[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28 tháng 12 năm 1789.

Nguyễn Huệ tập hợp đại binh tại châu Thọ Hạc ( Ðông Sơn, Thanh Hoá) để tỏ ý chí sắt đá quyết tâm đánh bại quân Thanh.Tại đây, Nguyễn Huệ có đọc lời hịch:

“Quân Thanh sang lấn nước ta, hiện chúng đã đóng ở thành Thăng Long các người có biết hay không? Trong khoảng trời đất phận sao đã được định rõ phương Nam phương Bắc, nước nào cai trị nước ấy. Người Trung Hoa không phải nòi giống nước ta, bụng họ ắt là khác hẳn. Từ đời nhà Hán đến nay họ đã mấy phen chiếm cướp đất cát, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. Người nước ta không thể chịu nổi , ai cũng muốn đuổi chúng đi (...) . Ngày nay quân Thanh lại sang, định lấy nước ta đặt làm đất quận huyện của chúng, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đuổi. Các người đều đủ lương tri, lương năng nên phải dốc lòng hết sức với ta để dựng công lớn, chớ quen thói cũ mang lòng nhị tâm. Nếu như phát giác, ta sẽ tức khắc giết chết, không tha một người nào. Đừng trách ta không bảo trước”.

Lời hịch này chứng tỏ Huệ là 1 nhà chính trị khá tài, ông biết tình hình miền Bắc nước ta thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, phần lớn dân chúng và sĩ phu vẫn có bụng hoài Lê và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng không khỏi khiến con người có những ảo tưởng, từ trông đợi quân Thanh sang giúp đến mong đợi chúa Nguyễn ở trong Nam kéo ra (nhiều người nghĩ rằng chúa Nguyễn cũng như chúa Trịnh vẫn là thần tử nhà Lê, niên hiệu vẫn dùng Cảnh Hưng, chỉ đến sau này khi vua Gia Long lên ngôi mới thực sự thất vọng) đánh đuổi nhà Tây Sơn.

Để xoá nhoà tâm lý vọng Lê, chống Tây Sơn của binh lính, ơ đây có lẽ Huệ nhắm vào đám lính người Bắc Hà, Huệ chuyển đối tượng thù hận vào người Hán, khêu gợi lòng ái quốc, nhắc nhở dĩ vãng oai hùng của dân tộc để lấy chính nghĩa về mình. Không lẩn tránh, Huệ vạch rõ để rửa sạch tâm lý hai lòng trong quân ngũ, đem uy chen vào ân để chấm dứt bằng một câu dọa: “Đừng trách ta không bảo trước"


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 1 năm 1789.

QUân Tây Sơn thần thốc hành quân từ Thanh Hóa, đã sắp ra đến Ninh Bình, nói là thần tốc, nhưng chắc Nguyễn Huệ đã chuẩn bị kỹ càng mọi việc rồi.

Theo những tường thuật của các giáo sĩ tại Ninh Bình, Nam Ðịnh, trước đây, quân Tây Sơn tuy đã rút về Tam Ðiệp nhưng vẫn cố thủ ở nhiều nơi mặc dù chưa đụng độ trực tiếp với quân Thanh.

Ngoài bộ chỉ huy của Ngô Văn Sở bí mật rút đi trước, các toán quân đóng rải rác tiếp tục giao tranh với quân nhà Lê (nổi lên khi nghe tin quân Thanh sang) trong khoảng một tháng từ khi Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long cho đến cuối năm.

Những trận chiến đó tuy lẻ tẻ nhưng không phải là không khốc liệt và cả hai bên đều thiệt hại.

Khi nghe tin đại quân của Nguyễn Huệ sắp đến, binh lính của Ngô Văn Sở cảm thấy lên tinh thần và bắt đầu các chiến dịch phản công. Một đạo quân Tây Sơn giao tranh với quân nhà Lê gần Kẻ Vinh, thắng trận rồi đảm trách nhiệm vụ tiên phong tiến lên trước.

Những giáo sĩ đã viết như sau:

… Ngày nào cũng vậy, người ta chỉ thấy các sứ giả đem hung tín về tới thủ đô. Trong khi đó, các sĩ quan Trung Hoa, bỏ qua tai những lời kêu than và vô tình trước những đại bại (của quân nhà Lê), chỉ biết kêu gọi Tư Mã (Ngô Văn Sở) và quân Nam kỳ đầu hàng hay ra giao chiến thử tài...

Ngày 24 tháng 1 năm 1789. ( 29 Tết)

Quân Tây Sơn bắt đầu tấn công.

Ngày 25 tháng 1 năm 1789 ( 30 Tết)

Quân Tây Sơn vượt sông Gián (Giản Thuỷ) đánh vào lực lượng của Hoàng Phùng Nghĩa. Quân nhà Lê tan vỡ, Nguyễn Huệ thừa thắng tiến theo đường Thanh Quyết tiêu diệt một số đồn trại lẻ tẻ ở Nguyệt Quyết, Nhật Tảo.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, quân Thanh vẫn còn khệnh khạng, tưởng chừng như có thể tự tung tự tác và hoàn toàn không e ngại gì về lực lượng của Nguyễn Huệ đang tiến tới gần.

Ngày 20 tháng 1 năm 1789.

Tướng nhà Thanh là Ô Ðại Kinh tiến quân ra khỏi Tuyên Quang, ngày 29 đến Bạch Hà, chỉ còn cách Thăng Long 120 dặm. Y bèn đem toàn bộ lực lượng giao lại cho phó tướng Ðịnh Trụ đóng lại đây rồi gấp rút lên đường đi gặp Tôn Sĩ Nghị.

Ðúng ngày tết Nguyên Ðán, Ô Ðại Kinh hội kiến với Nghị tại bờ sông Phú Lương (tức Nhĩ Hà) để bàn thảo tình hình và theo lệnh Càn Long soạn thảo hịch văn để gửi cho Nguyễn Huệ. Trong hịch văn này, Kinh ra lệnh cho Huệ phải “lập tức chạy đến quân doanh của y để tâu xin đại hoàng đế thi ân, mở cho một đường sống"

Nghị cũng viết giùm cho Kinh hai bản hịch văn gửi cho Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cho người chia hai đường mang đi, sau đó Kinh quay về Bạch Hà.

Lúc này, chiến trận bắt đầu quyết liệt ( guyếc liệc).

Quân Tây Sơn, theo các giáo sĩ, có khoảng 10.000 quân, trong đó có nhiều lính trẻ, chỉ tầm 13 -14 tuổi. Theo họ, quân Tây Sơn vốn dĩ không phải chỉ gồm một chủng tộc, một tiếng nói nên hay dùng tiếng kêu để truyền hiệu lệnh cho nhau được gọi là “binh Ó”. Một đặc điểm khác có thể do ảnh hưởng của dân vùng thượng du là họ cũng hay dùng chiêng, trống để thúc quân, thu quân.

Khi ra Bắc, để khỏi lẫn lộn việc khi vui chơi với hiệu lệnh của chiến trận, họ đã cấm dân chúng không được đánh trống
....
"Quân Nam dùng ba loại cờ, đỏ, trắng, đen chia thành ba đội đánh trống tấn công. Ngoài ra, chiếc khăn đỏ thường dùng để bịt đầu của cấp chỉ huy cũng có khi được sử dụng như một loại kỳ hiệu. Những đội quân chính qui của họ cũng có sắc phục."

Để trả lời câu hỏi của vài cụ vì sao dân Bắc Hà oánh trống, các giáo sĩ có cho biết:

… từ ngày 17 (tháng 12 năm 1788) (tính ra là ngày 20 tháng Một, trước khi quân Thanh vào Thăng Long một ngày), các làng mạc đánh trống để đánh dấu sự vui mừng của họ vì trống tuy là một nhạc khí được dân Bắc Kỳ rất ưa chuộng đã bị cấm đánh và ngưng sử dụng từ ngày quân Tây Sơn làm chúa tể xứ này …
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 26 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 1 Tết)

Chiến sự ngày càng guyết liệc.

Quân Tây Sơn oánh tan các đồn lẻ của quân Lê, quân Thanh, số quân Lê phần lớn bỏ chạy hoặc đầu hàng, 1 số tàn quân Thanh chạy về Thăng Long cấp báo.

Theo bọn tàn quân thì quân Tây Sơn đa diện giáp công để chúng không cứu ứng được nhau. Nhiều đồn luỹ của quân Thanh cũng khá kiên cố và quân Tây Sơn phải thay đổi chiến thuật liên tục cho phù hợp với tình thế.

Nguyễn Huệ điều động nhiều binh đội tấn công đồng loạt vào nhiều vị trí khác nhau dọc từ Nam Ðịnh lên Hà Ðông. Quân nhà Lê tan vỡ đã đành mà các toán tiên phong của Hứa Thế Hanh cũng không chống cự nổi.

Trong khi địch còn hoang mang cố thủ để chờ tiếp viện thì trung quân của Nguyễn Huệ tiến lên, dùng chiến thuật biển người tràn vào. Những đoàn quân tinh nhuệ nhất, được trang bị hỏa lực tối tân nhất, kể cả hỏa hổ, hỏa long , tràn lên như những đợt sóng, quân Thanh, quân Lê đại bại.

Ngày 27 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 2 Tết)

Khoảng 6 đến 8 giờ sáng.

Vua Lê Chiêu Thống nghe tin thất trận do tàn binh Lê chạy về báo, hồn vía lên mây, chạy đến báo Nghị rằng thám thính cho hay Huệ đã đem quân vượt sông kéo đến rồi, lại phao lên rằng vì mẹ con họ Lê cầu cứu quân Thanh khiến cho đại binh tiến sang giết mất mấy nghìn binh sĩ của họ ( Tây Sơn) , nên quân Tây Sơn nhất quyết báo thù.

Chiêu Thống xin Nghị cho đem quân xuất chinh, thực ra, Chiêu Thống không phải là ông vua hèn nhát như sử chính cống mô tả, trong trận chiến đụng độ giữa Nguyễn Hữu Chỉnh, Chiêu Thống và tướng Tây Sơn Nguyễn văn Hòa trước đây, khi Chỉnh bị ngã ngựa và bị Tây Sơn tóm sống, thì CHiêu Thống vẫn 1 mình 1 ngựa, cầm kiếm dẫn vài chục tàn binh xông lên giáp chiến quân Tây Sơn, oai dũng khác thường, chém chết hơn chục tên lính tại chỗ, mở đường máu chạy thoát.


Nghe Chiêu Thống khẩn thiết xin Nghị ra quân, Nghị vẫn bảo đừng sợ, đại quân Thiên Triều còn đây, lo gì đám giặc cỏ, ngày mai sẽ cho xuất binh, Thống biết mọi chuyện sắp hỏng, khóc mà ra về.

Sau này, khi bị Càn Long quở trách, Nghị còn láo lếu tâu lên, đổ hết tội cho vua Chiêu Thống:

Lê Duy Kỳ khẩn thiết kêu xin với hạ thần, chỉ mong hai mẹ con được đưa về nội địa (tức Trung Hoa), xin Ðại Hoàng Ðế cho cơm ăn, mong toàn tính mạng, không còn thiết gì đến chức An Nam quốc vương nữa

Tuy nhiên, Nghị cũng biết tình hình căng rồi.

Nghị liền cùng Hứa Thế Hanh liền truyền lệnh cho chư tướng sĩ rằng
...
cứ xem như thế này thì quân giặc đã đang trên đường tới đây, chẳng mấy chốc sẽ chiếm cứ An Nam, giết hại mẹ con Lê Duy Kỳ, trước đây quân ta không tấn công chúng ngay được, chỉ vì đường sá xa xôi, lương thực khó khăn không dễ mà làm. Ðến nay Nguyễn Văn Huệ muốn chiếm An Nam ắt sẽ tự mình đem quân đến, chẳng qua cũng vì ta vướng mắc nên đã không phụng thánh chỉ triệt binh, bỏ mặc y không lo tới”.

Nghị vội sai tổng binh Trương Triều Long tuyển 3000 quân tinh nhuệ chia ra đóng ở Hà Hồi, Ngọc Hồi cự địch.
Biết quân Tây Sơn đông, Nghị sai tiếp Hứa Thế Hanh dẫn 1500 binh, còn y đích thân dẫn 1200 binh đi theo tiếp ứng. Nghị cũng cho quân kỵ mã đem hịch điều động cánh quân Vân – Quí (đang đóng ở Sơn Tây) ứng chiến để chia lực lượng quân Tây Sơn.

Các cánh quân nhà Lê của Lê Duy Chỉ, Phan Khải Ðức, Trần Quang Châu cũng vội vàng tiếp cứu tuy có thắng được vài trận nhỏ nhưng về sau đều bị đánh bại phải chạy về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 3 Tết)

Từ 4 giờ sáng.

QUân Tây Sơn tiến lên oánh đồn Hà Hồi.

Đầu tiên, quân Tây Sơn đốt cháy hết quân lương của địch.

Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy, buộc khăn vàng vào cổ để tỏ cho quân sĩ biết phải liều chết chứ nhất định không chịu lùi. Suốt ngày hôm đó, tướng Trương Triều Long mấy lần đẩy lui được đạo tiền đội của Nguyễn Huệ.

Quân Thanh trong đồn dùng súng bắn, Tây Sơn chết như rạ, Huệ thúc quân tiến thêm, khi Tây Sơn đến gần, quân Thanh dùng tên bắn ra.

Hôm đó Tây Sơn bại trận

Tối hôm đó, Nguyễn Huệ lại cho quân tấn công. Quân Thanh cố sức cầm cự, chờ trời sáng.

Ngày 29 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 4 Tết)

Sáng sớm, quân Tây Sơn kéo đến như đàn ong, vây kín chung quanh doanh trại của Trương Triều Long.

Lực lượng công hãm chủ yếu là bộ binh và kị binh, đến trưa có thêm một số voi. Quân Tây Sơn dùng nhiều loại hoả khí như hoả hổ, hoả cầu, hoả long … để đốt cháy các công sự và thành luỹ của quân Thanh, nhiều tên lính bị đốt cháy, kêu khóc vang trời.

Trương Triều Long và phó tướng là Dương Hưng Long hết sức chống giữ, cầm cự liên tục một ngày một đêm để chờ viện binh, sau cùng, đến tối, quân Thanh vỡ trận, Tây Sơn tràn vào đồn, chém giết loạn xạ, quân Thanh chết gần hết.

2 tướng giặc tên Long liều mình cưỡi ngựa, cùng vài chục kỵ binh xông ra, phá được vòng vây bỏ chạy, quân ta lập tức đuổi theo.

Lực lượng của Hứa Thế Hanh mới được điều lên lập tức bố trí chặn hậu hợp lực với tàn quân Thanh vừa chạy về vừa chống đỡ vừa cho kỵ binh dàn thành thế trận ngăn chặn quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ dẫn voi chiến xông lên, cho bộ binh dùng súng bắn thẳng vào đám kỵ binh này, Huệ quả là tài tình, biết kỵ binh nhà Thanh tuy vẫn nổi tiếng là tinh nhuệ nhưng vẫn còn trang bị cung tên, gươm giáo (súng chỉ bộ binh mới có vì chưa tiện cho việc nạp đạn khi ngồi trên lưng ngựa, không tiện lợi bằng cung nỏ). Đám kỵ binh nhà Thanh tinh nhuệ là thế, mà trúng đạn ngã ngựa chết rất nhiều, phải bỏ chạy.
 

huuhuy

Xe điện
Biển số
OF-95207
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
2,567
Động cơ
430,271 Mã lực
Nơi ở
"Hà Lội Phố"
Mình nước nhỉ nên quy mô quân đội cũng nhỏ nhỉ, đa số toàn thấy tướng điều vài ngàn quân 1 trận, trong khi sử tàu tuyền thấy hàng vạn :)
Thời Tam quốc mà có lúc Tào Tháo đã có trong tay hàng trăm vạn quân (triệu quân), tương đương với quân chính quy Việt Nam bây giờ chứ chả chơi.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Ngày 26 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 1 Tết)

Chiến sự ngày càng guyết liệc.
Chiêu Thống xin Nghị cho đem quân xuất chinh, thực ra, Chiêu Thống không phải là ông vua hèn nhát như sử chính cống mô tả, trong trận chiến đụng độ giữa Nguyễn Hữu Chỉnh, Chiêu Thống và tướng Tây Sơn Nguyễn văn Hòa trước đây, khi Chỉnh bị ngã ngựa và bị Tây Sơn tóm sống, thì CHiêu Thống vẫn 1 mình 1 ngựa, cầm kiếm dẫn vài chục tàn binh xông lên giáp chiến quân Tây Sơn, oai dũng khác thường, chém chết hơn chục tên lính tại chỗ, mở đường máu chạy thoát.
Cụ này đọc nhiều Tam Guốc dziễn nghĩa nên bị ngộ hay sao dzậy ta?
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Quân Tây Sơn, theo các giáo sĩ, có khoảng 10.000 quân, trong đó có nhiều lính trẻ, chỉ tầm 13 -14 tuổi. Theo họ, quân Tây Sơn vốn dĩ không phải chỉ gồm một chủng tộc, một tiếng nói nên hay dùng tiếng kêu để truyền hiệu lệnh cho nhau được gọi là “binh Ó”. Một đặc điểm khác có thể do ảnh hưởng của dân vùng thượng du là họ cũng hay dùng chiêng, trống để thúc quân, thu quân.
Khi ra Bắc, để khỏi lẫn lộn việc khi vui chơi với hiệu lệnh của chiến trận, họ đã cấm dân chúng không được đánh trống
Chứng tỏ quân Tây Sơn làm việc rất bai bản, dự liệu được mọi tình huống. Sao thời nay con cháu lại không được như vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 5 Tết)

Sáng sớm.

Quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, tấn công đồn Ngọc Hồi.

Lực lượng quân Thanh ở đây rất đông, có chừng 25.000 quân, do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long chỉ huy

NGuyễn Huệ “tự mình đốc chiến” tập trung toàn bộ chiến tượng xua đi đầu, các cánh quân khác ùn ùn từ các nơi đổ xuống:

"...dùng hơn 100 thớt voi hùng dũng đi đầu, quân tinh nhuệ tiến theo sau, đánh nhau to hồi lâu. Những con ngựa của quân kỵ và tướng soái nhà Thanh, trông thấy voi thì đều hí vang rồi quay đầu chạy lui. Lính bộ quân Thanh bị voi dầy xéo liền chạy cả vào trong hàng rào, bắn súng lớn liều chết cố thủ. Huệ và các thuộc tướng gấp rút xua voi xông pha tên đạn, nhổ rào luỹ mà tiến vào …"

Theo tài liệu của Hội Truyền Giáo Bắc Hà, quân Thanh chống trả rất kịch liệt khiến quân ta bị chết mất khá nhiều voi, Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy sĩ tốt.

… Ngày 30-1 (mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) Quang Trung rời Kẻ Vôi trên lưng voi và đến chung sức, khuyến khích đội ngũ ông nhưng khi thấy họ chiến đấu không được hăng hái lắm, ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo 2 cái đoản đao (gươm) và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính TH (Trung Hoa) làm rất nhiều người chết về tay ông. Ông luôn mồm hô xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu ...

Xem như vậy đủ thấy Nguyễn Huệ dũng cảm, oai hùng trên chiến trường như thế nào.

Lúc này, đội tượng binh của Tây Sơn không thể vượt qua được hoả lực của quân Thanh, gần đồn quân Thanh cho làm những chướng ngại vật và hào nước.

Đến khoảng buổi trưa.

Tây Sơn bị thiệt hại khá nặng.

Nguyễn Huệ phải cho voi thoái lui đưa khinh binh trang bị dao ngắn và hoả hổ, đẩy các loại xe chắn lót rơm tiến lên.

Trong thành, quân Thanh bắn ra như mưa nên quân TÂy Sơn không vượt qua được hào sâu, địa lôi và chông sắt. Quân Thanh đốt thuốc súng để làm màn khói nhưng một lát sau gió đổi chiều, quân Tây Sơn liền nhất loạt xông lên, dùng lá chắn bằng gỗ bọc rơm có bánh xe để tiến đến gần đồn, sau đó dùng ngay những lá chắn đó làm cầu để vượt qua hào chông của quân Thanh, và, loại lá chắn này cũng giúp cho bộ binh không bị chôn chân tại một điểm cố định và thừa thế núp đàng sau tiến vào công thành.

Các tướng nhà Thanh cũng không phải hèn nhát như ta thường nghĩ, họ quyết oánh 1 trận rõ oai hùng để " báo Hoàng Ân".

Hứa Thế Hanh dẫn 500 quân xông bộ binh có trang bị súng xông lên trước, sau khi bắn hết đạn rồi dùng đoản binh ( gươm ,giáo) đánh cận chiến. Quân của Hanh bắn ác liệt, Tây Sơn chết la liệt, Tây Sơn càng chết càng kéo đến đông hơn. 500 quân của Hanh chết gần hết, Hanh bị thương rút vào thành, thấy tình hình không cự nổi, Hanh gọi gia nhân đem ấn tín đề đốc vượt sông đem về Trung Hoa như một quyết định sẽ đánh đến chết mới thôi.

Quân Thanh cầm cự được gần 2 ngày, đến chiều ngày mùng 6 Tết, đồn Ngọc Hồi vỡ trận, quân Tây Sơn tràn vào, quân Thanh đại bại.
Những tướng tài của quân Thanh như: Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng … đều tử trận.

Ðây là trận đánh kinh hoàng nhất và quân Tây Sơn cũng bị thiệt hại nhiều, các giáo sĩ ghi nhận rằng bên Tây Sơn thiệt hại ít nhất là 8000 người trong đó có cả một tướng lãnh cao cấp là Ðô Ðốc Lân. Quân Thanh bị giết tại chỗ 20.000 quân.

Đây chính là những lời kể của những chỉ huy quân Thanh bị Tây Sơn bắt sống:

Thủ bị Lao Hiển bị bắt làm tù binh, khi được trao trả đã khai rằng:

Y theo Thượng tổng binh (tức Thượng Duy Thăng) và tham tướng Vương Tuyên đem quân đóng ở đường nhỏ phía nam Lê Thành (tức Thăng Long). Ngày mồng bốn tháng Giêng, quân giặc kéo đến, Lao Hiển đi theo tham tướng đem quân tiếp ứng, đến sáng sớm ngày mồng năm, mấy nghìn quân giặc vây kín doanh trại mà binh còn trong trại không bao nhiêu, Lao Hiển ra lệnh cho lính dùng súng bắn ra, đến trưa thì quân địch càng lúc càng đông, voi cũng đã đến, bắn hỏa tiễn, hỏa cầu như mưa khiến quan quân tán loạn. Sức thấy không giữ nổi nên Lao Hiển vội đem quân phá vòng vây chạy ra khỏi doanh, bị quân giặc dùng giáo đâm vào bụng ngựa, ngã vật xuống, chân bên phải lại trúng thương, không chạy được nữa, nên bị quân giặc bắt đưa vào một căn nhà trống trong thành… Mỗi ngày họ có cho người đem cơm đến, đến ngày 16 tháng 2 (tức bị giam 40 ngày), quân giặc cho ngựa, cùng tất cả các binh sĩ(cùng bị giam)được thả ra. Y nói chưa từng gặp Nguyễn Huệ, chỉ nghe nói Thượng tổng binh, Vương tham tướng bị quân giặc vây đã chết rồi nhưng không chính mắt trông thấy chuyện đó.

Trần Nguyên Nhiếp, một tướng lãnh cấp nhỏ (du kích đề tiêu) của nhà Thanh tham dự trực tiếp mặt trận này, thú nhận:

" Ngày mồng 1 tháng Giêng năm Càn Long 54 (26-1-1789), quân giặc thừa lúc quân ta ăn Tết từ trong núi đột nhiên đổ ra khắp nơi, phất cờ la hét, tư thế cực kỳ hung mãnh. Quân ta vội vàng kết trận nghinh địch. Lại phái binh ra bốn ngả sắp xếp phòng ngự và tiếp ứng lẫn nhau.

Từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4, liên tục chiến đấu suốt bốn ngày đêm. Người bị trúng đạn và bị thương vì gươm đao không biết bao nhiêu mà kể.

Sáng sớm ngày mồng 5, voi từ phía sau núi kéo ra. Ta vội vàng dùng đại pháo oanh kích tượng trận. Voi liền chia thành hai cánh vòng ra đằng trước xông thẳng vào đại doanh, Khi đó thế địch đông, ta phải phân ra chống giữ. Quân giặc tập trung như kiến, mạnh như sóng biển ập vào. Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hoả cầu vào mọi nơi để đốt người."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chứng tỏ quân Tây Sơn làm việc rất bai bản, dự liệu được mọi tình huống. Sao thời nay con cháu lại không được như vậy.
Em phục tài cụ Nguyễn Huệ thật, đúng là Nguyễn Ánh không thể tay bo đối đầu trực tiếp với ông trên chiến trường
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Em phục tài cụ Nguyễn Huệ thật, đúng là Nguyễn Ánh không thể tay bo đối đầu trực tiếp với ông trên chiến trường
Tư duy quân sự của 2 người khác nhau thôi cụ ạ. Một người dùng lối đánh du kích (vì binh ít), một người dùng lối đánh tổng lực (do binh nhiều). Nhưng thôi không bàn nữa, kẻo lại làm hỏng thớt của cụ :)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài bức hình do họa sĩ nhà Thanh vẽ hồi ấy:

1. Vua Lê Chiêu Thống nhận sắc phong của Tôn Sĩ Nghị






2. Quân Thanh và quân Tây Sơn giao chiến ở sông Thương ( hồi ấy gọi là sông Thọ Xương) trên đường quân Thanh tiến vào Thăng Long, trận này quân Tây Sơn thua.


 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,452 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Tư duy quân sự của 2 người khác nhau thôi cụ ạ. Một người dùng lối đánh du kích (vì binh ít), một người dùng lối đánh tổng lực (do binh nhiều). Nhưng thôi không bàn nữa, kẻo lại làm hỏng thớt của cụ :)
Về cơ bản là cụ Ánh đánh nhau có người đánh thắng , có người đánh thua nhưng nhất quyết không thắng cụ Huệ ;))
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Mỗi trận hồi đó oánh nhau mỗi bên có một vạn quân là to rồi.Quân Thanh được tổ chức tốt,trang bị tốt nhưng Tây sơn ở thế công thành nên tinh thần và vật lực cũng phải cao hơn.Nói chung cũng phải nện nhau chí tử mới thắng được chứ ko như sách gk chỉ viết chung chung là tiêu diệt nhanh chóng các đồn Ngọc Hồi,Khương Thượng.Nếu qủa thực có 20 vạn quân Thanh thì cũng khoai phết đó
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tối ngày 30 tháng 1 năm 1789.

Nguyễn Huệ vẫn đang chỉ huy quân truy đuổi nốt đám tàn binh Thanh ở đồn Ngọc Hồi, ông ra lệnh cho đô đốc Long đang trên đường Bắc tiến về Sơn Tây – nơi có đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh – ngay lập tức chuyển quân sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống.

Sầm Nghi Đống vốn làm thái thú Điền Châu, Vân Nam, hàm Ngũ phẩm, có lẽ phẩm hàm tương đương chức chủ tịch Tỉnh bây giờ.

Sầm Nghi Đống chỉ huy đồn Khương Thượng này, có chừng 4.000 quân, trong đó có rất đông quân Thanh người Miêu ( H'Mông ở Vn).

Mở đầu trận, Tây Sơn dùng voi, trên có súng đại bác cỡ nhỏ nã vào đồn, bọn lính Miêu xông ra giáp chiến, bị ngay súng của bộ binh tiêu diệt, biết bọn lính Miêu giỏi cận chiến, Tây Sơn chủ động dùng voi và bộ binh đứng giữ khoảng cách, dùng tên và súng nã vào, khoảng 3 giờ thì đồn tan vỡ, quân Thanh bỏ chạy. Một số ra hàng, quân Tây Sơn đối đã với bọn lính này, khá tử tế.

Sầm Nghi Đống cưỡi ngựa lao ra, bị quân Tây Sơn ập đến chém đứt lìa một tay, Đống ngã ngựa và bị giết tại chỗ, chứ không phải tự thắt cổ.

Hài cốt của y sau được con cháu sang nhận đem về và người TQ, có xây cho y một ngôi miếu ở Hà Nội, sau này gọi là ngõ Sầm công. Nhiều người hiểu lầm là ngôi miếu này là ngôi đền Nguyễn Huệ dựng cho các tướng nhà Thanh ở phía nam Thăng Long theo yêu cầu của vua Càn Long.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 thánh 1 năm 1789. ( Mùng 5 Tết)

Buổi sáng sớm.

Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy các cánh kỵ binh, tượng binh và thủy binh của Tây Sơn quân từ ba mặt cùng kéo đến vây Thăng Long.

Theo đúng kế hoạch của vua Nguyễn Huệ, các toán thuỷ, hải quân đã bố trí sẵn trong vịnh Bắc Bộ đi theo đường sông đánh vào các lực lượng quân Thanh canh giữ các đài trạm chứa lương thực dọc từ Thăng Long lên đến Lạng Sơn.

Tôn Sĩ Nghị lần này hết đắc ý, nghe tin thất trận báo về, Nghị xanh xám mặt mày.

Lúc này vua Lê Chiêu Thống cũng đã đến, Chiêu Thống không có vẻ hoảng hốt như Nghị, bất ngờ mụ Thái hậu ở đâu bế con nhỏ của Vua chạy đến kêu gào, mụ này rất giỏi kêu gào, làm Chiêu Thống bối rối.

Các quan nhà Lê bên cạnh Thống lúc này gồm: Hoàng Ích Hiểu, Nguyễn Quốc Ðống , Lê Hân, Phạm Như Tùng , Nguyễn Viết Triệu , Phạm Ðình Thiện , Lê Văn Trương và Lê Quí Thích , các quan này bảo vua chạy trước theo Nghị, còn họ sẽ hộ giá Thái Hậu và Hoàng tử theo sau.

Nghị và CHiêu Thống lên ngựa bỏ chạy.

Nghị và tướng Khánh Thành thì dẫn hơn ba trăm quân định qua cầu nổi, nhưng bị ba, bốn nghìn quân Tây Sơn truy kích, vừa lúc tổng binh Lý Hóa Long dẫn hơn hai trăm quân chạy theo đến. Tôn Sĩ Nghị liền sai y đi qua bờ bên kia đóng lại tại phía bắc để hộ vệ cho y qua sông.

Lý Hóa Long chạy được tới giữa cầu, quýnh quáng trượt chân rơi tòm sông chết đuối.

Bọn tàn quân thấy tổng binh chết rồi càng thêm hoảng loạn.Nghị vội vàng sai bọn Khánh Thành bảo vệ phía sau, dùng súng bắn chặn, dẫn tàn quân chạy qua bờ Bắc trước, sau đó chặt đứt cầu nổi khiến cho quân sĩ, tướng tá còn ở phía Nam không ai qua sông được nữa, đành phải quay lại tử chiến.

Cánh quân Vân – Quí (có khoảng 5000) đóng ở Sơn Tây của Ô Ðại Kinh kéo đến sông Phú Lương để tiếp cứu thì thấy “cầu nổi đã đứt chìm mất rồi, phía bên kia sông lửa cháy rực trời”. Tuy nhiên tiếng súng đã dứt chứng tỏ quân Thanh nếu không chết thì cũng đầu hàng. Kinh biết rằng đại binh đã thua không dám tham chiến vội vàng theo đường cũ chạy về nước.

Sau đây là lời thú nhận của chính bọn tàn quân nhà Thanh:

1. Tôn Sĩ Nghị ( bẩm báo với Càn Long):

tuy giết được nhiều quân giặc nhưng phải đối phó với cả hai mặt, không biết hay dở sống chết thế nào. Nếu như thần chẳng may trúng phải mũi tên hòn đạn thì e rằng sẽ nhục đến quốc thể nên phải dẫn bọn phó tướng Khánh Thành ,Ðức Khắc Tinh Ngạch, tham tướng Hải Khánh dẫn hơn ba trăm quân phá vòng vây mà chạy”.

....

"Thần Tôn Sĩ Nghị thấy Lê Duy Kỳ bỏ chạy trước, biết rằng chẳng nên ở lại Lê thành làm gì, cũng lập tức triệt binh, đem quân đến bờ phía bắc sông Thị Cầu đứng chờ đại quân"

....

"Nào hay càng giết địch càng đông, vây đại binh cả bốn bề. Thần cùng với đề trấn (đề đốc, tổng binh) dẫn các tướng xông thẳng vào trước địch quân. Hứa Thế Hanh nghĩ rằng thần là tổng đốc đại thần, không thể so với các trấn tướng được, nếu có điều gì sơ sẩy thì quan hệ đến quốc thể, hết sức ngăn trở. Sau đó sai phó tướng Khánh Thành hộ tống. Lại ra lệnh cho thiên tổng Tiết Trung cầm cương ngựa của thần gò lại. Thần vung roi vừa đánh vừa quát mắng, ra lệnh cho y buông ra, Tiết Trung nhất quyết không bỏ.

Thần nghĩ lại lời của Hứa Thế Hanh, quả quan hệ đến đại thể, nên dẫn bọn Khánh Thành, theo phía sau điện mà ra"



2. Trương Hội Nguyên, một tướng nhà Thanh bị bắt làm tù binh khi được trả về cung khai như sau:

"Lần này phụng lệnh đóng quân tại phía nam Lê thành cách chừng mười dặm, ngày mồng 5 tháng Giêng, giờ Dần đánh nhau với giặc, giết được rất nhiều tặc phỉ, cho đến giờ Mùi, quân giặc càng giết càng đông, cùng xông cả lên khiến quan binh tán loạn. Hội Nguyên đem quân xung sát đến bờ sông, thấy phù kiều đứt mất rồi, không qua sông được nữa, bên mình chỉ còn độ hơn trăm binh. Hội Nguyên kêu lên rằng không lẽ bó tay chịu chết, chi bằng liều mạng đánh về phía Lê thành, giết được thêm vài đứa giặc thì có chết cũng nhắm mắt. Bọn lính nghe nói thế, ai nấy cố hết sức, theo đường cũ xung sát về hướng Lê thành, bị quân giặc vây bốn bề. Hội Nguyên bị quân giặc dùng giáo đâm trúng bên yết hầu và mạng sườn, mê man ngã xuống ngựa, lại bị chém một đao ở cổ, bất tỉnh nhân sự"

3. Trần Nguyên Thiếp, 1 tướng nữa, thú nhận:

"Ðến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia. Quần áo giày dép đều ướt sũng, yên cương, ngựa cưỡi cũng mất cả trên cầu."

 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,452 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
"Nào hay càng giết địch càng đông, vây đại binh cả bốn bề. Thần cùng với đề trấn (đề đốc, tổng binh) dẫn các tướng xông thẳng vào trước địch quân. Hứa Thế Hanh nghĩ rằng thần là tổng đốc đại thần, không thể so với các trấn tướng được, nếu có điều gì sơ sẩy thì quan hệ đến quốc thể, hết sức ngăn trở. Sau đó sai phó tướng Khánh Thành hộ tống. Lại ra lệnh cho thiên tổng Tiết Trung cầm cương ngựa của thần gò lại. Thần vung roi vừa đánh vừa quát mắng, ra lệnh cho y buông ra, Tiết Trung nhất quyết không bỏ.

Thần nghĩ lại lời của Hứa Thế Hanh, quả quan hệ đến đại thể, nên dẫn bọn Khánh Thành, theo phía sau điện mà ra"
Đại thể Trung Hoa "quân quyết tử tướng quyết sinh"
=))=))=))=))=))=))=))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top