[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Vì mình và dòng họ mình thì không ai phản đối, nhưng hại đến số đông dân chúng trong nước thì người đời phỉ nhổ và không ai có thể tha thứ được.
Thời phong kiến thì khó nói lắm, vì như Saladin hay Gengis Khan thì hại cả một khu vực nhưng phỉ nhổ tùy nơi.
Mà ngay nước Mỹ hại toàn bộ đội da đỏ đến...mất sổ đỏ, chưa thấy ai phỉ nhổ. Hay đông quá nhổ nó...khó ;))
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,867
Động cơ
523,309 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Vì mình và dòng họ mình thì không ai phản đối, nhưng kéo mấy vạn quân xiêm về nước đánh giết hại đến số đông dân chúng trong nước thì người đời phỉ nhổ và không ai có thể tha thứ được.
Theo nho gia thì quả là không tha thứ được ;))
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về chân dung 2 vị anh hùng, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, tất nhiên hồi đó không ai có máy ảnh mà chụp được 2 cụ, năm 1783, khi cụ Nguyễn Ánh đang lưu vong ở Xiêm, 1 họa sỹ Tây có vẽ cụ.

Theo các giáo sĩ gặp trực tiếp cụ Ánh, họ miêu tả cụ người " cao lớn" so với những người Việt đương thời, dáng nho nhã, rất đẹp trai, đặc biệt cụ này dân vận cực tài, khi chạy trốn Tây Sơn ở Nam Bộ, khi gặp những người dân Bắc chạy loạn vào Nam, cụ nói tiếng Bắc và nhận mình là " quan Nhà Lê dòng dõi Bắc Hà",còn khi gặp những người Nam Bộ, cụ lại nói tiếng NAm, gợi cho họ quãng thời gian yên bình dưới thời các chúa Nguyễn.

Chân dung cụ Nguyễn Ánh, 1783




Còn cụ Nguyễn Huệ, chỉ còn một bức vẽ do các họa sĩ nhà Thanh vẽ cụ, không rõ năm bao nhiêu?, có 1 tài liệu của đội buôn súng Anh miêu tả ông: dáng to cao, cao hơn những người Trung Hoa, nước da ngăm đen,tóc xoăn, môi hơi dày, mắt sáng, giọng nói to và ngắn gọn. Ông nói 1 câu ma quân tướng nghe răm rắp, ai cũng sợ ..


Tranh này, theo cụ Máy Lạnh, là chân dung vua Thanh Càn Long? nhìn quân phục có lẽ vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,867
Động cơ
523,309 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Còn cụ Nguyễn Huệ, chỉ còn một bức vẽ do các họa sĩ nhà Thanh vẽ cụ, không rõ năm bao nhiêu?, có 1 tài liệu của đội buôn súng Anh miêu tả ông: dáng to cao, cao hơn những người Trung Hoa, nước da ngăm đen,tóc xoăn, môi hơi dày, mắt sáng, giọng nói to và ngắn gọn. Ông nói 1 câu ma quân tướng nghe răm rắp, ai cũng sợ ..

Đây là giả Vương khi sang TQ thì phải ạ :)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có thể nói, nước ta gần như tan nát trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt này, cho dù là Tây Sơn, Trịnh hay Nguyễn, thì tham chiến cũng là người Việt. Điều tồi tệ như các giáo sĩ mô tả, nó phá tan hết một đất nước vốn xinh đẹp và yên bình, và,những kẻ được lợi nhất trong cuộc chiến này chính là bọn lái súng Tây.

" Các thương cảng lớn tấp nập tàu buôn các nước Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, HÀ Lan, Ý, Nhật Bản, và thậm chí cả bọn TQ, họ bán súng, thần công hiện đại cho cả 2 bên, thuốc đạn,và vô số thứ để giết người khác....
Đổi lại, họ ( bọn lái súng Tây) nhận được nhiều vàng bạc, sản vật như ngà voi, trầm hương, quế, tổ Yến...và đặc biệt các tàu buôn Anh và Pháp thích những cổ vật mà cả TÂy Sơn và quân Nguyễn phá phách những khu đền đài người ChămPa và Chân Lạp"


Cả 2 bên đều ráo riết bắt lính cho mình, đây là cách tuyển lính của nhà Tây Sơn.

"Cứ ba năm thì làm hộ tịch một lần gọi là tiểu điển, 6 năm 1 lần gọi là đại điển. Sai quan đi các xứ, dùng nội thần và văn võ mỗi hạng một viên, dựng lập tuyển trưởng để duyệt dân binh, chia làm các bực tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng, nhà nào có 3 đinh thì 1 người bổ vào hạng lính tráng, 1 người bổ hạng quân và 1 người bổ hạng dân. Nhà có 4 đinh thù 2 người bổ vào hạng dân. Nhà có 5, 6 người trở lên thì 2 người bổ hạng lính, 1 người bổ hạng quân để ứng vụ. Hạng lính thì kể riêng, Hạng lão nhiều và tàn tật thì khai riêng. Những người phiêu lưu trốn biệt thì bỏ ra ngoài sổ. Trưởng thành đến 18 tuổi thì vào sổ. Trước hết tuyển những người cường tráng làm binh lính, rồi đến dân tráng sung vào hạng quân, ở nhà làm ruộng, khi nào có thải người yếu thì chiếu theo thứ tự lấy bổ sung vào. Cứ mở sổ mà lấy binh, không cần phải đòi bắt mà có đủ ngay."

“Người bạn đồng sự trẻ của chúng tôi bắt buộc phải chạy bởi người ta bắt tất cả mọi người phải đi đánh nhau từ 15 tuổi trở lên. Những người già, đàn bà góa, và con gái cũng bắt đi sửa cầu, đường xá”


“Họ (quân Nguyễn Huệ) đã phá hủy ở đây tất cả những ngôi nhà thờ đẹp nhất của chúng ta cùng tất cả những ngôi chùa và bắt các sư tăng cầm khí giới ra trận"

Việc kiểm soát đi lại rất gắt gao và khoa học nên sự trốn lính rất khó khăn:

“Rất khó đi lại, kẻ nào không có “thẻ” sẽ bị bắt giữ và bị tù: mõ làng bắt buộc phải dựng lên 2 hay 3 căn nhà nhận dấu (tay) của người qua lại. Với phương tiện này, họ bắt được hết tận suất đinh
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Đây là giả Vương khi sang TQ thì phải ạ :)
Đây là ảnh đội trưởng Càn Long đội Dynamo Thanh thời còn trẻ.

* Và người trong bức tranh “giả vương”?

Trên tờ Hồn Việt (Hội Nhà Văn Việt Nam) số 9, phát hành ngày 1.3.2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân công bố một tài liệu mới. Trong đó, có một chi tiết quan trọng: bức họa chân dung xưa nay ta tưởng nhầm là của Giả vương Quang Trung, đích thực là bức họa chân dung Vua Càn Long thời trẻ, do Lương Thế Ninh, một họa sĩ cung đình của triều Thanh, vẽ.

Về sự tích của bức tranh này, Hoàng Lê Nhất Thống Chí chép: “Về số đồ lễ, ngoài lệ chức phương, lại có dâng thêm đôi voi đực nữa. Trong khi đi đường người Tầu phục dịch cực kỳ vất vả. Kẻ trong người ngoài ai cũng biết là giả dối mà không ai dám nói ra. Lúc tới Yên Kinh, Vua Thanh tưởng là Vua Quang Trung thật, rất lấy làm mừng. Đến lúc vào chầu Vua Thanh cho cùng ăn uống với các thân vương, và cho đặc ân được vào ôm gối, như thể cha con người nhà. Đến khi lạy tạ xin về, Vua Thanh lại sai thợ vẽ vẽ tượng truyền thần ban cho, ân lễ rất trọng hậu, xưa nay chưa từng có bao giờ”.

Tuy nhiên, Đại Nam Liệt Truyện (quyển 30) lại chép: “Tới khi vào bệ kiến từ biệt về nước, Vua nước Thanh gọi đến gần bên giường, vỗ vào vai yên ủy dặn bảo ôn tồn; sai thợ vẽ hình của mình đem cho”. Nếu đúng như thế, hình ban cho Nguyễn Huệ là hình của Vua Càn Long, vì chính trong tài liệu của nhà Thanh cũng còn lưu lại nhiều văn thư mà Vua Quang Trung xin một tấm hình của Vua Cao Tông để đem về. Đại Việt quốc thư cũng còn một tờ thiếp gửi Phúc Khang An để nhờ ông này tâu lên Vua Càn Long về yêu cầu đó. Không hiểu sao, khi sang “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” lại đổi sang thành hình Vua Quang Trung. Có lẽ các tác giả “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” chép lầm; cũng có thể do người đọc hiểu sai ý câu văn, vì “Vua Thanh lại sai thợ vẽ vẽ tượng truyền thần ban cho” có thể hiểu là tượng truyền thần của Vua Quang Trung hay của Vua Càn Long đều được.

Theo một nghiên cứu, bức hình mà lâu nay vẫn nhận lầm là vẽ Giả vương Quang Trung chính là một bức tranh khá nổi tiếng của nhà Thanh vẽ Vua Càn Long khi ông còn trẻ.

http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2009/1/71017/
 

traderdoclap

Xe điện
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,277
Động cơ
261,210 Mã lực
Thời phong kiến thì khó nói lắm, vì như Saladin hay Gengis Khan thì hại cả một khu vực nhưng phỉ nhổ tùy nơi.
Mà ngay nước Mỹ hại toàn bộ đội da đỏ đến...mất sổ đỏ, chưa thấy ai phỉ nhổ. Hay đông quá nhổ nó...khó ;))
Cái của cụ nói nó đi xâm chiếm, chinh phạt thì cũng chấp nhận được.
Đây là mượn quân nước khác về oánh nước mình nó khác nhiều lắm.
 

locpham.info

Xe buýt
Biển số
OF-107665
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
884
Động cơ
399,478 Mã lực
Em oánh dấu...rất hay cụ bác sĩ ạ
 

bui.nam96

Xe buýt
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
529
Động cơ
378,830 Mã lực
Nói như cụ thì túm lại là Nguyễn Văn Huệ là H ồ Phi Huệ, gốc gác họ Hồ ở Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, tổ tiên Hồ quý Ly là Hồ Dật thái thú ở Nghệ An được điều từ Chiết Giang - Tàu sang,
Cái đó không quan trọng, bởi vì đến Nguyễn Huệ đã trở thành người Việt rồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau trận Rạch Gầm-Xoài Mút, liên quân Xiêm-Nguyễn bị Nguyễn Huệ oánh tơi tả, quân đi mười phần, trở về không còn một. Nguyễn Ánh may mắn tự dưng ghét quân Xiêm độc ác, lại không tham gia trận này, nếu không ắt chết thảm dưới tay Nguyễn Huệ.

QUân Xiêm chạy, Ánh cũng bỏ chạy vì Nguyễn Huệ cho quân lùng bắt rất gấp, Huệ trao thưởng cao cho ai lấy được đầu hay bắt sống Ánh, đồng thời cũng ra nghiêm lệnh, ai mà bao che Ánh, không những cả nhà bị giết mà cả làng cũng chết. Nên Ánh và các tướng sĩ tay chân sống khổ sở, đói khát cùng cực.

Dân Nam bộ, dân Hoa kiều dù muốn bao che Ánh cũng sợ, không có đồ tiếp tế, Ánh có hôm suýt chết đói. Nhưng không hiểu sao quân tướng của Ánh cực kỳ trung thành, không có ai bán đứng Ánh.

Hồi ấy, dân ta hay đem cơm cúng các nhà sư, họ để cơm ở trước các chùa, nhà sư ra lấy ăn, ăn xong còn thừa các sư đem ra cho chim ăn, lúc này, đây là nguồn sống chính của Ánh và các bộ hạ.

Có lúc đói, tướng tài Nguyễn Văn Thành liều chết xông vào các tàu ghe dưới sông cướp đồ ăn, Thành có lần bị bọn bảo kê tàu buôn oánh cho thừa sống thiếu chết, tận tụy, trung thành là thế, giúp Anh cướp cơm ăn khỏi chết, thế mà sau này lên ngôi, Ánh cũng giết Thành chả thương tiếc gì.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 10 năm 1785

Khổ sở quá, Ánh chỉ còn nước chờ chết, Ánh bảo thôi bây giờ muối mặt sang Xiêm tị nạn rồi tính tiếp, dù gì tao cũng có ơn với thằng vua Xiêm, chắc nó cũng không nỡ chối, Thành phản đối, bảo cứ đi cầu viện lung tung sau này mang tội đấy, Ánh bảo mày ở lại Tây Sơn nó giết cả họ, Thành sợ, đành im re.
Thình lình, có 1 viên tướng Xiêm gốc Việt tên là Trung, chả biết ơn gì Ánh, đem 300 lính Xiêm đi trên 2 thuyền đến đón Ánh và bộ sậu,

Quả Ánh nói đúng, vua Xiêm vẫn nhớ ơn Ánh, nên sang Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người. Lại cùng bàn mưu oánh Tây Sơn. Lần này, Ánh bảo tao không nhờ bọn Xiêm được nữa, tao sẽ cầu viện bọn Tây, chúng nó vũ khí mạnh, hiện đại, khoa học hơn.

Và Ánh ở Xiêm khoảng 3 năm, bàn tính các kiểu để sau này oánh Tây Sơn.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,867
Động cơ
523,309 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đây là ảnh đội trưởng Càn Long đội Dynamo Thanh thời còn trẻ.

* Và người trong bức tranh “giả vương”?

Trên tờ Hồn Việt (Hội Nhà Văn Việt Nam) số 9, phát hành ngày 1.3.2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân công bố một tài liệu mới. Trong đó, có một chi tiết quan trọng: bức họa chân dung xưa nay ta tưởng nhầm là của Giả vương Quang Trung, đích thực là bức họa chân dung Vua Càn Long thời trẻ, do Lương Thế Ninh, một họa sĩ cung đình của triều Thanh, vẽ.

Về sự tích của bức tranh này, Hoàng Lê Nhất Thống Chí chép: “Về số đồ lễ, ngoài lệ chức phương, lại có dâng thêm đôi voi đực nữa. Trong khi đi đường người Tầu phục dịch cực kỳ vất vả. Kẻ trong người ngoài ai cũng biết là giả dối mà không ai dám nói ra. Lúc tới Yên Kinh, Vua Thanh tưởng là Vua Quang Trung thật, rất lấy làm mừng. Đến lúc vào chầu Vua Thanh cho cùng ăn uống với các thân vương, và cho đặc ân được vào ôm gối, như thể cha con người nhà. Đến khi lạy tạ xin về, Vua Thanh lại sai thợ vẽ vẽ tượng truyền thần ban cho, ân lễ rất trọng hậu, xưa nay chưa từng có bao giờ”.

Tuy nhiên, Đại Nam Liệt Truyện (quyển 30) lại chép: “Tới khi vào bệ kiến từ biệt về nước, Vua nước Thanh gọi đến gần bên giường, vỗ vào vai yên ủy dặn bảo ôn tồn; sai thợ vẽ hình của mình đem cho”. Nếu đúng như thế, hình ban cho Nguyễn Huệ là hình của Vua Càn Long, vì chính trong tài liệu của nhà Thanh cũng còn lưu lại nhiều văn thư mà Vua Quang Trung xin một tấm hình của Vua Cao Tông để đem về. Đại Việt quốc thư cũng còn một tờ thiếp gửi Phúc Khang An để nhờ ông này tâu lên Vua Càn Long về yêu cầu đó. Không hiểu sao, khi sang “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” lại đổi sang thành hình Vua Quang Trung. Có lẽ các tác giả “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” chép lầm; cũng có thể do người đọc hiểu sai ý câu văn, vì “Vua Thanh lại sai thợ vẽ vẽ tượng truyền thần ban cho” có thể hiểu là tượng truyền thần của Vua Quang Trung hay của Vua Càn Long đều được.

Theo một nghiên cứu, bức hình mà lâu nay vẫn nhận lầm là vẽ Giả vương Quang Trung chính là một bức tranh khá nổi tiếng của nhà Thanh vẽ Vua Càn Long khi ông còn trẻ.

http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2009/1/71017/
Theo chính lời vua Quang Trung, trong bài biểu gửi vua Càn Long đề ngày 20 tháng 8 [Mậu Thìn] năm Canh Tuất khi từ biệt để về nước có đoạn như sau:
... xưa nay ngoại phiên được hưởng, thực chưa một ai được tao ngộ như vậy. Hôm nay hoàng thượng lo cho nước thần mới lập, cần phải tạo dựng mối giềng, thế khó có thể ở lại triều được lâu nên giáng ân chỉ, cho phép thần về nước.
[Trước khi ra về] Hoàng thượng gọi thần đến bên ngự toạ, đưa tay vỗ vai, dùng lời ôn tồn phủ dụ. Lại không coi thần dung mạo quê mùa mà cho vẽ hình để treo. Ngước trông lên ơn bệ hạ thương mến như thế, thật là chu đáo khiến thần cảm kích đến rơi nước mắt...

... khi truy tìm chi tiết này, chúng tôi phải tìm hiểu từ những sổ sách thường nhật ít nổi bật hơn và đã tìm ra một số chứng cớ chắc chắn. Theo báo cáo ghi trong bản tổng kê của Như Ý Quán trong Tạo Biện Xứ [cơ quan chế tạo vật dụng trong cung vua] thuộc Nội Vụ Phủ [cơ quan đảm trách toàn bộ chi tiêu và sinh hoạt của hoàng cung] thì “ngày mùng 2 [tháng 10, năm Canh Tuất (1790)] họ có nhận được một áp thiếp [??] của Viên Ngoại Lang Phúc Khánh [福慶] nói là ngày 20 tháng 8, [thái giám] Ngõa Lỗ Lý [厄魯里] có truyền chỉ cho Mậu Bính Thái [繆炳泰] vẽ ba [3] bức hình bán thân [半身臉像- bán thân kiểm tượng] Nguyễn Quang Bình nước An Nam và lệnh đã được thi hành” .
Cũng ngày đó, một áp thiếp khác cũng do Phúc Khánh gửi đến nói rằng “ngày mùng 8 tháng 9 Mậu Cần Điện [懋勤殿] giao cho hai bức hình bán thân của Nguyễn Quang Bình nước An Nam, truyền chỉ giao lại cho Như Ý Quán để làm trục treo và đã thi hành”.
Hai thanh gỗ sam [một loại thông], dài ba thước, vuông tám phân
Hai thanh dưới, dài ba thước, ngang một tấc, tám phân
Hai đôi đầu trục bằng tử đàn, dài hai tấc, ngang một tấc sáu phân.
Đến ngày 17 tháng 11 [âm lịch] Phúc Khánh lại gửi áp thiếp đến Như Ý Quán nói rằng “ngày 17 tháng 10 Mậu Cần Điện đã giao cho một bức hình bán thân của Nguyễn Quang Bình và truyền chỉ cho Y Lan Thái [伊蘭泰] thuộc Khải Tường Cung vẽ cấp tốc thêm vào vài hạt châu và đã thi hành”.
Cũng ngày 17 tháng 11 Như Ý Quán lại nhận lệnh từ Phúc Khánh nói rằng “ngày 23 tháng 10 [năm Canh Tuất], Mậu Cần Điện giao cho hai cuộn tranh treo [quải trục nhị trục] vẽ bán thân An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình và truyền chỉ may hai túi thêu cùng màu bằng lụa An Bạch và đã thi hành”.
Như vậy, ít nhất cũng có ba [3] bức hình vua Quang Trung được vẽ, trong đó một bức vẽ theo quan phục nhà Thanh [với chuỗi triều châu như lệnh vua Càn Long]. Suy ra, hai bức đầu có lẽ vẽ theo phẩm phục nước ta để ban cho Nguyễn Huệ. Vua Càn Long là người rất tinh minh, không khi nào lại gửi cho vua Quang Trung một chân dung mặc y phục Mãn Thanh để ông phải khó xử.

Việc vua Càn Long sai thợ vẽ hình vua Quang Trung thì hoàn toàn có thật. Chúng ta lại biết cả tên họa gia thực hiện là Mậu Bính Thái và một họa sĩ phụ tá là Y Lan Thái. Hai ông này đều là hoạ sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông.
Công tác này được thực hiện trong khoảng từ ngày 20 tháng 8 năm Canh Tuất và hoàn tất vào khoảng 23 tháng 10 cùng năm sau khi đã gắn trục bằng gỗ sam, hai đầu bằng tử đàn. Cũng nên biết thêm, ngày 20 tháng 8 chính là ngày vua Quang Trung tâu với vua Thanh xin từ biệt để về nước.
Vài sự kiện về bức chân dung vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ
http://hophan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=724:vai-su-kien-ve-buc-chan-dung-vua-quang-trung-do-hoa-si-nha-thanh-ve-&catid=113:dat-nuoc&Itemid=199
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Đã bẩu rồi, dùng cái yêu ghét ơn huệ đánh giá sử là kiểu của trẻ con, đàn bà.
Trong thời phong kiến, những người làm vua chúa đầu tiên là vì mình, sau đó là vì dòng họ. Phải hiểu thế mới hiểu tại sao Nùng Trí Cao nổi lên hay Trịnh Quốc Anh người Tàu đi làm vua bên Thái, đều vì mình hết.

Mấy ông như Mạc Cửu cũng thế, có tài quản lý thì xin đi làm quản lý thuê cho chúa Nguyễn, nếu thời thế cho nắm quân quyền, lại có căn cứ địa thi tất nhiên ông ta sẽ dựng cờ như Nùng Trí Cao, Hoàng Sào hay Triệu Đà.
Suy luận này hoàn toàn được chứng mih bởi sự kiện cù lao Phố: khi người Tàu vừa có tiền lại xây dựng quân đội là bị nhà Tây Sơn đánh dẹp và triệt phá cả quân sự và kinh tế. Y như Minh Mạng phá thành Gia ĐỊnh sau Lê Văn Khôi hay quân Pháp đốt thành Gia Định sau này.
Vì thế người Tàu ở MN về sau, cứ tập trung buôn bán làm ăn không xưng vương xưng bá tự nhiên hiền hòa tốt đẹp cả ;))
Chứ để ông có súng thì lại như mấy ông tướng Cuốc dân **** ở tam giác vàng, cứ vác vũ khí đi buôn thuốc, rất thối. Cũng là người Tàu đấy :))
Vì thế thời nay người ta tránh để đến nước phải dùng giải pháp quân sự là vì thế. CHứ nếu cần thì văn minh như Tây lông cũng đốt Dresden, Mỹ cũng diệt cả đoàn xe ở con đường Cô oét sang Iraq.
Cụ đưa ra nhiều cái nếu quá :)) Nếu sự thật không đúng như cụ nói thì sao :)) Nếu cụ thật sự muốn có cái nhìn đa chiều về giai đoạn này (Tây Sơn - Nguyễn Ánh) nói chung hay sự kiện Cù Lao Phố nói riêng thì cụ nên tìm hiểu nhiều nguồn khác nhau mà suy luận. Em có thể giới thiệu một tác phẩm rất hay của nhà văn Sơn Nam là Lịch sử khẩn hoang Miền Nam hoặc những nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu mà cụ giáo sư (?) Trần Khuê có bài phê phán mà em có dẫn nguồn ở trên và ngay cả bản thân bài viết đấy của Trần Khuê (ra vẻ rất uyên bác nhưng bài viết cũng đầy mâu thuẫn và cảm tính :)) )...
Em xin trả lời ý này : Bản thân người Hoa từ lúc rời bỏ quê nhà để trở thành con dân nước Việt thì họ được cái quyền gì mà trang bị vũ khí (trừ Mạc Cửu dâng đất cho chúa nên được sắc phong làm Tổng trấn và có binh quyền). Họ xây dựng Cù Lao Phố và chịu sự quản lý của người Việt. Chuyện họ bị đồ sát bởi quân Tây Sơn đơn giản chỉ là do họ mang ơn các chúa Nguyễn nên theo ủng hộ Nguyễn Ánh và đó là lý do mà họ chết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc từ năm 1782.

Lúc này, miền BẮc cũng loạn lạc, tuy không chịu cảnh chiến tranh như miền Nam, nhưng loạn kiêu binh, mất mùa và dịch hạch, làm dân ta cũng điêu đứng, người chết đói đầy đường.
KIêu binh phò tá Trịnh Khải lên ngôi chúa, cậy có công nên nắm gần hết các nguồn thu phế của chính quyền, hơn nữa, bọn chúng coi vua Lê, chúa Trịnh, các quan đại thần chả ra gì, hễ ghét ai chúng tụ tập đến phá tan nhà cửa, giết hại cả nhà.

Vua Lê Hiển Tông ( niên hiệu Cảnh Hưng), chỉ còn là cái bòng mờ nhạt trong cung cấm.

Lúc này, một nhân vật mới xuất hiện, và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc quân Tây Sơn oánh ra Bắc diệt nhà Trịnh, đó là Nguyễn Hữu Chỉnh. Trong các tài liệu, các giáo sĩ gọi Chỉnh là " COng Chinh" có lẽ là từ Cống Chỉnh, vì ông thi đỗ Tam Trường ( Hương Cống???)

Nguyễn Hữu Chỉnh người làng Ðông-hải , huyện Chân-phúc (Nghị-lộc), trấn Nghệ-an, sinh tháng 2 năm 1741, là một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc của nước ta.

Năm 16 tuổi, Chỉnh đỗ Hương-cống (Cử-nhân), 18 tuổi thi Tạo sĩ (tức Võ Tiến-sĩ) đỗ đến Tam trường. Chỉnh dung mạo tuấn tú lại có tài ứng đối.

Sử chính thống ít nhắc tới Nguyễn Hữu Chỉnh, và thường cho cho Chỉnh là một kẻ gian thần, phản phúc, giảo quyệt... tuy công nhận Chỉnh thông minh nhưng là thứ thông minh của kẻ theo "chủ nghĩa cơ hội".

Nhưng các tài liệu phương Tây lại cho ta một cái nhìn khác về Chỉnh, ông là một nhân tài kiệt xuất, nhưng không được Trời giúp mà thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Cụ đưa ra nhiều cái nếu quá :)) Nếu sự thật không đúng như cụ nói thì sao :)) Nếu cụ thật sự muốn có cái nhìn đa chiều về giai đoạn này (Tây Sơn - Nguyễn Ánh) nói chung hay sự kiện Cù Lao Phố nói riêng thì cụ nên tìm hiểu nhiều nguồn khác nhau mà suy luận. Em có thể giới thiệu một tác phẩm rất hay của nhà văn Sơn Nam là Lịch sử khẩn hoang Miền Nam hoặc những nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu mà cụ giáo sư (?) Trần Khuê có bài phê phán mà em có dẫn nguồn ở trên và ngay cả bản thân bài viết đấy của Trần Khuê (ra vẻ rất uyên bác nhưng bài viết cũng đầy mâu thuẫn và cảm tính :)) )...
Em xin trả lời ý này : Bản thân người Hoa từ lúc rời bỏ quê nhà để trở thành con dân nước Việt thì họ được cái quyền gì mà trang bị vũ khí (trừ Mạc Cửu dâng đất cho chúa nên được sắc phong làm Tổng trấn và có binh quyền). Họ xây dựng Cù Lao Phố và chịu sự quản lý của người Việt. Chuyện họ bị đồ sát bởi quân Tây Sơn đơn giản chỉ là do họ mang ơn các chúa Nguyễn nên theo ủng hộ Nguyễn Ánh và đó là lý do mà họ chết.
Chả có nếu gì cả vì đó là đất của một tướng Tầu nên bị tàn phá theo kiểu chiến tranh hồi đó.
Tướng nào thì mời đi Gúc quá.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực




Em mà là đội trưởng Càn Long thì sẽ đem tay thiết kế đồ hoạ cung đình ra chém đầu thị chúng, tru di 1,5 tộc. Dám phạm thượng fake ảnh đội trưởng Dynamo Thanh à?.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Chả có nếu gì cả vì đó là đất của một tướng Tầu nên bị tàn phá theo kiểu chiến tranh hồi đó.
Tướng nào thì mời đi Gúc quá.
Cụ lại võ đoán nữa rồi. Đất nào của tướng tàu? đất ấy là do chúa ban cho ở nhờ. Thế cụ có biết vị tướng tàu ấy hình thành nên Cù Lao Phố cho đến lúc Tây Sơn tàn phá nó là đã qua bao nhiêu năm không?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Miền Bắc từ năm 1782.

--------

Sử chính thống ít nhắc tới Nguyễn Hữu Chỉnh, và thường cho cho Chỉnh là một kẻ gian thần, phản phúc, giảo quyệt... tuy công nhận Chỉnh thông minh nhưng là thứ thông minh của kẻ theo "chủ nghĩa cơ hội".

Nhưng các tài liệu phương Tây lại cho ta một cái nhìn khác về Chỉnh, ông là một nhân tài kiệt xuất, nhưng không được Trời giúp mà thôi.
Lại nhận xét kiểu cảm tính rồi cụ ơi.

Tất nhiên cụ Chỉnh phải có tài mới được giao cho trấn thủ xứ Bắc.
Nhân đó mưu lợi riêng mà thành thì tất nhiên là được tâng lên làm thái tổ như cụ Nguyễn Kim (cũng được giao đi cơi nới sân bóng xong nhảy dù chiếm luôn không bàn giao);)). Thua thì rõ là không hoàn thành nghĩa vụ với ông chủ là nhà Tây Sơn, ăn chửi là phải.

Sử nào chả của người thắng, đến ông Lý Thế Dân trèo tường đi thịt em để làm vua vẫn được ca ngợi như thường. Được cái Tàu vẫn đàng hoàng, vẫn chép tội thịt anh em ruột.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top