) Một viên quan võ thường lên quan sát về phiá biển, đó là bộ phận phòng vệ. Các quan thay phiên nhau trực mỗi người nửa ngày. Phía tay phải có ba cái nhà vuông. Đó là phòng bào chế y dược, trong có nhiều người đang cắt, giã thuốc Nam. Cái cối thì cũng y như cối của ta (Nhật Bản). Xa hơn chút nữa có cửa hàng bán thuốc và sân rộng để phơi thuốc. Tất cả các loại dược phòng đều được cắt miếng to tròn hoặc chữ nhật.

Đi khỏi nơi này, chúng tôi thấy cung điện chính hiện ra ở đằng xa. Nền lát đá đẽo và trần rất cao. Có hai hàng ghế, nằm dọc theo chiều dài gần một chõ (109,10m). Trần và tường sơn đỏ, có chỗ nạm vàng hoặc bạc. Kỳ quan này đập vào mắt chúng tôi. Các ghế ngồi đều tay bành và tạc tượng với những hình khắc mầu, cũng khảm vàng, bạc. Người ta bảo đây là ghế của các quan trấn thủ ở các miền. Ở miền Nam, từ quan lớn đến dân đen, tất cả mọi người đều ngồi ghế nói chuyện, hoặc ăn cơm. Theo đúng nghi lễ, người ta đứng, hoặc đi đi lại lại từ người này đến người khác, chào thì nghiêng mình ba lần, không cúi rạp thõng tay (như người Nhật). Hành lang này dài độ 50 ken (91m). Đất lại cao lên nữa. Ba ken (5,46m) trước cửa cung, có 14 ông quan.

2. Chân dung Nguyễn Ánh, Hoàng tử Cảnh, Đảm ( Minh Mạng)

" Một lúc sau, thấy vua hiện ra trên ghế bành đỏ toàn bộ khảm vàng bạc và giát ngọc ở giữa chính điện. Hai hoàng tử ngồi hai bên (một người là Đông cung Cảnh, người kia chắc là Đảm - Minh Mạng). Vua trạc 40 tuổi (...), mặc áo gấm đen thêu rua với quần gấm đen và mang đai lưng.

Một người hầu cận cầm kiếm của vua đứng sau lưng. Hoàng Thượng đội khăn lụa quấn năm vòng, đầu chỉ để hở búi tóc cài lược vàng. Hai hoàng tử cũng mặc áo đen và cài lược vàng. Các quan ngồi gần vua, đều mặc áo lụa xanh, vàng, đỏ hay trắng, mang lược đồi mồi, sừng trâu hay tê giác.

Y phục long trọng, không ai mặc đồ đen, trừ vua và hoàng tử. Thái tử ( Cảnh) độ trạc hai mươi tuổi, rất đẹp và sang trọng không ai sánh nổi. Trong tất cả các nước mà tôi ghé qua trên đường trở về (
Nhật), chúng tôi chưa thấy ai đẹp như ông. Sau cùng, người thông ngôn -xứ này người ta học thuyết Khổng Tử, nhưng lại không hiểu tiếng Tàu; thông ngôn là người Nam Kinh, đã làm việc lâu năm tại... (bỏ trống), rồi từ đó sang An Nam- đến tâu vua, cúi chào ba lần, và nói với vua về chiếc tầu Hinoshita của chúng tôi bị đắm. Nhà vua bảo sẽ giúp. Chúng tôi khẩn cầu ngài cho về xứ. Hoàng thượng trả lời qua người thông ngôn, bảo được, nhưng phải đợi vài ngày, và ngay hôm nay, ngài sẽ cho thầy thuốc đến thăm những người bị bệnh. Chúng tôi cảm ơn ngài và được các quan võ tháp tùng trở ra, chúng tôi lên kiệu trở về chỗ ở vào giờ ngọ (12 giờ trưa)
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Không rõ cụ người Nhật qua những nước nào mà cụ Cảnh đứng hàng đệ nhất hotboy, kể ra cũng oách phết :D
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Để có cái nhìn đa chiều hơn nữa, cũng xin giới thiệu đến các cụ 1 số tài liệu của các giáo sĩ Dòng Franciscains, tài liệu này được viết bằng tiếng LAtin và do 1 Thầy Cả người Việt dịch ra bằng chữ Quốc Ngữ, có lẽ để cho các cụ " thẩm" hơn về tiếng Việt ta hồi ấy, xin để nguyên văn bản dịch là hay hơn, chỗ nào khó em xin chú thích.

Tài liệu này gần như là một bản tổng kết về cuộc nổi dậy của Tây Sơn, dưới một góc nhìn khác nữa, những giáo sĩ DÒng Franciscains, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Tài liệu có tên: Archivo Ibéro-Américano.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 1. CUỘC CÁCH-MẠNG Ở QUẢNG-NAM-QUỐC

Võ-Vương ( Nguyễn Phúc Khoát) thăng-hà năm 1767. Huệ-Vương ( Nguyễn Phúc Thuần) lên ngôi cửu-ngũ. Huệ- Vương lăm-lỗi cách nào đến đỗi làm mích bụng phần đông những người thuộc-hạ. Ba anh em có danh-xưng là Nguyễn-Văn-Nhạc, Nguyễn-Văn- Lữ và Nguyễn-Văn-Huệ, gốc gác ở Tây-Sơn quyết-định chụp lấy cơ hội ấy mà cử đồ đai-sự.

Lối nửa tháng tư năm 1773 , anh cả Nguyễn-Văn-Nhạc, một người mưu mẹo và sáng suốt, xài phá hết di-sản của tồ-phụ. Nhạc phải chịu nhục mình làm nghề hạ tiện.

Hắn ta ít khi làm việc như vậy, nên xoay qua nói chuyện khởi dấy với hai em và bạn bè.


Các người nầy đồng lòng hưởng ứng theo -đề lật đồ đế-vương chánh-thức của họ. Nhạc cố gắng hội hiệp hai mượi ba hoặc hai mươi bốn người đâu trộm đuôi cướp. Vì những hành-tung hung-ác của họ nên họ đã trốn trong rừng sâu. Lúc này, Nhạc và các người ấy mới xuất đâu lộ diện. Chạy từ làng nầy qua xóm nọ, Nhạc nói với dân-chúng rằng: Nhạc và đong-bọn không phải là những người có thành tích bất hảo, mà là những đấng của trời sai xuống; bọn của Nhạc muốn đem ánh sáng công lý soi tới chúng-dân vả giải thoát khỏi gông cùm của Vua, các quan và các cố-vấn. Bọn chúng tuyên- truyền tình bình-đẳng ở mọi địa-hạt. Trung-thành với thuyết tân-xã-hội chủ-nghĩa, bọn Nhạc tước đoạt tài-sản của các quan-liêu, người giàu có và đem chia cho dân cùng-đinh khố rách.

Bị đè nặng dưới cổng-thuế của bọn Nhạc, những thôn xóm phải mau mau tuyên-thệ trung-thảnh với người tự-nhận là giài-thoát cho các thôn-xóm ấy. Trong tĩnh Chàm ( Quảng Nam bây giờ) những kẻ khởi-loạn đồng hòa với người Trung quốc, hứa sẽ bồ-nhậm một ông quan Trung-Hoa làm vua Quảng-Nam-quốc một khi những người nầy đã giúp gỉải-thoát dân-chúng khỏi xiềng xích của Nhà Vua.

Nhờ- sự hiệp-tác của người Trung-Hoa và sự hưởng-ứng của quần chúng, dân-gian khởi đầu gọi là " ăn cướp có lòng từ thiện" ( câu này trong nguyên văn cũng viết bằng chữ Quốc Ngữ) .

Tháng tám năm 1773, Tây-Sơn (xưng danh như vậy vì ờ trong núi hướng Tầy), cưỡi ngựa và cầm kiếm, giáo, mác vào thành phố, phất cờ khời nghĩa. Tây-Sơn vô “trong thành đề Vua nghỉ, chiếm đoạt giấy má, tài-liệu gặp được và đốt sạch.

Tầy-Sơn ban-hành một chỉ-dụ cấm-đoán đóng thuế cho Nhà Vua, phóng-thích các phạm-nhơn, Gia-tô-giáo-đồ và ngoại-đạo, và thay thế vào đó các quan và quân lính trung thành vói Nhà Vua, lấy cớ là những kẻ áp-bức quần-chúng khốn khổ.





 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong bảy tháng, bọn Tây-Sơn đi khắp cả tỉnh Qui-Nhơn và Phú- Yên đánh đâu thắng đó, không gặp một trở-lực nhỏ mọn nào.

Chiến- tranh lan tràn tới tỉnh Quảng-Ngãi, vị tuần-vũ ( có lẽ là quan Tuần Phủ hoặc Trấn Thủ) muốn chống lại sức tiến- triền của Tây-Sơn; trận đánh diễn ra với lính tráng dưới tay viên quan ấy, và năm thót voi. Tuần-vũ thua trận và các người khởi dấy chiếm đoạt cả võ-khí lẫn năm con voi. Viên quan ấy tự bắt buộc trốn lánh, và tâu chiểu cho Nhà Vua rõ những sự việc đã xảy ra trong tỉnh mình.

Khi hay sự thất-trận ở Quảng-Ngãi, Nhà Vua mới có ý-thức hơi muộn rằng không phải Tây-Sơn là bọn cướp thường, như lời của các cố-vấn tham- nhũng và phản-phúc đã khẳng-định với Nhà Vua. Hoàng-Đế quyết-định chạm trán chống Tây-Sơn với ba chiếc ghe chiến và bốn quân-đoàn .

Chẳng chút gì sợ sệt binh lính chánh-qui của Nhà Vua, Tây-Sơn Nhạc tuyền- mộ quân và tồ-chức rất châu-đáo ba đạo quân, chia ra như sau: một đạo quân Trung-quổc, một đạo-binh gồm những lâu-la, đầu-mục ở trong núi, một đạo khác gồm người Quảng-Nam-quốc hưởng-ứng theo Nhạc.

Chiến- tranh xảy ra hồi tháng mười một 1773 . Nhạc tấn-công môt lượt hai tỉnh Qui-Nhơn và Quảng-Ngãi. Trận đánh diễn ra liên-tục trong ba ngày "bất phân thắng bạị", đến lúc bên Nhà Vua có một ông quan bị bắt do đạo binh Trung-quốc thực-hiện, tin ấy đưa ra, các viên quan khác đồng lánh mặt, đề cho bọn khởi-loạn tự-do hành-động.

Bọn của Nhạc rút trong -chiển-lũy kiên-cố của các tỉnh ấy, chiếm-đoạt các võ-khí của quân Nhà Vua, đốt dinh-thự của viên tuần-vũ tỉnh Quảng-Ngãi. Thấy địa vị của minh nguy-hiểm, Nhà Vua xuống chiếu bảo phải xây đắp hải-cảng Chàm thành quân-cảng và cả trào-đình cũng biển thành pháo-lũy. Khuyễn-khích do cuộc chiến-thắng mới rồi và lợi-dụng sự bất-hòa giữa các quan Nhà Vua, Nhạc quyết-định xâm-chiếm tỉnh ấy.


Lúc bấy giờ, có Đức Cha Diego de Jumilla đang ở trong tỉnh Chàm và tỉnh Quỉ-Nhơn. Đức Cha đã viết thơ cho một Cha khác danh là Jeart Salguaero, trong đó có nói về căn cội và sự khai-triển của cuộc cách-mạng,. thêm vào sự buồn rầu của cá-nhơn mình.


“ Kính chào Đức Bà Maria. Kính gởi úy-viên yêu dấu Jean Salguaero, " Huynh-trưởng Thuyết-giáo trong Thiên-sứ tối thượng của hội Truyền- đạo ở Quảng-Nam-quốc và ở Cam-bốt.

Tôi chào Lòng Từ Thiện của Cha và tôi nghiêng mình trước “những giáo-sĩ đức-hạnh". Tôi chúc cho tất cả đặng thư thái tâm-linh và vật-chất. Tôi hoàn-toàn phục-tòng Cha và mau mắn tiếp nạp lịnh trên .Tôi xin Cha lưu-ý về sự việc như sau đây
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Thân cô thế cô, tứ bề thọ địch thì cụ Huệ vẫn ở tình thế đó ngay từ đầu cơ mà, vậy nhưng cụ ấy vẫn vượt qua. Em nghĩ giai đoạn khó khăn nhất của cụ Huệ là khi vừa phải đề phòng ông anh, vừa lo Nguyễn Ánh ở miền Nam đánh ra mà vẫn thần tốc đánh thắng quân Thanh. Theo em nếu cụ Huệ chỉ cần sống thêm 2 năm nữa khả năng sẽ diệt được cụ Ánh vì một số lý do sau:
- Phía Bắc đã ổn định, hoàn toàn yên tâm không phải lo nữa.
- Ông anh Nguyễn Nhạc đã biết phận nằm im, không dám trở mặt nữa.
- Các lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh đều rất sợ cụ Huệ (kể cả quân Xiêm hay đội phương Tây) nên nếu cụ Huệ thân chinh, đội kia sẽ không có tinh thần để giúp Nguyễn Ánh nhiều nữa. Mà trong chiến đấu thì tinh thần rất quan trọng, bên cụ Huệ đang thắng thế thì đội bên Nguyễn Ánh theo sang bên cụ ấy sẽ ngày càng nhiều, đội bên cụ ấy theo sang bên Nguyễn Ánh sẽ gần như không có (chẳng ai lại dại dột bỏ bên mạnh, theo bên yếu cả). Thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy những tổn thất to lớn của bên Tây Sơn do một số người bỏ sang theo Nguyễn Ánh.
- Thực tế là sau khi cụ Huệ mất 2 năm, hậu phương bị Bùi Đắc Tuyên phá cho tan nát, nhân tâm bị suy giảm rất nhiều mà quân Tây Sơn còn đánh đến tận Bà Rịa thì cụ nghĩ nếu cụ Huệ còn liệu có để cho Nguyễn Ánh bật lại nữa không? Mà lần này, nếu Nguyễn Ánh bị đánh thua chạy như những lần trước sẽ không còn cơ hội hồi phục lại nữa vì đất nước đã ổn định.
Nhưng lịch sử đã theo hướng khác rồi, mọi suy đoán bây giờ chỉ là giá như, chẳng thể kiểm chứng được nữa.
Phân tích như cụ thì cụ Huệ kiểu gì chẳng thắng ;)) . Xiêm nó sợ cụ Huệ như thế cụ nghĩ nó ngồi yên để cụ Ánh bị triệt , nó chẳng dốc binh sang cứu bằng được vì xong cụ Ánh là đến nó mà :)) . Cụ nên nhớ đánh nhau thời này quan trọng nhất là lương mà ta thấy 2 bên chỉ toàn vơ vét thì dân suy tàn , kéo dài thì bên nào yếu kinh tế bên đó sẽ thua mà bên cụ Huệ vừa mới cải cách chưa có thành quả mấy nếu lâu dài thì cụ Huệ có quân mạnh đến mấy cũng khó mà thắng , cao nhất là giống Trịnh Nguyễn thôi . Với cải cách quân đội thời này của Tây thì thấy rõ sức mạnh của quân cụ Ánh đủ sức cầm hoà rồi . Cụ search YouTube xem shogun 2 total war fall of the samurai thì mới thấy quân đội huấn luyện kiểu tây nó mạnh thế nào , quân shogun cũng có súng các kiểu có lại đâu , cụ xem phần samurai đấu với súng tây thì lại càng kinh hoàng . Đấu lâu mà đến thời Napoleon là cụ Ánh lại được nhờ =)) .
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực
Hóng thớt này của cụ mãi :-bd

Em xin phép làm căn mặt tiền bán trà đá kiếm ít Quang Trung ạ ;))



Trong lúc bàn loạn " " nổi nóng thì qua phố Nguyễn Quang Bích gặp em cho hạ hỏa nhá :))

bác cho em hỏi ,cái em bán trà đá kia ngoài bán nước ra, em ấy còn bán ji nữa ko ạ???
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Để có cái nhìn đa chiều hơn nữa, cũng xin giới thiệu đến các cụ 1 số tài liệu của các giáo sĩ Dòng Franciscains, tài liệu này được viết bằng tiếng LAtin và do 1 Thầy Cả người Việt dịch ra bằng chữ Quốc Ngữ, có lẽ để cho các cụ " thẩm" hơn về tiếng Việt ta hồi ấy, xin để nguyên văn bản dịch là hay hơn, chỗ nào khó em xin chú thích.

Tài liệu này gần như là một bản tổng kết về cuộc nổi dậy của Tây Sơn, dưới một góc nhìn khác nữa, những giáo sĩ DÒng Franciscains, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Tài liệu có tên: Archivo Ibéro-Américano.
Cái tài liệu này là tạp chí lịch sử do dòng Franciscain phát hành. Cụ có nhiều tài liệu quí quá.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,628 Mã lực
Cũng cần cám ơn người phương Tây nói chung,họ rất có ý thức trong việc viết nhật ký,ghi chép lưu trữ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
“ Một tháng sau lúc tôi tới tỉnh Cham, ở hải-cảng Fai-Fo ( Hội An), tôi có viết một bức thơ nhờ thuyền-trưởng trao lại Cha. Tôi đã đi thuyền của y đề về đến đây. Thuyền trường nầy là quyến-thuộc của Outhruom- thay ( có lẽ là Ông Trùm Thầy?) xứ Ben-nghe ( Bến Nghé, Sài GÒn). Thuyền-trưởng hồi xứ sở Natlang ( Nha TRang ngày nay) , và đem theo những đồ thiết-dụng của tôi kính gởi Cha. Thuyền-trưởng nói: tháng mười hai, y sẽ đi tỉnh Ray-gon ( bản tiếng Latin cho biết đây là tỉnh giáp với Campuchia, giờ không rõ tỉnh nào) . Ức-thuyết đến vói tôi rằng Cha đã tiếp-nhận bức thơ của tôi vậy. Tôi đã đề-cập đến khi tôi mới tới tỉnh nầy và tất cả những gì đã xảy ra từ tháng bảy trở lại, cũng từ tháng nầy sấp tới tôi đi giáo-phần tỉnh Qui-nhơn để trông nom những tín-đồ của chúng ta.


Ngày bảy tháng tám, tôi đi đường bộ và đến đó không gặp trở ngại nào.

Ngày mười bảy cũng tháng ấy tôi đến địa-phận truyền-giáo Gia Huu
( có lẽ là Gia Hội chăng) , ở luôn đây do lời mời của các thầy giảng-đạo, vì có cuộc khởi dấy nổi lên, tôi sẽ thuật lại sau cuộc loạn nầy. Tôi ở luôn đó lối một tháng, nghe các giáo-đồ ở chỗ đó và ở nơi khác đến xưng tội. Hết thảy có lối sáu trăm người.

Thầy giảng thứ nhứt của ta không cho tôi đi Dou-hau
( không rõ địa danh này). Ấy là thiên-mạng. Các giáo-đồ đến đó ngày ấy, khi trở về nhà gặp phải những kè nồi loạn, gồm lối sáu trăm mạng.

Qua ngày sau, cả làng đều bị tàn phá.

Loạn-đảng cướp tất cả đồ đạc. Nhà thờ của chúng ta cũng không khỏi. Chúng lấy tấm khảm trải bàn thờ và xẻ hình của Đức Bà Porteria, vẽ trên bố mà mấy người truyền-giáo trước đề hình nầy lại. Chúng lấy tượng Đức Ki-Tô bằng ngà, làm sứt hết một tay, và liệng ra ngoài cát ở sau vườn nhà thờ, sau nhờ người ngoại-đạo đóng kịch trong một gánh hát lượm đặng.

Các giáo-đồ quyết định chuộc lại mười quan, bọn ngoại-đạo đòi hai mươi quan. Hình của Đức Bà Porteria còn hai chân, Ou trun
( Ông Trùm) đốt hết. Chúng cũng lấy màn của tôi đã hiến dâng, chúng không đoạt các sách Thánh Luật ở Quảng-Nam-quấc vì những cuốn ấy nặng. Tất cả những chuyện nầy đều được thầy giảng thứ nhứt của làng Dou-hau ghi chép.


Tình thế ấy khiến hãi hùng các thầy giảng và các tín-đồ.

Nhóm nầy muốn tôi rời khỏi chốn ấy, nhóm khác chổng lại đề nghị ấy, và muốn cho tôi ở trong rừng con, nơi nầy có hai cái nhà của tín-đồ. Hơn ba chục thầy giảng của các làng nhóm lại và lo liệu trong tám ngày coi phải làm gì đề lo an-toàn cho tôi. Chừng ấy chúng tôi mới hay là bọn khởi loạn đi đến quan tuần-vũ
( tức Nguyễn Khắc Tuyên, trấn thủ thành Quy Nhơn) đứng đầu trong tỉnh, cưỡng-bách người bỏ trốn. Người vừa mới mặc áo, lấy ấn-tín kế bọn đó vào tới (kế: tiếng cổ có nghĩa là ngay lập tức hoặc bất ngờ), người hoảng hốt chạy, cầm ấn-tín rồi bỏ quên lại.

Chúng đốt dinh và làm chủ cả tỉnh, không gặp một trở-lực nào, vì chúng chém giết tất cả ai chống cự lại. Nghe được hung-tin nầy, các thầy giảng- đạo trốn hết, trừ có ba thầy ở lại.

Cha cũng-đoán biết lúc này tình trạng tôi ra sao rồi. Hơn ba trăm tín-đồ đều rơi lệ, chìm đắm trong sự buồn não tột bực. Người ta tưởng là ngày cuối cùng sẽ đến. Sau rốt cũng đêm ấy, thầy giảng thứ nhứt, danh là Ou-Thu-Cao, người gan dạ và cương-quyết, cố hợp lại hai mươi thanh-niên tín-đồ và ba thầy giảng, vói ba con ngựa có sứ-mạng hộ-vệ tôi. Ba giờ sáng, chúng tôị lên đường về phía Quảng-Ngãi.

Tôi phải đi võng, những lễ-phục của tôi đặng thanh-niên khuân đi. Đi quanh quất theo đường mòn, chủng tôi phải leo núi cao. Ngày sau, lối năm giờ chiều, chúng tôi đến bờ biển. Chủng tôi còn đi ba ngày nữa, chịu khát một cách không tả nổi,nhịn đói và phơi ngoài nắng vì tháng chín , mà lại không có nhà nào ở trên đường đi đề đụt mát ( đụt: nghỉ một lát) chỉ thấy rừng và đất cát. Hai thanh-niên giả lảm lính, đi trên đường, đem theo những đồ trang-sức của nhà thờ.

Cuối cùng, nhờ sự chở che của Đức Thượng-đế và Đức Bà, chúng tôi đi tới làng Chia-La
( không rõ làng nào bây giờ), nơi đây có nhà thờ của dòng Tên. Chúng tôi cảm ơn Chúa, Chúa đã cứu chúng tôi khỏi sự nguy hiềm hiển nhiên.

Vì lời nguyện của các tín-đồ trong tỉnh, tôi ở nán lại hai ngày ờ Chia-La, ở đây lại không mục-sư; Cha Jean de Loureiro, Đức Bề Trên của các giáo-sĩ dòng Tên có cho hay nhiều lần sự vắng mặt ấy."






 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những tín-đồ của chúng ta rút về hết và tôi ở đó dưới sự che chở của tín-đồ dòng Tên. Trong hơn một tháng, tôi trông nom các con chiên trong tỉnh.

Tất cả đều vô cùng kinh sợ, vì số kẻ nồi loạn càng ngày càng đông, khi tỉnh Qui-Nhơn bị chúng chiếm đoạt và sau khi các quan trong tỉnh đều đi lánh mặt trên tỉnh Quảng-Ngãi.


Lúc ấy, tôi tiếp nhận được thơ của thầy giảng thứ nhứt của chúng ta lả Ou-Thu-Cao ở Qui-Nhơn, trong bức thơ thầy báo cho biết bọn nổi dậy cũng muốn chiếm-cứ luôn tỉnh Quảng-Ngãi.

Tôi tập-hợp tất cả các thầy giảng của chúng ta đề nói lên tin buồn rẳng vì tình-thế bắt buộc tôi sẽ trở về tỉnh Chàm, ở trú-sở của chúng tôi là Thiên-doa
( không rõ bây giờ ở đâu, chỉ biết là nội bên trong Đà Nẵng, cạnh sông Hàn) . Tôi đã biết rằng nơi đây tôi sẽ gặp huynh-trưởng giáo-sĩ Fernand de Olmedilla. Chúng tôi sẽ thảo-luận với nhau về sự quyết-định cho sanh- mạng chúng tôi và sản-vật của hội Truyền-giáo, sản-vật nầy phải chôn giấu đề khỏi bàn tay của bọn khởi dấy, khi bọn chúng lật đồ Trào-đình và làm chủ Quốc-gia.


Lúc nghe các lý-do của tôi viện dẫn ra, các thầy giảng lật-đật đi lo thu xếp tất cả để tôi ra đi. Bốn ngày sửa soạn, tôi lên đường đến tỉnh Chàm, có hai thầy giảng hộ tống tôi. Hai thầy dẫn tôi đi quanh đi co tới một xóm đạo tên là Sang, ở cách Chia-La một ngày đường đi bộ. Chúng tôi không gặp trở lực nào hết, nhưng mệt mỏi quá vì đường khó khăn trèo qua đèo ải. Hai ngày, tôi nghe tín-đồ xưng tội. Bỗng, tôi được tin thơ của thầy giảng ở Cham, gởi tới nói là do chiếu- dụ Trào-đình, lính tráng đặng lịnh khám xét tất cả người đi đàng, hỏi ở chỗ nào đến đó, và mục-đích đi đâu, cho tới các quan đi võng và đi cáng cũng vậy vì sợ các quan ấy đem theo mình thơ của những kẻ khởi dấy.


Khi nghe được các tin tức, sự kinh cụ
( kinh sợ) đến vói các thầy giảng và các tín-đồ.

Đêm ấy, họ đi mất hết, bỏ tôi lại đấy vời tất cả lễ-phục, trừ phi ra một thầy giảng ở tỉnh Cham. Tôi chỉ nhờ sự chở che của Thiên Mạng mà thôi. Hai thầy giảng đã theo tôi từ Chia-La đến đây, hơi can-đảm hơn các thầy khác, đi kiếm mướn cho tôi một chiếc ghe trong đêm ấy, nhưng không thành-tựu đặng vì quan tuần-vũ cấm các ghe ra khơi, chỉ trừ có thuyền câu mà thôi, song phải bị kiềm-soát trước khi ra biển và lúc về đến bờ.

Tất cả đường đi đều bị gián-đoạn đối với tôi, và tôi không biết cách nào đề quyết-định. Lúc đó, có một tín- đồ xưng tội đến gặp tôi. Tín-đồ nầy bị kết-án phải cắt cỏ cho voi ăn, vì anh không khứng chịu chà dưới chơn anh ảnh của Cơ-đốc hoặc là từ bỏ Cơ-đổc-giáo, những tín-đồ nầy đeo vòng quanh cồ một cái khoen sắt lớn bằng ngón tay, có sợi dây sắt, một tấm thẻ cũng bằng sắt treo lòng-thòng, trên tấm thẻ có hai tiếng tha-dao
( Tả Đạo) , nghĩa là luật khốn nạn hay gớm ghê.

Vậy một người tín-đồ ấy đến gặp tôi và nói rằng:

“ Xin Cha đừng lo sợ gì hết vì tôi sẽ hộ-tống Cha, cần thiết phải kiếm con đường khác mà người ta không biết, tôi chỉ yêu-cầu Cha cho các thầy giảng khác khuân đồ trang-sức của nhà thờ và đồ-đạc cá-nhơn của Cha. Tôi khẩn-thiết yêu-cầu các thầy ấy nhưng họ run sợ và không một thầy nào dám đem một món đồ nào hết"


Trước sự khiếp đảm như thế ấy, tín-đồ kia và thầy giảng tỉnh Cham quyết-định đề-nghị với các thiếu-nữ khiêng đồ vật ấy đi; tức thời, các thiếu-nữ ấy tỏ dạ can-đảm của nam-nhơn, chịu, ngay đem đồ ấy đi đến tỉnh Cham và đi trên đường lộ. Thấy các thiếu-nữ quyết-định như vậy, vài thanh-niên nhận chịu giúp tôi và khứng khiêng đồ vật nặng.

Tạ ơn Chúa, vì Chúa khiến cho trái -tim con người hăng-hái lên để bảo-vệ những người trung-thành với Chúa và hào-quang của Chúa thêm sáng ngời.
( còn có thêm câu Latin: Infirma mundi elegit Deus..)




 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chúng tôi rời Sang đề đi vô tỉnh Cham.

Người tín-đồ bị phạt ấy và thầy giảng ở tỉnh Cham theo ủng-hộ tôi. Lối nửa ngày, chúng tôi đi qua truông gần bờ biển; rồi tới một chỗ cô-tịch, đi băng qua lộ Vua, chúng tôi đi thẳng lên núi, sào-huyệt của bọn cướp phạm tội đã từng “tước-đoạt sản-vật của thiên-hạ"
( câu này để nguyên chữ Quốc Ngữ) .

Khi tới núi tôi biết bọn lâu-la ấy là “cướp của giết người" tôi mới than rằng:

“Để tránh khỏi câu-lưu, các anh đem nạp tôi cho Tử Thần phải không ?"

Nhưng thầy giảng và anh tín-đồ lặp đi lặp lại rằng:

“ Thưa Cha, đừng sợ chi hết; trong giờ này bọn cướp giựt đều rút sâu vô rừng không có mặt ở đây đâu".

Tôi thú nhận người của tôi yếu đuối và khốn khổ đang run rầy, nhưng tôi giữ “ vững lòng tín-nhiệm của tôi vào sự chở che của Đức Chúa và Đức Bà.

Tôi đã nói với hai người ấy hãy chạy hãy đi gấp gấp, song vì đá rừng chồi và vô số những dốc của đường mòn không cho phép chúng tôi đi mau. Trong một vài thung-lũng nhỏ, người ta thấy nhiều đám đất có trồng trọt. Hồi trước, những đám đất ấy là tư-hữu của nông dân, vào lúc nầy họ phải bỏ hết vì cướp bóc và sát-nhơn hằng ngày của những bọn lâu-la nọ. Lối ba giờ chiều, nhờ sự giúp sức của Thượng-Đế, chúng tôi ra khỏi rừng và đến đồng ruộng tỉnh Cham.

Nỗi vui mừng của chúng tôi là thoát cảnh nguy hiểm lớn, và mặc dầu mệt mỏi lắm, chúng tôi cũng rán đi đến chỗ kêu là Ka-do. Đúng ba “giờ chiều, tôi bèn đi đến nhà thầy giảng. Tôi tới giảng-đường của thầy đề cảm tạ Chúa Thiêng Liêng, nhờ Chúa đã ban ơn cho, vì chỉ có người đi vào núi ấy và đã biết tật hung-ác của bọn lâu-la kia mói hiều rõ mối nguy-hiểm nghiêm-trọng là dường nào. Nhờ Chúa đã che chở cho chúng tôi. Tạ ơn Chúa!

Mệt nhoài, chúng tôi nằm trên chiếu trài trên đất. Tôi mệt mỏi hơn hết, vì tôi không quen đi đường như thế trong những địa-phương như vậy. Nhưng tôi còn sức nói với thầy giảng và tín-đồ rằng:

" Thật Đức Chúa tha lỗi sự liều lĩnh của hai anh vì hai anh đem tôi đi trên những đường như vậy!"

Thú thật rằng không thể tôi phiêu-lưu lần nữa trong rừng như thế, dẫu cho người ta hứa sẽ đội mũ miện Nhà Vua Quảng-Nam-quốc cho tôi. Thầy giảng và anh tín-đồ trả lời:

" Thưa Cha, chúng con có tín-nhiệm nơi Đức Chúa nên mới dám đem Cha đi vào con đường đầy nguy-hiểm. Tạ ơn Trời về thiện-cử ấy, và nhiều nghĩa-cử khác, chúng ta đều là con nợ của những nghĩa-cử Đức Chứa Trời.


Một lát sau, người ta dọn cơm cho chúng tôỉ, và, trong lúc chúng tôi đang ăn, những thanh-niên thiếu-nữ kia đã mang đồ-đạc đến. Nhóm này đi ngang qua rừng, nhóm khác đi trên đường Nhà Vua. Sự đến nơi đến chốn của chúng làm tăng gia nỗi vui mừng của chúng tôi, vì những mối nguy-hiểm đều xa chúng tôi hết.

Đi đường sông, người ta về tời trú-sở Thien-doa của chúng tôi ít hơn hai đêm và hai ngày. Các thầy giảng yêu-cầu tôi ở lại với các thầy trong vài ngày để trông nom các tín-đồ. Tôi ưng thuận và ở lại năm ngày. Các người tín-đồ ở Sang đến đều vui lòng ở lại đó năm ngày với tôi, trước khi tôi xuống ghe để về Thien-doa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tôi muốn bọn họ ở lại đó ủng-hộ tôi ban đêm vì ban đêm, kẻ cướp xuống tận làng đó và các làng cận rừng, cướp bóc, giết chóc, phóng hỏa các nhà.

Bởi lẽ ấy nên các nhà đều cất trên sàn, có hàng rào bằng cây gai và tre, có khả-năng chống lại sự tàn-phá kia. Nếu kẻ cướp đi lọt qua hàng rào, người trong làng leo lên cây cao hết, trong tàn lá có chòi nhỏ, từ chòi ấy bắn tên xuống đám cướp. Mới năm rồi, bọn cướp tàn phá nhiều lần trong làng ấy, có một lần bọn chúng kéo vào nhà của thầy giảng và, bằng lưỡi giáo, giết một người con gái của thầy. Vì vậy nên tôi giữ các tín-đồ ấy lại đề ủng-hộ tôi. Năm ngày sau, các tín-đồ ấy thuê đặng một chiếc ghe và đem các đồ-đạc và trang-sức xuống ghe cho tôi. Sau khi dắt chúng tôi xuống ghe, các tín-đồ trên kia trở về làng Sang ở Quảng-Ngãi, còn tôi và hai người;một thầy giảng, một tín-đồ đeo hai tiếng tả-đạo xuống thuyền mà dạ hơi hồi hộp.

Quả thật, chúng tôi gặp nhiều ghe chở đầy lính tráng, nhưng không có xảy ra chuyện xét hỏi nào.


Khi ăn sơ lót dạ, vì đã sắp tối, chúng tôi đi gần tới sở thương- chánh.Trước khi lên bờ, chúng tôi đã quyết-định chỗ địa-điểm gặp gỡ lối mười hai giờ khuya.

Tám giờ tối, chúng tôi lên bộ, đi ngang qua vài giồng cát, rồi vô trong rừng hơi rậm nhưng lối một giờ sau, chúng tôi lạc phương hướng và gặp lại mặt sông. Chúng tôi phải đi đến rừng chồi gai gốc mọc đầy, song tôị lại đi chơn trần nên tôi phải chịu cho gai đâm dưới hai bàn chân. Đau đớn như chết một ngàn lần. Mệt lử, thở hổn hển, chúng tôi phải hấp tấp đi trong tối và lần theọ đường quanh co, trong trí liên-tục sợ hãị gặp gỡ người ta, vì họ cho chúng tôi là ăn trộm lạc đường, nên mới có đồ đạc như vậy.

Cuối cùng, ngoài hai tiếng đồng-hồ đi lạc lối, sau khi chúng tôi băng qua rừng chồi ruộng đầy nước và bùn, chúng tôi đến bờ sông.


Thầy giảng bị té hai hoặc ba lần trong bùn lầy.

Chó trong làng kế cận sủa ầm lên, và chúng tôi hoảng vía khi thấy ba người rọi đường với bó đuốc đi lại chúng tôi, đúng lúc chúng tôi tới bờ sông. Chúng tôi lầm tưởng là họ đến để câu-lưu chúng tôi, mà chúng tôi cũng không có sức lực đề chạy trốn họ. Đến gần chúng tôi, bọn bọ hỏi chúng tôi đi đâu. Thầy giảng đáp lời rằng chúng tôi đi kiếm chiếc thuyền đề đi Đong- naĩ ( Đồng Nai) và chúng tôi khuân những hành-lý đến con thuyền ấy. Trong lúc đối-thoại giữa thầy giảng và ba người thợ câu ngoại-đạo, tôi giấu mặt bằng kéo sụp nón của tôi xuống trán và xây lưng lại những người ngoại-đạo, trăng đã lên rồi và tôi sợ người ngoại-đạo biết tôi.

Vài lúc sau, những người ngoại-đạo ấy đi câu hết, chúng tôi vui mừng vì thấy đã thoát nạn.




 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nửa đêm, thuyền của chúng tôi đã đi đến. Thuyền đã đi qua sở thương-chánh mà không bị xét hỏi, vì hồi trước người hỏa-đầu của “chúng tôi có ở trong Trào (Triều đình), dưới nhãn-hiệu là làm lính hầu của người chú của Vua.

Đến đó, các người lính thương-chánh không dám xuống“thuyền và còn tặng cho cha ( Trà uống) và thuốc hút, và mời-mọc anh hỏa-đầu dự tiệc vì tối đó ông quan sở thương-chánh đãi.


Lật-đật chúng tôi đem đồ đạc trang-sức xuống thuyền.

Chúng tôi tạ ơn Chúa, vì bấy giờ những mối nguy-hiểm đều dang ra xa chúng tôi. Nửa đêm ấy, chúng tôi đi đến sáng và tới mười giờ mai, chúng tôi đi tới trú-sở Thien-doa của tôi.Nơi đây tôi gặp Huynh-Trưởng Fernand.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 2. CUỘC KHỞI-NGHĨA Ở QUẨNG-NAM-QUỐC VÀ NHỮNG NGUYÊN-NHƠN CỦA NÓ. ( nguyên văn tiếng Latin : Document No. II, Aeris alieni rebellionem coeptavere in Quang- Nam- Quấc quo quaeque gignantur)

( Tài liệu này mô tả cuộc nổi dậy của Nguyễn Nhạc, do chính các giáo sĩ Dòng Franciscan chứng kiến)

Năm ngoái, nghĩa là năm 1773.

Đầu tháng tư nhiều đoàn người ở Quảng-Nam-quốc khởi sự di-chuyển vời bọn cướp ở trên núi, núi nầy làm ranh-giới giữa tỉnh Qui-Nhơn và Phú-yên.

Giữa thanh-thiên bạch-nhựt, chúng đi xuống những chợ búa, võ-khí cầm tay, nhóm nầy cầm kiếm, nhóm khác đeo tên, nhóm khác vác súng. Chúng không phá phách aí hết, không sát hại người, cũng không tước đoạt sản-nghiệp của quần-chúng. Ngược lại, chúng muốn hết thảy đều có tinh-thần bác-ái giữa người Quảng-Nam-quốc với nhau; chúng đi đến nhà của những phú-ông, vả nếu các phú-ông tặng vài vật nào đó thì chúng rút lui không phá phách chi hết, nhưng, nếu trong các ông này có ông nào chổng cự lại chúng, chúng tước đoạt đồ xa-xỉ rồi đem cho kẻ khổ rách áo ôm, chỉ chừa gạo và thực-phẩm cho chúng thôi.

Luôn-luôn, tối đến, chúng rút lui vô núi gần đó; ban ngày, chúng xê dịch từ làng này đến làng nọ bắt buộc dân làng phải phục-tòng hoàn-toàn chúng, và nếu có gặp trở-lực, chúng hăm he sẽ phóng hỏa đốt nhà và phá tan-hoang hết.

Trong bảy tháng, chúng đi dọc đi ngang tỉnh Phú-yên và một phần tỉnh Qui-Nhơn, tỉnh sau này liên-giới với tỉnh trước.

Những quan đều có ý-thức hết về các vụ di-chuyển ấy, nhưng không câu-lưu chúng; và còn dân-gian cũng chẳng chống cự lại chúng vì dân-gian thấy chúng tán-trợ họ bằng tước đoạt của của người giàu và đem cho họ là dân nghèo. Bần-dân khởi sự cho chúng danh hiệu là " kẻ cướp có nghĩa và từ-thiện"
( để nguyên văn chữ Quốc Ngữ).

Những người ấy gồm lối ba trăm mỗi đoàn, trừ ra nhóm ở Dou-hau lên đến sáu trăm mạng. Chúng tấn-công và tước võ-khí của ông quan thâu thuế do Nhà Vua sai đi, lấy giấy tờ công- chứng đốt ở tại công-trường. Quan thâu thuế kháng-cự lại, chúng chém một dao trên vai bên trái, quan trốn thoát với các người lính.

Những biến-cố ấy xảy ra hồi tháng năm và đến tai Nhà Vua nhưng Nhà Vua bỏ đốc Qui-Nhơn thượng chiếu lên Vua nhiều lần xin binh, nhưng không- qua. Quan tổng- đốc đặng chấp-thuận. Mới khởi đầu, bọn nổi-loạn đi chưn
( chân đất) , rồi tới nửa tháng tám, họ lớp cưỡi ngựa, lớp đi cáng điều hoặc là võng như thể các quan lớn.

Chẳng bao lâu, mỗi đoàn người mỗi
( đoàn) có cờ hiệu bằng lụa điều, chín thước (thước ta bằng 0,64968m. Vậy 9 thước ta là 5,84712m) bề dài. Chúng sai người tuyên-truyền khắp các làng rằng chúng không phải là bọn đầu trộm đuôi cướp, mà Trời và Đức Thầy Cả sai xuống để chiến-tranh đến bây giờ người ta không biết chắc Đức Thầy Cả ấy là người nào; những dư-luận về vấn-đề nầy rất mâu-thuẫn với nhau.


Chừng hai mươi ngày sau khi bọn chúng tuyên-bố là chính chúng gây chiến-tranh, thì sớm mai nọ, lối nửa tháng chín
( năm 1773), hai đại-đội binh bao vây dinh của quan tuần-vũ ( Nguyễn Khắc Tuyên) tỉnh Qui-Nhơn và chiếm cứ luôn. Mau mau, quan tuần-vũ đi trốn, mặc quần áo thường, theo sau có tất cả quân lính, chỉ đem theo ấn-tín mà thôi. Ông ta hấp tấp đến đỗi ông đánh rơi mất ấn-tín, ông ta chạy lên làng Tam-Quan ( nay là Hoài Nhơn, Bình Định) , cách xa dinh ông hai ngày đường đi bộ ; ông bỏ ngoài sau vợ con ông. Bọn nổi-dậy không làm hại đến tánh-mạng các người nầy, chỉ tước đoạt khí-giới và của cải của ông rồi phóng hỏa đốt công-thự. Đối với quan đầu tỉnh Phú-Yên, bọn chúng cũng làm như thế thôi, khi chúng chiếm-cứ tỉnh nầy.

Bọn nổi-dậy sai bắt giam những quan nhỏ, và nhứt là những quan hung ác đối vói người dưới tay. Bọn chúng phóng-thích tất cả phạm- nhơn và những người bị đóng gông vì phạm tạp-lỗi.

Bọn chúng sai binh đến cạc làng để bắt các làng phải thề trung-thành với chúng. Bọn chúng sát-hại các chủ-thôn nào chống lại chúng và hỏa thiêu nhà của các người ấy. Tới trong xóm hẻo lánh, bọn họ lấy giấy tờ công-chứng và đem đốt tại chợ, cũng như những thủ-bản cũ của Nhà Vua và các quan cưỡng-bách đánh thuế-vụ và thuế muối.

Bọn họ ban-hành một mạng-lịnh
(mệnh lệnh) hủy bỏ các thuế khóa, trừ phi có tục xưa từ Bắc-Hà vào là gia-đình nào có bất-động-sản phải trả một quan rưỡi mỗi năm. Chúng dân hoan-nghinh biện-pháp ấy và thề trung-thành với họ, dưng cho những người giải-thoát ấy vô số quà.

Bọn họ bắt đóng gông cả
(chỉ) lính tráng lẫn các quan thôi, còn những ngưòi thuộc hạ là cùng-đinh không phạm-pháp gì mà trái lại đáng thương xót. Bọn họ ngăn cản không để Nhà Vua liên-lạc với các tỉnh khác vị-trí ở giữa tĩnh Phú- Yên và Raygon. Từ các tỉnh ấy ra tới Trào-đình, người ta không thế nào lưu-thông đặng (được bằng) đường bộ cũng như đường biển, ít nữa là “những thuyền phải đi ra ngoài khơi xa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuần-vũ Quảng-Ngãi thượng chiếu tâu Nhà Vua hay rõ tình-hình.

Trong lúc chờ đợi Nhà Vua quyết định, Tuần-vũ sai lính đi tiễu trừ với một viên quan và năm thớt tượng, hễ gặp được chúng thì tẩn-công và hủy hoại các sự khởi-nghiệp của chúng. Các lính ấy đi tới trung-tâm-điểm tỉnh Qui-Nhơn, hai bên xấp chiến vói nhau. Các lính Nhà Vua thất-trận, quân nổi-dậy thắng thế, chiếm tất cả võ-khí và năm thót tượng của Nhà Vua; viên quan của Nhà Vua chỉ-huy giục ngựa như bay lánh mặt. Trận ấy diễn ra tháng mười (1773) .

Bọn nổi-dậy làm chủ cả tỉnh Qui-Nhơn. Say sưa bởi chiến-công ấy, bọn họ bồ-nhậm các viên-chức cho hai tỉnh ấy và đắp pháo-lũy cho các hải-cảng.

Lối cuối tháng mười, Nhà Vua sai vô ba chiến-thuyền với ba vị quan chỉ-huy và ba trung-đội lính, trên bộ, bốn viên chỉ-huy vơí bốn trung-đội. Nhà Vua xuống chiếu cho ít người vào Qui-Nhơn như vậy, vì người ta thuật lại, thì Nhà Vua tuyên-bố rằng:

" Ai chú-ý đến làm gì bọn đầu trộm đuôi cướp đang nổi loạn đề cướp phá các thị-trấn ?"


Sau ngày lễ Toussaint (sau 1 tháng 11) , cuộc đánh nhau diễn ra ở chỗ giáp ranh hai tỉnh Qui-Nhơn và Quảng-Ngãi.

Bọn nồi-loạn gồm hết thảy là ba quân-đoàn, một là những người Trung-Hoa ( có lẽ là quân của Tập Đình và Lý Tài), hai là bọn lâu-la chia làm hai cánh mặt và trái, ba ở giữa là dân Quảng-Nam-quổc nổi dậy. Cuộc chiến-tranh xảy ra liên-tiếp trong ba ngày đến chiều ngày thứ ba, cánh hữu do bọn Trung-Hoa chiếm giữ sát-tử người võ-quan có giá-trị nhứt nhì của binh Nhà Vua danh là Ou-Doi-Be ( có lẽ là Ông Đội nào đó) .

Bấy giờ binh Nhà Vua mới chịu thất-trận và chiến-thắng về Tây-Sơn.


Sau khi binh Nhà Vua tan rã, bọn nổi-dậy vô châu-thành Quảng- Ngãi. Chúng chiếm cứ thị-trấn như vào chỗ không người vì các quan đã bỏ thành và lên địa-phận tỉnh Cham, để đến thẳng Fai-Fo ( Hội An)


Đạo thủy-binh Nhà Vua lại phải đương đầu với trận bão dữ dội, và, những thủy-binh đều chết không còn mống nào. Duy có một chiến- thuyền sẩy khỏi, vị chỉ-huy có đạo Gia-Tô chạy trốn đặng trận bão.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn khởi- loạn chiếm lẩy một số-lượng quân-khí và súng đại-bác, phóng-hỏa đinh tuần-vũ Quảng-Ngãi và cất lại một dinh khác.

Sau khi nghe đặng binh Nhà Vua bại trận, Nhà Vụa khởi đầu
( bắt đầu) áy náy và Trào-đình kinh sợ. Các quan chỉ-huy nhiều quân lên đóng trên núi cận Trào-đình, Nhà Vua cấm-chỉ mọi sự liên-lạc bằng hải-trình và lục-trình ( đường bộ) giữa tỉnh Cham và Đế-đô (Phú Xuân).

Nhà Vua xuống chiếu cho một đạo-binh đông quân-số, nhiều võ-quan chỉ-huy đạo quân ấy, và một quan được phong tước phó-vương. Người ta có thể nói rằng Nhà Vua sai hầu hết lực-lượng của Nhả Vua vô trong tỉnh Cham. Các lực-lượng ấy đến tỉnh nầy đầu tháng mười hai.

Trong Trào-đình các quan hục hặc " như chó vời mèo ở chung" .
( để nguyên chữ Quốc Ngữ)

Các quan truyền câu-lưu hai quan to giòng
(dòng) hoàng-tộc và sáu quan ( không rõ 8 ông này là gì?) khác vì cho rằng các ông nầy chịu trách-nhiệm trong việc chiến-tranh này. Một sự đại-bất-hòa bao trùm cả các quan lớn nhỏ và kết-quả là "omne regnum in se divissum" ( tiếng Latin, trích trong Kinh Thánh, Mã Thi XI,3, có nghĩa là 1 đất nước mà tự xâu xé lẫn nhau)

Trong lúc Trào-đình lo bố-trí như vậy, bọn khởi dấy cứ tiến-binh, mỗi ngày mỗi chiếm thêm đất mới, đắp thêm thành-lũy, làm vững chắc các vị-trí chiến-lược. Bọn nổi-loạn làm chủ một phần đất tỉnh Cham, cách xa đường bộ đi đến Thien-doa không tới hai giờ đồng-hồ.

Như tôi đã nói trên kia, Thien-doa là trú-sở của tôi đang ở với Huynh-Trưởng Fernand.

Chúng tôi có lo trước là che một cái chòi bằng nhánh cây ở trong núi cận nhà thờ, và, chúng tôi đào đất đề tiền bạc, ly bạc rồi lấp lại. Còn những lễ-phục và những đồ vật khác thì ờ trong tay các tín-đồ, các người nầy dấu rất kỹ. Hình như ngày hai mươi mổt tháng mười hai, ngày Thánh Thomas, là ngày của Chúa muốn chúng tôi bị bọn nổi loạn tóm đặng. Nhưng cũng may mắn cho chúng tôi là ngày ấy đạo quân hùng mạnh của Nhà Vua tách rời Fai-Fo.

Năm ngàn người lính tùng-chinh trong đạo-quân và một ông võ-quan gan dạ hơn hết trong tỉnh chỉ-huy đạo ấy.

Ngày hai mươi hai tháng mười hai, hai bên chạm trán bên dưới Thiên-doa. Chiều ngày hai mươi ba, đạo quân Nhà Vua chiếm đoạt đặng một chiến-lũy thứ nhứt. Cuộc giao-tranh diễn ra suốt cả ngày hai mươi bốn ; một chiến-lũy thứ nhì bị quân Trào
( triều đình) làm chủ và bọn nổi-loạn tự cưỡng-bách thối lui. Nhưng, ở cánh trái, các võ-quan Nhà Vua núng thế bỏ chạy với các thớt tượng. Tướng điều-khiển ba quân phải khiến binh chống đỡ, mà chống đỡ-xong. Trận chiến xảy ra với tất cả cuồng-độ (ác liệt) ngày hai mươi lăm; bọn nổi loạn rút sau pháo-lũy cuối cùng, hệ-trọng và vững chắc của họ; bọn chúng chịu đựng và giữ vững đặng một ngày rưỡi, cuộc tấn-công của ba đại-đội Nhà Vua: một đại-đội thủy-quân tấn-kích dưới biển bằng thuyền, một đại-đội lục-quân công ( vây) hãm mé trong núi, đại-đội thứ ba ở giữa, chỉ-huy do vị tướng, người rất mực can-đảm trên lộ của Nhà Vua.

Chúng tôi nghe tiếng súng nổ dòn, đến chiều hai mươi sáu. Trước khi chạng-vạng tối, dưới thuyền bắn lên qua pháo-lũy, trúng hông viên chỉ-huy có giá- trị
( không rõ ai) của bọn nổi loạn.

Quân Nhà Vua không hay biết chi hết vì hàng rào cao quá; nhưng bước qua sáng ngày hai mươi bảy, quân Nhà Vua mới rõ là chúng đã trốn hết, bỏ bức rào cản, bỏ luôn thi-thể của hai người lính, và viên chỉ-huy có giá-trị nọ, viên nầy là một trong mười tám người chỉ-huy khác trong đạo-binh nghịch.

Mé bên Nhà Vua, chỉ có một tên lính tử trận và hai tên khác bị thương ờ đùi. Đạo binh Nhả Vua hoàn toàn thắng trận.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn nổi-loạn rút trong giữa tỉnh Quảng-Ngãi. Binh Nhà Vua rượt theo.

Ngày lễ rửa thánh-tước của Gia-Tô-gỉáo, nghĩa là hai tháng hai năm nầy
( 1774) , bọn chúng chiếm-cứ lại đặng tất cả tỉnh Quảng-Ngãi và hai phần ba tỉnh Qui-Nhơn.

Khi tôi đang cử bút viết các dòng chữ này, tôi nghe rằng chúng đã thất lại một phần tỉnh Qui-Nhơn, phần nầy chúng cướp đoạt trước kia và chúng đang ở biên-giới tỉnh Quảng-Ngãi.

Người ta nghe khẳng-định việc nầy chuyện nọ mâu-thuẫn với nhau, tôi xét đoán là vô-ích khi đem vào bức thơ nầy, bởi vì lời đồn-đại của dân chúng Quảng-Nam-quốc. Có một sự chắc-chắn là chiến-tranh vẫn tiếp-diễn, và bọn khởi-loạn nói rằng ý-chí của chúng là tiếp-tục chiến-tranh tới chừng nào đánh ngã Nhà Vua và Trào-đình bất tài của Vua.

Với sự chấp-thuận của Thiên-tử
(Chúa Nguyễn), tất cả hoàng-thân đều tiếp tục dai dẳng ngược-đãi tín-đồ Cơ-Đốc-giáo, mặc dầu Đại-úy ở Mã cao ( Macao) có hiến cho những cổng-phầm đáng giá hai ngàn đồng pesos . ( Như vậy là các Chúa Nguyễn cũng đang cấm Đạo,dù cho quân đội Bồ Đào Nha có hối lộ tiền)

Người ta khẳng-định với tôi như vậy. Viên Đại-úy ấy yêu-cầu gì cũng được hết, trừ ra có điểm ấy là không đặng thoả mãn
(tự do tôn giáo). Giờ của Thiên-Công (Công lý trên trời) đã điểm đối Nhà Vua và hoàng-thân quốc-thích rồi, vì theo người ta chú-ý, bọn nổi-loạn không chống đối thánh-giáo của chúng ta. Bằng chứng là khi gặp một người thầy giảng ở Quảng-Ngãi, và thấy cái khoen sắt đeo theo cổ người, bọn họ gỡ ra và liệng ngay xuống đất.

Vì thế, nếu có đổi thay chánh-phủ, tôn-giáo thánh của chúng ta sẽ tự-do hành-đạo.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm ngoái, khi tôi đến Fai-Fo, Huynh-Trưởng Ferdinand có gởi tất cả thơ- từ của chúng tôi cho một chiếc thuyền ở Mitho ( Mỹ Tho), cô chủ chiếc thuyền nầy là người thuộc Ki-Tô-giáo.

Nhiều bức thơ của anh tôi ở Âu-châu, nhiều bức khác ờ Manille; Huynh-Trưởng Giảng-đạo Velarde cho hay những tin tức và những hung tin.Tôi cũng có được thơ của Cha Loureiro, Cha báo trước cho tôi biết rằng Cha tặng tôi một thùng rượu vang. Tôi yêu-cầu Cha
(Cha Jean Salguero, Cha này có trú sở ở Chợ-Quán) trao lại tôi tất cả thơ từ, vì,hồi năm rồi, tôi không thề trả lời đặng vì chẳng tiếp được tin tức chi hết. Tôi xin dâng cho Cha rượu vang ấy, vì Cha sẽ nhọc công nhiều quá để gởi nó lần nữa từ trú sở của Cha đến tệ-sở.

Từ đó tới nay, Ou-Doi-La
(Ông Đội nào đó) không thấy mặt ở đây nữa.

Tôi cầu chúc cho Chúa bào-vệ Cha. Thiên-doa, ngày mười lăm tháng hai năm 1774

Tiểu-Đệ rất khiêm tốn ký tên: Diego de Jumilla

Tiếp tục lịch-sử của trận chiến-tranh giữa Nhà Vua và Nhạc cùng nội-bọn, sau khi tả-thuật sự thắng trận của Nhà Vua hồi tháng mười hai 1773, khiến Nhạc phải rút lên núi, Cha Diego de Jamilla cử bút viết cho Cha Provincial, một bức tin khác đề ngày chín tháng tám năm 1774.

“ Lúc bấy giờ đạo-quân Nhà Vua chiếm lại gần hết tỉnh Qui-Nhơn, tỉnh của bọn khởi-dấy thì loạn-quân hạ san. Ngày một tháng hai năm 1774, lối chín giờ tối, bất thình-lình chúng xuất-hiện ra và bao vây quân Nhà Vua. Quân nầy đóng trại đêm trên sườn dãy núi gần bên đèo. Quân Nhà Vua phải thoát do con đường thật hẹp; tất cả đêu mạnh ai nấy chạy không trật-tự gì hết. Sợ hãi vì tiếng làm rền và la ầm lên của bọn nổi-loạn, bốn chục thớt tượng của Nhà Vua cũng thoát theo, đạp nhằm quân Nhà Vua nhiều hơn bọn nôỉ dậy.

Viên tướng với các võ-quan khác vắt giò lên cổ chạy và xa cách chỗ đóng trại đến một ngày đường đi bộ, vì đêm ấy, các quan và lính không dừng lại. Qua ngày sau, hai tháng hai, khi viên tướng ấy nghỉ chơn và ngồi điểm-tâm với các quan khác trong một nhà xiêu vẹo, bỗng lối hai mươi người Trung-Hoa trong đạo-binh của những kẻ nổi-loạn tiến vào nhà và dùng giáo và dao đâm và chặt chết hết. Quân Nhà Vua hoàn-toàn bị tiêu-diệt. Người ta thuật lại lính Nhà Vua bị giết hay là bị voi đạp lên đến mười sáu trăm
(1.600).

Sau khi thất một trận ấy, bọn nổi-loạn tịch-thâu tất cả võ-khí và một số lớn voi; trong thời-gian bảy ngày, bọn nổi dậy chiếm-cứ lại tất cả các tỉnh.

Ngày bốn tháng ba, Nhà Vua sai vô đạo binh khác và võ-quan khác, chỉ-huy tối cao là một vị quan to, chồng của chị Nhà Vua
(Trưởng dinh Nguyễn Cửu Thống, chồng bà trưởng nữ Ngọc Huyên, chị gái chúa Nguyễn) .

Viên quan tấn-công bên địch ở biên-giới bắc tỉnh Cham, gần bên Trào-đình,ở địa-phương Thiên-doa. Nơi nầy, Sư-Huynh Fernand và tôi đang ở, và hải-cảng Tourane ( Đà Nẵng) cũng ở đấy.

Liền trong mười một ngày, kết-quả của trận chiến-tranh chưa quyết-định cho bên nào được bên nào thua. Nhưng cuối cùng, quân Nhà Vua hết kháng-cự nổi, và chịu thất-trận. Hồi bấy giờ, đạo-binh của bọn nổi-loạn lên đến hai mươi sáu ngàn người. Sau khi quân Nhà Vua rút lui, bọn nổi dậy vô chiếm-cứ tỉnh Cham và làm chủ luôn tỉnh ấy.


Bọn nồi dậy đến nhà thờ của chúng tôi, chỉ có mình tôi ờ đó thôi, vài ngày trước Huynh-Trưởng Fernand đi lại nhà thờ Trà-Kiệu .

Ngày bọn ấy tới là mười một tháng ba, trước một ngày ngày lễ của chủ chúng tôi là Thánh Grégoire. Sau khi ưng thuận vói các thầy giảng, tôi trốn trong rừng, ở nơi núi, gần nhà thờ. Theo tôi, có một đứa bé mười bốn tuổi, để cho tôi sai vặt.

Khi tôi trốn trong bụi rậm, đang đọc kinh của vị Thánh-Chủ chúng tôi, thì bỗng đâu tôi nghe la lớn gần khít bên tôi: Nhắm nó, nhắm nó, nhắm nó. Đứa nhỏ đứng gần tôi liền chạy trốn, tôi chạy theo nó, ngang các bụi lùm, áo rách, hai tay và mặt trầy hết ra máu. Tôi rút vào trong nhà thờ, quỳ dưới chơn bàn thờ, quỳ gối trước mặt Đức Bà và Thánh- Francois, tôi bảo thằng bé đốt hai cây đèn sáp lên và tôi đợi bọn khởi dấy tới.

Phút chốc, lối mười bảy người tới, chúng tuốt kiếm ra khỏi vỏ. Một người ấn mạnh dao găm vô ngực tôi và hỏi tôi tiền bạc với động-sản của tôi. Tôi nghiêng mình ba lần trước đám người ấy, và tôi nói tôi là giáo sĩ, tôi đến quốc-gia nầy đề thuyết-giáo cho người cổ đức-tín nơi Chúa Jésus, nếu tôi có lầm lỗi đối với họ những gì, xin họ vui lòng hỉ-xả cho ; còn về động-sản, tôi chỉ những đồ cần-thiết cho việc thờ cúng thiêng-liêng và sùng-bái Đức Chúa Trời chân thật (tôi phải làm cho bọn ấy chú-ý rằng đồ trang-sức, ly bạc và tranh đều để hết vào thùng, và các thầy giảng đều đem đi chôn, duy tôi còn đây với quần áo đề làm lễ-thiêng mỗi ngày).

Bọn nổi-loạn lục xét cùng nhà, tước -đoạt những đồ nào có chút giá-trị. Sau khi cưỡng lấy xong, chúng rút lui.

Bọn họ cũng không hành-động vô lễ đối với bàn thờ, và chỉ có đoạt một cây đèn, lúc chúng tôi đang hành-lễ nêu cao lên Thánh-Hoa, Chúng lấy theo những tấm vài trải bàn thờ, hai khăn lau thánh-tước và hai sợi dây nịt áo lễ. Vậy chấm dứt việc gặp-gỡ tình-cờ ấy. Sau đó, nhiều quân nổi-dậy đến viếng tôi và yêu-cầu thuốc men, tôi xin lại nhiều ân-huệ. Riêng phần tôi, các quan
( Tây Sơn) ấy ưng thuận cho phép tôi thuyết-giáo công-khai sách Phúc-Âm và cất giáo-đường. Các quan nói: nếu có người ngoại-đạo nào kiếm chuyện làm khó hay là ức-hiếp một tín-đồ Cơ-đốc,tôi cứ đi báo với các quan, tên ngoại-đạo ấy sẽ bị thả trôi sông đề đền bù sự liều lĩnh của nó. Không một người nào đặng làm hại nhà của Cha hay là nhà thờ của chúng ta. Ngày lẫn đêm, mười ba người lính phải giữ an-ninh cho chúng tôi. Đức Chúa Trời ban ân-huệ cho tôi rất đầy đủ, tôi là người chẳng xứng đáng được ân-huệ ấy chút nào.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài ngày sau, bọn nổi-dậy chiếm-cứ tất cả tỉnh, tỉnh-thành và hải- cảng.

Quân Nhà Vua đã chạy trốn bằng chiến-thuyền. Bấy giờ quan quan-trọng nhứt của bọn nổi-dậy
( có lẽ là Nguyễn Nhạc) sai một chiếc thuyền đi đến nhà thờ ở Thiên- doa, dưới thuyền có một quan khác và lính và yêu-cầu tôi đi đến quan quan-trọng kia. Dẫu cho tôi có ghê tởm, tôi không thể trốn lánh được.

Huynh-Trưởng Fernand
( lúc này đã về) đồng ý rằng trong trường-hợp hiện tại, tôi phải vâng theo ý-chí của các quan ấy, bằng ngược lại sợ e họ không bằng lòng và kết-quả là sẽ có phương-hại tới các Cha và các tín-đồ. Cuối cùng tôi ưng thuận đi. Tất cả các quan đều tiếp rước tôi với cảm-tình đặc-biệt, các quan ấy thỉnh tôi ngồi gần bên các quan và mời mọc tôi uống và ăn. Các quan ấy trình bày dài dòng những nguyên-nhân giục cho các quan khởi dấy và mục-tiêu theo đuổi là kiếm một Nhà Vua khác và một Chánh-phủ khác. Tôi im-lặng, giả bộ dốt về việc ấy. ( Như vậy là giáo sĩ này đã gặp trực tiếp Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và có lẽ cả Nguyễn Lữ, cùng toàn bộ các chỉ huy Tây Sơn)

Nhưng, đây lại một người lính có vô
(theo) Gia-Tô-giáo bẩm với các quan ấy rằng: Các Cha Âu-châu là những người có giá- trị nặng lắm; các Cha biết và hiểu hơn những lời các quan đã thốt ra. Thầy đã có ý-thức những biến-cố đã xảy trong quốc-gia này, vậy thì vô bổ mà thuyết-ngôn cho các Thầy biết, chỉ ít nhứt là các quan muốn hỏi lời khuyên của các thầy (những kẻ ngoại-đạo gọi các Cha như vậy).(đoạn này hơi tối nghĩa, không hiểu từ Thầy mà người lính Tây Sơn nói đến là ai nữa?)

Tôi trả lời là chúng tôi, các Cha, chúng tôi đến quốc-gia nầy đề thuyết-giáo cho tín-đồ Ki-Tô hiểu luật chơn chính, đề sau rốt tín-đồ được cứu khổ, nhưng chúng tôi không thể can-thiệp vào việc chánh-trị, vì đó chẳng phải là địa-hạt của chúng tôi. Lúc bấy giờ, quan lớn hơn hết
( có lẽ là Nhạc) tuyên-bố rằng:

" Các Thầy cầm giữ những lời lẽ chơn chánh (chân chính)"

Các quan ấy hiến cho tôi nhiều bạc, tôi từ chối hẳn, các quan yêu-cầu tôi,hãy ở gần bên các quan đề làm y-sĩ cho họ, nhưng tôi đáp lời rằng lính đã cướp hoặc là hủy hoại tất cả thuốc của tôi và tôi sẽ cho các quan ấy hay rằng sau tôi sẽ ở chung với họ được chăng?

Rồi tôi xin cáo từ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top