[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Green69

Xe đạp
Biển số
OF-378609
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
22
Động cơ
245,320 Mã lực
Tuổi
45
Sử ta hay quá, cho cháu đặt gạch để đỡ phải tìm ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bắc Hà thời kỳ đó đang lâm vào cảnh đói kém, một phần vì chiến tranh tàn phá trong nhiều năm, lại thêm thiên tai mất mùa. Theo lời của các quan nhà Lê, mấy năm trước trời hạn hạn lại thêm dịch tễ nên bị nạn đói, đến năm này (Mậu Thân, 1788) thì lại mưa dầm.

Ở Thăng Long, Ngô Văn Sở cho xúc tiến việc xây đắp thành luỹ, trai tráng, đàn bà con trẻ đều phải tham gia các công tác lao dịch. Ðể có đủ chi phí, quân Tây Sơn thu thuế “mãi loä”, ( có lẽ là Mãi lộ) ai muốn vào thành Thăng Long thì phải đóng tiền từ 20 đến 30 đồng tiền kiẽm ( 100 đồng là 1 quan).

Dân ta cực khổ trăm bề.

Việc vơ vét nhân lực và thu góp tài lực, lương thực đã tạo cho quân Thanh nhiều khó khăn và chính nhà Thanh cũng phải thú nhận rằng họ đã không tìm được đủ gạo thóc mà trái lại còn phải dùng gạo đem sang để nuôi đám quân nhà Lê.

… Ngoài số quân lương cung ứng cho quan binh, lần này ta còn phải phát cho người An Nam ở Lê thành về hàng 3, 4 vạn thạch, đến sau chỉ còn cho được vài trăm thạch còn bao nhiêu phát tiền.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 8 tháng 12 năm 1788.

Mãi chả thấy vua Chiêu Thống xuất hiện, Nghị bức xúc lắm.

Khi đám quan nhà Lê phản quốc là Lê Duy Ðản, Trần Danh Án, Lê Quýnh sang Quảng Tây mang theo tờ bẩm của Chiêu Thống, họ đã nói chắc với NGhị rằng một khi quân Thanh tiến qua khỏi cửa ải thì vua Lê sẽ tới ngay để cùng với Nghị tiến xuống Thăng Long.

Thế nhưng ra khỏi Nam Quan đã gần nửa tháng vẫn chưa thấy bóng dáng Chiêu Thống đâu.

Bởi thế Nghị bắt bọn Quýnh đi tìm bằng được Chiêu Thống về.

Lúc này, trên chiến trường đã bắt đầu có vài cuộc đụng đổ lẻ tẻ xảy ra giữa quân Thanh và Tây Sơn.

Ngày 9 tháng 12 năm1788.

Quân Thanh do Trương Thuần và đô ti Châu Ðôn đi theo đường Gia Quan, gặp một đầu mục đội khăn đỏ ( không rõ quân của ai?) từ núi cao đổ xuống đánh nhưng bị quân Thanh đẩy lui, mười người bị giết, 13 người bị bắt, người đầu mục bị trúng đạn từ trên ngựa ngã xuống tử trận. Quân ta lập tức lui binh, Trương Thuần đem quân đuổi từ Gia Quan, Vân Long đến Ha Hộ gặp quân của Trương Triều Long từ Tam Dị, Trụ Hữu hai mặt đánh ập xuống, hơn một trăm người bị giết, 52 người bị giặc bắt giải về chém đầu thị uy.

Ngày 10 tháng 12 năm 1788.

Tổng binh Thượng Duy Thăng và phó tướng Tôn Khánh Thành, tham tướng Vương Tuyên , du kích Tiêu Ứng Ðắc , thủ bị Trương Vân dẫn 1200 binh đến bờ sông Thọ Xương thì quân Tây Sơn đã chặt đứt cầu phao lui về giữ bờ Nam.

Hôm đó trời sương dầy đặc, thiên tổng Liêu Phi Hồng đem quân vừa bắn vừa đuổi theo, y không biết cầu đã đứt nên cùng với 20 binh sĩ rơi tõm xuống sông may sao níu bè tre trèo lên bờ được.

Quân Thanh vội chặt tre kết bè làm cầu qua sông Thọ Xương theo đường Gia Quan đánh vòng xuống. Tổng binh Trương Triều Long cũng đem 1500 quân theo đường mòn trên núi tràn xuống Tam Dị . Khi Trương Triều Long đến ranh giới Tam Dị, Trụ Hữu thì đụng độ với quân Tây Sơn. Tây Sơn chia làm nhiều mặt phân binh theo cờ đỏ, cờ trắng, cờ đen đánh trống tấn công, Trương Triều Long cũng chia binh ba mặt, do tham tướng Dương Hưng Long, Minh Trụ và đô ti Phú Tang A, thủ bị Lưu Quang Quốc nghinh chiến, Tây Sơn phải rút lui.

Trương Triều Long lại sai Lưu Việt mai phục ở thung lũng.

Sáng ngày 11 tháng 12 năm 1788.

Khoảng 200 quân Tây Sơn đến đây bị quân Thanh xông ra tấn công phải nhảy xuống khe nước bơi theo dòng trở về. Ngờ đâu quân Thanh do biện viên Trương Phan cùng đám Hoa Kiều sang khai thác mỏ ở nước ta và một số thổ binh quen thuộc địa thế đã đón từ trước trong những khu rừng rậm ở hạ lưu sông Thương đổ ra vây đánh, quân Tây Sơn tan vỡ bị bắt sống 79 người.


Trần Danh Bính trước được lệnh đem quân tấn công Phan Khải Ðức, thấy thế giặc to nên cũng đã bí mật ra hàng, đến khi nhận được thư của NgôVăn Sở phủ dụ thì quay về lập công chuộc tội, khi đó đóng ở Trụ Hữu đem quân nghinh chiến. Tôn Sĩ Nghị sai Tôn Khánh Thành, thủ bị Lê Chí Minh đem 300 quân đánh úp, hiệp trấn Trần Danh Bính, chỉ huy Lê Ðình , nội vệ Lật Toàn đều bị bắt.

Trần Danh Bính bị xử tử.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12 tháng 12 năm 1788.

Nghe tin quân ta thua ở sông Thương, nội hầu Phan Văn Lân đem binh lên giữ Thị Cầu, đóng trên các sườn núi và chỗ hiểm yếu ở bờ sông phía nam, lại thiết lập nhiều đồn luỹ bằng tre, gỗ dọc theo bờ sông phòng ngự.

Quân Thanh từ núi Tam Tằng tiến xuống đóng ở bắc ngạn sông Thị Cầu. Phía bắc sông Thị Cầu đất thấp, Phan Văn Lân tập trung súng lớn bắn sang, quân Thanh chống đỡ không nổi cố gắng theo cầu phao vượt sông. Quân ta chặn cầu phao và dùng thuyền nhỏ đánh tới khiến quân Thanh tổn thất nặng nề,tướng giặc Vu Tông Phạm trúng đạn chết, các tướng Trần Thượng Cao, thủ bị Trương Vân thiên tổng Trần Liên bị trọng thương, tổng binh Thượng Duy Thăng cũng bị thương ở ngón tay, Hứa Thế Hanh vội vàng sai quân đắp tường đất để ngăn đạn, hết sức chống giữ.

Hai bên dàn đại pháo bên bờ sông bắn sang nhau từ khoảng gần trưa ngày 15 đến chiều tối ngày 13 tháng 12 năm 1788.

Trận địa của quân ta vững chắc, lại có lợi thế từ cao bắn xuống khiến quân Thanh lâm vào thế bị động. Dòng sông ở đây ngoằn ngoèo, địa thế tối tăm nên bọn quân phản quốc nhà Lê bèn hiến kế cho giặc là vòng ra xa rồi quay lại tấn kích vào phía sau quân ta.

Tôn Sĩ Nghị mừng rỡ một mặt sai dân quân dùng thuyền chở tre gỗ giả vờ như định làm cầu nổi để qua sông nhưng bí mật sai tổng binh Trương Triều Long đem 2000 quân nhân lúc tối trời đi xuống 20 dặm dùng cầu phao và thuyền cướp được của thổ dân, mang theo lương khô len lén vượt qua. Trương Triều Long cho để lại 500 quân chặn giữ cửa sông, đem 1500 quân tiến lên trước, sai các thổ dân dẫn đường. Nghị lại sợ quân đi quá ít nên sai tổng binh Lý Hoá Long đem 500 quân đi tiếp ứng.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 1788.

Quân Thanh ôm ống tre làm phao, theo cầu nổi từ chính diện tiến sang, trong khi Trương Triều Long dẫn quân qua sườn núi tập hậu đánh bất ngờ vào đại doanh của Phan Văn Lân.

Khi thấy lửa nổi bốn bề, quân ta tan vỡ phải bỏ đồn chạy về Thăng Long. Theo báo cáo của quân Thanh, trận này quân ta chết hơn 1000 người, hơn 500 bị bắt.

Tôn Sĩ Nghị muốn thị uy nên ngoài một số dân công bị cắt tai cho về báo tin còn chém đầu 423 người, tịch thu 34 khẩu đại pháo.

Phan Văn Lân rút quân về bảo vệ Thăng Long.
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Bắc Hà thời kỳ đó đang lâm vào cảnh đói kém, một phần vì chiến tranh tàn phá trong nhiều năm, lại thêm thiên tai mất mùa. Theo lời của các quan nhà Lê, mấy năm trước trời hạn hạn lại thêm dịch tễ nên bị nạn đói, đến năm này (Mậu Thân, 1788) thì lại mưa dầm.

Ở Thăng Long, Ngô Văn Sở cho xúc tiến việc xây đắp thành luỹ, trai tráng, đàn bà con trẻ đều phải tham gia các công tác lao dịch. Ðể có đủ chi phí, quân Tây Sơn thu thuế “mãi loä”, ( có lẽ là Mãi lộ) ai muốn vào thành Thăng Long thì phải đóng tiền từ 20 đến 30 đồng tiền kiẽm ( 100 đồng là 1 quan).

Dân ta cực khổ trăm bề.

Việc vơ vét nhân lực và thu góp tài lực, lương thực đã tạo cho quân Thanh nhiều khó khăn và chính nhà Thanh cũng phải thú nhận rằng họ đã không tìm được đủ gạo thóc mà trái lại còn phải dùng gạo đem sang để nuôi đám quân nhà Lê.

… Ngoài số quân lương cung ứng cho quan binh, lần này ta còn phải phát cho người An Nam ở Lê thành về hàng 3, 4 vạn thạch, đến sau chỉ còn cho được vài trăm thạch còn bao nhiêu phát tiền.

Cháu fun tí, các Kụ thấy anh Sở có xứng đáng được tôn vinh là Ông tổ ngành BOT - Thu phí Cầu đường được không các Kụ hè
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13 tháng 12 năm 1788.

Sau vài trận đụng độ lẻ tẻ khác, đại quân Thanh đã đến gần Thăng Long. Các giáo sĩ có mặt tại Thăng Long kể lại:

...hai người lính Bắc Kỳ, thuộc quân đội Tây Sơn chạy trốn đến nơi chúng tôi ở và kể lại rằng quân Nam Kỳ đã bị đánh tan trong sáu cuộc chiến; một số lớn tử trận, quân còn lại thì tẩu tán. Tin đồn đó được tiếp theo nhanh chóng bởi nhiều tin khác. Chiều ngày 15 và hôm 16 ( tháng 12), đúng như báo cáo của quân Thanh vào tiếp thu thành Thăng Long ngày 20], Ðại Tư Mã ( Tức Ngô VĂn Sở) và các sĩ quan Tây Sơn khác đã rời bỏ thủ đô và chạy trốn với đội ngũ, khí giới và hành lý họ. Nhưng không thấy ai bị bắt cả.

Ngày 17 tháng 12 năm 1788.

Quân Thanh vào đến Thăng Long.

Triều đình Lê Duy Cẩn lập tức ra hàng. Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị với Càn Long:

Tông thất họ Lê và bách tính đều ra khỏi thành quì đón, Lê thành không tấn công mà tự phá. Thần và Hứa Thế Hanh chỉ đưa vài tướng lãnh mang đồ nhẹ cưỡi ngựa vào thành, đến các đường lớn ra cáo thị phủ dụ an dân xong, tức khắc ra khỏi thành về quân doanh. Binh đinh không một ai được vào trong thành.

Xem xét thấy chung quanh dùng đất đắp cao chừng 4 thước bên trên trồng tre rậm rạp, bên trong thành đất có hai thành bằng gạch không rộng lắm. Thần ra lệnh cho tông thất họ Lê bảo vệ cung thất của quốc vương, họ nói là hiện đã bị tàn phá không còn nguyên vẹn, các đồ vật đều mất cả rồi.

Tôn Sĩ Nghị cũng miêu tả sinh hoạt ở Thăng Long trong thơ văn, nói thêm, Nghị là người Hán chứ không phải người Mãn, lại đỗ Tiến Sĩ nên không phải không có văn hóa. Nghị cũng miêu tả trong ký sự riêng của mình về sự tiêu điều của kinh thành, và hình ảnh những quan lại nhà Lê [nguyên văn “ông đồ” 翁荼 đọc như chữ Nôm] di chuyển bằng võng cùng việc dân chúng đem trầu cau ra đón tiếp.

Sau khi Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh chiếm được thành rồi, quân Thanh ra tuyên cáo rồi chia quân ra đóng ở hai bên bờ sông, làm cầu nổi qua sông Nhĩ Hà để tiện qua lại.

Một số quan lại nhà Lê xin theo quân Thanh lập công. Những đồn nhỏ lẻ tẻ của Tây Sơn ở các nơi chưa rút lui kịp bị quân Thanh và dư đảng nhà Lê tiến đánh, lính trấn giữ bị bắt và bị giết.

Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.

Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, quân Tây Sơn ngoài BẮc cũng chỉ có khoảng 8000, Miền Bắc lúc này có hai hệ thống, quan lại cũ của nhà Lê đóng nhiệm vụ hành chính dưới quyền của giám quốc Lê Duy Cẩn, còn hệ thống quân sự do Ngô Văn Sở chỉ huy giữ nhiệm vụ bảo hộ trị an thuộc quyền Nguyễn Huệ tại Phú Xuân.

Thăng Long vốn là chốn kinh kì đẹp đẽ là thế, bấy giờ trong các văn bản gọi là Kẻ Chợ, mà hết Chiêu Thống rồi Tây Sơn, mà Tây Sơn là chủ yếu, tàn phá sạch sẽ không còn gì, chính Tôn Sĩ Nghị cũng ngậm ngùi trong vài bài ký.

Số lượng quân Thanh đông như thế trú đóng ở một thành phố như Thăng Long thời đó quả là một vấn đề, việc ăn ở sinh hoạt không đơn giản, dễ dàng gây ra bệnh truyền nhiễm, dịch tễ … còn nguy hiểm hơn cả chiến tranh.

Các phủ đệ của vua Lê và chúa Trịnh khi ấy cũng đã bị phá tan hoang rồi nên quân Thanh phải đóng quân ở bên ngoài, thời tiết khắc nghiệt của năm ấy khiến cho họ lâm vào cảnh hết sức khốn khổ lúc nào cũng chỉ mong được trở về đoàn tụ với gia đình nhất là vào dịp cuối năm.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,305
Động cơ
74,796 Mã lực
Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.

Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Như cụ đã nói, đàng Trong đàng Ngoài chiến tranh liên miên cả trăm năm, văn hóa phong tục lại càng khác biệt. Trong khi, trước đó vùng Bắc Hà cũng chưa có xung đột gì với nhà Thanh, cho nên có lẽ tại thời điểm này dân Bắc Hà còn ghét quân Nam hơn là ghét quân Thanh. Hơn nữa, quân Thanh trong thời điểm này vẫn mang danh là phù Lê, có cả vua Lê đi theo sau, quân Tây Sơn ko có chính danh vẫn bị coi là đám giặc!
Thế nên mới thấy sau này Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế rồi tiến quân đánh quân Thanh là quyết định rất đúng đắn, danh chính ngôn thuận. Em nghĩ thế hehe...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng từ 9 đến 11 giờ đêm, ngày 17 tháng 12 năm 1788.

Bọn Quýnh đã tìm được vua CHiêu Thống, đưa Chiêu Thống tới gặp Nghị.

Nghị có kể lại:

"Ngày 20 tháng Một, thần thống lãnh quan binh khắc phục Lê thành. Canh hai đêm hôm đó, An Nam tự tôn Lê Duy Kỳ đến quân doanh, cùng thần gặp mặt, vọng về hướng bắc khấu đầu tạ ơn hoàng thượng tái tạo. Y dãi bày rằng nước nhà đã bị nghiêng đổ, không ngờ lại được ân điển của đại hoàng đế. Y phục xuống đất khóc lóc, không sao dứt được"

Có lẽ là chỗ ở của không phải trong thành Thăng Long hay cung vua Lê, vì theo Nghị kể, y chỉ đem theo vài ba người vào thành Thăng Long để nhận đầu hàng của triều đình Lê Duy Cẩn.sau đó thấy việc đóng quân trong một tòa thành trống trải, đổ nát thực là bất tiện nên sau khi xem xét Tôn Sĩ Nghị đã quay ra đóng quân ở hai bên bờ sông.

Sử sách ta chê bai việc Chiêu Thống đem bò gà rượu ra khao quân Thanh, có lẽ đổ oan chô ông, vì đến đêm, ông mới tới được chỗ Nghị, suốt từ lúc quân Thanh sang xâm lược nước ta, Chiêu Thống không hề xuất hiện, mặc dầu theo lời tường thuật của Lê Duy Ðản (đi cùng với quân Thanh sang nước ta) thì sau khi ra khỏi Nam Quan, một số hào mục Lạng Sơn có đem trâu bò, rượu thịt đến khao quân nhưng không phải theo lệnh vua Chiêu Thống.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,343
Động cơ
522,098 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Một số quan lại nhà Lê xin theo quân Thanh lập công. Những đồn nhỏ lẻ tẻ của Tây Sơn ở các nơi chưa rút lui kịp bị quân Thanh và dư **** nhà Lê tiến đánh, lính trấn giữ bị bắt và bị giết.

Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.

Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Dân cơm không đủ nó áo, quần còn chả đủ mặc lấy đâu ra trống mà đánh ;))
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Dân cơm không đủ nó áo, quần còn chả đủ mặc lấy đâu ra trống mà đánh ;))

Cái món trống này có lẽ không phải của dân Kụ Nok ạ, thường là các làng Bắc Bộ có sông chảy qua sẽ có trống, mõ của chính quyền (hương,xã, huyện, tổng), chủ yếu để phục vụ cho việc chống lũ, lụt, đôi khi là cả việc chống đạo tặc, hỏa hoạn ...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 19 tháng 12 năm 1788.

Tôn Sĩ Nghị vào thành làm lễ phong vương cho Lê Chiêu Thống, tuyên đọc sắc phong, Nghị có kể lại ( ở đây Nghị xưng thần, có lẽ kể với Càn Long):

Thần nhận được sắc ấn An Nam bổ cấp [thay cho ấn cũ bị mất] nên lập tức ra lệnh cho Lê Duy Kỳ kính cẩn sửa soạn chăng đèn kết hoa, đầy đủ nghi trượng. Thần đích thân tiến thành, Lê Duy Kỳ dẫn quan dân trong nước, quì ở bên đường đón vào căn nhà chính của quốc vương, vọng về cung khuyết hành lễ tam quị cửu khấu, làm lễ nhận lãnh xong, kính cẩn dâng biểu văn, giao đến tận nơi thần ở, cung tạ thánh ân, tình cảnh cảm kích vui sướng thật tràn ra khắp phố phường

Việc làm vua một nước mà phải dẫn quan dân quỳ trước 1 tên tướng giặc, thực là hành động đáng chê trách của vua Chiêu Thống.

Ngày hôm sau, 20 tháng 12 năm 1788.

Chiêu Thống dâng biểu tạ ơn.

Cả 2 văn bản sắc phong và biểu tạ ơn, xin không post vì xấu hổ.

Trong biểu tạ ơn này Chiêu Thống xin được sang TQ, đến Bắc Kinh triều kiến Càn Long, lời văn hết sức khiêm tốn, hạ mình. Tôn Sĩ Nghị lập tức tâu ngay lên Càn Long kèm theo tờ biểu tạ ân của Chiêu Thống, coi như công tác tái lập Lê triều đã thành công mỹ mãn.

Chỉ trong ba ngày mà tiếp thu Thăng Long, phong vương, tạ ân đủ biết nhà Thanh hết sức đắc ý về việc khôi phục kinh thành và đưa vua Lê lên ngôi trở lại.

Ðược tin Tôn Sĩ Nghị chưa đầy một tháng đã chiếm được Thăng Long, Càn Long mừng rỡ lập tức giáng chỉ thăng cho Tôn Sĩ Nghị lên Nhất Ðẳng Mưu Dũng Công, thưởng cho mũ có gắn hồng bảo thạch, còn Hứa Thế Hanh thì thăng lên Nhất Ðẳng Tử Tước, các quan văn võ khác ai cũng được ban thưởng.

Ngày 28 tháng 12 năm 1788.

Lê Chiêu Thống cũng viết một tấu thư khác, lần đầu tiên dùng ấn An Nam quốc vương để giao thiệp với nhà Thanh. Xin trích một vài đoạn quan trọng, và, có lẽ là xấu hổ: ( xin các cụ xem những chỗ gạch chân)
......
Kính duy hoàng đế bệ hạ đức như vua Thuấn ngày xưa, đem cái văn hoá nhà Chu trải ra bốn phía, pháp độ rõ ràng, người người hoà thuận, bao phủ cả đến bên ngoài, xa gần thảy đều cảm phục, ánh sáng toả như cha mẹ khiến cho hạ quốc đều hướng về. Nghĩ đến thần nhiều đời lòng thành cung thuận, thương xót cho kẻ gặp lúc nguy nàn, không đợi đến thần phải kêu cứu, sớm sai nguyên nhung, chỉnh đốn lại cho làm phên giậu, cho mặc lại áo cũ, cái đức kế tuyệt hưng suy quả là hết sức, ơn cao dày xưa nay hiếm thấy ít nghe.

Thần gặp lúc nguy nan, may sao nay lại được phú quí, không biết làm thế nào để báo đáp, trong lòng mong mỏi được triều yết, mở miệng nói lời đội ơn.

Quay về đá ở Nam sơn mà ghi khắc, ngẩng lên Bắc khuyết để nhớ ơn, nguyện sẽ học tiếng Trung Thổ, không phải phiền người dịch lại, mãi mãi giữ mối cháu con để được hưởng phúc lâu dài, mãi mãi được trời cao soi rọi.

Kính cẩn dâng lên biểu tạ ơn này.

Càn Long năm thứ năm mươi ba, ngày mồng hai tháng Chạp
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái món trống này có lẽ không phải của dân Kụ Nok ạ, thường là các làng Bắc Bộ có sông chảy qua sẽ có trống, mõ của chính quyền (hương,xã, huyện, tổng), chủ yếu để phục vụ cho việc chống lũ, lụt, đôi khi là cả việc chống đạo tặc, hỏa hoạn ...
Em cũng cho rằng đấy là trống của các quan xã, quan làng thôi mà???
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,343
Động cơ
522,098 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.
Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Tại cụ Đốc giả thiết như này nên em mới thấy lạ ;))
Dân bị loạn bao năm với đủ loại quan quân lúc đó nghe tiếng binh đao chả trốn bằng sạch chứ dám vì yêu mến nhà Lê mà đánh trống hưởng ứng ;))


Cái món trống này có lẽ không phải của dân Kụ Nok ạ, thường là các làng Bắc Bộ có sông chảy qua sẽ có trống, mõ của chính quyền (hương,xã, huyện, tổng), chủ yếu để phục vụ cho việc chống lũ, lụt, đôi khi là cả việc chống đạo tặc, hỏa hoạn ...
Em cũng cho rằng đấy là trống của các quan xã, quan làng thôi mà???
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 29 tháng 12 năm 1788.

Chiêu Thống nhờ Tôn Sĩ Nghị và Tôn Vĩnh Thanh đệ trình lên vua Càn Long xin năm tới (tức năm Kỷ Dậu, Càn Long 54) sẽ sai hoàng đệ Lê Duy Chỉ đưa một phái đoàn sang tiến cống theo lệ hai năm một lần để thay mặt quốc vương khấu đầu tạ ơn.

Bản thân Chiêu Thống xin được đích thân qua chúc thọ vua Càn Long vào năm Canh Tuất (1790) là năm Bát tuần Đại khánh để tỏ lòng thành.

Chiêu Thống cũng cho anh vợ là Nguyễn Quốc Ðống sang TQ để đón gia quyến, thân nhân.

Mụ Thái hậu, Vương phi, Nguyên tử … về đến Thăng Long đúng vào tối ba mươi Tết.

Tôn Sĩ Nghị kể lại, trong đó,hắn gọi CHiêu Thống là y, xem ra chả coi ngôi vua là gì:

Lê Duy Kỳ sau khi tập phong lập tức sai bồi thần tiến quan, đón mẹ và quyến thuộc về nước được tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh sai tri phủ Nam Ninh Cố Quì trên đường lo liệu mọi việc. Ngày trừ tịch tháng Chạp đến Lê thành, nghe nói mẹ con y tại bờ sông gặp nhau, cảm kích thiên ân của hoàng thượng, tình hình vừa buồn vừa vui, những người chứng kiến, ai cũng cảm động.
 

ORIJEANS

Xe container
Biển số
OF-192014
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
7,805
Động cơ
387,538 Mã lực
Ngày 19 tháng 12 năm 1788.

Tôn Sĩ Nghị vào thành làm lễ phong vương cho Lê Chiêu Thống, tuyên đọc sắc phong, Nghị có kể lại ( ở đây Nghị xưng thần, có lẽ kể với Càn Long):

Thần nhận được sắc ấn An Nam bổ cấp [thay cho ấn cũ bị mất] nên lập tức ra lệnh cho Lê Duy Kỳ kính cẩn sửa soạn chăng đèn kết hoa, đầy đủ nghi trượng. Thần đích thân tiến thành, Lê Duy Kỳ dẫn quan dân trong nước, quì ở bên đường đón vào căn nhà chính của quốc vương, vọng về cung khuyết hành lễ tam quị cửu khấu, làm lễ nhận lãnh xong, kính cẩn dâng biểu văn, giao đến tận nơi thần ở, cung tạ thánh ân, tình cảnh cảm kích vui sướng thật tràn ra khắp phố phường

Việc làm vua một nước mà phải dẫn quan dân quỳ trước 1 tên tướng giặc, thực là hành động đáng chê trách của vua Chiêu Thống.

Ngày hôm sau, 20 tháng 12 năm 1788.

Chiêu Thống dâng biểu tạ ơn.

Cả 2 văn bản sắc phong và biểu tạ ơn, xin không post vì xấu hổ.

Trong biểu tạ ơn này Chiêu Thống xin được sang TQ, đến Bắc Kinh triều kiến Càn Long, lời văn hết sức khiêm tốn, hạ mình. Tôn Sĩ Nghị lập tức tâu ngay lên Càn Long kèm theo tờ biểu tạ ân của Chiêu Thống, coi như công tác tái lập Lê triều đã thành công mỹ mãn.

Chỉ trong ba ngày mà tiếp thu Thăng Long, phong vương, tạ ân đủ biết nhà Thanh hết sức đắc ý về việc khôi phục kinh thành và đưa vua Lê lên ngôi trở lại.

Ðược tin Tôn Sĩ Nghị chưa đầy một tháng đã chiếm được Thăng Long, Càn Long mừng rỡ lập tức giáng chỉ thăng cho Tôn Sĩ Nghị lên Nhất Ðẳng Mưu Dũng Công, thưởng cho mũ có gắn hồng bảo thạch, còn Hứa Thế Hanh thì thăng lên Nhất Ðẳng Tử Tước, các quan văn võ khác ai cũng được ban thưởng.

Ngày 28 tháng 12 năm 1788.

Lê Chiêu Thống cũng viết một tấu thư khác, lần đầu tiên dùng ấn An Nam quốc vương để giao thiệp với nhà Thanh. Xin trích một vài đoạn quan trọng, và, có lẽ là xấu hổ: ( xin các cụ xem những chỗ gạch chân)
......
Kính duy hoàng đế bệ hạ đức như vua Thuấn ngày xưa, đem cái văn hoá nhà Chu trải ra bốn phía, pháp độ rõ ràng, người người hoà thuận, bao phủ cả đến bên ngoài, xa gần thảy đều cảm phục, ánh sáng toả như cha mẹ khiến cho hạ quốc đều hướng về. Nghĩ đến thần nhiều đời lòng thành cung thuận, thương xót cho kẻ gặp lúc nguy nàn, không đợi đến thần phải kêu cứu, sớm sai nguyên nhung, chỉnh đốn lại cho làm phên giậu, cho mặc lại áo cũ, cái đức kế tuyệt hưng suy quả là hết sức, ơn cao dày xưa nay hiếm thấy ít nghe.

Thần gặp lúc nguy nan, may sao nay lại được phú quí, không biết làm thế nào để báo đáp, trong lòng mong mỏi được triều yết, mở miệng nói lời đội ơn.

Quay về đá ở Nam sơn mà ghi khắc, ngẩng lên Bắc khuyết để nhớ ơn, nguyện sẽ học tiếng Trung Thổ, không phải phiền người dịch lại, mãi mãi giữ mối cháu con để được hưởng phúc lâu dài, mãi mãi được trời cao soi rọi.

Kính cẩn dâng lên biểu tạ ơn này.

Càn Long năm thứ năm mươi ba, ngày mồng hai tháng Chạp
Chả trách đến tận bây giờ tư tưởng giới cầm quyền TQ nó vẫn coi VN chỉ là 1 dạng chư hầu. :( Tuy nhiên, giờ thì k dễ ăn như thế. [-X
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tại cụ Đốc giả thiết như này nên em mới thấy lạ ;))
Dân bị loạn bao năm với đủ loại quan quân lúc đó nghe tiếng binh đao chả trốn bằng sạch chứ dám vì yêu mến nhà Lê mà đánh trống hưởng ứng ;))
Heheeh, em giả thiết thế mà cụ, yêu nhà Lê lúc này là có đấy cụ ạ.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Cụ Đốc cứ post 2 bản sắc phong, chả có việc j phải xấu hổ ở đây ạ, Lịch sử là Lịch sử phải chân thật.
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Có lẽ thời kỳ Lê mạt - Trịnh Nguyễn phân tranh - Tây Sơn - Nguyễn Ánh là khoảng thời gian hỗn loạn nhất của xứ Việt ta kể từ loạn 12 sứ quân (cái này so sánh khập khiễng, vì lúc này cương thổ đã mở rộng gấp nhiều lần)
Nhưng qua đó mới thấy, thực tế lãnh thổ chả phải là quá rộng, nhưng nếu loạn thế loạn thời là các ông kễnh cát cứ nổi lên như ong ngay, chia nát thiên hạ
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,343
Động cơ
522,098 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có lẽ thời kỳ Lê mạt - Trịnh Nguyễn phân tranh - Tây Sơn - Nguyễn Ánh là khoảng thời gian hỗn loạn nhất của xứ Việt ta kể từ loạn 12 sứ quân (cái này so sánh khập khiễng, vì lúc này cương thổ đã mở rộng gấp nhiều lần)
Nhưng qua đó mới thấy, thực tế lãnh thổ chả phải là quá rộng, nhưng nếu loạn thế loạn thời là các ông kễnh cát cứ nổi lên như ong ngay, chia nát thiên hạ
Giờ mà loạn khéo chia thành 64 xứ quân mất ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top