Triều Tây Sơn dưới thời Cảnh Thịnh bắt đầu vơ vét, bóc lột dân chúng từ Bắc chí NAm.
Ngoài biển Đông, bọn Hải tặc TQ hoành hành, theo các giáo sĩ, chúng còn đi cướp cả tổ Yến, có lẽ vùng Khánh Hòa chăng? Các giáo sĩ cũng cho biết là dân chúng bị bắt phải đi lính đến nỗi họ không còn thời gian đi tìm trầm hương bán cho các người Tây. Dân chúng bị buộc phải lao dịch khổ sở, họ bị bắt vào rừng theo từng đoàn để chặt cây đóng thuyền chiến, thời kỳ này hổ ở nước ta còn quá nhiều, nên có nhiều người bị hổ ăn thịt.
Tây Sơn cũng bắt cả người Lào và người Thượng nộp gỗ, voi, sáp ong đến nỗi họ không còn để bán nữa, mọi thứ đều lên giá, cuộc sống nhân dân cơ cực.
Lúc này, Nguyễn Quang Thùy vẫn coi giữ miền Bắc, Thùy cố gắng phát triển kinh tế, nông nghiệp, và, có khoan thư khá rõ với các giáo sĩ, cho phép họ tự do truyền Đạo " dạy người ta sự lành" không rõ Thùy có ý định lập một vương quốc riêng hay không, những việc ông làm chứng tỏ ông là một người tài giỏi và có đạo đức tốt.
ĐẮc Tuyên biết chuyện, giả sắc của Cảnh Thịnh cho Thùy về làm trấn thủ Nghệ An, lại sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay cho Đại đô đốc Võ Văn Dũng và gọi ông này về Phú Xuân.
Khoảng tháng 4 năm 1794.
Đắc Tuyên sai thái uý Nguyễn Văn Hưng ( không rõ Hưng nào???) và tổng quản Trần Quang Diệu đem 40.000 quân thủy bộ vào Quy Nhơn.
Được gián điệp báo tin, Nguyễn Ánh truyền cho Cảnh phòng bị. Cảnh tâu lương ở Diên Khánh chỉ đủ ăn một tháng. Ánh sai Nguyễn Văn Thành chở lương ra cứu ứng, đường thuỷ bị ngược gió, phải sai Nguyễn Văn Tánh, lưu thủ Bình Thuận, chở 3000 phương gạo đi đường bộ suốt ngày đêm ra cứu.
Thái úy Tây Sơn Nguyễn Văn Hưng đem 40.000 quân bộ đánh Phú Yên, quân Nguyễn phải rút lui. Tướng Nguyễn Văn Nhân bỏ chạy mặc dầu đã có lời dặn của Hoàng tử Cảnh lúc bấy giờ ở Diên Khánh bảo phải giữ thành bằng được.
Một đạo quân Tây Sơn theo đường núi vòng xuống Ba Ngòi định để chặn lương Diên Khánh từ Gia Định chuyển ra bằng đường bộ vì 4 vạn vuông lúa do Nguyễn Văn Thành tải bằng đường thuỷ mắc ngược gió không ra khỏi Vũng Tàu.
Ngày 28 tháng 4 năm 1794.
300 thuyền chiến do Trần Quang Diệu chỉ huy vào Nha Trang.
Ngày 2 tháng 5 năm 1794.
Bộ binh của Hưng và 50 voi vào Bình Khang vây kín 3 mặt thành Diên Khánh - Bên trong chống giữ là Lộc và Hoàng tử Cảnh với lời dặn dò của Nguyễn Ánh lúc ra đi nhắc nhở sự quan trọng của ngôi thành: “Ta đêm ngày hao mòn, từng phải cay đắng mới được chút đất này đó"
Bên trong thành, Cảnh và Lộc có khoảng 7000 quân, chống lại với 40.000 quân Tây Sơn vây thành, trên thành Lộc cho đặt thêm nhiều đại bác giả làm nghi binh.
Quân Diệu ở ngoài bắn đại bác vào không hiệu quả mới đắp luỹ đất vây quanh.
Quân Tây Sơn vây thành gần một tháng, quân Nguyễn vẫn không bỏ thành theo lời Nguyễn Ánh, quân Nguyễn tiến hành chiến thuật tiêu hao quân Tây Sơn bằng cách đột kích khiến Tây Sơn bị chết nhiều và phải sợ hãi.
Ngày 21 tháng năm năm 1794.
Quân Tây Sơn do Diệu chỉ huy tổng tấn công, nã đại bác và cho quân xông lên công thành, quân Nguyễn bắn xuống như mưa, Tây Sơn trúng đạn chết la liệt khắp nơi, đại bác không ăn thua do thành xây vững theo kiểu Tây.
Quân Tây Sơn chết 4000, quân Nguyễn chỉ có 7-8 người chết cùng hơn 60 người bị thương.
Nguyễn Ánh thân chinh dẫn thuỷ binh giải vây: Tôn Thất Hội tiên phong, Võ Tánh tập hậu, Võ Di Nguy, hộ giá. Trần Đức Khoan, Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Kỳ Kế coi lương.
Ngày 23 tháng 5 năm 1794.
Nghe tin Ánh đem quân đến, Diệu đành rút quân về Quy Nhơn, Nguyễn Văn Hưng lui về Phú Yên.
Khoảng đầu tháng 6 năm 1794.
Thực ra trong trận này, Cảnh và Lộc ở xa trận địa đến hơn một giờ đường, nhưng khi Tây Sơn rút lui về đồng Cây Cầy, hai người cũng trải qua nhiều vất vả. Đi trước có Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Long, Võ Văn Lượng, Mạc Văn Tô, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Lợi tập kích sau lưng Tây Sơn. Con đường Hà Nhao, An Tượng men theo các hẻm núi không thể nào đi ngựa hoặc đi cáng được mà nhất định phải đi bộ và người mệt không tả được như Lộc đã than.
Nguyễn Ánh tới Thi Nại bèn sai Tôn Thất Hội đánh lấy Tiêu Cơ (Gành Ráng?), làng Mai lấy được 40 đại bác cùng khí giới khác. Bất ngờ , 1 nhóm quân Tây Sơn phục kịch Hội, Phó tướng Tiền quân là Nguyễn Văn Thư trúng đạn chết.
Ánh sai quân truy kích Tây Sơn.
Thuỷ quân Ánh mạnh mẽ thấy rõ. Trên núi Tam Toà, Tây Sơn bị cai cơ Nguyễn Đình Đắc bắt đến 800 người. Trần Quang Diệu, Đổng lý Nguyễn Văn Thận đem 8.000 binh đến bãi Nhạn, vũng Tham liền bị đánh tan. Chỉ có quân Phạm Văn Hưng, Thống lãnh Đặng Văn Chân đóng trong cửa Thi Nại là ráng cầm cự.
Hoàng tử Cảnh xin hợp binh tiến đánh quân Hộ giá Nguyễn Văn Huấn đóng ở Vân Sơn, quân Kiểm điểm Trần Viết Kết đóng ở Hà Nhao.
Nguyễn Ánh chỉ bảo giữ chắc ở La Hai, Hà Nhao, tăng thêm binh giữ Cù Mông bởi vì ông tin rằng khi thuỷ binh thắng thì bộ binh Tây Sơn sẽ tự tan rã ngay.
Khoảng tháng 7 năm 1794.
Ánh lại sai Vệ Uý Phan Văn Triệu, Olivier de Puymanel , Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lý... cùng bộ thuộc, đến giúp Cảnh.
Lúc ấy, Thuỷ quân của Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân ra đánh Tây Sơn ở cửa An Dụ lấy thuyền lương rồi ra đến cửa Đại Cổ Luỹ (Quảng Ngãi) đánh kho Phú Đăng, đuổi Tiết độ Nguyễn Văn Giáp chạy, lấy lương rồi trở về.
Trên bộ vừa được một tin quan trọng: quân Cảnh tìm được đường rừng đi vòng đến núi Chúa nơi đóng quân của Tây Sơn. Nguyễn Ánh vội sai Phạm Văn Triệu, Olivier, Trần Văn Tín, Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lý, Nguyễn Văn Tồn với đội Xiêm binh (lính Miên) cùng Trương Văn Phượng tới tăng cường.
Quân Cảnh lẻn đến tập kích phá quân Tây Sơn ở Hà Nhao, đồng Cây Cầy, núi Chúa bắt hơn 3.000 người, đuổi Trần Viết Kết chạy. Nguyễn Văn Thành vội vã truy kích, bất ngờ bị phục binh, quân Nguyễn chết gần 2000, Thành suýt ăn đạn, phải rút về Hà Nhao. Đây có lẽ là cớ chính yếu để Ánh rút quân vì thuỷ quân ông cũng không thể phá vỡ cửa Thi Nại để lên núi tiếp cứu bộ binh được.
Nguyễn Ánh thấy chưa thể đánh được thủy binh của Tây Sơn, bèn sai Tôn Thất Hội và Võ Tánh đem tất cả thuyền về đậu ở cửa Xuân Đài.