[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tất cả những giáo-sĩ đều thọ ân-huệ của các quan nổi dậy, nhưng, vì là cuộc khỏi loạn chống Nhà Vua trong nội-quốc, chúng tôi phải giả-bộ lãnh-đạm tuyệt-đối trước công-chúng, tuyên-bố rằng chúng tôi không hiểu chút gì về các vấn đề ấy, chúng tôi khuyên-nhủ các tín-đồ Công-giáo hãy vâng lịnh của Nhà Vua. Chúng tôi nói rằng: vì lương-tâm của các tín-đồ, các tín-đồ không nên hưởng-ứng theo sự khởi loạn ấy, mặc dầu vài lý-do chánh-trị khiến cuộc nổi loạn dựa vào đó mà tự biện-giải.

Do đó chúng tôi tưởng nên in vào trí-não của các tín-đồ sự vâng mạng-lịnh của Nhà Vua hiện thời và tránh khỏi sự hiềm-nghi có thể về sau sẽ nguy hại cho toàn-thể Truyền-giáo-hội.

Không tôi mà cùng không giáo-sĩ nào khác chịu chấp-nhận dấn thân vào cuộc nổi loạn ấy, vì chúng tôi chưa hiểu bên nào sẽ thắng trận cuối cùng.
( đoạn này rất hay và thực tế)
 

Kiến đen

Xe hơi
Biển số
OF-313847
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
165
Động cơ
297,300 Mã lực
Hóng thớt này của cụ mãi :-bd

Em xin phép làm căn mặt tiền bán trà đá kiếm ít Quang Trung ạ ;))



Trong lúc bàn loạn " " nổi nóng thì qua phố Nguyễn Quang Bích gặp em cho hạ hỏa nhá :))

Em qua Nguyễn Quang Bích ngay bây giờ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Suốt hai tháng bọn nổi-dậy làm chủ trong tỉnh.( Từ 15 tháng 3 năm 1774 đến 15 tháng 5)

Nhà Vua sai quân thêm, một người chú và một người anh của Vua chỉ-huy đạo-binh nầy. Quần Trào tấn-công gần thành
( Quảng Nam) binh nổi-dậy bị thất-trận. Nhiều người Trung-Hoa bị tàn-sát; nhiều người khác dành nhau tẩu thoát lọt xuống sông chảy ngoài bìa thảnh-phố.

Người Quảng-Nam-quốc nồi dậy lại ít người mất mạng. Quân Nhà Vua chiếm thành lại một cách dễ-dàng, vì là bố-trí đến hai đạo quân và nhiều thuyền chiến ở trên sông. Bọn nổi-loạn không thể kháng-cự lại; bộ-binh của chúng ở rải-rác trên những họng sông và có rất ít người trong châu-thành.

Còn về phần dân-chúng thì ngả theo phe Nhà Vua, vì bọn khởi dậy cưỡng đoạt cả tài-vật của họ, sau khi phá hoại, cướp bóc toàn tỉnh; Vì
thế quân Nhà Vua không nhọc công gì mà chiếm lại châu-thành và đuổi binh của bọn nổi loạn dễ dàng.

Trước khi rời khỏi đó, binh ấy sạch sành sanh vét địa-phương ấy,không đề lại con gà, con vịt sống nào cả, vậy là hết chuyện nói; bọn nổi-dậy lấy cả tám mươi hai súng đại bác bằng đồng của những người Hòa-Lan và Anh-Cát-Lợi tặng cho Nhà Vua, đề bảo-vệ tỉnh-lị đó, trong ấy có hải-cảng Đà-Nẵng; chúng cũng bắt tất cả bốn mươi lăm thớt tượng, vô số võ-khí, trống, cờ-xí, và vô số đồ nhu-dụng khác, mỗi quan nổi-loạn đem theo hơn mười hai chiếc ghe lớn chở đây ấp những đồ quý giá, các quan ấy đem đồ bảo-vật kia về chỗ chôn nhau cắt rún của họ.

Bọn nổi-loạn phóng hỏa đền Vua ở trong thành, vô sổ dinh-thự khác của các quan Trào, và chín cái miếu ở trung-tâm-điểm thành-phố, nơi chín cái miếu nầy người ta thờ chín Nhà Vua đã trị-vì quốc-gia Quảng-Nam từ ngày phân tách với Bắc-Hà .
( đây nói Tây Sơn phá tan 9 cái miếu thờ chín chúa Nguyễn)

( Ở đây có một điều đáng chú ý là: năm 1744, chúa Nguyễn mới bắt đầu xưng Vương, bỏ tước Công mà triều Lê phong cho, đổi phủ làm điện, sửa sang triều phục, có lẽ muốn xưng thành quốc gia độc lập, nhưng không thành. Giáo sĩ Jumilla được Tây Sơn mời ra chỗ đóng quân, mà theo ông, Ở Quảng Nam, và, việc phá các miếu thờ chúa Nguyễn, lẽ nào cũng ở Quảng Nam chứ không phải Phú Xuân như ta vẫn biết??)

Bọn nổi-dậy tàn phá dữ-dội, khi thấy rằng quân Nhà Vua đánh đuổi chúng trốn ra khỏi thành. Đạo-quân Nhà Vua phải hết một tháng mới chiếm lại đặng toàn tỉnh, bọn nổi-dậy chỉ dang ra xa xa con sông mà không đi thật xa; mỗi chiến-thuyền Nhà Vua chở lối 50 người lính và ba khẩu đại-bác, nhiều võ-khí và súng tay.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồi hai năm trước, Nhà Vua có xuống lịnh cho phép hai tàu ở Mã-Cao đến Quảng-Nam-quốc làm thương-mại với nước nhà.

Đương lúc nầy hai tàu ấy lại đến Đà-nẵng. Khi chúng tôi hay đặng tin tức chúng tôi nhờ sự trung-gian của một ông quan có Gia-Tô-giáo của đạo-binh Nhà Vua nói với quan thị-trưởng, chú Nhà Vua, cho phép chúng tôi xuống cảng và gặp bọn thương-gia Mã-Cao.

Sau khi chi ra nhiều bạc và dâng nhiều tặng-phẩm Huynh-Trưởng Fernand và tôi đặng lịnh-chỉ ấy chúng tôi liền đi từ Thien-doa xuống cảng. Noi theo-thủy-lộ, chúng tôi phải đi hết một ngày rưỡi mới đến Đà-Nẵng. Khi tới chúng tôi liền lên trên tàu. Chúng tôi ở đó bốn ngày, rồi Huynh-Trưởng Fernand đi lên Trào-đình, vì viên thuyền-trưởng đã lên đó. Còn tôi thì tôi ở trên tàu, tới khi chú của Nhà Vua sai hai vị quan và lính đi kiếm tôi.

Tôi đi về từ châu-thành Cham
( Đà Nẵng) đến Hội-An, đem theo một tặng-phẩm đáng giá lắm đề dâng cho chú Nhà Vua. Ông nầy tiếp rước tôi với một cảm-tình nồng hậu quá sức và sau khi đàm-thoại với tôi mới hỏi tôi có nguyện-vọng gì chăng? Tôi trả lời rằng:

" Bẩm quan, lấy tư-cách là chú Nhà Vua, tôi yêu-cầu quan tâu lên Nhà Vua ban cho một cái thẻ bằng loại kim cho phép tôi đặng tự-do đi đó, đi đây, không người nào cản ngăn được."

Tức thì ông y theo lời xin của tôi,tôi thoả mãn lắm, tôi cáo từ ông miệng nói biết ơn ông quá đỗi. Khi tôi về Hội-An, tôi liền gởi vài món tặng-vật khác, thuốc đề uống và vài tế-xảo-vật khác mà Huynh-Trưởng Martin Paiao gởi cho tôi. Chú Nhà Vua rất bằng lòng nên. từ đó về sau quan trở nên bằng hữu với tôi. Bây giờ, tôi muốn gì là quan cũng chấp-thuận hết. Dầu cho có việc hệ-trọng nào, với các tặng-phẩm, người ta cũng dàn xếp đặng vơí người Quảng-Nam-quốc, về điểm nầy chính Nhà Vua cũng thế.
( Hồi âý các giáo sĩ Tây cũng nhận xét thế này rôì)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tám ngày sau, bọn nổi-dậy đột-ngột trở lại với một quân-số hùng-hậụ, và tái-tấn-công chống đạo-quân Nhà Vua.

Quân nầy vừa mới làm chủ được tỉnh Cham
( Quảng Nam). Bọn nổi dậy cưỡng-bách quân Nhà Vua chạy trốn và rút vào trong châu-thành. Nơi này, bọn họ vây hãm quân Nhà Vua.

Sau ba ngày đăng đẳng ( đằng đẵng) giao-tranh, ba ngày lễ Pentecôte
( lễ các Thánh Thần hiện xuống), quân Nhà Vua phải bỏ châu-thành. Vô số lính bị tử trận trong cuộc giao-chiến nầy, bọn nổi-loạn hạ sát bằng giáo một vệ quan thứ nhì của Nhà Vua. Nhà Vua phải lên lưng voi chạy lánh mặt, bỏ sáu chiến- thuyền đạn-dược.

Đứng trước một sự đảo-ngược tình-hình như vậy, tôi đi kiếm,thuê một chiếc ghe (tôi phải vấp nhiều trở-ngại lắm) và tôi lên Đà-Nẵng. Tại đây, tôi
(tạm lánh) lên tàu Mã-Cao, và, năm ngày, tôi cư-ngụ tại đó.

Nhưng bọn nổi-dậy chiếm hải-cảng này, phóng-hỏa nhà cửa, tàn phá hết trên đường đi của họ.

Bây giờ, tôi thấy các vị quan đang đi xuống chiến-thuyền và bảo chèo thật mau về hướng Trào-đình. Tôi cũng bắt chước theo và nửa đêm, tôi xuống thuyền, trước một ngày, ngày lễ Nữ-Thánh Trinité
(sau lễ Pentecôte 7 ngày) .

Tôi phải đến Trào-đình trước một hôm lễ Đức Chúa Trời. Nơi đây tói gặp Huynh-Trưởng Fernand.

Sau khi chúng tôi thảo-luận cùng nhau coi ai phải làm gì, thì tôi ở lại Trào đình, Huynh Trưởng Fernand đi về tàu Mã-Cao với các thủy-thủ, trừ có vị thuyền-trưởng ở lại Trào, các thủy-thủ nầy có bổn-phận bảo-vệ hai chiếc tàu và nếu bọn nổi-dậy công-kích hai tầu ấy thì phải kéo neo lên mà chạy tránh.

Nhưng, Đức Chúa Trời khiến, nên không có sự gì đã xảy ra. Chiếc ghe vừa cặp theo tàu, hai phát súng nổ lên, và nghe có tiếng hỏi phảl là người của phe Nhà Vua. Những người Bồ-Đào-Nha dưới ghe đáp lời rằng họ không thuộc vào phe nào, họ đến đó đề buôn bán, và không xen lộn một mảy may nào vào trận chiến-tranh giữa hai bên.

Sau khi nói như thể, bọn nổi dậy không chú-ý đến hai chiếc tàu ấy nữa. Các nhà thương-mại trên tàu rất buồn bã là bán không đặng hàng của họ, vài người trong bọn ấy ngó thấy tự bắt buộc cư-ngụ ở Quảng Nam-quốc đến năm tới. Còn hai tàu sẽ nhổ neo đi Mã-Cao vơí nhiều Ớt.

Nhơn dịp đó, tôi viết cho Cha các bức thơ nầy. Những người Bồ- Đào-Nha trên tàu nói rằng tháng hai qua sang năm họ sẽ trở lại. Cầu Trời cho ý nguyện ấy thực-hiện đặng đúng như lời họ đã nói!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn nổi-dậy chiếm-cứ tất cả Quảng-Nam-quốc chí đến những ngọn núi gần bên Trào-đình.

Từ hồi nào đến bây giờ bọn họ không làm chủ được Trào-đình. Chúng bao vây châu-thành cốt ý đề châu-thành đói. Kim-Thượng ( chúa Nguyễn) và các quan ngó thấy phải khởi-sự chiến-tranh lại như hồi ngày hai mươi chín tháng bảy.

Người ta đồn rằng bọn nổi-loạn trốn hết và đạo quân Nhà Vua làm chủ lại châu-thành Cham. Một điều chắc chắn hơn hết là Trào-đình phải chịu đói kém, vì Trào-đình không sanh sản gì đặng và tất cả sản-phầm đều từ ngoài đem vào.

Một Cavan gạo
(đây là các giáo sĩ tính theo kiểu đo của Tây Ban Nha áp dụng tại Phillipin, 1 Cavan khoảng 75kg) giá hai Patacas (tiền Tây Ban Nha phát hành tại Phillipin) rưỡi; một con gà, ba Réaux ( tiền TBN ở Phillipin, bằng khoảng gần 5 Franc Pháp lúc ấy, khoảng 6 quan tiền Việt) và khó nhọc lắm mới tìm đặng một con gà.

Bọn khởi loạn chiếm-cứ các tỉnh miền Nam, trừ ra tỉnh Ray-gon ( không rõ là tỉnh nào) và Đồng-Nai. Phó-vương và các quan trong tỉnh Đồng-Nai còn kháng-cự, mặc dầu nhiều cuộc công-kích có đầy tử thương bên phe Nhà Vua.

Người ta thuật lại là đạo-binh Đồng-Nai có làm chủ trở lại bốn tỉnh và bọn nổi-loạn chạy trốn. Nhưng không có lấy một ghe chở lúa ra Trào-đình, trong khi đó tháng sáu mỗi năm về trước, hơn ngàn chiếc ghe chở khẳm
( ý nói chở nặng) lúa đến đây. Chúng ta tới giữa tháng tám, mà chúng ta chưa thấy một chiếc ghe nào chở lúa đến. Vậy thì hơn một năm rồi chúng tôi không có ý-thức đến sức khỏe của Huynh-Trưởng ủy-viên Salguero, hay là các giáo-sĩ khác dưới Nam.

Chúng tôi không có phương- tiện đề gởi tời các người ấy rượu vang lễ, bột mì và đồ vật khác. Các giáo-sĩ ở Mã-Cao gởi những đồ kể trên cho Truyền-giáo-hội chúng tôi. Tất cả các đường biển và đường bộ đều bị cản ngăn bời bọn nổi-loạn. Ý muốn của Chúa đã vậy, và tất cả đều thành-tựu trong danh-dự của Chúa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 3. Người Bắc-Hà chiếm cứ Trào-đình Huế.

Gần cuối năm 1774.

Trước sự bất-hòa đang ngự-trị giữa Kim- Thượng
( chúa Nguyễn Phúc Thuần) và các quan, một người ( không rõ ai) trong các quan quan-trọng trong Trào bí-mật phản-bội lại bằng (cách) thông tin tức những biến-cố trong Trào nội cho Bắc-Hà.

Người đã nói với Vua Bắc-Hà
(đúng hơn là chúa Trịnh Sâm) cuộc nổi loạn cách mạng của ba anh em Tây-Sơn và cũng thốt ra sự bất-bình trong dân-chúng. Người hứa sẽ giúp sức Vua Bẳc-Hà trong trường-hợp Bắc-Hà muốn chiếm-cứ Quảng-Nam-quốc vô trật-tự như vậy.


Vua Bắc-Hà liền nắm cơ-hội ấy. Ông xuổng lịnh cho vài vị võ-quan trong đại-binh của Ông. Các vị nầy đặng Ông tín-nhiệm. Ông xuống chiếu cho một phần lớn của đạo-binh Ông, căn-dặn họ kín tiếng đừng nói ra mục-đích chơn thật là: thôn-tính quốc-gia khốn khổ kia. Những người Quảng-Nam-quốc bất cẩn có lòng tin cậy hoàn-toàn vào những công-văn mà lính Bắc-Hà đưa ra; người Quảng-Nam-quốc cho lính Bắc- Hà vào đóng đồn nơi một trong nhiều chiến-lũy của mình.
( Lũy Trấn Ninh)

Tại đây, các quan Bắc Hà, nhơn danh Vua
( Lê Hiển Tông) của họ, gởi một công-điệp cho Trào-đình Quảng-Nam-quỐc, khiếu-nại về một vị tướng ( chính là Trương Phúc Loan) của Nhà Vua Quảng-Nam.

Huê-Vương tưởng rằng nếu đem vị tướng ấy giao cho binh Bắc-Hà ắt đạo-binh ấy sẽ qui-thuận theo Nhà Vua Quảng-Nam-quốc. Nhà Vua xuống chiếu trả lời với binh Bắc-Hà rằng họ cứ yên tâm đóng nơi chiến-lũy ấy và họ thế nào cũng đặng thỏa mãn.

Nghe được âm-mưu đen tối, vị tướng bị hăm dọa trốn lánh vào rừng, nhưng vị tướng ấy lại lọt vào tay lính Nhà Vua, và Huệ-Vương truyền đem hắn giao cho lính Bắc-Hà
( có 2 quan đem Loan nộp cho quân Trịnh là Tôn Thất Huống và Nguyễn Cửu Pháp) . Nhưng vì nguyện-vọng đặng thỏa thích, mà binh Bắc-Hà cứ nhắm hướng Trào-đình tiến tới, Nhà Vua đâm nghi hoặc.

Vua tập hợp đạo-quân lại và tấn-công binh của hoàng-thân Nhiêu lối mấy tháng đầu năm 1775. Mới chạm trán lần thứ nhứt, đạo-binh của Nhà Vua chạy tán loạn với các võ quan. Huệ-Vương trải qua cơn nguy-hiểm tột mức, Nhà Vua phải chạy rút vào tỉnh Cham. Nhà Vua hấp-tấp quá đến đỗi bỏ cả vàng bạc châu báu. Người ta nói là kho ấy nhiều tiền lắm. Binh Bắc-Hà chiếm cả tiền bạc châu ngọc ấy. Bấy giờ, Nhà Vua có hai kẻ nghịch-thù thay vì một và do đó mà sự an-ninh bị hăm dọa.

Huệ-Vương xuống thuyền và cả gia-đình đều vô trong xứ Đồng- Nai, nơi đây có người bằng-hữu của Nhà Vua là Mạc-Thiên-Tứ tổng- binh. đại-đô-đốc ở tỉnh Cang-Cao
( có lẽ là Hà Tiên). Có thể ông này sẽ trợ giúp Nhà Vua.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài Liệu số 4. HUỆ-VƯƠNG Từ NGÔI ĐỂ CHO CHÁU LÊN NGAI VÀNG. CẢ HAI ÔNG VUA ĐỀU BỊ HẠ-SÁT.


Theo lời khuyên nhủ của Nguyen-Cuu-Dat ( Nguyễn Cửu Dật, là cháu năm đời của Cửu Kiều,một tướng tài. Khởi đầu làm Hữu thiệp đội trưởng. Năm 1773 Tây Sơn oánh lấy Quảng Nam. Dật dem binh bản-bộ đánh úp, quân Tây Sơn thua. Dật được thăng Tả-quân Đaị đô đốc, tước Du quận Công. Năm 1774, quân Trịnh đến, hoàng tộc Nguyễn chạy vào Nam, Dật đem chiến thuyền hộ giá, gặp gió úp thuyền chết)

Huệ-Vương từ ngôi đề cho cháu là Duong
(Nguyễn Phúc Dương) lên ngôi vị Vua. Thế ấy, Huệ-Vương giải hòa vói phần đông với những người đối-lập chống ông và gỡ cái cớ của Tây-Sơn nằng nằng ( nằng nặc) quyết một đòi hỏi người con trai của hoàng-thân Hien ( ông này là ông hoàng thứ 9, Nguyễn Phúc Hiệu) . Nguyễn-Nhạc gọi đạo-binh của mình là "chiến sĩ của Hang-ton" (nguyên văn chữ Quốc Ngữ) , cháu nội của Huệ-Vương.


Dân-gian mạng danh
( mạo danh) những lính tráng bảo-vệ Nhà Vua là Dong son ( Đông Sơn). Theo Cha Jean de Jésus, tên Dong sen ( Đông Sơn) khởi sự xưng danh-tánh trong tỉnh Tam-lach ( Mỹ Tho hoặc Định Tường) . Chúng bảo-vệ đường-hoàng Nhà Vua; nhưng mà chúng nghịch lại với chánh-sách bất tài của các quan. Những sự lầm lỗi liên-tục của các quan bắt buộc Dương phải lưu-đô vô trong tỉnh Quảng-Nam, núp bóng theo Nguyễn-Cửu-Dật, ông này cai quản các tỉnh miền Nam còn trung-thành với Nhà Vua.

Năm 1776, một ngày nào đó.

Nhà Vua từ ngôi là Huệ-Vương đi với người em (ông hoàng thứ 17 này tên là Nguyễn Phúc Xuân) đến nhà của Cha Diégo de Jumilla, Huệ-Vương và em đang bị giặc rượt nột lắm
( gắt gao lắm). Thấy thế nguy-hiểm tột mức, Cha Diégo de Jumilla đem giấu hai ông dưới giường nằm của Cha. Các nghịch-thù-của hai ông không thế nào kiếm hai ông trong phòng ngủ của Cha.

Muốn thưởng cái công ấy và nhiều cái ơn khác, Huệ-Vương ban cho Cha Jumilla tước quan đệ-nhứt hạng của quốc-gia.

Lúc bấy giờ, Huệ-Vương đang tại xứ Bến-Nghẻ, tỉnh Tam-lạch.

Ông ở trong một cái nhà không có chút gì gọi là lộng lẫy. Người ta phải lấy cây ván nhà thờ của các giáo-sĩ thuộc dòng Franciscains mà cất một cái nhà có đủ tiện-nghi. Nhà thờ này các giáo-sĩ Franciscains kiến-trúc tại châu-thành. Khi chờ đợi người ta cất nhà mới, Huệ- Vương sống trong cái nhà lá.

Tháng sáu năm 1776, Huệ-Vương về dinh-thự mới với các quan Trào-đình. Tháng này, bọn Tây-Sơn chạy-trốn hết để cho Đông-Sơn làm chủ đất-đai. Võ-khí của Đông-Sơn không đủ cho chiến-sĩ sử-dụng, vì bọn Tây-Sơn lấy hết khí-giới trong tỉnh thành, nhưng Đông-Sơn rất tin cậy võ-khí của minh, sản-phẩm của sự phát-minh của Đông-Sơn.

Theo lời thuật của Cha Jean de Jésus, khí-giới ấy làm bằng một loại cây cầm tay có gai , có rất nhiều trong rừng, chúng chặt cây ấy, đề nguyên gai, cong cong như vô số lưỡi câu, và một cây sào dài, trên đầu có gắn lên lối chừng ba hoặc bốn liu
(1 livre= 0,5kg) dầu hắc có lá bao bọc chung quanh, làm như cây đèn sáp, khi muốn sử-dụng võ-khí ấy trong trận chiến, bọn Đông-Sơn đốt dầu ấy, dầu chảy ra; bọn Đông-Sơn cầm nơi đầu không dầu và quơ bên mặt rồi bên trái, cũng như dụng-cụ rải nước thánh, những người nào nhận nước thánh ấy thì về chầu ông vải, hay ít nữa cũng phỏng nhiều. Bọn Đông- Sơn lại dủng dây mây có gai mà vụt qua bên địch quân, bọn nầy không thề cựa quậy được và bị túm ngay như cá mắc phải nhiều lưỡi câu, tập-quán của bọn Tây-Sơn là chiến-đấu khỏa-thân nên không quần áo nào bảo-vệ chúng chống gai chông. ( đoạn này có vẻ vô lí, không lẽ Tây Sơn ra trận lại cởi truồng???)


Cuộc sử-dụng thứ lợi-khí ấy cấm từ hồi nào đến bấy giờ; chỉ có- bọn cướp là dùng đến nó. Nhưng vì nhờ có nó mà bọn Tây-Sơn bị đánh đuổi đi, nên từ đó sắp (trở) đi, nó được liệt vào hàng khí-giới.

Nhà Vua và tất cả dân-gian đều kinh sợ loại
(vũ khí) ấy.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một khoảng thời-gian mù mờ nối tiếp sau đó.

Huệ-Vương và cháu của ông là Dương làm sở-hữu-chủ trở lại những tỉnh đã mất, nhờ có đại-tướng Tong-Phu-Hop
( Tống Phước Hiệp) và nhờ có tổng-binh ở Cang-Cao ( có lẽ là Hà Tiên) là Mạc- Thiên-Tứ giúp sức.

Còn về phần Tây- Sơn, dưới sự bảo-vệ của Houng- Ngu-Phu
( Hoàng Ngũ Phúc, tướng Trịnh) đại-tướng Bắc-Hà, Nguyễn-Văn-Nhạc đánh bật các ông ấy từ vị-trí ra và chạy trốn. Một trong nhiều trận chạm trán như vậy, bọn Tây-Sơn câu-lưu đặng hoàng-thân Dương.

Muốn cho được dân- chúng mến yêu, Nhạc đối-đãi với hoàng-thân Dương rẩt mực ôn-tồn. Nhạc dưng
(dâng) một trong nhiều đứa con gái của Nhạc cho Dương đề hầu- hạ Dương và Nhạc khuyên Dương nên tuyên-bố làm VUa Quảng-Nam-quốc. Nhạc bảo người gieo rắc trong khắp tỉnh rằng sở dĩ Nhạc gây giặc là muốn cho chánh-phủ bất tài phải bị tiêu-diệt, rằng Nhạc không muốn lên ngai vàng, mà chỉ có ý-nguyện là đem về cho dân-gian một Nhà Vua có đức-vọng kiếm trong hoàng-gia.

Hoàng-thân Dương không muốn kết-duyên cùng nàng con gái của Nhạc; nhưng, hoàng-thân Dương là con người cẩn-thận và muốn tránh mọi sự phiền toái trong tương-lai, hoàng-thân ở cùng một nhà với nàng trong sáu tháng, nhưng chẳng ăn chung và cũng không nằm chung với nàng. Sau rốt một đêm nọ
( ngày 8 tháng 4 năm 1776, Âm lịch), hoàng-thân để trên giường nằm của hoàng-thân một cái hình nộm,, lẻn đi trốn vào trong núi You-voi trong tỉnh Tam-lạch ( không rõ núi nào?).

Trong một bức thơ -của Cha Jean de Jésus gởi cho Cha Provincial có thuật như thế nầy:

Nhạc chọn Nhà Vua mới, cháu kêu Nhà Vua cũ bằng hoàng-thúc. Nhưng Nhà Vua mới đã đi lánh mặt trong tỉnh Tam-lạch, trên núi You-voi.

Bọn lính tráng ở tỉnh ấy tập-hợp lại, và dân-chúng kêu là Đông-Sơn đè đối chọi với Tây-Sơn. Đông-Sơn đang lo bảo-vệ Nhà Vua. Trước khi nầy, Cựu-Vương và Tân-Vương ở trên tỉnh Saigon tại Trảo-đình Bến-Nghé, nhưng lúc đó trên Bắc bọn Tây-Sơn, ở dưới Nam bọn Đông-Sơn đồng một -lòng tấn-công bọn Sangleyes
( Bọn quân Hoa Kiều, có tên là Hòa Nghĩa)

Tân-Vương tự cưỡng-bách phải chạy tron trong núi You-voi và đạo-binh Đông-Sơn bảo-vệ Tân-Vương. Bọn Sangleyes hạ-sát bất cứ ai rơi vào tay chúng. Thế ấy, bọn Tây-Sơn làm chủ-nhơn-ông Trào-đình Bến-Nghé.


Tới ngày nay, chúng tôi đau khổ dữ lắm về các sự biến-động ở trong tỉnh năy do cuộc nổi loạn dấy lên. Lần lượt chúng tôi phải chịu như:


- Thứ nhứt, bọn Tây-Sơn. Chắc hẳn Cha có nghe nói chuyện lại những thành-tích (bất hảo), và tất cả những gì chúng đã hành-động năm ngoái;


- Thứ nhì, bọn Đông-Sơn, bọn nầy chống lại và đánh đuổi bọn Tây-Sơn;

- Thứ ba, đạo binh Sangleyes, từ các tỉnh trên xuống tới đây và chúng hành-động tàn-ác bằng Tây-Sơn và Đông-Sơn nhập lại;


- Thứ tư, chiến-tranh, bọn những thằng khổn kiếp ấy tự dấn thân vào, nhưng mới vào trận đầu bọn Đông-Sơn đã thua ngay;


- Thứ năm, bọn Cam-bốt, bọn năy chiếm-cứ tất cả các tabangas
( đây là sở Thương Chính) người Quảng-Nam-quốc lảm sở-hữu-chủ từ giang-cảng Bassac ( tức Trấn Di, Cần Thơ) tới.


Trào-đình của Nhà Vua, nghĩa là, nếu thuận con nước, xuôi chiều gió thổi thi phải một hài-trình sáu ngày;


- Thứ sáu, một đại-tướng người Quảng-Nam-quốc tấn-công bọn Cam-bốt, trước kia chúng cưỡng-đoạt đất-đai và ghe thuyền của Nhà Vua Quảng-Nam-quốc, nay chúng thối lui và phải hoàn lại;


- Thứ bảy, bọn Sanglẹyes xâm-lăng lần thứ nhì; một trong những đội-quân của chúng từ Trào-đình thẳng xuống tỉnh Tam-lạch; chúng nó chủ-trương rằng sẽ bắt hết bọn ăn cướp Đông-Sơn và tảo-thanh quốc-gia thoát khỏi đồ súc-sanh ấy, trong đó thì lũ ấy còn dã-man hơn hết thây bọn đău trộm đuôi cướp, vô-nhơn-đạo hơn tất cả; nhưng, không có người nào dám chống ngăn lũ ấy đừng cho chúng thi-hành những điều ác-hại; sau khi bọn hắn đánh Đông-Sơn phải chạy trốn,chúng trở về Trào-đình Bến-Nghé;


- Thứ tám, cuộc tái-hồi của Tây-Sơn; năm ngoái sau khi bị Đông-Sơn càn quẻt, Tây-Sơn hứa sẽ trở lại, năm nay, Tây-Sơn giữ lời hứa ấy, và có lực-lượng quân-số thật hùng-hậu, một đạo thủy-quân, mộtđ ạo lục-quân đồng tiến vô Bến-Nghé;

- Thứ chín, Tây-Sơn bị trục-xuất và hồi hoàn lần thứ hai cũng trong năm năy. Trong trận tấn-công lần thứ ba này, Tây-Sơn tiêu-diệt hết Đông-Sơn và chiếm-cứ tất cả quốc-gia Quảng-Nam.

Nhà Vua phải bô-bá (bỏ chạy) xuống Can-thu
( Cần Thơ). Hiện giờ Nhà Vua cũng như tôi ngày nay,nghĩa là đau bịnh, nằm trên chiếc ghe nhỏ, những nỗi hiềm-nguy bao bọc chung quanh Ngài. Nhà vua đi kiếm chiếc tầu ở Mã-Cao ấy, song theo người ta nói, tàu ấy dở neo tách bến ròi. Còn tôi thì tôi không muốn thối chí ngã lòng. Để trấn tĩnh tinh-thần, tôi vẫn giữ hi-vọng kiếm gặp chiếc tàu ấy và nếu tìm đặng tôi sẽ gởi cho Cha một bức thơ.

Chiếu theo ngày nầy, ngày hai mươi mốt tháng sáu, Tân-Vương đang lánh mặt ở trong tỉnh Tam-lạch và chỉ có một nắm lính theo bảo-vệ Ngài mà thôi."
 
Chỉnh sửa cuối:

TrongNghia

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-88972
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
631
Động cơ
600,112 Mã lực
Phân tích như cụ thì cụ Huệ kiểu gì chẳng thắng ;)) . Xiêm nó sợ cụ Huệ như thế cụ nghĩ nó ngồi yên để cụ Ánh bị triệt , nó chẳng dốc binh sang cứu bằng được vì xong cụ Ánh là đến nó mà :)) . Cụ nên nhớ đánh nhau thời này quan trọng nhất là lương mà ta thấy 2 bên chỉ toàn vơ vét thì dân suy tàn , kéo dài thì bên nào yếu kinh tế bên đó sẽ thua mà bên cụ Huệ vừa mới cải cách chưa có thành quả mấy nếu lâu dài thì cụ Huệ có quân mạnh đến mấy cũng khó mà thắng , cao nhất là giống Trịnh Nguyễn thôi . Với cải cách quân đội thời này của Tây thì thấy rõ sức mạnh của quân cụ Ánh đủ sức cầm hoà rồi . Cụ search YouTube xem shogun 2 total war fall of the samurai thì mới thấy quân đội huấn luyện kiểu tây nó mạnh thế nào , quân shogun cũng có súng các kiểu có lại đâu , cụ xem phần samurai đấu với súng tây thì lại càng kinh hoàng . Đấu lâu mà đến thời Napoleon là cụ Ánh lại được nhờ =)) .
Ngay cả những người hâm mộ cụ Ánh thì rất nhiều người cũng phải thừa nhận là nếu cụ Huệ mà không đột ngột băng hà, khả năng đánh bại cụ Ánh là rất cao. Còn quân Xiêm thì đã giúp cụ Ánh từ rất lâu rồi nhưng vẫn không ăn thua, lại đã gây quá nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam nên nếu sau này có sang giúp thì cũng sẽ không được lòng dân, thậm chí còn tạo nên hình ảnh xấu cho cụ Ánh, chính vì thế sau này cụ Ánh cũng có dám nhờ đến quân Xiêm đâu? Mặt khác, Xiêm cũng còn phải lo tự bảo vệ mình, cụ bảo làm sao mà dốc toàn lực giúp cụ Ánh được?
Còn về công nghệ, vũ khí thì cụ Huệ cũng là người rất chú trọng nghiên cứu học hỏi từ nước ngoài, sẽ không có chuyện kém cụ Ánh về mặt này đâu ạ. Như em đã nói ở trên, cụ Huệ mất 2 năm rồi mà quân Tây Sơn vẫn đánh đuổi cụ Ánh đến tận Bà Rịa, mấy lần cụ Ánh vẫn suýt toi thì cụ nghĩ cụ Ánh sẽ đánh giằng co được với cụ Huệ sao?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1777.

Quốc-gia chia ra làm bốn phần, mỗi phần đều vâng theo lịnh của một Chánh-phủ độc-lập.

Địa-phương ngoài Trào-đình bị Bắc-Việt cai-trị; những tỉnh Qui-Nhơn và Quảng-Ngãi là nơi địa- bàn của Tây-Sơn; Sài gòn thì Trung-Hoa làm sở-hữu-chủ;
( vậy ra hồi ấy bọn Hoa Kiều đã làm chủ Sài Gòn rồi???) những tỉnh Đồng-Nai và Tam-lạch thì Đông-Sơn trông nom dưới mạng-lịnh của Nhà Vua.

Bốn chánh-phủ đều độc-lập với nhau, mạnh ai cai trị địa-phương nấy.

Tãy-Sơn ở Qui-Nhơn câu-lưu lần thứ nhì ông hoàng Dương và bắt đặng Huệ-Vương. Theo những người nầy thì Tây-Sơn hạ-sát cả hai trong tháng mười hai 1777, theo người khác thi năm 1778. Huệ- Vương bị xử trảm tại công-trường ở Saigon.

( Nguyễn Phúc Dương bị Tây-Sơn bắt ở Ba Vác, thuộc cù-lao Minh, tỉnh Bến-Tre, mé tay phải sông Hàm-Luông. Có sách gọi là Ba Việt. Trong trận này có Tống Phước Hòa cố sức cứu Dương,nhưng không oánh lại Tây Sơn,bị giết tại chỗ. Dương bị áp-giải về Sài Gòn và bị xủ tử ở chùa Kim Chương, chưa biết là ngày nào, nhưng có lẽ cuối tháng chín Âm lịch)

( Hoàng tộc các chúa Nguyễn chạy trốn về Ký Giang có lẽ là sông Cái Bé hoặc sông Cái Lớn ngày nay ở tỉnh Kiên Giang, Tây Sơn đến tập kích và bắt tất cả, áp giải về Gia Định, cũng bị Tây-Sơn xử tử ở chùa Kim Chương)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 5. HOÀNG-THÂN NGUYỄN-ÁNH, CHÁU NỘI CỦA HUỆ-VƯƠNG LÃNH TRÁCH-NHIỆM LẬP CHÁNH-PHỦ QUỐC-GIA.


Người lên nối tiếp Huệ-Vương là cháu nội của Huệ-Vương.

Trước đanh là Chủng, rồi kế đó là Phúc-Ánh, sau cùng là Gia-Tôn hoặc là Gia- Long. Khi quân Bắc-Hà chiếm-cứ Trào-đình Huế, Phúc-Ánh đặng mười lăm tuồi.

Phúc-Ánh đi theo Huệ-Vương trong tỉnh Kung-nan
( không rõ tỉnh nào, có lẽ cũng ở trong Nam) rồi sau Phúc-Ánh theo Đông-cung Dương trong lúc cưỡng-bách bô-bá Hoàng-thân Ánh lên ngôi năm 1778 . Nhiều lần chống Tây-Sơn, hoàng- thân Ánh thắng trận. Do-Thanh-Nhon ( Đỗ Thanh Nhân) và nhiều tướng-lãnh khác yêu- cầu Ngài xưng là đại-nguyên-soái và điều-khiển binh-lực trong nước. Phúc-Ánh khước từ. Vậy Đỗ-Thanh-Nhơn cũng còn làm nguyên-soái trong quân-lực quốc-gia;

Nhơn đánh bại Tây-Sơn, xây đắp lũy cho Saigon, cho đóng thêm chiến-thuyền và xuồng lịnh cho Le-Van-Kuang
(Lê Văn Quân) đem binh chinh-phục Binh-Thuân, tuy rằng vị tướng nầy chống lại việc yêu-cầu hoàng-thân Ánh lên ngôi vua ( không rõ vì sao Quân chống lại ÁNh???). Hoàng-thân Ánh mới sai một trăm năm chục người qua Xiêm để ký-kểt văn-kiện thân-hữu và xin viện-trợ quân-lực đề kết-thúc chiến-tranh. Nhưng sự ấy không thảnh- công, vì một trăm năm chục phái-viên bị ám-sát trên quốc-gia Cam-bổt và nhơn-dân Xiêm thí-quân của họ là PHRA-TAK ( Trình Quốc Anh, vua Xiêm gốc Khựa)

Ngày 7 tháng 7 năm 1782, Cha Castuera có viết một bức thơ cho Cha Provincial như vầy:

" Con số các sứ-thần là một trăm năm mươi người đi qua Xiêm để yêu-cầu viện-trợ, số này bị ám-sát trọn vẹn trên xứ Cam-bốt. Chuyện này khiến người ta không nên lấy làm ngạc-nhiên, khi người ta nghĩ rằng nhơn-dân ấy thí-quân và các hoàng-thân của họ. Theo lời người ta thuật lại cho chúng tôi nghe thì gần viện cứu-tế
(gần CHợ Quán) của chúng tôi, bọn Tây-Sơn giết gần bốn ngàn người Huê-Kiều, vi một vị quan Huê-Kiều của Nhà Vua đã sát tử một đại-tướng tài nhứt trong quân-đôi của Tây Sơn.

Kết-cuộc lại, vì chiến-tranh nầy, tất cả các xóm đạo của chúng ta đều bị phá hủy. Tuy rằng vua Xiêm là một người Trung-Hoa lai
cũng bị bề tôi của Vua thí Vua"

Giáo sĩ Aubaret có kể chi tiết hơn:

" Khi nghe tin tướng Ngạn đã tử trận, tướng Tây-Sơn Nguyễn VĂn Nhạc như người bị chặt cả hai tay. Giận dữ vì quân-sĩ Trung-Hoa trong đạo-binh Hòa-Ngãi làm Ngạn phải mạng vong. Nhạc đuổi theo chúng, vây đánh khiến chúng rơi đầu hết.

Không phân-biệt binh-sĩ Trung-Hoa và bọn thương-mại, Nhạc hạ- sát trong dịp ấy hơn mười ngàn ngươi.Từ Bến-Nghé
(Sài Gòn nay) đến Saigon (Chợ Lớn hiện nay) đất đầy nghẹt xác chết, ngươi ta quăng thây xuổng sông (sông cầu Ông Lãnh) thành thử sông phải ngưng chảy; không ngươi nào dám ăn cá trong một thời gian. ít nhứt-ba tháng."


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến năm 1780, người ta yêu-cầu hoàng-thân Ánh xưng Vương.

Ban đầu hoàng-thân từ-chối sau cùng phải nhận lãnh. Vương lên ngôi báu và tưởng-thưởng rất xứng đáng những người có công lao hạn mã với Vương. Vương cũng công-nhận rằng trong các vị đại-tướng có một mình Đỗ-Thanh-Nhơn là người phụng-sự đắc-lực nhà Vua. Phí hết sức lực đề đáp ơn tri-ngộ, Nhơn trùng-tu hạm-đội của Vương, như nào là đóng thêm chiến-thuyền và huấn-luyện thủy-quân, và Nhơn cũng không bỏ phế lục-quân. Người ta nói Nhơn gắng sức dựng lên một đạo-binh ba chục ngàn người và tám chục chiến-thuyền có trang-bị đủ dụng-cụ, khí-giới.

Dẫu cho công to bao nhiêu, Thanh-Nhơn cũng bị Vương Ánh xuống lịnh xử tử hình. Cái chết của Thanh-Nhơn có kết-quả là làm cho Tây-Sơn vui mừng và làm cho Đông-Sơn phẫn uất vì nghe như vậy, Đông-Sơn nổi loạn. Nhà vua mới mất hết thanh-danh. Người Bồ- Đào-Nha ở Mã-Cao có để cho Nhà Vua ba chiếc tàu thương-mại nhỏ, với mục-đích là tiêu-diệt bọn Tây-Sơn vả kẻ nghịch-thù khác.

Những người này làm quổc-gia chìm đắm trong sự vô-trật-tự và nghèo khổ. Sau khi bất hòa giữa ba chiếc tàu và một người Pháp danh gọi là Manuel (tiếng Việt gọi là Mạn Hòe), vì người nầy dành quyền chỉ-huy ba chiếc tàu ấy; ra khơi đề tấn-công thuyền của địch-quân, hai chiếc nhắm Mã-Cao đi thẳng, chở trên đó nào là trọng-pháo, nào là thủy-thủ-đoàn và lính tráng của Nhà Vua mới. Chỉ còn lại một chiếc tàu với viên thuyền-trưởng và các sĩ- quan Bồ-Đào-Nha, dưới quyền chỉ-huy của người Pháp. Tức thời có tiếng đồn trong các tỉnh mà Tây-Sơn cai-trị rằng những người Olanes
( Hà Lan) , nghĩa là người Âu-châu, giúp đỡ Nhà Vua bằng chiến-thuyền. Hạm-đội của Nhà Vua cập bến của Tây-Sơn chiếm giữ, khi thấy người Pháp chỉ-huy chiếc tàu, khi nghe nói rằng Oung-ca (Ông Cả, có lẽ là Bá Đa Lộc) nghĩa là Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo, đóng chiếc tàu ấy với sự quỉ quái lắm là tàu ấy lặn và chạy dưới nước đặng, Tây-Sơn kinh hãi đến đỗi trốn mất một cách khiếp nhược, bỏ đó cho Nhà Vua làm sở-hữu-chủ trở lại ba tỉnh nguyên-vẹn. Mới khởi chiến-tranh mà may mắn như vậy, Nhả Vua cử- hành một lễ long-trọng tại Bến-Nghẻ. Nhưng sự chống đối giữa viên thuyền-trưởng Bồ-Đào-Nha và quân-sự Pháp lại có kết-quả vô cùng thảm-khốc.

Người Pháp âm-mưu ám-hại viên thuyền-trưởng Bồ-Đào-Nha và cả thủy-thủ-đoàn. Muốn có hiệu-năng, người Pháp tường-tượng ra một cuộc âm-mưu. Người Pháp thiết một tiệc và mời viên thuyền-trưởng và viên võ-quan che chở cho thuyền-trưởng đến dự, khi cho họ uống rượu say, người Pháp nói với thuyền-trưởng Bồ-Đào-Nha rằng đại- nguyên-soái xuống lịnh đòi thuyền-trường đến hầu.

Mặc dầu là say khướt, thuyền-trưởng cũng vưng theo lịnh. Khi tới trước mặt đại- nguyên-soái, viên thuyền-trường ngồi nặng-nề xuống, ngoẻo đầu trên một cái ghế và ngủ ngon. Theo lời chỉ-dẫn của người Pháp, một trong nhiều kẻ nghịch của thuyền-trưởng ra tay cắt cổ viên thuyền-trưởng. Người Pháp có cho những kẻ thuộc-hạ hay rồi và khi những người Bồ- Đào-Nha kia đi nghỉ, người Pháp ra lịnh cho lính Nhà Vua cắt cổ hết. Như thế, lính Nhà Vua hạ-sát hai mươi bảy người Bồ-Đào-Nha, chỉ có vài người thủy-thủ trốn thoát đặng bằng cách nhảy đùng xuống nước và lội vào bãi cát.

Trên tàu, có mặt Đức Cha Antoine
( giáo sĩ Antoine đã đến truyền giáo ở Chợ Quán năm 1780 . Giáo sĩ Jumilla xin Antoine ở lại với mình tới khi nào có một giáo sĩ khác đến. Đầu tiên Giám-mục Lộc đồng ý, nhưng rồi sau lại trục-xuất giáo sĩ Antoine khỏi xứ của Ánh, Jumilla chống lại, và đến gặp Ánh,Ánh phải cho quân bảo vệ giáo sĩ Antoine) thuộc dòng Franciscain Bồ- Đào-Nha ở tỉnh Thánh-Thomas của Ấn-ĐỘ. Người Pháp phát-biểu ý- muốn chủ-trương hành-quyết Đức Cha Antoine bằng cột Đức Cha vào đuôi con ngựa (và quất chạy); nếu người Pháp chưa làm vậy, chi vì lời van xin của Giám-mục d’Adran. ( có lẽ Lộc không muốn Manuel giết)

Nhơn
(nhân) cuộc nối dậy là dịp tốt để thực- hành cuộc âm-mưu đen tối của người (Pháp), Mạn-Hoè ra lịnh bộ-hạ ám-sát Cha Antoine. Lính Nhà Vua từ chối thi-hành vì lòng cung kính đối với những giáo-sĩ Gia-Tô. Nhưng, vì (Mạn Hòe) giục mãi, chúng làm Đức Cha Antoine bị thương tích, Cha Antoine quì gối xin nhiêu-dung (lòng bao dung) với người Pháp, người Pháp giả bộ thương xót; nhưng, dưới một ám-hiệu, bọn lính xóm lại kết-liễu cuộc đời của Đức Cha. Khi trả thù rồi, người Pháp biểu các người lính Nhà Vua ký tên vào một văn-kiện chứng thật viên thủy- thủ-trưởng Bồ-Đào-Nha tuyên-bố sẽ hạ-sát tất cả lính Nhà Vua, vì thế chúng lính Nhà Vua ra tay hành-quyết trước bọn Bồ-Đào-Nha đề tự-vệ.

Lúc nghe đặng lính tráng mình thực-hành những sự tàn-bạo đối với người Bồ-Đào-Nha mà nhứt là đổi với những người đã cứu-viện mình, Nhà Vua rất hối tiếc. Ý-nguyện là đem ra ánh sáng. Nhà Vua tin cậy nơi Tòa án của Cha Diégo de Jumilla; nhưng Cha Diégo de Jumilla thấy chơn tay bị trói khi ngó bổn
(bản) chiếu-lịnh ấy. ( giáo sĩ Diégo de Jumilla là người Bồ Đào Nha, nếu Ánh nhờ giáo sĩ lập tòa Án, ắt bọn Manuel sẽ giết chết)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mười ba tháng một năm 1782 .

hai Đức Cha Fernand de Olmedilla và Emmanuel de Casnera tời Quảng-Nam-quỐc. Một ít lâu sau khi hai Cha tới Cho-Quan
(Chợ Quán) , bộ-đội Tây-Sơn vào trong châu-thành này. Nhà Vua tấn-kích Tây-Sơn, song Nhà Vua thất-trận, mất tất cả hạm-đội khá quan-trọng. Cha Ginestar đã cử-bút viết như thế này:

“Nhà Vua chờ đợi bọn giặc với hơn bốn trăm chiến-thuyền, bẩy chục chiếc ghe Huê-Kiều
(nguyên văn: embarcations Chinoises) và chiếc tàu của viên thuyền-trưởng Bồ-Đào-Nha, chiếc tàu này lính nhà Vua đã đánh cắp của viên thuyền-trưởng và thủy-thủ-đoàn, như tôi đã biên trong những thơ trước. Đầu- tiên địch-quân chạm trán Nhà Vua đang cầm đầu chiến-thuyền, nhưng viên đại-tướng chỉ-huy rời bỏ Nhà Vua giữa trận giao-tranh ( không rõ tướng nào của Ánh) vơì đại đa-số thuyền. Cưỡng-bách thối lui, Nhà Vua lên nguồn sông (Bến Nghé) bằng chiếc tàu Bồ-Đào-Nha, tới nửa đường giữa giang-cảng và châu-thành.
Địch-quân đuổi theo và mưu-toan cặp theo tàu Bồ-Đào-Nha đến hai lần, nhưng vì người Pháp liệng nhiều lựu-đạn khiến địch-quân tan nát. Không nao núng, Tây-Sơn xung-phong leo lên thuyền một lần thứ ba dữ dội hơn, bấy giờ, người Pháp
(có lẽ là Manuel) bị các chiến-hữu của anh ấy bỏ rơi, anh ấy không may mắn như đồng đội của anh là nhào xuổng nước. Người Pháp phải trả những lỗi lầm trước đây ở thế-giới khác. Nhờ sự liều lĩnh kia, địch-quân thắng-trận, song hao tổn nhiều nhơn-mạng ” .

Nhà Vua phải trốn trên một chiếc thuyền. Cha Castuera thuật như thế nầy:


" Chúng tôi đặng thông-báo trước rằng Hoàng-Thái-Hậu tản bộ và tới cứu-tế-viện của chúng tôi ở Chợ-Quán, Ngài lột đôi giày ra; Hoàng-Thái-Hậu kiếm nơi ẩn-náu cho bổn-thân Ngài và cho hoàng-tử
( Cảnh) đi theo Ngài. Hoàng-Thái- Hậu hi-vọng chúng tôi sẽ bảo-vệ cho Ngài, như Huynh Trưởng đã liễu-đạo (Cha Jumilla) đã che chở cho Nhà Vua hồi trận chiến-tranh mới rồi; nhưng, Ngài không gặp chúng tôi, vì nhơn dịp Nhà Vua cho chúng tôi phép, chúng tôi, Cha Olmedilla và tôi, đi thăm các xóm đạo. Tôi phải ở lại một trong nhiều xóm đó để học Việt-ngữ. Khi chúng tôi nghe đặng việc biến-cố không may đã xảy ra cho Nhà Vua, chúng tôi phải trốn lên quốc-gia Cam-bốt. Vài ngày sau khi chúng tôi đến, Hoàng-Thái-Hậu, Hoàng-đệ, Hoàng-hậu, Hoàng-tử hai hay ba tuổi và một số nào đó người trong Hoàng-tộc. Tất cả các người ấy nghèọ đến nỗi ăn cơm với muối suốt lúc hành-trình. Nhà Vua mất gần hết sản-nghiệp, võ-khí, dinh-thự, quốc-gia và kho-tàng bảo-vật...

Một ít lâu sau, Tây-Sơn tới quốc-gia Cam-bốt, làm chủ-nhơn-ông quốc-gia nầy và đem về dân Quảng-Nam-quốc đang trốn lánh. Tây-Sơn hiệp với người Cam-bốt cùng quyết-định chung là câu-lưu cho kỳ được Nhà Vua; trước đó vài ngày, bọn Cam-bốt thệ nguyện chiến-đấu đến hơi thở cuổi cùng với Tây-Sơn.

Chúng tôi nghe đặng tin rằng Nhâ Vua đã thắng trận và hoàn toàn đánh bọn Tây-Sơn manh giáp chẳng còn. Đặng tin tức như vậy, chúng tÔi lại về xứ Lục-Tỉnh, nhưng vừa mới về đến xóm đạo-thứ nhứt, chúng tôi lại hối hả quay trở lại Cam-bốt. Quả vậy, lúc bấỵ giờ, Nhà vua lại bị thảm bại hoàn toàn và lánh mặt ra biển. Như vậy, trong thời-gian năm mươi ngày, chúng tôi phải chạy trốn hai lần, trong tình-trạng hết sức nguy hiểm, vì đường xa quá, mà cướp bóc suốt đường đi."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu số 6. TÂY-SƠN ĐÀY-ẢI HAI CHA GINESTAR VÀ CASTUERA. CHA FERNAND DE OLMEDILLA LIỄU-ĐẠO.

Sợ lọt vào tay bọn giặc loạn, hai Cha Ginestar và Castuera hiệp nhau lại và quyết-định tìm nơi ẩn-náu trong quốc-gia Cam-bốt Ở gần Saigon, trên đường đi Cam-bốt, hai Cha gặp Fernani de Olmedilla và mời mọc Cha đi theo, nhưng Cha xin cáo lỗi, nói rằng Cha sẽ lẫn trong đám dân-chúng Cơ-đốc-giáo-đồ.

Cha Ginestar thuật lại rằng:


“ Trong lúc di-chuyển ấy, chúng tôi gặp Thầy Tư-tế Truyền-đạo
( tức Bá Đa Lộc) . Thầy thiết tha yêu-cầu hai tôi đi đến xóm đạo Bồ-Đào-Nha trên đất Cam-bốt, mục-đích là để tránh khỏi sự xấu xa đối với các con chiên, vì sợ họ đã biết có điềm vô trật-tự hoặc là có sự bất-hòa cùng nhau (vụ Manuel giết viên thuyền trưởng Bồ cùng thủy thủ đoàn và giáo sĩ Antoine). Thầy rất niềm nở rước hai tôi, và chứng tỏ một cảm-tình đặc-biệt trong lúc hai tôi còn trọ nơi nhà Thầy, nghĩa là từ gần mãn tháng tư tới ngày một tháng mười một, hai tôi hồi lại xứ Lục-Tỉnh ngày ấy.Tây-Sơn đã rút đi.


Trong tháng năm
(1782), thấy Nhà Vua trở về xứ đặng, hai tôi cũng thử về một xóm đạo. Lúc Nhà Vua tấn-công bên địch ờ chung quanh Trào-đình, trong chín ngày ấy, hai tôi thực-hành đặng chức-vụ của hai tôi. Trong khoảng thời-gian chín ngày ấy, nhờ trung-gian của một thầy giảng-đạo, hai tôi gởi lời khần khoản đến Huynh-Trưởng Fernand xin Huynh-Trưởng hãy tháp tùng theo chúng tôi khi nào bắt buộc chúng tôi trốn thoát khỏi chỗ này. Chín ngày sau, quả có cuộc lẩn trốn. Nhưng Huynh-Trưởng không chịu nghe theo lời hai tôi; Huynh-Trưởng phải trả giá đắt (cho) sự ngoan-cố ấy.


Trước khi nói chuyện về sự liễu-kết đáng tội-nghiệp của Huynh-Trưởng, Vua Tây-Sơn (
Nguyễn Nhạc) cho phép Huynh-Trưởng truyền-giáo ở Qui-Nhơn. Chuyện nầy có ấn-tín đường hoàng. Huynh-Trưởng cho rằng với bao nhiêu chữ khắc trên miếng kim-loại, Huynh-Trưởng sẽ tránh khỏi sự âm-mưu đen tối của các quan nhỏ. Sự lầm tưởng như thế rất nguy hại cho tánh mạng Huynh-Trưởng. Một ngày kia, Huynh-Trưởng đi xin yết-kiến Vua Tây-Sơn, đến trước dinh-thự và xuẩt-trình ra miếng kim-loại cho vệ-binh. Bọn vệ-binh lấy miếng ấy đem vào dinh cho Vua Tây-Sơn coi và Vua Tây-Sơn giận dữ phán rằng: Đây là Cha phản-bội, Cha đã hứa đem cho ta một số đồng, Cha đã đi về xứ, nhưng Cha đem lại cho Ong Chung ( ÔNg Chủng, tức Nguyễn Ánh) (Vua Tây-Sơn gọi như vậy đề chỉ Nhà Vua thật) đồng và dụng-cụ chiến-tranh đề tàn phá quốc-gia của Trẫm. ( Thực ra Nhạc nhầm lẫn, giáo sĩ mà Nhạc cử đi mua súng ống, đồng và 1 số quân dụng là một ông khác, nhưng Nhạc cứ thấy mắt xanh râu xồm là tóm)

Hãy đóng gông Cha lập-tức. Liền khi đó, lính thực-hành mạng-lịnh trên.


Từ ngảy mười bổn tháng sáu đến ngày hai mươi tháng bảy, Cha phải chịu hình phạt đau đớn ấy. Người ta đồn rằng lính Bắc-Hà hăm dọa chiếm-cứ đế-đô
( thành Trà Bàn, Bình Định) nên ngày hai mươi tháng bảy Tây-Sơn truyền lịnh rút về. Tháng năm, Tây-Sơn đến xứ Cam-bốt, liền khi đó, xứ Cam-bốt chịu qui phục Tây-Sơn,Tây-Sơn di lùng kiếm Huê-Kiều đang dướị Lục-Tỉnh trốn lánh lên Cam-bốt, và bắt dược thi giết ngay khỏi cần nghe biện-luận chi hết, vì Huê-Kiều theo phe Nhà Vua. Tây-Sơn dợm muốn gây sự vối các Cha Olanes ( Hà Lan). nhưng Tây-Sơn phải rút lui, nhờ phước Trời; Nếu Tây-Sơn còn ở lại Cam-bốt mười ngày hay mười hai ngày, có lẽ thật, chúng tôi không thoát khỏi Tử-thần ô-nhục đang hăm dọa chúng tôi.

Trước khi về Qui-Nhơn, Vua Tây-Sơn xuống lịnh cho lính tráng phải giải Cha Joalan
( tức là giáo sĩ Fernani de Olmedilla) về Qui-Nhơn trên một chiếc ghe bầu (loại ghe chài biển), nước vào theo hai hông ghe. Trời vần vũ quá nên chưa cho ghe của Cha tách bến. Được ở lại đề cai-trị các tỉnh ấy ( Lục Tỉnh Nam Kỳ) , hai quan Tây-Sơn ( một người là Đỗ Nhàn Trập) đã nghe rõ đầu đuôi xảy ra rồi, Ngày hai mươi hai tháng bảy, lối trời nhá nhem tối, hai vị quan ấy nhóm lại đề quyết-định; hai vị quan đồng ý rằng các Cha sử dụng một quyền-năng to lớn lắm, vậy thì phải xử tử Cha ở dưới ghe bầu, Khi vệ binh đến, hai vị quan ấy bảo y lịnh thực-hành quyết-định của họ.

Qua ngày sau, còn sáng tinh sương, một người lính rất quen mặt với tín-đồ Cơ-đốc cho hay thi-thể của Cha bị bỏ ngoài đồng, thi-thể nầy bị chó ăn. Các tín-đồ đi tìm và gặp thân mình không đầu, vài bước xa hơn các tín-đồ thấy thủ-cấp. Các tín-đồ cũng gặp thi-hài của người theo pbục-vụ Cha bị giáo đâm nhiều vết, vai còn bầm tím vì bọn đao-phủ hành-hạ đề biểu thú-nhận những vật quí-giá và trang-trí-phẩm thiêng-liêng ở chốn nào. Song, dầu bị đánh đập, người phục-thị Cha cũng không hở môi cho biết.

Các tín-đồ trịnh-trọng đem thi-thể hai người về nhà thờ Chợ-Quán và chôn cất. Các tín-đồ sa lệ rất nhiều.

Bọn không tín-ngưỡng ấy cũng cấm thi-hành tất cả tôn-giáo, trừ phi có Lễ, nghĩa là thờ Trời, tôn-giáo nầy dạy làm điều phải, và tôn-trọng đối với linh-hồn tổ-tiên.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hôm ngày mười chín tháng ba, chúng tôi được tin rằng Tân Vương ( ở đây là Nguyễn Nhạc) đánh bại lực-lượng võ-trang của Cựu-Vương ( tức Nguyễn Ánh) , Ông nầy đặng hai mươi lăm tuổi.

Huynh-Trưởng giảng-đạo Emmanuel và tôi không có chiếc ghe nào hết. Chỉ có Đức Giám-mục
( Lộc) có một chiếc của Nhà Vua tặng mà thôi. Vậy, chúng tôi phải nhận chịu đi chung một ghe với Đức Giám-mục, đồng thời với một Cha người Pháp. Chúng tôi ra khơi và trạo-phu chèo đến hai ngày tròn trước khi tới một bán-đảo, vị-trí của bán-đảo ấy ở Hà-tiên, trên hải-lộ đi Xiêm, nơi xứ nầy chúng tôi có một xóm đạo. Từ đầu tháng ba, tói nay, tôi bị chứng sốt rét cách nhựt hoành hành trong thân mình tôi, khiến tôi không thề hành-đạo trong quốc-gia ấy, song có ba Cha khác, một Cha người Tây-Ban-Nha, một Cha người Pháp, người thứ ba là người Việt-Nam tân tín-đồ, họ hành-lễ trong năm ngày liên-tục ở xóm đạo ấy.

Có tin báo trước rằng Nhà Vua sẽ đến nhưng Tây-Sơn đuổi theo bén gót Nhà Vua, chúng tôi lại cưỡng-bách xuống ghe và biểu trạo-phu chèo đi ẩn-náu trên một hòn đảo. Bấy giờ, chúng tôi mới sống với mãnh-thú, giữa những nguy-hiểm tột mức, giữa những ngơm ngớp lo âu chẳng những giặc loạn mà còn vô số những kẻ đầu trộm đuôi cướp ở chốn này.

ít lâu sau khi chúng tôi tời đảo ấy
( Đảo Phú Quốc) , Nhà Vua cũng đến trú-ẩn nơi đó vì Nhà Vua hành-trình một hải-lộ với chúng tôi. Hoàng-Đế Bệ-Hạ ở trên Bắc của đảo và chúng tôi ở phía Tây. Đích thân Nhà Vua đến viếng Thầy Trợ-Tế Truyền-Đạo ( Lộc) . Nhà Vua đã tín-nhiệm nơi Thầy.

Chúng tôi không thể nào noi theo hải-trlnh đễn Xiêm được, đến nỗi tháng bảy nghịch-quân có thể đến chỗ mà hồi tháng tư chúng tôi đã tới. Mặc dầu đến ba quốc-tịch sai biệt nhau, chúng tôi đã sống với nhau hòa-mực hết sức, nhưng khi nghe rằng nghịch-quân sắp đến gần, Huynh-Trưởng Truyền-giáo Emmanuel và tôi quyẽt-định quá hải đi Manille, trên một chiếc ghe bầu.

Nhà Vua sai ghe này đi qua Manille yêu-cầu cứu-viện, và được cấp thực-phẩm vì lính tráng gần chết đói. Chờ trên ghe bầu này là calaim
(không rõ là cái gì) để bán hay là đổi với gạo.

( Ánh muốn cầu viện Tây Ban Nha ở Phillipin, vì trong một bức thư đề ngày 14 tháng 7năm 1784, giáo sĩ Castuera có viết cho Cha Provincial: Khi tôi tới đảo ít lâu, đích thân Nhà Vua đến giáp mặt Đức Giám-mục (Lộc) yêụ-cầu vui lòng trợ giúp Nhà Vua làm sở-hữu-chủ lại quốc-gia của Nhà Vua hình như mất gần hết. Đức Giám-mục hỏi chúng tôi có tưởng (xem) là Manille có thể cho vài sự viện-trợ nào. Chúng tôi trả lời rằng không, vì Manille không có khí-giới để cứu-vịện. Tuy vậy, theo lời khẩn-khoản của Nhà Vua, Đức Giám-mục quyết định biểu một trọng hai người chúng tôi đến Manille, Với một viên sứ-thần, thay mặt Nhà Vua để yêu-cầu viện-trợ, hay là xin phép trước cho Nhà Vua đến đó ẩn-náu, tới chừng Nhà Vua Tây- Ban-Nha thấy rõ đặng sự có mặt của Nhà Vua (Quảng-Nam-quốc) ở trên đất- đai của Nhà Vua Tây-Ban-Nha.)

Chúng tôi rời bỏ chỗ ở của chúng tôi và đi đến nơi ngụ của Nhà Vua vì nơi nầy có để chiếc ghe ấy. Lối đúng ngọ, thủy-trình được nửa đường, chúng tôi dừng lại, để chờ gió thuận, nhưng chúng tôi cũng chẳng dám xa bờ vì ghe chúng tôi nhỏ. Liền khi đó, nhiều thuyền xuất-hiện,những thuyền này của quan
( Tây Sơn) đã nói ở trên kia; một gián-điệp nghịch đi trên một chiếc thuyền. Những trạo-phu của chúng tôi sợ hãi, nhảy đùng xuống nước, còn chúng tôi đi dồn sau lái ghe. Khi mới vừa chợt thấy hai tôi, nghịch-quân nhảy lại hai tôi; trong chớp mắt, bọn chúng cột hai tôi lại và lột áo chúng tôi; rồi, một số lính nào đó chèo ghe của hai tôi chỉ mũi về hướng Hà-tiên, trước khi đó Tân-Vương ( Nhạc) đã tấn-công một vị quan ( không rõ ai) thì nay vị ấy có mặt ở Hà-tiên và dự-bị hiệp lại với Nhà Vua thiệt thọ ( tức Ánh).

( Có lẽ 2 ông giáo sĩ này đã gặp trực tiếp Nguyễn Huệ,và Huệ đã hỏi cung)

Hơn nửa đêm, bọn lính áp-giải hai tôi đến Hà-tiên. Bọn trạo-phu cho các vị quan hay trước, các vị này chờ đợi hai tôi mà trong lòng áy- náy. Khi hai tôi đến trước mặt các quan, người quan nhỏ đã câu-lưu hai tôi, tố-cáo rằng:

"Tôi mới vừa bắt đặng hai Huynh nầy, hai người là kẻ thù chẳng đội chung trời với chúng ta; hai Huynh đang sống với " Oung-chung ( Ông Chủng, tức Ánh) và đang hành-trình hướng về Xiêm hầu có yêu-cầu viện-trợ quân-sự chống chúng ta. Hai Huynh đi với nhiều lính tráng có võ-trang, khi chúng tôi tới bọn lính quăng xuống biển và trốn mất. Trong những rương của hai Huynh nầy, tôi có gặp nhiều cây cờ giặc".

Tôi ước ao cho đuốc công-lý của các quan soi vào.

Khi tố-cáo mới vừa xong, tôi xin phép các quan cho tôi biện-minh. Các quan y lời. Bấy giờ, tôi mới khẳng-định rằng các lời tố giác ấy đều là lời vu-cáo. Tôi xin với quan tố-cáo hãy nói cho rõ những khí-giới nào trong tay những người mà ông ấy cho là lính. Sự thật thì trong số đó có ba người theo phục-vụ hai tôi, một lão hỏa-đầu và bảy trạo-phu đi chèo cho Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo. Đến như nhiều cờ là hai tôi dùng cờ ấy để trang-trí bàn thờ của Chúa khi chúng tôi hành-lễ Thánh-Giáo. Chúa chúng tôi là ông Tòa phán-quyết những ai thiện ai ác, Thầy trên trời và dưới đất, Đấng Tạo-hóa và Ân-nhơn chúng tôi, và, trong vài lời, tôi đọc lên Thập-Giáo-điều.

Hình như vị quan có nghe nói đến Thánh-Giáo của chúng tôi do-một trong nhiều người bà con tín-đồ Cơ-đốc, vị quan ấy lắng tai nghe chăm chỉ lời thuyết-minh của tôi. Ông biểu chúng tôi xê lại gần ông,và ông hỏi chúng tôi về Nhà Vua và võ-khí của Nhà Vua. Tôi đáp lời rằng tôi không thể cho ông ấy biết tin tức xác-thực của Nhà Vua, vì hồi Nhà Vua đi qua trên đảo, tôi chỉ thoáng thấy mà thôi. Tôi thêm rằng người ta bàn tán về việc Nhà Vua tới đảo, tnà hễ Nhà Vua có mặt
ờ đó, thì chắc chắn là cưỡng-bách Ong-Chung
( ở đây nói Lộc chứ không phải Ánh) rút đi. Tức thì vị quan nói:

“ Chúng tôi biết rằng Ong-Chung
( đây lại nói Ánh) đang chờ đợi chúng tôi để giao tranh chống chúng tôi một phen nữa, và nếu bại-trận, sẽ trốn lánh đến chỗ chỉ-định trước đo Thầy Cả ( Lộc) quyết-đoán, rồi từ nơi nầy Thầy Cả sẽ dìu đi Âu-châu đề yêu-cầu Nhà Vua bên Âu giúp binh-lực và võ-khí ". ( chứng tỏ vị quan Tây Sơn này, có lẽ là Nguyễn Huệ rất có học thức)

Tôi cố-gắng cải-chánh sự lầm lẫn của vị quan, nhưng không xong. Các vị quan ấy nói rằng Thiên-Mạng đã định cho Tầy-Sơn cai-trị quốc gia này, thì dầu có ức-thuyết nào cũng cho là thực-tại hết.

Rồi tới phiên vị quan thứ nhì phát-biều luận-lý nầy:

“Các Cha đều ờ chung quanh Thầy Cả; lúc các Cha noi theo hải-lộ đi Xiêm thì bị chúng tôi câu-lưu. Vậy thì các Cha đều vâng lời Thầy Cả đi Xiêm để yêu-cầu quân viện-trợ".

Tôi toan bác bỏ luận-lý ấy. Vị quan cầm đầu không chú-ý đến luận-điệu của vị quan thứ nhì, mới biểu tôi im lặng. Khi nghe nói đến Thầy Cả, đổi-tượng của sự hờn giận của vị quan ấy, ông có ý-kiến là đề nghị không thành-thật là đem chúng tôi về Lục-Tỉnh, cho chúng tôi sống chung với các tín-đồ Gia-Tô vói điều-kiện là chúng tôi phải " xuống đất" và yêu-cầu Thầy Cả về với vị quan ấy, vì nguyện-vọng nhiệt-liệt của ông là có Thầy Cả chung quanh mình ông. Tôi đáp lời là tôi sẽ sẵn lòng vâng lời vị quan ấy, song tôi cho vị quan ấy biết trước rằng nếu tin tức ấy bay tới tai Thầy, chắc Thầy sẽ lánh mặt ngay, vì Thầy không rõ Ngài có cảm-tình đậm đà đối với các Cha Âu-châu như vậy
( như vậy là viên quan Tây Sơn này biết rõ và rất quý Lộc)

Khi cuộc đàm-thoại này vừa xong, vị quan ấy bảo lính dắt chúng tôi trờ về thuyền chúng tôi. Lính tráng đã đoạt chiếc thuyền này của chúng tôi rồi. VỊ quan ấy căn dặn chúng nên thận-trọng vỗi Duc Chua Jésu và sách Âu-châu, vì, một ngày kia, vị quan ấy chắc sẽ tiếp nhận luật của các Cha.

Có lẽ, không phải vô ích mà cho Cha chú-ý rằng vị quan ấy là một người vang danh trong dân-chúng, và hảo tâm của ông đối với các Cha và đối với tín-đồ Cơ-đốc-giáo làm cho chúng tôi coi ông như vị quan bảo-vệ chúng tôi.

Nhờ có ông ấy mà chúng tôi tiếp-tục thi-hành phận-sự của chúng tôi, và lần thứ nhì chúng tôi thoát khỏi lưỡi phang ghê gớm của Tử Thần. Tôi sẽ tường thuật lại đây thế nào viên quan thứ nhì đã dành để cảnh chết cho hai tôi. Bạo dạn vì ông quan thứ nhứt che chở cho các tín-đồ Gia-tô-gỉáo, các người này dám nhóm họp lại đề hành-lễ, tuy vậy cũng ngơm ngóp lo sợ cho cơn bão tố khác. Chúng tôi phải khích-lệ họ liên-tục cho họ đề lòng tin cậy vào nơi sự khoan dung vô bờ vô bến của đấng thiêng-liêng.

Sáng sớm ngày sau, những vệ-binh tìm đặng các bức thơ của Đức Thầy Trợ-Tế Truyền-giáo. Con dấu in trên thơ khiến cho chúng tưởng rằng đó là các bức thơ ủy-nhiệm chúng tôi làm sứ-thần ở bên cạnh Vua Xiêm, những kẻ đã câu-lưu chúng tôi đồng nói như vậy, vì đã nóng giận khi chúng tôi đã bẻ gẫy những luận-điệu của chúng trước mặt vị quan cầm đầu chúng. Chúng tôi chú-ý đến vài cử-động của các quan, khiển chúng tôi tưởng là giờ chót của chúng tôi sắp điềm. Song, nhờ ơn Trời, chúng tôi đã lầm. Lối xế trưa, chúng tôi đau lòng mà thấy những ảnh Thánh và những đồ thiêng-liêng đều bị chúng phi phạm.

Chúng tồi năn nỉ các người ấy nên tuân lịnh của viên quan đầu-não của họ, nhưng lời cầu xin của hai tôi làm cho họ thêm tức giận. Chúng đem đi một phần sách và ảnh của các Thánh, về sau những tín-đồ Gia-tô-giáo chuộc lại vài bức ảnh ấy. Từ tháng bảy tới ngày Vigile de la Nativité
(không rõ ngày gì??) hai tôi không thể nào hành-lễ đặng.


Sự phát-giác ra những bức thơ của Đức Thầy Trợ-Tế Truyền giáo khiến cho
(chúng tôi) hồi hộp hết năm hay sáu ngày, trong lúc này chủng tôi bị giữ trên ghe chúng tôi. Thấy chúng tôi nằm ở sau lái ghe, vị quan đầu-não bảo đem chúng tôi sang qua chiếc chiến-thuyền của ộng. Lúc chúng tôi đến trước mặt, ông nói:

“ Những bức thơ đem theo là những bằng tu-sĩ của Thầy cả trao cho hai Cha. Hai Cha đi Manille có người tín-đồ Cơ-đốc vừa ở Xiêm về nói với bổn-quan rằng một chiếc tàu từ Mã-Cao mới đến đây."

Rồi vị quan ấy yêu-cầu tôi cho một dược-phẫm để trị cho bịnh-nhơn, tôi cáo lỗi với ông rằng tôi, ít biết tiếng Việt nên tôi không thể hỏi thăm bịnh-nhơn đặng, và thêm vào sự ấy, tôi không có kinh-nghiệm về dược-liệu của Huê-Kiều bán ở quốc-gia nầy.

Vị quan ấy hỏi tôi lần lượt về Mã-Cao, Ma-ní và Âu-châu. Trong những câu trả lời của tôi, tôi cố gắng làm cho khuây khỏa những nỗi lo âu do các tàu Âu-châu tạo ra. Sau cùng, quan ấy ra lịnh cho đem chúng tôi về ghe chúng tôi. Hai tôi phải chịu nắng cháy và mưa lạnh trên chiếc ghe ấy vì không có mui ghe để đụt mưa, nắng. Hai tôi có hai chiếc chiếu nhỏ, hai cái chén và một cái soon
(nồi) , cái soon nầy giúp ích chúng tôi không nhỏ; một người lính con chiên tặng chúng tôi cái soon đó. Một người lính ngoại-đạo cho hai tôi chút đỉnh gạo, nhờ đó mà hai tôi duy-trì đặng sự sống đến mười một hoặc mười hai ngảy.

Khi lịnh trên cho phép, chúng tôi nấu cơm và xin muối để ăn của những đứa ở với thuyền-trưởng. Có những ngảy hai tôi phải nấu cơm lúc trời nhá nhem tối, chúng tôi đau khồ muôn vàn mà khó thở nhứt là chịu đựng sự lăng-nhục của đám người vô-liêm-sĩ là bọn tôi tớ và như thế từ tháng bảy tới đầu thảng chín.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Như lời của viên quan đầu-não (có lẽ là Nguyễn Huệ) khẳng-định trước, khi chiến-thuyền tới đảo, tức khắc Nhà Vua nghinh-chiến. Tây-Sơn bắt đặng vài người bên phe Nhà Vua, còn Nhà Vua thoát khỏi.

Viên quan lớn hết trở về Hà-tiên, rồi, noi đường bộ, ông đi về hướng Cam-bốt. Ông ấy hạ lịnh cho chúng tôi theo ông bằng đường biển. Hai tôi đi tới xứ Cam-bốt ngày lễ Thăng Thiên của Đức Thánh Mẫu
(15 tháng 8). Trong lúc hải-trình nếu Đấng Thượng-đế thiêng-liêng không xui khiến cho hai tôi gặp vài chiếc ghe của tín-đồ Gia-tô thì hai tôi phải chết đói. Chúng tôi phải ăn xin gạo đến ba lần như vậy, mỗi lần một ít. Những tín-đồ Cơ-đốc thuộc dòng quốc-gia Bồ-Đào-Nha đã hay hai tôi sắp đến. Dưới mắt của phần nhiều, hộ cố gắng làm trò như không phải là tín-đồ Cơ-đốc.

Có một gia-quyến tín-đồ Cơ-đốc đến đó để chuộc chúng tôi, dẫu cho cả sản-nghiệp tiêu hết họ cũng vui lòng cho ý-nguyện từ-thiện ấy.

Nhưng chuộc hai tôi không thể đặng, vì quan lớn kia đã hồi về Lục-Tỉnh và còn lại quan giám-thị hai tôi, và quan nhỏ cấp hơn.

Trong khi đó, những tín-đồ Cơ-đốc van xin với ông và ông cũng thấy là bịnh-trạng của tôi nặng nên ông cho phép tôi về nghỉ ngơi tại xóm đạo ở đó, sau khi ông nhận nhiều tặng-vật.
Trong cuộc lễ Thăng Thiên của Đức Thánh Mẫu một ngày, nghĩa là mười bốn tháng tám, hai tôi khởi sự đi, hy-vọng sẽ tìm được một an-ủi nào giữa những tín-đồ Cơ-đốc, nhưng sự an nghỉ ấy ngắn ngủi không tới ba ngày. Chiều ngày thứ ba, một ông quan dẫn theo hai tên lính đến hạ lịnh cho hai tôi phải về chiếc ghe chúng tôi. Chúng tôi đặng khuây khỏa nỗi lòng khi thấy các con chiên đón tiếp niềm-nở, cho chúng tôi những y-phục để mặc, vì hồi hai tôi bị câu-lưu tới đây, quần áo chúng tôi rách nát đến đỗi hai tôi không quần áo đề mặc đoan-trang. Với tặng-vật khác cho vị quan kia, các tín-đồ đặng phép đổi ghe cho hai tôi.

Thay vì xuống ghe cũ để về Lục-Tỉnh, hai tôi qua một chiếc tam-bản do trạo-phu Cam-bốt chèo và các trạo-phụ ấy cho hai tôi thực-phẩm đủ dùng; tuy cơn rét càng tăng của tôi không cho tôi ăn nhiều, nhưng tôi có cái mui đề che mưa đụt nắng thế cũng đỡ.

Khi tới Lục-Tỉnh, những tín-đồ Cơ-đốc rặp lên la lớn rằng chắc chắn là hai tôi sẽ qui Thiên-đàng; vì hai tôi sẽ gặp mặt một người em
(đây là Nguyễn Lữ ) của Tân-Vương, ông khát máu người đến đỗi dân ở xứ nầy nghe kêu đến tên ông thì dân ghê tởm. Hai tôi bị đưa đến trước mặt một vị quan ( đây là Thái Bảo Phạm Văn Tham). Đức Chúa Trời khiến vị quan nầy có lòng nhơn-ái và khiến cho người em của Tân-Vương chuẩn bị về Qui-Nhơn.

Tức thời các thầy giảng đạo
( người Việt) đến chào vị quan ấy và bảo-đảm cho hai tôi để đem về nhà của các thầy vì hai Cha bịnh đến nguy-hiểm tới tánh-mạng.


Coi đơn rồi, vị quan ấy đáp lời một cách nhu-mì như Đức Gia-Tô:

" Bổn-quan biết hai Cha đau bịnh và nhu-cầu khẩn-cấp của hai Cha là được linh-dược đẽ uổng; vậy thì các Thầy hãy đem cho hai Cha dược-phẩm ấy, và chờ đợi cho Vương
(Nguyễn Lữ) đi xa chốn nầy. Chừng ấy, bổn-quan sẽ kiếm thế cứu-chữa các Cha"

Sau lịnh ấy, hai tôi, phải ở trên ghe chúng tôi, hy-vọng rằng vị Vương ấy không hay biết hai tôi đã có mặt.

Đầu tháng chín nhờ sự săn-sóc của các Thầy giảng đạo, hai tôi hài lòng sống giữa các Thầy. Vị quan ấy đạt lịnh mời tất cả các Thầy ở các xóm đạo. Các Thầy vâng lời ngay. Vị quan ấy mới nói với các Thầy mấy lời nầy:

" Hai Cha đặng sống giữa các Thầy là bổn-quan muốn ban cho các Thầy một đặc-huệ. Đổi lại, bổn-quan không đòi nơi các Thầy chút nào bạc hoặc tiền, chỉ duy xin hỏi các Thầy có phương cách nào làm cho hòa-bình trở lại xứ này. Các Thầy cũng biết là tại ai làm xáo trộn trật-tự, nếu có vài người nào ở trong làng các Thày mà làm loạn, các Thầy hãy cho bổn-quan hay".

Các Thầy giảng đạo hứa sẽ vâng lời vị quan ấy, vì Ông là Phó-Vương
( đây là Thái Bảo Phạm Văn Tham) và Chủ-tịch Hội-đồng, tât nhiên ông ở lại trong xứ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đoạn rồi, tất cả các xóm đạo phải đóng thuế đến bảy trăm cột tiền điếu (tiền kẽm ít có giá bằng tiền đồng). Ngoài ra các xóm đạo còn phải dâng lên sáp ong và hiến-vật khác, thành thử tất cả tiền và đồ vật đến một ngàn cột tiều điếu, hay li một trăm năm chục pesos.

Ông (Phạm Văn Tham) cho hai tôi một giấy phép lưu-cư giữa tín-đồ Cơ-đốc ở Chợ-Quán. Các Thầy giảng-đạo yêu-cầu vị quan ấy cho phép hai tôi luân-chuyền đề viếng các xóm đạo
(trong Lục Tỉnh), nhưng ông không không chịu. Ông nói rằng:

" Bổn-quan không muốn cho hai Cha đi xa khỏi bồn-quan ” và ông nói tiếp thêm: " Trong trường-hợp một vị quan khác tố-giác hai cha lần nữa, bổn-chức sẽ có mặt liền tại chỗ đề can-thiệp và để biện-minh cho hai Cha".

Ông rất có lý. Sự khôn ngoan của các lời nói xuất-hiện trong vụ sau nầy.

Hai tôi ở với tín-đồ Cơ-đốc không được tới hai tháng. Một buổi sáng sớm, trước ngày lễ Các Thánh một ngày
(31 tháng 10), nhà của hai tôi bị bao-vây. Một tốp lính ào vào nhà và la lớn “bắt chúng nó, đem hành-quyết”, rồi chúng lính nhảy lại hai tôi lớp cầm gươm, lớp cầm giáo y hịch (y hệt) như hai tôi là sát-nhơn. Chúng nắm tóc hai tôi, kéo xền (xệt) ra khỏi nhà, và liệng hai tôi trên đất, cột chặt lại và dẫm trên mình hai tôi, còn vị quan nhỏ chỉ-huy chúng la to:" Cắt cồ lập tức ”. Chúng nó đối với chủ nhà và một trong gia-nhơn của hai tôi cũng y như vậy. Tôi xét đoán ra là một cuộc ngược-đãi mới chống Thánh-Luật của chúng ta.

Lúc chúng cột vừa theo ý của chúng, chúng nắm hai mối dây và bắt buộc chúng tôi phải đứng dậy để chúng dẫn đi. Nói chuyện với người chỉ-huy của chúng đếm hết là hai mươi hai Thầy giảng-đạo bị bắt, van xin với chỉ-huy-trưởng rằng xin thương tỉnh mà nới tay cho tôi vì từ lâu rồi tôi rất bịnh. Ông ta đáp lời của người không có tâm-tư gì hết:

" Người Âu-châu khốn nạn ấy à, nếu y chết trước khi đến pháp-trường thì là y còn tốt số lắm ”.

Nói rồi ông ta hạ lịnh bảo lính dẫn bốn người tôi chạy mau. Mới vừa ra khỏi nhà, tôi đã kiệt sức, và tôi có cảm-giác ngã xỉu. Hai tên đao-phủ kẻo tôi đi, và tên khác ngoài sau xô tới, té chỗ nầy và lại đứng lên chỗ kia, chúng kéo tôi đi từ Chợ-Quán ra Bến-Nghé, trong khi thiên-hạ đứng theo đường dòm. Đường đi từ Chợ-Quán đến Bến-Nghé bằng từ Ma-ni đến làng Thánh-Mẫu Santa Ana Sapa
(ở Phillipin)

Chúng tôi bị dẫn đến trước mặt viên Cố-vấn thứ nhì, viên này đã hạ lịnh cho bắt chúng tôi, người dữ dằn lắm, lòng từ-thiện của người tương đương với lòng nhơn-ái của vị Vương
(Lữ) của họ. Các tín-đồ Cơ-đốc cầu cứu với Phó-Vương ( Tham), ông nầy đáp lời khẩn xin rằng: " Tiếng ồn-ào của quần-chúng tố-giác hai Cha, bổn-chức sẽ lấy bằng-chứng cần-thiết để cho đuốc Công-lý rọi vào vụ nầy"

Trong lúc chờ đợi, chúng tôi bị giam cầm trong lao của viên Cố-vấn thứ nhì. Chúng tôi bị đóng gông, và đồng thời các Thầy giảng ở các xóm đạo cũng bị giam giữ.

Khi hỏi một trong những đứa đi bắt chúng tôi, hình như tên này là đầu dây mối nhợ của sự tố-giác, dường như tôi hiểu là sự tố-cáo các Thầy truyền-giáo vói những điều vu cho chúng tôi đều như nhau.Tôi đã hỏi tại sao có sự tố-giác ấy, tên nầy trả lời: Tôi ở bên Lương và tôi muốn kết tóc vói cháu gái của Phó truyền-giáo, nhưng tôi không phải là bên giáo, nên Phó truyền-giáo không khứng
(muốn) gả cho tôi, và nói với tôi phải học tôn-giáo các Cha, phải vô trong tôn-giáo các Cha, rồi chừng đó Phó truyền-giáo mới ưng cho chúng tôi hiệp mặt cùng nhau. Tôi học thuộc lòng những giáo-điều và những kinh cầu-nguyện xong, nhưng dầu vậy, chú của nàng chống đối tôi, không chịu nhìn nhận tôi là cháu rể, tôi thì tôi đã coi nàng ấy là vợ tôi rồi. Từ ấy, sự oán ghét nảy mầm trong tim tôi đối với các Thầy giảng trong xóm đạo ấy (tức là Chợ Quán)

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Với những lơi nói ấy, tôi suy-diễn ra là tên ấy đi phải bí-mật bị vị quan thứ nhì xúi-giục. Quan nầy khuyên-dụ tên ấy câu-lưu chúng tôi, vì làm như thế, các tín-đồ Cơ-đốc-giáo sẽ hùn hiệp lại một số tiền để chuộc chúng tôi ra.

Chiều ngày ấy, một Thầy giảng bị câu-lưu, Thầy là người đã thâu tiền đề thù-lao Phó-Vương. BỊ cường-lực và hăm dọa Thầy, cưỡng-bách Thầy phải khai tên các người đã góp tiền. Rồi người ta đi bắt các Thầy giảng. Muốn có bằng-chứng sự phản-bội của xóm đạo đối với Tân-Vương
(Nhạc), người ta vu-cáo rằng các Thầy giảng-đạo giữ võ-khí, và các Thầy chuẩn-bị tất cả để thông tin cho Cựu-Vương (Ánh) hay, mục-đích là Vương có trở về.

Sau hai mươi ngày, người ta lại đòi chúng tôi đến để nghe lời chúng tôi điều-trần. Phó-Vương mích bụng vì viên đệ-nhị Cố-vấn đối-đãi với hai tôi thiếu sự tôn-trọng là câu-lưu hai tôi mà không cho Phó-Vương hay trước sự tố-cáo hai tôi (Phó-Vương đã quyết-định hai tôi vô trong đền của Ông như người trong gia-quyến Ông), bèn không cho đệ-nhị Cố-vấn quyền xử đoán việc ấy và ủy-nhiệm cho một ống lão hiền-nhơn. ông lão cho mời tôi ứng-hầu, và tôi lặp lại những lời khai đổi với Phó-Vương. Xong rồi, tôi có cảm-tưởng là vụ kiện của tôi sắp tới hồi kết-thúc. Nhưng ông lão cũng nghe các Thầy truyền-giáo
(người Việt). Với những câu trả lời láo khoét ( láo toét) và trái ngược với lời tôi đã khai, các Thầy lại làm rối rấm thêm, đến nỗi tôi phải e sợ cho một án tử-hình.

Vài người trong các Thầy xác nhận rằng Đức Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo
(Bá Đa Lộc) cư ngụ trong nhà chúng tôi ở Chợ-Quán, sự thật đã không có như vậy bao giờ. Có nhiều Thầy khác thú nhận rằng Đức Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo có mặt ở Bến-Nghé, nhưng nghe nói lại vậy thôi, chớ không hề đi tới tận nhà của Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo,dẫu biết các Thầy truyền-giáo khai đó, nhà ở không xa lắm nơi lưu-cư của Thầy Trợ-Tế Truyền Đạo. Những điều-tra-viên mới trả lời:

“Tại sao các Thầy là Thầy truyền-giáo tại Bến-Nghé, mà lại không biết nhà của Cha Bề Trên
(Lộc)? Nếu các Thầy chủ-trương không biết nhà ấy, chóng tôi sẽ đánh các Thầy bằng hèo".
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sự kinh-khủng xâm-chiếm cả tinh-thần các Thầy đến đỗi các Thầy không phải nói cái chuyện vô-ý-thức ấy mà thôi, mà còn phát-biểu nhiều điều đê-tiện nữa, khiến tôi bị kêu nhiều lần đề làm nhơn-chứng.

Ngày thứ ba mươi mốt
( tức là 1-12-1784) của bốn người tôi vào lao, Phó-Vương bảo thiết một tiệc. Những tín-đồ Cơ-đốc còn ở ngoài tự-do mới đi tâp-thể cảm tạ vị phó-Vương. Nhơn dịp ấy, các tín-đồ xin ông cho phép chúng tôi xuất-lao và về với tín-đồ chung quanh đó, vì chúng tôi bịnh nặng. VỊ Phó-Vương nói rằng:

“Không, ba ngày sau bổn-chức sẽ nhóm Hội- Đồng lại đề xét xử vụ án nầy. Bồn-chức biết rằng các sự cáo-giác các Cha đều là láo khoét và lừa bịp. Bổn-chức sẽ bảo hành-quyết kẻ cáo gian, và đối với những kẻ nghịch-thù của các giáo-dân, bổn-chức sẽ làm im hơi lặng tiếng". Và vị Phó-Vương nhớ lời hứa.

Ngày bốn tháng mười hai, người ta dắt chúng tôi ra hầu tòa. VỊ Phó-Vương bảo lột gông chúng tôi và nói với tôi vì tôi thạo tiếng Việt hơn Huynh-Trưởng Emmanuel: “Vậy chớ Cha có hành-động gì phạm-pháp đến nỗi bọn lính câu-lưu hai Cha? Tôi trả lời câu ấy: “Người ta tố-giác tôi về việc không đâu, vì tất cả thứ chi đối với tôi, Ngài đã phán-xét khi còn ở Hà-tiên rồi. Vị Phó-Vương la lớn: “Tôi đã biết việc ấy, Cha hãy đến đây và ngồi xuống gần tôi".


Rồi, day
(quay) qua bên các tín-đồ Cơ-đốc, vị ấy nói rằng: “ Các em dự bị một chiếc ghe cho các Cha; các Cha sẽ đi lên Cam-bốt với bổn-chức để săn sóc sức khỏe và sẽ nghỉ ngơi giữa các Huynh-Trưởng Bồ-Đào- Nha, vì lời yêu-cầu của Cha"

Viên đệ-nhị Cố-vấn muốn gỡ mặt mày, mới cáo-giác rằng quan dưới tay của ông câu-lưu hai Cha. Hãi hùng khi nghĩ đến cảnh cưỡng-đoạt, áp-bức và vô-liêm đối với tín-đồ Cơ-đốc, viên quan dưới tay vị đệ-nhị Cố-vấn trả lời rằng người chỉ thừa-hành lịnh trên.

Rất đông dân-chúng tụ-hội lại. Vì lẽ ấy nên sự tàn-ác hết lộ mặt ra và điều vô tội của chúng tôi đặng nhìn nhận. Thêm vào đó, Phó-Vương hạ lịnh cho sự phán-quyết trở thành công-khai. Bản-án như thế nầy:

“ Khi đã nghe bị-can hai Thầy “Gia và “An"
( tên Việt của 2 giáo sĩ Castuera và Ginestar) , người Tây-Âu, Tòa Án không có mối bất-bình đối với hai Thầy, và đối với tôn- giáo của hai Thầy; hai Thầy thuyết-giáo được; bởi lý lẽ ấy Tòa Án tha bổng hai Thầy và Tòa Án xuống lịnh cho ai muốn vào tôn-giáo của hai Thầy thì tùy theo sở-vọng mà vào" .

Trong tháng mười hai, hai tôi lên Cam-bốt với quân-lính của Phó-vương. Làm sở-hữu-chủ của vứơng-quốc ấy, vị Phó-Vương phải lo trừ bỏ một tên xuẩn-hớn Mã-lai
( không rõ tên Mã Lai này làm gì?) , năm trước, điều-khiển một đạo binh, tên này khởi dấy chống Quốc-vương Cam-bốt. Vô khả-năng để chống cự lại, tên Mã-lai chạy trốn qua Xiêm-quốc, và trú ngụ nơi vương-quốc ấy, đến chừng nào quét sạch được trong nước những chư- hầu nồi dậy với tên Mã-lai kia .

Những tín-đồ Cơ-đốc yêu-cầu tha thiết với vị quan đừng giết ai hết, vị quan y lời vì đúng với ý-nguyện của Ông. Nhưng khi biết là Xiêm-quốc cử binh chống cự lại, ông liền yêu-cầu Xiêm hãy chém đầu tên Mã-lai ấy đi và xin hãy ký-kết một hiệp-ước đồng-minh với Tây-Sơn đề cho Xiêm-quốc đặng yên ổn. Viên quan ấy bị lừa về lối cử binh của đạo quân Xiêm nhưng vì hồ-nghi có việc mờ-ám, ông mới sai gián-điệp lưu-hành cả vương-quốc Cam- bốt. Nhờ có gián-điệp cho biết, viên quan ấy mới hay là đạo-quân Xiêm đi ngang qua xứ Lào và thẳng đến Qui-Nhơn. Bởi nguyên-nhơn ấy, viên quan tuyên-bổ tình-trạng chiến-tranh chống Xiêm. Những người đại-diện cho vương-quốc Xiêm đáp lời rằng họ có sứ-mạng giam cầm những nghịch-thù của Xiêm-quốc, xứ Lục-Tỉnh bảo-vệ những người ấy, nên Xiêm phải đòi những người ấy lại. Nếu yêu-sách thỏa-mãn, hòa-bình sẽ lập được lại ngay, bằng trái lại, Xiêm-quốc chưa phải là nước thối lùi trước chiến-tranh.

Phát giận vì sự xấc láo như thế, vị Phó-vương
( Phạm Văn Tham) khởi sự tấn-công, viên quan đã câu-lưu hai tôi lần thứ nhì làm chức phó-soái. Nhưng, hai vị quan ấy chưa hiểu cách khôn khéo chiến-lược của Xiêm-quân. Hai vị ấy tấn-công Xiêm bằng một đạo-binh vô-trật-tự, thay vì có thứ lớp, đến đỗi trong phút chốc, hai vị bị quân Xiêm bao vây. Vị phó-soái, người đã cưỡng-đoạt tiền trong xóm đạo, và người lính có dõng-lực đều thiệt mạng vời nhiều người khác. Trận chiến ngưng và tiếp diễn nhiều lần;

Xiêm-quân thi-hành những cuộc tàn-sát, vị quan rất giận về việc ấy, nhưng Xiêm-quốc quyết-định đem về Xiêm những kẻ tù-binh trên quốc-gia Cam-bốt, Trung-Hoa, Mã-lai và vài người Cam-bốt, trong sõ ẩy có vài ngưòi Bồ-Đào-Nha trốn lánh không kịp thời.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top