[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

hanobaby

Xe tăng
Biển số
OF-64942
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
1,526
Động cơ
451,424 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc.
Thanks cụ, cụ thông nốt giúp em lịch sử cụ Nguyễn Kim với ah.
Cụ Kim - hoa thanh quế, khởi nghĩa phò Chúa Chổm (sau này lên ngôi thành Lê Trang Tông) đuổi nhà Mạc lên Cao Bằng. Gần đến ngày thắng lợi cụ ấy mất, binh quyền vào tay con rể.
Em đóng góp với.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng khoảng tháng 12 năm 1788.

Tại Bắc Hà.

Vua Chiêu Thống đã lên ngôi, về cơ bản xét theo nguyên tắc phong kiến, là danh chính, nhưng ngôn thì có lẽ chưa thuận
Mặc dù vua đã có ít nhiều cố gắng để đưa đất nước đang tan hoang vào khuôn khổ, nhưng xem ra chả được mấy kết quả, dân đã quá nghèo khổ, kinh thành đổ nát, thậm chí vua cũng còn chả có chỗ để ở, phải " dựng tạm hành cung bằng đất, chăng vải".

QUân Thanh do Nghị đóng còn ở đấy, CHiêu Thống, dù muốn hay không, làm việc gì cũng phải thông qua Nghị.

Kinh phí, tài chính hầu như không có, vua Chiêu Thống có cho đúc gấp tiền " Chiêu Thống Thông Bảo" nhưng chủ yếu dân ta vẫn phải sử dụng đồng tiền " Càn Long Thông Bảo" vì dẫu sao, tiền này vẫn được đám lái buôn Hoa Kiều, đang dần nắm huyết mạch kinh tế, chuộng hơn.

Thậm chí, quân lương của quân đội nhà Lê, cũng phải do quân Thanh cung cấp phần nào.

Trong thời điểm quan trọng này, vai trò của nhà Lê và các lực lượng cần vương cũng chỉ hòan toàn phụ thuộc, không được tham gia vào những quyết định lớn.

Những khó khăn nhà Thanh phải đối diện về quân lương, phu dịch vua Lê và người chung quanh chỉ biết rất mơ hồ và kế hoạch triệt binh của vua Càn Long cũng không được tiết lộ.
Trong khi đó ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Ðông, Vân Nam … và ngay tại Thăng Long vẫn tiếp tục có những công tác bề mặt để che dấu những chuẩn bị mới.

Nghị lại có kế hoạch đưa Lê Duy Cẩn sang TQ, chưa rõ mục đích làm gì, nhưng y giữ kín chuyện này.

Chính Nghị đã viết: ( có lẽ mật tâu với Càn Long)

...
Còn việc thần khâm phụng dụ chỉ, ra lệnh cho đưa Lê Duy Cẩn về nội địa đủ thấy hoàng thượng vì vua nước này mà trù liệu vạn toàn. Khi quốc vương kia xuất thành đến nơi quân doanh của thần ở bờ sông, thần liền ngay tận mặt viết một tờ giấy mật truyền ân chỉ cho tòng quan ở ngoài trướng không biết, để y một mình đọc mà thôi.

Lê Duy Kỳ cũng chính tay viết trả lời cảm kích ca tụng lòng nhân của hoàng thượng lo nghĩ cả đến việc sâu xa. Ý của y là Lê Duy Cẩn là người ngốc nghếch(nguyên văn là: xuẩn ngu – 蠢愚) dễ dàng quản thúc, hiện nay xem xét cử động không thấy có thái độ gì khác, lúc này hãy để yên không đụng chạm đến, nếu như tương lai có dấu hiệu khả nghi, lúc ấy hãy bắt giữ trừng trị.

Thần viết trả lời rằng tuy Lê Duy Cẩn là kẻ vô năng nhưng y lại dễ bị người dẫn dụ lừa dối, kẻ bên ngoài có thể lợi dụng danh nghĩa mưu tính việc nọ kia, gây họa không nhỏ. Vậy hãy tuân chỉ để khi thần triệt binh đưa y nhập quan an tháp để khỏi ai xúi bẩy, dứt các mối manh gây loạn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Chiêu thống không phải không lường trước hiểm họa, đó chính là Tây Sơn.

Ngày 26 tháng 12 năm 1788.

Quân Cần vương, gồm lính của Nghệ An, Thanh Hóa, có khoảng 10.000 quân kéo ra Thăng Long xin Chiêu Thống cho phép nắm chức năng bảo vệ trật tự, an ninh, Chiêu Thống sang chỗ Nghị xin chỉ thị, Nghị không nghe.

Việc được giao lại một chính quyền để tổ chức và ổn định trong một thời gian gấp rút đã gây ra rất nhiều khó khăn cho vua Lê. Ngoài một số văn quan giỏi từ chương hơn cai trị, vua Chiêu Thống gần như không có một chỗ dựa nào khác. Ngay cả việc nuôi ăn số nghĩa dũng được Tôn Sĩ Nghị giao cho, mà bọn này đa số người dân tộc thiểu số và dân TQ, cũng đã là một gánh nặng. Các khu vực khác thì thổ hào vẫn là chính, quan lại bổ nhiệm chỉ cho có mặt.


Chiêu Thống giao cho Lê Quýnh lo việc binh lương để tiến đánh Tây Sơn, nhưng Nghị gọi Thống, bắt phải thu lại ấn, đổi làm bình chương sự.

Lê Quýnh rất là bất bình, ông ta cho là Chiêu Thống chỉ lo “đền ơn báo oán”, không lo đến chuyện đại sự. Có lẽ vì bất mãn, nhân đang sốt rét, Quýnh về quê ở Ðại Mão để chữa bệnh.

Ngày 16 tháng 2 năm 1790, Nghị được đổi sang làm Tổng đốc Tứ Xuyên. Nghị có gửi Càn Long bản tấu sau, sẽ thấy mọi việc cụ thể hơn:


Năm trước, Lê Quýnh đưa mẹ và vợ Lê Duy Kỳđến gõ cửa quan cầu cứu. Thần đến biên ải Việt Tây (tức biên giới tỉnh Quảng Tây) xem xét cựu thần nhà Lê, chỉ thấy Lê Quýnh ngôn từ, cử động có vẻ khí khái, xem ra nhanh nhẹn tháo vát nên đã sai đi theo đường Quảng Ðông về nước tìm chủ.

Thần cũng tuân theo thánh ân cấp cho Lê Quýnh tiền bạc phí tổn nên khi gặp Lê Duy Kỳ rồi trở qua báo tin liền cho y theo làm hướng đạo. Về sau không thấy Lê Duy Kỳ đâu nên thần đã sai y đi tìm, mãi đến khi thần tiễu sát qua sông, khắc phục Lê thành ( Thăng Long) rồi, Lê Quýnh lúc bấy giờ mới cùng Lê Duy Kỳ đến quân doanh.

Nguyên do là vì bọn họ dò thám thấy quân địch đóng ở các sông Thọ Xương, Thị Cầu, Phú Lương thế mạnh, nghĩ rằng quan binh không thể thắng nổi nên không dám ra. Thần biết ngay bọn Lê Quýnh trước đây qua cửa ải, nói khoác rằng ở xứ này nghĩa sĩ tụ tập, một khi đại binh đến nơi sẽ đứng lên tiếp tay đánh giặc là điều không thực.

Thần đóng binh ở bờ sông Lê thành, Lê Quýnh lúc đầu có đi theo Lê Duy Kỳ đến yết kiến mấy lần, sau đó mất tăm không thấy nữa. Thần mới hỏi Lê Duy Kỳ thì nghe nói Lê Quýnh bị sốt rét nặng, hiện đang ngoạ bệnh. Thần nghĩ lúc này Lê thành mới khôi phục, quân giặc chưa trừ xong, đâu phải là lúc lặng thinh chữa trị, nên mới truyền cho y đến bờ sông, trách mắng các ngươi khi còn ở nội địa (tức ở Trung Hoa) từng bẩm là một khi đại binh xuất quan, người trong nước sẽ vân tập hưởng ứng, thế mà mấy lần cùng giặc huyết chiến, nào có thấy các ngươi tụ tập nghĩa dũng, để trợ thanh uy đâu?

Ðến bây giờ lại cáo ốm không ra, đủ biết các ngươi không chút thiên lương, phụ lòng đại hoàng đế giúp cho sự mất còn của kẻ yếu. Thần nặng lời mắng mỏ, Lê Quýnh phục xuống đất dạ dạ, khăng khăng nói là quả thực bị bệnh. Thần lại gặng hỏi kỹ càng, Lê Quýnh (ngươi) tuy có ốm thật nhưng (có phải) vì khi Lê Duy Kỳ được nước rồi, lại không hết lòng uỷ nhiệm nên mới thoái thác?

Thần xem y tính khí không biết đại thể, lòng dạ bạc bẽo. Lại nghe Lê Duy Kỳ ở kinh thành, tru lục mấy kẻ bạn thần là do mấy kẻ tuỳ tòng như bọn Lê Quýnh ở bên cạnh xúi biểu nên lập tức ngăn Lê Duy Kỳ không cho làm nữa. Lại viết một bài dụ mấy trăm câu, chỉ cho y biết lúc này cần phải đối xử khoan dung, thu phục nhân tâm để an lòng kẻ phản trắc, tuyệt đối không được toan tính chuyện trả thù khiến cho lòng dân phản bạn, thân thích chia lìa.

Lê Duy Kỳ vâng lời, cầm tờ dụ của thần viết đi ra
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 1 năm 1790.

Dân Hoa Kiều, dựa hơi quân Thanh, đang làm loạn nước ta.

Khi sang xâm lược, quân Thanh đã được những người TQ làm nghề đào mỏ, đúc quặng ở Thái Nguyên xin phụ giúp làm tiên phong. Bọn này ở đây đã lâu, tụ tập hơn vạn đứa, chúng nhân cơ hội có loạn trong nước bèn tự vũ trang để tự vệ, đã từng có lần xung đột chiến thắng toán tập kích Tây Sơn.

Đám Hoa kiều thứ hai gồm những thương nhân ngụ ở phường Hà Khẩu trong Kinh thành (phố Hàng Buồm), phố Cơ Xá ở Kinh Bắc, phố Hiến ở Sơn Nam. Chúng được thế Tôn Sĩ Nghị tụ tập hơn vạn đứa thành trại, tha hồ vu hãm người lành, ức chế nhà giàu có, cướp giật tiền bạc, bắt hiếp đàn bà con gái ngay giữa chợ, hoành hành không kiêng sợ gì cả.

Dân ta căm phẫn quân Thanh, bắt đầu ghét sang cả vua CHiêu Thống.

Chiêu Thống biết chuyện, sang bên chỗ Nghị đề nghị có cách dẹp bọn người Hoa, Nghị bèn ban bố 8 điều quân lệnh. Lại cho mỗi tên lính chính quy đi đâu cũng phải có thẻ đeo riêng, có cả 1 tên phu đi phục vụ. Nhưng xem ra, cũng chả mấy có tác dụng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 31 tháng 10 năm 1788.

Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ đang gấp rút chuẩn bị quân đội, ráo riết tuyển lính.

Có lẽ, cũng cần phải nói rõ hơn về quân đội Tây Sơn,một quân đội tương đối hỗn tạp,và, có lẽ ngoài Nguyễn Huệ ra, không ai có tài chỉ huy hay kiềm chế được đội quân này.

Về Lực lượng Tây Sơn:

1. Thân binh Thuận Quảng là quân đội của Huệ mang từ miền Nam đi ra, rất trung thành với ông.

2. Binh sĩ ra từ trước dưới quyền chỉ huy của Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân …, đa phần là dân Bắc HÀ..

3. Tân binh, đây là dân chúng bị cưỡng bức tòng quân tại các làng mạc Huệ đi qua hay do các tướng lĩnh đã tuyển mộ.

4. Các lực lượng khác, bao gồm các toán quân người thiểu số ở phía Tây ( Nguyên) và các toán dân chài, du thương, hải tặc TQ … ở biển Đông, riêng với nhóm hải tặc TQ, Huệ rất sòng phẳng, không bao giờ cho phép tiến quyền chỉ huy, tất cả đặt dưới quyền của 1 " Đô Đốc" Tây Sơn, bản thân bọn hải tặc TQ cũng chỉ oánh nhau vì tiền, vì thế, Huệ trả công hậu.

Việc bắt lính của Huệ khá tàn khốc:

...sai Hô Hổ hầu tuyển binh Nghệ An, cứ 3 người lấy 1. Chỉ trong chốc lát được hơn một vạn. “Sự tra xét gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu”. Đám người mới này được dùng làm Trung quân theo với cựu quân Thuận Quảng chia xẻ chiến trận"


Chính vì gia nhập hàng ngũ vào nhiều thời điểm khác nhau, tại nhiều địa phương nên tổ chức và trang bị cũng thay đổi không đồng nhất. Tuy nhiên để bảo đảm sự có mặt của họ và vận dụng tối đa lực lượng trong chiến đấu, Huệ đã đề ra nhiều biện pháp mạnh để quản chế được đám quân này:

1. Kỷ luật thép trong tuyển mộ và trừng phạt

2. Lương thực tối thiểu, do cá nhân tự mang theo hay do từng tổ nhỏ đảm trách để có thể hành quân nhanh mà không thể bỏ trốn, lệ thuộc hoàn toàn vào đoàn thể, không tồn tại được nếu sống riêng rẽ.

3.Ði theo đường núi để giới hạn tối đa tiếp xúc với dân chúng, vừa bảo toàn bí mật vừa không tạo những xáo trộn một khi binh đội đi ngang qua.

4. Chia thành nhiều toán nhỏ riêng rẽ chỉ tập trung ở những điểm nhất định.

5. Không đóng quân tại đâu một thời gian dài để khỏi tạo ra những nhu cầu thực tế như buôn bán, liên hệ trai gái, trộm cắp và tiết lộ tin tức quân sự.

Theo các giáo sĩ, vùng nào Tât Sơn tuyển quân, bắt lính là vùng đó hầu như không có đàn ông, nên các giáo sĩ ( có lẽ nhận xét hơi phiến diện chăng? là đàn bà Nam Hà dễ dãi hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.)???
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng cuối năm 1788.


Ngày 31 tháng 10 năm 1788.

Trước khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua.

Nguyễn Huệ đã công bố một văn bản quan trọng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong vai trò của ông, vừa khẳng định được vị thế của ông đối với toàn thể lãnh thổ, vừa cảnh cáo tất cả những ai đã từng dung túng cho bộ hạ làm những điều thất nhân tâm. Đây là văn bản gửi cho Ngô Văn Sở và quan binh Bắc Hà, xin trích: (đây là bản dịch qua tiếng Pháp và La-tin)

....
Bởi sắc- lệnh này ta cho các tướng Ðại Tư Mã, Ðại Ðốc (tức Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân) và các sĩ- quan khác biết rằng từ trước tới nay các vua- chúa đều lấy luật- pháp để cai- trị thần- dân và duy- trì hoà- bình, nên ta cũng noi gương các vị tiền- bối mà đánh dấu ngày khởi- đầu triều- đại ta bằng cách soạn ra một bộ luật để dân -chúng sống trên đất đai ta nghiêm- ngặt tuân theo. Vì thế ta đã giao cho các quan tư- pháp và tham- chính- viện nhiệm- vụ hoàn tất các tác -phẩm đó trong một, hai tháng. Trong khi chờ đợi ta ban- bố vài pháp- quy yêu cầu mọi người và mỗi các ngươi đứng- đắn thi -hành. Nội- dung điều- lệ đó như sau:

1. Nếu một sĩ- quan hay binh- lính nào phạm- tội gì, các quan văn- võ sẽ họp lại để xử họ và nếu họ đáng bị xử -tử họ sẽ bị kết án tử- hình.

2. Trong thời chiến -tranh, mỗi lần một vị chỉ huy sai bộ- hạ mình đi đánh địch, bộ- hạ đó phải tuyệt -đối tuân theo, người nào tử trận một cách can -đảm sẽ được vẻ -vang. Trái lại ai vì sợ chết mà bỏ trốn sẽ bị sỉ -nhục. Bởi vậy ta cho phép xử- tử tức thì những kẻ trốn bổn- phận cũng như những kẻ cho địch có thì giờ dưỡng -sức lại và tấn- công vì hèn- nhát hay vì chậm- chạp; sau rồi các tướng lãnh phải báo- cáo hành -động của họ trong trường- hợp đó.

3. Khi chiến- tranh chấm- dứt và khi quân- đội trở về kinh- đô và được trả lại cho chính -quyền, không một quan chỉ huy nào được tự tiện xử- tử một người ngang- quyền hay ngang- chức và ai mà vi -phạm luật này sẽ không có hi -vọng được khoan -hồng.

4. Mỗi lần xảy ra chuyện gì liên quan đến quốc- gia hay công- ích, mọi người đều phải lưu- ý ngay đến việc đó kẻo một sự chậm- trễ nhỏ -nhặt cũng có thể gây trở -ngại cho công việc. Thời bình, sự mau -lẹ đó cũng cần- thiết rồi, huống chi tại Bắc Kỳ nơi cuộc chiến càng ngày càng ác- liệt, một cuộc- chiến mà các ông phải coi như việc trọng -yếu bởi vì mỗi giây phút có thể mang lại nhiều thay đổi bất- ngờ liên -tiếp theo nhau như gió, chớp hay như hơi và những biến- chuyển đó lúc thì thuận, lúc thì nghịch thành thử không thể căn cứ trên cái gì chắc -chắn được. Bởi vậy mỗi khi nhu- cầu quốc -gia hay tình- hình chiến -tranh bắt phải họp để thảo luận về những việc phải làm và mỗi khi ngày giờ họp được ấn- định, các quan văn võ sẽ phải họp ngay lập tức vào ngày giờ đó để bàn -bạc và quyết- định với nhau. Nếu bất kỳ có người vì sơ- xuất mà quên tới nơi họp đúng -giờ, ta cho phép Tư Mã và Ðại Ðô Ðốc phạt họ tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ.

5. Nếu mỗi khi thuộc- hạ quan chỉ huy chi- đội hay thuộc- hạ của ông đi đuổi bắt kẻ gian, đáng lẽ bảo vệ và che chở dân vô- tội và hiền- lành họ lại cưỡng -đoạt của cải của dân chúng đáng -thương sẽ đau -khổ và thất -vọng, vì họ phải chịu nhiều tai- vạ hơn dưới thời ác quỉ Nhậm hay Tiết chế. Họ cư- xử như vậy thì làm sao dân- chúng yên- lành được? Và làm sao gọi hành- động đó là giải phóng dân chúng khỏi áp- bức và làm sao phạt thủ- phạm cho được? Vậy ta ra lệnh cho các sĩ- quan phải công- bố trong trung- đội hay binh- đoàn mình điều nghiêm- cấm, không được lấy bất cứ vật gì của dân dù là một ngọn cỏ, như ta không ngớt tuyên- cáo trước đây. Các sĩ -quan sẽ chắc-- chắn làm vừa lòng ta và đúng theo tình- ý ta nếu hết sức thi -hành điều nghiêm- cấm đó. Ai cư xử như vậy có thể tin rằng sau khi chia -sẻ cùng ta những nỗi khổ- nhọc và những mối hiểm -nghèo của thời chiến này, họ cũng sẽ chia sẻ thanh- danh và hưởng thú vui thời bình cùng ta. Vả lại nữa, không ai có quyền dựa vào sự vắng mặt hay sự xa cách của ta để phiền- nhiễu cướp- bóc dân- chúng và uy- hiếp đàn bà con gái. Chỉ khi nào ngưng và dẹp được những bạo- hành đó, họ mới có thể tự phụ giữ nổi chức -vụ và bảo đảm an- ninh cho cá- nhân và gia -đình họ, bằng không, đừng mong gì ta dung thứ họ.

Ðó là những điều ta muốn các ngươi phải biết.

Ngày 3 tháng Mười (âm lịch) năm Thái Ðức (Tiếm vương Nhạc) thứ 11

Các giáo sĩ, trong rất nhiều văn bản, vẫn coi Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc là: Tiếm Vương, và, họ vẫn coi vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn là chính thống.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 8 tháng 11 năm 1788.

Nguyễn Huệ đã định lên ngôi Hoàng Đế, nhưng thời điểm này, có lẽ ông thấy không hợp, vì tin tức quân Thanh sắp tràn vào, nên Huệ không tổ chức long trọng.

Nguyễn Huệ tổ chức lại quân đội cho thống nhất, quân Tây Sơn của Huệ chi thành các binh chủng như sau:

1. Bộ Binh
Lực lượng này chủ chốt là đội thân binh Thuận Quảng, bao gồm binh sĩ các vùng Thuận Hoá và Quảng Nam ở Ðàng Trong, trong đó có một số đông người Thượng và người Hoa rất thiện chiến.

Các cấp chỉ huy Tây Sơn thường chít khăn đỏ (hồng cân), người miền Bắc gọi họ có ý khinh rẻ như man binh (quân mọi), cuồng Chiêm (quân Chiêm hung tợn) hay quân Quảng Nam.

Những người từ Ðàng Trong ra Bắc thường được giao cho chức vụ chỉ huy các toán thổ binh, nhưng những địa điểm quan trọng thường có quân “Quảng Nam” đóng nút chặn. Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục cũng gây ra thất lợi khi cần phải rút lui để bảo toàn lực lượng. “quân Tây Sơn cầm cờ đỏ có tháp lông gà nhuộm đỏ, gọi là cờ hồng mao”.

Quân Tây Sơn khi đóng ở Nghệ An mặc áo màu đỏ tía, chỏm mũ đính lông chiên đỏ, vũ khí dùng tên lửa buộc trên đầu ngọn giáo gọi là hỏa hổ.

2 Thượng Binh

Đây là đội quân tạp nham, bao gồm người Trung Hoa, người Thái, người Shan (?), người Bhamo (ở Miến Ðiện).
Chính Nguyễn Nhạc cũng là những đầu nậu trong những đoàn buôn này, thông thạo đường sá, phong tục của vùng Tây nguyên, quen thuộc với những loại bùa chú, thuốc men, chất kích thích mà dân tộc thiểu số thường dùng để chữa bệnh.

Ngoài ra còn có các đoàn thương nhân (nguyên văn : caravan), không rõ Huệ dùng làm gì?

Số lượng đội quân này, không có số liệu cụ thể, chắc chắn bao gồm một lực lượng lớn gồm những sắc tộc thiểu số, không phải chỉ trong vùng Qui Nhơn mà gần như toàn cõi Tây Nguyên, kể cả Nam Lào và bắc Campuchia ngày nay.

Căn cứ của họ nằm ở An Khê, thời đó gọi là đèo Mang (có nghĩa là cổng theo tiếng Bahnar). Vùng đất ở phía đông đèo Mang gọi là Tây Sơn hạ đạo, còn vùng phía tây trở lên chen lẫn rừng rậm núi cao gọi là Tây Sơn thượng đạo.


3. Tượng Binh

Giáo sĩ Cristophoro Borri đã viết:

"Có rất nhiều voi trong xứ Ðàng Trong, nhưng họ không dùng được vì chưa biết cách bắt và huấn luyện. Vì thế phải đưa những con đã thuần thục và biết khuôn phép từ Campuchia là một nước láng giềng. Voi ở đây lớn gấp hai voi ở Ấn độ. Chân và vết chân nó để lại đo chừng một piê rưỡi đường kính. Răng thò ra từ miệng gọi là ngà voi thì thường dài tới mười bốn piê, đó là voi đực. Còn voi cái thì ngắn hơn nhiều. Vì thế người ta dễ nhận thấy voi ở xứ Ðàng Trong to lớn hơn những voi người ta vẫn dẫn đi diễu ở Âu châu: ngà chưa được hai piê rưỡi"

....

"Khi có chiến tranh và trận mạc thì người ta nhấc mui (trên) bành đi để thành một thứ chòi chở lính giao chiến với nỏ, với súng và có khi với khẩu đại bác: voi không thiếu sức để mang nổi và là con vật rất khoẻ, nếu không có gì khác. Chính tôi (tức giáo sĩ Borri) đã thấy một con dùng vòi chuyên chở những vật rất nặng, một con khác chuyển một khẩu súng lớn và một con nữa một mình kéo tới mười chiếc thuyền, chiếc nọ theo sau chiếc kia, giữa đôi ngà một cách rất khéo và đưa xuống biển "

đây là những con vật được đào tạo để hung dữ theo lệnh lạc, sử dụng như một mũi xung kích trong chiến đấu và cũng là một sát thủ giết người bằng cách tung lên, dày đạp, xé nát (đối phương) một cách thích thú như trẻ con


Trong chiến tranh với Miến Ðiện trước khi sang nước ta không lâu, quân Thanh đã học tập khá nhiều và Tôn Sĩ Nghị cũng từng đi theo đoàn quân viễn chinh nên không xa lạ gì với voi chiến, có lẽ binh lính của Nghị thì hoảng sợ khi thấy voi Tây Sơn, vì đa phần là lính ở 2 tỉnh Quảng Đông, Tây.

4. Thủy Binh.

Giáo sĩ Dian Murray cũng tường thuật khá chi tiết về những thủ lĩnh mà Nguyễn Huệ chiêu dụ được căn cứ trên những bản tấu triệp của nhà Thanh (văn thư các quan tâu về triều) còn giữ trong Quân Cơ Xứ.

Ta có thể hiểu vì sao quân Tây Sơn lại hay gọi chỉ huy là “đô đốc” chỉ có tên mà không có họ trong danh sách các tướng.

… Ðối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ được gọi là Ðại Ca Việt Nam, là người bán những đồ họ cướp được và chia cho họ từ 20 đến 40% số tiền. Những bọn cướp lớn cũng được Hoàng đế che chở vì họ không những được phép neo thuyền tại vùng biên giới (Trung Hoa và Ðại Việt) để tuyển quân và trộm lương thực mà còn có thể dùng Việt Nam như một “sào huyệt” để rút về. Bọn hải khấu đó coi nhà vua như chủ nhân của họ vì dưới thẩm quyền của ông họ có thể thu hoạch nhiều nguồn lợi từ biển cả."

Một trong những danh tướng của Nguyễn Huệ xuất thân cướp biển là Trần Thiêm Bảo

Theo giáo sĩ Dian Murray thì Bảo làm nghề đánh cá ở vùng Liêm Châu, Quảng Ðông cùng với vợ và hai con trai. Tháng 10 năm 1780, thuyền của y bị bão thổi dạt xuống phương Nam nên cư ngụ luôn tại khu vực gần Thăng Long. Năm 1783, gia đình y đầu nhập Tây Sơn, được phong chức tổng binh và tham gia cuộc hành quân chống lại họ Trịnh.

Theo lời khai của Bảo thì y được người tài công cũ là Lương Quí Hưng tiến dẫn và cả hai cùng tham gia trận đánh chiếm Thuận Hoá năm 1785. Lương Quí Hưng được phong tước Hiệp Ðức Hầu và được ban một quả ấn khắc “súc hữu đầu phát” ( được quyền để tóc dài kiểu TQ)

Trần Thiêm Bảo lập nhiều công lao nên được phong làm Tổng Binh Bảo Ðức Hầu, dưới tay có sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200 người Việt. Chỉ trong mấy tháng, Bảo đã chiêu tập được tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển đông và vịnh Bắc Việt, xây dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thuỷ binh đáng kể.

Trong số các đầu sỏ, giỏi nhất nhất có hai người là Lương Văn Canh và Phàn Văn Tài. Lương Văn Canh gốc là ngư phủ ở Tân Hội , khi về đầu quân được Bảo phong cho làm thiên tổng ( Nguyên văn: lieutenant). Phàn Văn Tài gốc ngư phủ ở Lục Thuỷ , Quảng Ðông, theo từ năm 1786, được phong chức chỉ huy ( Nguyên văn: commander).


Đến cuối năm 1788, Bảo được Huệ cấp thêm 16 đại thuyền nữa và phương tiện để tuyển mộ thêm quân.

Nhờ thế, Bảo chiêu dụ được Mạc Quan Phù và Trịnh Thất .

Mạc Quan Phù người Toại Khê , gia nhập thủy quân Tây Sơn năm 1788, y liên kết với Trịnh Thất và cả hai được Bảo phong cho làm tướng quân.

Trần Thiêm Bảo có nhắc đến hai người “ra biển chiến đấu nhiều lần, khi trở về Việt Nam có đem biếu lụa là, vải vóc và tiền bạc ngoại quốc”. Những chức vụ của một số cấp chỉ huy cho ta thấy họ thực sự đóng một vai trò trong tổ chức quân sự của Nguyễn Huệ.

http://www.gio-o.com/NguyenDuyChinh/NguyenDuyChinhVietThanhChienDich6.htm#_ftn19
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về vũ khí của quân Tây Sơn khi ra Bắc oánh quân Thanh, các giáo sĩ miêu tả khá kĩ, sau đây là một số vũ khí chính:

1.Trường đao, hoặc là trường kiếm, sử dụng bằng 2 tay để chém.

Theo ghi nhận của giáo sĩ Borri, các chúa Nguyễn ở Ðàng Trong thường mua đao kiếm của người Nhật vì thép của họ rất tốt, có lẽ quân Tây Sơn cũng được trang bị nhiều.

2. Hỏa Hổ

Các giáo sĩ không mô tả loại vũ khí này, chỉ có tờ biểu của người Việt:

:Tháng Sáu năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786) Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng (火筒), còn có tên là hoả hổ (火虎), có bầu (nguyên văn doanh bả 盈把) lớn, dài chừng một thước (khoảng 30 cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hoả pháo nhưng không nhiều …"

3. Hỏa Cầu.

Theo giáo sĩ Dian Murray, đây là những bình đất nung chứa thuốc súng trộn rượu mạnh. Diêm sinh được chứa vào nắp bình, treo sẵn, khi xáp trận sẽ ném lên sàn tàu địch, bình sẽ vỡ và bén lửa.

Dian Murray cũng đề cập đến việc hải tặc TQ trong thủy quân Tây Sơn dùng những loại mảnh vụn của nồi sắt hay đinh, có khi còn dùng tiền đồng hay các loại bình chứa. Họ cũng hay đánh hỏa công bằng thuyền chất đầy đồ dẫn hỏa xông thẳng vào địch hoặc ném những loại pháo bằng ống tre để đánh gãy cột buồm.

4. Đại Pháo và các loại súng ống

Ngoài những loại vũ khí thông dụng như kiếm, kích, cung nỏ, gươm, đao, quân Tây Sơn có nhiều loại súng ống bao gồm cả súng đại bác và súng điểu thương (súng chim). Súng đại bác được dùng để phòng thủ, nếu đưa ra trận thì dùng voi kéo hay chở.

Trong một lá thư của giáo sĩ Diégo de Jumilla viết 15 tháng 2 năm 1774 cũng kể lại là khoảng đầu tháng 4 năm 1773 ông ta đã thấy những người lính Tây Sơn xuống chợ “kẻ đeo gươm, người mang cung tên, lại có người mang súng”.

Trang bị súng của Tây Sơn là rất hùng hậu, và có thể nói là hiện đại, đơn giản bởi phần lớn tiền vàng cướp được, Huệ dùng vào việc mua sắm súng ống, vũ khí, và bọn lái súng Tây cũng thấy, ở đâu có chiến tranh, ở đấy là thị trường béo bở.

"Người Ðàng Trong hiện giờ đã hết sức chuyên môn trong việc dùng súng lớn và súng nhỏ vượt xa cả Âu Châu; vì dường như suốt ngày họ chẳng làm gì khác ngoài việc tập bắn. Họ giỏi đến nỗi họ có thể dùng súng lớn bắn trúng còn hơn người ta bắn bằng súng nhỏ. Súng hoả mai họ bắn cũng tài lắm vì ngày nào cũng ra đồng để thực tập."

SÚng thời đó được mô tả như sau:

Súng thường đúc bằng đồng cho ít bị nứt vỡ, nạp tiền nghĩa là nạp thuốc và đạn từ đằng trước. Ðại bác thời đó đủ cỡ và dài ngắn khác nhau tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ. Muốn bắn được xa thì nòng phải dài, việc đợi cho thuốc cháy hết cũng lâu hơn. Thoạt tiên, những súng trường được gọi dưới các tên Matchlock, Arquebus hay Musket ( càng chứng tỏ Huệ mua súng hiện đại của Tây) là những súng cá nhân trang bị cho bộ binh.

Những súng đó dài và nặng nề nhưng về sau nòng súng đã có khương tuyến để khi viên đạn bắn ra sẽ xoay tròn và vì thế đi được xa hơn. Ðạn là đạn chì hình tròn, vừa khít với nòng súng, phải nhồi từ trước bằng môït cây thông nòng và một cái búa gỗ. Khi viên đạn bắn ra, đạn đạo sẽ bay thẳng và không bị lệch hướng như đạn súng trường thuở trước.

Súng trường dài từ 1.5 đến 1.6 mét, hơn chiều cao trung bình của người Nam, có báng và gỗ đỡ nòng, được trang trí bằng những hoa văn kim loại. Dùng trong chiến trận, viên đạn có thể đúc nhỏ hơn một chút cho tự động chạy vào trong nòng súng. Loại súng điểu thương được mồi bằng đá lửa bằng một cái cần mổ hình như mỏ gà. Mỏ gà được kéo ngược ra sau bằng tay cho mắc vào khớp và sẽ giữ tại đó. Khi người lính bóp cò, mỏ gà sẽ bật ra, mổ viên đá vào một thanh sắt cho xẹt ra tia lửa, đồng thời buồng thuốc súng sẽ mở ra để lửa bén vào.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, Nguyễn Huệ đứng trước 2 lựa chọn khó khăn:

1. Kéo đại binh vào Gia Định, oánh cho Nguyễn ÁNh, lúc này đang tụ tập lực lượng, dựa dẫm đám địa chủ Hoa Kiều, làm mưa làm gió, mà Nguyễn Lữ đã bất lực, bỏ chạy bán sống bán chết.

2. Đem quân ra Bắc Hà, đánh đuổi quân Thanh, xóa bỏ nhà Lê.

Có lẽ Nguyễn Huệ đã phải tính toán rất nhiều,và, với bản chất của người Việt, ông đã chọn phương án thứ 2, đem quân ra Bắc, đuổi quân xâm lược, rồi sẽ vào Nam tiêu diệt nốt Nguyễn ÁNh.

Nguyễn Ánh, lần này lại gặp may, nếu Nguyễn Huệ không vì lòng tự trọng như ông nói " bọn Người Ngô ( chỉ TQ nói chung) đáng chết gấp ngàn lần, sao chúng dám coi nước Nam ta không có chủ?"
Và nếu, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Gia Định oánh, chắc chắn lần này Ánh không còn đường sống.

Thật tiếc cho Nguyễn Huệ.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,344
Động cơ
522,120 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
.
Lúc này, Nguyễn Huệ đứng trước 2 lựa chọn khó khăn:

1. Kéo đại binh vào Gia Định, oánh cho Nguyễn ÁNh, lúc này đang tụ tập lực lượng, dựa dẫm đám địa chủ Hoa Kiều, làm mưa làm gió, mà Nguyễn Lữ đã bất lực, bỏ chạy bán sống bán chết.

2. Đem quân ra Bắc Hà, đánh đuổi quân Thanh, xóa bỏ nhà Lê.

Có lẽ Nguyễn Huệ đã phải tính toán rất nhiều,và, với bản chất của người Việt, ông đã chọn phương án thứ 2, đem quân ra Bắc, đuổi quân xâm lược, rồi sẽ vào Nam tiêu diệt nốt Nguyễn ÁNh.

Nguyễn Ánh, lần này lại gặp may, nếu Nguyễn Huệ không vì lòng tự trọng như ông nói " bọn Người Ngô ( chỉ TQ nói chung) đáng chết gấp ngàn lần, sao chúng dám coi nước Nam ta không có chủ?"
Và nếu, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Gia Định oánh, chắc chắn lần này Ánh không còn đường sống.

Thật tiếc cho Nguyễn Huệ.
Thời điểm đó nếu đánh NA ông chỉ có thể chiếm lĩnh toàn vẹn đàng trong, sau khi đánh xong NA thì cũng khó còn đủ lực để quật lại Đàng Ngoài ngay, chậm trễ thì Đàng Ngoài sẽ kịp ổn định trong tay quân Thanh và chính quyền bù nhìn Lê Chiêu Thống nên khó mà đánh được nữa. Nếu trường hợp này sảy ra tình thế phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài sẽ không còn nhiều cơ hội thay đổi !

Đánh thắng quân Thanh ở Bắc Hà ông đứng trước cơ hội được chính danh làm chủ đất nước giống như vua Lê Thái Tổ , có Đàng Ngoài ông sẽ có cơ sở vững chắc để sau này Nam Tiến bình định nốt Đàng Trong, Đàng trong dù NA có mạnh lên cũng chưa thể bình định được lực lượng của Nguyễn Nhạc, khi NA tập trung bình định Nguyễn Nhạc cũng khó mà yên ổn với vương quốc Xiêm La !

Quyết định của ông là do ông tự tin ở khả năng của mình sẽ nhanh chóng đánh bại quân Thanh và chắc chắn sau đó sẽ bình định Nam Hà
Điều đáng tiếc nhất là ông không thể tính được mình sẽ ra đi vào tuổi 40
 

vonbox

Xe tải
Biển số
OF-373491
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
274
Động cơ
251,540 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )
Rộng quá cụ nhỉ ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế vào ngày 8 tháng 11 năm 1788.

Như vậy, Nguyễn Huệ đã lê ngôi vua trước cả khi quân Thanh vào nước ta ( quân Thanh vào Vn ngày 25 tháng 11 năm 1788).
Nguyễn Huệ còn phong Thái Tử cho con trai mình là Quang Toản. Tại sao không phong Thái Tử cho Quang Thùy, người con cả dày dạn trận mạc và hiếu thảo, thì chỉ có Nguyễn Huệ biết mà thôi.

Vậy thực ra, bản ý của Nguyễn Huệ, là tách riêng ra thành một vương triều mới không còn lệ thuộc vào vua Thái Ðức ở Qui Nhơn, chứ không hẳn lên ngôi vì quân Thanh sang xâm lược hay tình thế cấp bách như sử chính cống vẫn nói.

Cũng có thể ông muốn lên ngôi sớm để chuẩn bị cho chiến tranh, vì,ông còn có thì giờ chuẩn bị chiến tranh, đúng như bản hịch văn kêu gọi tướng sĩ mà các nhà truyền giáo đãd ịch sang tiếng Pháp và La-tin(đề ngày 3 tháng Mười, Thái Ðức 11 (31-10-1788) 8 ngày trước khi lên ngôi theo tin tức của các nhà truyền giáo.

Có 3 đại lễ mà Huệ đã tiến hành:

1. Lễ đăng quang tháng Mười ( Âm lịch) ở trong cung ở Phú Xuân (theo đúng thủ tục mà các giáo sĩ ghi nhận), không rầm rộ

2. Lễ thân chinh tháng Một ( Âm lịch) ở núi Bân ( Nghệ An) để cho quân sĩ biết rằng ông sẽ đích thân cầm quân ra Bắc .

3. Lễ đại duyệt ở Thanh Hóa tháng Chạp (như dân Bắc Hà ghi nhận) để khẳng định rằng ông sẽ đánh cho địch “chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn",vào ngày 22 tháng 12 năm 1788, sụ kiện này rầm rộ, làm dân Bắc Hà tưởng Huệ làm lễ đăng quang.

Ngày 10 tháng 11 năm 1788.

Nguyễn Huệ chính thức xuất quân, từ Phú Xuân, tiến ra BẮc Hà oánh quân Thanh, quân Lê.

Từ Phú Xuân ra đến Nghệ An, quân Tây Sơn đã đi hết 40 hoặc 45 ngày, trung bình 1 ngày 10 đến 15 km. Cuộc hành quân này được các giáo sĩ mô tả khá hay và sống động.
 

thaomotobay

Xe tải
Biển số
OF-383038
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
418
Động cơ
246,540 Mã lực
Tuổi
35
giờ hòa bình rùi chư nghĩ lại cảnh chiến tranh k biết các cụ ở lại hay chiến đấu?
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
.

Thời điểm đó nếu đánh NA ông chỉ có thể chiếm lĩnh toàn vẹn đàng trong, sau khi đánh xong NA thì cũng khó còn đủ lực để quật lại Đàng Ngoài ngay, chậm trễ thì Đàng Ngoài sẽ kịp ổn định trong tay quân Thanh và chính quyền bù nhìn Lê Chiêu Thống nên khó mà đánh được nữa. Nếu trường hợp này sảy ra tình thế phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài sẽ không còn nhiều cơ hội thay đổi !

Đánh thắng quân Thanh ở Bắc Hà ông đứng trước cơ hội được chính danh làm chủ đất nước giống như vua Lê Thái Tổ , có Đàng Ngoài ông sẽ có cơ sở vững chắc để sau này Nam Tiến bình định nốt Đàng Trong, Đàng trong dù NA có mạnh lên cũng chưa thể bình định được lực lượng của Nguyễn Nhạc, khi NA tập trung bình định Nguyễn Nhạc cũng khó mà yên ổn với vương quốc Xiêm La !

Quyết định của ông là do ông tự tin ở khả năng của mình sẽ nhanh chóng đánh bại quân Thanh và chắc chắn sau đó sẽ bình định Nam Hà
Điều đáng tiếc nhất là ông không thể tính được mình sẽ ra đi vào tuổi 40

Đây chính là truyền thống của dân tộc Việt Nam

Một con người dù là xuất thân như thế nào, nếu có công đánh đuổi ngoại xâm thì đều được tôn thờ

Nếu lãnh đạo đập tan ngoại xâm, bảo tồn cương thổ thì muôn dân chầu theo

Nhược bằng dựa binh ngoại bang để dựng cơ đồ, sau này có xây dựng huy hoàng thế nào đi nữa, cũng rất khó được nhân dân ghi nhận
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,344
Động cơ
522,120 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đây chính là truyền thống của dân tộc Việt Nam

Một con người dù là xuất thân như thế nào, nếu có công đánh đuổi ngoại xâm thì đều được tôn thờ

Nếu lãnh đạo đập tan ngoại xâm, bảo tồn cương thổ thì muôn dân chầu theo

Nhược bằng dựa binh ngoại bang để dựng cơ đồ, sau này có xây dựng huy hoàng thế nào đi nữa, cũng rất khó được nhân dân ghi nhận
Lý Bí - Lý Nam Đế là 1 ví dụ điển hình
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về chặng đường hành quân từ Phú Xuân ra Nghệ An, các giáo sĩ đã mô tả:

"Cơ bản để hoạch định của cấp chỉ huy là kiến thức vững chắc về tiếp liệu và di hành; có thếông ta mới biết làm sao và khi nào có thể liều lĩnh, mà chiến trận chỉ có thể thắng khi dám mạo hiểm."

Vào thời kỳ đó đường từ Phú Xuân ra Bắc chưa có đường lớn, chỉ là đường mòn dọc theo triền núi nên nếu dùng đường bộ thì phải thật gọn nhẹ, muốn di chuyển với đồ đạc, quân lương, khí giới phải đi bằng thuyền trong mùa thuận gió.

Quân Tây Sơn có voi, ngựa, võng, các loại xe kéo … nhưng chủ yếu vẫn là đi bộ và hầu hết các phương tiện chỉ dành cho cấp chỉ huy hay chuyên chở vũ khí.

Voi của quân Tây Sơn có khá đông nhưng ngựa không nhiều, các loại súng ống, vật liệu nặng thường dùng các loại xe trâu, xe bò hay xe lừa kéo. Trong những trường hợp cấp bách, sức người được điều động thay súc vật và việc di chuyển không khỏi nhọc nhằn, hao binh tổn tướng. Khi tình hình khó khăn, binh lính đào ngũ cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Các giáo sĩ cũng ghi nhận là trong lần ra Bắc này, Nguyễn Huệ:

"… tiến như vũ bão … từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã giết chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày"

Thời đó, đơn vị căn bản của nước ta là làng xã có dân số trung bình chỉ khoảng vài trăm đến một ngàn, việc di chuyển hàng vạn người (tương đương với vài chục xã) đi một khoảng cách vài trăm cây số có lẽ sẽ có ảnh hưởng lớn đến những địa phương ngang qua.

Phương thức tiếp liệu và sinh hoạt của quân Tây Sơn theo các giáo sĩ miêu tả thì thường chia nhau ra đóng tại các đền chùa, miếu mạo, nhà thờ … là cách sinh hoạt tự túc đơn giản và hữu hiệu hơn cả. Ðể có vật liệu đúc súng hay rèn vũ khí, nhiều tượng thờ, chuông đồng và dụng cụ canh nông đã bị trưng dụng cho nhu cầu chiến tranh.

Về vấn đề lương thực và trang bị của quân Tây Sơn gồm nhiều món, trong đó có lương khô của binh sĩ thời đó là món bánh tráng, mỗi khi ăn chỉ cần nhúng nước là có thể qua bữa. Ngoài lương thực cũng không thể bỏ qua súng ống, đạn dược … vốn dĩ rất nặng nề, không dễ dàng di chuyển trên đường đất ngoằn ngoèo, lầy lội vào mùa đông và thường đòi hỏi một số dân công đông đảo để phục dịch. Súng thần công loại nhỏ được chở trên lưng voi, quân Tây Sơn không đem các loại súng lớn và đã công thành bằng sức người và các cuộn rơm để xông vào, sau đó đánh hoả công.

Những vấn đề liên quan đến hậu cần khác như chữa bệnh, tản thương hay các chính sách quản trị nhân sự khác (lương bổng, tử tuất, khen thưởng, tưởng lệ …) thì hoàn toàn không ai ghi lại. Với hình thức tổ chức còn sơ khai, những vấn đề đó chắc chưa được qui định rõ ràng mà chỉ giải quyết dựa theo tình hình và khả năng tại chỗ.

Quân đội của Nguyễn Huệ tuyển mộ từ nhiều khu vực khác nhau, gồm nhiều thành phần, nhiều dân tộc, có tập quán và sinh hoạt đa dạng. Quân đội đó phần lớn không theo tổ chức chính qui nên thường thì không có lương bổng, phải tự túc nhiều mặt chứ không có tiêu chuẩn hàng tháng, hàng ngày. Việc ăn uống vì thế không theo quy định mà tuỳ theo tình hình, theo thói quen của từng nhóm.

Chỉ những khi đóng quân và phải ổn định trật tự thì kỷ luật thép mới được áp dụng. Theo thư của giáo sĩ Le Roy ở Nam Ðịnh viết cho ông Blandin:

… Những người Nam Hà này đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt, mới thấy tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã chém đầu những bọn trộm cướp hay tất cả những kẻ nào bị người ta tố cáo là trộm cướp Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc ai, họ chỉ biết chặt đầu mà thôi. Ðiều đó đã khiến cho yên lành ở một vài nơi trong một thời gian"
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,344
Động cơ
522,120 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Một bản chiếu lên ngôi của Nguyễn Huệ (do các giáo sỹ chép lại) cũng không thấy nhắc đến việc đánh nhau với quân Thanh - có thuyết cho rằng ông sợ nhân tâm hỗn loạn sẽ có kẻ lợi dụng gây bất lợi cho việc ông xuất thành hành binh ra Bắc !

"Tức vị chiếu
Trẫm duy Ngũ Đế dị tính nhi thụ mệnh, Tam Vương thừa thời nhi khải vận. Đạo hữu thiên đệ, thời duy biến thông, thánh nhân phụng nhược thiên đạo dĩ quân quốc tử dân kỳ nghĩa nhất dã. Ngã Việt tự Đinh Lê Lý Trần triệu kiến hữu quốc, dĩ chí vu kim, thánh tác minh hưng bất thị tính, nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thật thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã.
Hướng giả Lê gia thất bính, Trịnh thị dữ cựu Nguyễn phân cương nhị bách dư niên cương trù vặn loạn cộng chủ đồ ủng hư khí tư gia tự tư phong thực. Thiên kinh địa duy nhất truỵ nhi chấn vị hữu thậm ư thử thời dã. Gia chi cận tuế dĩ lai Nam Bắc cấu binh, dĩ truỵ đồ thán.
Trẫm vi Tây Sơn bố y, bất giai xích thổ, sơ vô hoàng ốc chi chí. Nhân nhân tâm yếm loạn dục đắc minh chủ dĩ tế thế an dân ư thị tập hợp nghĩa lữ lam tất dĩ khải sơn lâm, tả hữu hoàng đại huynh trì khu nhung yên, triệu ngã bang vu tây thổ, nam định Xiêm La, Cao Miên chi thuộc, toại khắc Phú Xuân, thu Thăng Long bản dục bang tảo trừ loạn lược, cứu dân ư thuỷ hoả trung, nhiên hậu hoàn quốc Lê thị qui địa đại huynh, tiêu dao tú thường xích tả chi du, quan lưỡng địa chi hoan ngu nhi dĩ.
Nhi thế cố suy di cánh bất đắc như sở chí, trẫm tái thực Lê thị Lê tự quân thất thủ xã tắc, khứ quốc bôn vong, Bắc Hà sĩ dân bất dĩ Lê chi tông tính vi qui ê trẫm thị lại. Đại huynh nghĩa quyến ư cần nguyện thủ Qui Nhơn nhất phủ, giáng xưng Tây vương, nam phục sổ thiên lý chi địa, tận thuộc ư trẫm.
Trẫm tự duy lương bạc tài đức, bất đãi cổ nhân, nhi thổ địa như thử kỳ quảng, nhân dân như thử kỳ chúng, tĩnh tư thống nhiếp lẫm hồ nhược hủ sách chi ngự lục mã nãi giả. Văn võ tướng sĩ nội ngoại thần liêu hàm nguyện trẫm tảo chính vị hiệu dĩ hệ thuộc nhân tâm, thượng chương khuyến tiến, chí ư tái tam kim biểu suy tôn bất mưu đồng từ phu dĩ thần khí chí trọng.
Thiên vị duy gian, trẫm thành lự bất khắc kham, nhi tứ hải ức triệu hoàn qui ư trẫm nhất nhân. Tư nãi thiên ý, phù khởi nhân sự, trẫm ứng thiên thuận nhân, bất khả lao chấp, tốn nhượng dĩ kim niên thập nhất nguyệt nhị thập nhị nhật tức thiên tử vị kỷ nguyên vi Quang Trung nguyên niên.
Tư nhĩ bách tính vạn dân duy hoàng cực chi phu ngôn thị huấn thị hạnh. Nhân nghĩa trung chính nhân đạo chi đại đoan, trẫm kim dữ dân cánh thuỷ phụng tiền thánh chi minh mô dĩ trị giáo thiên hạ.
Ô hô, thiên hựu hạ dân tác vi quân, tác vi sư, duy kỳ khắc tương thượng đế sủng tuy tứ phương. Trẫm phủ hữu thiên hạ tướng dữ giai chi đại đạo nạp chi xuân đài. Nhĩ thần thứ các an chức nghiệp vô đạo phỉ di. Hữu quan giả hưng tế tế chi phong, vi manh giả hữu hi hi chi tục. Trị giáo hưng hành, tễ vu chí thuận, dĩ hoán ngũ đế tam vương chi thịnh, diễn tông xã vô cương chi hưu, cố bất vĩ tai!
Thập tam đạo các xứ địa phương kim niên đông vụ tô dung điệu xá thập phân chi ngũ kỳ kinh bị binh hoả điêu tàn thính phân chi hoạn khám thực tận hành quyên miễn.
Cựu triều thần dân hoặc lục sự điếm luỵ kinh bị trọng luận, trừ đại nghịch bất đạo đẳng tội, kỳ dư nhất giai khoan xá
Bách thần dâm từ cách khứ tự điển. Kỳ thiên thần dữ trung thần hiếu tử nghĩa phụ kinh luỵ triều bao phong giả tịnh tứ đăng trật
Cựu triều văn võ viên biện hoặc do tòng vong đào tị tịnh thính hồi hương quán, kỳ bất nguyện sĩ tiến giả thính hành sở chí
Nam Hà Bắc dân gian y phục tịnh hứa tòng tục, duy triều y triều quan nhất tuân tân chế."


"Chiếu Lên Ngôi
Trẫm nghĩ: Ngũ đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân thời mở vận nước. Đạo có thay đổi, thời phải biến thông, nhưng đấng thánh nhân theo đạo trời để làm vua trong nước, yêu dân như con, thì cái nghĩa cũng chỉ là một.

Nước Việt ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần mở nước đến nay, bậc thánh minh dấy lên, chẳng phải một họ. Nhưng phế, hưng, dài, ngắn, vận mệnh trời cho, chẳng phải sức người làm được.

Trước đây nhà Lê mất quyền, họ Trịnh và họ Nguyễn cũ chia nhau cương vực, hơn hai trăm năm, giềng mối rối loạn, ngôi vua chỉ là hư vị, mỗi họ tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen đổ nát không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt như thời này. Thêm nữa, những năm gần đây, Nam Bắc đánh nhau, dân sa vào chốn lầm than.

Trẫm là kẻ áo vải Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có vị minh chúa để cứu đời yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh giong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi tây, dẹp Tiêm La, Cao Miên ở phía nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành Thăng Long. Bản ý chỉ muốn quét trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước lửa, rồi trả nước cho họ Lê, trả đất cho Đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trẫm không được như chí nguyện. Trẫm dựng lại nhà Lê, nhưng Lê tự quân để mất xã tắc, bỏ nước chạy trốn. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê lại dựa vào trẫm. Đại huynh vì khó nhọc mà mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, khiêm nhường xưng làm Tây vương. Mấy nghìn dặm đất ở cõi Nam thuộc về trẫm cả. Trẫm tự nghĩ mình lượng bạc, tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nhân dân đông đúc như thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa.

Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai, ba lần. Các tờ biểu vàng suy tôn, không hẹn mà cùng một lời. Trẫm nghĩ: nghiệp lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn, trẫm thật lòng lo không đương nổi. Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình trẫm. Đó là ý trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung nguyên niên.

Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! “Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo huấn phải thi hành”. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay trẫm cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ!

Than ôi! “Trời vì hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương”. Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt díu dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân.

Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp, chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người làm dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp đẽ sao? "
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, tại Bắc Hà, thời gian Tết đã cận kề.

Quân Thanh đóng tập trung ngay tại ngoại ô Thăng Long, gần bờ sông cho tiện việc sinh hoạt, thiết lập cầu phao làm phương tiện giao thông.

Ðể bảo vệ cho đại quân,Nghị sai các tướng đem quân đóng đồn ở phía nam kéo dài đến mấy chục dặm. Vì chưa có những đụng độ lớn nên quân Thanh lại quay về với lối sống của một quân đội thời bình, nặng hình thức, ít thực dụng.

Ðám Hoa kiều sống nhờ trên đất nước ta lập tức tổ chức những sinh hoạt vui chơi, hưởng lạc để phục vụ đoàn quân từ chính quốc.

Không khí khá nhộn nhịp, nhất là có thêm hàng vạn phu phen di chuyển ngày đêm trên trục lộ tiếp vận từ Quảng Tây xuống Thăng Long. Bọn dân TQ này mang theo những thói quen mất vệ sinh, tranh giành, thô tục, nhất là cướp bóc, o ép làm gia tăng ác cảm của dân ta.

Tôn Sĩ Nghĩ lại muốn tâng công với Thanh triều nên tìm đủ cách để tàn sát người Việt, việc cắt tai những ai " nghi ngờ là Tây Sơn hay do thám của Tây Sơn" báo thưởng diễn ra thường xuyên.

Trần Nguyên Nhiếp, một đô ti trong quân Nghị thú nhận:

Ngày 25 tháng Một, đại binh chiếm lại kinh đô nhà Lê. Sắp xếp triều đình an dân. Vì nghịch Nguyễn ( Nguyễn Huệ) đã chạy đi ẩn náu ở nước Thanh Hoa rồi nên ta đóng quân ngay tại Lê thành, ngày ngày thao luyện để tăng quân uy. Từ kinh đô nhà Lê về phía nam, quân ta đóng trại liên tiếp bốn mươi dặm, tính kế chiêu phục Nguyễn nghịch xong sẽ lập tức rút về Nam Quan.

Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào đại doanh thám thính hư thực. Các doanh tra xét bên ngoài, hỏi dò bên trong, bắt được những kẻ vào buôn bán, cắt tóc hay bán thuốc hút đều đem ra chém. Những nơi chứa lương hướng, hoả khí của ta đều có tai mắt của giặc, tuy đã tra xét nghiêm nhặt và bêu đầu nhưng từ trong núi non rừng rậm, dư đảng của giặc vẫn vào ra vô thường. Quân ta ở nơi yên chướng mưa gió xứ man, ngày đêm tuần tra qua lại liên tục như mắc cửi. Có điều vào sâu trọng địa, đại công đã xong, ngày ngày chỉ có việc duyệt binh còn việc rút quân chưa nghe gì cả.


Nghị cho rằng Nguyễn Huệ sợ mình nên tung ra nhiều tờ hịch kêu gọi đầu hàng, còn lính tráng thì lấy cớ đã “giải phóng” cho dân miền Bắc khỏi tai hoạ của Tây Sơn nên chỉ lo “hội hè, chè chén, ăn uống thô tục”.

Những thắng lợi từ Lạng Sơn xuống Thăng Long quá dễ dàng nên tướng lãnh nhà Thanh đều cho rằng Nguyễn Huệ sẽ chỉ cố thủ ở phần đất hiện có mà không đủ khả năng đánh ra Bắc, nhất là những thế lực thù nghịch của ông hiện đang đe doạ ở phía Nam ( Nguyễn Ánh).

Nguyễn Huệ cũng tương kế tựu kế “gửi thư cho Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, giả vờ nhún mình nhận tội, và nói rằng không biết thiên triều có chịu xá tội cho không, nên chưa dám sai sứ đi xin tha tội”. Không biết đây có phải là một kế hoạch để cho Tôn Sĩ Nghị thêm tin tưởng vào kế hoạch tái lập nước Chiêm Thành của vua Cao Tông, trong thư gửi nhà Thanh Nguyễn Huệ lại viết rằng “… thần vốn là dòng dõi của quốc vương Chiêm Thành, cha ông bị mất nước nên phải trốn đến đất Tây Sơn, ấn bạc của triều trước sách phong cho vẫn còn đoù”. Tôn Sĩ Nghị lại ra chiều kẻ cả, gửi thư ra lệnh cho Huệ “… phải rút quân về Thuận Hoá để chờ nghe xét xử, không được liều lĩnh làm càn, mà chuốc lấy tội.”

Như vậy, có thể thấy là trước trận oánh lớn này, hai bên vẫn có thư từ, hịch hiếc qua lại chứ không phải chả có liên lạc gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top