[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
E vẫn còn thắc mắc mong các cụ giải đáp :
Cuộc hành quân thần tốc đánh quân thanh là từ bình định hay từ đâu và mất bao nhiêu lâu? E đọc mỗi nơi 1 nói 1 kiểu :(
Bắt đầu từ Phú Xuân (Huế) và mất tổng cộng 40 ngày (từ 25-11 tới 5-1 năm sau) thì vào tới Thăng Long, tổng quãng đường khoảng hơn 700km => tốc độ trung bình ~18km/ngày !
Nếu mỗi giờ đi 3km thì mỗi ngày hành quân khoảng 6h
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Em xin phép trích lược ý kiến của nhà sử học Phan Huy Lê về nhân vật Nguyễn Ánh để cụ tham khảo :
Năm 2006, sử gia Phan Huy Lê đánh giá: việc cầu cứu Xiêm La khiến Nguyễn Ánh đã "đi vào con đường phản bội dân tộc" và "bán nước". Riêng tác giả Lý Khôi Việt của tổ chức Viện Phật Học Quốc tế ở Hoa Kỳ còn chỉ trích nặng nề hơn mối quan hệ trên qua việc gọi Nguyễn Ánh là "một tên đại phản quốc, đại *********".

Và cũng chính sử gia Phan Huy Lê sau này lại nhận định như sau: "Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn. Trong tình thế của Nguyễn Ánh lúc đó, bị đánh bật khỏi đất Gia Định, lưu vong, nên phải nhờ ngoại viện để chống Tây Sơn. Có thực tế là thế lực Nguyễn Ánh yếu, không kiềm chế nổi quân Xiêm, chính ông đã có lúc than thở: Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì? Cũng có thực tế nữa là quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Nhưng người ta có thể suy luận rằng, nếu quân Xiêm không bị Tây Sơn đánh bại, thì chắc gì Nguyễn Ánh đã kiềm chế được quân Xiêm, nhất là đặt trong tham vọng của vương triều Xiêm lúc bấy giờ đang muốn khống chế cả Chân Lạp và Gia Định.
Cụ Lê nói có khuynh hướng cơm sườn.
1. Phản bội dân tộc + Bán nước:
Theo quan điểm tranh tụng bi giờ là: bằng chứng đâu.
Bỏ qua vụ ấy: Bản thân vua Gia Long đã nhiều lần tự chứng tỏ mình là người rất quyết liệt, ý chí thì khủng khiếp, làm tất cả những gì có thể để bảo vệ Quyền lợi dòng tộc họ Nguyễn.
Hãy xem cách vua Gia Long đối xử với lính tráng, kể cả trong lúc đang chiến tranh: Hơi tý nghi ngờ, vua trảm ngay, dù vẫn cần người.
Vậy mà bị coi là Bán nước là chưa ổn, dù tôi ko dám phủ nhận. Tuổi gì mà phủ nhận.
Xét như thế: Cái gì cũng có giá của nó, đã đành, nhưng chắc chắn ko phải là 1/2 đất nước.

So sánh: nếu so với vua Lê Chiêu Thống, thì có thể coi vua Lê bán nước: Đại Thanh là nước lớn, có thực lực mạnh, có biên giới đất liền.
Vua Lê mời vào, nếu thành công, ko có cách gì kiềm chế quân Thanh cả, rồi cũng được phong là Sơn Dương Công như vua Hán Hiến Đế thôi.
Vua Gia Long thì không thế.

2. "còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn.": Đúng rồi.
Vậy "còn nếu cầu ngoại viện mà .... KHÔNG để mất nước thì.....", như thực tế đã xảy ra, thì sao? Chắc là vô tội hoặc tội ko to lớn lắm, có thể Nghiêm khắc nhắc nhở - cho hưởng Nhắc nhở treo, phải ko cụ Phan.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ Lê nói có khuynh hướng cơm sườn.
1. Phản bội dân tộc + Bán nước:
Theo quan điểm tranh tụng bi giờ là: bằng chứng đâu.
Bỏ qua vụ ấy: Bản thân vua Gia Long đã nhiều lần tự chứng tỏ mình là người rất quyết liệt, ý chí thì khủng khiếp, làm tất cả những gì có thể để bảo vệ Quyền lợi dòng tộc họ Nguyễn.
Hãy xem cách vua Gia Long đối xử với lính tráng, kể cả trong lúc đang chiến tranh: Hơi tý nghi ngờ, vua trảm ngay, dù vẫn cần người.
Vậy mà bị coi là Bán nước là chưa ổn, dù tôi ko dám phủ nhận. Tuổi gì mà phủ nhận.
Xét như thế: Cái gì cũng có giá của nó, đã đành, nhưng chắc chắn ko phải là 1/2 đất nước.

So sánh: nếu so với vua Lê Chiêu Thống, thì có thể coi vua Lê bán nước: Đại Thanh là nước lớn, có thực lực mạnh, có biên giới đất liền.
Vua Lê mời vào, nếu thành công, ko có cách gì kiềm chế quân Thanh cả, rồi cũng được phong là Sơn Dương Công như vua Hán Hiến Đế thôi.
Vua Gia Long thì không thế.

2. "còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn.": Đúng rồi.
Vậy "còn nếu cầu ngoại viện mà .... KHÔNG để mất nước thì.....", như thực tế đã xảy ra, thì sao? Chắc là vô tội hoặc tội ko to lớn lắm, có thể Nghiêm khắc nhắc nhở - cho hưởng Nhắc nhở treo, phải ko cụ Phan.
Gia Long là tội "cõng rắn cắn gà nhà" - Hậu quả thì ta đã biết là con rắn này cũng không độc lắm nên bị gà mổ chết tuy nhiên nó cũng làm chết vài chú gà con và vỡ mất vài quả trứng :(
Còn Lê Chiêu Thống là tội "mãi quốc cầu vinh" - Hậu quả là chả được gì lại mất cả vốn :((
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ Lê nói có khuynh hướng cơm sườn.
1. Phản bội dân tộc + Bán nước:
Theo quan điểm tranh tụng bi giờ là: bằng chứng đâu.
Bỏ qua vụ ấy: Bản thân vua Gia Long đã nhiều lần tự chứng tỏ mình là người rất quyết liệt, ý chí thì khủng khiếp, làm tất cả những gì có thể để bảo vệ Quyền lợi dòng tộc họ Nguyễn.
Hãy xem cách vua Gia Long đối xử với lính tráng, kể cả trong lúc đang chiến tranh: Hơi tý nghi ngờ, vua trảm ngay, dù vẫn cần người.
Vậy mà bị coi là Bán nước là chưa ổn, dù tôi ko dám phủ nhận. Tuổi gì mà phủ nhận.
Xét như thế: Cái gì cũng có giá của nó, đã đành, nhưng chắc chắn ko phải là 1/2 đất nước.

So sánh: nếu so với vua Lê Chiêu Thống, thì có thể coi vua Lê bán nước: Đại Thanh là nước lớn, có thực lực mạnh, có biên giới đất liền.
Vua Lê mời vào, nếu thành công, ko có cách gì kiềm chế quân Thanh cả, rồi cũng được phong là Sơn Dương Công như vua Hán Hiến Đế thôi.
Vua Gia Long thì không thế.

2. "còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn.": Đúng rồi.
Vậy "còn nếu cầu ngoại viện mà .... KHÔNG để mất nước thì.....", như thực tế đã xảy ra, thì sao? Chắc là vô tội hoặc tội ko to lớn lắm, có thể Nghiêm khắc nhắc nhở - cho hưởng Nhắc nhở treo, phải ko cụ Phan.
Cụ Lê "bình" sử do thời thế thôi nhưng em khâm phục cụ Lê có được cái dũng khí là dám nói lật lại vấn đề (cho dù chưa được mạnh mẽ lắm) còn hơn nhiều nhà sử học khác biết nhưng không dám nói sợ vạ miệng. bọn trẻ bây giờ nó khôn lắm, không lừa được chúng nó đâu. Thế bảo sao bây giờ bọn chúng nó chán sử là vậy :(
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiêu Thống thấy Chỉnh ngày càng ngang ngược, bèn nghĩ cách mời Chỉnh đến ăn nhậu, bỏ thuốc độc vào thức ăn, giết Chỉnh để tránh đêm dài lắm mộng.

Chiêu Thống mật nghị với các quan Lê Xuân Hợp, Ngô Vi Quý, hai người này về hùa mách lẻo :"Chỉnh là người ý nghĩ hiểm độc, cơ mưu sâu sắc, giả trá khôn khéo, ứng biến nhanh nhẹn, chưa chắc đã là năng thần đời trị, thật là gian hùng của thời loạn, chỉ nên giết đi là xong".

Quân sư ( quan Tham tụng) của Chiêu Thống là VŨ Trinh, biết chuyện can Thống, Trinh bảo đã dùng Chỉnh làm nanh vuốt thì nên đãi Chỉnh thực bụng, diệt Chỉnh tức là tự chặt vây cánh mình. Loạn thần mà biết chế ngự thì cũng có thể thành năng thần. CHiêu Thống nghe ra, bỏ ý định đầu độc Chỉnh. Chỉnh biết chuyện, giận không vào chầu nữa.

Vua sai Vũ Trinh đến thanh minh rằng đó là lời đồn bậy. Chỉnh bảo Trinh :"Tao đã nhìn kỹ tướng mạo Hoàng thượng là người tàn nhẫn lại đa nghi. Việc ấy chắc có. Nhưng nay bốn bể giặc giã, chuyện này hãy gác lại, đợi xong việc sẽ " tính toán".


Tuy ở Bắc, Chỉnh vẫn gửi hậu lễ vào Nam cho Nguyễn Duệ, tay chân của Nguyễn Huệ ở lại để giám sát Chỉnh.

Chỉnh nghe tin anh em Tây Sơn bất hoà, Chỉnh mừng lắm, Chỉnh xui Duệ, bầy tôi của Nhạc, phản Huệ, chiếm lấy Nghệ An, rạch sông Ðại Lĩnh làm biên giới như cũ.

Mưu bị Nhậm phát giác, Duệ hoảng quá bỏ trốn về với Nhạc. Chỉnh cũng có ý sợ, viết thư cho Nhậm phân trần rằng Chỉnh không thông đồng với Duệ vì khi Huệ bỏ Phú Xuân, Chỉnh chỉ ở lại có "hơn mười ngày" ở Nghệ An, không đủ thì giờ kết thân với Duệ, rồi từ đó kẻ Nam, người Bắc. Nay Chỉnh ở Bắc đã giết được Hoàng Phùng Cơ nhưng vẫn chưa trừ được Ðinh Tích Nhưỡng, hễ trừ xong Nhưỡng Chỉnh sẽ quay về, theo đúng lời Huệ dặn.

Nhậm, đúng là kẻ hai lòng xảo trá, đã không nói gì với Nhạc, lại đem thư của Chỉnh cho Huệ xem, Huệ xem thư biết Chỉnh còn sợ, bèn bàn với Nhậm bảo thôi kệ nó đã, bỏ qua lúc này, việc quan trọng là Nhạc kia. Có thể thấy rõ là mâu thuẫn anh em Tây Sơn đã lên cao rồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiêu Thống là ông vua chỉ quen trả thù vặt, chả biết làm việc gì lớn cho dân cho nước. Chỉnh nhận xét ông không phải là không có lý.

Từ khi biết Chiêu Thống có ý định giết mình, Chỉnh tức quá không thèm vào chầu vua nữa.
Cuộc sống dân ta ngày càng cơ cực, Chỉnh đánh thuế cao gấp mấy lần chúa Trịnh, vơ vét đồng trong cả thiên hạ để đúc tiền và bán cho bọn thương nhân Hoa kiều, ở khắp nơi, trừ Thăng Long, cướp trộm nổi lên như ong, bọn quan lại cát cứ ở địa phương cũng tranh thủ kiếm chác bằng cách tụ tập bọn vô lại, ức hiếp dân đen.

Từ khi Chỉnh lộng hành, các quan có tài năng và đức độ, có người cáo ốm, trả ấn về, có người mộ quân chống lại, rồi thì kẻ phò Vua, kẻ giúp Chúa, cùng chống Chỉnh, chán lại quay ra đánh lẫn nhau, khắp nước chẳng chỗ nào yên.


Khoảng tháng 5 năm 1787.

Chiêu Thống lại mời Chỉnh vào cung, Thống bảo Chỉnh bây giờ trẫm lo nhất việc quân Tây Sơn, lỡ bọn ấy nó kéo ra thì ốm. Chỉnh bảo ngoài Huệ ra còn thì từ Vũ văn Nhậm trở xuống đều không ai đáng kể, mà hễ Huệ ra thì Chỉnh khắc có cách đối phó.

Thống bảo thế mày chứng minh đi trẫm xem.

Chỉnh miễn cưỡng sai Trần Công Sán cùng Ngô Nho đem lễ vật vào Nam đìều đình "đòi Nghệ An". Bụng Chỉnh thực sự muốn hòa, một phần vì sẵn sợ Huệ, một phần vì gia đình còn bị bắt giữ làm con tin.

Chỉnh vẫn yên trí phái bộ Sán sẽ thành công, Chỉnh dặn Sán là với Huệ phải hết sức nhã nhặn, chịu lún 10 phần, chỉ xin cho Lê Duật trấn giữ Thanh Hóa. Sán bảo ông làm sao mà sợ Huệ, bất quá chỉ là đám giặc cỏ?

Không ngờ Trần Công Sán tính tình quá cứng cỏi, tranh luận gay gắt với Huệ. Huệ gọi ngay võ sĩ vào hô chém, Sán và đoàn sứ bộ tỏ ra bình thản, chả sợ Huệ, Sán bảo tao là danh sĩ BẮc Hà, sợ gì 1 đám thảo khấu tụi bay. Huệ có lời khen.

Huệ sai đưa tiễn bằng đường thủy, giữa đường dìm chết cả sứ bộ, bảo với Chỉnh là thuyền bị đắm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 6 năm 1787.

DƯơng Trọng Tế, 1 quan văn, mộ được khoảng 2000 quân, Tế vốn ghét Chỉnh, và cũng thấy Chiêu Thống chả điều hành đất nước ra sao, Tế muốn lập 1 người trong họ chúa Trịnh là Trịnh Lệ, nên đem quân đến chỗ phủ cũ chúa Trịnh. Tế cho quân vác loa rao khắp kinh thành kêu gọi các quan phủ liêu ( quan bên phủ CHúa cũ) đến họp để lập lại ngôi chúa Trịnh.

Gọi mãi chả quan nào mò đến.

CHiêu Thống biết tin tức uất người, cho mang chiếu chỉ đến trách móc Tế sao dám tụ hợp tay chân mà không xin phép? Tế xé ngay chiếu chỉ trước mặt sứ giả nhà vua. Mang sứ giả ra chặt đầu gửi lại cho Chiêu Thống, Thống xanh mặt.

Tế và Trịnh Lệ phất cờ tiến quân, oánh thẳng vào cung vua.

CHiêu Thống sai Chỉnh mang quân oánh Tế.

Chỉnh vâng dạ nhưng bảo riêng với thủ hạ là Hoàng Viết Tuyển rằng chỉ cần khua trống đến tận chân thành thị uy, không cần nhọc sức quân đánh phá, quân của Tế ô hợp tự khắc tan. Nếu Tế hàng thì điệu về, không hàng cũng không cần đuổi vì Tế bị dân ghét tất sẽ bắt đem nộp, mình chỉ việc nhận. Lại cấm ngặt không cho quân lính nhũng nhiễu dân chúng.

Quả nhiên, quân của Tế là bọn vô lại, đa số là bọn kiêu binh thủa trước, chỉ quen bắt nạt dân và vua chúa, nghe thấy tiếng trống trận đã mỡ mật mà bỏ chạy. Hoàng Viết Tuyển cho quân kị xông ra, chém chết gần 800 đứa. Số còn lại bỏ chạy.

Tế bỏ chạy, định trốn về Kinh Bắc, bị dân bắt được, bán cho Chỉnh với giá 100 lạng vàng.

CHiêu Thống thấy Tế, mừng quá, Chỉnh bảo đem chém ngay, Chiêu Thống bảo dù gì nó cũng là tiến sĩ, phải chém cho đúng luật. Rồi làm tờ kể tội rồi mới chém.

Chỉnh từ lúc diệt được Tế, càng vỗ ngực tự oai, bảo Chiêu Thống là nếu không có tôi, bệ hạ toi rồi, Thống cười nhạt bảo " không phải ông liệu việc giỏi mà thằng Tế vô mưu"

Chỉnh tức uất người, bỏ về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1787.

Quận Thạc dâng mật biểu kể tội Chỉnh là "quốc tặc", xin đem quân từ Sơn Tây về oánh.

Chiêu Thống muốn xử hòa, đưa biểu cho Chỉnh xem, chả biết Thống muốn gì, và tính toán thế nào, lại đi hại người muốn giúp mình?

Chỉnh xem biểu của Thạc, biết Thạc cũng là tay anh hùng, có trong tay 5000 quân thiện chiến, cũng đồng ý hòa, viết thư cho Thạc, không ngờ Thạc nổi giận, mắng nhiếc Chiêu Thống và Chỉnh là kẻ 2 lòng, đoạn, đem 5000 quân xuất phát.

Chỉnh đem 6000 quân ứng chiến, đến đoạn bây giờ là Đan Phượng, 2 bên giáp chiến, Chỉnh cho quân kị xông lên oánh, nhử cho quân của Thạc vào chỗ mai phục có đặt thần công và bố trí cung nỏ, quân Thạc chết như rạ, vỡ trận, bị giết tại chỗ 4000 quân. Thạc bị bắt tại chỗ.

CHỉnh lôi Thạc đem chém, CHiêu Thống đến xem, Thạc mắng nhiếc Chỉnh hết lời, rồi xin Chiêu Thống cho mình được chết toàn thây. Thống đồng ý ban thuốc độc cho Thạc.



Tháng 10 năm 1787.

CHúa Trịnh Bồng, vốn là người hiền lành, nhu nhược, về chầu vua Lê, Bồng khóc lóc xin Chiêu Thống cho giữ lễ Quân Thần, Bồng nói mình chỉ muốn xuất gia và không có ý định đánh đấm gì. Chiêu Thống thương xót Bồng, cho ăn cơm cùng.

Chỉnh biết tin, đến gặp Thống bảo phải giết Bồng để trừ hậu họa, Chiêu Thống vốn xót Bồng, nên không đồng ý. Chỉnh bảo vua có lệnh vua, tôi có lệnh tôi.

Bồng biết tin, cho người đến gặp Thống cầu xin cứu mạng, Thống sai Đinh Tích Nhưỡng mang 400 quân đi đón Bồng về, Chỉnh mang 3000 quân đón đường ở đoạn BẮc Ninh, oánh cho Nhưỡng tan tành, Nhưỡng chạy thoát.

Trịnh Bồng cũng chạy thoát, từ đó ông bỏ đi tu, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, đi khắp vùng Lạng Sơn, Cao Bằng.

Tình hình Bắc Hà rối loạn như vậy, tất cả đã được thông báo cho Nguyễn Huệ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, ở trong Nam, mâu thuẫn giữa NHẠC và Huệ đã lên đỉnh điểm.

Từ khi ở Bắc về, Huệ đóng quân ở Phú Xuân, không theo Nhạc vào Quy Nhơn, tại đây, Huệ xây dựng quân đội, ráo riết bắt lính, " từ 13 tuổi trở đi"
Huệ cho quân đi lùng các kho tàng ngày xưa của các chúa Nguyễn, của dân Chăm Pa, lấy được vô số vàng bạc, đồ quý, đem đổi cho bọn lái súng Tây Ban Nha và Hà Lan lấy súng ống.

Nguyễn Huệ cũng chăm chú phát triển kinh tế, giảm bớt các khoản đóng góp cho dân, kinh tế vùng này " có tiến bộ đáng kể"

Nhạc biết tin, có vẻ hậm hực vì Huệ ngày càng coi mình chả ra xi nhê gì, bèn cho người ra gọi Huệ vào chầu, Huệ xem xong tờ chiếu chỉ bảo sứ giả " sao có nhiều đòi hỏi vô lý" ( không rõ Nhạc đòi hỏi điều gì mà Huệ nói vậy).

Huệ bảo sứ giả về tâu lại là mình không vào, còn dặn thêm là muốn Nhạc cho xin thêm vùng Quảng Nam, vì " đất đai mình hẹp quá".
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Giao chỉ thời đó quân hồi vô phèng oánh vua chúa oánh lẫn nhau.Chỉ cần một lực lượng quân sự ko lớn lắm,được tổ chức tốt là có thể bình định được vùng này.
 

cuong69

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-898
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,242
Động cơ
903,853 Mã lực
Cám ơn cụ chủ thớt ạ ! Nhờ cụ mà em có thêm góc nhìn khác về nhà Tây sơn và Nguyễn Ánh ạ .
 

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
972
Động cơ
387,311 Mã lực
Nói thật nha, các bác khác viết chỉ tổ làm tôi phải tua đi tìm bài của doctor phát mệt luôn. Đọc sử mà theo ý ta địch thì lạc ccm hậu lắm rồi, viết mãi kiểu đó không chán hay sao các bác, hỏi thật đó!
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Nói thật nha, các bác khác viết chỉ tổ làm tôi phải tua đi tìm bài của doctor phát mệt luôn. Đọc sử mà theo ý ta địch thì lạc ccm hậu lắm rồi, viết mãi kiểu đó không chán hay sao các bác, hỏi thật đó!
Đây là diễn đàn cho mọi nguời, có dành riêng cho ông bác sĩ với cho bác đâu. Bác tthichs thì bảo đốc tờ inbox. Nguời thích đọc, nguời thích tranh luận, mỗi nguời một ý nó mới là diễn đàn.
 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Lời văn của cụ Đốc đơn giản, dễ hiểu, thuộc loại bình dân sử liệu cho nam phụ lão ấu . Hơi tiếc là tư tưởng vẫn đi theo lối mòn sáo rỗng. Tỷ như:

"Chiêu Thống là ông vua chỉ quen trả thù vặt, chả biết làm việc gì lớn cho dân cho nước. Chỉnh nhận xét ông không phải là không có lý."

Thực ra, mọi vấn đề đều có nguyên nhân. Chiêu Thống Đế sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh bi đát. Ông nội bị áp chế, cha bị giết, anh em và bản thân bị giam trong ngục từ nhỏ. Ông chìm vào quên lãng và chỉ được lôi ra từ nhà ngục vì một duyên may khi kẻ thù của gia đình ông [họ Trịnh] đang tan rã nên các phen phái tranh giành cần một biểu tượng cho hoàng gia. Thành thử khi nắm quyền nếu quả ông có một chút khắc bạc hơn bình thường cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Ðó là lý do sâu xa khi ông ra lệnh đốt và phá huỷ một số cung điện của chúa Trịnh mà bị cho rằng “nhỏ nhen hẹp hòi” hay mối căm tức ngấm ngầm khi thấy anh em Tây Sơn cũng lại đi vào con đường lấn lướt của một thứ chúa mới. Nói chung, Cuộc đời Chiêu Thống Đế cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được.

Vua là một người ham học, tỏ ra có năng lực trị nước: Ngay tháng ba năm Chiêu Thống nguyên niên (Ðinh Mùi, 1787) đã mở thi chế khoa. Lối thi này là lối thi mới gồm 10 khoa, phỏng theo cách thức của Tư Mã Quang nhà Tống kén chọn nhân tài dựa trên đức độ, tiết tháo, mưu trí và sức khỏe, thông minh, công bằng, tinh thông kinh sử, bác học, văn tài, khéo xét xử, giỏi tài chính, thuế khóa, hiểu biết pháp luật.

Theo Nghệ An Ký thì:

Tháng 3 năm Chiêu Thống thứ 1 (1787), Vua xuống chiếu tiến cử các kẻ sĩ hiền lương phương chính. Vua cho Lịch tôi [Bùi Dương Lịch] sung chức cung phụng sứ ở Viện Nội hàn. Vua ham học kinh sách, quan kinh diên cứ 6 ngày đến giảng một lần, còn trong Viện Nội hàn mỗi ngày giảng một lần. Lịch tôi còn được ân sủng vào thẳng điện Tập Hiền, để sẵn sàng khi vua hỏi. Mỗi khi được vào hầu vua thì vua thường khăn áo chỉnh tề, cho ngồi bàn trà, quyền chúc hợp ca. Em thứ hai vua Hoàng Nhị Ðệ là Hiền [Ðiền] quận công Lê Duy Trù cũng rất yêu kính, mỗi khi tôi vào hầu vua trở ra, đều mời về nhà riêng để giảng nghĩa kinh.

Vua là người có ý thức tự chủ. Khi Hiển Tông Vĩnh Hoàng Đế sắp mất có trối lại là “Sau khi ta nhắm mắt rồi, truyền nối là việc trọng đại, cháu [Lê Duy Kỳ] nên nhất nhất bẩm báo để Nguyễn Văn Huệ biết…” Thế nhưng khi vua Hiển Tông qua đời, vua tự phát tang rồi nối ngôi sau mới báo cho Nguyễn Văn Huệ biết. Ông còn nói: “Lên ngôi ngay ở trước linh cữu là theo lễ đấy”. Và đúng là việc này không có gì sai trái vì Nguyễn Huệ là người ngoài, không thể can thiệp vào những việc của triều đình Bắc Hà.

Khi anh em Tây Sơn rút về thì của cải trong kho tàng bị họ vét sạch, không sót một mảnh đồng, một tấc sắt, cùng mọi thứ chất đầy xe chở về Nam. ...Khi ấy từ Thanh Hoa trở ra, vua sai quan trấn giữ, chỉnh đốn kỷ cương triều đình. [Lê quý dật sử]

Vua sai phế bỏ những cơ cấu chồng chéo của phủ chúa ngày trước, như lục phiên, để trả quyền hành về cho lục bộ, thống nhất chính lệnh. Vua đặt chức Bình chương chính sự và cơ quan Khu mật viện xứ theo quan chế Tống triều [hiểu lễ]

Trong khi Côn quận công Trịnh Bồng, con Toàn Vương, tỏ ra nhu nhược và là con rối của đám tướng sỹ, vua ngược lại rất kiên quyết. Dư đảng họ Trịnh là Ðinh Tích Nhưỡng và một số cựu thần xu thời lại nài ép vua Lê phong vương cho Trịnh Bồng. Vua nói: "Ngày trước nhà ta suy vi, nhờ được họ Trịnh khuông phù, rồi quyền bính về họ Trịnh, việc tế lễ vì [về] ta. Ðó là một thời. Nay mệnh trời đã đổi, tổ tông thiên hạ ở cả một mình ta, một nước hai vua hà nên lấy đó làm lệ. Vả lại họ Trịnh đã được rồi, họ Trịnh lại tự để mất đi, chứ nào ta có phụ gì họ Trịnh?" Ðược mấy ngày, Ðinh Tích Nhưỡng đem quân vây điện, cầm súng tuốt gươm. Các tôn thất và quan đại thần sợ sinh biến, khóc lóc, khuyên van mãi vua mới bất đắc dĩ phong Bồng làm Yến Ðô Vương.

Vua là người dũng cảm. Khi tiết chế Vũ Văn Nhậm đem binh ra cướp nước, vua sai Đạt quận hầu, chỉ huy quân Hổ bôn, đứng giữa sân lớn tiếng gọi, tụ tập bọn thị vệ, quan nội thị. Vua thân cưỡi voi, dẫn vài trăm quân sang doanh Bằng Công bàn chuyện. Đến nhà Bằng công Chỉnh, Chỉnh đội khăn xếp mặc áo thanh cát ra khóc lạy, đón vua. Vua tư thế rất đàng hoàng, ngồi ghế tréo chính giữa nhà, bọn hộ tùng đều mặc giáp cầm gươm đứng hầu xung quanh. [Phe chống đ.ả.ng Tây Sơn ở Bắc Hà- Hoàng Xuân Hãn]

Trận Mục Sơn [Kinh Bắc] Ngày mồng 4 [tháng Chạp] quân Tây Sơn kéo đến, vua Lê sai hoàng đệ đem hoàng thái hậu, vương phi và nguyên tử theo đường phía bắc chạy lên Lạng Sơn, còn nhà vua mặc áo giáp, cưỡi ngựa đi đầu có ý đích thân chống giặc, các quan nội thị cưỡi ngựa đeo kiếm đi chung quanh. Các bề tôi, nội thị can ngăn, vua mắng là hèn nhát. Bùi Dương Lịch nắm cương ngựa can rằng:

– Việc binh chiến không thể lường được, xin bệ hạ hãy lấy xã tắc làm trọng, chớ có khinh địch.

Vua miễn cưỡng nghe theo, cho ngựa đứng sau trận khoảng 3 dặm. Dương Tuấn đem quân giữ bên phải, Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân giữ núi bên trái. Rất tiếc trận này quân Lê ít ỏi, còn quân Bắc Giang ô hợp nên bại trận. Quân Tây Sơn dàn hàng ngang tiến lên, Nguyễn Hữu Du [con Chỉnh,Nghệ An Ký viết là Hoằng] bị giết, hai con và cháu của Dương Tuấn [thổ hào Bắc Giang] cũng tử trận. Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt giải về Thăng Long xé xác, bêu ở cửa thành. Vua Lê chạy sang Bảo Lộc, các bề tôi mỗi người một ngả. Ðầu năm sau, thổ hào ở Hải Dương đón Vua về Giáp Sơn.



Chiêu Thống Đế trẻ tuổi [hình mang tính minh họa] mặc giáp cưỡi ngựa đi trước đích thân chống giặc

 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Tình cảnh xứ Nghệ (và có khi cả xứ Thanh) dưới thời Tây Sơn theo tờ khải của La Sơn phu tử trình vua Quang Trung:

"Nghệ An đất xấu dân nghèo. Về trước chỉ chịu suất binh, chứ không phải nộp tiền gạo. Nay thì binh lương đều phải xuất. Số lính ngày một tăng bội. Kẻ cày cấy ít, mà kẻ chực ăn nhiều, nuôi riêng lại càng tốn hơn công thuế. Gặp năm mất mùa dịch tật, kẻ thì chết đói, người thì xiêu bạt. Còn lại chỉ mười phần có năm, sáu mà thôi"

Trong khi đó dưới thời Lê, theo Bùi Dương Lịch trong sách Yên hội thôn chí cho biết dân Thanh Nghệ được tha thuế thân từ năm Bảo Thái Giáp Thìn [1724], Tây Sơn lập lại thuế thân. Thuế ruộng ở Thanh Nghệ được tha từ năm Cảnh Hưng Canh Thân [1740], Tây Sơn cũng lập lại. Thuế ruộng chừng 22 bát một mẫu, thuế thân thì một quan hai tiền mỗi suất chính đinh.

[Phe chống đ.ả.ng Tây Sơn ở Bắc Hà- Hoàng Xuân Hãn]
 

'_'

Xe máy
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
66
Động cơ
248,370 Mã lực
Về vụ anh em Tây Sơn đánh nhau, thực ra cũng giống như nhiều vụ án thời nay: Anh em vác dao chém lộn nhau vì miếng đất, đồng tiền. Khi Vua Thái Đức khi ra Bắc chợt nhận ra quân đội đã có chủ nhân mới, binh lính đã quen chịu sự điều khiển của Long Nhương. Kho tàng của họ Trịnh Long Nhương không thèm chia một đồng, quân đội cũng không trả lại. Khi về đến Thuận Hóa ông cũng không giành lại được binh quyền đành đi một mình về Quy Nhơn. Mất quân, mất của ông điên tiết nhưng khổ cái kẻ gây chiến đầu tiên lại là chú em của mình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng thánG 2 năm 1787,bắt đầu từ vùng Nghệ An đến Quy Nhơn.

Mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn ( Nhạc và Huệ) đã lên đỉnh điểm,và Huệ bắt đầu một cuộc chiến với ông anh. Theo các giáo sĩ, 2 mâu thuẫn lớn nhất chính là đất đai và tiền bạc.

Huệ từ khi đi Bắc trở về, cướp được nhiều vàng bạc của chúa Trịnh, ban phát không tiếc cho lính,quân lính nức lòng, một lòng theo Huệ. Ở Phú Xuân, Huệ cũng cho quật phá các đền đài cũ của vương quốc Chăm Pa, tìm vàng bạc.

Trong số lính theo Huệ vào Nam, có rất nhiều binh lính người Bắc, số lính này thích ở lại Phú Xuân hơn, họ muốn oánh ra Bắc, Huệ sử dụng họ và thăng chức, vì họ " có cách tổ chức bài bản và quy củ hơn lính Tây Sơn".

Để chuẩn bị oánh Nhạc, Huệ ráo riết gom tiền, vàng, không tha bất cứ ai. Ngoài ra, việc bắt lính là cực kỳ tàn khốc.

Có một vụ giáo dân gây rối: Ấy thế mà những kẻ nào, nếu nghèo, nộp 10 cân đồng, nếu giàu, nộp từ 100-200 cân đồng thì khỏi phải chối đạo: Giáo sĩ L.M Longer kêu: “Có thể là bạo chúa chỉ làm như vậy vì keo cú bòn mót hơn là vì có ác cảm với đạo Thánh”Số chi của quốc gia vì phải trao đổi với bên ngoài trong một tình trạng kém thế nên lại càng gia tăng gấp bội.

Tây Sơn, cả Nhạc lẫn Huệ, đều cần rất nhiều tiền. Nhạc đòi vàng đất Bắc, Huệ cố giữ và nhân đã có mâu thuẫn cũng muốn chiếm luôn kho vàng ở Quy Nhơn, nghe nói Nhạc cũng kiếm được rất nhiều.

Ngày 21 tháng 2 năm 1787.

Nguyễn Huệ đem 60.000 quân vào Quy Nhơn oánh Nhạc.

Để có đủ số quân này, Huệ đã:

“Ông bắt tất cả mọi người phải ra trận”, tất cả nghĩa là mọi người “từ 15 đến 60 tuổi”. Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng thần phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi. Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng.

Họ, những lực lượng quyết định tình thế trên giải đất này họ đánh nhau rất dữ. Lại bộ Hồ Đồng bị bắt ở trận Đồng Tuyên trước làm cho Nguyễn Huệ một bài hịch, chửi bằng “sài lang, chó heo” để kể tội Nhạc “làm nhơ uế cả một triều”, “khinh suất, can không nghe” và cả quyết rằng “ngôi báu tất phải đổi dời”.

Một trong những người đóng góp mưu sâu kế hiểm, xúi giục Nguyễn Huệ là những việc này, chính là Vũ VĂn Nhậm, con rể Nhạc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng 3 năm 1787.

Huệ kéo quân vaò đến Quy Nhơn. Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào. Huệ sắp đặt các tay súng, cung nỏ bao vây mọi nơi, đổ thuốc độc và những nguồn nước mà quân Nhạc hay đi lấy. Quân Nhạc bị bắn chết thây nằm khắp nơi dưới chân thành, Nhạc kinh hồn bạt vía.

Doussin, giáo sĩ sống ở Thuận Hóa, chứng kiến vụ này thuật lại:

Nhạc có hai em. Một em đã đi Kẻ Chợ ( Thăng Long) mà không nói gì với anh, đã muốn làm vua phần đất nầy. Y để Nhạc trở về Quí-phủ (Quy Nhơn; Nhạc đã theo Huệ ra Thăng-long rồi cùng về Phú-xuân) là nơi y cư ngụ; rồi liền sau đó bảo toàn dân suy tôn mình làm Ðức Chúa. Nhạc được tin, không vừa ý, hăm doạ em, nhưng không những người em quyết không lui, mà còn cử một đạo quân sáu vạn, đem vào đánh Nhạc ở Quí-phủ. Nó vào đó từ ngày lễ Tro (trước lễ Phục-sinh thuộc đạo Cơ-đốc). Chúng nó đã đánh nhau hai lần. Người ta đồn rằng Ðức Chúa đã mất nửa quân rồi. Thế tỏ rằng y bị bối-rối, mà y bắt buộc ai cũng phải đi đánh … Thật là khổ! Dân bị lầm than đang mong đợi Chúa Nguyễn hơn khi nào cả."

Có thể thấy đây là một trận chiến tàn khốc chả kém một trận đánh nhau giữa hai kẻ thù, và những người chịu cảnh khổ nhất chính là binh lính TâY Sơn và nhân dân.

Nhạc sợ quá rồi, trong thành lương thảo hết. Bèn viết mật thư cầu cứu viên tướng thủy quân là Đặng Văn Chân đang ở trong Gia Định ra cứu. Chân đem 6000 quân thủy ra.

Huệ, không rõ bằng cách nào, biết tin, tự mình đem 10.000 quân thủy vào phục kích ở Phú Yên, khi quân của Chân kéo ra, gặp quân Huệ, quân lính thấy Huệ mặt cắt không còn hột máu, chưa đánh đã hàng, Chân xin hàng, Huệ thu nhận.

Từ ngày 12 tháng 5 năm 1787 đến ngày 14 tháng 7 năm 1787.

Huệ quyết oánh tan Nhạc, từ sáng đã nã pháo dồn dập vào thành, đến chiều, quân Nhạc trong thành chết gần hết, Nhạc kêu khóc, vào trong miếu thờ cha mẹ cầu khấn, rồi cho 1 sứ giả lẻn ra ngoài xin Huệ tha cho.

Sứ giả gặp Huệ khóc lóc thê thảm, thuật lại mọi chuyện. Huệ cũng mủi lòng, bất ngỡ Vũ VĂn Nhậm bảo nếu chúa công không " tính kĩ" sẽ hối đấy.

Huệ lại chuẩn bị cho quân bộ oánh thành, Huệ cho toàn lính BẮc và dặn " không có sự thương xót" ( ý nói đồ sát), sứ giả ôm chân Huệ, Đặng VĂn Chân thấy vậy bèn xin với Huệ cho vào gặp Nhạc, dù gì cũng là cốt nhục, Huệ nể Chân nên bằng lòng.

Không rõ Chân thuyết phục ra sao, bàn bạc thế nào, mà Nhạc và Huệ đã giảng hòa.

Các giáo sĩ thuật lại:

Cuộc chiến này thực là một kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ. Uy danh của gia đình Tây Sơn bị hạ xuống, người ta trông ngóng về một ông Chủng nào đó mà người ta chỉ biết là kẻ còn sót lại của triều đại vừa trị vì. Theo lời đồn thì người Pháp sẽ đem Nguyễn Ánh trở về ngôi vị cũ. Chứng cớ rõ ràng là từ năm vừa qua có mấy chiếc tàu ngoại quốc đi dọc theo bờ biển Nam Hà, lăng xăng dò đường nước nông sâu, ghé vào cửa Thi Nại, rồi khi gặp thuyền buồm Tây Sơn cản lại thì nổ súng. Rõ ràng lắm là tiếng đại bác vọng lại từ bờ biển. Thế lực ông Chủng mạnh như vậy nên, cũng vẫn theo lời đồn, vua Trời bị ông em quý thúc đánh thái quá đã phái người xin với ông trả lại ngôi báu mà tên bà con họ ngoại này đã chiếm đoạt. Tiếng đồn chỉ dựa trên một sự thực là các tàu De Castries, La Dryade, Le Pandour lảng vảng ngoài bờ biển Nam Hà để dò xét tình hình xem có tiện cho một cuộc can thiệp không, thế mà gặp dịp lại được dân chúng thổi phồng lên tạo ra một dư luận mong ngóng về một vị cứu tinh nơi xa, trong lúc vị này đang bị giam lỏng và chăm chắm thoát khỏi thành phố Vọng Các.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Huệ giảng hoà và nhận chức Bắc Bình vương của vua anh phong.

Hai anh em lấy Bản Tân làm ranh giới, từ Thăng Hoa, Điện Bàn ra Bắc thuộc Nguyễn Huệ, từ Quảng Ngãi trở vào thuộc vua Thái Đức. Như vậy Nhạc đã thoả mãn yêu cầu được cai quản Quảng Nam của Huệ. Còn Nguyễn Lữ trấn thủ Gia Định, có thái bảo Phạm Văn Tham giúp sức.

Trận chiến nồi da xáo thịt này đã bắt đầu làm Tây Sơn suy yếu. Cái yếu đầu tiên chính là từ đây, Tây Sơn không còn được lòng dân nữa. Chiến tranh, thuế cao, cướp bóc, bắt lính, không lo phát triển kinh tế đã khiến cho 1 dải đất nước từ Nghệ An đến Gia định tan hoang.

Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác, đây cũng là một điều đáng tiếc và sai lầm chiến thuật lớn.

Lúc này, Nguyễn Ánh đã biết tin anh em Tây Sơn oánh nhau, Ánh mừng lắm, kêu " thật là trời giúp ta còn gì"

Ðây là giai đoạn mà nước ta chia làm bốn phần, gần như bốn nước riêng biệt, miền bắc gọi là An Nam như sắc phong của Trung Hoa (mặc dù ta vẫn tự xưng là Ðại Việt), miền Trung gọi là Ðàng Trong, hay nước Chàm như người Âu Châu đặt tên, (còn nhà Thanh thì gọi là nước Quảng Nam) bao gồm một nửa của Nguyễn Nhạc, một nửa của Nguyễn Huệ, còn miền Nam có tên là Ðồng Nai hay Gia Ðịnh (một phần thuộc Tây Sơn, một phần thuộc Nguyễn Ánh).
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Nguyễn Huệ giảng hoà và nhận chức Bắc Bình vương của vua anh phong.

Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác, đây cũng là một điều đáng tiếc và sai lầm chiến thuật lớn.

Lúc này, Nguyễn Ánh đã biết tin anh em Tây Sơn oánh nhau, Ánh mừng lắm, kêu " thật là trời giúp ta còn gì"
Cách viết, thông tin, góc độ nhìn nhận của Kụ doctor76 quá hay, quá hay
Rượu nút lá chuối nhạt, kính Kụ một chén

Riêng cái đỏ đỏ trên kia, theo cá nhân cháu, đây không là sai lầm chiến thuật, mà là một THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC TRONG VIỆC BÌNH THIÊN HẠ CỦA NHÀ TÂY SƠN
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top