Thật là :..Đánh 1 trận sạch không kình ngạc.Đánh 2 trận tan tác chim muông...
Đại cáo bình Ngô.Nguyễn Trãi.
Đại cáo bình Ngô.Nguyễn Trãi.
May cho tay Tiết Trung đấy chứ chẳng may ghì nhẹ tay ngựa nó lồng lên thì mất đầu như chơi cụ nhềĐại thể Trung Hoa "quân quyết tử tướng quyết sinh"
Thật là :..Đánh 1 trận sạch không kình ngạc.Đánh 2 trận tan tác chim muông...
Đại cáo bình Ngô.Nguyễn Trãi.
Đánh cho chúng chích luân bất phản (hết đường về quê mẹ)Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ có công rất lớn khi đánh bại 2 đế quốc xâm lược. Mà đã đánh thì phải đánh thật đau để sau này họ vẫn phải e dè nước ta. Ngài là một vị anh hùng dân tộc.
Đô đốc = Tướng chỉ huy cao cấp không dưới quyền tướng khác, chỉ nhận lệnh từ tổng chỉ huy toàn quân (ở đây là vua Quang Trung)Cụ doctor79 cho em hỏi nhỏ là sao các tướng lĩnh tây sơn lại gọi là các đô đốc nhỉ , em không hiểu cái này lắm
Đô đốc mãi về sau này mới chuyển sang dùng cho hải quân, chứ thời xưa là dùng cho cả tướng trên bộ. Tư Mã Ý hình như cũng có thời gian làm đô đốc.Cụ doctor79 cho em hỏi nhỏ là sao các tướng lĩnh tây sơn lại gọi là các đô đốc nhỉ , em không hiểu cái này lắm
Đại quân Tây Sơn có rất nhiều đô đốc cho thấy nó được tổ chức chưa thực sự hoàn chỉnh dễ hợp, dễ tan.Đô đốc = Tướng chỉ huy cao cấp không dưới quyền tướng khác, chỉ nhận lệnh từ tổng chỉ huy toàn quân (ở đây là vua Quang Trung)
Đúng là quân đội của vua Quang Trung có nhiều thành phần. Nhưng nó không đơn lẻ dễ hợp, dễ tan như cụ nghĩ. Mà trái lại nó là một khối thống nhất, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau đấy. Chính điều đó mới tạo ra sức mạnh của quân đội. Tại sao phải có nhiều đề đốc ? Vì họ phải nhận lệnh trực tiếp dưới quyền nhà vua, là người phải chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng chính vì điều này cũng là điểm yếu của vua Quang Trung. Vì khi ngài còn sống thì không nói làm gì (vì ngài có đủ uy thế để thuần phục họ) nhưng khi ngài mất thì các đề đốc này không ai chịu ai, quay ra tấn công lẫn nhau.Đại quân Tây Sơn có rất nhiều đô đốc cho thấy nó được tổ chức chưa thực sự hoàn chỉnh dễ hợp, dễ tan.
Qua đó cũng cho thấy cái uy và khả năng thống lĩnh của Nguyễn Huệ khi ông nắm chắc, điều hành nhuần nhuyễn các đội quân riêng lẻ, độc lập cho 1 chiến dịch lớn !
Ngày 30 tháng 1 năm 1789. ( Mùng 5 Tết)
Sáng sớm.
Quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, tấn công đồn Ngọc Hồi.
Lực lượng quân Thanh ở đây rất đông, có chừng 25.000 quân, do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long chỉ huy
NGuyễn Huệ “tự mình đốc chiến” tập trung toàn bộ chiến tượng xua đi đầu, các cánh quân khác ùn ùn từ các nơi đổ xuống:
"...dùng hơn 100 thớt voi hùng dũng đi đầu, quân tinh nhuệ tiến theo sau, đánh nhau to hồi lâu. Những con ngựa của quân kỵ và tướng soái nhà Thanh, trông thấy voi thì đều hí vang rồi quay đầu chạy lui. Lính bộ quân Thanh bị voi dầy xéo liền chạy cả vào trong hàng rào, bắn súng lớn liều chết cố thủ. Huệ và các thuộc tướng gấp rút xua voi xông pha tên đạn, nhổ rào luỹ mà tiến vào …"
Theo tài liệu của Hội Truyền Giáo Bắc Hà, quân Thanh chống trả rất kịch liệt khiến quân ta bị chết mất khá nhiều voi, Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy sĩ tốt.
… Ngày 30-1 (mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) Quang Trung rời Kẻ Vôi trên lưng voi và đến chung sức, khuyến khích đội ngũ ông nhưng khi thấy họ chiến đấu không được hăng hái lắm, ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo 2 cái đoản đao (gươm) và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính TH (Trung Hoa) làm rất nhiều người chết về tay ông. Ông luôn mồm hô xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu ...
Xem như vậy đủ thấy Nguyễn Huệ dũng cảm, oai hùng trên chiến trường như thế nào.
Lúc này, đội tượng binh của Tây Sơn không thể vượt qua được hoả lực của quân Thanh, gần đồn quân Thanh cho làm những chướng ngại vật và hào nước.
Đến khoảng buổi trưa.
Tây Sơn bị thiệt hại khá nặng.
Nguyễn Huệ phải cho voi thoái lui đưa khinh binh trang bị dao ngắn và hoả hổ, đẩy các loại xe chắn lót rơm tiến lên.
Trong thành, quân Thanh bắn ra như mưa nên quân TÂy Sơn không vượt qua được hào sâu, địa lôi và chông sắt. Quân Thanh đốt thuốc súng để làm màn khói nhưng một lát sau gió đổi chiều, quân Tây Sơn liền nhất loạt xông lên, dùng lá chắn bằng gỗ bọc rơm có bánh xe để tiến đến gần đồn, sau đó dùng ngay những lá chắn đó làm cầu để vượt qua hào chông của quân Thanh, và, loại lá chắn này cũng giúp cho bộ binh không bị chôn chân tại một điểm cố định và thừa thế núp đàng sau tiến vào công thành.
Các tướng nhà Thanh cũng không phải hèn nhát như ta thường nghĩ, họ quyết oánh 1 trận rõ oai hùng để " báo Hoàng Ân".
Hứa Thế Hanh dẫn 500 quân xông bộ binh có trang bị súng xông lên trước, sau khi bắn hết đạn rồi dùng đoản binh ( gươm ,giáo) đánh cận chiến. Quân của Hanh bắn ác liệt, Tây Sơn chết la liệt, Tây Sơn càng chết càng kéo đến đông hơn. 500 quân của Hanh chết gần hết, Hanh bị thương rút vào thành, thấy tình hình không cự nổi, Hanh gọi gia nhân đem ấn tín đề đốc vượt sông đem về Trung Hoa như một quyết định sẽ đánh đến chết mới thôi.
Quân Thanh cầm cự được gần 2 ngày, đến chiều ngày mùng 6 Tết, đồn Ngọc Hồi vỡ trận, quân Tây Sơn tràn vào, quân Thanh đại bại.
Những tướng tài của quân Thanh như: Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng … đều tử trận.
Ðây là trận đánh kinh hoàng nhất và quân Tây Sơn cũng bị thiệt hại nhiều, các giáo sĩ ghi nhận rằng bên Tây Sơn thiệt hại ít nhất là 8000 người trong đó có cả một tướng lãnh cao cấp là Ðô Ðốc Lân. Quân Thanh bị giết tại chỗ 20.000 quân.
Đây chính là những lời kể của những chỉ huy quân Thanh bị Tây Sơn bắt sống:
Thủ bị Lao Hiển bị bắt làm tù binh, khi được trao trả đã khai rằng:
Y theo Thượng tổng binh (tức Thượng Duy Thăng) và tham tướng Vương Tuyên đem quân đóng ở đường nhỏ phía nam Lê Thành (tức Thăng Long). Ngày mồng bốn tháng Giêng, quân giặc kéo đến, Lao Hiển đi theo tham tướng đem quân tiếp ứng, đến sáng sớm ngày mồng năm, mấy nghìn quân giặc vây kín doanh trại mà binh còn trong trại không bao nhiêu, Lao Hiển ra lệnh cho lính dùng súng bắn ra, đến trưa thì quân địch càng lúc càng đông, voi cũng đã đến, bắn hỏa tiễn, hỏa cầu như mưa khiến quan quân tán loạn. Sức thấy không giữ nổi nên Lao Hiển vội đem quân phá vòng vây chạy ra khỏi doanh, bị quân giặc dùng giáo đâm vào bụng ngựa, ngã vật xuống, chân bên phải lại trúng thương, không chạy được nữa, nên bị quân giặc bắt đưa vào một căn nhà trống trong thành… Mỗi ngày họ có cho người đem cơm đến, đến ngày 16 tháng 2 (tức bị giam 40 ngày), quân giặc cho ngựa, cùng tất cả các binh sĩ(cùng bị giam)được thả ra. Y nói chưa từng gặp Nguyễn Huệ, chỉ nghe nói Thượng tổng binh, Vương tham tướng bị quân giặc vây đã chết rồi nhưng không chính mắt trông thấy chuyện đó.
Trần Nguyên Nhiếp, một tướng lãnh cấp nhỏ (du kích đề tiêu) của nhà Thanh tham dự trực tiếp mặt trận này, thú nhận:
" Ngày mồng 1 tháng Giêng năm Càn Long 54 (26-1-1789), quân giặc thừa lúc quân ta ăn Tết từ trong núi đột nhiên đổ ra khắp nơi, phất cờ la hét, tư thế cực kỳ hung mãnh. Quân ta vội vàng kết trận nghinh địch. Lại phái binh ra bốn ngả sắp xếp phòng ngự và tiếp ứng lẫn nhau.
Từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4, liên tục chiến đấu suốt bốn ngày đêm. Người bị trúng đạn và bị thương vì gươm đao không biết bao nhiêu mà kể.
Sáng sớm ngày mồng 5, voi từ phía sau núi kéo ra. Ta vội vàng dùng đại pháo oanh kích tượng trận. Voi liền chia thành hai cánh vòng ra đằng trước xông thẳng vào đại doanh, Khi đó thế địch đông, ta phải phân ra chống giữ. Quân giặc tập trung như kiến, mạnh như sóng biển ập vào. Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hoả cầu vào mọi nơi để đốt người."
Như em đã trình bày điều khiển khối đó nhuần nhuyễn là tài và uy cụ Huệ sau khi cụ đi đã tan rã nhanh chóng vì không có ai đủ tài và uy như cụ nữaĐúng là quân đội của vua Quang Trung có nhiều thành phần. Nhưng nó không đơn lẻ dễ hợp, dễ tan như cụ nghĩ. Mà trái lại nó là một khối thống nhất, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau đấy. Chính điều đó mới tạo ra sức mạnh của quân đội. Tại sao phải có nhiều đề đốc ? Vì họ phải nhận lệnh trực tiếp dưới quyền nhà vua, là người phải chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng chính vì điều này cũng là điểm yếu của vua Quang Trung. Vì khi ngài còn sống thì không nói làm gì (vì ngài có đủ uy thế để thuần phục họ) nhưng khi ngài mất thì các đề đốc này không ai chịu ai, quay ra tấn công lẫn nhau.
SGK bịa đấy cụ, chả có phòng tuyến nào cả, Sở rút về Tam Điệp vì không phải là đối thủ của quân Thanh thôi, Huệ bảo Sở đóng ở đấy kìm chân, do thám, đợi đại quân.Cụ chủ có thể cho em thêm tư liệu về việc Ngô Văn Sở lập phòng tuyến mà trong sgk nói là được Quang Trung khen là chiến lược hoàn hảo không ạ?
Hoa thanh quế bị gét từ thời này các cụ nhỉLoạn Kiêu -Binh ở miền Bắc
Dân chúng khổ -sở vì sự quấy nhiễu hà- khắc của chúng, có thể nói người dân miền Bắc căm bọn kiêu binh hơn cả giặc, lính với dân coi nhau như kẻ- thù. Triều- đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần- phòng trong kinh- kỳ, dò xét quân -lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập -hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét-xử. Bọn kiêu binh, như các giáo sĩ mô tả, mỗi khi đi ra ngoài là phải đi theo tốp đông, đi lẻ là chúng bị dân ta giết ngay.
Có thể nói xã hội miền Bắc đại loạn
Các cụ ơi, nước mình thời này diện tích to thế kia, sao bây giờ diện tích còn một nửa thôi ah , tiếc quá nhỉDân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.
Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )