Lúc này ở ngoài BẮc.
Những việc làm của Chỉnh đều được Vũ Văn Nhậm tâu lên Nguyễn Huệ, chắc Nhậm, vì vốn có tư thù với Chỉnh, nên đã thêm bớt không ít điều bất lợi cho Chỉnh.
Huệ giận sôi máu, gọi Chỉnh là quân " chó, lợn bội nghĩa" , Nhậm thêm " nó bảo nó chịu ơn Thái Đức ( Nguyễn Nhạc) chứ ơn gì chúa công ( Nguyễn Huệ).
Huệ viết thư cho Chỉnh bảo phải vào Phú Xuân, Chỉnh đáp tình hình Bắc hà chưa yên, xin thư cho vài tháng.
Tức giận, Huệ phong cho Nhậm làm Tiết chế, đem 20.000 quân ra BẮc hỏi tội Chỉnh.
Ngày 9 tháng 8 năm 1787.
Nhậm đem quân Bắc tiến.
Ngày 24 tháng 11 năm 1787.
Quân của Nhậm giết Lê Duật, trấn thủ Thanh Hóa, các tướng của Chỉnh đều không phải đối thủ của Nhậm, nên các đồn lũy của quân Chỉnh đều bỏ chạy.
Trận giao tranh đầu tiên diễn ra tại khu vực sông Thanh Quyết (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). QUân Chỉnh lại bị đánh bại, chạy tơi tả về Thăng Long. Chỉnh đang ăn cơm hay tin quăng đũa, sai con là Du đi trước ứng chiến, tự mình cầm quân tiếp viện.
Ngày 2 tháng 1 năm 1788.
Vua Lê Chiêu Thống sai Nguyễn Chỉnh đem đại quân đến chống cự ở sông Sinh Quyết. Hai bên giằng co bất phân thắng bại trong mấy ngày
Ngày 7 tháng 1 năm 1788.
Nhậm sai người ban đêm lặn xuống sông lẻn vào chỗ quân thủy của Chỉnh đóng, dùng thừng chão buộc thuyền kéo về bờ nam, quân Chỉnh tan vỡ. Nhậm thắng trận liên tiếp kéo quân đến sát thành Thăng Long. Chiêu Thống nghe tin báo có ý muốn về phía tây ngầm theo đường thượng lưu rút về Thanh Hóa.
Nửa đêm Chỉnh từ sông Sinh Quyết trở về, vua sai vời mấy lần, Chỉnh không vào mà ủy cho Tham tri chính sự Nguyễn Như Khuê (tiến sĩ, anh rể Chỉnh) vào tâu xin vua chạy lên phía bắc và nói: Nguyễn Cảnh Thước ở Kinh Bắc, thế lực có thể trông cậy được.
Vua nghe theo, đợi trời sáng, vua ngự ra điện Vạn Thọ, bọn thị vệ dần dần bỏ trốn, vua triệu các quan sảnh đường để xét hỏi, thì họ đã ngầm trốn đi từ trước, không còn một người nào trực cả. Bọn nội thị ai về nhà nấy thu xếp hành lý. Trong điện chỉ còn Hoàng thân thứ hai, cai quản vệ Hổ bôn Ðạt quận hầu Lê Duy Ðạt, người vừa mới được tiến triều là Nguyễn Khải người Hương Cần, huyện Kỳ Hoa, người họ ngoại là Tích Xuyên hầu cùng hoàng giáp Bùi Dương Lịch bưng khăn đứng hầu mà thôi.
Xem như thế tình hình Thăng Long hết sức bi thảm, vua Chiêu Thống không còn có thể trông cậy vào ai được nữa.
Khi sắp đi, cHIÊU Thống trước hết đến nhà tẩm miếu tiên đế bái khóc. Thật tội cho vua thời mạt quá. Bọn thị vệ lại lén bỏ đi. Vua tôi chỉ đưa mắt nhìn nhau, không biết làm thế nào.
Bùi Dương Lịch xui vua: “Nay Chỉnh dẫu thua trận rút lui, nhưng thủ hạ của Chỉnh còn nhiều, lòng người còn biết sợ Chỉnh, xin nhà vua truyền dụ đi đến nhà Chỉnh, sai Chỉnh đi theo hộ giá, chắc được, như thế có sự ràng buộc”.
Thế nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh cũng không làm được gì hơn nên khi đến được Kinh Bắc thì Nguyễn Cảnh Thước lại có ý hàng Tây Sơn, Quân của Thước cướp hết đồ của Chiêu Thống, đến nỗi có cái áo bào vua đang mặc mà Thước cũng " giật" mặc cho Chiêu Thống " hai tay giằng đi giằng lại". Thước bảo nếu không nộp áo, sẽ ném tất xuống sông, Chiêu Thống cùng đoàn tùy tùng đành chịu.
Khi qua được tới vùng Yên Thế, Lạng Sơn thì vì binh lực ít ỏi vua Lê phải dựa vào một nhóm thổ hào ô hợp nên cũng chẳng đến đâu.
Ngày 9 tháng 1 năm 1788.
Đại quân Nhậm kéo quân vào Thăng Long, thấy kho tàng rỗng tuếch, Nhậm thả sức cho quân đi cướp, hãm hiếp, ai kêu ca Nhậm đem chém.
Các tài liệu mô tả:
Quân Tây kéo đi độ vài chục đứa một nhóm, chúng đập phá các của hiệu tìm vàng, tiền chôn giấu, ai có gì gánh trên vai chúng đều giật lấy đòi xét, có đồ quý thì chúp lấy, không thì chúng phá nát, có kẻ chống cự, chúng dùng giáo đâm chết hoặc bắt về chỗ đóng, rồi đem chém."
Những việc làm của Chỉnh đều được Vũ Văn Nhậm tâu lên Nguyễn Huệ, chắc Nhậm, vì vốn có tư thù với Chỉnh, nên đã thêm bớt không ít điều bất lợi cho Chỉnh.
Huệ giận sôi máu, gọi Chỉnh là quân " chó, lợn bội nghĩa" , Nhậm thêm " nó bảo nó chịu ơn Thái Đức ( Nguyễn Nhạc) chứ ơn gì chúa công ( Nguyễn Huệ).
Huệ viết thư cho Chỉnh bảo phải vào Phú Xuân, Chỉnh đáp tình hình Bắc hà chưa yên, xin thư cho vài tháng.
Tức giận, Huệ phong cho Nhậm làm Tiết chế, đem 20.000 quân ra BẮc hỏi tội Chỉnh.
Ngày 9 tháng 8 năm 1787.
Nhậm đem quân Bắc tiến.
Ngày 24 tháng 11 năm 1787.
Quân của Nhậm giết Lê Duật, trấn thủ Thanh Hóa, các tướng của Chỉnh đều không phải đối thủ của Nhậm, nên các đồn lũy của quân Chỉnh đều bỏ chạy.
Trận giao tranh đầu tiên diễn ra tại khu vực sông Thanh Quyết (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). QUân Chỉnh lại bị đánh bại, chạy tơi tả về Thăng Long. Chỉnh đang ăn cơm hay tin quăng đũa, sai con là Du đi trước ứng chiến, tự mình cầm quân tiếp viện.
Ngày 2 tháng 1 năm 1788.
Vua Lê Chiêu Thống sai Nguyễn Chỉnh đem đại quân đến chống cự ở sông Sinh Quyết. Hai bên giằng co bất phân thắng bại trong mấy ngày
Ngày 7 tháng 1 năm 1788.
Nhậm sai người ban đêm lặn xuống sông lẻn vào chỗ quân thủy của Chỉnh đóng, dùng thừng chão buộc thuyền kéo về bờ nam, quân Chỉnh tan vỡ. Nhậm thắng trận liên tiếp kéo quân đến sát thành Thăng Long. Chiêu Thống nghe tin báo có ý muốn về phía tây ngầm theo đường thượng lưu rút về Thanh Hóa.
Nửa đêm Chỉnh từ sông Sinh Quyết trở về, vua sai vời mấy lần, Chỉnh không vào mà ủy cho Tham tri chính sự Nguyễn Như Khuê (tiến sĩ, anh rể Chỉnh) vào tâu xin vua chạy lên phía bắc và nói: Nguyễn Cảnh Thước ở Kinh Bắc, thế lực có thể trông cậy được.
Vua nghe theo, đợi trời sáng, vua ngự ra điện Vạn Thọ, bọn thị vệ dần dần bỏ trốn, vua triệu các quan sảnh đường để xét hỏi, thì họ đã ngầm trốn đi từ trước, không còn một người nào trực cả. Bọn nội thị ai về nhà nấy thu xếp hành lý. Trong điện chỉ còn Hoàng thân thứ hai, cai quản vệ Hổ bôn Ðạt quận hầu Lê Duy Ðạt, người vừa mới được tiến triều là Nguyễn Khải người Hương Cần, huyện Kỳ Hoa, người họ ngoại là Tích Xuyên hầu cùng hoàng giáp Bùi Dương Lịch bưng khăn đứng hầu mà thôi.
Xem như thế tình hình Thăng Long hết sức bi thảm, vua Chiêu Thống không còn có thể trông cậy vào ai được nữa.
Khi sắp đi, cHIÊU Thống trước hết đến nhà tẩm miếu tiên đế bái khóc. Thật tội cho vua thời mạt quá. Bọn thị vệ lại lén bỏ đi. Vua tôi chỉ đưa mắt nhìn nhau, không biết làm thế nào.
Bùi Dương Lịch xui vua: “Nay Chỉnh dẫu thua trận rút lui, nhưng thủ hạ của Chỉnh còn nhiều, lòng người còn biết sợ Chỉnh, xin nhà vua truyền dụ đi đến nhà Chỉnh, sai Chỉnh đi theo hộ giá, chắc được, như thế có sự ràng buộc”.
Thế nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh cũng không làm được gì hơn nên khi đến được Kinh Bắc thì Nguyễn Cảnh Thước lại có ý hàng Tây Sơn, Quân của Thước cướp hết đồ của Chiêu Thống, đến nỗi có cái áo bào vua đang mặc mà Thước cũng " giật" mặc cho Chiêu Thống " hai tay giằng đi giằng lại". Thước bảo nếu không nộp áo, sẽ ném tất xuống sông, Chiêu Thống cùng đoàn tùy tùng đành chịu.
Khi qua được tới vùng Yên Thế, Lạng Sơn thì vì binh lực ít ỏi vua Lê phải dựa vào một nhóm thổ hào ô hợp nên cũng chẳng đến đâu.
Ngày 9 tháng 1 năm 1788.
Đại quân Nhậm kéo quân vào Thăng Long, thấy kho tàng rỗng tuếch, Nhậm thả sức cho quân đi cướp, hãm hiếp, ai kêu ca Nhậm đem chém.
Các tài liệu mô tả:
Quân Tây kéo đi độ vài chục đứa một nhóm, chúng đập phá các của hiệu tìm vàng, tiền chôn giấu, ai có gì gánh trên vai chúng đều giật lấy đòi xét, có đồ quý thì chúp lấy, không thì chúng phá nát, có kẻ chống cự, chúng dùng giáo đâm chết hoặc bắt về chỗ đóng, rồi đem chém."
Chỉnh sửa cuối: