[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 6 năm 1793.

Nguyễn Ánh đến Phan Rang, sai Nguyễn Kế Nhuận đánh thành đất, rất vững là Mai Nương, quân Tây Sơn, mới nghe tiếng đại bác nổ từ tàu Tây khoảng 6,7 phát, đã bỏ chạy.

Nguyễn Ánh để lại Vệ uý Nguyễn Hiên đợi bộ binh rồi ra cửa Nha Trang.

Nguyễn Ánh đến Nha Trang, sai Vũ Văn Đắc và Nguyễn Văn Lượng đánh thành Hoa Vông ( hay Bông) , quân Tây Sơn lại bỏ chạy, quân Nguyễn chiếm được phủ Diên Khánh. Ánh sai Võ Tánh mang 3 vệ đội đi lấy Bình Khang rồi chính mình cũng theo thuỷ quân tiến ra . Ánh đóng quân Ở vũng Hòn Khói, có nhiều quân tướng Tây Sơn ra hàng, Ánh thu nhận và đối xử tử tế.

Lúc này, bộ binh Nguyễn do Tôn Thất Hội chỉ huy đánh thành Phan Rí, chiếm được Bình Thuận, quân Tây Sơn đóng ở đây do Đô đốc Hồ Văn Tự chỉ huy, chưa đánh được phát nào, mới thấy quân Nguyễn đến, Tự đã bỏ chạy theo đường thượng về Quy Nhơn. Trong lúc đó thủy quân Nguyễn do các sĩ quan Tây chỉ huy, cùng các chiến hạm Bồ Đào Nha đã đến Xuân Đài.

Được tàu Tây yểm trợ, Võ Tánh tiến lên đánh luỹ La Hai, tàu Tây bắn đại bác như mưa, chỉ sau 2 giờ, Tham đốc Tây Sơn là Phạm Văn Điềm chạy bỏ cả quân lính. Sức chống cự của Tây Sơn rõ là rất yếu ớt. Trận này Tây Sơn chết 1000 quân trong thành, còn lại 500 quân ra hàng.Võ Tánh chiếm được Phú Yên ngon lành.

Nguyễn Ánh tiến đến Thị Nại, Võ Tánh chiếm các thành, đồn bốt xung quanh ở chợ Thị Nại.

Như vậy là từ Bình Thuận đến Phú Yên quân Nguyễn đã chiếm trọn. Ánh lo đặt người cai trị, thu thuế, lấy lúa nộp thay tiền để có lương cấp binh lính. Quan cai trị là quan võ như Nguyễn Thoan coi Hậu thuỷ doanh, giữ Bình Khang, còn lại Ánh vẫn giữ nguyên số hàng tướng Tây Sơn nếu Ánh thấy vừa ý.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ khoảng tháng 7 đến tháng 8 năm 1793.

Võ Tánh đổ bộ lên cửa Thi Nại rồi tiến phá cầu Tân Hội, Tánh toàn được tàu Tây trợ pháo, nên đánh đâu thắng ấy. Quân Tây Sơn thua thảm, chạy như vịt, làm mồi cho những phát súng chính xác của bọn xạ thủ Tây, xác trôi trên sông, xác nằm trên đầm, trên đồng la liệt. Thật thảm hại cho đội quân Tây Sơn hoành tráng thủa nào.

Quân Tây Sơn chạy về giữ núi Trường Úc, lập tức quân Nguyễn người Miên, người Man oánh lên, Tây Sơn lại bỏ chạy đến cánh đồng Bình Thạnh ( hoặc Thịnh).

Tin thất trận đến tai Nguyễn Nhạc, Nhạc vốn đã bạc nhược, nay lại càng run,nhuệ khí oai hùng ngày xưa mất hết. Nhạc luống cuống không nói được. Con trai Nhạc là Nguyễn ( Quang) Bảo xin đem voi và 5000 quân tinh nhuệ gia ứng chiến với quân Nguyễn.

Nguyễn Bảo đặt liền đồn trại từ Thổ Sơn đến Úc Sơn để chống cự.Nguyễn Ánh đem 7000 quân tiến đánh, lần này Ánh tự tin, không cần quân Tây yểm trợ, tự mình thống lĩnh quân vì biết Bảo chỉ là tướng trẻ.

Quân Ánh tiến lên, nhưng là quân thủy, nên khi thấy voi và quân tinh nhuệ Tây Sơn ra phản công thì chùn lại, Tây Sơn nã pháo từ voi, quân Nguyễn chết nhiều, Ánh bỏ cả súng, kiếm chạy thoát chết.

May cho Ánh là quân Bộ binh vừa kịp đến nơi, Ánh nghiến răng báo thù.

Lúc bấy giờ, bộ binh đã tiến vào theo hai đường hẻm có sẵn: Cù Mông gần biển và Hà Nhao phía Tây. Ánh mật sai Tôn Thất Hội ở đèo Phú Quý bắt dân gần đó phá gai, chặt cây dọn đường để đánh trên núi.

Dưới đồng, quân Ánh nửa đêm vượt qua Kỳ Sơn cùng Nguyễn Văn Thành tập kích núi, có Võ Tánh đánh ở mặt sau. Ở Trường Úc, Võ Văn Lượng đến đốt trại để Lê Văn Duyệt tiến lên núi, lần này, voi của Tây Sơn bị oánh bất giờ vào ban đêm,lại thấy lửa nên sợ hãi, rống lên chạy tứ tung, quân của Bảo thua to, lại bị tập kích bất ngờ, không kịp cầm vũ khí, bị giết tại chỗ 4000, số còn lại khoảng 600 ra hàng, quân Ánh thu súng ống, đạn dược rất nhiều.

Nguyễn Bảo và Đào Văn Hổ cùng 400 tàn quân phải chạy về thành Quy Nhơn bỏ lại các luỹ Phú Trung, Tân An, Cầu Chàm, Đập Đá.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 8 năm 1793.

Nguyễn Nhạc thua trận liên tiếp, không biết phải làm gì, đành bỏ thành Quy Nhơn đang ở cùng với triều đình, dắt díu nhau chạy về thành đất mới đắp ở Khố Sơn, ở núi Càn Dương, đây là phủ mới của Nguyễn Nhạc.

Nhạc sai đô đốc Đẩu đem 4000 quân tinh nhuệ bảo vệ thành. Nguyễn ÁNh đích thân chỉ huy 10.000 quân thủy bộ, tiến quân đánh thành Khố Sơn, Nhạc khiếp hãi vô cùng.

Vòng vây cứ dần dần thu hẹp lại. Nhưng Ánh cũng cần thêm quân khi chiến tranh càng quyết liệt. Một phần Ánh lấy ở đám dân sở tại hưởng ứng theo, phần lớn là đám dân mới nội thuộc: Phú Yên, Bình Khang. Ở các nơi này, Ánh lại nhắm vào đám cựu quân Tây Sơn để khỏi mất công huấn luyện: lệnh truyền chiêu tập ở Bình Khang các tay súng giỏi, Ánh ra lệnh cho bọn hàng binh Tây Sơn nhắm vào ai là “nhưng súng đội”, “cựu ngạch binh” , ý Ánh nói nếu bắn chết được đồng đội cũ, Ánh sẽ thưởng công.

Ánh không oánh Nhạc ngay, mà cứ bao vây dần dần, trước tiên, Ánh biết được quân Tây Sơn tập trung lương thực ở núi Càn Dương (có lẽ là kho lúa gạo Tây Sơn đã lấy hồi tháng 9-1773) nên đích thân đem 4000 quân tinh nhuệ tiến công, đô đốc Đẩu đành đem 4000 quân ra ứng chiến, quân Tây Sơn dựa và địa thế ở trên núi cao, bắn đại bác và súng xuống dữ dội, quân Ánh chết như rạ, mới có 2 ngày mà Ánh nướng 1.200 quân, Ánh bại trận, rút về.

Bất ngờ, tướng Trần CÔng Hiến, vốn người Quảng NGãi, Hiến là tướng giỏi, theo Nguyễn Huệ đi đánh nhiều nơi, sau khi Nguyễn Huệ chết, ông không còn được Cảnh Thịnh trọng dụng, lại bị Tuyên ngầm ám hại, Hiến bỏ vào Quy Nhơn theo Nhạc, thấy Nhạc cũng quá nhu nhược, Hiến đêm đến lẻn ra hàng ÁNh, xin làm nội ứng.

Sáng sớm, Ánh cho tướng Nguyễn Đức Xuyên bên ngoài kêu hàng, Ánh nói quân Nguyễn mang danh " phò Lê" ( không hiểu sao dân chúng lại yêu quý nhà Lê đến thế?), quân Tây Sơn vẫn bắn xuống, bất ngờ bên trong, Hiến cho quân nổi dậy, bắn luôn vào quân Tây Sơn, làm cho số lính giữ đại bác và súng tay chết gần hết, tướng Tây Sơn là Trí, vừa từ Bình Khang chạy về, cố sức dồn quân chống lại, Hiến cho quân xông tới giết ngay TRí.

Bên ngoài, ÁNh cho quân trèo vào công thành, giây lát thì quân Nguyễn vào được, trong bắn ra, ngoài bắn vào, quân Tây Sơn chết như ngả rạ, 3000 quân tinh nhuệ chết gần hết.

Đô đốc Đẩu cố mở đường máu, còn khoảng 800 tàn binh chạy bán sống bán chết. Tây Sơn đại bại trận này. Nhạc nghe tin, càng thêm khiếp đảm, ngã quay ra bất tỉnh.

Quân Nguyễn thu được 35 khẩu đại bác, hơn 80 thuyền biển, 3 con voi, 1 kho gạo, 1 kho cá muối cùng vô số súng điểu thương.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 9 năm 1793.

Nhạc đại bại, lại chạy về thành QUy Nhơn, do Ánh mải oánh Càn Dương, nên để một lực lượng mỏng giữ Quy Nhơn, quân Tây Sơn cố đánh, giành lại thành, Nhạc và đám quân Tây Sơn thu được thành và lo củng cố lực lượng. Lúc này, tàn quân Tây Sơn tập trung ở Quy Nhơn được độ 10.000 quân. Nhạc và con trai bắt đầu có chút tỉnh táo, lo đào hào, thêm đại bác, cố gắng giữ thành.

Nguyễn Ánh ra lệnh tấn công, đầu tiên là bao vây, Ánh điều thêm quân của Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành. Tây Sơn cũng còn được 3 cứ điểm bên ngoài: Gò Dê, Đầm Sấu, và Tam Tháp.

Bọn lính Tây bắt đầu nã pháo, dùng "hoả xa đại bác" (đại bác của Tây có bánh xe di động) và súng phóng hỏa gọi là “Phóng diên (diều) lưu hoả pháp” của người Âu ( không rõ hình thù ra sao) dùng để đốt thành ,có lẽ chỉ cuộc tấn công ồ ạt đó bằng lửa đạn mở đường. QUân Tây ngày đêm nã pháo, lính Tây Sơn chết nhiều, nhưng vẫn cố thủ.

Bọn lính Tây tiếp tục công thành, Ánh lần đầu trong đời thấy dân đen chết vô tội vạ vì súng Tây, đặc biệt là đại bác hỏa xa, làm cho dân chết cháy không ít, Ánh xót thương, nên yêu cầu lính Tây ngừng nã pháo. Ánh bảo bọn Tây là dân đen trong thành không nỡ chết thảm, Ánh tin rằng bị vây lâu, quân trong thành sẽ loạn, tự nhiên sẽ đầu hàng.

Quân Tây Sơn trong thành nhiều người lẻn ra hàng. Quân Tây Sơn kéo nhau hơn 300 người trong đó có Đô đốc Nguyễn Văn Thái, Cai bạ kiêm Công bộ Trần Văn Thái, Vệ uý Nguyễn Văn Chinh, Chỉ huy Đào Văn Lượng, Nguyễn Văn Phát. Tướng giữ Quảng Ngãi là Nguyễn Tấn Lục, Trần Công Trữ cũng về hàng.

Trong lúc chờ đợi, Nguyễn Ánh lo đánh chiếm các đất còn lại của Nguyễn Nhạc. Ánh đến cửa An Dụ sai Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Đức Thiện đánh Đệ Dương phá một cơ sở làm thuyền biển của Tây Sơn bắt được 30 thuyền mới tạo, còn ghe nhỏ, gỗ ván đều đốt hết.

Đánh xong vài chỗ, Ánh lại đem quân quay lại công thành Quy Nhơn, lần này Ánh không xót thương nữa, yêu cầu bọn Tây dùng đại bác hỏa xa nã cho tan tành, đồ sát hết. Bọn Tây lại đêm ngày nã pháo, nhưng thành vững, quân Tây Sơn vẫn chống cự, nên Ánh chưa dám cho quân công thành.

Ánh lại đem quân đi oánh luỹ Gò Dê bắt được Đào Văn Hổ, quân Tây Sơn giữ Đầm Sấu bỏ chạy vào thành chỉ còn trơ có luỹ Tam Tháp. ( Thuộc làng Vân Tướng, quận Bình Khê).

Bọn Tây xin được công thành, Ánh chần chừ, không dám quyết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 9 năm 1793.

Cùng đường, Nguyễn Nhạc viết thư cầu cứu CẢnh Thịnh ở Phú Xuân, xin đem quân vào cứu. Bùi Đắc Tuyên không nghe, bảo để cho nó chết, nhưng Nguyễn Quang Thùy, lúc ấy đang nắm quyền cai quản Bắc Hà ( vùng miền BẮc đến Thanh Hóa) có về tận nơi gặp Thịnh, Thùy nói dù gì cũng là chỗ ruột thị, lại nữa để Ánh chiếm được Quy Nhơn, thì chả mấy mà kéo quân ra. Lại có Ngô Văn Sở nói thêm, nên Tuyên đồng ý.

Cảnh Thịnh điều động 17.000 quân Bắc HÀ và Phú Xuân, 80 thớt voi, do Thái uý Phạm Văn Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Tư lệ Lê Trung, Tư mã Ngô Văn Sở. Dưới nước là Đại thống lĩnh Đặng Văn Chân, Đô đốc Hô (Hô Hổ hầu cũ?) Chưởng cơ Thiêm với 30 thuyền. Thuỷ quân thực sự có lẽ là yếu kém nhưng bộ binh có vẻ dũng mãnh với đủ danh tướng cũ.

Quân Tây Sơn tiến công giải vây thành Quy Nhơn, bọn lính Tây thấy quân Tây Sơn đông quá, đánh không lại, yêu cầu Ánh cho quân yểm trợ, Ánh hoảng quá cho quân rút lui, bỏ lại bọn Tây, làm bọn này chê Ánh nhát gan.

Quân Tây Sơn phản công, quân Nguyễn thua trận chạy như vịt, Ánh cho quân chạy về Trà Khúc, Tây Sơn đuổi đến, oánh nhau một chập thì hàng tướng Trần Công Trữ chết trận, Nguyễn Đức Thiện lui về giữ núi Cung Quăng. Nguyễn Ánh vội vã sai Nguyễn Văn Thành đem 8.000 quân ra Bến Đá giữ các đường Sa Lung, hang Tối Trời (Hôn Cốc) với Nguyễn Kế Nhuận và Nguyễn Văn Thái.

Chiến tranh lại đổi chiều. Tuy Trương Phúc Luật vừa đem 20 thuyền chiếm lương Tây Sơn ở Thái Cần, đốt thuỷ trại ở cửa Đại Áp tận Quảng Nam, nhưng bộ binh Tây Sơn vẫn bám lấy sông Vệ ở Quảng Ngãi. Nguyễn Quang Toản lại đem tiếp viện đến Sa Lung.

Bất ngờ, quân Xiêm đem 20.000 quân cùng 50 chiến thuyền sang giúp Ánh, Ánh vừa từ chối. Ánh bảo Nguyễn VĂn Thành , Nguyễn Đức Thiện cùng quân Xiêm thối lui rồi rút hết toàn quân về Phú Yên, tránh đám tượng quân, bộ binh tinh nhuệ của Phú Xuân.

Ở Xuân Đài, Ánh sai Tôn Thất Hội coi hết Phú Yên, phân bố Nguyễn Huỳnh Đức đóng ở La Hai, Nguyễn Long đóng ở Thạch Thành, Nguyễn Văn Nhân giữ 36 thuyền ở vũng Lấm. Về đến cửa Nha Phu (Ninh Hoà), Ánh xây luỹ Gò Xoài (Mông Phụ) (Bình Khang) để Nguyễn Văn Thành giữ. Võ Tánh đem bệnh binh, hàng binh về trước ở Gia Định. Còn Nguyễn Văn Trương thì đồn binh thuỷ ở cửa Cầu Hin ( ở Nha Trang) để Ánh lo xây một thành Gia Định thứ hai án ngữ đường vào Nam của viện binh Tây Sơn Phú Xuân.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ Đốc ơi là cụ Đốc. Đọc tư liệu của cụ làm em có cái cảm giác quân Tây đánh quân mình. Họ gồm có không đến một chục người như: Philippe Vannier (sau có tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Olivier de Puymanel, Dayot, De Forçant, Laurent de Barisy…Riêng Puymanel, người Việt gọi là ông Tín, nguyên là Đại tá công binh, đã phụ trách xây thành Sài Gòn năm 1790, và là người đầu tiên áp dụng mô hình kiến trúc Vauban nổi tiếng của châu Âu vào việc xây dựng thành quách VN tại nhiều nơi. Riêng người Pháp tên J.B. Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) mãi đến năm 1793 mới đến Việt Nam.Trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, mấy người Pháp đó được chúa Nguyễn Ánh sử dụng vào những việc khác nhau, nhiều nhất là điều khiển các tàu chiến trong việc đánh nhau với quân Tây Sơn, dưới quyền quan Trung quân người Việt, ví dụ Chaigneau Nguyễn Văn Thắng được giao cai quản tàu Long phi, còn Vannier Nguyễn Văn Chấn cai quản tàu Phụng phi…Như vậy, điều có thể thấy rõ là những người Pháp này chỉ là những công cụ trong bàn tay sử dụng của chúa Nguyễn Ánh và các tướng lãnh Việt.
Cách trình bày của cụ có phần thiên lệch cố tình làm xấu hình ảnh của Nguyễn Ánh, không được khách quan nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận được thực tế quân Nguyễn đã lớn mạnh hơn nhiều nhờ vào việc chúa Nguyễn Ánh là một vị chúa rất thông minh, tài giỏi và được lòng dân. Sống dưới sự cai trị của nhà Tây Sơn, hơn ai hết những người lính, tướng hiểu rõ nhất. Và họ đã chấp nhận qui hàng vào đạo quân mà họ cho là "chính nghĩa" hơn. Và họ đã không nhầm, Nguyễn Ánh ngay lập tức trọng dụng họ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 10 năm 1793.

Nguyễn Ánh đắp thành Diên Khánh, vị trí điạ đầu.

Thành Diên Khánh xây trên luỹ Hoa Vông ( hay Bông) cũ. thành cao 1 trượng, chu vi hơn 510 trượng, 6 cửa, có lầu, 4 góc có núi đất.

Ánh huy động tới 3.000 người Bình Thuận, 1.000 người Thuận Thành. Bản đồ còn ghi lại rõ với 1 chữ “Diên Khánh đại đồn" với những vị trí xếp đặt y như của một ngôi thành theo kiểu Vauban. Có lẽ thành Diên Khánh là do sỹ quan TÂy Olivier de Puymanel vẽ ra. Nó là em sinh sau thành Gia Định. Nhưng ở sâu vào trong một xứ vừa chiếm được, nó đóng một vai trò rất quan trọng. Nó sẽ chứng minh có đủ khả năng để làm một tiền đồn chống giữ cho Gia Định.

"Ngự giá về Diên Khánh. Thấy thành đất Hoa Bông địa thế tốt, đánh hay giữ đều tiện, bèn sai các quân và phát 3000 dân Bình Thuận, 1000 dân Thuận Thành khởi đắp trọn một tháng thì thành xong, gọi là Diên Khánh (tức tỉnh lỵ Khánh Hoà ngày nay. Thành cao 1 trượng, chu vi hơn 510 trượng, mở sáu cửa, đông và nam đều một cửa, tây và bắc đều hai cửa, trên cửa có lầu, bốn góc có cồn đất)"

"(Tôn Thất) Hội cùng đạo binh họp lại bao vây (Quy Nhơn), giặc có quân cứu viện ở ngoài đến, bèn giải vây về đắp Diên Khánh."
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Bất ngờ, quân Xiêm đem 20.000 quân cùng 50 chiến thuyền sang giúp Ánh, Ánh vừa từ chối. Ánh bảo Nguyễn VĂn Thành , Nguyễn Đức Thiện cùng quân Xiêm thối lui rồi rút hết toàn quân về Phú Yên, tránh đám tượng quân, bộ binh tinh nhuệ của Phú Xuân.

.
Dòng này đáng để nhiều cụ đọc mà suy ngẫm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đốc ơi là cụ Đốc. Đọc tư liệu của cụ làm em có cái cảm giác quân Tây đánh quân mình. Họ gồm có không đến một chục người như: Philippe Vannier (sau có tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Olivier de Puymanel, Dayot, De Forçant, Laurent de Barisy…Riêng Puymanel, người Việt gọi là ông Tín, nguyên là Đại tá công binh, đã phụ trách xây thành Sài Gòn năm 1790, và là người đầu tiên áp dụng mô hình kiến trúc Vauban nổi tiếng của châu Âu vào việc xây dựng thành quách VN tại nhiều nơi. Riêng người Pháp tên J.B. Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) mãi đến năm 1793 mới đến Việt Nam.Trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, mấy người Pháp đó được chúa Nguyễn Ánh sử dụng vào những việc khác nhau, nhiều nhất là điều khiển các tàu chiến trong việc đánh nhau với quân Tây Sơn, dưới quyền quan Trung quân người Việt, ví dụ Chaigneau Nguyễn Văn Thắng được giao cai quản tàu Long phi, còn Vannier Nguyễn Văn Chấn cai quản tàu Phụng phi…Như vậy, điều có thể thấy rõ là những người Pháp này chỉ là những công cụ trong bàn tay sử dụng của chúa Nguyễn Ánh và các tướng lãnh Việt.
Cách trình bày của cụ có phần thiên lệch cố tình làm xấu hình ảnh của Nguyễn Ánh, không được khách quan nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận được thực tế quân Nguyễn đã lớn mạnh hơn nhiều nhờ vào việc chúa Nguyễn Ánh là một vị chúa rất thông minh, tài giỏi và được lòng dân. Sống dưới sự cai trị của nhà Tây Sơn, hơn ai hết những người lính, tướng hiểu rõ nhất. Và họ đã chấp nhận qui hàng vào đạo quân mà họ cho là "chính nghĩa" hơn. Và họ đã không nhầm, Nguyễn Ánh ngay lập tức trọng dụng họ.

Về phía quân Tây, em cũng chưa nắm được cụ thể có bao nhiêu, vì nhiều nguồn khác nhau quá, có nguồn nói không quá 14, lại có nguồn nói 370, rồi 80, em cố gắng tìm hiểu thêm ạ.

Sự kiện này dẫn nguồn sử Tây, nó đương nhiên sẽ thiên lệch về bọn Tây nhiều, có những chỗ không khách quan, em xin nghi nhận.
EM cũng không có ý hạ thấp Nguyễn ÁNh đâu cụ, 1 vài việc sau này sẽ nói lên điều đó.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Về phía quân Tây, em cũng chưa nắm được cụ thể có bao nhiêu, vì nhiều nguồn khác nhau quá, có nguồn nói không quá 14, lại có nguồn nói 370, rồi 80, em cố gắng tìm hiểu thêm ạ.

Sự kiện này dẫn nguồn sử Tây, nó đương nhiên sẽ thiên lệch về bọn Tây nhiều, có những chỗ không khách quan, em xin nghi nhận.
EM cũng không có ý hạ thấp Nguyễn ÁNh đâu cụ, 1 vài việc sau này sẽ nói lên điều đó.
Bọn Tây làm việc trong quân đội của Nguyễn Ánh đa số là do Bá Đa Lộc rước về, vì không cầu viện được Pháp nên Bá Đa Lộc đành phải giữ thể diện bằng cách này. Em cũng đã tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau, quân số người Pháp không quá chục người, chủ yếu làm những việc chuyên môn (Đóng tàu, điều khiển tàu, đào tạo, huấn luyện, xây dựng...) chứ không có quyền điều hành quân đội. Không có chuyện các sĩ quan người Pháp dám chê trách Nguyễn Ánh đâu cụ ạ. Bay đầu như chơi :D Nhưng không thể phủ nhận một điều là nhờ họ mà cách đánh cũng như cách bố phòng của quân Nguyễn rất hiện đại và vượt trội so với nhà Tây Sơn rất nhiều.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Tây Sơn Phú Xuân vừa đẩy lui được quân Nguyễn, lại quay ra cắn xé lẫn nhau, mà, mâu thuẫn chính là vàng bạc của cải.

Nguyễn Nhạc được tin thắng trận, vui mừng mở tiệc khao các tướng Tây Sơn Phú Xuân, Nhạc cũng cho đem vàng bạc ra Phú Xuân coi như tạ ơn Cảnh Thịnh, ĐẮc Tuyên.

Bất ngờ, quân Tây Sơn Phú Xuân trở mặt, nguyên do Nhạc sau khi được cứu viện xong, cho đóng cửa thành Quy Nhơn vào, Phạm Văn Hưng dẫn quân đến, bắt Nhạc phải mở cửa, Nhạc biết vận mình đã hết, đành mở cửa thành, Hưng cho quân vào, mời Nhạc lên ngôi " như cũ" để họ được lạy mừng, Nhạc từ chối, chỉ xin làm người thường. Thật là thê thảm.

Hưng thay mặt Cảnh Thịnh ( có lẽ là Tuyên thì đúng hơn) phong cho con trai của Nhạc là Nguyễn ( QUang) Bảo làm Hiếu công, ăn lộc một huyện Phù Ly.

Hưng cùng quân TÂy Sơn Phú Xuân kê biên toàn bộ kho tàng của Nhạc, Nhạc bất lực, bệnh càng trầm trọng hơn.

Hưng sai Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn ở lại giữ thành Quy Nhơn.

Ngày 13 tháng 12 năm 1793.

Nguyễn Nhạc, sau một thời gian “vì buồn rầu và xấu hổ” đã qua đời. Nguyễn Nhạc ở ngôi tổng cộng 15 năm (1778-1793), xưng hiệu Thái Đức đế 11 năm (1778-1788), xưng là Tây Sơn vương 4 năm (1789-1793). Lúc đầu lãnh đạo Tây Sơn khởi nghĩa, mà nay chết thảm nơi xó thành Quy Nhơn, kể cũng đáng thương.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn Tây làm việc trong quân đội của Nguyễn Ánh đa số là do Bá Đa Lộc rước về, vì không cầu viện được Pháp nên Bá Đa Lộc đành phải giữ thể diện bằng cách này. Em cũng đã tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau, quân số người Pháp không quá chục người, chủ yếu làm những việc chuyên môn (Đóng tàu, điều khiển tàu, đào tạo, huấn luyện, xây dựng...) chứ không có quyền điều hành quân đội. Không có chuyện các sĩ quan người Pháp dám chê trách Nguyễn Ánh đâu cụ ạ. Bay đầu như chơi :D Nhưng không thể phủ nhận một điều là nhờ họ mà cách đánh cũng như cách bố phòng của quân Nguyễn rất hiện đại và vượt trội so với nhà Tây Sơn rất nhiều.
Cụ nói đúng, em thấy nhiều tài liệu Tây giai đoạn này rất lung tung, còn có 1 số sách phong của Ánh cho các sĩ quan Tây nữa, cũng có 1 số tài liệu của Bộ Hải Quân Pháp cho thấy nhiều lính,sĩ quan Pháp trốn hoặc đào ngũ theo Lộc về phe Ánh, không rõ thế nào.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ nói đúng, em thấy nhiều tài liệu Tây giai đoạn này rất lung tung, còn có 1 số sách phong của Ánh cho các sĩ quan Tây nữa, cũng có 1 số tài liệu của Bộ Hải Quân Pháp cho thấy nhiều lính,sĩ quan Pháp trốn hoặc đào ngũ theo Lộc về phe Ánh, không rõ thế nào.
Việc cụ thấy những người Pháp làm việc cho Nguyễn Ánh đều lấy cái tên Việt Nam là cụ có thể hiểu Nguyễn Ánh rất khéo trong việc thu phục nhân tâm. Không riêng gì người Pháp mà cả người Hoa, người Xiêm ... cũng đều được ông trọng dụng nếu hết lòng vì "màu cờ sắc áo". Nói về thu phục nhân tâm thì Nguyễn Ánh làm tốt hơn nhiều so với nhà Tây Sơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 11 năm 1793.

Nguyễn Ánh Nguyễn Ánh trở về Gia định. Để Nguyễn Văn Thành giữ Diên Khánh. Đổi Vệ Thần Sách thành Quân Thần Sách, tức là mở lớn hơn.
Tháng 12 năm 1793, Ánh sai 1 viên cai đội, 1 đội trưởng người Tây sang Goa, Ấn Độ và Malacca để tìm mua vũ khí.

Là người thích xây dựng, Nguyễn Ánh tự học, bên cạnh lại có những chuyên viên kiến trúc như Tôn Thất Hội, Trần Văn Học, Vũ Viết Bảo... những người đóng tầu giỏi như Võ Di Nguy

Khoảng tháng 12 1793.

Nguyễn Ánh có thêm một chuyên gia mới, tướng Tây Sơn Trần Văn Thái, cai bạ kiêm bộ Công của Tây Sơn về quy thuận, ông là người giỏi việc đóng thuyền. Mùa thu 1796, ông cùng Võ Di Nguy, kiêm quản cả doanh ngũ thuỷ "phàm chỉ bảo cách thức đóng các thuyền đều do ở tay Thái cả". Trần Văn Thái giữ bộ Công, đến năm Gia Long thứ 8, đổi thành Công bộ Thượng thư, thống quản thuỷ quân đến khi mất.

TRước đây, Thái theo Nguyễn Huệ, được Huệ trọng dụng, phụ trách việc đóng thuyền, nhưng sau khi Nguyễn Huệ mất, Tuyên không trọng dụng ông nữa, và, có lẽ chán nản với cảnh triều chính Tây Sơn nát bét, ông đã vào NAm theo Ánh.

Tháng 12 năm1793.

Nguyễn Ánh triệu Nguyễn Văn Thành về Gia Định.

Theo lệ các chúa Nguyễn, Ánh bắt con phải tập việc cai trị và giữ thành, nên sai hoàng tử Cảnh (lúc này 13 tuổi) trấn Diên Khánh, vị trí địa đầu chống với Tây Sơn. Ánh sai các thày dạy Bá Đa Lộc, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu và các tướng: Phạm Văn Nhân, Tống Phước Đạm, Mạc Văn Tô, Nguyễn Đức Thành hộ tống Cảnh.

Đến tháng 2 năm 1794, Chưởng dinh hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức cũng xin ở lại Diên Khánh để giúp Cảnh. Nguyễn Ánh sai quân đóng thêm thuyền chiến và đúc thêm binh khí, lấy cai đội Nguyễn Văn Khiêm làm phó Vệ uý vệ túc trực quân Thần Sách, sai đến Diên Khánh phò Đông Cung.

Như vậy, hoàng tử Cảnh ở Diên Khánh với trọn bộ tổng tư lệnh quân đội và các quan đại thần là thầy dạy học.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, ở Phú Xuân.

Đắc Tuyên ngày một lộng quyền, không còn coi ai ra gì.

Trong một bức thư của giáo sĩ Eyot, đã hé lộ một bí mật mà có lẽ chúng ta phải suy nghĩ thêm, thư này viết bằng tiếng Latin, lời văn khó hiểu:

" ...quan phụ chính ( Đắc Tuyên) vương quốc trong thời gian con Tiếm Vương ( Nguyễn Huệ) còn vị thành niên ( Cảnh Thịnh) bị tố cáo là muốn tiếm đoạt vương quyền, cho nên ông ta bị bắt; ngay lập tức người ta triệu bắt quan đại thần ( Ngô Văn Sở) của chúng tôi bị nghi là có nhúng tay vào âm mưu của quan phụ chính. Người ta nói rằng con quan phụ chính định lên ngôi vua và quan Đại thần của chúng tôi sẽ là chúa??? Nhưng khó mà bắt được ông ta: ông ấy có nhiều binh lính và tay chân. Có mật lệnh gửi cho tổng trấn các xứ là phải chuẩn bị quân lính tăng cường trong trường hợp có sự kháng cự của ông ta."
"


Tướng Phạm Văn Hưng ( hoặc Lê Văn Hưng) sau khi thắng trận ở Phú Yên, giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ, đem quân về Phú Xuân. Tuyên bắt tội là không thỉnh mệnh trước, Tuyên vu cho Hưng muốn làm phản, tâu vua chém đầu răn chúng. Cảnh Thịnh nghe lời.

Đại tư mã Ngô Văn Sở can, nhưng không được. Quan Phụ chính Trần Văn Kỷ can thiệp, Đắc Tuyên nổi giận giáng chức, đày ra coi trạm Hoàng Giang.

Cảnh Thịnh, không rõ là do Tuyên xui hay ác hiểm từ bé, bèn sai võ sĩ bí mật đi theo Hưng rồi chém chết, tuy nhiên, theo nhiều nguồn tài liệu khác, thì ông thoát chết và chạy vào với Trần Quang Diệu???

Như vậy, nội bộ Tây Sơn lúc này đã bị Tuyên làm cho nát bét, Cảnh Thịnh quá nhỏ để hiểu,hoặc cũng do ác và ngu từ bé, nên đã để cho tình hình ngày cành nát thêm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Triều Tây Sơn dưới thời Cảnh Thịnh bắt đầu vơ vét, bóc lột dân chúng từ Bắc chí NAm.

Ngoài biển Đông, bọn Hải tặc TQ hoành hành, theo các giáo sĩ, chúng còn đi cướp cả tổ Yến, có lẽ vùng Khánh Hòa chăng? Các giáo sĩ cũng cho biết là dân chúng bị bắt phải đi lính đến nỗi họ không còn thời gian đi tìm trầm hương bán cho các người Tây. Dân chúng bị buộc phải lao dịch khổ sở, họ bị bắt vào rừng theo từng đoàn để chặt cây đóng thuyền chiến, thời kỳ này hổ ở nước ta còn quá nhiều, nên có nhiều người bị hổ ăn thịt.

Tây Sơn cũng bắt cả người Lào và người Thượng nộp gỗ, voi, sáp ong đến nỗi họ không còn để bán nữa, mọi thứ đều lên giá, cuộc sống nhân dân cơ cực.

Lúc này, Nguyễn Quang Thùy vẫn coi giữ miền Bắc, Thùy cố gắng phát triển kinh tế, nông nghiệp, và, có khoan thư khá rõ với các giáo sĩ, cho phép họ tự do truyền Đạo " dạy người ta sự lành" không rõ Thùy có ý định lập một vương quốc riêng hay không, những việc ông làm chứng tỏ ông là một người tài giỏi và có đạo đức tốt.

ĐẮc Tuyên biết chuyện, giả sắc của Cảnh Thịnh cho Thùy về làm trấn thủ Nghệ An, lại sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay cho Đại đô đốc Võ Văn Dũng và gọi ông này về Phú Xuân.

Khoảng tháng 4 năm 1794.

Đắc Tuyên sai thái uý Nguyễn Văn Hưng ( không rõ Hưng nào???) và tổng quản Trần Quang Diệu đem 40.000 quân thủy bộ vào Quy Nhơn.

Được gián điệp báo tin, Nguyễn Ánh truyền cho Cảnh phòng bị. Cảnh tâu lương ở Diên Khánh chỉ đủ ăn một tháng. Ánh sai Nguyễn Văn Thành chở lương ra cứu ứng, đường thuỷ bị ngược gió, phải sai Nguyễn Văn Tánh, lưu thủ Bình Thuận, chở 3000 phương gạo đi đường bộ suốt ngày đêm ra cứu.

Thái úy Tây Sơn Nguyễn Văn Hưng đem 40.000 quân bộ đánh Phú Yên, quân Nguyễn phải rút lui. Tướng Nguyễn Văn Nhân bỏ chạy mặc dầu đã có lời dặn của Hoàng tử Cảnh lúc bấy giờ ở Diên Khánh bảo phải giữ thành bằng được.

Một đạo quân Tây Sơn theo đường núi vòng xuống Ba Ngòi định để chặn lương Diên Khánh từ Gia Định chuyển ra bằng đường bộ vì 4 vạn vuông lúa do Nguyễn Văn Thành tải bằng đường thuỷ mắc ngược gió không ra khỏi Vũng Tàu.

Ngày 28 tháng 4 năm 1794.

300 thuyền chiến do Trần Quang Diệu chỉ huy vào Nha Trang.

Ngày 2 tháng 5 năm 1794.

Bộ binh của Hưng và 50 voi vào Bình Khang vây kín 3 mặt thành Diên Khánh - Bên trong chống giữ là Lộc và Hoàng tử Cảnh với lời dặn dò của Nguyễn Ánh lúc ra đi nhắc nhở sự quan trọng của ngôi thành: “Ta đêm ngày hao mòn, từng phải cay đắng mới được chút đất này đó"

Bên trong thành, Cảnh và Lộc có khoảng 7000 quân, chống lại với 40.000 quân Tây Sơn vây thành, trên thành Lộc cho đặt thêm nhiều đại bác giả làm nghi binh.

Quân Diệu ở ngoài bắn đại bác vào không hiệu quả mới đắp luỹ đất vây quanh.

Quân Tây Sơn vây thành gần một tháng, quân Nguyễn vẫn không bỏ thành theo lời Nguyễn Ánh, quân Nguyễn tiến hành chiến thuật tiêu hao quân Tây Sơn bằng cách đột kích khiến Tây Sơn bị chết nhiều và phải sợ hãi.

Ngày 21 tháng năm năm 1794.

Quân Tây Sơn do Diệu chỉ huy tổng tấn công, nã đại bác và cho quân xông lên công thành, quân Nguyễn bắn xuống như mưa, Tây Sơn trúng đạn chết la liệt khắp nơi, đại bác không ăn thua do thành xây vững theo kiểu Tây.
Quân Tây Sơn chết 4000, quân Nguyễn chỉ có 7-8 người chết cùng hơn 60 người bị thương.

Nguyễn Ánh thân chinh dẫn thuỷ binh giải vây: Tôn Thất Hội tiên phong, Võ Tánh tập hậu, Võ Di Nguy, hộ giá. Trần Đức Khoan, Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Kỳ Kế coi lương.

Ngày 23 tháng 5 năm 1794.

Nghe tin Ánh đem quân đến, Diệu đành rút quân về Quy Nhơn, Nguyễn Văn Hưng lui về Phú Yên.

Khoảng đầu tháng 6 năm 1794.

Thực ra trong trận này, Cảnh và Lộc ở xa trận địa đến hơn một giờ đường, nhưng khi Tây Sơn rút lui về đồng Cây Cầy, hai người cũng trải qua nhiều vất vả. Đi trước có Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Long, Võ Văn Lượng, Mạc Văn Tô, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Lợi tập kích sau lưng Tây Sơn. Con đường Hà Nhao, An Tượng men theo các hẻm núi không thể nào đi ngựa hoặc đi cáng được mà nhất định phải đi bộ và người mệt không tả được như Lộc đã than.

Nguyễn Ánh tới Thi Nại bèn sai Tôn Thất Hội đánh lấy Tiêu Cơ (Gành Ráng?), làng Mai lấy được 40 đại bác cùng khí giới khác. Bất ngờ , 1 nhóm quân Tây Sơn phục kịch Hội, Phó tướng Tiền quân là Nguyễn Văn Thư trúng đạn chết.

Ánh sai quân truy kích Tây Sơn.

Thuỷ quân Ánh mạnh mẽ thấy rõ. Trên núi Tam Toà, Tây Sơn bị cai cơ Nguyễn Đình Đắc bắt đến 800 người. Trần Quang Diệu, Đổng lý Nguyễn Văn Thận đem 8.000 binh đến bãi Nhạn, vũng Tham liền bị đánh tan. Chỉ có quân Phạm Văn Hưng, Thống lãnh Đặng Văn Chân đóng trong cửa Thi Nại là ráng cầm cự.

Hoàng tử Cảnh xin hợp binh tiến đánh quân Hộ giá Nguyễn Văn Huấn đóng ở Vân Sơn, quân Kiểm điểm Trần Viết Kết đóng ở Hà Nhao.

Nguyễn Ánh chỉ bảo giữ chắc ở La Hai, Hà Nhao, tăng thêm binh giữ Cù Mông bởi vì ông tin rằng khi thuỷ binh thắng thì bộ binh Tây Sơn sẽ tự tan rã ngay.

Khoảng tháng 7 năm 1794.

Ánh lại sai Vệ Uý Phan Văn Triệu, Olivier de Puymanel , Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lý... cùng bộ thuộc, đến giúp Cảnh.

Lúc ấy, Thuỷ quân của Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân ra đánh Tây Sơn ở cửa An Dụ lấy thuyền lương rồi ra đến cửa Đại Cổ Luỹ (Quảng Ngãi) đánh kho Phú Đăng, đuổi Tiết độ Nguyễn Văn Giáp chạy, lấy lương rồi trở về.

Trên bộ vừa được một tin quan trọng: quân Cảnh tìm được đường rừng đi vòng đến núi Chúa nơi đóng quân của Tây Sơn. Nguyễn Ánh vội sai Phạm Văn Triệu, Olivier, Trần Văn Tín, Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lý, Nguyễn Văn Tồn với đội Xiêm binh (lính Miên) cùng Trương Văn Phượng tới tăng cường.

Quân Cảnh lẻn đến tập kích phá quân Tây Sơn ở Hà Nhao, đồng Cây Cầy, núi Chúa bắt hơn 3.000 người, đuổi Trần Viết Kết chạy. Nguyễn Văn Thành vội vã truy kích, bất ngờ bị phục binh, quân Nguyễn chết gần 2000, Thành suýt ăn đạn, phải rút về Hà Nhao. Đây có lẽ là cớ chính yếu để Ánh rút quân vì thuỷ quân ông cũng không thể phá vỡ cửa Thi Nại để lên núi tiếp cứu bộ binh được.

Nguyễn Ánh thấy chưa thể đánh được thủy binh của Tây Sơn, bèn sai Tôn Thất Hội và Võ Tánh đem tất cả thuyền về đậu ở cửa Xuân Đài.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 năm1794

Nguyễn Ánh rút quân về Diên Khánh. Sau đó Cảnh rút quân về Gia Định truớc, tháng 9, Ánh cũng rút quân, để Võ Tánh ở lại giữ Diên Khánh.

Tháng 10 năm 1794.

Trần Quang Diệu và Lê Trung lại đem quân thủy bộ đánh Phú Yên, đuổi Nguyễn Long và Võ Văn Lượng chạy về Bình Khang. Hai tháng sau thì họ tiến mạnh vào. Chuyến này Tây Sơn tỏ rõ quyết tâm và khôn ngoan mở rộng ngoại giao: họ đem vàng bạc qua cầu thông với Xiêm để cô lập Gia Định.


Ánh sửa đắp quách ở ngoài bốn mặt thành Gia Định.

Giám quân Trung dinh Tống Phước Đạm mất, ông đã có công lớn giúp Đông Cung giữ thành Diên Khánh năm 1793.

Ánh bắt đầu đặt chức Giám thành sứ (cai quản việc phòng giữ kinh thành).

Tây Sơn đánh Bình Khang. Nguyễn Ánh biết chủ ý Tây Sơn là đánh Diên Khánh, dặn Võ Tánh phòng thủ, sai Nguyễn Văn Tánh từ Bình Thuận đem quân tiếp viện Diên Khánh, rồi sai Nguyễn Huỳnh Đức điều bộ binh cùng Nguyễn Văn Thành làm phó, tiến ra Phan Rang.

Thực ra, Nguyễn Ánh nghe Võ Tánh cho tin quân Tây Sơn đến địa đầu Bình Khang nhưng không thể làm gì hơn vì gió bấc thổi mạnh. Ông chỉ khuyên nhủ Võ Tánh cố thủ và cho Lưu thủ Bình Thuận Nguyễn Văn Tính lo tăng viện, đồng thời cho Nguyễn Huỳnh Đức làm chánh, Nguyễn Văn Thành làm phó, kéo quân đóng Phan Rang. MỤc đích có lẽ là kìm chân quân Tây Sơn mà thôi.

Trần Quang Diệu trực chỉ đánh Diên Khánh. Lê Trung đánh Du Lai chặn đường tiếp viện của quân Nguyễn từ Bình Thuận, đuổi Võ Văn Lân được lệnh giữ đó từ tháng 9. Nguyễn Văn Tính tăng viện Diên Khánh không được phải quay về.

Tháng 1 năm 1795.

Trần Quang Diệu cố gắng cắt đứt đường lấy nước vào thành Diên Khánh, quân Võ Tánh oánh ra, Tây Sơn giữ không được phải tháo lui. Thành này một lần nữa lại chứng tỏ khả năng phòng thủ của nó. Quân Tây Sơn kéo lên ồ ạt bị súng trên thành bắn xuống lăn ra chết rất nhiều.

Diệu lại phải đắp thành đất vây quanh và sơ hở để bị tập kích chết mất Đốc chiến Định. Tuy nhiên trong thành bắt đầu thiếu muối ăn,tướng sĩ ăn uống rất khổ. Đội trưởng Nguyễn Văn Trứ phải đang đêm lẻn trốn khỏi vòng vây chạy về Gia Định cáo cấp.Nguyễn Ánh gửi thư dặn Tánh kiên quyết giữ, đợi mình chuẩn bị xong ghe thuyền sẽ tiến quân tiếp viện.

Trong khi đó, tướng Tây Sơn Lê Trung tiến đánh Phan Rí khiến Nguyễn Huỳnh Đức phải lui về Phố Hài. Nguyễn Ánh vội sai Đức về giữ Ma Ly trao quyền cho Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Tính, Mạc Văn Tô ở lại chống giữ.

Ánh sai Tôn Thất Hội đóng quân ở Bà Rịa để điều khiển các đạo quân chống giữ, nhưng Tây Sơn kéo quân đến đuổi quân Nguyễn chạy khỏi Bà Rịa. Đây là lần cuối cùng Tây Sơn xâm nhập sâu vào nội địa quân Nguyễn nhất.

Nguyễn Ánh tức giận cách chức Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, bắt trao quân cho Tô Văn Đoái để ông này theo Tôn Thất Hội giữ Ma Ly. Mặt khác, quân Miên dưới quyền Nguyễn Văn Tồn cũng được đem từ Mang Thít lên đóng xung quanh Bà Rịa án ngữ.

Khoảng tháng 2 năm 1795.


Nguyễn Ánh sai Đặng Trần Thường, tán lý binh vụ đến Bà Rịa họp cùng Chưởng tiền quân Tôn Thất Hội để trù hoạch chiến lược, sai Tôn Thất Hội đem 1000 quân chở súng đạn đến Phố Hài và Phan Thiết, họp cùng các đạo tiên phong, ngăn quân địch.

Tuy gió còn ngược, Nguyễn Ánh cũng để Hoàng tử Cảnh giữ Gia Định, tự đem quân cứu Diên Khánh. Và cũng như những lần khác, thuỷ quân cũng làm thế nương tựa cho quân bộ. Tôn Thất Hội đem bộ binh đi Phan Thiết thấy Lê Trung còn ở Phan Rí nên đóng lại Xuy Miệt. Trong khi đó, Trương Phúc Luật đem thuyền đến Ỷ Na đánh kho Phan Rang lấy gạo, còn Tống Viết Phúc thì phá thuỷ binh Tây Sơn từ vũng Diễn kéo tới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top