Sử ta hay quá, cho cháu đặt gạch để đỡ phải tìm ạ.
Bắc Hà thời kỳ đó đang lâm vào cảnh đói kém, một phần vì chiến tranh tàn phá trong nhiều năm, lại thêm thiên tai mất mùa. Theo lời của các quan nhà Lê, mấy năm trước trời hạn hạn lại thêm dịch tễ nên bị nạn đói, đến năm này (Mậu Thân, 1788) thì lại mưa dầm.
Ở Thăng Long, Ngô Văn Sở cho xúc tiến việc xây đắp thành luỹ, trai tráng, đàn bà con trẻ đều phải tham gia các công tác lao dịch. Ðể có đủ chi phí, quân Tây Sơn thu thuế “mãi loä”, ( có lẽ là Mãi lộ) ai muốn vào thành Thăng Long thì phải đóng tiền từ 20 đến 30 đồng tiền kiẽm ( 100 đồng là 1 quan).
Dân ta cực khổ trăm bề.
Việc vơ vét nhân lực và thu góp tài lực, lương thực đã tạo cho quân Thanh nhiều khó khăn và chính nhà Thanh cũng phải thú nhận rằng họ đã không tìm được đủ gạo thóc mà trái lại còn phải dùng gạo đem sang để nuôi đám quân nhà Lê.
… Ngoài số quân lương cung ứng cho quan binh, lần này ta còn phải phát cho người An Nam ở Lê thành về hàng 3, 4 vạn thạch, đến sau chỉ còn cho được vài trăm thạch còn bao nhiêu phát tiền.
Như cụ đã nói, đàng Trong đàng Ngoài chiến tranh liên miên cả trăm năm, văn hóa phong tục lại càng khác biệt. Trong khi, trước đó vùng Bắc Hà cũng chưa có xung đột gì với nhà Thanh, cho nên có lẽ tại thời điểm này dân Bắc Hà còn ghét quân Nam hơn là ghét quân Thanh. Hơn nữa, quân Thanh trong thời điểm này vẫn mang danh là phù Lê, có cả vua Lê đi theo sau, quân Tây Sơn ko có chính danh vẫn bị coi là đám giặc!Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.
Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Dân cơm không đủ nó áo, quần còn chả đủ mặc lấy đâu ra trống mà đánhMột số quan lại nhà Lê xin theo quân Thanh lập công. Những đồn nhỏ lẻ tẻ của Tây Sơn ở các nơi chưa rút lui kịp bị quân Thanh và dư **** nhà Lê tiến đánh, lính trấn giữ bị bắt và bị giết.
Một số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.
Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Dân cơm không đủ nó áo, quần còn chả đủ mặc lấy đâu ra trống mà đánh
Em cũng cho rằng đấy là trống của các quan xã, quan làng thôi mà???Cái món trống này có lẽ không phải của dân Kụ Nok ạ, thường là các làng Bắc Bộ có sông chảy qua sẽ có trống, mõ của chính quyền (hương,xã, huyện, tổng), chủ yếu để phục vụ cho việc chống lũ, lụt, đôi khi là cả việc chống đạo tặc, hỏa hoạn ...
Tại cụ Đốc giả thiết như này nên em mới thấy lạMột số làng ở miền Bắc đánh trống để hưởng ứng với đoàn quân viễn chinh.
Có lẽ lúc này, dân ta vẫn có lòng mến nhà Lê nhiều, và, huy vọng vào việc lên ngôi của Vua Chiêu Thống sẽ đem lại thời thịnh trị như xưa chăng?
Cái món trống này có lẽ không phải của dân Kụ Nok ạ, thường là các làng Bắc Bộ có sông chảy qua sẽ có trống, mõ của chính quyền (hương,xã, huyện, tổng), chủ yếu để phục vụ cho việc chống lũ, lụt, đôi khi là cả việc chống đạo tặc, hỏa hoạn ...
Em cũng cho rằng đấy là trống của các quan xã, quan làng thôi mà???
Chả trách đến tận bây giờ tư tưởng giới cầm quyền TQ nó vẫn coi VN chỉ là 1 dạng chư hầu. Tuy nhiên, giờ thì k dễ ăn như thế.Ngày 19 tháng 12 năm 1788.
Tôn Sĩ Nghị vào thành làm lễ phong vương cho Lê Chiêu Thống, tuyên đọc sắc phong, Nghị có kể lại ( ở đây Nghị xưng thần, có lẽ kể với Càn Long):
Thần nhận được sắc ấn An Nam bổ cấp [thay cho ấn cũ bị mất] nên lập tức ra lệnh cho Lê Duy Kỳ kính cẩn sửa soạn chăng đèn kết hoa, đầy đủ nghi trượng. Thần đích thân tiến thành, Lê Duy Kỳ dẫn quan dân trong nước, quì ở bên đường đón vào căn nhà chính của quốc vương, vọng về cung khuyết hành lễ tam quị cửu khấu, làm lễ nhận lãnh xong, kính cẩn dâng biểu văn, giao đến tận nơi thần ở, cung tạ thánh ân, tình cảnh cảm kích vui sướng thật tràn ra khắp phố phường…
Việc làm vua một nước mà phải dẫn quan dân quỳ trước 1 tên tướng giặc, thực là hành động đáng chê trách của vua Chiêu Thống.
Ngày hôm sau, 20 tháng 12 năm 1788.
Chiêu Thống dâng biểu tạ ơn.
Cả 2 văn bản sắc phong và biểu tạ ơn, xin không post vì xấu hổ.
Trong biểu tạ ơn này Chiêu Thống xin được sang TQ, đến Bắc Kinh triều kiến Càn Long, lời văn hết sức khiêm tốn, hạ mình. Tôn Sĩ Nghị lập tức tâu ngay lên Càn Long kèm theo tờ biểu tạ ân của Chiêu Thống, coi như công tác tái lập Lê triều đã thành công mỹ mãn.
Chỉ trong ba ngày mà tiếp thu Thăng Long, phong vương, tạ ân đủ biết nhà Thanh hết sức đắc ý về việc khôi phục kinh thành và đưa vua Lê lên ngôi trở lại.
Ðược tin Tôn Sĩ Nghị chưa đầy một tháng đã chiếm được Thăng Long, Càn Long mừng rỡ lập tức giáng chỉ thăng cho Tôn Sĩ Nghị lên Nhất Ðẳng Mưu Dũng Công, thưởng cho mũ có gắn hồng bảo thạch, còn Hứa Thế Hanh thì thăng lên Nhất Ðẳng Tử Tước, các quan văn võ khác ai cũng được ban thưởng.
Ngày 28 tháng 12 năm 1788.
Lê Chiêu Thống cũng viết một tấu thư khác, lần đầu tiên dùng ấn An Nam quốc vương để giao thiệp với nhà Thanh. Xin trích một vài đoạn quan trọng, và, có lẽ là xấu hổ: ( xin các cụ xem những chỗ gạch chân)
......
Kính duy hoàng đế bệ hạ đức như vua Thuấn ngày xưa, đem cái văn hoá nhà Chu trải ra bốn phía, pháp độ rõ ràng, người người hoà thuận, bao phủ cả đến bên ngoài, xa gần thảy đều cảm phục, ánh sáng toả như cha mẹ khiến cho hạ quốc đều hướng về. Nghĩ đến thần nhiều đời lòng thành cung thuận, thương xót cho kẻ gặp lúc nguy nàn, không đợi đến thần phải kêu cứu, sớm sai nguyên nhung, chỉnh đốn lại cho làm phên giậu, cho mặc lại áo cũ, cái đức kế tuyệt hưng suy quả là hết sức, ơn cao dày xưa nay hiếm thấy ít nghe.
Thần gặp lúc nguy nan, may sao nay lại được phú quí, không biết làm thế nào để báo đáp, trong lòng mong mỏi được triều yết, mở miệng nói lời đội ơn.
Quay về đá ở Nam sơn mà ghi khắc, ngẩng lên Bắc khuyết để nhớ ơn, nguyện sẽ học tiếng Trung Thổ, không phải phiền người dịch lại, mãi mãi giữ mối cháu con để được hưởng phúc lâu dài, mãi mãi được trời cao soi rọi.
Kính cẩn dâng lên biểu tạ ơn này.
Càn Long năm thứ năm mươi ba, ngày mồng hai tháng Chạp
Heheeh, em giả thiết thế mà cụ, yêu nhà Lê lúc này là có đấy cụ ạ.Tại cụ Đốc giả thiết như này nên em mới thấy lạ
Dân bị loạn bao năm với đủ loại quan quân lúc đó nghe tiếng binh đao chả trốn bằng sạch chứ dám vì yêu mến nhà Lê mà đánh trống hưởng ứng
Giờ mà loạn khéo chia thành 64 xứ quân mấtCó lẽ thời kỳ Lê mạt - Trịnh Nguyễn phân tranh - Tây Sơn - Nguyễn Ánh là khoảng thời gian hỗn loạn nhất của xứ Việt ta kể từ loạn 12 sứ quân (cái này so sánh khập khiễng, vì lúc này cương thổ đã mở rộng gấp nhiều lần)
Nhưng qua đó mới thấy, thực tế lãnh thổ chả phải là quá rộng, nhưng nếu loạn thế loạn thời là các ông kễnh cát cứ nổi lên như ong ngay, chia nát thiên hạ