Ngày 25 tháng 8 năm 1876.
Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ đưa lại ấn tín, binh phù tướng cho mình, đồng thời khuyên Huệ hãy đem quân về. Huệ từ khi cưới Ngọc Hân, không rõ có yêu bà hay không, hay yêu cái danh phò mã nhà Lê hơn, hoặc Huệ đã tính xa hơn nữa, nên Huệ chần chừ, bảo có thể để cùng Chỉnh ổn định tình hình Bắc Hà đã.
Nhạc nhất quyết không nghe, bảo " ta chả còn việc gì làm ở đây"
Nhạc cũng cho Huệ biết Chỉnh, theo mật báo của con rể Vũ Văn Nhậm, là kẻ phản trắc, hai lòng, sĩ phu Bắc Hà căm Chỉnh cõng rắn cắn nhà Trịnh, nên hãy cứ bỏ Chỉnh ở lại, nếu Chỉnh có tài thì nó làm Chúa khác, nếu không, nó bị dân Bắc giết ta cũng chả can gì.
Huệ, tuy không hẳn bằng lòng, song miễn cưỡng nghe anh.
Ngay từ trước khi Nhạc ra Thăng Long, Chỉnh đã phát giác ra Huệ nghi kỵ mình nên mật tâu vua xin cho được trấn thủ Nghệ An. Chúng tỏ Chỉnh cũng mưu mô ác.
Đêm 27 tháng 8 năm 1786, Nhạc và Huệ cùng quân Tây Sơn bằng 2 đường thủy bộ, Huệ đi đường bộ, bất ngờ rút vào Nam.
Chỉnh biết tin, vội vã chạy theo Tây Sơn bằng đường thủy.
Thuyền Chỉnh đi độ hơn mười ngày thì đến Nghệ An, vừa lúc quân của Huệ theo đường bộ tới nơi. Chỉnh liền vào ra mắt Huệ, xin theo về Phú Xuân, nhưng Huệ kiếm cớ thoái thác, nói ngoài Bắc còn Hoàng Phùng Cơ, Ðinh Tích Nhưỡng chưa trừ được, Chỉnh nên ở lại Nghệ An phòng mặt Bắc.
Huệ để Nguyễn văn Duệ ở lại giúp Chỉnh, Võ Văn Dũng đóng ở Hà Trang (Nghệ Tĩnh), dặn riêng Vũ Văn Nhậm đóng ở Ðồng Hới làm thế ỷ dốc, dò xét động tĩnh của Chỉnh. Lại chia cho Chỉnh 100 tên lính, 20 lạng vàng, 200 lạng bạc. Chỉnh nghĩ nhận lính cũng không ích gì, xin để mộ thổ dân, chỉ nhận vàng bạc.
Ðầu tháng 9 Huệ về Phú-xuân.