Qua đó có thể thấy, khi nghe tin quân Thanh sắp sửa kéo qua, Tây Sơn cũng hết sức nỗ lực dùng đường lối ngoại giao mềm mỏng để yêu cầu đối phương bãi binh.
Quân Thanh có nhận được các tờ biểu của Tây Sơn, nhưng chắc là làm ngơ, vì ý chúng đã quyết.
Bộ sậu quân Thanh sang xâm lược gồm:
1. Chỉ huy tối cao: Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng
2. Chỉ huy yểm trợ: Phú Cương, tổng đốc Vân Quí
3. Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt Đông): đề đốc Quảng Tây Hứa Thế Hanh, có hai phụ tá
4 . Tổng binh Quảng Tây Thượng Duy Thăng ,phó tướng Tôn Khánh Thành
5. Tổng binh Quảng Ðông Trương Triều Long , phó tướng Lý Hóa Long
6. Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt Tây): đề đốc Vân Nam Ô Ðại Kinh, có hai phụ tá
7. Tổng binh Thọ Xuân Ðịnh Trụ
8. Tổng binh Khai Hóa Tôn Khởi Giao
Quân Thanh chia làm hai đạo chính: Quảng Tây và Vân Nam.
Về con số quân Thanh sang xâm lược, cho đến nay vẫn chưa thể tìm được số liệu chính xác nhất, em căn cứ vào tài liệu nhà Thanh có lẽ phù hợp hơn.
Thoạt tiên nhà Thanh điều động 5.000 quân Quảng Ðông, 10.000 quân tỉnh Quảng Tây, tổng cộng là 15.000 người. Về sau Tôn Sĩ Nghị thấy 15.000 không đủ nên lại điều động thêm 3.000 lính nữa từ Quảng Ðông, 3.500 lính từ Quảng Tây nâng con số mặt đông lên tổng cộng 21.500 người, nếu tính cả phu dịch chăn ngựa thì vào khoảng 23.000 Thanh binh các loại.
Sau khi thua trận phải chạy, năm 1789, nhà Thanh lại đưa thêm 3.000 quân tỉnh Quảng Ðông, 2.100 quân tỉnh Quảng Tây đến Nam Quan chia ra các nơi phòng thủ, ngoài ra tổng binh trấn Hữu Giang là Vương Lâm cũng điều động từ 900 đến 1.400 quân chia ra canh phòng các cửa ải thuộc phủ Trấn An.
Quân số chính thức của hai tỉnh Quảng Ðông – Quảng Tây dùng vào chiến dịch vào khoảng 30.000 người (mặc dù một số binh sĩ chỉ mới điều động nhưng chưa di chuyển sang nước ta), không tính phu phen và thổ binh, hương dũng.
Quân Thanh có nhận được các tờ biểu của Tây Sơn, nhưng chắc là làm ngơ, vì ý chúng đã quyết.
Bộ sậu quân Thanh sang xâm lược gồm:
1. Chỉ huy tối cao: Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng
2. Chỉ huy yểm trợ: Phú Cương, tổng đốc Vân Quí
3. Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt Đông): đề đốc Quảng Tây Hứa Thế Hanh, có hai phụ tá
4 . Tổng binh Quảng Tây Thượng Duy Thăng ,phó tướng Tôn Khánh Thành
5. Tổng binh Quảng Ðông Trương Triều Long , phó tướng Lý Hóa Long
6. Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt Tây): đề đốc Vân Nam Ô Ðại Kinh, có hai phụ tá
7. Tổng binh Thọ Xuân Ðịnh Trụ
8. Tổng binh Khai Hóa Tôn Khởi Giao
Quân Thanh chia làm hai đạo chính: Quảng Tây và Vân Nam.
Về con số quân Thanh sang xâm lược, cho đến nay vẫn chưa thể tìm được số liệu chính xác nhất, em căn cứ vào tài liệu nhà Thanh có lẽ phù hợp hơn.
Thoạt tiên nhà Thanh điều động 5.000 quân Quảng Ðông, 10.000 quân tỉnh Quảng Tây, tổng cộng là 15.000 người. Về sau Tôn Sĩ Nghị thấy 15.000 không đủ nên lại điều động thêm 3.000 lính nữa từ Quảng Ðông, 3.500 lính từ Quảng Tây nâng con số mặt đông lên tổng cộng 21.500 người, nếu tính cả phu dịch chăn ngựa thì vào khoảng 23.000 Thanh binh các loại.
Sau khi thua trận phải chạy, năm 1789, nhà Thanh lại đưa thêm 3.000 quân tỉnh Quảng Ðông, 2.100 quân tỉnh Quảng Tây đến Nam Quan chia ra các nơi phòng thủ, ngoài ra tổng binh trấn Hữu Giang là Vương Lâm cũng điều động từ 900 đến 1.400 quân chia ra canh phòng các cửa ải thuộc phủ Trấn An.
Quân số chính thức của hai tỉnh Quảng Ðông – Quảng Tây dùng vào chiến dịch vào khoảng 30.000 người (mặc dù một số binh sĩ chỉ mới điều động nhưng chưa di chuyển sang nước ta), không tính phu phen và thổ binh, hương dũng.