[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đúng như cụ nhận định, vua Quang Trung là hình ảnh của TCTH. Rất giỏi về quân sự nhưng cũng hơi độc cụ ạ. Phương châm của ông là dùng sức mạnh để kẻ thù phải kinh sợ. Từ tư tưởng ấy nên đạo quân của ông đi đến đâu là hoang tàn đến đó, ông quyết không để cho địch thủ có được nhân lực, vật lực để chống ông nên một mặt ông ra sức bắt lính (già trẻ lớn bé, bắt tất), một mặt ông cho quân lính phá dỡ tất cả vật chất từ viên gạch đến cái cột nhà.... Lê Chiêu Thống chẳng phải đã khóc nức nở khi thấy thành Thăng Long hoang sơ, điêu tàn sau cơn lốc của Tây Sơn đó sao ? Có tham khảo cái nhìn của các giáo sĩ thì ta mới phần nào có cái nhìn trọn vẹn. Đó là lý do vì sao cũng là chạy trốn như Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống thì được nhân dân che chở, còn Cảnh Thịnh, đáng thương thay bị bắt đóng củi giao nộp cho Gia Long.
Thành Thăng Long tiêu điều là do Lê Chiêu Thống phóng hỏa đốt phủ chúa Trịnh, mà theo logic thì cái phủ đó mới là thành Thăng Long, mới là cung vua trên thực tế.
Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống và cả Cảnh thịnh đều phải chui lủi. Đen thì bị bắt như chúa Trịnh Khải hay Cảnh Thịnh, may hơn thì chỉ bị trấn vài đồng với hoàng bào rồi thả cho đi như Lê Chiêu Thống, đỏ hơn nữa thì cưỡi trâu lội qua mương, giả làm dân thường. Đáng thương và có khí phách nhất là Trịnh Khải, còn biết tự tử, chứ lão Trần Quang Diệu với thằng Cảnh Thịnh thì chán, biết là đằng nào cũng chết mà không biết đường mà tự tử, lại còn để chúng nó mang cái chết của mình ra mua vui.
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
770
Động cơ
428,969 Mã lực
Lê Chiêu Thống đốt phủ chúa, cháy 7 ngày cong gì nưa cụ.
 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Phủ chúa chỉ là một phần thành Thăng Long, còn nội điện [ cung vua] và dinh thự khác nữa.
 

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
972
Động cơ
387,311 Mã lực
Tui thì ông cha nào cũng quý vì đã giữ được đất VN còn nguyên đến nay. Trong quá trình đánh đấm lẫn nhau thì có lúc này lúc nọ nhưng đến thời cuối thì đất VN sau bao giờ cũng lớn hơn trước. Vậy thì chê trách mấy ổng ở chổ nào, con cháu ngày nay đã và đang làm được giề! Gúc cái ra hết, bùn!
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Nam bộ hồi đó là vùng đất vô chủ,toàn đầm lầy.Có thể nói đó là vùng đất hứa cho lưu dân bị xua đuổi từ khắp nơi đến khai phá.
Chắc có chỗ nào vô chủ cho bọn Xiêm, và bọn Thanh, kéo quân qua. Bọn đấy không phải là nhân dân Việt, mà là bọn xâm lược, cụ ạ.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Chắc có chỗ nào vô chủ cho bọn Xiêm, và bọn Thanh, kéo quân qua. Bọn đấy không phải là nhân dân Việt, mà là bọn xâm lược, cụ ạ.
Cụ có chút nhầm lẫn giữa khái niệm quân "xâm lược" và dân "tứ xứ". Có đọc "lịch sử khai hoang miền nam" thì cụ mới hiểu rõ được tận tường mọi nhẽ. Đất miền Nam xưa vốn là vùng sinh sống của người Chân Lạp (dân Khơ me) và người Xiêm. Do những biến đổi của lịch sử thì vùng đất ấy thuộc về các chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn đã ra sức khẳng định chủ quyền bằng cách khuyến khích dân ta đến khai phá (miễn dịch, miễn thuế ...) nhưng kết quả rất hạn chế vì chả ai chịu vào cái vùn đất khỉ ho cò gáy, "dưới sông sấu lội trên bờ cọp um" cả nên buộc lòng các chúa Nguyễn phải có những cuộc di dân cưỡng ép, bắt những người bị tội, lao dịch vào sống trong những vùng đất ấy. Khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh thì có các cuộc di dân của quan binh bại tướng nhà Minh sang nước ta lánh nạn, các chúa Nguyễn lại cho họ vào vùng "kinh tế mới" ở miền Nam và họ đã ra sức khai phá và hình thành nên những khu vực thương mại sầm uất như Cù Lao Phố, Chợ Lớn ... nhà nước Chăm Pa khi bị chúa Nguyễn lật đổ thì phần lớn dân cũng bị cưỡng bức vào đấy. Tóm lại miền Nam xưa là vùng đất của đa dân tộc sinh sống trên danh nghĩa lãnh thổ của Việt Nam, được các chúa Nguyễn và triều Nguyễn sau này quản lý. Nếu gọi là "quân xâm lược" thì chỉ có thể miễn cưỡng gọi lực lượng Xiêm được Nguyễn Ánh cầu viện vào năm 1785 và sau đấy bị Nguyễn Huệ đập tan. Tại sao lại gọi là "miễn cưỡng", bởi vì :
- Quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện giúp đánh Tây Sơn nên "hình thức" của nó không phải là một cuộc xâm lược.
- Quân Xiêm tàn ác với dân bản xứ, dân Việt nhưng bao gồm nhiều dân tộc khác nhau sống trên đất Việt (người Kinh chỉ là dân thiểu số thời điểm đấy)
Nhưng đối với Nguyễn Ánh - Gia Long thì đó vẫn là một sai lầm đau đớn, cái sai lầm không phải là ông cho mình "cõng rắn cắn gà nhà" mà là ông không đủ lực để ngăn chặn hành động tàn ác đấy của quân Xiêm, để thần dân của ông dù đa số không phải là người Kinh phải chịu nhiều đau khổ. Từ bài học đau đớn ấy mà sau này dù thực lực chưa được lớn mạnh lắm nhưng ông đã thẳng thừng từ chối sự giúp đỡ (lần nữa) của quân Xiêm. Với tấm lòng ấy của ông, người dân miền Nam, đủ mọi dân tộc đã ủng hộ nhiệt tình cuộc chiến đấu của ông chống lại nhà Tây Sơn, họ là nguồn lực lớn nhất để ông nhanh chóng khôi phục sức mạnh và sức mạnh ấy lan tỏa đến cả những người dân, quân, tướng ở chính trong hàng ngũ của Tây Sơn. Họ nhìn thấy cái đức độ của ông nên đã quy phục và hết lòng vì ông. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa ông đều có đủ cả thì chuyện thống nhất giang sơn, khôi phục cơ nghiệp là điều sớm muộn mà thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 8 năm 1895.

Trần Quang Diệu vẫn giữ Khố Sơn, đồn luỹ vững, quân Nguyễn nhiều lần tấn công, không thể phá được. Nội bộ Tây Sơn càng lúc rối hơn, Vũ Văn Dũng sai Nguyễn Văn Huấn đem 500 quân trấn giữ Quy Nhơn để án ngữ phản ứng của Lê Trung được coi là bè đảng Bùi Đắc Tuyên và cũng trông chừng luôn Trần Quang Diệu, người mà mối liên lạc thân tộc với Bùi Đắc Tuyên qua Bùi Thị Xuân thật không thể chối cãi.

Đang vây Diên Khánh, Trần Quang Diệu nghe tin Tuyên đã bị giết, Diệu vừa căm tức vừa sợ, bèn họp các tướng bàn quay về dẹp loạn bên trong, hỏi tội Vũ Văn Dũng rồi sau sẽ trở lại. Nhưng quân Nguyễn đã chặn ở mặt sau chắn nơi Lão Lãnh, Đại Lãnh, Gian Nan Lãnh. Cuộc rút lui cũng thật là gian nan.

Trần Quang Diệu không qua sông Thị Nghi bởi lẽ toán quân của Nguyễn Văn Huấn được tiếng là vào Đà Rằng để trợ thanh thế, kỳ thực là để dò xét Diệu, nhóm này không thèm đáp lời kêu gọi của Diệu là cùng hợp binh tiến đánh.

Lê Trung ở Do Lâm ( nguyên văn: Karom, tiếng Việt bây giờ là Du Long (Ninh Thuận) địa điểm Ma Lâm (Bình Thuận) cũng được người dân gọi là Mằng Long) còn 2000 quân, bị quân Nguyễn tập kích bất ngờ, chết gần hết, Trung và vài lính tàn binh leo lên thuyền chạy một mình về Diên Khánh. Họ họp nhau tiến đánh Gian Nan Lãnh nhưng không qua được đồn binh của Võ Văn Lượng chặn ở đó.

Trong khi đó, quân Nguyễn trong thành Diên Khánh bị bao vây lâu quá đã bắt đầu mỏi mệt. Võ Tánh, tướng sĩ đều mắc bệnh. Quân Nguyễn phải lo tấn công gấp rút.

Nguyễn Ánh đem 3000 quân tấn công vị trí của Tây Sơn trên núi Kho ( Núi Kho là hòn Trại Thuỷ ở Nha Trang, hiện có đặt Kim thân Phật tổ) , oánh nhau từ sáng đến tối không chiếm được, quân Tây Sơn ở đây toàn lính tinh nhuệ, chia quân theo kiểu du kích, oánh tập hậu, quân Nguyễn đại bại, chết 1000 quân. ÁNh lui binh.

Bất ngờ, quân Ánh tóm được người lính tuần tra của Tây Sơn là Nguyễn Danh Nho, tên này đầu hàng luôn và xin dẫn đường cho quân Nguyễn. Đêm đến, Ánh sai 300 quân lội qua sông Ngư Trường ( Sông Ngư Trường là phân lưu của sông Cái chảy xuống cầu Hà Ra,Nha Trang. Xét theo diễn tiến trận đánh và vị trí các nơi liên hệ thì quân Nguyễn từ mặt Bắc đánh vào) cởi áo bò lên đốt trại, theo sau có đạo binh hò hét tiếp sức, quân Tây Sơn rối loạn, bị giết chết nhiều, quân Nguyễn ào lên phá liền 12 đồn đất của Tây Sơn.

Thành Diên Khánh được giải vây.

Trần Quang Diệu lui quân về Gian Nan Lãnh, Ánh dẫn quân đuổi theo, Diệu dẫn quân chạy đến Tu Bông ( hay Vông), Ánh cho quân dùng đại bác Tây bắn thẳng vào những thớt voi, nhiều voi bị bắn chết, Diệu liều chết cho quân xông lên xáp chiến, quân Tây Sơn ập đến đâm chém, quân Nguyễn Ánh chống không nổi, bị giết chết vô số, may thay, Nguyễn Văn Thành đem quân tiếp cứu, quân Nguyễn theo thế gọng kìm ập lại, Tây Sơn chống không nổi, rút chạy.

Trần Quang Diệu theo đường núi Như Tráp mà về Quy Nhơn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1795.

Trần Quang Diệu (vợ ông là Bùi Thị Xuân, cháu họ Bùi Đắc Tuyên) đem quân về Phú Xuân, "hỏi tội" vua tại sao giết hại đình thần. Diệu đóng quân bờ nam sông Hương.

Vũ Văn Dũng mang quân bản bộ cùng Nội hầu Tứ lấy lệnh Vua chống lại. Cả hai đều sai dâng biểu lên Quang Toản tố cáo tội lỗi lẫn nhau.

Sứ Vua ra bảo 2 người vào chầu thì họ đều xin y như lời biểu của họ đã rồi mới tính chuyện lui quân. Cảnh Thịnh chả biết làm thế nào, tình thế đương găng thì Phan Huy Ích đã thảo một tờ chiếu giảng hoà gọi là “Dụ Nhị Suý Quốc âm chiếu văn”.

Đại khái tờ chiếu thuyết phục 2 tướng và làm cho hai tướng nhận rõ mối nguy hại từ bên ngoài ( quân Nguyễn) đưa tới, nhận rõ vai trò trọng yếu của họ trong việc giữ gìn, chống đỡ chế độ, trách họ đã đem việc công làm việc riêng, không chịu để triều đình thu xếp mà lại dùng binh ép Vua phải làm theo lời họ. Mềm mỏng, chặt chẽ, nhưng tờ chiếu cũng lộ ra là bấy giờ Tây Sơn đã yếu, quyền hành của Cảnh Thịnh với các tướng võ hầu như không còn khi nhắc đến việc bỏ qua tội bất tuân triều mệnh, phân trần không có lòng hại tướng thần và dè dặt chặn trước việc có thể xảy ra là hai bên mang quân bản bộ bỏ đi.

Cuộc triều kiến đưa đến kết quả giảng hoà. Bốn người chia nhau quyền binh làm Tứ trụ đại thần. Cảnh Thịnh phong Trần Quang Diệu làm Thiếu Phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thiếu Bảo, Võ Văn Dũng làm Tư Đồ, Nguyễn Văn Danh làm Tư Mã: đó là Tứ Trụ triều đình.


Các giáo sĩ nhận xét rất hay:

“ ...họ đều là những tay có tài trị nước, can đảm và được dân chúng tín nhiệm, Nhưng đổ vỡ đã xảy ra rồi thì khó hàn gắn được. Người chịu nạn trước tiên là Trần Quang Diệu, viên tướng biên thuỳ mà ở Kinh đô thì như con chim bị cắt cánh. Ông bị dèm pha, tước hết binh quyền chỉ còn cái chức hư không ngày đêm bên điện. Tướng sĩ tan rã, chán nản tới nỗi có kẻ lộ manh tâm hàng đầu như Lê Chất (1797) mà Lê Trung chỉ tìm cách cảnh cáo chứ không trừng trị hay ít ra tìm cách loại đi để bớt hại."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 10 năm 1795.

Nguyễn Ánh sửa lại thành Diên Khánh, làm thêm kho tàng. Để Tôn Thất Hội ở lại trấn giữ, tháng sau, Ánh rút quân về Gia Định.
Lúc này, bắt đầu có sự mâu thuẫn giữa những quan lại người Việt theo Phật giáo và những người theo Công Giáo, mục đích có lẽ là nhắm vào Bá Đa Lộc, thấy Lộc dạy dỗ Cảnh theo kiểu Tây, Cảnh lại theo Đạo Thiên CHúa, được phong Đông Cung, nên kiểu gì sau khi lên ngôi cũng ưu ái bên Đạo hơn.

Nguyễn Ánh đứng trước nhiều sự lựa chọn khó khăn, ông phải dung hòa các mối quan hệ, vùa phải cứng rắn trừ khử bớt những hành vi tiêu cực cản trở việc tổ chức xây dựng Gia Định: Bắt bà đồng bỏ nghề đi xay lúa, giã gạo, cũng như bắt người Miên làm biếng ham chơi phải đi lính.

Tuy thế, cơ sở tín ngưỡng thông thường của dân chúng vẫn còn vững chắc. Thái hậu, Hoàng hậu sinh ra Hoàng tử Cảnh đều thờ Phật. Cả Ánh và Tây Sơn đều hiểu rõ ràng nước ta không lấy Phật giáo làm quốc giáo như Xiêm mà gọi vua là Thiên tử, Thiên vương. Nguyễn Nhạc của Tây Sơn, giản dị, xuề xoà hơn, để cho dân chúng gói mình là “vua Trời”.

Những ngày còn cướp bóc, phải phá nhà thờ, lấy chuông chùa, Tây Sơn vẫn giữ tục lệ thông thường như L.M Ginestar cho biết:

“Bọn vô thần cấm tất cả mọi tôn giáo hành lễ trừ đạo đời Lê, nghĩa là đạo Trời dạy những gì là thiện và những phép tôn trọng tổ tiên”


" Chiếm được quyền rồi, họ ( Tây Sơn) chấn chỉnh đạo Phật nhưng cũng khoan dung với Thiên Chúa giáo, tuy rằng những khó khăn từ ngoài đưa tới và thái độ hướng về cựu Nguyễn ( của các giáo sĩ) sẽ làm cho họ dè dặt hơn. Triều đại họ, vẫn phải kiếm lấy sức mạnh ngoài ảnh hưởng Tây phương, ảnh hưởng mà họ cố gắng thâu nhận cho hợp một phần với bản chất thương mại nội địa của tập thể họ dắt dẫn lúc ban đầu. Họ đã thất bại trong toan tính đó và kỹ thuật Tây phương lại dồn về cho một ông Hoàng còn sót lại của chúa Nguyễn Nam Hà. Chúng ta đã thấy sự hiện diện của người Tây phương, thương nhân cũng như giáo sĩ ở Gia Định. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Đại Việt thu nhận một giám mục cố vấn ( Bá Đa Lộc) cho Vua, trông coi Chế tạo cục, có các giáo sĩ giảng đạo công khai, theo quân đội chiến thắng thu tín đồ ở nhưng vùng mới chiếm (trường hợp các giáo sĩ Lavoué, Boisserand, Lelabousse ở Diên Khánh năm 1794), có các binh sĩ Âu xây đắp thành trì, huấn luyện sĩ tốt, xây dựng một cơ cấu thuỷ quân làm mưa làm gió trên mặt biển Đông, loại trừ các thuỷ quân địch lẫn bọn giặc cướp Mã Lai, Tàu Ô làm trở ngại giao thương trên mặt biển "

" Nhưng họ ( Tây Sơn) ở đây mang một nề nếp sinh hoạt, suy tưởng khác hẳn với chung quanh. Họ kiêu hãnh với kỹ thuật quân sự, tổ chức tiến bộ hơn nên thường tỏ thái độ kẻ cả - thái độ tuy vậy cũng được biện chính một phần nào. Đối lại, Nguyễn Ánh cùng binh tướng cũng đã từng chiếm được Gia Định trước khi họ tới, nên ý thức được địa vị chủ nhân ông của mình, khăng khăng bám lấy tin tưởng có sẵn. Cho nên trong khi Tây Sơn đang ở thế tan rã thì Gia Định cũng trải qua một cuộc khủng hoảng vì sự lớn lên của họ. Cơn khủng hoảng bắt đầu kín đáo từ 1789 nhưng bùng nổ quyết liệt vào 1794, 1796 và lan đến 1798, 1799 "
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mâu thuẫn giữa các tôn giáo nảy sinh đã có phần gay gắt hơn, Nguyễn ÁNh cho thấy tài năng ở chỗ ông đã phần nào dung hòa được, có thể thấy Nguyễn ÁNh không hề tin ma quỷ hay những điều nhảm nhí, phản khoa học mà hãy còn đầy rẫy trong dân chúng.


Ánh khuyến khích và học hỏi khoa học, mời giáo sĩ Boisserand làm nảy tia lửa điện trước mặt các quan “như tay phù thuỷ”, rồi cho phép các sĩ quan Pháp " bắn ít phát súng lục trong điện vua, thả một quả khí cầu, và như các giáo sĩ khác, có chữa một ít bệnh cho dân chúng"

Việc làm này của Ánh khiến nhiều quan hủ lậu người Việt chống lại:

..." người ta đồn rầm lên là các giáo sĩ móc mắt người bệnh ra, nhét bông vào đó và dùng mắt làm ngọc cùng các vật dụng đẹp đẽ khác. Một ông quan dám đoan chắc với Nguyễn Ánh là có việc ấy ở nhà thờ"

" Đồ đảng Tây Sơn có người tên là Phó Tín từ Bình Thuận vào Vĩnh Trấn giả bộ cảm vì uống thuốc tây và quả quyết rằng người Âu mưu bắt dân Gia Định để móc mắt. Bị tra tấn mới lòi ra rằng người Âu không can gì vào đấy hết. Có một người mướn anh ta với 80 người nữa để loan tin ấy ra. Phó Tín cùng 7-8 người đồng đảng bị giết " ...

Trong khi Nguyễn Ánh và các quan người Việt cố gắng để hoàng tử Cảnh, dù đã theo Công Giáo, vẫn phải giữ lấy cốt cách của người Á Đông, việc này Ánh cũng biết, không chỉ phục vụ cho Ánh, triều Nguyễn, mà cho cả mục tiêu chính trị để ổn định lòng dân chúng và quan lại trong triều.

Trong buổi lễ trình diện trước bàn thờ tổ tiên sau những năm vắng mặt, Cảnh nhất định không lạy “những con quỷ sứ” vì “ông bà đã chết rồi không thể trở về hưởng được”. Cảnh có thể nghe theo lời Ánh lạy bất cứ ai còn sống chứ không thể theo các tục lệ mê tín đó được. Nguyễn Ánh có lẽ rất thương con, ông không hề đánh Cảnh mà chỉ nói rằng đức Cha ( Lộc) bảo con lạy tổ tiên cũng chả có gì sai.

Những dỗ dành, hai ba cái tát tai của Hoàng hậu không lay chuyển được ý định đó và rốt lại Nguyễn Ánh phải lạy thay con mà cảm thấy ngượng trước triều thần vào con đường phản kháng, Cảnh vẽ hai dấu thập tự trên tượng Phật của Hoàng hậu mà kiêu hãnh rằng mình cũng như Phật đều từ Ấn Độ tới. Và ghép chung các tôn giáo khác vào đạo Thần tượng, Cảnh đã chỉ cho mẹ cậu trét phân bò trên tượng Thích Ca như cậu đã thấy làm ở một giáo phái nào đó.

Trong khi Hoàng hậu cho rằng chính cha cậu đã có quyền sáng tạo nên vạn vật, thì cậu nằng nặc quyết người đó phải là “Đức Chúa ở trên trời”, bởi vì rõ ràng là cha cậu đã không đẻ ngay được một bầy 2000 con voi để chống với 300 voi Tây Sơn. Cậu hứa sẽ lấy một vợ thôi, vì Chúa đã sinh “có bao nhiêu đàn ông thì có bấy nhiêu đàn bà”. Lúc đi ngủ, Cảnh lén đọc kinh lầm rầm. Lộc không trực tiếp xúi giục mà lâu lâu lại dặn dò rằng đừng quên Chúa nhất là buổi chiều và buổi sáng. Chiến thuật khôn khéo đó được tung ra vì Lộc thấy phản ứng của các quan, hoàng tộc và vì nó tỏ ra có hiệu quả ở lời đinh ninh cửa Cảnh:

“Tôi không muốn làm vua và tôi muốn mai này trở về Pháp ngay nếu không có ý định làm cho cả dân tôi trở lại Đạo đã giữ tôi lại”.

Triều đình hoảng hốt, Nguyễn Ánh tức bực lắm, nhưng bà Thái hậu thì lại có thái độ khác với Cảnh. Bà này rất yêu quý Cảnh, ngăn không cho Hoàng hậu đánh con, bà nói:

“Có gì lạ đâu con, thằng bé vừa mới về chưa nhận được chút giáo dục phong tục của ta, chỉ thấy toàn những điều trái lại thì làm sao nó làm theo lời ta bảo được. Để yên rồi lâu ý tưởng nó sẽ giống như của chúng ta”.

 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Mâu thuẫn giữa các tôn giáo nảy sinh đã có phần gay gắt hơn, Nguyễn ÁNh cho thấy tài năng ở chỗ ông đã phần nào dung hòa được, có thể thấy Nguyễn ÁNh không hề tin ma quỷ hay những điều nhảm nhí, phản khoa học mà hãy còn đầy rẫy trong dân chúng.


Ánh khuyến khích và học hỏi khoa học, mời giáo sĩ Boisserand làm nảy tia lửa điện trước mặt các quan “như tay phù thuỷ”, rồi cho phép các sĩ quan Pháp " bắn ít phát súng lục trong điện vua, thả một quả khí cầu, và như các giáo sĩ khác, có chữa một ít bệnh cho dân chúng"

Việc làm này của Ánh khiến nhiều quan hủ lậu người Việt chống lại:

..." người ta đồn rầm lên là các giáo sĩ móc mắt người bệnh ra, nhét bông vào đó và dùng mắt làm ngọc cùng các vật dụng đẹp đẽ khác. Một ông quan dám đoan chắc với Nguyễn Ánh là có việc ấy ở nhà thờ"

" Đồ **** Tây Sơn có người tên là Phó Tín từ Bình Thuận vào Vĩnh Trấn giả bộ cảm vì uống thuốc tây và quả quyết rằng người Âu mưu bắt dân Gia Định để móc mắt. Bị tra tấn mới lòi ra rằng người Âu không can gì vào đấy hết. Có một người mướn anh ta với 80 người nữa để loan tin ấy ra. Phó Tín cùng 7-8 người đồng **** bị giết " ...

Trong khi Nguyễn Ánh và các quan người Việt cố gắng để hoàng tử Cảnh, dù đã theo Công Giáo, vẫn phải giữ lấy cốt cách của người Á Đông, việc này Ánh cũng biết, không chỉ phục vụ cho Ánh, triều Nguyễn, mà cho cả mục tiêu chính trị để ổn định lòng dân chúng và quan lại trong triều.

Trong buổi lễ trình diện trước bàn thờ tổ tiên sau những năm vắng mặt, Cảnh nhất định không lạy “những con quỷ sứ” vì “ông bà đã chết rồi không thể trở về hưởng được”. Cảnh có thể nghe theo lời Ánh lạy bất cứ ai còn sống chứ không thể theo các tục lệ mê tín đó được. Nguyễn Ánh có lẽ rất thương con, ông không hề đánh Cảnh mà chỉ nói rằng đức Cha ( Lộc) bảo con lạy tổ tiên cũng chả có gì sai.

Những dỗ dành, hai ba cái tát tai của Hoàng hậu không lay chuyển được ý định đó và rốt lại Nguyễn Ánh phải lạy thay con mà cảm thấy ngượng trước triều thần vào con đường phản kháng, Cảnh vẽ hai dấu thập tự trên tượng Phật của Hoàng hậu mà kiêu hãnh rằng mình cũng như Phật đều từ Ấn Độ tới. Và ghép chung các tôn giáo khác vào đạo Thần tượng, Cảnh đã chỉ cho mẹ cậu trét phân bò trên tượng Thích Ca như cậu đã thấy làm ở một giáo phái nào đó.

Trong khi Hoàng hậu cho rằng chính cha cậu đã có quyền sáng tạo nên vạn vật, thì cậu nằng nặc quyết người đó phải là “Đức Chúa ở trên trời”, bởi vì rõ ràng là cha cậu đã không đẻ ngay được một bầy 2000 con voi để chống với 300 voi Tây Sơn. Cậu hứa sẽ lấy một vợ thôi, vì Chúa đã sinh “có bao nhiêu đàn ông thì có bấy nhiêu đàn bà”. Lúc đi ngủ, Cảnh lén đọc kinh lầm rầm. Lộc không trực tiếp xúi giục mà lâu lâu lại dặn dò rằng đừng quên Chúa nhất là buổi chiều và buổi sáng. Chiến thuật khôn khéo đó được tung ra vì Lộc thấy phản ứng của các quan, hoàng tộc và vì nó tỏ ra có hiệu quả ở lời đinh ninh cửa Cảnh:

“Tôi không muốn làm vua và tôi muốn mai này trở về Pháp ngay nếu không có ý định làm cho cả dân tôi trở lại Đạo đã giữ tôi lại”.

Triều đình hoảng hốt, Nguyễn Ánh tức bực lắm, nhưng bà Thái hậu thì lại có thái độ khác với Cảnh. Bà này rất yêu quý Cảnh, ngăn không cho Hoàng hậu đánh con, bà nói:

“Có gì lạ đâu con, thằng bé vừa mới về chưa nhận được chút giáo dục phong tục của ta, chỉ thấy toàn những điều trái lại thì làm sao nó làm theo lời ta bảo được. Để yên rồi lâu ý tưởng nó sẽ giống như của chúng ta”.
Hoàng tử Cảnh chả khác gì người mình bây giờ. Sang bển được ít năm là chẳng ai còn muốn về "xây dựng quê hương". Hoàng tử Cảnh mà lên làm vua thì Việt Nam thành PHilippines, toàn nhà thờ và cha cố. Tư liệu của cụ Doc. quí thật.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Cảnh Thịnh lên ngôi từ nhỏ có nếm trải gì đâu nên hèn yếu là đúng, chứ Trần Quang Diệu thì đúng là hơi nhát.

Nhưng Diệu không hề bị cụ Ánh đem ra mua vui cụ nhé, trong tất cả các tướng tá quan trọng của Tây Sơn chỉ có Diệu duy nhất là bị tội chém, không bị nhục hình. Em đọc trong cuốn lịch sử các vua triều Nguyễn của cụ Khắc Hòe thì thấy bảo có lý do là vì Diệu có tiếng thờ mẹ rất hiếu nên mẹ và con cái được tha (riêng vợ Diệu là bà Bùi Thị Xuân ko được tha, bị voi dày)

Một nguồn khác thì thấy nói đó là vì cụ Ánh trả ơn vụ Diệu giải vây cho thành Quy Nhơn mà thả không giết lính của cụ Ánh (Diệu vây cụ Võ Tánh trong thành Quy Nhơn hơn một năm thì phải)

Còn thành Thăng Long thì hoang tàn hình như do xây Phượng Hoàng trung đô nên dỡ hết gạch ngói , đền miếu về Nghệ An để xây, cụ đừng đổ cho Chiêu Thống.

Đến thời vua Minh Mạng sau loạn Lê Văn Khôi thì thành Thăng Long (và cả thành Gia Định) mới bị phá hoàn toàn.
Em thấy đúng ông Trần Quang Diệu này không có công trạng gì lắm mà sao được đặt tên phố. Đánh quân Thanh không thấy nhắc gì đến ông ý, chỉ có vai trò trong việc đánh lẫn nhau của triều đình Tây Sơn sau này.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Hoàng tử Cảnh có lẽ là người Việt đầu tiên thụ hưởng nền gd phương Tây.Ông có thể sử dụng thành thạo vài ngôn ngữ như Pháp,anh,Latin.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1795.

Trước sức ép ngày một tăng của các quan, Ánh sai phó tướng tả quân Phạm Văn Nhân làm phụ đạo Đông Cung Cảnh. Điều này làm nhiều giáo sĩ không hài lòng,tất nhiên.

" Ở giữa một triều đình ngoại đạo, sống theo quy tắc của các thầy ngoại đạo, xung quanh có các viên Thượng thư Satan làm đủ cách để phá hoại sự vô tội của Cảnh, cậu Hoàng tử này trở về đời sống khuôn khổ của tầng lớp và dân tộc cậu"

Ánh bắt các quan ghi lời Cảnh nói, hằng tháng dâng lên ông kiểm soát để biết con học hành tấn tới ra làm sao.

Tuy vậy, Ánh một mặt theo thiên tính, giáo dục vẫn quý trọng Lộc, một mặt cũng nhận thấy còn cần có người này để mở rộng kiến thức con mình, để giữ vững tinh thần quân sĩ, uy thế quốc gia, nên nhân dịp này bắt Cảnh lạy Lộc 4 lạy bảo đối đãi như bực Sư phó. Tất nhiên sự hiện diện của Lộc bên cạnh Cảnh ngày càng làm cho các quan khó chịu. Thậm chí, còn dâng sớ lên xin Ánh chém đầu Lộc.

Ánh và Lộc bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.

Chuyện bắt đầu từ trước,Ánh không ngờ rằng Lộc tuy là người Tây, mà khéo léo mà có tài thuyết phục không kém bất cứ người Việt nào, nguyên do bắt đầu từ Cảnh, rồi đến Tống Phúc Đạm, một tướng tài của Ánh.

Lộc và Đạm thường hay đàm đạo,Trong 8-9 tháng cùng Lộc thảo luận, trao đổi tư tưởng về Khổng giáo, ông đã bị Lộc quyến rũ, đến nỗi tâu xin Ánh bỏ một số nghi lễ ở Triều đình mà ông cho là mê tín, theo như quyết nghị của Giáo hội La Mã về “nghi lễ Trung Hoa”, thậm chí sau khi giải vây Diên Khánh, mắc bệnh không về Gia Định được mà ông cứ nằng nặc quyết gặp Giám mục Lộc, để đến nỗi bị chết dọc đường.

Ánh sợ là phải, Đạm là bậc huân cựu đại thần, tuổi đã lớn (59 tuổi) , tư tưởng Khổng Nho đã thành nếp thế mà bị thuyết phục trong vòng không đầy một năm, thì Cảnh sẽ ra sao nếu cứ luôn luôn ở bên Lộc? Năm 1789 còn bảo Cảnh nhỏ bé, chưa từng ở quê nhà nên dễ nhiễm ý tưởng của Lộc chứ rồi đây Cảnh càng ngày càng lớn, càng độc lập trong tư tưởng đã được uốn nắn một lần rồi mà nay lại theo Lộc thì nguy hại biết mấy.

Ngày Cảnh không lạy ông bà, Nguyễn Ánh đã tìm gặp Lộc để phàn nàn sao Thiên Chúa giáo dạy tín đồ quên ông bà. Lộc cãi rằng:

ở xứ này, thờ cúng ông bà vì tin rằng ông bà nhận lạy, ăn cỗ bàn, phù hộ con cháu sống lâu, giàu có”.

Nguyễn Ánh biện bác :

“Khi tôi đi đến các chỗ lễ đó, tôi nghĩ rằng nếu tổ tiên tôi còn sống, tôi muốn đền đáp công ơn trong muôn một. Để chứng tỏ ý nghĩ tôi chân thành và có hiệu quả, tôi muốn ngay bây giờ làm những điều như là ông bà tôi còn sống. Tôi biết rằng họ không còn nữa và những điều tôi sắp làm không có ích lợi gì cho họ cũng như cho tôi. Nhưng tôi muốn tỏ cho mọi người biết rằng tôi không quên họ”.

Lộc nói:

" dị đoan (là) lễ rước ông bà cuồi năm, tục đốt vàng mã, lệ thờ thần chủ coi như là nơi trú ngụ của linh hồn người khuất"

Nguyễn Ánh:

“Tôi đã cấm phù thuỷ, thiên văn, tôi đã coi đạo Thần tượng là xấu và sai, nhưng tôi phải giữ đạo thờ ông bà như tôi đã trình bày, vì theo tôi đó là một trong những căn bản giáo dục của xứ tôi”.

Nguyễn Ánh xin Lộc cho bọn tuỳ tướng Thiên Chúa giáo của ông được theo các cuộc lễ như mọi người, khỏi có hại cho uy tín của ông. Chỉ có một chút đó thôi được thoả mãn là không ai ngăn họ tiến lên những địa vị cao cả.

Nguyễn Ánh bắt một viên tướng theo Đạo lạy bài vị các chúa Nguyễn, Lộc và viên tướng này không nghe, Ánh sẵng giọng ngay:

“Ta nuôi ông lâu rồi, ban ơn phúc danh vọng cho ông nhiều rồi, sao ông không chịu lạy các đấng khuất của Ta (...), ông không từng lạy các thánh sao? Họ cũng đã chết rồi và không trở lại nữa. Ta cũng không tin rằng ông bà Ta hiện có trong đền, rằng họ có thể trở về đó ăn uống, nhưng chỉ lạy để tỏ lòng biết ơn của Ta trước mọi người thôi "

" Ông muốn Ta gởi đi Xiêm để phật vương bắt lạy Phật không?"

Thực ra, điều khó khăn này các giáo sĩ cũng thấy là tế nhị. Những bức thư gửi đi đều lưu ý đến tính cách thế tục, không có ý nghĩa tôn giáo của việc lạy xác, thờ cúng, và họ cũng thừa nhận rằng ở Pháp vua chết đi được liệm tử tế, đơm cơm để vài ngày mà không ai cho là mê tín cả.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Việc Nguyễn Ánh nằm trong vòng xoáy Đạo - Lễ là chuyện có thật và nó làm khó cho ông rất nhiều. Ông là người phại chịu ơn của Bá Đa Lộc và đang cần sự giúp đỡ của người Pháp nên không thể không chiều theo Bá Đa Lộc nhưng mặt khác, phản ứng của quan lại cũng như việc truyền đạo ngày càng mở rộng tại những vùng đất do ông chiếm đóng cũng gây ra một nguy cơ tiềm tàng. Chế độ PK là một chế độ đề cao đấng quân vương, rường cột đạo đức nước nhà ngàn năm luôn tôn thờ ông bà cha mẹ thế nhưng Ki tô giáo đã bác bỏ điều ấy, đấng linh thiêng của họ chỉ có Chúa Trời, Thánh, Cha. Một sự quyết định khá khó khăn nếu không khéo sẽ dẫn đến những kết cục hết sức bi thảm. Nhưng ở Nguyễn Ánh, ông đã khéo léo trong việc xử lý, dung hòa mâu thuẫn ấy điều mà các con ông sau này không làm được, nhất là Minh Mạng. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi và các giáo dân đã dẫn đến cuộc tàn sát tôn giáo dưới thời ông vua này.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Ngày xưa cũng chia hai phe, thân khựa và thân tây.Phe nào yếu thế thì bị tiêu diệt.Sau này khi cụ Ánh chết đi phe cụ Cảnh lập tức bị đỳ ko thương tiếc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 1 năm 1786.

Đất nước phân chia làm 2, Nguyễn ÁNh giữ từ Bình Khang (tức Khánh Hoà) vào Nam. Cảnh Thịnh giữ từ Bình Định ra Bắc. Cảnh Thịnh lúc này 12 tuổi, dưới quyền phụ chính của Trần Văn Kỷ, chia quân phòng bị chặt chẽ từ Quảng Nam đến Quy Nhơn.

Trong thời gian tạm ngưng chiến ngắn ngủi này, Tây Sơn cũng chả có hành động nào đáng kể để lo canh tân đất nước, các tướng trong triều dình Cảnh Thịnh tranh chấp nhau, nên Nguyễn Ánh rảnh rang trong gần hai năm không có chiến tranh, ông sửa sang việc nội trị và binh bị ở Gia Định.

Ánh lập Hàn Lâm Viện thị học, đóng 15 chiến thuyền lớn, hiệu Gia: Gia thiên, Gia địa..

Tháng 3 năm 1796.

Nguyễn Ánh tổ chức kiểm tra quân dân chặt chẽ bằng cách bắt dân phải mang “tín tích”, một thứ tín bài của Gia Định.

Triều đình Nguyễn Ánh càng ngày càng được củng cố theo mẫu mực Nho giáo.

Tháng 4 năm 1796.

Ánh mở khoa thi Hội, lấy 273 người đỗ. Việc này, Ánh học theo nhà Lê, có đổi chút ít cho phù hợp với tình hình bấy giờ, kỳ thi trải qua 3 trường, trường nhất hỏi về hiểu biết Kinh Truyện, làm thơ, trường nhì làm Văn sách, trường ba làm Thơ, Phú.

Những người đậu được phân 3 hạng Giáp, Ất, Bính cho bổ quan chức hay miễn dao dịch. Người trúng trường nhất được miễn đi lính từ 2 đến 6 năm. Qua trường nhì, người trúng cách được bổ cao nhất là Lễ sanh, hạng cuối được làm Nhiêu học, miễn đi lính 4 năm. Ở trường ba, 3 hạng đầu là Cống sĩ, Huấn đạo, Lễ sanh; ba hạng sau là Huấn đạo, Lễ sanh, Nhiêu học (suốt đời).

Các quan chấm thi đều là nhóm Bình Xương cùng các văn quan Bắc Hà, Phú Xuân về theo Ánh, như vậy có lẽ triều Tây Sơn đã bị chảy máu chất xám nhiều, nhóm các Nho sĩ này thường bôi bác Phật giáo và đề cao Khổng Mạnh, có vẻ hợp với ÁNh.

Trước sự đe doạ của ý thức hệ do các giáo sĩ Tây đưa lại, Nguyễn Ánh càng ngày càng thấy phải trở nên khôn ngoan hơn để nghiêng dần về phía những tập tục cổ truyền:

“ Cho tới bây giờ, Đức vua không nhận tôn giáo nào khác hơn đạo thờ ông bà, thế mà từ 2 năm nay, ông đã xây cất nhiều Khổng miếu. Điều làm mọi người ngạc nhiên là ông hoàng này vốn không bao giờ chịu đựng đạo Phật đến nỗi đánh roi những người đem tượng vào phòng Hoàng hậu và đánh 100 roi những ông hoà thượng hành lễ, ông hoàng đó bây giờ lại đi chùa và dự những cuộc lễ của các vị sư mà ông đã luôn luôn ghê tởm ”

Giáo sĩ Lelabousse giải thích là Nguyễn Ánh muốn làm vừa lòng mẹ, vợ và các phi tần, nhưng điều đó lại đánh dấu một bước lùi nữa trong chương trình của Lộc.

Tháng 7 năm 1796.

Ánh triệu Tôn Thất Hội ở Diên Khánh về. Sai Nguyễn Huỳnh Đức Đặng Trần Thường trấn Diên Khánh cùng Phó tướng Tả quân Võ Văn Lượng.

Tháng 8 năm 1796.

Ánh đặt thêm 5 dinh thuỷ quân trên cơ sở có sẵn: trước kia chỉ có 3 doanh, nay thêm 2 là 5, đủ Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu. Ánh cho phát triển thêm đội Tượng BInh, có lẽ vì đội tượng binh của Trần Quang Diệu còn làm e ngại quân Nguyễn. Từ năm 1792, Gia Định bắt đầu tổ chức tượng binh, nhưng lực lượng vẫn còn rất yếu ớt.

Đến nay số voi tăng dần nhờ bắt dân Chàm, Thượng cung cấp, nhờ trao đổi bằng cống phẩm với Cao Miên, Xiêm La và bắt được của Tây Sơn. Người huấn luyện điều khiển ban đầu là Chàm, Thượng.

Nguyễn Ánh đề ra chiến thuật đánh tượng binh: ông bảo lính cố sức giết cho được tên nài và địch quân ngồi trên đó để cướp voi. ( Chiến thuật có vẻ thật là giản dị như Kiêu binh đã từng áp dụng để giết Quận Huy vậy).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, từ Bắc HÀ tới Quy Nhơn, dân chúng đã chán ghét nhà Tây Sơn Cảnh Thịnh. Theo các giáo sĩ, là do sưu thuế quá cao, và, điều quan trọng hơn,là dân chúng Bắc Hà không ưa kiểu phân biệt của Cảnh Thịnh, vì, Thịnh nghe Tuyên, vẫn không coi trọng dân Bắc Hà. " dân chỉ mong có cơ hội tốt để nổi dậy"

Gian tế về báo liên tục, Ánh học tập kiểu Tây, tung gián điệp khắp nơi nhằm tuyên truyền, xúi bẩy người dân đứng lên chống lại Tây Sơn, dưới danh nghĩa " Phò Lê, diệt Ngụy"

Tháng 9 năm 1796.

Nguyễn Ánh sai người về Quy Nhơn, Quảng Nam, Thuận Hoá chiêu dụ nghĩa binh làm nội ứng. Một đợt thứ hai những gián điệp như vậy cũng được tung ra BẮc Hà vào tháng 11 cùng năm.

Tháng 2 năm 1797.

Ttăng trưởng quân Thần Sách, đặt vệ Diệu Võ quân Thần Sách, bổ Lê Văn Duyệt làm Thuộc nội Vệ Uý vệ Diệu Võ

Bàn việc quân sự Duyệt nói: Nguyễn Văn Thành là người mưu mà ít dũng, Tống Viết Phước dũng mà ít mưu, duy có Tôn Thất Hội thì trí dũng kiêm toàn, thực là tướng giỏi. Ánh gật gù cho là phải.

Ánh lại sai Hoàng Trung Đồng và La Á Lục (tướng người TQ) chia giữ 19 thuyền Đại Hiệu (Long Ngự, Long Hưng, Long Thượng, Long Đại, Long Nhất, Long Nhị, Long Tam, Phượng Đại, Phượng Nhị, Hồng Đại, Hồng Nhị, Hồng Tam, Loan Đại, Loan Nhất, Loan Nhị, Bằng Đại, Bằng Nhất, Bằng Nhị, Bằng Tam)

19 thuyền "Đại Hiệu" tức là tàu chiến "hạng nặng" để phân biệt với các Thuyền Hiệu như: Phượng Phi, Long Phi và Bằng Phi, chỉ là thuyền chiến thường do các sĩ quan Tây: Vannier, Chaigneau và de Forcanz cai quản. Chứng tỏ công việc huấn luyện hải quân của các sĩ quan Tây là rất tốt, người Việt tiếp thu kiến thức nhanh, làm chủ khí tài.

Tháng 3 năm 1797 .

Phó tướng Tả quân Võ Văn Lượng chết, Ánh sai Nguyễn Văn Thành thay thế. Để củng cố lực lượng cho Đông Cung Cảnh, lúc đó đã 17 tuổi, Ánh phong làm tư lệnh, bổ nhiệm Nguyễn Văn Thành và Phạm Văn Nhân phò tá.

Lúc này, Cảnh đã lớn, và, đã khôn ra nhiều, tỏ ra khéo léo chứ không như hồi mới về nước. Cảnh lấy 1 lúc 3 vợ xinh đẹp, Cảnh còn xin làm theo các bậc trung thần để người ta theo đó mà được dạy dỗ rộng rãi cho trung thành với cha mình hơn.

Ngày Tết Nguyên Đán năm Đinh Tỵ (1797),Lộc đến chúc đầu năm thì Ánh đề nghị ông đi cùng với Cảnh theo quân. Nhớ lại chuyện rắc rối kéo dài ở Diên Khánh trong 2 năm trước, Lộc từ chối.

Mười lăm ngày sau, Ánh mời đi chơi để nói lại chuyện đó nhưng Lộc vẫn khăng khăng không nhận. Ánh bèn giở thủ đoạn chính trị ra. Lúc trở về, ông tỏ thái độ không bằng lòng đối với Thiên Chúa giáo. Ông bảo rằng ông đã phải chịu đựng rất nhiều để cho đạo hoạt động trong nước chỉ vì ngưỡng mộ Lộc, chỉ vì ông này đã làm ơn cho ông. Bây giờ thì nhất định phải xét lại vấn đề đó.

Cảnh nghe lời Ánh, lại lôi một viên quan có Đạo ra bắt lạy vài vị các chúa Nguyễn cho kỳ được để khủng bố tinh thần Lộc. Quả nhiên Lộc chịu nhún.

Ánh, Cảnh bắt đầu ngả sang Nho Giáo, có lẽ do đã đủ lông đủ cánh.

“ Đất Gia Định chuộng đạo Phật. Có vị cao tăng phạm tội vua muốn giết. Gặp kẻ cản ngăn, lấy lẽ đó là bậc chân tu, Nguyễn Ánh trả lời rằng: “Chân tu thì có ích gì cho nước?” Ông bắt kiểm tra hoà thượng, đạo đồng chỉ miễn dao dịch cho những tăng chúng trên 50 tuổi mà thôi, còn dưới 50 vẫn phải làm xâu như dân thường. Quần thần can làm Ánh lưỡng lự, Ngô Tòng Châu bèn lấy tính cách phụ đạo Đông cung tâu lên Cảnh: “Quân thượng ngài ngại đạo Phật hưng thạnh mà quần thần không tán thành ý đó lại ngăn cản đi. Thần sợ việc làm nửa chừng rồi thôi thì kẻ kia lại bậy bạ ngông cuồng hơn ngày trước. Tăng nhân đối với thần không có ghét bỏ riêng tư, nhưng mà cái hại của Phật, Lão còn hơn Dương, mặc nữa, chẳng lẽ không nói”. Hoàng tử Cảnh đồng ý. Tòng Châu bèn dâng sớ bài bác thậm tệ, Vua mới không phân vân nữa mà quyết thi hành việc kiểm soát tăng chúng ”.

Cảnh còn cho con hát bày trò hát bài " Tả Đạo" ( ý nói bôi bác Đạo Thiên Chúa) cho Lộc nghe, Lộc trong lòng uất ức nhưng không thể làm gì.

 

SP125

Xe đạp
Biển số
OF-97408
Ngày cấp bằng
27/5/11
Số km
13
Động cơ
399,720 Mã lực
giá mà có hình 3 bà vợ xinh đẹp của anh Cảnh lúc đó thì hay quá!
 

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
465
Động cơ
-64,861 Mã lực
Em ngóng bài mới của cụ Doc ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top