[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,340
Động cơ
522,048 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sau này có công trình nghiên cứu: Bá Đa Lộc, vị giám mục kính chúa thương dân.
Kính chúa thì coi như OK rồi , chỉ còn thương dân chưa rõ ràng thôi ! Chưa biết ông thương dân nào, dân Pháp hay dân Việt ?
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Kính chúa thì coi như OK rồi , chỉ còn thương dân chưa rõ ràng thôi ! Chưa biết ông thương dân nào, dân Pháp hay dân Việt ?
Dân Việt. Theo trào lưu xét lại công tội của nhân vật lịch sử. Cụ Bá cả đời chỉ mong mang cái văn minh đến với con dân Đại Nam.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Quân Xiêm sang 3 đến 5 vạn. Quân NA có 3 đến 5 nghìn. Có mơ Ánh cũng không dám nghĩ đến chuyện khống chế quân Xiêm.
Vậy mà nhiều người vẫn biện hộ rằng NA sau đó sẽ mời quân Xiêm về nước dễ như ăn kẹo ;))
Thực ra mối quan hệ (thực tế là tranh giành ảnh hưởng) giữa ta và Xiêm la đã có từ thời chúa Nguyễn và Xiêm luôn ở chiếu dưới. Ta và Xiêm từ lâu luôn có sự tranh giành ảnh hưởng Chân Lạp và Lào. Khi thì liên minh, liên kết khi thì quay ra đấm đá lẫn nhau suốt mấy trăm năm. Chính vì thế mà sau khi đánh thắng được quân Xiêm (sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi) vua Minh Mạng đã bãi bỏ chế độ phiên trấn, chính thức sát nhập các vùng đất mà mình chiếm được (kể cả đang tranh chấp với Xiêm) vào lãnh thổ của mình. Đặt quốc hiệu cho đất nước là Đại Nam (thay cho Việt Nam) và quốc hiệu ấy tồn tại đến năm 1945. Đây được coi là hành động xác lập, phân định chủ quyền với Xiêm. Chấm dứt sự tranh giành lẫn nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Mỗi 1 hành động, để đánh giá được nó cần đưa vào hệ quy chiếu về giá trị đạo đức xã hội tại nơi và thời điểm nó xảy ra thì mới có thể đánh giá được chính xác và khách quan.

Giống như quan điểm về sắc đẹp, có dân tộc phải rạch mặt đầy vết thì mới coi là đẹp, có dân tộc coi da rám nắng là đẹp nhưng có dân tộc lại con da phải trắng hếu mới dc gọi là xinh. Tiêu chuẩn đó xã hội đã đặt ra, công nhận và được người dân làm quen trong thời gian rất dài, không thể thay đổi được chỉ bằng lời nói.

Hành vi cầu viện ngoại bang, có thể ở các nước phong kiến châu âu hay đâu đó, đc coi là bình thường nhưng tại VN, đất nc từ ngàn đời sống và chiến đấu với mối đe dọa xâm lược từ phương Bắc, thì nhất định đó là hành vi đáng phỉ nhổ, cho dù có bào chữa, ngụy biện bằng bất cứ lý do nào.

Đấy cũng là lý do vì sao mà cụ Ánh bị đánh giá nặng nề như vậy. Công bằng mà nói, trừ cụ Huệ thì không ai có thể qua mặt dc cụ Ánh tại thời điểm đó. Tạo hóa cũng đã sắp đặt 2 việc chính: Cụ Huệ chết để cụ Ánh có cơ hội thống lĩnh và cụ Ánh, với hành vi của mình phải chịu sự đánh giá của người dân. 2 việc đó thực chất đã xảy ra rồi, chúng ta cũng không thể làm thế nào để thay đổi nó đc nữa, vậy nên chấp nhận là hơn.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Vậy mà nhiều người vẫn biện hộ rằng NA sau đó sẽ mời quân Xiêm về nước dễ như ăn kẹo ;))
Dĩ nhiên ông NA mời kẹo thì chúng nó vẫn ăn, còn ăn xong nó có về nước nó hay không lại là chuyện khác!=))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Mỗi 1 hành động, để đánh giá được nó cần đưa vào hệ quy chiếu về giá trị đạo đức xã hội tại nơi và thời điểm nó xảy ra thì mới có thể đánh giá được chính xác và khách quan.

Giống như quan điểm về sắc đẹp, có dân tộc phải rạch mặt đầy vết thì mới coi là đẹp, có dân tộc coi da rám nắng là đẹp nhưng có dân tộc lại con da phải trắng hếu mới dc gọi là xinh. Tiêu chuẩn đó xã hội đã đặt ra, công nhận và được người dân làm quen trong thời gian rất dài, không thể thay đổi được chỉ bằng lời nói.

Hành vi cầu viện ngoại bang, có thể ở các nước phong kiến châu âu hay đâu đó, đc coi là bình thường nhưng tại VN, đất nc từ ngàn đời sống và chiến đấu với mối đe dọa xâm lược từ phương Bắc, thì nhất định đó là hành vi đáng phỉ nhổ, cho dù có bào chữa, ngụy biện bằng bất cứ lý do nào.

Đấy cũng là lý do vì sao mà cụ Ánh bị đánh giá nặng nề như vậy. Công bằng mà nói, trừ cụ Huệ thì không ai có thể qua mặt dc cụ Ánh tại thời điểm đó. Tạo hóa cũng đã sắp đặt 2 việc chính: Cụ Huệ chết để cụ Ánh có cơ hội thống lĩnh và cụ Ánh, với hành vi của mình phải chịu sự đánh giá của người dân. 2 việc đó thực chất đã xảy ra rồi, chúng ta cũng không thể làm thế nào để thay đổi nó đc nữa, vậy nên chấp nhận là hơn.
Dòng đầu tiên cụ nói rất chuẩn nhưng đến dòng "hành vi cầu viện ..." thì em không cùng quan điểm với cụ. Nếu như cách đây 30 năm về trước thì đó là quan điểm của em nhưng bây giờ thì lại khác. Em không dám nói nhiều vì sợ bị lạc đề, lan man chính trị. Nhưng em chỉ muốn nói rằng : em, cụ và rất nhiều người đã bị dẫn dắt bởi điều đấy. Em chỉ hỏi cụ một câu thôi. Cụ có bao giờ thắc mắc là tại sao sau khi đã đánh thắng được những "cuộc xâm lược" từ phương Bắc thì triều đình, chế độ ấy lại xin phương Bắc tấn phong và cống nạp không ? Hành động ấy nói lên điều gì ? Hiểu cặn kẽ được điều ấy thì mình mới hiểu được lịch sử và mới thoát được những gì mà chúng ta bị nhồi nhét vào não bấy lâu nay.
 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
309
Động cơ
247,810 Mã lực
Dòng đầu tiên cụ nói rất chuẩn nhưng đến dòng "hành vi cầu viện ..." thì em không cùng quan điểm với cụ. Nếu như cách đây 30 năm về trước thì đó là quan điểm của em nhưng bây giờ thì lại khác. Em không dám nói nhiều vì sợ bị lạc đề, lan man chính trị. Nhưng em chỉ muốn nói rằng : em, cụ và rất nhiều người đã bị dẫn dắt bởi điều đấy. Em chỉ hỏi cụ một câu thôi. Cụ có bao giờ thắc mắc là tại sao sau khi đã đánh thắng được những "cuộc xâm lược" từ phương Bắc thì triều đình, chế độ ấy lại xin phương Bắc tấn phong và cống nạp không ? Hành động ấy nói lên điều gì ? Hiểu cặn kẽ được điều ấy thì mình mới hiểu được lịch sử và mới thoát được những gì mà chúng ta bị nhồi nhét vào não bấy lâu nay.
Cụ nhầm lẫn giữa hai từ Cầu Viện ngoại bang và Cầu Hòa rồi, hai mục đích nó khác nhau đấy.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ nhầm lẫn giữa hai từ Cầu Viện ngoại bang và Cầu Hòa rồi, hai mục đích nó khác nhau đấy.
Nó là 2 từ có liên quan đấy cụ ạ. Có cầu hòa thì mới có cầu viện.
Nói một cách ngắn gọn : Chế độ PK là chế độ quân chủ. Đất nước nằm trong tay của 1 cá nhân, 1 dòng tộc. Chính vì quyền lợi lớn như vậy nên lịch sử PK là các cuộc tranh giành quyền lực lẫn nhau. Không thể có chế độ PK nào có thể tồn tại 1 cách bền vững nếu đứng 1 mình riêng lẻ. Điều ấy là không thể. Vì thế các chế độ PK nương nhờ với nhau theo kiểu cộng sinh. Tôi cống nạp, anh bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi khi triều đại nào trong nước sụp đổ là y như rằng sau đấy có "cuộc xâm lược" từ phương Bắc (trừ triều đại nhà Lý và cuộc chiến chống quân xâm lược chuyên nghiệp Nguyên Mông). Các tập đoàn PK luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, khơi gợi lòng yêu nước của quần chúng để rồi sau đấy họ lại tiếp tục lối mòn của triều đại trước là "xin sắc phong" và "cống nạp". điều đấy đảm bảo sự an toàn chính trị (cầu hòa :)) ) cho tập đoàn PK ấy.
Không riêng gì phương Đông mà phương Tây cũng vậy. Đó là tính chất, đặc điểm chung của chế độ phong kiến. Mọi lý lẽ biện minh ta khác với các chế độ phong kiến khác là ngụy biện.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Dòng đầu tiên cụ nói rất chuẩn nhưng đến dòng "hành vi cầu viện ..." thì em không cùng quan điểm với cụ. Nếu như cách đây 30 năm về trước thì đó là quan điểm của em nhưng bây giờ thì lại khác. Em không dám nói nhiều vì sợ bị lạc đề, lan man chính trị. Nhưng em chỉ muốn nói rằng : em, cụ và rất nhiều người đã bị dẫn dắt bởi điều đấy. Em chỉ hỏi cụ một câu thôi. Cụ có bao giờ thắc mắc là tại sao sau khi đã đánh thắng được những "cuộc xâm lược" từ phương Bắc thì triều đình, chế độ ấy lại xin phương Bắc tấn phong và cống nạp không ? Hành động ấy nói lên điều gì ? Hiểu cặn kẽ được điều ấy thì mình mới hiểu được lịch sử và mới thoát được những gì mà chúng ta bị nhồi nhét vào não bấy lâu nay.
Cụ hiểu hơi thô sơ quá rồi. Anyway muốn bàn luận sâu hơn những gì cụ hỏi thì nó lại chuyển sang 1 chủ đề khác.
Ngoài ra những gì cụ nói thì liên quan gì đến điều đang được bàn luận ở topic này? Những người mà cụ bảo đang thần phục phương Bắc, hãy để lịch sử đánh giá sau 1 tg nữa. Nhưng có 1 điều là, kể cả những người đó sai hay đúng thì cũng không thể đem nó ra để bào chữa cho cụ Ánh được. Không thể lấy hành vi sai của người khác để bào chữa rằng nó làm thế có sao đâu, có nghĩa là tao làm thế cũng không sao.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ hiểu hơi thô sơ quá rồi. Anyway muốn bàn luận sâu hơn những gì cụ hỏi thì nó lại chuyển sang 1 chủ đề khác.
Ngoài ra những gì cụ nói thì liên quan gì đến điều đang được bàn luận ở topic này? Những người mà cụ bảo đang thần phục phương Bắc, hãy để lịch sử đánh giá sau 1 tg nữa. Nhưng có 1 điều là, kể cả những người đó sai hay đúng thì cũng không thể đem nó ra để bào chữa cho cụ Ánh được. Không thể lấy hành vi sai của người khác để bào chữa rằng nó làm thế có sao đâu, có nghĩa là tao làm thế cũng không sao.
Cụ vui lòng đọc kỹ lại tất cả các còm của em :D
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Nó là 2 từ có liên quan đấy cụ ạ. Có cầu hòa thì mới có cầu viện.
Nói một cách ngắn gọn : Chế độ PK là chế độ quân chủ. Đất nước nằm trong tay của 1 cá nhân, 1 dòng tộc. Chính vì quyền lợi lớn như vậy nên lịch sử PK là các cuộc tranh giành quyền lực lẫn nhau. Không thể có chế độ PK nào có thể tồn tại 1 cách bền vững nếu đứng 1 mình riêng lẻ. Điều ấy là không thể. Vì thế các chế độ PK nương nhờ với nhau theo kiểu cộng sinh. Tôi cống nạp, anh bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi khi triều đại nào trong nước sụp đổ là y như rằng sau đấy có "cuộc xâm lược" từ phương Bắc (trừ triều đại nhà Lý và cuộc chiến chống quân xâm lược chuyên nghiệp Nguyên Mông). Các tập đoàn PK luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, khơi gợi lòng yêu nước của quần chúng để rồi sau đấy họ lại tiếp tục lối mòn của triều đại trước là "xin sắc phong" và "cống nạp". điều đấy đảm bảo sự an toàn chính trị (cầu hòa :)) ) cho tập đoàn PK ấy.
Không riêng gì phương Đông mà phương Tây cũng vậy. Đó là tính chất, đặc điểm chung của chế độ phong kiến. Mọi lý lẽ biện minh ta khác với các chế độ phong kiến khác là ngụy biện.
Cụ quá ngụy biện và đang sử dụng thủ pháp lập lờ đánh lận con đen để chuyển hành vi đưa người ngoài vào xâm lược và chiếm đất nước sang hành vi hợp tác trong vấn đề giữ chủ quyền thống trị của mỗi 1 chế độ. Nguyễn Huệ đánh xong cũng cầu hòa và cống nạp cho nhà Thanh nhưng không ai đánh giá ông, vì ông không đưa quân Thanh vào để đánh Nguyễn Ánh trong Nam, để từ đó tạo ra hiểm họa nhà Thanh chiếm luôn VN, tạo ra hiểm họa mất nước.

Kiểu chống chế này, em nói thật nên dùng với các bạn từ 15 tuổi trở xuống.

Ở otofun toàn các cụ có sỏi rồi, lừa các cụ ý hơi khó đấy. Và lừa ngàn triệu người dân qua bao thế hệ càng khó hơn rất nhiều...
 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
309
Động cơ
247,810 Mã lực
Nó là 2 từ có liên quan đấy cụ ạ. Có cầu hòa thì mới có cầu viện.
Nói một cách ngắn gọn : Chế độ PK là chế độ quân chủ. Đất nước nằm trong tay của 1 cá nhân, 1 dòng tộc. Chính vì quyền lợi lớn như vậy nên lịch sử PK là các cuộc tranh giành quyền lực lẫn nhau. Không thể có chế độ PK nào có thể tồn tại 1 cách bền vững nếu đứng 1 mình riêng lẻ. Điều ấy là không thể. Vì thế các chế độ PK nương nhờ với nhau theo kiểu cộng sinh. Tôi cống nạp, anh bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi khi triều đại nào trong nước sụp đổ là y như rằng sau đấy có "cuộc xâm lược" từ phương Bắc (trừ triều đại nhà Lý và cuộc chiến chống quân xâm lược chuyên nghiệp Nguyên Mông). Các tập đoàn PK luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, khơi gợi lòng yêu nước của quần chúng để rồi sau đấy họ lại tiếp tục lối mòn của triều đại trước là "xin sắc phong" và "cống nạp". điều đấy đảm bảo sự an toàn chính trị (cầu hòa :)) ) cho tập đoàn PK ấy.
Không riêng gì phương Đông mà phương Tây cũng vậy. Đó là tính chất, đặc điểm chung của chế độ phong kiến. Mọi lý lẽ biện minh ta khác với các chế độ phong kiến khác là ngụy biện.
Ông Quang Trung đánh thắng nên sang Cầu Hòa với nhà Thanh ở vị thế khác ông NA chạy loạn sang Xiêm Cầu Viện.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ quá ngụy biện và đang sử dụng thủ pháp lập lờ đánh lận con đen để chuyển hành vi đưa người ngoài vào xâm lược và chiếm đất nước sang hành vi hợp tác trong vấn đề giữ chủ quyền thống trị của mỗi 1 chế độ. Nguyễn Huệ đánh xong cũng cầu hòa và cống nạp cho nhà Thanh nhưng không ai đánh giá ông, vì ông không đưa quân Thanh vào để đánh Nguyễn Ánh trong Nam, để từ đó tạo ra hiểm họa nhà Thanh chiếm luôn VN, tạo ra hiểm họa mất nước.

Kiểu chống chế này, em nói thật nên dùng với các bạn từ 15 tuổi trở xuống.

Ở otofun toàn các cụ có sỏi rồi, lừa các cụ ý hơi khó đấy. Và lừa ngàn triệu người dân qua bao thế hệ càng khó hơn rất nhiều...
Em tôn trọng quan điểm của cụ. Nhưng cụ bảo em ngụy biện thì em lại không hiểu là ngụy biện cái gì ? Việc cầu viện xảy ra khi nào? Khi ta đang thắng như chẻ tre trên chiến trường? Cụ có thấy phi logic không :)) Bản thân Quang Toản sau khi bị NA đánh bại cũng dẫn dắt gia quyến chạy lên phương Bắc ? Để làm gì ? Nhưng vì bị dân bắt giao nộp nên chả có gì để nói.Bản thân Tự Đức sau khi đánh Pháp thất bại cũng cầu viện nhà Thanh (và ngay cả quân của Thái Bình Thiên Quốc) đấy thôi. Em đã còm rất nhiều lần. Em không hề có ý bao biện gì cho ai. Nhưng muốn đánh giá khách quan lịch sử của chế độ phong kiến thì ta phải hiểu rõ đặc điểm và tính chất của nó,phỏng cụ ?
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Em tôn trọng quan điểm của cụ. Nhưng cụ bảo em ngụy biện thì em lại không hiểu là ngụy biện cái gì ? Việc cầu viện xảy ra khi nào? Khi ta đang thắng như chẻ tre trên chiến trường? Cụ có thấy phi logic không :)) Bản thân Quang Toản sau khi bị NA đánh bại cũng dẫn dắt gia quyến chạy lên phương Bắc ? Để làm gì ? Nhưng vì bị dân bắt giao nộp nên chả có gì để nói.Bản thân Tự Đức sau khi đánh Pháp thất bại cũng cầu viện nhà Thanh (và ngay cả quân của Thái Bình Thiên Quốc) đấy thôi. Em đã còm rất nhiều lần. Em không hề có ý bao biện gì cho ai. Nhưng muốn đánh giá khách quan lịch sử của chế độ phong kiến thì ta phải hiểu rõ đặc điểm và tính chất của nó,phỏng cụ ?
Vậy theo cụ để chiếm được quyền thống trị thì được quyền đưa nước ngoài vào xâm lược đất nước??? Người dân đánh giá cụ Ánh chính là điểm này. Và cũng chả ai hoan nghênh hành vi của Tự Đức nên cụ không cần lấy nó ra để bào chữa cho cụ Ánh.

Để đạt được mục đích của mình, anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn, anh cho là cần làm. Nhưng anh phải chấp nhận sự đánh giá của người khác về hành vi đó nếu nó không hợp với các tiêu chuẩn về giá trị và đạo đức xã hội của họ. Cụ Ánh đã đạt được điều cụ muốn sau nhiều năm kiên trì là chiếm được quyền thống trị. Nhưng đổi ngược lại, với những hành vi đã làm của mình, cụ Ánh không thể nào thoát khỏi sự phán xét của nhân dân. Em nhắc lại là nó thực tế đã xảy ra, nên ko có cách nào sửa chữa được. Cụ nên chấp nhận nó thì hơn.

"Bản thân Quang Toản sau khi bị NA đánh bại cũng dẫn dắt gia quyến chạy lên phương Bắc ? Để làm gì ?" Suy luận kiểu như cụ thì đúng là em ko còn gì để nói. Nếu cụ biết cụ có thể cho mọi ng biết dc ko???? Chả lẽ chạy vào trong Nam???
 
Chỉnh sửa cuối:

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,628 Mã lực
Em nhớ ko lầm thì trước 1975 vấn đề Quang Trung,Nguyễn Ánh chưa bao giờ được đặt ra một cách cụ thể với giới làm sử học cả hai miền.Ls chỉ ghi nhận sự tranh đoạt giữa hai tập đoàn pk diễn ra trong suốt 30 năm như bao cuộc nội chiến khác diễn ra trong suốt chiều dài ls vn.Từ loạn 12 sứ quân,chiến tranh Trịnh Nguyễn.Nhưng kể từ sau 75 vai trò của hai cụ Ánh Huệ đã được phe thắng cuộc chủ định nâng lên dìm xuống một cách thô thiển.Thậm chí có thời điểm người ta còn gọi Nguyễn Ánh là tên ********* bán nước.Còn cụ Huệ lúc nào cũng là anh hùng áo vải chính nghĩa sáng ngời như chính cuộc cm,kháng chiến chống Mỹ của những người cs.Chục năm trở lại đây,trước những thay đổi thời thế mạnh mẽ,sự phát triển của cntt,người ta buộc phải giải huyền,đưa hai nhân vật này về đúng vị trí của họ như họ đã vốn dĩ đứng trước đó
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Em nhớ ko lầm thì trước 1975 vấn đề Quang Trung,Nguyễn Ánh chưa bao giờ được đặt ra một cách cụ thể với giới làm sử học cả hai miền.Ls chỉ ghi nhận sự tranh đoạt giữa hai tập đoàn pk diễn ra trong suốt 30 năm như bao cuộc nội chiến khác diễn ra trong suốt chiều dài ls vn.Từ loạn 12 sứ quân,chiến tranh Trịnh Nguyễn.Nhưng kể từ sau 75 vai trò của hai cụ Ánh Huệ đã được phe thắng cuộc chủ định nâng lên dìm xuống một cách thô thiển.Thậm chí có thời điểm người ta còn gọi Nguyễn Ánh là tên ********* bán nước.Còn cụ Huệ lúc nào cũng là anh hùng áo vải chính nghĩa sáng ngời như chính cuộc cm,kháng chiến chống Mỹ của những người cs.Chục năm trở lại đây,trước những thay đổi thời thế mạnh mẽ,sự phát triển của cntt,người ta buộc phải giải huyền,đưa hai nhân vật này về đúng vị trí của họ như họ đã vốn dĩ đứng trước đó
Cụ nói cũng không phải là không có lý. Em cũng không ủng hộ việc dìm cụ Ánh 1 cách toàn bộ như vậy. Có thể tóm tắt lại về quan điểm đánh giá với 2 cụ như sau:
- Đối với cụ Huệ, sáng ngời chói lóa với bất cứ trường phái, chế độ nào rồi (trừ thân nhà Nguyễn nhé). Điều này chắc không ai phủ nhận được.
- Đối với cụ Ánh, nên chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước và sau khi lên nắm quyền, lập Quốc hiệu Gia Long. Giai đoạn trước, em không nghĩ là có giới sử học nào ủng hộ. Cụ có thể thấy kể cả chính quyền miền Nam họ cũng đặt tên đường Gia Long, tránh nhắc về thời kỳ NA trước đó. Giai đoạn sau thì với việc trị vì đất nc tương đối yên ổn, thống nhất toàn cõi VN --> Em nghĩ có thể ghi công.

Nhưng khổ nỗi, nếu chỉ dừng được như thế đã không xảy ra tranh luận. Các cụ pro NA được voi đòi tiên cơ, đòi xóa toàn bộ tội của cụ Ánh trong giai đoạn trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Vậy theo cụ để chiếm được quyền thống trị thì được quyền đưa nước ngoài vào xâm lược đất nước??? Người dân đánh giá cụ Ánh chính là điểm này. Và cũng chả ai hoan nghênh hành vi của Tự Đức nên cụ không cần lấy nó ra để bào chữa cho cụ Ánh.

Để đạt được mục đích của mình, anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn, anh cho là cần làm. Nhưng anh phải chấp nhận sự đánh giá của người khác về hành vi đó nếu nó không hợp với các tiêu chuẩn về giá trị và đạo đức xã hội của họ. Cụ Ánh đã đạt được điều cụ muốn sau nhiều năm kiên trì là chiếm được quyền thống trị. Nhưng đổi ngược lại, với những hành vi đã làm của mình, cụ Ánh không thể nào thoát khỏi sự phán xét của nhân dân. Em nhắc lại là nó thực tế đã xảy ra, nên ko có cách nào sửa chữa được. Cụ nên chấp nhận nó thì hơn.

"Bản thân Quang Toản sau khi bị NA đánh bại cũng dẫn dắt gia quyến chạy lên phương Bắc ? Để làm gì ?" Suy luận kiểu như cụ thì đúng là em ko còn gì để nói. Nếu cụ biết cụ có thể cho mọi ng biết dc ko???? Chả lẽ chạy vào trong Nam???
Thôi em cũng cố kiên nhẫn trả lời nốt còm này của cụ. Khái niệm quyền thống trị (hoặc cai trị) nó có 2 phần : Phần đầu tiên là tranh giành. Trong gia đoạn này 2 bên không ngừng nêu cao tinh thần chính nghĩa, bôi xấu bên kia và tất nhiên bên nào thất thế thì sẽ cầu viện. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn cai trị. Là giai đoạn của kẻ chiến thắng và nắm lấy thiên hạ. Cụ để ý, giai đoạn này không hề có việc mời quân xâm lược hay cõng rắn gì cả, không có sự hiện diện quân đội nước ngoài trong lãnh thổ (trừ cuối nhà Trần và sau thời Tự Đức). Ngoài ra, việc cầu viện thường xảy ra khi chế độ phong kiến ấy bị uy hiếp nghiêm trọng. Nếu gọi hành động cầu viện (dù được hay không được) là hành động sai trái thì sẽ có rất nhiều nhân vật hiện nay mà ta đang ca ngợi, gắn tên đường, tên trường phạm phải. Bản thân em đánh giá việc cầu viện hết sức bình thường do nó là đặc trưng của chế độ phong kiến (thậm chí ngày nay nhiều chế độ vẫn còn cầu viện đấy nhưng với tên gọi mỹ miều hơn :)) ) và đánh giá cực thấp thái độ cúi lòn như hành động của Mạc Đăng Dung và ông ta hiện nay được đánh giá như thế nào thì cụ hiểu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top