[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,024
Động cơ
727,952 Mã lực
Em đang nhấn mạnh khả năng chiêu mộ sỹ phu của Nguyễn Huệ. Sau chiến tranh lên cầm quyền chưa đầy 2 năm mà tập hợp được 1 đoàn NG hơn 200 người không phải việc dễ !

Đoàn NG của vua Quang Trung khi sang chúc thọ Càn Long đã vượt gấp 4 lần điển chế cao nhất dành cho nước chư hầu là 60 người ;))
Bằng cách này vua Quang Trung đã ngầm thể hiện mình không phải là 1 chư hầu của TQ !

2 năm ngắn ngủi vua Quang Trung cai trị Bắc Hà đã lần lượt dẹp hết tàn dư Lê Trịnh và không ghi nhận phát sinh biến cố chính trị nào
Việc ko phát sinh biến cố nội tại nào do tài chiến trận của vua, đồng thời vẫn đang chiến tranh ác liệt với vua Gia Long.
Nên, nhưng nguồn gốc bất ổn, nhiều đấy, họ chờ đợi xem ai thắng, hoặc chí ít cũng đợi vua Quang Trung thiệt hại nặng về nhân sự, họ mới vùng lên.
Một dạng Ngư ông đắc lợi, tôi cho là như vậy.

Còn vụ Ngoại giao đoàn của Vua Quang Trung, tôi ko đủ thông tin nên ko dám chém bừa với bác.
Vua cũng đã đặt vấn đề thông gia: Xin cưới con gái Càn Long thì phải, tranh thủ đòi hồi môn là Lưỡng Quảng (rồi mặc cả xuống còn Quảng Đông là vừa).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 6 năm 1788.

Sau khi giết Vũ Văn Nhậm, Đại binh với một đoàn hộ giá gồm 150 con voi, 100 người nằm võng, nhiều kiệu thếp vàng, Ngọc Hân, Bắc Bình vương tiến cung vua Lê.

Ngô Văn Sở xui Huệ:

“Từ khi có nước Nam tới giờ triều đại thay đổi không biết mấy lần, thiên hạ không phải của riêng ai, liệu có thể lấy thì lấy đi, rồi thì đặt quan chia chức để dựng phên tường cho sự trông nghe của mọi người đều đổi mới một lượt”.

Nhưng tình hình BẮc HÀ lúc đó, Huệ cũng không thể làm hơn Vũ Văn Nhậm được. Để hạ bệ Chiêu Thống, Huệ ra một bá cáo công kích Chiêu Thống vô ơn bạc nghĩa, mất tư cách và vô tài bất tướng. Đồng thời với bá cáo này có một bản văn khác khôn khéo nhắc công phù Lê diệt Trịnh của “Đức lệnh”, biện hộ cho việc xử trảm Vũ Văn Nhậm để đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý cho dân chúng “không phân biệt giai cấp, phẩm tước và địa vị” bày tỏ ý kiến theo Lê hay theo Tây Sơn.

Chắc là dân chúng muốn theo Lê cũng không thể bày tỏ ở Thăng Long được. Bày tỏ thì bay đầu à?

Lúc này ở Gia Định, Nguyễn Ánh thắng như trẻ tre, còn ngay tại BẮc Hà, dân chúng ngày càng không ưa Tây Sơn, vẫn tưởng nhớ nhà Lê khiến ngôi vị Giám quốc “lại mục” của Sùng Nhượng Công chưa đổ.

Nguyễn Huệ quả gặp nhiều chuyện rất khó xử, và, với một người bản lĩnh chính trị kém, sẽ không thể ổn định tình hình được. Huệ quyết định mình sẽ chưa nắm thực quyền ở Bắc ngay.

Quyền xứ Bắc về tay Đại tư mã Ngô Văn Sở, phụ tá là các tướng: Nội hầu Phan Văn Lân, Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và các hàng thần Lê: Ngô Thì Nhậm với chức mới Lễ bộ Tả thị lang, tước Tình Phái hầu, Hình bộ Tả thị lang Phan Huy Ích, tước Thuỵ Nham hầu, cùng Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lân. Các trấn do tướng Tây Sơn chia nhau nắm giữ.


Để kiềm chế lực lượng Phò Lê, cũng như để có thêm quân lính, ngoài ra cũng biết mình khó mà có thể ở Thăng Long, không biết do Huệ không thích hay dân Bắc Hà không thích, Nguyễn Huệ đã:

"Các văn võ thần đều bị kêu ra trình diện và bị giữ lại ở kinh thành. Có lệnh bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế trước kia vốn phải trả trong 2 kỳ tháng ba và tháng mười (hai vụ mùa), luôn cả việc truy thu các thứ thuế trước kia chưa được thanh toán. Một đạo quân 240.000 người, nghĩa là đông gấp đôi số quân thường nhật của nhà Lê trước kia, được tuyển mộ với hạn định 5 ngày cho xong. Không đóng đô được ở Thăng Long, Bắc Bình vương cho phá tất cả cung điện của nhà Trịnh để chuyên chở vật liệu cùng lúa gạo về thành Rum xây Phượng hoàng Trung đô. Mỗi phường ít nhất phải cung cấp 15 người thợ chuyên môn cho công cuộc kiến tạo."

Ngày 24 tháng 6 năm 1788.

Nguyễn Huệ rời Thăng Long để chuẩn bị oánh Nguyễn Ánh
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Khoảng tháng 6 năm 1788.

Sau khi giết Vũ Văn Nhậm, Đại binh với một đoàn hộ giá gồm 150 con voi, 100 người nằm võng, nhiều kiệu thếp vàng, Ngọc Hân, Bắc Bình vương tiến cung vua Lê.

Ngô Văn Sở xui Huệ:

“Từ khi có nước Nam tới giờ triều đại thay đổi không biết mấy lần, thiên hạ không phải của riêng ai, liệu có thể lấy thì lấy đi, rồi thì đặt quan chia chức để dựng phên tường cho sự trông nghe của mọi người đều đổi mới một lượt”.

Nhưng tình hình BẮc HÀ lúc đó, Huệ cũng không thể làm hơn Vũ Văn Nhậm được. Để hạ bệ Chiêu Thống, Huệ ra một bá cáo công kích Chiêu Thống vô ơn bạc nghĩa, mất tư cách và vô tài bất tướng. Đồng thời với bá cáo này có một bản văn khác khôn khéo nhắc công phù Lê diệt Trịnh của “Đức lệnh”, biện hộ cho việc xử trảm Vũ Văn Nhậm để đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý cho dân chúng “không phân biệt giai cấp, phẩm tước và địa vị” bày tỏ ý kiến theo Lê hay theo Tây Sơn.

Chắc là dân chúng muốn theo Lê cũng không thể bày tỏ ở Thăng Long được. Bày tỏ thì bay đầu à?

Lúc này ở Gia Định, Nguyễn Ánh thắng như trẻ tre, còn ngay tại BẮc Hà, dân chúng ngày càng không ưa Tây Sơn, vẫn tưởng nhớ nhà Lê khiến ngôi vị Giám quốc “lại mục” của Sùng Nhượng Công chưa đổ.

Nguyễn Huệ quả gặp nhiều chuyện rất khó xử, và, với một người bản lĩnh chính trị kém, sẽ không thể ổn định tình hình được. Huệ quyết định mình sẽ chưa nắm thực quyền ở Bắc ngay.

Quyền xứ Bắc về tay Đại tư mã Ngô Văn Sở, phụ tá là các tướng: Nội hầu Phan Văn Lân, Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và các hàng thần Lê: Ngô Thì Nhậm với chức mới Lễ bộ Tả thị lang, tước Tình Phái hầu, Hình bộ Tả thị lang Phan Huy Ích, tước Thuỵ Nham hầu, cùng Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lân. Các trấn do tướng Tây Sơn chia nhau nắm giữ.


Để kiềm chế lực lượng Phò Lê, cũng như để có thêm quân lính, ngoài ra cũng biết mình khó mà có thể ở Thăng Long, không biết do Huệ không thích hay dân Bắc Hà không thích, Nguyễn Huệ đã:

"Các văn võ thần đều bị kêu ra trình diện và bị giữ lại ở kinh thành. Có lệnh bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế trước kia vốn phải trả trong 2 kỳ tháng ba và tháng mười (hai vụ mùa), luôn cả việc truy thu các thứ thuế trước kia chưa được thanh toán. Một đạo quân 240.000 người, nghĩa là đông gấp đôi số quân thường nhật của nhà Lê trước kia, được tuyển mộ với hạn định 5 ngày cho xong. Không đóng đô được ở Thăng Long, Bắc Bình vương cho phá tất cả cung điện của nhà Trịnh để chuyên chở vật liệu cùng lúa gạo về thành Rum xây Phượng hoàng Trung đô. Mỗi phường ít nhất phải cung cấp 15 người thợ chuyên môn cho công cuộc kiến tạo."

Ngày 24 tháng 6 năm 1788.

Nguyễn Huệ rời Thăng Long để chuẩn bị oánh Nguyễn Ánh
Nước cờ hiểm của Nguyễn Huệ ! Không diệt Lê ngay mà làm cho khánh kiệt, nhà Lê và các lực lượng còn lại ở Bắc Hà tự thôn tính nhau nhung không đủ lực đe doạ phía sau lưng khi ông đánh Nguyễn Ánh
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nước cờ hiểm của Nguyễn Huệ ! Không diệt Lê ngay mà làm cho khánh kiệt, nhà Lê và các lực lượng còn lại ở Bắc Hà tự thôn tính nhau nhung không đủ lực đe doạ phía sau lưng khi ông đánh Nguyễn Ánh
Cụ nói đúng, chứng tỏ ngoài tài năng quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà chính trị khá giỏi đấy chứ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 6 năm 1788.

Quân Tây Sơn, theo mật lệnh Nguyễn Huệ, ráo riết truy lùng tàn quân và hoàng gia nhà Lê, do vua Lê Chiêu Thống đem theo đang chạy trốn.

Cựu thần nhà Lê là Ðịch Quận Công Hoàng Ích Hiểu, Hoan Trung Hầu Phạm Ðình Quyền bảo hộ gia quyến vua Lê, nam nữ cả thảy hơn 200 người chạy lên Lạng Sơn nhưng bị thổ mục ở đó là Quyển Trâm toan bắt giữ nên cả bọn phải chạy đến xã Bác Sơn, huyện Võ Nhai nương náu.

Ðốc trấn Cao Bằng là Ðồng Bình chương sự Tô Phái Hầu Nguyễn Huy Túc nghe tin vội chạy đến nghinh đón, có Trường Phái Hầu Lê Quýnh ,anh vợ vua Chiêu Thống là Nguyễn Quốc Ðống và Mai Trung Hầu Nguyễn Ðình Mai đi theo bảo hộ.

Sau một thời gian, đoàn người lưu vong lại bị các phiên mục ở Cao Bằng như Bế Nguyễn Trù , Bế Nguyễn Sĩ, đây vốn là hậu duệ các vua Mạc, bị chúa Trịnh bắt đổi sang họ Bế, nên cũng căm nhà Lê, cùng tướng Tây Sơn là Hoán Nghĩa Hầu Trần Danh Bính đem quân tới Bác Sơn truy nã. Nguyễn Huy Túc dẫn cả bọn bỏ chạy.

Tình cảnh của vua Chiêu Thống thật thảm hại.

Ngày 7 tháng 6 năm 1788.

Chiêu Thống tới được Bác Niệm, giáp với tỉnh Quảng Tây nhà Thanh. Ở vùng này không có cửa ải nào đi qua Trung Hoa, lại bị Hoán Nghĩa Hầu dẫn 300 quân đuổi tới rất gắt. Chiêu Thống may mắn thoát được.

Thái hậu ( mẹ Chiêu Thống) với Nguyên phi, Nguyên tử ( con cả CHiêu Thống) đều ở Thái nguyên. Quýnh vâng mệnh đi lên Bắc để hộ vệ Thái hậu. Tháng Tư, đến Thái nguyên, thấy binh ít thế gấp, bèn đưa Thái hậu đi trấn Mục MÃ ( thuộc Cao Bằng)

Quân Tây sơn thình lình tới, Hoàng Ích Hiểu theo lời dặn của Nguyễn Huy Túc lấy thuyền buôn đưa Thái hậu thuận dòng đến cửa Thuỷ khẩu (cửa sông Bằng vào biên giới Long châu), tạm trú trên một gò nhỏ ở giữa sông thuộc thôn Bến xã Phất Mê.


Ngày 12 tháng 6 năm1788.

Quân Tây sơn đến đông. Quýnh và Ích Hiểu chia nhau hai ngả mà ngăn chống. Nguyễn Huy Túc, Nguyễn Quốc Ðống, Trường thu Lịnh Phạm Ðình Quyền cùng nhau đưa Thái hậu qua sông, tới làng Ðẩu Áo mà vào đất Thanh. Chiều tối, Quýnh và Ích Hiểu giữ gò nhỏ ở giữa sông Phất mê. Quân Tây Sơn vây phía Tây Nam. Quân giữ ải nội địa ngăn phía Ðông Bắc. Lui tới đều hết đường, chỉ còn có thể đánh đến chết mà thôi. May tối đến, mưa gió to. Trong đêm tối, nhân chớp sáng mà lội qua sông. Bắt đầu vào đất Thanh tại làng Ðẩu Áo trong núi Ðồ Sơn.

Nguyễn Huy Túc phải cõng đám đàn bà trẻ con lội qua con rạch. Những người không qua được đều bị quân Tây Sơn giết chết. Ðám tòng vong nhà Lê sau khi qua được con suối thì lên được đỉnh núi, do thổ dân đưa đường phải đi hái rễ cây, ăn quả rừng cho đỡ đói sống tạm mấy ngày. Khi tin đưa tới quan quân nhà Thanh thì thông phán Trần Tùng tới gặp.

Ngày 15 tháng 6 năm 1788.

Cả bọn bầy tôi quyến thuộc nhà Lê chạy được đến bên ngoài ải Ðẩu Áo . Ðẩu Áo cách Long Châu 120 dặm, phía đông bắc Thuỷ Khẩu quan, cạnh một khe suối làm biên giới chia cắt nước ta với Trung Hoa.

Các tài liệu mô tả tình cảnh thảm hại của hoàng gia:

"Người nhà còn bảy đứa. Sáng dậy thấy Thái hậu với Nguyên phi, Nguyên tử, các tùng thần đều ở trong động núi. Lương hết. Tìm được vài bao ngô đem tiến. Còn hơn sáu mươi người đều lấy rễ tươi bổ cốt chỉ đập nát và quả trong rừng mà ăn cho đỡ đói"
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Qua được đất Trung Hoa, thân quyến và bầy tôi nhà Lê chỉ còn 62 người, trong đó có Thái hậu (mẹ vua Lê Chiêu Thống) là Nguyễn (thị) Ngọc Tố và Vương phi (vợ Chiêu Thống) là Nguyễn (thị) Ngọc Ðoan, Vương tử là Lê Duy Thuyên.

So sánh với số lượng hơn 200 người tông thất nhà Lê chạy lên Cao Bằng, có khoảng khoảng hơn 150 người đã bị giết hay mất tích. Tất cả được đưa vào cho nghỉ tạm ở Long Châu. Nguyễn Huy Túc lúc đó mới đem mọi việc của nước Nam loạn lạc thế nào, Thăng Long bị mất ra sao trình lên cho quan nhà Thanh như sau: ( em xin để nguyên văn) (phần dương lịch để trong ngoặc)

… Nguyên ngày mồng 2 tháng Chạp ( 8-1-1788) năm ngoái, thổ tù đất Quảng Nam Nguyễn Nhạc là bên ngoại của nước chúng tôi, còn có tên là Văn Bình (ở đây nhầm Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc), năm ngụy Thái Ðức thứ 11, bọn chúng vốn không phải họ Nguyễn, cũng không phải họ Nguyễn phụ chính (tức chúa Nguyễn trong Nam), em của y là Nguyễn Huệ, ngụy xưng là Thượng Công, sai ngụy tiết chế là Nguyễn Nhậm (tức Vũ Văn Nhậm)đem mấy vạn quân thẳng đến kinh thành, quốc vương nước tôi lãnh binh các đạo chống giữ đánh thắng được địch mấy lần.

Tháng Ba năm nay, Nguyễn Huệ đem quân đến tiếp viện, quốc vương phải lánh nạn ở hạ lộ Sơn Nam. Bọn chúng tôi đưa vương mẫu, vương tử, vương phiđến trốn tránh ở Na Lữ, đất Cao Bằng.

Ngày mồng chín tháng Năm (12-6-1788), man binh bất ngờ đến cướp trại, truy sát rất gấp, không nơi chạy trốn, bọn chúng tôi phụng mệnh mẹ của tự tôn(tức Chiêu Thống) chạy đến quí hạt. Trộm nghĩ vua Lê nước tôi nhiều đời phụng sự thiên triều, vẫn mong được thánh thiên tử chăm lo dạy dỗ. Nay gặp phải biến cố này nên cố bỏ đất mà chạy đến đây, mong được quí đài chiếu cố, trình lên thượng hiến, tâu lên mọi việc, cũng mong trời che đất chở không gì là không dung chứa,đoái hoài đến cả kẻ ở phương nam là mẹ con của quốc vương chúng tôi Lê Duy Kỳ đều được thương xót, có nơi nương tựa, sống nốt tháng ngày, đợi khi quốc vương nhờ uy đức thiên triều lại trở về được kinh đô, khi đó đón trở về nước, dương danh chí nhân thịnh đức của thiên hoàng đế thì cũng là do quí liệt đài thương xót mà ban cho.

Nay trình lên.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 6 tháng 7 năm 1788.

Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh, nghe trình lên rằng ở phủ Thái Bình có gia quyến vua Lê nước Nam chạy sang lánh nạn. Ðề đốc Quảng Tây là Tam Ðức lúc đó đang ở tại Tả Giang lo việc di chuyển quân sĩ vừa thắng trận trở về (chiến tranh dẹp loạn nhóm Thiên Ðịa Hội Lâm Sảng Văn ở Ðài Loan) tới Long Châu để xem xét tình hình.

Long Châu là một thị trấn nhỏ ở sát biên giới, lúc này, khí hậu oi bức, ngại gia quyến nhà Lê không hợp thuỷ thổ, lại sợ quân Tây Sơn có thể tấn công qua bắt lại nên Tam Ðức liền thương nghị với tổng binh Tả Giang là Thượng Duy Thăng, đưa Chiêu Thống cùng gia quyến lên Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây).

Tổng Ðốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị vội vàng đem tình hình tâu lên vua Càn Long, một mặt ra lệnh cho Thượng Duy Thăng đem quân đến Long Châu phòng ngự.

Nhà Thanh bấy giờ đang mạnh, đem binh xuống phương Nam không phải chỉ vì cái cơ hội nhất thời mà đã nằm trong kế hoạch mở rộng biên cương của nhà Thanh từ lâu. Vua Càn Long muốn tỏ ra mình là một vì vua dũng liệt nên tìm đủ mọi cách để bành trướng thế lực và lãnh thổ ra mọi phía.

Đáng tiếc là vua Chiêu Thống không hiểu được thâm ý ngàn đời nay vẫn vậy của Trung Quốc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không phải nhà Thanh không muốn chiếm Ðại Việt, có điều, dưới thời vua Lê chúa Trịnh đàng Ngoài và Chúa Nguyễn đàng Trong, kinh tế, quân sự hai miền đều vững, chính sách đối ngoại của các chúa Trịnh vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, nên nhà Thanh vẫn e ngại bị thất bại như những triều trước nên không muốn chủ động gây chuyện can qua.

Việc nước ta chia thành hai miền Ðàng Trong và Ðàng Ngoài vô hình chung phù hợp với chủ trương không muốn có một quốc gia cường thịnh ở phương nam. Ðã nhiều lần xứ Ðàng Trong toan tách ra đi thẳng với Thanh triều thay vì phải thần phục vua Lê ở miền Bắc nhưng vì không muốn tạo ra những khó khăn mới nên nhà Thanh chưa bằng lòng.

Ðến khi nhà Tây Sơn nổi lên, thế phân liệt Nam Bắc cũ đã mất, Thanh triều nhìn thấy đây là một cơ hội để can thiệp vào phương nam, rồi sẽ tuỳ theo tình hình mà khai thác. Việc thân quyến và bầy tôi nhà Lê chạy trốn sang Long Châu phù hợp với tham vọng đó.

Thoạt tiên, nhà Thanh vẫn chủ trương làm sao cho những phiên thuộc không quá mạnh, nên muốn Việt Nam chia ra thành ít nhất là hai tiểu quốc. Tôn Sĩ Nghị vì thế đã đưa ra kế hoạch chia cắt Ðại Việt thành hai phần, miền Nam sẽ giao lại cho Xiêm La (khi đó đang khống chế cả Chân Lạp), và miền Bắc dành cho nhà Lê (dưới quyền bảo hộ của nhà Thanh). Tuy nhiên vua Càn Long đã bỏ kế hoạch đó vì không muốn cho Xiêm La nhúng tay vào ngại rằng sẽ làm mất thể diện thiên triều phải liên minh với một thuộc quốc.

Càn Long đưa ra một kế hoạch thâm hiểm hơn. Ðó là giao miền Trung lại cho Chiêm Thành lấy cớ nước này đã từng triều cống xưng thần với Trung Hoa trong mấy thế kỷ mà không biết rằng vương quốc Chiêm nay không còn và những vùng đất cũ của họ nay chỉ toàn người Việt. Có lẽ Càn Long muốn nước ta nội chiến càng lâu càng tốt, chứ không hẳn ông ta không biết Chiêm Thành đã bị diệt.

Càn Long cũng chủ trương dùng người Việt đánh người Việt, quân Thanh càng ít tổn thất càng tốt. Trong một lá thư gửi Tôn Sĩ Nghị, Càn Long đã viết:

… Bọn chúng (tức bầy tôi nhà Lê ) khi nghe quân Thiên triều đến chinh phạt, ắt sẽ nổi lên hưởng ứng rất đông, tính chuyện diệt Nguyễn phù Lê, nếu như ta án binh bất động, bọn họ không khỏi có dạ trông chờ. Ðây là một cơ hội rất tốt, xem ra khi đó quan quân nội địa (tức quân Thanh) ở vào cái thế không thể không hành động …

Ðể đem quân sang nước ta, ngoài việc tính toán cho chu đáo, sao cho lợi nhiều hơn hại, giảm thiểu về nhân mạng cũng như về tài chính, nhà Thanh cần một danh nghĩa để che đậy những dã tâm của chúng.

Do đó Tôn Sĩ Nghị cần những bằng chứng cụ thể để thuyết phục Càn Long cho phép động binh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị và Tôn Vĩnh Thanh (tuần phủ Quảng Tây) thì khi vua Hiển Tông băng hà:

Hoàng tôn Lê Duy Kỳ không có quốc ấn vì khi họ Trịnh còn nắm quyền đã ăn trộm mất ấn tín để mưu việc soán đoạt. Lê Duy Kỳ có viết biểu tâu lên để xin một quả ấn khác (tức ấn An Nam quốc vương của nhà Thanh phong cho) nhưng Tôn Sĩ Nghị chưa tiếp được bản cáo ai, lại chưa được chiếu chỉ cho phép nên đã từ chối”.

Căn cứ vào đó, vua Lê Chiêu Thống được coi như dòng chính thống và việc Nguyễn Huệ chiếm Thăng Long là một hành vi tiếm nghịch nên nhà Thanh phải can thiệp để lấy lại nước cho vua Lê.

Ðể đem quân sang nước ta nhà Thanh nêu cao chủ trương “hưng diệt kế tuyệt, phất lợi kỳ thổ địa thần dân” (hưng lên kẻ bị diệt, nối lại dòng bị đứt, không mưu lợi đất đai hay dân chúng)

Càn Long và Sĩ Nghị họp bàn mưu sâu kế hiểm, theo đó, chúng không chỉ lấy kinh đô Thăng Long rồi giao lại cho nhà Lê mà coi việc tái chiếm Bắc Hà mới là bước đầu. Một khi thành công, quân Thanh sẽ tiếp tục đánh xuống Thuận Hóa để “đảo huyệt cầm cừ” (đánh vào sào huyệt bắt kẻ cầm đầu) rồi tùy theo tình hình mà chia nước ta thành nhiều khu vực tự trị. Từ vị trí một ngoại phiên (tương tự như Triều Tiên, Lưu Cầu, Xiêm La …), An Nam sẽ trở thành một nội phiên như Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương … tuy vẫn do những lãnh tụ bản xứ cai trị nhưng thực chất chỉ là những quan lại do triều đình bổ nhiệm.

Ngày 22 tháng 7 năm 1788.

Càn Long gửi một đạo dụ cho Tôn Sĩ Nghị, để thấy được dã tâm của quân Thanh, em xin để nguyên văn:

"Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị tâu lên, tiếp theo căn cứ vào lời bẩm của Tả Giang Trấn thì thân quyến tự tôn nước An Nam chạy qua nội địa nên ta đã ra lệnh cho tùy nghi lo liệu, lại sai người đến ngay Long Châu, xem xét tình hình để tâu lên cho rõ ràng. Việc này trước đây khi Tôn Vĩnh Thanh tâu lên, trẫm sợ rằng viên tri phủ đó không có chủ kiến nên lập tức giáng chỉ ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị lập tức tra xét lo liệu.

Hiện nay viên tổng đốc kia chưa đợi dụ chỉ đã khởi trình đến trước rồi, như thế thực là biết việc nặng nhẹ, không thẹn là kẻ đại thần ở biên cương, thật đáng khen ngợi. Trong tấu triệp của Tôn Vĩnh Thanh trước đây, chưa biết tung tích của tự tôn Lê Duy Kỳ đang ở đâu, mà chạy sang đến hơn sáu chục người thì có liên hệ thế nào? Trẫm đã từng ra lệnh tra xét cho thấu đáo, rồi tâu ngay lên cho ta.

Nay cứ theo như lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, lúc đầu cứ tưởng có cả Lê Duy Kỳ đi theo. Thế nhưng nếu ví thử Lê Duy Kỳ đích thân dẫn quyến thuộc sang nội địa thì cớ gì lại phải ra lệnh cho di quan Nguyễn Huy Túc đứng tên, còn bọn thổ tù Nguyễn Nhạc kia sau khi công phá Lê thành, thấy Lê Duy Kỳ bôn đào nên dẫn binh truy sát. Nếu cả nước đã bị họ Nguyễn chiếm mất rồi, ắt Lê Duy Kỳ mang quyến thuộc theo, tuy không quá 60 người, nhưng lẽ nào đi đường không lo liệu tính toán gì mà đến được nội địa?

Lê Duy Kỳ nếu đã đến Long Châu nên truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị đến đó tận mặt hỏi Lê Duy Kỳ xem việc họ Nguyễn nổi loạn ra sao, hai bên vì cớ gì gây hấn, gặp nạn chạy sang nội địa cốt lo bảo toàn tính mạng mẹ con mà phải bỏ đất cho họ Nguyễn. Y bỏ nước chạy sang đây rồi, trong nước thần tử có ai lo chuyện diệt giặc khôi phục để nghinh đón mẹ con y về hay không, xem chủ kiến y thế nào?

Nếu như Lê Duy Kỳ cũng không biết rõ ràng thì nên hỏi bọn Nguyễn Huy Túc để cho rõ tình hình nước đó ngõ hầu theo tình hình mà trù biện. Theo ý trẫm thì vì quẫn bách mà tự tôn nước đó chạy sang nội địa, tuy trình lên không có giọng muốn xin quân cứu viện, nhưng nếu trấn mục nước đó có thể tụ tập dân binh, tảo trừ hung nghịch đón tự tôn về thì thế là tốt nhất. Còn như họ Nguyễn đã chiếm được cả địa phương ở Lê thành nhưng các nơi khác vẫn thuộc họ Lê, các trấn mục không diệt được họ Nguyễn nhưng việc đã định vẫn có thể sắp xếp cho ổn thỏa để nghinh đón tự tôn thì đất nước của nhà Lê cũng chưa đoạn tuyệt, cũng không cần phải hưng sư cho lớn chuyện làm gì.

Còn như họ Nguyễn công phá Lê thành xong chiếm hết nước An Nam, con cháu nhà Lê bị giết hại thì tự tôn nước đó không còn nước mà trở về. An Nam thần phục bản triều, rất là cung thuận, nay bị cường thần soán đoạt phải chạy sang đây nếu như ta bỏ qua không lý đến thật không phải là cái đạo tồn vong nên phải tập trung binh lực kể tội sang chinh thảo.

Trẫm nay đã định đoạt rồi, lại truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị, tuân theo dụ chỉ trước đây, xem két kỹ lưỡng thêm nữa, trù biện cho chín chắn, cứ theo tình thực mà nhanh chóng tâu lên ta sẽ đợi tới khi đó sẽ hạ chỉ để cho biện lý. Còn về phần thân thuộc của Lê Duy Kỳ thì nên sắp xếp cho ổn thỏa, cung cấp thêm chớ nên hẹp hòi, còn như các nơi cửa quan thì điều động một nghìn binh sĩ phân bố ra trấn đóng.

Ngặt vì binh lính không có nhiều, e rằng bọn phỉ thấy quan quân ít ỏi đâm ra coi thường thì hãy điều động thêm các nơi chung quanh hai ba nghìn lính nữa, phân bố quan ải để làm thanh viện, đề đốc Tam Ðức là người từng chinh chiến lâu năm, nên sai y đến đây thống lãnh, hợp với việc đàn áp tra xét, không cần phải lo gì nữa. Còn Tôn Sĩ Nghị sau khi nghe bẩm báo, lập tức lên đường đến ngay thật đúng như ý trẫm, hịch văn cũng thật là đắc thể, ngoài những điều trẫm đã nói cũng không có gì khác, nay thưởng thêm cho một đôi hà bao lớn, một đôi hà bao nhỏ để tưởng lệ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 24 tháng 7 năm 1788.

Nghị tâu lên rằng một khi hư trương thanh thế, truyền hịch đem quân sang đánh nước Nam, ắt những người đã theo Tây Sơn sẽ nổi lên chống lại, và nhà Thanh không phải hao quân tổn tướng mà vẫn đạt được thắng lợi. An Nam vốn chẳng phải là đất của Tây Sơn nên khi nghe tin quân Thanh sang đánh, họ sẽ rút về Quảng Nam không luyến tiếc. Mục tiêu gần của anh em Nguyễn Nhạc là thu vét tài vật thì họ đã làm xong, chiếm lĩnh đất đai chỉ là thứ yếu nên chắc chắn ra quân sẽ thành công.

Nghị cũng nói rõ là làm sao để vua Lê tiền hô hậu ủng đưa ông về Lê thành ( Thăng Long), phong vương rồi can thiệp càng lúc càng sâu vào nội tình nước ta như một vùng nội phiên.

Ðiều lợi trước mắt là làm sao để vua Chiêu Thống đích thân tham dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ, vừa chúc mừng, vừa tạ ơn đúng như ước nguyện của Càn Long để ông ta có dịp phô trương với mọi người về chính sách “nhân chí nghĩa tận” đối với thuộc quốc.

Cơ hội nghìn năm một thuở này sẽ bắc cầu cho tiền trình thăng quan tiến chức của Nghị.

Ngày 9 tháng 8 năm 1788.

Nghị mật tâu lên Càn Long:

"Tra xét việc hai họ Lê Nguyễn thù hằn giết chóc lẫn nhau nguyên do đã từ lâu. Theo lời bọn Nguyễn Huy Túc thì Nguyễn Nhạc là một họ nhỏ đất Tây Sơn, không phải họ lớn phụ chính (tức chúa Nguyễn ở Ðàng Trong) nhưng hai bên đánh lẫn nhau cũng đã nhiều năm. Nay đất An Nam (nói về Bắc Hà) một nửa thuộc về Nguyễn Nhạc còn tự tôn vẫn làm chủ một giải Sơn Nam, đất đó có thể giữ được, quân binh có thể chiến đấu, xem ra dòng nhà Lê chưa đến nỗi tuyệt, tước mà bản triều phong cho vẫn còn.

Còn như đất đai khi rộng khi hẹp, quốc thế lúc thịnh lúc suy, ngoại phiên của thiên triều thật nhiều, thế không thể lấy thước tấc mà đo, không phải lúc nào cũng lấy binh mã lương tiền của nội địa mà bao biện cho được. Nếu Nguyễn Nhạc có bụng chiếm cả nước An Nam, không để cho tự tôn một tấc đất, một nước triều cống trong một trăm mấy chục năm qua, nay bỗng dưng bị diệt, thực có liên quan đến thể thống thiên triều, không thể không điều động quan binh phạt bạo thảo tội."

Càn Long xem mật tâu, phê: "Trẫm phân vân chính là ở chỗ đó".

Xem ra việc xâm lược nước ta Càn Long chưa hẳn đã muốn lắm, mà chủ ý của Nghị nhiều hơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không phải Nguyễn Huệ không biết chuyện vua Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, bằng chứng là Huệ sai quan trấn thủ Hoàng Ðình Cầu và Nguyễn Ðình Liễn đem lễ vật lên tiến cống, trên từ biểu ký tên là Nguyễn Quang Bình .

Tuy chưa biết rõ tình hình ra sao nhưng Tôn Sĩ Nghị cũng hư trương thanh thế để dò xem phản ứng của quân Tây Sơn thế nào.

Ngày 2 tháng 8 năm 1788.

Tôn Sĩ Nghị đích thân đến Nam Quan ra lệnh cho phó tướng Vương Ðàn hiện đang chỉ huy hiệp Tân-Thái đứng trên cửa quan, lớn tiếng đọc bản hịch kết tội rồi ném hịch văn qua bên ngoài tường để cho quân Tây Sơn nhặt được.

Ngày 6 tháng 8 năm 1788.

Càn Long ra lệnh cho Quân Cơ Xứ nghiên cứu tình hình, Quân Cơ Xứ là cơ quan quyền lực tối cao của nhà Thanh, chỉ sau hoàng đế, mọi việc đều do tập thể nhỏ bé này quyết định, A Quế là người đứng đầu nhưng chỉ trình lên rất chung chung, đủ biết họ không muốn can thiệp vào việc này.

Xin trích nguyên văn lời tâu:

… Nước An Nam kia ở nơi phương nam xa xôi nóng nực, từ khi kiến quốc tự đời Tống đến nay, họ Nguyễn, họ Lý, họ Trần, họ Lê qua mấy đời soán đoạt tranh chấp lẫn nhau. Ðời Vĩnh Lạc nhà tiền Minh, nhân vì Lê Quí Ly cướp ngôi nhà Trần nên đã ba lần sang dẹp loạn, mất đến hơn chục năm, ngặt vì dân nước đó tính tình phản phúc, nên cũng phải bỏ về nhân vì họ Trần vô hậu, khi Lê Lợi cầu phong liền sách lập trở lại.

Về sau hai họ Lê Mạc tranh giành nhiều năm, triều ta uy đức tràn đầy nên nước đó khuynh tâm thần phục, triều cồng không dứt. Nhưng họ Lê không tự phấn chấn lên được, bị cường thần chế ngự, hiệu lệnh lại không ban bố xuống được toàn cõi, nguy cơ từ đó mà ra. Nay Lê Duy Kỳ bị Nguyễn Nhạc bức bách phải bôn đào, theo lời bọn di mục Nguyễn Huy Túc thì tự tôn nay chạy về một giải Sơn Nam mưu tính chuyện khôi phục.

Nếu như lòng người còn nhớ đến triều đại cũ, Lê Duy Kỳ có thể tụ tập binh dân tiễu trừ được Nguyễn Nhạc, thu phục Lê thành, nghinh đón quyến thuộc trở về. Hoặc giả tuy Lê Duy Kỳ hiện đang trốn tránh, các di mục cũng có thể đón tự tôn mưu tính việc khôi phục, theo như thánh dụ đợi cho đến lúc mọi sự đã định, lúc đó sẽ đón quyến thuộc về nước, không cần phải hưng sư làm cho lớn chuyện. Còn như tất cả nước An Nam đã bị Nguyễn Nhạc chiếm đóng rồi, đợi cho Tôn Sĩ Nghị tra xét rõ ràng tin tức của Lê Duy Kỳ, tâu lên, nặng hay nhẹ, gấp rút hay thư thả, khi đó phải làm gì ắt thánh minh sẽ có biện pháp.

Qua đây, có thể thâý các đại thần nhà Thanh đã không hưởng ứng việc đưa quân sang nước ta, việc động binh là do ý riêng của vua Càn Long và Tôn Sĩ Nghị, không thông qua quyết định của Quân Cơ Xứ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trước khi xuất quân, Càn Long sai tổng đốc Vân Nam – Quí Châu theo đường Mông Tự hư trương thanh thế, lại muốn đánh đòn tâm lý nên tung ra một tờ hịch giả cho Nguyễn Huệ:

Xin trích nguyên văn:

… Bản bộ đường tổng đốc các tỉnh Vân Nam – Quí Châu cùng với tổng đốc Quảng Ðông – Quảng Tây họ Tôn đều trông coi hai tỉnh, cùng phụng thánh chỉ đem quân tiễu trừ bọn giặc. Nghĩ đến tổ tiên trấn mục các ngươi từ trước đến nay vẫn là bầy tôi họ Lê, nay đến cháu con lại không biết cùng đứng lên, đồng tâm hiệp lực, vì tự tôn ngoài chống xâm lấn, trong sửa sang chính sự, lại đem lòng phản chủ, theo kẻ thù, cam tâm làm điều tà vạy, đến nỗi Nguyễn tặc đuổi chủ làm loạn luân thường, tàn hại dân chúng, sưu cao thuế nặng, làm điều trái nghĩa. Một khi đại quân tập hợp cùng tiễu trừ, bọn chúng lập tức bị tiêu diệt, còn những kẻ hùa theo đảng giặc, ắt sẽ bị (dân) nổi lên chém giết. Chính vì thế, nay ta truyền hịch cho các trấn mục các ngươi hãy nghĩ đến đại nghĩa, cùng nhau ra sức một lòng, chiêu tập binh dân, quét sạch nghịch tặc, nghênh đón chủ cũ, không những được tiếng trung với quốc gia, mà cũng còn được đại hoàng đế ân thưởng.

Còn như muối mặt mà chạy theo giặc, quay sang cho Nguyễn tặc dùng, chiếm giữ một vùng, thì bọn trấn mục các ngươi quả là vô nhân tâm, không biết gì đến thiên lý. Ðại binh tiến lên tiễu trừ, nhanh như sấm chớp, ắt những kẻ đi theo giặc sẽ bị tru diệt trước hết. Hiện nay bản bộ đường đang tập hợp mấy vạn binh mã Vân Nam – Quí Châu, cùng tổng đốc bộ đường họ Tôn của Lưỡng Quảng định kỳ tiến phát. Ðợi khi Lưỡng Quảng Tôn tổng đốc cho biết ngày giờ tiến quân rồi, bản bộ đường sẽ tức tốc đốc thúc quan binh hai mặt cùng đánh vào, các ngươi mỗi đứa chiếm cứ một vùng nhỏ bằng viên đạn, liệu chống đỡ được bao lâu, thiên binh tới nơi, ắt thành tro bụi. Còn như trấn mục các ngươi biết tỉnh ngộ mà theo đường thuận, danh tiết cũng vẹn toàn, còn như chấp mê theo đường nghịch thì thân mình, gia quyến không bảo vệ được, hoạ phúc đã rõ ràng, hãy tự chọn lấy, ấy là tình thực bảo cho biết điều thay cũ đổi mới, chẳng phải là ta xui các ngươi làm điều phản phúc.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ các ngươi vốn là bầy tôi họ Lê, nay dám làm điều phản loạn, đem quân đuổi chủ, dân trong nước không ai là không phẫn hận, hiện nay Tôn tổng đốc đích thân dẫn đại binh tiễu trừ, lại có trấn mục Lạng Sơn là Phan Khải Ðức cùng nhân mã bảy châu, thêm xưởng dân châu Văn Uyên là Hoàng Liêu Ðạt, xã mục châu Thất Tuyền là Nguyễn Trọng Khoa tất cả kéo nhau đi trước. Binh mã Lưỡng Quảng uy phong cường tráng, liệu bọn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ yêu ma tiểu xú các ngươi, dám giơ cái càng bọ ngựa chống trả, một khi bắt được rồi ắt sẽ lập tức tru diệt, còn như trốn chạy vào nơi núi rừng, thì dân trong nước cũng sẽ bắt lấy đem hiến cho vua Lê, quốc vương các ngươi trước bị đuổi đi, lẽ nào bây giờ lại dung thứ?

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đường Quảng Tây đã không còn cách nào chạy, tội thật do chính các ngươi gây ra. Nếu như sớm hối lỗi đổi mới, cải tà qui chính, mang thân đến biên cảnh Vân Nam, bản bộ đường âu cũng thay mặt tâu lên đại hoàng đế gia ân đặc biệt, tha cho khỏi chết, cũng như trước đây An Nam di mục các ngươi là Hoàng Công Toản vì đắc tội với Lê vương mà chạy qua, cũng được đại hoàng đế gia ân cho sinh sống nơi nội địa, cho đến nay bảo toàn được bao nhiêu tính mạng.

Nếu như Nguyễn Nhạc biết tức tốc quay đầu, bản bộ đường sẽ tâu lên đại hoàng đế mở cho một đường, tìm cách chiếu liệu. Bản bộ đường ngưỡng vọng đức hiếu sinh của đại hoàng đế như trời nên đặc biệt chỉ đường mê cho ngươi, tìm một sinh lộ mới, hoạ phúc hay không chỉ trong khoảnh khắc, chớ nên chần chờ, hãy vâng theo lời dụ này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 18 tháng 10 năm 1788.

Người em thứ ba của Chiêu Thống là Lê Duy Chỉ khi nghe tin quân Thanh dự định qua đánh cũng sai Nguyễn Thời Kiệt sang nhà Thanh trình lên Tôn Sĩ Nghị một tờ bẩm. Để cho các cụ thấy rõ tình hình, suy nghĩ của hoàng tộc nhà Lê, em cũng để nguyên văn:

Em thứ ba tự tôn của quốc vương nước An Nam là Lan Quận Công Lê Duy Chỉ rập đầu quì trước tổng đốc đại nhân tâu lên rằng:

Anh của Chỉ này vì đức bạc nên tai vạ xảy ra, nghịch tặc nổi lên khiến hoạ đến quốc gia, tông miếu xã tắc gần như sụp đổ. Vào tháng Một năm ngoái (Ðinh Mùi), quân giặc họ Nguyễn tiến vào Lê thành, anh của Chỉ là Duy Kỳ bỏ chạy, Chỉ này còn non trẻ không biết gì, cũng hoảng hốt tránh loạn, may nhờ được các bầy tôi bảo hộ, mẹ của Chỉ và quyến thuộc tị nạn Thái Nguyên.

Ngờ đâu nghịch tặc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không nghĩ gì đến ơn của ông Chỉ (tức vua Hiển Tông), quay giáo giết chóc, đuổi theo mẹ Chỉ và quyến thuộc tới tận ngoài ải Ðẩu Áo, toan bề giết sạch cả nhà. Trong cơn nguy cấp, may nhờ đại ân thiên triều, tế nạn phù nguy, cứu mẹ Chỉ và quyến thuộc hơn sáu mươi nhân mạng về Long Châu bên kia ải, cho cơm ăn áo mặc, lại được chế hiến đại nhân tâu lên hoàng đế đưa về Nam Ninh, sống yên ổn no đủ, trên dưới ai ai cũng được hưởng ơn mưa móc.

(Hoàng đế) lại nghĩđến ông cha Chỉ này trước nay thờ phụng thiên triều, không nỡ để cho họ Lê tuyệt diệt, nên điều mấy chục vạn quân đóng ở ba cửa ải, giúp cho anh của Chỉ toan tính việc khôi phục, trước tung ra hịch văn cho mọi người rõ, để cho giặc vỡ mật. Chỉ nay đang tị nạn ở Ba Bồng, nghe được chuyện đó, xúc động đến rơi nước mắt.

Nghĩ đến nước non tổ tông Chỉ này đều do thiên triều ban cho, hơn trăm năm nay được hoà bình cũng là nhờ ơn che chở ấy cả. Nay nhân nghịch khấu tràn vào trong nước, lại chịu ơn cứu thoát ra khỏi nơi nước lửa, khiến cho mẹ con anh em Chỉ này đang nguy trở lại an, đang mất mà lại còn, tất cả đều do hồng ân tái tạo của đại hoàng đế vậy.

Chỉ này hèn mọn quê mùa, lang thang không nhà, chẳng biết làm sao đệ đạt lên thiên triều, chỉ mong đại nhân đem tấc lòng cảm kích của mẹ con, anh em Chỉ tâu lên thiên đình, để tỏ tấm lòng báo chủ của thân chó ngựa.

Ngày 26 tháng Năm năm nay (29-6-1788), Chỉ ở xưởng Ba Bồng bị Nguyễn khấu sai thích khách chém mấy nhát, may nhờ xưởng dân cứu hộ, giết được thích khách. Ðến nay các vết thương cũng đã lành, đang tập hợp nghĩa dân, hiệu triệu hương dũng để toan tính việc khôi phục Lê thành, ai nấy hăng hái hớn hở. Nếu anh của Chỉ lấy lại được nước, cốt nhục đoàn viên, đời đời cháu con, sống thì rập đầu, chết nguyện kết cỏ.

Duy Chỉ hoảng hốt run rẩy, lập cập tâu lên.

Càn Long năm thứ năm mươi ba, ngày 20 tháng Chín
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Thời Kiệt trình bày với Nghị rằng nước Nam mấy năm qua bị hạn hán, từ mùa thu năm nay lại mưa dầm, đường đi nhiều nơi bị ngập nước. Từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long phải qua bốn con sông lớn, nước chảy xiết, binh mã khó đi, phải chờ cho đến sau tháng Mười trời tạnh ráo hãy xuất quân mới thuận tiện.

Trong cái thế chủ quan sẵn có tin chắc rằng việc thôn tính nước ta thật dễ, Nghị lập tức tính chuyện chiến thắng nên tâu lên:

"… Nghe rằng nước Xiêm La đường biển ngay sát Quảng Nam (tức miền Nam nước ta khi đó nhà Thanh gọi là nước Quảng Nam), đã từng cùng Nguyễn tặc hai bên chém giết nhau, chẳng biết có đúng hay không. Theo hạ kiến của thần, Trịnh Vương nước Xiêm La thần phục thiên triều, cực kỳ cung thuận, lại là nước mới thành lập, binh lực hẳn là sung túc, việc gì mình phải tốn phí tiền bạc lương thực thu hồi Quảng Nam cho họ Lê làm gì, để gây ra cái vạ về sau. Vậy xin bệ hạ chỉ dụ cho quốc vương Xiêm La, nhân lúc thiên binh tiễu trừ khiến Nguyễn tặc không thể nào quay lại chống đỡ được, ra lệnh cho y đem binh chiếm Quảng Nam rồi đem đất đó giao luôn cho Xiêm La để cho họ thu thuế má, ắt nước đó sẽ từ nay ngoan ngoãn phục tòng ta."

Thoạt đầu, Càn Long thấy kế đó có thể thực hiện được nhưng sau đó suy nghĩ lại, thấy không ổn, liền ra lệnh cho Nghị nhờ Xiêm giăng lưới bắt giữ Nguyễn Huệ nếu như ông bỏ chạy, Nghị bèn gửi một văn thư cho vua Xiêm vừa hăm dọa, vừa xúi dại.

Càn Long ra lệnh cho các trấn dọc theo biên giới như Tả Giang, Cao Liêm, Khai Hoá, Lâm Nguyên … điều động binh mã giữ chặn các nơi hiểm yếu để ngăn chặn quân Tây Sơn thừa dịp tiến sang đánh phá, một mặt hư trương thanh thế để cho Chiêu Thống sẽ cùng các toán dân quân nổi lên. Vua Càn Long cũng ra mật lệnh rằng “việc động binh chỉ một mình Tôn Sĩ Nghị biết mà thôi, bên ngoài vẫn làm ra vẻ như không có gì cả, chớ cho các trấn được biết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xưa nay sử sách nước ta vẫn lên án việc vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, nhưng khi xem xét lại nhiều tài liệu TQ thì em và các cụ cũng phải có cái nhìn sao cho thật khách quan với ông.

Cho đến lúc này, việc dự tính xâm lược nước ta đều do các tay chân tùy tùng của Lê Chiêu Thống tâu lên nhà Thanh, có 1 sự thật mà nhà Thanh vẫn giấu nhẹm là vua Lê Chiêu Thống không có trong đám tòng vong, điều này làm cho tình hình trở nên phức tạp.

Ngay cả tông thất nhà Lê lưu lạc sang Quảng Tây, cũng không biết vua Lê đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Nhà Thanh cũng phân vân không biết xử trí thế nào cho phải phép vì nếu chỉ ngang nhiên nghe một bề rồi đem quân sang nước ta chưa biết sẽ đi đến đâu và cũng không có chính nghĩa (dù chỉ là giả).

Việc đầu tiên Nghị phải làm là tìm ra tung tích vua Lê cho được danh chính ngôn thuận trước khi có thể xin vua Càn Long chấp thuận cho động binh.

Các tòng vong nhà Lê cũng nóng ruột muốn vua Lê ra mặt để việc cầu viện nhà Thanh được danh chính ngôn thuận.

Khi được đưa về phủ Nam Ninh, sáu người trong nhóm, đứng đầu là Nguyễn Huy Túc lập tức tình nguyện theo đường núi về nước kiếm CHiêu Thống, trước là thông báo tin tức gia quyến đang bình an sống bên Trung Hoa cho nhà vua khỏi khắc khoải, mặt khác giúp vua Chiêu Thống tính chuyện khôi phục để còn đón thân nhân về.

Các quan nhà Lê lưu vong bèn bàn bạc, cử Nguyễn Huy Túc, Hoàng Ích Hiểu, Phạm Ðình Quyền ở lại chăm sóc cho vương quyến, những người kia chia thành hai đường, Lê Quýnh theo đường thủy Quảng Ðông, Nguyễn Quốc Ðống, Nguyễn Ðình Mai theo đường Vân Nam về nước tìm vua Chiêu Thống.

Ngày 6 tháng 9 năm 1788.

Nhóm Lê Quýnh tìm được vua Chiêu Thống đang trốn chui lủi ở Tứ Kỳ, hải Dương, nghe tin tức, Chiêu Thống biết không còn cách nào khác, bèn viết một tờ biểu gửi cho Nghị.

Tờ biểu đề ngày 24 tháng Tám, Càn Long năm thứ 53, theo Dương lịch là ngày 23 tháng 9 năm 1788.

Để biết Chiêu Thống viết gì, em cũng xin trích nguyên văn tờ biểu:

… Kỳ tôi (tức Lê Duy Kỳ tự xưng, tên húy của vua Lê Chiêu Thống) vốn còn trẻ tuổi, gặp lúc nhà nhiều tai nạn. Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), giặc Quảng Nam trong nước là Nguyễn Văn Nhạc lấy danh nghĩa đánh họ Trịnh, sai em là Nguyễn Văn Bình xua quân nhập khấu, nhân vì ông của thần đang bệnh nặng nên việc phòng ngự lỏng lẻo, phủ thành không giữ được, ông của Kỳ chẳng may lìa đời, y mới hiếp chế, may nhờ lòng người chưa quên, khắp nơi nổi dậy tấn công, y đành phải vơ vét đồ dùng khí dụng, luôn cả quốc ấn đem đi.

Người dân để cho Kỳ tôi nắm quyền chủ nước cho đến tháng Chạp năm Ðinh Mùi thì Nguyễn Văn Bình phản lại anh, chiếm lấy thành Thuận Hóa, rồi quay lại cướp bóc. Khi đó nước mới kiến tạo, tài lực hai đàng đều cạn kiệt, không thể bảo vệ cương vực, khiến y tiến thẳng đến kinh thành, rồi xưng thiên hoàng đế, kỷ nguyên Thái Ðức, sưu cao thuế nặng, thật là lầm than. Dân chúng vì sợ uy lệnh nên đành phải miễn cưỡng tuân theo, Kỳ tôi phải chạy ra ngoài, cùng thần dân tính chuyện khôi phục, nhưng đại thế đã mất, ít không chống được với đông người, đỡ đông chạy tây rồi cũng phải tan.

Ðến tháng Tư năm nay (Mậu Thân), thân mẫu của Kỳ tôi cùng quyến thuộc đem thân qua quí hạt, mong được đề tấu, may được hai vị đại nhân dung nạp, xem xét rõ sự tình, yết dụ cáo tri đại nghĩa, bản hịch tới tay, Kỳ tôi cùng văn võ quan viên đọc đi đọc lại, thực cảm kích không đâu cho hết, thâm kiến hai vị đại nhân trên thì tỏ lòng nhân đức trời cao, dưới biểu lộ chỗ tình cận kề, thương cho lòng thành của kẻ thế cô bị cướp mất cơ nghiệp, nên tỏ ra thành lời.

Người dân trong nước nghe được cũng bi phẫn đứng lên, ai nấy tự sắm sửa giáp binh, công phá thành ấp, ngày ngày mong đợi vương sư kéo đến, riêng Kỳ tôi nay chỉ còn chút hơi tàn, không tự mình nổi lên được, lòng chỉ muốn đem thây gửi nơi nội địa (chỉ Trung Quốc), dựa vào oai linh của thiên triều, nhưng vì đường sá gian nan trở ngại, mỗi cử động đều bị dòm ngó, quốc ấn lại luân lạc mất rồi, nên không dám mạo muội ra mặt, e thất lễ của kẻ bầy tôi, nghĩ lại tổ tông của Kỳ này, đời đời ở cõi Nam, luôn giữ phận triều cống, nay không giữ được nước để đến nỗi lang thang hèn hạ, trên thì mất chức phiên phong, dưới thì đắc tội với dân chúng, làm phiền nhiễu cả uy phong khiến cho vương sư mất công từ xa kéo đến, Kỳ tôi thực hết sức hoảng hốt, nay không còn đất để dung thân, chỉ mong thánh đức thể niệm cho nội ngoại ai chẳng là kẻ vương thần, cúi mong hai vị đại nhân nghĩ tình lúc trước mà đề đạt lên cho thiên tử, thương xót cho kẻ cô nguy nơi hoang viễn, sinh linh đồ thán, cứu kẻ đang ở nơi nước lửa, trải rộng đức chí nhân.

Cứ trộm nghĩ theo hình thế bản quốc, phía đông, phía nam là biển cả, phương tây phương bắc tiếp giáp nội địa (Trung Quốc), bọn giặc thắng thế quen mùi trở nên kiêu ngạo, phòng thủ lơ là, trong thành cùng ngoài các đạo cựu binh chưa đầy 6 vạn, quá nửa là quốc dân bị bức bách, không có lòng chiến đấu. Nay truyền cho nghe rằng quân thiên triều đã tới nơi, nếu như không biết hối tội, thì thế ắt sẽ mỗi người dân đều là một người lính, mọi nhà đều là chỗ cung cấp lương ăn, đem tính mạng ra chiến đấu, để thử xem mũi nhọn thế nào, chỉ trong sớm tối hai bề thuỷ lục cùng tiến, bốn mặt giáp công. Thế bên kia chia rẽ, sức yếu, không cứu ứng được nhau, thần dân bản quốc tình nguyện ứng nghĩa mà xông lên trước, tặc đồ không đánh cũng tan.

Kỳ tôi trốn ở nơi xa xôi hẻo lánh, thực trông mong hết sức, cảm ơn tái tạo của thiên hoàng đế, lại do hai vị đại nhân hết sức giúp đỡ, cũng may nhờ vào ân đức tổ tiên, không uổng công bôn tẩu nên được bề trên chấp thuận, Kỳ tôi cùng các bầy tôi văn võ, nguyện ghi khắc trong lòng, nên hôm nay cung kính dâng thư này.

Ngày 24 tháng Tám, Càn Long năm thứ 53
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiêu Thống, từ khi biết tin nhà Thanh sẽ mang quân sang, trong lòng không vui, không buồn. Các thuộc hạ đi trốn cùng nhà vua còn vui hơn vua gấp bội.

Các thuộc hạ khuyên vua rằng một lá thư tay gửi Tôn Sĩ Nghị chưa đủ lễ nghi mà phải cử một phái bộ chính thức mang quốc thư sang cầu viện, nhất là không có quốc ấn (tức ấn An Nam quốc vương mà nhà Thanh ban cho họ Lê) nên càng cần những người có vai vế đem đi.

Trần Danh Án vốn là cận thần ở cùng với vua Lê lâu nay, còn Lê Duy Ðản là đồng tộc, cả hai đều là tiến sĩ xuất thân, nên việc đi sứ cũng đồng thời đem tin nhà coi như bảo đảm rằng đây là người của vua Lê gửi sang thật.

Ngày 13 tháng 10 năm 1788.

Hai sứ thần mang lá thư (thứ hai) của vua Chiêu Thống lên đường, xin trích nguyên văn:

Tự tôn nước An Nam là Lê Duy Kỳ kính cẩn trình lên trước đài của bộ đường đại nhân thiên triều Thái Tử Thái Bảo Binh Bộ Thượng Thư kiêm Ðô Sát Viện HữuÐô Ngự Sử thế tập Nhất Ðẳng Khinh Xa Ðô Uùy tổng đốc Quảng Ðông, Quảng Tây kiêm lo việc lương hướng, phục vụ đại hoàng đếđường bay rong ruổi, thành công đắc lực của bậc đế vương, lòng nhân rộng rãi, lượng rộng như trời đất cha mẹ, uy quyền thêm đầy đủ, đức không bến bờ:

Nhà Kỳ tôi tổ tông lâu đời làm chủ đất nước, vỗ về chăn dắt nhân dân, chẳng may mất nghiệp, bản thân mình phải trốn lánh nơi sơn cùng thủy tận, người thân phải tìm đường sống nơi đất thiên triều, hơn sáu mươi người già trẻ được giúp cho nơi ăn chốn ở.

Ðại hoàng đế trước nay thương xót đến cả những kẻ xa xôi, cả những kẻ chưa từng thần phục, nay giương cao tinh việt, điều động mấy chục vạn quân tinh nhuệ, tụ tập chiến thuyền, chuyển vận vài lộ ức vạn thiên tiền gạo, điểm binh lữ, vừa thuận thiên thời, lại lo đến Kỳ tôi đang lúc nguy cơ nên sai bồi thần về kiếm tung tích, ơn bao la ấy phải ghi khắc trong tim, lại mang theo bằng chứng của mẫu thân về nước, nghĩ đến sự lo toan của thánh thượng mà rơi lệ, thấy bề trên không gì không nghĩ tới, biết rằng ngày giờ khôi phục đã đến nơi.

Bọn Nguyễn tặc ngu xuẩn kia chưa biết hối tội, đem hai trăm năm của bản quốc, vỏn vẹn cơ nghiệp Ðộng Hải, Phú Xuân, dăm sáu vạn quân man mọi, khoe vài cái thành con, mỗi nơi mai phục vài tên thảo mãng, dàn trận voi ở bờ sông, ngây ngô học đòi kháng cự binh thiên triều.

Thế nhưng bọ ngựa làm sao chống nổi xe, chim sẻ biết đâu lưới đã giăng tứ phía, chồn cáo không qua, bậc thánh nhân một khi nổi giận, ngọc đá đều tan, trải đại nghĩa khắp thiên hạ, giữ mối giềng cho thuộc quốc. Kỳ may mắn còn chút hơi tàn, ẩn nơi lều cỏ, mong thánh đức ban xuống để cho mất rồi lại còn, đứt rồi lại nối, đợi khi binh thiên triều nhập cảnh, nguyện đích thân bầu nước giỏ cơm, dù có tan thây nát thịt cũng không đủ báo đáp cái ơn tái tạo của thiên triều.

Vì quốc ấn đã bị thất lạc, không dám trình lên thiên tử, cung kính mong đại nhân thay mặt chuyển tấu, khấu tạ hoàng ân, Kỳ không khỏi xúc động, run lẩy bẩy, kính cẩn trình lên.

Ngày 15 tháng Chín, năm Càn Long thứ 53.

Khi chuyển lên ngoài tờ biểu của Chiêu Thống, chính tay Lê Quýnh lại cũng viết thêm một tấu thư khác:

Từ khi An Nam lập quốc đến nay thì chỉ có họ Lê được nước một cách chính đáng, ân huệ đủ để lòng người hướng về, lễ nghĩa đủ cho sĩ phu đi theo.

Tuy ở giữa thời có họ Mạc tiếm vị hơn sáu mươi năm nhưng lòng người vẫn mến cũ không đổi. Sau đó lại trung hưng hơn hai trăm năm qua, có họ Trịnh phụ chính, là bầy tôi nắm quyền đời nọ sang đời kia. Vua nước tôi tuy làm chủ một nước nhưng phương nam thì có họ Nguyễn phụ chính trông coi đất đai, còn phương bắc thì họ Trịnh phụ chính, nắm giữ binh quyền cho đến tận ngày nay.

Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đều bị Nguyễn Nhạc đánh đuổi, khi đó lòng người nghĩ rằng y muốn trừ nạn cho nước nên không ai chống lại. Ðến khi tâm tích của giặc Nguyễn lộ ra, hết sức hung bạo. Ðầu tiên là cách đây một kỷ, Nguyễn tặc tự đặt niên hiệu là Thái Ðức. Nay y định chiếm nước phạm thượng thì cày bừa cũng thành gươm giáo, vì chưng họ Lê ân thấm đến người, ấy là vì nhân nên đạo nghĩa dân quay về, giặc Nguyễn tuy mạnh nhưng không thể cưỡng bức người ta theo được.

Nếu được thiên triều vì lòng nuôi kẻ nhỏ mà ngó xuống, giúp kẻ khốn cùng, đem binh đến sát với biên cảnh thì có thể thanh viện cho hạ quốc, dân trong nước nghe tin này ắt sẽ nổi lên chống lại, chẳng phải phiền binh lực thiên triều trợ giúp mà lập tức đầu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đến ngay.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ nói đúng, chứng tỏ ngoài tài năng quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà chính trị khá giỏi đấy chứ?
Kiệt xuất luôn ạ !
Cụ Huệ cũng dùng chính chiêu hiểm này với cụ Nhạc và cụ Lữ để 2 cụ này chỉ còn vừa đủ sức kháng cự với NA mà không thể đánh úp cụ Huệ từ sau lưng khi cụ tiến hành Bắc phạt, khi cụ Huệ rời Phú Xuân ra Bắc Hà lo đánh Thanh diệt Lê, ổn định chính sự Đàng Ngoài cụ NA cũng chỉ loanh quanh Gia Định không thể vượt qua cụ Nhạc và cụ Lữ

Chỉ trong 2 năm từ 1 Bắc Hà bị tàn phá hoàn toàn tới không còn gì cụ đã ổn định, vực lại nó và tập trung được 1 lực lượng để Nam tiến với sức mạnh mà các giáo sỹ phương tây phải lo chuẩn bị hành trang để bỏ chạy ;))
Tiếc là người tính không lại với Trời :((
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 10 năm 1788.

Khắp nơi ở miền Bắc Hà, chỗ nào cũng có giặc giã nổi lên, quân Tây Sơn tuy còn đóng ở Bắc cùng Giám quốc Lê Duy Cận, nhưng cũng chỉ đảm bảo an ninh ở những khu vực quanh kinh thành, còn lại cũng để mặc.

Các quan nhà Lê hầu như chỉ trông vào quân Thanh giúp. Bọn này sang Tàu đều cố gắng trình bày tình hình nước ta một các lạc quan. Thực tế, tình hình giao tranh giữa các nhóm quân " Cần Vương" và quân Tây Sơn xen kẽ như hình da beo.

Chủ tâm của mỗi nhóm một ý nên không kết hợp được thành một lực lượng, phần lớn vì “kiến cơ nhi tác” (thấy nhân cơ hội mà nổi dậy) chứ không phải vì ghét nhà Tây Sơn hay có dạ hoài Lê.

Có nhóm tự xưng con cháu nhà Lý, lại có người tự nhận là con cháu cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà sấm Trạng có đoán rằng y là chân long thiên tử.

Khi nghe tin quân Thanh sắp sửa sang đánh nước ta, một số cựu thần nhà Lê toan đem quân đánh úp Thăng Long và tấn công quân Tây Sơn nhưng âm mưu bị bại lộ.

Như vậy nhóm quân mà sử ta hay gọi là quân "ứng nghĩa " này cũng tạp nham, nhí nhố và trong bụng thực ra cũng chả coi xã tắc, nhân dân hay bản thân vua Chiêu Thống ra gì.

Nói qua về các anh em vua Chiêu Thống:

Vua Chiêu Thống tên húy là Lê Duy Kỳ, Kỳ có ba anh em, trong đó vua CHiêu Thống là anh cả, kế tiếp là Ðiền Quận Công Lê Duy Lứu, sau nữa là Lạn Quận Công Lê Duy Chỉ.

Trong lúc Lê CHiêu Thống đang lẩn trốn, theo các giáo sĩ là về Hải Dương nương nhờ một võ quan nhà Lê theo công giáo, vua cải trang các kiểu, lẩn trốn nay chỗ này, mai chỗ khác, bên cạnh chỉ có một hai người thân tín.

Hai người em vua khởi binh oanh Tây Sơn, Lê Duy Lứu nổi lên ở Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lê Duy Chỉ nổi lên ở Thái Nguyên, Kinh Bắc.

Khi thành Tuyên Quang bị thất thủ, quân Tây Sơn bắt được Lê Duy Lứu ở Ðô Long đem về Thăng Long chém đầu.

Lê Duy Chỉ chạy lên Ba Phùng (hay Ba Bồng) bị thích khách chém trúng đùi nhưng may nhờ dân chúng bảo vệ nên chạy thoát.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 9 tháng 10 năm 1788.

Tin quân Thanh chuẩn bị oánh đã được các tướng Tây Sơn biết trước.

Ngô Văn Sở sai hiệp trấn Trần Danh Bính đem quân tấn công Lạng Sơn, Bính thấy các nơi chỗ nào cũng trương tờ hịch nên lại theo giặc nốt.

Ngô Văn Sở nghe tin đó liền viết thư gửi cho Phan Khải Ðức và Trần Danh Bính trách họ manh tâm bội bạc, vong ân phụ nghĩa. Thực ra, khi nghe tin quân Thanh sắp sang, các tướng và các thổ tù cũ của nhà Lê vốn theo Tây Sơn đều đã buông giáo đầu hàng giặc hết.

Tình hình bắt đầu căng thẳng.

Ngày 9 tháng 11 năm 1788.

Ngô Văn Sở lại sai cựu quan nhà Lê là Tạ Ðình Thực cùng một số châu mục ở miền Bắc viết biểu tâu lên Tôn Sĩ Nghị. Tờ biểu dài, xin trích vài đoạn quan trọng hầu các cụ:

...
(chúng tôi) tiếp nhận được hiểu dụ rằng bản quốc bị thổ mục đất Quảng Nam là Nguyễn Huệ chiếm cứ Lê thành,[vậy nên] thần dân nhà Lê ai ai cũng phải nghĩđến đức cũ, đồng lòng căm hận, đợi khi thiên binh qua ải tiễu trừ sẽ chia nhau ra để được sử dụng.

Ngưỡng mộ đại nhân có lòng chí nhân thương xót người bị nạn, đỡ đần kẻ đang ngả nghiêng, khẳng khái lấy điều hoạ phúc, danh nghĩa để chỉ bảo những điều mờ tối cho chúng tôi, thực hết sức cảm kích.

....
Trộm nghĩ Lê vương nước tôi thụ phong, thiên triều nghĩ đến vua nước dưới hơn ba trăm năm đời đời thừa kế, bọn chúng tôi là dân ăn lộc, chịu ơn vua, nay tự tôn một sớm mất cả xã tắc, lưu lạc bôn đào, hễ ai còn chút khí huyết không thể không chua xót. Thế nhưng bản quốc trước đây sở dĩđổ nát, mối hoạ chẳng phải một ngày một buổi. Vua Lê mất hết quyền bính, việc cai trị giao cho họ Trịnh cả, đã mấy đời nay, để cho yêm hoạn lộng quyền, chính trị pháp luật không ai gìn giữ, trong nước sinh ra biến cố, không năm nào không, để đến xảy ra binh đao năm Giáp Ngọ (1774), dân chúng Nam Hà khốn khổ về sưu thuế, đã mỏi mệt chuyện binh đao, lại xây thành đắp luỹ, mười phần thì chết đến bốn năm. Ðến khi Trịnh Ðống nắm quyền, loạn lạc lại càng quá lắm, quan tham lại nhũng, binh kiêu dân oán.

Chính vì thế mà anh em thổ mục đất Quảng Nam mới thừa cơ nổi lên, dân chúng cả một dải biển Nam, bấy giờ mới tập hợp lại. Mùa hạ năm Bính Ngọ (1786) (quân Tây Sơn) tiến đến thẳng kinh thành, hai bên giao chiến, phụ chính cũ là Trịnh Ðống bị thua, xuất bôn rồi chết ở lộ Sơn Tây, Nguyễn Huệ vào thành chiêu an, phủ dụ không hề giết một ai, người nào hàng thì tiếp nhận khiến người đi theo càng lúc càng đông. Năm trước quốc vương Duy Ðoan già cả bệnh hoạn, Nguyễn Huệ đăng điện phù tá, dâng lên hộ tịch binh dân, việc xong cuốn giáp trở về nam, người dân trong nước chạy theo không biết bao nhiêu mà kể.

Chẳng bao lâu tiền vương tạ thế, tự tôn Duy Kỳ kế vị, lại ngầm vời phản thần của Nguyễn Huệ là Nguyễn Chỉnh đem quân vào hộ vệ, Nguyễn Chỉnh chuyên quyền trị nước, khiến dân tình không theo, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam các nơi, đâu đâu cũng nổi lên làm loạn, binh lửa không ngày nào không. Cố chủ bị Nguyễn Chỉnh mê hoặc, ra tay tru lục không kể gì, người người ngả nghiêng không biết đường nào, ai nấy chạy đến Nguyễn Huệ xin đem binh dẹp loạn Nguyễn Chỉnh, khiến cho Nam binh lại phải trở ra, cố chủ bị Nguyễn Chỉnh ép bức, thua trận bỏ chạy.

Năm nay Nguyễn Huệ vào đô thành, lập con thứ của tiền vương là Duy Cận giám quốc thờ phụng, hơn tháng lại trở về đất cũ. Thần dân nước tôi thấy con cháu vua cũ yếu hèn, không giữ nổi nước nên mời Nguyễn Huệ ở lại chăn dắt, dẹp an phản trắc, thật chẳng phải có ý nọ tâm kia, bỏ cũ thay mới, có điều sự thế thayđổi, kẻ yếu không thể tự tồn được, bản quốc vững vàng cũng là nhờ vào Nguyễn Huệ mà yên ổn, mấy lần muốn giữ lại nhưng Nguyễn Huệ bụng dạ khiêm nhường, quả không có ý chiếm thành lấy nước.
....


Nay nghe đại nhân kể tội, e rằng chỉ là nghe những lời đồn, phần lớn không phãi chuyện thực, mẹ và quyến thuộc cố chủ mất nước hoảng hốt, cho nên đổ tội cho người, còn thần dân bản quốc thì bị cái tiếng chạy theo kẻ nghịch nên phải viết thư trình bày, mong việc này được sáng tỏ, sợ danh nghĩa bị hoen ố mà hoạ phúc cận kề, mong đại nhân đèn trời soi xét thông hiểu được tình cảnh ở xa, đoái thương đến thân phận chúng tôi mà miễn cho tội lỗi.

Phàm tính trời ai chẳng nhớ nguồn gốc, việc mất còn không lẽ không nghĩđến hay sao? Nay cố chủ đi rồi không nghe tung tích, đại nhân xin đại hoàng đếđem binh tiến thẳng đến Lê thành, sức cho chúng tôi nghênh đón cố chủ về nước, thật không biết một khi (vua Lê) ra đi rồi, phong ba lam chướng, biết đâu mà kiếm. Một khi đã ra quân, nhân dân nơi hòn tên mũi đạn, ắt lòng trắc ẩn của đại nhân chẳng nỡ nào. Nước chúng tôi từ thuở binh đao đến nay, tài lực đều cạn kiệt, nay các đạo quan binh mấy chục vạn kéo sang, tư lương chu cấp, ắt là chẳng đủ, thật trong lòng sợ hãi khôn xiết.

Nay xin đại nhân rủ lòng soi xét, tâu lên đại hoàng đế tra xét rõ ràng Nguyễn Huệ hai lần nhập đô ra sao, để cho dân nước tôi được đón mẹ và quyến thuộc cố chủ trở về, (để cho) rõ ràng ngay cong, còn nhân mã, lương thảo đã xuất khẩu, bản quốc sẽ liệu đường lo toan, bọn chúng tôi không khỏi kinh hoảng mà bẩm lên.

Ngày 22 tháng Mười năm Càn Long thứ 53.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 19 tháng 11 năm 1788.

Ngô Văn Sở lại yêu cầu Giám quốc Lê Duy Cẩn và một số quan lại nhà Lê trình bày mọi việc để xin nhà Thanh bãi binh.

Tờ biểu này tuy có nhiều điểm không hoàn toàn đúng sự thực nhưng cũng cung cấp được một số chi tiết đáng lưu ý, chẳng hạn tên những hoàng thúc bị vua Chiêu Thống làm hại, xác định lại một số sự việc và chuyện vua Lê Hiển Tông nhường đất Nghệ An cho Tây Sơn, có lẽ đây là những điều gây ra nỗi ác cảm giữa Nguyễn Huệ và Chiêu Thống.

Xin để nguyên văn:

Con ruột của tiền vương nước An Nam Lê Duy Ðoan (tức vua Hiển Tông) là Lê Duy Cẩn cùng các người trong họ cúi đầu bẩm trước ánh sáng Lưỡng Quảng Tổng Ðốc Bộ Ðường đại nhân của thiên triều:

Ngày mồng 10 tháng Mười năm Càn Long thứ 53 (7-11-1788) (chúng tôi) nhận được hịch dụ về nguyên do việc thổ mục đất Quảng Nam Nguyễn Huệ trộm đất đuổi chủ, sự việc liên quan trọng đại, thiên binh (chỉ quân Thanh) kéo sang ảnh hưởng đến sinh linh bản quốc không nhỏ nên đứa con hèn mọn của tiền vương là Duy Cẩn xin đem mọi việc tình hình trong nước, từ trước tới sau chính mắt trông thấy, chẳng lẽ ngậm miệng không nói, vậy xin trình lên:

Tổ tiên nhà Duy Cẩn trước nay nhiều đời thờ phụng thiên triều, tuy vẫn kính cẩn triều cống nhưng thực ra uy phúc không có, hơn hai trăm năm qua quyền hành ở trong tay họ Trịnh phụ chính. Ðến khi cha của Duy Cẩn (tức vua Hiển Tông) tuổi già, người phụ chính trước là Trịnh Ðống (tức Trịnh Tông hay Trịnh Khải)trông coi việc nước, tình hình rối ren, đất nước chia rẽ. Nguyễn Huệ ở biên thùy phía nam xa xôi, được một phương dân hòa, nhân tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786) kéo rốc quân ra tiến đến đô thành, giao chiến với họ Trịnh, Trịnh Ðống chiến bại bỏ chạy rồi chết, Nguyễn Huệ liền đem binh dân hộ tịch trong nước giao lại cho thân phụ Duy Cẩn, một tháng sau trở về nam.

Cha của Duy Cẩn cắt đất Nghệ An để làm vật khao thưởng công lao, lại đem con gái gả cho. Chẳng bao lâu, thân phụ Duy Cẩn ngọa bệnh tạ thế, Nguyễn Huệ lại ủng lập tự tôn Duy Kỳ lên nối ngôi. Ngờ đâu Duy Kỳ lại âm mưu dụ dỗ phản thần của Nguyễn Huệ là Nguyễn (Hữu) Chỉnh, đem binh vào bảo vệ. Nguyễn Chỉnh tác oai tác phúc, trong triều ngoài nội đều oán hận, Duy Kỳ nghe lời xúc xiểm, làm chuyện tru lục, đem các chú Lê Duy Lữ, Lê Duy Lân, Lê Duy Hội ba người ném xuống giếng trong cung, Duy Cẩn và các thân tộc khác lo không tự bảo vệ được, (nên phải) chạy đến dựa vào Nguyễn Huệ cho được yên thân. Ðến ngay cả các bầy tôi ở ngoài triều như võ lão tướng Hoàng Phùng Cơ, vì thù riêng mà giết văn lão thần Dương Trọng Tế, ai nấy cảm thấy nguy cơ, cũng vội vàng chạy đến với Nguyễn Huệ mong được sống.

Duy Kỳ lại bội ước cắt đất, cùng với Nguyễn Chỉnh tập hợp binh chúng gây rối ở đất Nghệ An, thành thử Nguyễn Huệ phải sai gia tướng đem quân từ Thuận Hóa rong ruổi kéo vào kinh đô, phạt tội Nguyễn Chỉnh. Duy Kỳ bị Nguyễn Chỉnh ép phải xuất bôn, Nguyễn Chỉnh thua trận mà chết, Duy Kỳ lưu lạc, không biết ở đâu.

Tháng Ba năm nay, Nguyễn Huệ tiến vào đô thành, chiêu an các quan lại đang tứ tán các nơi, hỏi người trong nước xem con cái vua trước có ai, các quan văn võ cùng người già cả viên mục mới xin Nguyễn Huệ ở lại trị nước không để họ nhà Duy Cẩn nữa.Thế nhưng Nguyễn Huệ là người lễ phép khiêm tốn, thấy Duy Cẩn là máu huyết của tiền vương, trước đây khi huynh trưởng mất sớm (tức thái tử Duy Vĩ, cha của anh em Lê Duy Kỳ), đã từng được tiền vương lập làm thế tử, nên ủy nhiệm việc giám quốc, tế lễ, lại sợ thế lực yếu ớt, người trong nước không theo, nên để gia thần cầm quân ở lại trấn thủ, còn như binh dân của Duy Cẩn nhất thiết trả lại cả, rồi đưa quân trở về Thuận Hóa …

Sau đó chúng tôi đã từng đem tình hình trong nước sai quan ở biên giới tâu lên mọi việc, thế nhưng kẻ viên mục giữ ải cầm ấn trốn đi,quan thiên triều lại lờ mờ không rõ chuyện, thành ra quốc thư không đến được. Còn như việc mẹ và quyến thuộc của Lê Duy Kỳ đem khổ tình vong quốc khẩn cầu thượng hiến thương xót đưa về nước, dựa vào lòng vỗ về kẻ ở xa của đại hoàng đế xuống đến chúng tôi, thượng hiến tuân phụng thánh ý, không đành để cho giòng giõi nhà Duy Cẩn tôi bị tàn lụi, thương xót cả thần dân nên mong cho có đường khôi phục.

Trộm nghĩ Duy Kỳ không giữ nổi xã tắc, đi rồi không biết tung tích ra sao, còn Nguyễn Huệ quả không có ý chiếm đoạt, nay người ta bịa đặt ra rằng cướp nước, xin thượng hiến lấy danh nghĩa bá cáo cho mọi người, lại tâu lên đại hoàng đếđể đem mấy chục vạn thủy lục quan binh các tỉnh, định thời hạn đem sang tiễu trừ, lại sức cho thần dân bản quốc các nơi chia nhau ứng phó, những kẻ bất mãn trong nước trong lòng khấp khởi, chỉ vì người trong họ nhà Duy Cẩn bỏ nước mong lấy lại, gây chuyện can qua nên tâu lên sự việc không rõ ràng khiến thiên triều vì lòng thành mà cực chẳng đã phải điều động đến binh đao.

Trộm nghĩ thân thuộc nhà Duy Cẩn có lẽ vì hung hăng quá mà đành lòng làm thế chứ bản quốc bốn năm năm nay đói khổ điêu tàn chưa hồi phục, một khi thiên binh nhập quốc, ngoài việc bầu nước giỏ cơm ra đón chắc không thể cung ứng nổi, nhân dân trẻ già lớn bé trốn tránh hết, thật không phải là điều thuận tiện cho thượng hiến tuyên bá lòng nhân ái của hoàng đếđến phương xa, ban bố huệ đức cho dân chúng, vậy xin tra xét rõ ràng việc Nguyễn Huệ nhập quốc rồi lại trở về, cùng nguyên do việc thần dân bản quốc khẩn cầu Nguyễn Huệ ở lại cai trị, để cho Duy Cẩn cùng văn võ quan viên tiếp lãnh mẹ con, quyến thuộc Duy Kỳ về nước an dưỡng. Còn như Duy Kỳ gây hấn để đến nỗi mất nước, nếu không chết thì cũng lưu lạc nơi đâu không có tin tức gì, mọi chuyện xin vì bản quốc mà đề đạt lên đại hoàng đếđể truyền chỉ xử phân, miễn cho thần dân bản quốc cái khổ binh qua, ấy là công đức thương xót, giải nạn của thượng hiến vậy. Duy Cẩn cùng toàn thể tông tộc vô cùng đội ơn, nay trình lên.

Xin đệ lên thổ vật hai chiếc sừng tê, nặng bảy cân một lượng, một trăm súc lụa. Nay sai tông nhân hai người là Lê Duy Phùng, Lê Duy Trọng cùng ba văn quan theo hầu là Nguyễn Nha, Võ Huy Phác, Trần Bá Lãm, ba viên võ quan theo hầu là Nguyễn Ðình Khoan, Nguyễn Ðăng Cai, Lê Huy Tán.

Càn Long năm thứ 53, ngày 22 tháng Mười.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top