Ngày 28 tháng 12 năm 1789.
Nguyễn Huệ tập hợp đại binh tại châu Thọ Hạc ( Ðông Sơn, Thanh Hoá) để tỏ ý chí sắt đá quyết tâm đánh bại quân Thanh.Tại đây, Nguyễn Huệ có đọc lời hịch:
“Quân Thanh sang lấn nước ta, hiện chúng đã đóng ở thành Thăng Long các người có biết hay không? Trong khoảng trời đất phận sao đã được định rõ phương Nam phương Bắc, nước nào cai trị nước ấy. Người Trung Hoa không phải nòi giống nước ta, bụng họ ắt là khác hẳn. Từ đời nhà Hán đến nay họ đã mấy phen chiếm cướp đất cát, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. Người nước ta không thể chịu nổi , ai cũng muốn đuổi chúng đi (...) . Ngày nay quân Thanh lại sang, định lấy nước ta đặt làm đất quận huyện của chúng, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đuổi. Các người đều đủ lương tri, lương năng nên phải dốc lòng hết sức với ta để dựng công lớn, chớ quen thói cũ mang lòng nhị tâm. Nếu như phát giác, ta sẽ tức khắc giết chết, không tha một người nào. Đừng trách ta không bảo trước”.
Lời hịch này chứng tỏ Huệ là 1 nhà chính trị khá tài, ông biết tình hình miền Bắc nước ta thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, phần lớn dân chúng và sĩ phu vẫn có bụng hoài Lê và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng không khỏi khiến con người có những ảo tưởng, từ trông đợi quân Thanh sang giúp đến mong đợi chúa Nguyễn ở trong Nam kéo ra (nhiều người nghĩ rằng chúa Nguyễn cũng như chúa Trịnh vẫn là thần tử nhà Lê, niên hiệu vẫn dùng Cảnh Hưng, chỉ đến sau này khi vua Gia Long lên ngôi mới thực sự thất vọng) đánh đuổi nhà Tây Sơn.
Để xoá nhoà tâm lý vọng Lê, chống Tây Sơn của binh lính, ơ đây có lẽ Huệ nhắm vào đám lính người Bắc Hà, Huệ chuyển đối tượng thù hận vào người Hán, khêu gợi lòng ái quốc, nhắc nhở dĩ vãng oai hùng của dân tộc để lấy chính nghĩa về mình. Không lẩn tránh, Huệ vạch rõ để rửa sạch tâm lý hai lòng trong quân ngũ, đem uy chen vào ân để chấm dứt bằng một câu dọa: “Đừng trách ta không bảo trước"
Nguyễn Huệ tập hợp đại binh tại châu Thọ Hạc ( Ðông Sơn, Thanh Hoá) để tỏ ý chí sắt đá quyết tâm đánh bại quân Thanh.Tại đây, Nguyễn Huệ có đọc lời hịch:
“Quân Thanh sang lấn nước ta, hiện chúng đã đóng ở thành Thăng Long các người có biết hay không? Trong khoảng trời đất phận sao đã được định rõ phương Nam phương Bắc, nước nào cai trị nước ấy. Người Trung Hoa không phải nòi giống nước ta, bụng họ ắt là khác hẳn. Từ đời nhà Hán đến nay họ đã mấy phen chiếm cướp đất cát, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. Người nước ta không thể chịu nổi , ai cũng muốn đuổi chúng đi (...) . Ngày nay quân Thanh lại sang, định lấy nước ta đặt làm đất quận huyện của chúng, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đuổi. Các người đều đủ lương tri, lương năng nên phải dốc lòng hết sức với ta để dựng công lớn, chớ quen thói cũ mang lòng nhị tâm. Nếu như phát giác, ta sẽ tức khắc giết chết, không tha một người nào. Đừng trách ta không bảo trước”.
Lời hịch này chứng tỏ Huệ là 1 nhà chính trị khá tài, ông biết tình hình miền Bắc nước ta thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, phần lớn dân chúng và sĩ phu vẫn có bụng hoài Lê và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng không khỏi khiến con người có những ảo tưởng, từ trông đợi quân Thanh sang giúp đến mong đợi chúa Nguyễn ở trong Nam kéo ra (nhiều người nghĩ rằng chúa Nguyễn cũng như chúa Trịnh vẫn là thần tử nhà Lê, niên hiệu vẫn dùng Cảnh Hưng, chỉ đến sau này khi vua Gia Long lên ngôi mới thực sự thất vọng) đánh đuổi nhà Tây Sơn.
Để xoá nhoà tâm lý vọng Lê, chống Tây Sơn của binh lính, ơ đây có lẽ Huệ nhắm vào đám lính người Bắc Hà, Huệ chuyển đối tượng thù hận vào người Hán, khêu gợi lòng ái quốc, nhắc nhở dĩ vãng oai hùng của dân tộc để lấy chính nghĩa về mình. Không lẩn tránh, Huệ vạch rõ để rửa sạch tâm lý hai lòng trong quân ngũ, đem uy chen vào ân để chấm dứt bằng một câu dọa: “Đừng trách ta không bảo trước"