[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

anhtuan132

Xe buýt
Biển số
OF-358127
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
642
Động cơ
267,420 Mã lực
Nơi ở
lò đúc-hà nội
Thật là :..Đánh 1 trận sạch không kình ngạc.Đánh 2 trận tan tác chim muông...:)
Đại cáo bình Ngô.Nguyễn Trãi.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ có công rất lớn khi đánh bại 2 đế quốc xâm lược. Mà đã đánh thì phải đánh thật đau để sau này họ vẫn phải e dè nước ta. Ngài là một vị anh hùng dân tộc.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thật là :..Đánh 1 trận sạch không kình ngạc.Đánh 2 trận tan tác chim muông...:)
Đại cáo bình Ngô.Nguyễn Trãi.
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ có công rất lớn khi đánh bại 2 đế quốc xâm lược. Mà đã đánh thì phải đánh thật đau để sau này họ vẫn phải e dè nước ta. Ngài là một vị anh hùng dân tộc.
Đánh cho chúng chích luân bất phản (hết đường về quê mẹ) ;))
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn (manh giáp không còn)



Đánh cho chúng không dám quay trở lại :-bd
 
Chỉnh sửa cuối:

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Cụ doctor79 cho em hỏi nhỏ là sao các tướng lĩnh tây sơn lại gọi là các đô đốc nhỉ , em không hiểu cái này lắm :)
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Nhiều tư liệu mới và có vẻ tin cậy. Cám ơn cụ chủ.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ doctor79 cho em hỏi nhỏ là sao các tướng lĩnh tây sơn lại gọi là các đô đốc nhỉ , em không hiểu cái này lắm :)
Đô đốc = Tướng chỉ huy cao cấp không dưới quyền tướng khác, chỉ nhận lệnh từ tổng chỉ huy toàn quân (ở đây là vua Quang Trung)
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Cụ doctor79 cho em hỏi nhỏ là sao các tướng lĩnh tây sơn lại gọi là các đô đốc nhỉ , em không hiểu cái này lắm :)
Đô đốc mãi về sau này mới chuyển sang dùng cho hải quân, chứ thời xưa là dùng cho cả tướng trên bộ. Tư Mã Ý hình như cũng có thời gian làm đô đốc.
Hải quân Việt Nam: Chuẩn đô đốc = Thiếu tướng, Phó đô đốc = Trung tướng, Đô đốc = Thượng tướng.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đô đốc = Tướng chỉ huy cao cấp không dưới quyền tướng khác, chỉ nhận lệnh từ tổng chỉ huy toàn quân (ở đây là vua Quang Trung)
Đại quân Tây Sơn có rất nhiều đô đốc cho thấy nó được tổ chức chưa thực sự hoàn chỉnh dễ hợp, dễ tan.
Qua đó cũng cho thấy cái uy và khả năng thống lĩnh của Nguyễn Huệ khi ông nắm chắc, điều hành nhuần nhuyễn các đội quân riêng lẻ, độc lập cho 1 chiến dịch lớn !
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Đại quân Tây Sơn có rất nhiều đô đốc cho thấy nó được tổ chức chưa thực sự hoàn chỉnh dễ hợp, dễ tan.
Qua đó cũng cho thấy cái uy và khả năng thống lĩnh của Nguyễn Huệ khi ông nắm chắc, điều hành nhuần nhuyễn các đội quân riêng lẻ, độc lập cho 1 chiến dịch lớn !
Đúng là quân đội của vua Quang Trung có nhiều thành phần. Nhưng nó không đơn lẻ dễ hợp, dễ tan như cụ nghĩ. Mà trái lại nó là một khối thống nhất, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau đấy. Chính điều đó mới tạo ra sức mạnh của quân đội. Tại sao phải có nhiều đề đốc ? Vì họ phải nhận lệnh trực tiếp dưới quyền nhà vua, là người phải chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng chính vì điều này cũng là điểm yếu của vua Quang Trung. Vì khi ngài còn sống thì không nói làm gì (vì ngài có đủ uy thế để thuần phục họ) nhưng khi ngài mất thì các đề đốc này không ai chịu ai, quay ra tấn công lẫn nhau.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sáng ngày 31 tháng 1 năm 1789. Thứ 7. Mùng 6 Tết Kỷ Dậu.

Nguyễn Huệ dẫn đầu đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long, nhân dân Bắc Hà, nhiều người ra đón và chào mừng ông.

Lúc này, chiến sự tạm lắng, và, Nguyễn Huệ không khỏi đau lòng trước cảnh kinh thành Thăng Long điêu tàn.

Việc cần làm là thu dọn chiến trường, theo các giáo sĩ trực tiếp có mặt tại Thăng Long cho biết, xác quân Thanh, xác quân Lê, xác dân phu phen TQ khắp nơi, bốc mùi xú uế, vì đang là Tết, nhiều chỉ huy quân Thanh đem vợ con sang, thành ra, khi bỏ chạy, không mang theo kịp, đầy đường trẻ con, phụ nữ TQ dắt nhau chạy, chết đói bên đường.

Nguyễn Huệ bắt tất cả binh lính và dân chúng “xây một lũy đất dầy 6.6 m (20 feet), cao 3.6 m (12 feet) chung quanh điện của Chiêu Thống.

Nguyễn Huệ ra lệnh không truy cùng giết tận số quân Thanh còn đang bỏ chạy, thực tế, ông có sai Ngô văn Sở đem binh đuổi theo, nhưng dặn Sở không được " giết ẩu" , kể cả gặp vua Chiêu Thống, cũng như số phu phen TQ, hay dân Hoa kiều sang buôn bán, ông tập hợp số dân phu TQ vừa ra hàng, và ra lệnh cho họ đi thu xác chết quân Thanh gom lại đem chôn.

Số tù binh quân Lê được gom riêng, Huệ ra lệnh đi thu nhặt xác đồng đội người Việt , đem chôn riêng.

Đám tù binh nhà Thanh, Nguyễn Huệ đối xử tử tế, cấp cho lương ăn đầy đủ.

Theo các tài liệu, rất nhiều người Hoa đã xin ở lại Đại Việt, Nguyễn Huệ chấp nhận và phân tán đi các vùng xa.

Số phận của Giám quốc Lê Duy Cẩn, cùng một số tôn thất nhà Lê còn lại, đã bỏ chạy đâu đó không rõ, dù Nguyễn Huệ có cho người đi tìm.

Phía quân nhà Lê, Nguyễn Huệ cho họ tự tìm đường về quê, số nữa, theo các giáo sĩ, là không còn gia đình, nhất là đám quân Thanh-Nghệ, Nguyễn Huệ cho phép họ đi đến những vùng ven biển hẻo lánh, tạo lập nên những xã mới.
 

hoangminh248

Xe buýt
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
986
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Cụ chủ có thể cho em thêm tư liệu về việc Ngô Văn Sở lập phòng tuyến mà trong sgk nói là được Quang Trung khen là chiến lược hoàn hảo không ạ?
 

scorp8x

Xe container
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
8,922
Động cơ
499,553 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Cụ Huệ khá giống Tần Thuỷ Hoàng, thống nhất giang sơn sau quá nhiều năm hỗn loạn nhưng triều đại quá ngắn ngủi. Âu cũng là số phận
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Ngày 30 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 5 Tết)

Sáng sớm.

Quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, tấn công đồn Ngọc Hồi.

Lực lượng quân Thanh ở đây rất đông, có chừng 25.000 quân, do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long chỉ huy

NGuyễn Huệ “tự mình đốc chiến” tập trung toàn bộ chiến tượng xua đi đầu, các cánh quân khác ùn ùn từ các nơi đổ xuống:

"...dùng hơn 100 thớt voi hùng dũng đi đầu, quân tinh nhuệ tiến theo sau, đánh nhau to hồi lâu. Những con ngựa của quân kỵ và tướng soái nhà Thanh, trông thấy voi thì đều hí vang rồi quay đầu chạy lui. Lính bộ quân Thanh bị voi dầy xéo liền chạy cả vào trong hàng rào, bắn súng lớn liều chết cố thủ. Huệ và các thuộc tướng gấp rút xua voi xông pha tên đạn, nhổ rào luỹ mà tiến vào …"

Theo tài liệu của Hội Truyền Giáo Bắc Hà, quân Thanh chống trả rất kịch liệt khiến quân ta bị chết mất khá nhiều voi, Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy sĩ tốt.

… Ngày 30-1 (mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) Quang Trung rời Kẻ Vôi trên lưng voi và đến chung sức, khuyến khích đội ngũ ông nhưng khi thấy họ chiến đấu không được hăng hái lắm, ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo 2 cái đoản đao (gươm) và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính TH (Trung Hoa) làm rất nhiều người chết về tay ông. Ông luôn mồm hô xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu ...

Xem như vậy đủ thấy Nguyễn Huệ dũng cảm, oai hùng trên chiến trường như thế nào.

Lúc này, đội tượng binh của Tây Sơn không thể vượt qua được hoả lực của quân Thanh, gần đồn quân Thanh cho làm những chướng ngại vật và hào nước.

Đến khoảng buổi trưa.

Tây Sơn bị thiệt hại khá nặng.

Nguyễn Huệ phải cho voi thoái lui đưa khinh binh trang bị dao ngắn và hoả hổ, đẩy các loại xe chắn lót rơm tiến lên.

Trong thành, quân Thanh bắn ra như mưa nên quân TÂy Sơn không vượt qua được hào sâu, địa lôi và chông sắt. Quân Thanh đốt thuốc súng để làm màn khói nhưng một lát sau gió đổi chiều, quân Tây Sơn liền nhất loạt xông lên, dùng lá chắn bằng gỗ bọc rơm có bánh xe để tiến đến gần đồn, sau đó dùng ngay những lá chắn đó làm cầu để vượt qua hào chông của quân Thanh, và, loại lá chắn này cũng giúp cho bộ binh không bị chôn chân tại một điểm cố định và thừa thế núp đàng sau tiến vào công thành.

Các tướng nhà Thanh cũng không phải hèn nhát như ta thường nghĩ, họ quyết oánh 1 trận rõ oai hùng để " báo Hoàng Ân".

Hứa Thế Hanh dẫn 500 quân xông bộ binh có trang bị súng xông lên trước, sau khi bắn hết đạn rồi dùng đoản binh ( gươm ,giáo) đánh cận chiến. Quân của Hanh bắn ác liệt, Tây Sơn chết la liệt, Tây Sơn càng chết càng kéo đến đông hơn. 500 quân của Hanh chết gần hết, Hanh bị thương rút vào thành, thấy tình hình không cự nổi, Hanh gọi gia nhân đem ấn tín đề đốc vượt sông đem về Trung Hoa như một quyết định sẽ đánh đến chết mới thôi.

Quân Thanh cầm cự được gần 2 ngày, đến chiều ngày mùng 6 Tết, đồn Ngọc Hồi vỡ trận, quân Tây Sơn tràn vào, quân Thanh đại bại.
Những tướng tài của quân Thanh như: Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng … đều tử trận.

Ðây là trận đánh kinh hoàng nhất và quân Tây Sơn cũng bị thiệt hại nhiều, các giáo sĩ ghi nhận rằng bên Tây Sơn thiệt hại ít nhất là 8000 người trong đó có cả một tướng lãnh cao cấp là Ðô Ðốc Lân. Quân Thanh bị giết tại chỗ 20.000 quân.

Đây chính là những lời kể của những chỉ huy quân Thanh bị Tây Sơn bắt sống:

Thủ bị Lao Hiển bị bắt làm tù binh, khi được trao trả đã khai rằng:

Y theo Thượng tổng binh (tức Thượng Duy Thăng) và tham tướng Vương Tuyên đem quân đóng ở đường nhỏ phía nam Lê Thành (tức Thăng Long). Ngày mồng bốn tháng Giêng, quân giặc kéo đến, Lao Hiển đi theo tham tướng đem quân tiếp ứng, đến sáng sớm ngày mồng năm, mấy nghìn quân giặc vây kín doanh trại mà binh còn trong trại không bao nhiêu, Lao Hiển ra lệnh cho lính dùng súng bắn ra, đến trưa thì quân địch càng lúc càng đông, voi cũng đã đến, bắn hỏa tiễn, hỏa cầu như mưa khiến quan quân tán loạn. Sức thấy không giữ nổi nên Lao Hiển vội đem quân phá vòng vây chạy ra khỏi doanh, bị quân giặc dùng giáo đâm vào bụng ngựa, ngã vật xuống, chân bên phải lại trúng thương, không chạy được nữa, nên bị quân giặc bắt đưa vào một căn nhà trống trong thành… Mỗi ngày họ có cho người đem cơm đến, đến ngày 16 tháng 2 (tức bị giam 40 ngày), quân giặc cho ngựa, cùng tất cả các binh sĩ(cùng bị giam)được thả ra. Y nói chưa từng gặp Nguyễn Huệ, chỉ nghe nói Thượng tổng binh, Vương tham tướng bị quân giặc vây đã chết rồi nhưng không chính mắt trông thấy chuyện đó.

Trần Nguyên Nhiếp, một tướng lãnh cấp nhỏ (du kích đề tiêu) của nhà Thanh tham dự trực tiếp mặt trận này, thú nhận:

" Ngày mồng 1 tháng Giêng năm Càn Long 54 (26-1-1789), quân giặc thừa lúc quân ta ăn Tết từ trong núi đột nhiên đổ ra khắp nơi, phất cờ la hét, tư thế cực kỳ hung mãnh. Quân ta vội vàng kết trận nghinh địch. Lại phái binh ra bốn ngả sắp xếp phòng ngự và tiếp ứng lẫn nhau.

Từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4, liên tục chiến đấu suốt bốn ngày đêm. Người bị trúng đạn và bị thương vì gươm đao không biết bao nhiêu mà kể.

Sáng sớm ngày mồng 5, voi từ phía sau núi kéo ra. Ta vội vàng dùng đại pháo oanh kích tượng trận. Voi liền chia thành hai cánh vòng ra đằng trước xông thẳng vào đại doanh, Khi đó thế địch đông, ta phải phân ra chống giữ. Quân giặc tập trung như kiến, mạnh như sóng biển ập vào. Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hoả cầu vào mọi nơi để đốt người."

Khái quát trận Ngọc Hồi, có thể nói Nguyễn Huệ đã có tư duy dùng binh theo lối khá hiện đại, tiệm cần đến tư duy chiến tranh của quân Đức khi mở màn WWII, mà điển hình là chiến thuật Blitzkrieg, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến

Hai yếu tố điển hình đó là:
- Tốc độ hành tiến/ tấn công/ truy kích
- Mũi nhọn có hỏa lực mạnh, sức chịu tổn thất tốt để làm đột phá khẩu

Ở đây, hành quân với tốc độ nhanh hơn thường lệ, tạo bất ngờ đã rõ, yếu tố thứ 2 đã được Nguyễn Huệ thể hiện qua việc sử dụng tượng binh trang bị hỏa lực, các ván gỗ dày chống đạn gắn bánh xe che cho bộ binh, về bản chất không khác dùng Tank và thiết giáp hỗ trợ bộ binh thọc sâu, phá phòng tuyến, tạo cửa mở sau này.

Đến chiến tranh giải phóng, Blitzkrieg một lần nữa được áp dụng thành công năm 1975, quân giải phóng đã hành tiến với tốc độ nhanh áp đảo, không để VNCH có thể co cụm tái vũ trang các nhóm binh sĩ vỡ trận. Về lực lượng hỏa lực đột phá, tank của QGP thường đi thành các đoàn hành tiến 5 - 12 xe, bò lổm ngổm như cua, trong khi lực lượng ứng phó bên VNCH được tổ chức theo các chi đoàn thiết giáp, chỉ có 1,2 tank cùng 3, 4 thiết giáp nhẹ, đã nhanh chóng bị quả đấm thép này đập tan.

Mạn phép chủ thớt, so sánh vòng vèo để thấy tư duy chiến thuật của Nguyễn Huệ thực sự có 1 tầm nhìn vượt trước, đây là 1 trong những yếu tố tạo nên thành công của Ông ( hàng loạt những yếu tố thể hiện tư duy quân sự vượt trước của ông như: lương khô dã chiến cho binh sĩ, binh trạm tiếp liệu hậu cần, thông tin truyền thông tác chiến ...)
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đúng là quân đội của vua Quang Trung có nhiều thành phần. Nhưng nó không đơn lẻ dễ hợp, dễ tan như cụ nghĩ. Mà trái lại nó là một khối thống nhất, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau đấy. Chính điều đó mới tạo ra sức mạnh của quân đội. Tại sao phải có nhiều đề đốc ? Vì họ phải nhận lệnh trực tiếp dưới quyền nhà vua, là người phải chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng chính vì điều này cũng là điểm yếu của vua Quang Trung. Vì khi ngài còn sống thì không nói làm gì (vì ngài có đủ uy thế để thuần phục họ) nhưng khi ngài mất thì các đề đốc này không ai chịu ai, quay ra tấn công lẫn nhau.
Như em đã trình bày điều khiển khối đó nhuần nhuyễn là tài và uy cụ Huệ sau khi cụ đi đã tan rã nhanh chóng vì không có ai đủ tài và uy như cụ nữa :(
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 3 tháng 2 năm 1789. ( Mùng 9 Tết)

Tôn Sĩ Nghị cùng độ 100 tàn quân kỵ, chạy bán sống bán chết, không rõ có vua Chiêu Thống hay không, về đến Lạng Sơn qua Nam Quan trở về Quảng Tây.

Suốt một tháng sau đó, vì Tây Sơn không đồ sát hay truy cùng giết tận, tàn quân Thanh thoát chết chạy được về theo báo cáo của quan nhà Thanh vào khoảng 8000 người.

Tôn Sĩ Nghị khi về đến Quảng Tây, tự nhận mình đã không điều binh đúng phép khiến cho chiến dịch thất bại nên xin Càn Long cách chức trị tội nhưng chính vua Cao Tông đã phê trên tấu thư là “sao lại nói thế?” (何出此言 – hà xuất thử ngôn).

Tôn Sĩ Nghị cũng xin một mình được bồi thường tất cả mấy chục vạn lượng bạc chi phí trong chiến dịch, không hiểu sao Nghị lại lắm tiền thế không biết?

Càn Long cũng lại phê “việc gì đến nỗi thế?”.

Tôn Sĩ Nghị trong dạ bất an nên tự ý giao lại bốn vạn lượng bạc cho Lưỡng Quảng quân doanh để đền bù phần nào tốn phí, quân trang, quân dụng, Càn Long tuy bất đắc dĩ chấp thuận nhưng cũng phê rằng “việc này thôi cũng được để cho khanh đỡ mất mặt và cho được thoả lòng”.

Vua Thanh thu hồi lại tước Công và chiếc mũ có gắn hồng bảo thạch đã ban cho Tôn Sĩ Nghị nhưng vì uy tín của Nghị đã bị suy sụp nên không thể nào tiếp tục để cho giữ chức vụ bèn ra lệnh triệu hồi về kinh, đặt dưới quyền điều động của bộ Binh, rồi cử Phúc Khang An làm tổng đốc Lưỡng Quảng đến Nam Quan tiếp tục giải quyết công việc.

Tổng số chi phí mà triều đình nhà Thanh đã tiêu vào cuộc chiến ở Việt Nam là 1.346.508 lượng bạc bao gồm tỉnh Quảng Tây chi ra 1.057.322 lượng và tỉnh Vân Nam chi ra 289.186 lượng.

Các tướng giỏi của nhà Thanh bỏ mạng trên chiến trường Đại Việt gồm:

Đề đốc Hứa Thế Hanh , tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long , tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên , Anh Lâm , phó tướng Hình Ðôn Hành , du kích Minh Trụ , Trương Thuần , Vương Ðàn , Lưu Việt , đô ti Ðặng Vĩnh Lượng, thủ bị Lê Chí Minh.

Quân Thanh bỏ chạy, để lại rất nhiều các kho quân lương, gồm 17 kho lớn từ Lạng Sơn xuống Thăng Long, các đám lính canh thấy Tây Sơn đều bỏ chạy.

Số quân Thanh bỏ mạng ở Đại Việt, chưa có con số chính xác, căn cứ theo sổ lĩnh tiền tử tuất của nhà Thanh, ta thấy họ trả như sau: ( trả theo lạng bạc)

Đề đốc (800), tổng binh (700), phó tướng (600), tham tướng (500), du kích (400), đô ti (350), thủ bị (300), thủ ngự sở thiên tổng (250), vệ thiên tổng (200), doanh thiên tổng (150), bả tổng, ngoại uỷ (100), mã binh (70), bộ binh (50), hương dũng, thổ binh (25)


1. Du kích: 1

2. Đô ti: 6

3. Thủ bị : 9

4. Thiên tổng: 14

5. Bả tổng 10

6. Ngoại uỷ 91

7. Ngoại uỷ (ngoài ngạch) 14

8. Mã bộ, binh đinh 6876

Tổng cộng 7021


Có lẽ đây toàn là thành phần cấp chỉ huy nên mới được trả tiền bạc nhiều như vậy, ngoài ra, còn khoảng 3.500 quân Thanh bị Tây Sơn bắt sống.

Theo các giáo sĩ, số lính chính quy Thanh bị giết ở chiến trường Đại Việt là 50.000 người, bị bắt sống là 3.500 người. Một số đầu hàng.

Ngoài ra, có khoảng 30.000 dân phu bị chết, do nhiều nguyên nhân, số dân phu phần lớn là các dân tộc thiểu số sống ở Nam TQ và rừng núi biên giới Trung – Việt nhà Thanh đã bỏ lơ không nhắc đến mà bên nước ta thì cũng không muốn khơi ra nên số người Trung Hoa bỏ xác lại trên đất Việt.


Ðáng kể nhất phải là toán thổ binh Ðiền Châu của Sầm Nghi Ðống từ Quảng Tây và quân của châu Bảo Lạc là người thiểu số của nước ta từ biên giới xuống. Theo sử nhà Thanh thì một số đông dân phu mỏ (mà họ gọi là xưởng binh) là dân Trung Hoa lén trốn sang làm việc ở nước ta đã tự nguyện đi theo đoàn quân Thanh và thành phần này bị thiệt hại khá nặng. Theo các văn thư của nhà Thanh, số xưởng dân đi theo quân Thanh có đến mấy vạn người. Thành phần này vốn dĩ sống ngoài vòng pháp luật nên khi xuống Thăng Long quen thói cường đạo, nhũng nhiễu nên khi thua trận bị dân chúng tìm giết rất nhiều. Vì quen địa thế những người sống sót đã chạyđược về TQ và được đặc ân không bị bắt tội và cho hồi tịch (theo luật nhà Thanh, những ai bỏ nước ra đi đều mang tội phản quốc và vì thế Thanh triều không can thiệp vào những vụ tàn sát Hoa kiều ở các nước Ðông Nam Á ( vụ Gia Định chẳng hạn)

Về phía Tây Sơn, con số thiệt hại cũng do các giáo sĩ ước đoán, riêng trận Ngọc Hồi, Tây Sơn đã chết 8000 quân, tổng chiến dịch Tây Sơn chết khoảng trên dưới 10.000 quân ( 1 vạn) trong tổng số khoảng 100.000 quân ( 10 vạn)

Đây là một trận thu đau đớn của nhà Thanh nói chung và Càn Long nói riêng, bởi lúc ấy nhà Thanh rất mạnh, Càn Long cũng là ông vua giỏi cả văn lẫn võ, xuất chinh thắng nhiều hơn thua, oánh cả Trung Á, Mông Cổ, Tân Cương ...chỗ nào cũng thắng, thế mà lần này thảm bại, quân lính " mảnh giáp không còn" nên Càn Long có phần nương tay với Nghị, vì chính ông ta cũng can dự việc này, bỏ qua lời can ngăn của Quân Xứ Cơ.

Càn Long có làm " Xuất Sư An Nam Trận Vong Tướng Sĩ" , đủ thấy trận thua này làm ông ta đau đớn thế nào.


Lại Phúc Thuận, 1 tướng nhà Thanh,thú nhận:

"Ngày mồng 5 tháng Giêng năm Càn Long thứ 54 (30-1-1789) Lê thành bị thất hãm, Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt bỏ chạy, dẫn theo 500 quân qua sông, còn bao nhiêu bỏ lại bờ phía nam sông Phú Lương cho địch giết. Ngày mồng 9 tháng Giêng (3-2-1789), Tôn Sĩ Nghị chạy được về Lạng Sơn, thu hồi tàn binh. Ngày 11 lui vềđến Trấn Nam Quan. Khi trước Tôn Sĩ Nghị ở Lê thành quân số tổng cộng 5,700 người, thêm tổng binh Thượng Duy Thăng chỉ huy 3,000 người đóng ở bờ sông, tổng cộng 8,700 người, chạy vềđược đến Trấn Nam Quan hơn 3,000 người. Còn lại hơn 5,000, kể cả những người tử trận ở sông Thị Cầu và bệnh hoạn mà chết, thêm một số về sau chạy được trở về cửa ải. Cuối tháng Ba, tân nhiệm Lưỡng Quảng tổng đốc là Phúc Khang An báo cáo là ở Trấn Nam Quan mỗi ngày vẫn còn 3, 4 có khi 7, 8 người qua ải, phần lớn bệnh hoạn hoặc bị trọng thương"
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ chủ có thể cho em thêm tư liệu về việc Ngô Văn Sở lập phòng tuyến mà trong sgk nói là được Quang Trung khen là chiến lược hoàn hảo không ạ?
SGK bịa đấy cụ, chả có phòng tuyến nào cả, Sở rút về Tam Điệp vì không phải là đối thủ của quân Thanh thôi, Huệ bảo Sở đóng ở đấy kìm chân, do thám, đợi đại quân.

Sử chính cống nói đây mà mưu của Ngô Thì Nhậm, nhưng theo các tài liệu, Ngô Thì Nhậm lúc này đang cùng với Nguyễn Huệ ở Phú Xuân.
 

annhatnam

Xe hơi
Biển số
OF-377389
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
190
Động cơ
247,700 Mã lực
Nơi ở
Ba đình, hà nội
Hay quá...voka cụ đốc tờ....
Có trận thuỷ chiến nào trông chiến dịch kỷ dậu này không cụ...
 

Soi_den

Xe tăng
Biển số
OF-368943
Ngày cấp bằng
2/6/15
Số km
1,175
Động cơ
266,065 Mã lực
Nơi ở
Tonkin de An nam
Loạn Kiêu -Binh ở miền Bắc

Dân chúng khổ -sở vì sự quấy nhiễu hà- khắc của chúng, có thể nói người dân miền Bắc căm bọn kiêu binh hơn cả giặc, lính với dân coi nhau như kẻ- thù. Triều- đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần- phòng trong kinh- kỳ, dò xét quân -lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập -hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét-xử. Bọn kiêu binh, như các giáo sĩ mô tả, mỗi khi đi ra ngoài là phải đi theo tốp đông, đi lẻ là chúng bị dân ta giết ngay.

Có thể nói xã hội miền Bắc đại loạn
Hoa thanh quế bị gét từ thời này các cụ nhỉ :D
 

Soi_den

Xe tăng
Biển số
OF-368943
Ngày cấp bằng
2/6/15
Số km
1,175
Động cơ
266,065 Mã lực
Nơi ở
Tonkin de An nam
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )
Các cụ ơi, nước mình thời này diện tích to thế kia, sao bây giờ diện tích còn một nửa thôi ah , tiếc quá nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top