[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ lại võ đoán nữa rồi. Đất nào của tướng tàu? đất ấy là do chúa ban cho ở nhờ. Thế cụ có biết vị tướng tàu ấy hình thành nên Cù Lao Phố cho đến lúc Tây Sơn tàn phá nó là đã qua bao nhiêu năm không?
Thế không đọc là có binh quyền, có tiềm lực kinh tế kình chống một lực lượng khác thì khi chiếm căn cứ người ta để yên cho ông khôi phục chắc.
Đã nói xem những trường hợp Minh Mạngj phá thành Gia Định với quân Pháp về sau cũng phá mà không nghe.
Mấy cái ný nuận kiểu dây cà ra dây muống của cụ xin phép từ đây em khỏi phải đáp lời.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Thế không đọc là có binh quyền, có tiềm lực kinh tế kình chống một lực lượng khác thì khi chiếm căn cứ người ta để yên cho ông khôi phục chắc.
Đã nói xem những trường hợp Minh Mạngj phá thành Gia Định với quân Pháp về sau cũng phá mà không nghe.
Mấy cái ný nuận kiểu dây cà ra dây muống của cụ xin phép từ đây em khỏi phải đáp lời.
Cụ chuyền bóng hơi xa và hình như có vẻ mất bình tĩnh thì phải. Tranh luận cho ra ngô, ra khoai thôi chứ đây chả phải là trận bóng giữa em với cụ mà phải bắt buộc thắng thua :)) Thôi nếu cụ đã nóng mặt và không muốn tranh luận tiếp thì em đồng ý với cụ :)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nhận xét kiểu cảm tính rồi cụ ơi.

Tất nhiên cụ Chỉnh phải có tài mới được giao cho trấn thủ xứ Bắc.
Nhân đó mưu lợi riêng mà thành thì tất nhiên là được tâng lên làm thái tổ như cụ Nguyễn Kim (cũng được giao đi cơi nới sân bóng xong nhảy dù chiếm luôn không bàn giao);)). Thua thì rõ là không hoàn thành nghĩa vụ với ông chủ là nhà Tây Sơn, ăn chửi là phải.

Sử nào chả của người thắng, đến ông Lý Thế Dân trèo tường đi thịt em để làm vua vẫn được ca ngợi như thường. Được cái Tàu vẫn đàng hoàng, vẫn chép tội thịt anh em ruột.
Cụ cứ bình tĩnh để em viết xong rồi cụ nhận xét mà.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chỉnh vốn là con nhà giàu, cha của Chỉnh là lái buôn, thường ra vào cửa Hoàng Ngũ Phúc,Phúc mến tài, cho làm thuộc ha, vẫn đem Chỉnh theo. Có lẽ Phúc cho Chỉnh là kỳ tài, thu dụng và đề bạt.

Năm1774.

Quân Trịnh do phúc chỉ huy Phúc Nam chinh diệt chúa Nguyễn, Chỉnh được giữ chức Tư-thừa (thư ký).

Chúa Nguyễn chạy vào Nam, Tây Sơn sợ phải oánh nhau hai đầu (Trịnh ở Bắc, Nguyễn ở Nam), nên Nguyễn Nhạc dâng lễ xin làm Tiền khu, giữ biên giới miền Nam cầm cự chúa Nguyễn, Phúc chấp nhận, sai Chỉnh đem cờ, ấn, gươm, đến trại phong Nhạc làm Tuyên úy Ðại sứ, trấn thủ Quảng-nam, tước quận công.

Thấy Chỉnh ăn nói lưu loát, Nhạc quý mến, thường hỏi chỉnh tình hình Bắc Hà, Chỉnh nhiều lần nói xấu vua Lê và phe Trịnh Khải.

Năm 1776, Phúc chết. Chỉnh lại theo con nuôi Phúc là Quận Huy (Hoàng Ðình Bảo, cũng gọi là Hoàng Tố Lý).

Khi Quận Huy trấn thủ Nghệ-an, cho Chỉnh giữ chức Hữu Tham quân, luyện thủy binh, giúp Quận Huy đánh dẹp giặc biển, là bọn hải tặc TQ. Chỉnh luôn luôn thắng trận, chém được vô số quân cướp, có lẽ Chỉnh giỏi đánh thủy quân nên người dân vùng biển và cả bọn Hải tặc phải gọi Chỉnh là "con cắt biển" (hải điêu).

Quận Huy đi trấn thủ Sơn-nam, Chỉnh đổi sang đội Tiền trung rồi Tiền cơ, đóng ở Nghệ-an, quản luôn cả vùng mà quân Trịnh mới chiếm được đến Phú Xuân, tại đây, Chỉnh trổ tài kinh bang tế thế, gây dựng vùng này tương đối yên bình và phát triển, Chỉnh cũng có phần nơi tay với đạo Thiên Chúa, nên được các giáo sĩ khen ngợi, có cảm tình.
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,641
Động cơ
723,036 Mã lực
Cái đó không quan trọng, bởi vì đến Nguyễn Huệ đã trở thành người Việt rồi.
Vâng ạ, rõ là người Việt rồi, nhưng gốc gì ạ?
Hồ quý Ly có dc gọi là người Việt gốc Tàu k nhỉ??? và hậy duệ của Hồ Quý Ly ở Nghệ An nữa, cả họ Nguyễn gốc Hồ???
Mà cái gốc gác ấy cũng chả quan trọng cụ nhề, cám ơn cụ đã khai sáng.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Bản thân người Hoa từ lúc rời bỏ quê nhà để trở thành con dân nước Việt thì họ được cái quyền gì mà trang bị vũ khí (trừ Mạc Cửu dâng đất cho chúa nên được sắc phong làm Tổng trấn và có binh quyền). Họ xây dựng Cù Lao Phố và chịu sự quản lý của người Việt. Chuyện họ bị đồ sát bởi quân Tây Sơn đơn giản chỉ là do họ mang ơn các chúa Nguyễn nên theo ủng hộ Nguyễn Ánh và đó là lý do mà họ chết.
Cụ lại võ đoán nữa rồi. Đất nào của tướng tàu? đất ấy là do chúa ban cho ở nhờ. Thế cụ có biết vị tướng tàu ấy hình thành nên Cù Lao Phố cho đến lúc Tây Sơn tàn phá nó là đã qua bao nhiêu năm không?
Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch khi tới Cù Lao Phố và Mĩ Tho có hơn 3000 quân chính quy mang theo từ TQ lúc sang tị nạn, sau này còn chiêu mộ thêm rất nhiều :(
Mạc Cửu buôn bán mà chiêu mộ lính đánh nhau lập được hẳn 1 nước nhỏ :)

Các đội quân Minh Hương này không chỉ tự vệ mà còn đàn áp các vùng lân cận mở rộng thêm đất đai , quyền buôn bán, có lúc họ hỗ trợ chính quyền, có lúc lại gây sức ép và chống đối chính quyền ...
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng năm 1782

Bọn kiêu binh vốn căm quận Huy, Chỉnh lại là tay chân thân tín của quận Huy. Bọn kiêu binh nghe tin Huy hồi đi oánh chúa Nguyễn cướp được nhiều vàng bạc, lại còn hồi đói năm 1777 ở Nghệ An, Huy nhân danh triều đình bắt nhà giàu bán thóc cho dân, cũng kiếm chác được,, bọn này bắt Chỉnh, oánh cho thừa sống thiếu chết bắt nôn tiền vàng. Chỉnh nhất định không khai, không đổ cho Huy. Kể cũng trung thành.

Sau khi giết quận Huy, bọn kiêu binh lùng tay chân của Huy để giết, Chỉnh biết mình hết đường sống nếu quay lại Bắc, bởi vì, Hoàng Viết Tuyển, trước có chịu ơn Chỉnh, vượt biển vào Nghệ-an báo tin cho Chỉnh hay. Chỉnh liền xui trấn thủ Nghệ An, Dao Trung hầu, em rể Quận Huy, rằng muốn thoát nạn nên chiếm Nghệ AN, giữ những nơi hiểm yếu, liên kết với Phó tướng Thuận Hóa ( ý nói Nguyễn Nhạc) , phần Chỉnh tự nguyện lo mặt biển.

Tháng 11 năm 1782

Thấy Dao Trung Hầu nhát gan không dám, cũng không chạy trốn, Chỉnh bèn đem vợ con cùng Hoàng Viết Tuyển xuống thuyền vào Nam theo Nguyễn Nhạc. Trước khi nhổ neo, Chỉnh gọi 300 binh lính dưới quyền mình ra bờ sông giải tán, nói rõ duyên cớ, lại để lại cho mỗi người một quan tiền.

Chỉnh vào đến Quảng Nam vừa lúc Nhạc xưng vương. Nhạc tuy mến tài Chỉnh nhưng lúc đầu còn e dè, ngờ vực.

Chỉnh phải kể rõ tình hình biến loạn ở Bắc Hà, đem cả gia đình ra làm con tin, Nhạc mới yên lòng, cho dự bàn chuyện. Từ đó Chỉnh hết lòng với Tây Sơn. Nhạc cho chỉnh nắm quyền, chỉ sau Nguyễn Huệ, chính Chỉnh bầy mưu hiến kế, chứa tích lương thực, sắm sửa khí giới, luyện tập binh lính, kén chọn tướng sĩ, đánh cướp Chiêm Thành, Xiêm La, Bồn Man,Chỉnh luôn đem quân xung phong đi trước và luôn luôn thắng trận, dần dần được lòng tin của Nhạc. Nguyễn Huệ, đã có lúc phải ghen tị với tài năng của Chỉnh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHúa Trịnh Khải cũng biết Chỉnh là người có tài, lại biết Chỉnh đang giúp Tây Sơn làm mưa gió ở trong Nam, chúa Trịnh lúc này cũng ớn bọn kiêu binh tận cổ, biết Chỉnh là người duy nhất có thể dẹp được kiêu binh, bèn bảo em rể Chỉnh vào nam dụ Chỉnh về, nếu được sẽ ban thưởng.

EM rể chỉnh vào NAM gặp Chỉnh, có đem theo sắc mật dụ của chúa Trịnh, Chỉnh hỏi em rể tình hình Bắc Hà, Nguyễn Huệ không hài lòng và bắt đầu không ưa Chỉnh, sợ Huệ hoặc Nhạc nghĩ mình 2 lòng, Chỉnh lôi em rể ra chặt đầu dâng lên Nhạc, Nhạc tỏ ý hài lòng, nhưng Nguyễn Huệ thì không, ông bắt đầu đề phòng.

Năm 1786.

Quân Trịnh ở Thuận Hóa do Phạm Ngô Cầu chỉ huy, trước nay, Nhạc với quân Trịnh vẫn sống hòa thuận, có xảy ra vài vụ Tây Sơn vượt biên ra, nên Cầu Phạm Ngô Cầu sai Nguyễn Phú Như vào bàn việc biên giới hai xứ với Nhạc.

Cầu tưởng Nhạc vẫn giữ lễ với nhà Lê, nhưng Nhạc bảo tao đã xưng Vương, không còn thần phục triều đình nữa.

Như vốn là chỗ quen biết cũ của Chỉnh, cho Chỉnh hay ngoài Bắc đói kém, kiêu binh bây giờ với dân như cá với thớt, các tướng giỏi không có... Chỉnh vẫn có bụng muốn về Bắc, bèn xui Nhạc nhân dịp này oánh lấy Phú Xuân.

Nhạc nghe lời, sai Huệ làm Tiết chế, Vũ văn Nhậm làm Tả quân Ðô đốc, Chỉnh làm Hữu quân Ðô đốc, Nguyễn Lữ đốc xuất thủy quân đến sau.

Chỉnh và Huệ lập kế ly gián giữa Phạm Ngô Cầu và phó tướng là Hoàng Đình Thể.

Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào việc bói toán, Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thầy bói tới Phú Xuân ra mắt Cầu, khuyên Cầu nên lập đàn giải hạn. Cầu nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm, bắt quân phục dịch vất vả. Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác thì quân Tây Sơn bắt đầu lên đường ra Bắc ngày 25 tháng 5 năm 1786.


Chỉnh vờ viết thư dụ hàng phó tướng Hoàng Đình Thể, nhưng lại cố ý gửi nhầm cho Cầu khiến Cầu nghi Thể và có ý hàng Tây Sơn. Quả nhiên khi quân Tây Sơn tập kích thành Phú Xuân, quân Trịnh lâu ngày không oánh nhau, không phải là đối thủ của Chỉnh.

Ngày 15 tháng 6 năm 1786.

Nguyễn Huệ cho đào hào dẫn nước dâng ngập chân thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ hạ lệnh tiến công. Thủy quân Tây Sơn tiến đến nã pháo vào trong thành. Hỏa lực quân Trịnh mất tác dụng. Hoàng Đình Thể không thể dùng pháo binh chống lại quân Tây Sơn được nữa, phải cùng các con và thuộc tướng Vũ Tá Kiên mở cửa thành ra nghênh địch.

Đánh nhau được 1 canh giờ, thuốc súng và đạn đều hết, bèn sai người vào thành xin tiếp viện, nhưng Phạm Ngô Cầu đóng cửa thành không cứu viện. Trong lúc quận Thể đang chiến đấu thì trên mặt thành, Cầu đã kéo cờ trắng xin hàng. Mấy cha con Hoàng Đình Thể cùng Vũ Tá Kiên lần lượt tử trận.

Nguyễn Huệ thúc quân ồ ạt tiến lên chiếm thành. Phạm Ngô Cầu mở cửa thành xe quan tài ra hàng. Thuận Hóa thuộc về Tây Sơn.
Cầu bị bắt trói giải về Quy Nhơn, Chỉnh bỗng sợ Cầu vào trong đó nói linh tinh về mình thì toi, bèn sai 1 toán lính đuổi theo giết Cầu trên đường để tránh đêm dài lắm mộng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 7 năm 1786.

Quân Tây SƠn thắng to, khôi phục lại gần hết phần đất đã bị quân Trịnh chiếm của chúa Nguyễn trước đó.

Nguyễn Huệ sai người đem thư ra ngoài sông Gianh, báo với quân Trịnh là bây giờ vẫn chia đôi 2 miền như cũ. Chỉnh bảo Huệ tướng quân đang thắng, lại có nhiều công lao, sao không ra Bắc oánh chúa Trịnh? Huệ biết ý Chỉnh nhưng cũng sợ, bởi nhân sĩ BẮc Hà có khi không phục, lại có nhiều người tài ( như Chỉnh).

Chỉnh bảo Bắc Hà ngoài tôi ra Bắc hà chả còn ma nào, chỉ có tôi thôi..???

Huệ im lặng, Chỉnh hỏi tướng quân sợ ai? Huệ bảo tôi chả sợ ai, chỉ sợ ông thôi.

Chỉnh biến sắc mặt. Run bắn.

Nguyễn Huệ có lẽ đã biết bụng dạ Chỉnh, nhưng ông cũng biết là chỉ có Chỉnh mới có thể giúp ông ra Bắc được, nên ông bảo Chỉnh là còn lo Nguyễn Nhạc, vì kiểu gì Nhạc cũng đang là Hoàng đế, Chỉnh bảo tướng ở xa cần gì sợ. Huệ bảo thế ra Bắc làm sao cho chính danh, Chỉnh đáp " phù Lê, diệt Trịnh"

Nguyễn Huệ và Chỉnh đều đã hiểu bụng dạ nhau quá rõ rồi, Nguyễn Huệ bèn quyết tâm oánh ra BẮc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,448 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 8 năm 1786.

Nguyễn Huệ sai Chỉnh vượt sông Gianh, đem 7000 quân oánh trước xem tình hình thế nào, Huệ cũng lắm mưu, nếu Chỉnh giỏi thì mình nhân cơ hội Chỉnh thắng sẽ oánh ra luôn, nếu Chỉnh thua hoặc bị quân Trịnh giết, nếu không thì mình cũng nhân đó mà xử chém Chỉnh vì tội phạm quân lệnh...

Chỉnh cũng biết thế, bèn đem quân trước hết oánh lấy các kho lương thực của quân Trịnh. Quân Trịnh mất lương thực, bỏ chạy như vịt.

Ngày 16 tháng 7 năm 1786.

Nguyễn Huệ thấy Chỉnh thắng, bèn đem đại quân vượt sông oánh ra Bắc.

Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn lũy, các danh tướng quân Trịnh như: Trịnh Tự Quyền, Bùi Thế Dận, Ðinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ đều không phải là đối thủ của Chỉnh và Huệ. Quân Trịnh toàn bỏ chạy.

Ngày 26 tháng 7 năm 1786.

Quân Tây Sơn đã gần Thăng Long, vua Lê, chúa Trịnh, dân sĩ Bắc Hà xôn xao.
 

ninhbac83

Xe hơi
Biển số
OF-145559
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
106
Động cơ
362,468 Mã lực
Bài này hay quá, các cụ góp chuyện tiếp đi ạ
 

ninhbac83

Xe hơi
Biển số
OF-145559
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
106
Động cơ
362,468 Mã lực
Em nghe nói khi xưa Nguyễn Huệ mà không mất đột ngột thì có khi mình lấy được Lưỡng Quảng :D

Khoảng tháng 7 năm 1786.

Quân Tây SƠn thắng to, khôi phục lại gần hết phần đất đã bị quân Trịnh chiếm của chúa Nguyễn trước đó.

Nguyễn Huệ sai người đem thư ra ngoài sông Gianh, báo với quân Trịnh là bây giờ vẫn chia đôi 2 miền như cũ. Chỉnh bảo Huệ tướng quân đang thắng, lại có nhiều công lao, sao không ra Bắc oánh chúa Trịnh? Huệ biết ý Chỉnh nhưng cũng sợ, bởi nhân sĩ BẮc Hà có khi không phục, lại có nhiều người tài ( như Chỉnh).

Chỉnh bảo Bắc Hà ngoài tôi ra Bắc hà chả còn ma nào, chỉ có tôi thôi..???

Huệ im lặng, Chỉnh hỏi tướng quân sợ ai? Huệ bảo tôi chả sợ ai, chỉ sợ ông thôi.

Chỉnh biến sắc mặt. Run bắn.

Nguyễn Huệ có lẽ đã biết bụng dạ Chỉnh, nhưng ông cũng biết là chỉ có Chỉnh mới có thể giúp ông ra Bắc được, nên ông bảo Chỉnh là còn lo Nguyễn Nhạc, vì kiểu gì Nhạc cũng đang là Hoàng đế, Chỉnh bảo tướng ở xa cần gì sợ. Huệ bảo thế ra Bắc làm sao cho chính danh, Chỉnh đáp " phù Lê, diệt Trịnh"

Nguyễn Huệ và Chỉnh đều đã hiểu bụng dạ nhau quá rõ rồi, Nguyễn Huệ bèn quyết tâm oánh ra BẮc.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Bây giờ mà bên kia có loạn, bọn họ lại chạy sang hàng phục thì chả còn chỗ nào cho đi khẩn hoang cụ nhỉ :-?
Lại cho sang "Chân nạp" khẩn khoang để sát nhập vào đất Việt như các chúa Nguyễn đã làm là được bác ah !
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thơ Nguyễn Hữu Chỉnh tả về pháo đất, cũng ứng vào chính số phận của ông :(

Cái Pháo !

Xác không vốn những cậy tay người
Khôn khéo làm sao đất cũng rời
Kêu lắm lại càng tan tác lắm
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Em nghe nói khi xưa Nguyễn Huệ mà không mất đột ngột thì có khi mình lấy được Lưỡng Quảng :D
Cụ Huệ mà không mất sớm lại phải nội chiến liên miên. Có thời gian ổn định kinh tế có khi Vn mình đã phát triển theo hướng khác, mở cửa giao thương với tụi âu châu. Vì dù sao mấy cụ ấy cũng có nguồn gốc thương nhân.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ Huệ mà không mất sớm lại phải nội chiến liên miên. Có thời gian ổn định kinh tế có khi Vn mình đã phát triển theo hướng khác, mở cửa giao thương với tụi âu châu. Vì dù sao mấy cụ ấy cũng có nguồn gốc thương nhân.
Thời điểm đó hết các thế lực đủ lớn để cát cứ rồi, Nguyễn Huệ đã chính danh lại có thêm sự ủng hộ của giới nho sỹ sau chiến thắng Kỷ Dậu, ông cũng đã có đủ thẩm quyền ra ân cho Hoa Kiều ở đàng trong và thu lại nguồn ủng hộ này của NA ...

Đền bù giải toả xong xuôi thì bị diêm vương cách chức, NA tiếp quản dự án, san lấp mặt bằng và bàn giao ;))
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch khi tới Cù Lao Phố và Mĩ Tho có hơn 3000 quân chính quy mang theo từ TQ lúc sang tị nạn, sau này còn chiêu mộ thêm rất nhiều :(
Mạc Cửu buôn bán mà chiêu mộ lính đánh nhau lập được hẳn 1 nước nhỏ :)

Các đội quân Minh Hương này không chỉ tự vệ mà còn đàn áp các vùng lân cận mở rộng thêm đất đai , quyền buôn bán, có lúc họ hỗ trợ chính quyền, có lúc lại gây sức ép và chống đối chính quyền ...
- Kỷ Mùi (1979), mùa xuân tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến; Cao Lôi Liêm, tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.
Trước đây, năm 1673, ở Chân Lạp đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa một bên là hai anh em Nặc Đài-Nặc Thu và bên kia là hai bác cháu Nặc Tân-Nặc Nộn. Phe Nặc Tân-Nặc Nộn cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần. Năm 1674, Nặc Tân chết, ba năm sau, Ang Đài bị giết. Chúa Nguyễn giải hòa hai phe bằng cách phong cho Nặc Thu làm chính vương (đóng đô ở Udong) và Nặc Nộn làm phó vương (đóng đô ở Prei Nokor tức Sài Gòn).
Vào thời điểm nhóm người Hoa xin tị nạn, biên giới Việt chỉ mới đến bờ trái sông Phan Rang, nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Nặc Nộn (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ (các tướng nhà Minh) vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn) và Nặc Nộn đã đồng ý. Kể từ đó, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho).
Nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân (ngày nay thuộc Biên Hòa) lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay.
Năm Mậu Thìn (1688), phó tướng Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, dời đồn sang Nan Khê (nay là sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang), đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc. Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bỏ việc triều cống và đắp ba lũy Bích Đôi, Cầu Nam và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ...
Vua thứ nhì Chân Lạp là Nặc Nộn (đang đóng ở Sài Gòn) báo gấp lên chúa Nguyễn. Chúa Ngãi Nguyễn Phước Trăn nổi giận, bèn cử tướng Mai Vạn Long ở Dinh Thái Khương giả hiệp quân cùng Tiến đi đánh dẹp Nặc Thu, nhưng kỳ thực cũng để hạ Hoàng Tiến.
Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. Quân Chân Lạp tan vỡ... Sau trận tiến công này, vùng đất Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào Đại Việt. Ông được phong làm đô đốc phiên trấn Gia Định.
Trần Thượng Xuyên được lịch sử xác định là người có công lớn trong công cuộc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai-Gia Định. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc, tôn thờ và xem ông như vị thần đã khai sáng vùng đất này. Mặt khác, Trần Thượng Xuyên còn là một dũng tướng thao lược của chúa Nguyễn. Ông đã nhiều lần cầm binh đánh dẹp Cao Miên, giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương nước Việt. Chính vì vậy, chúa Nguyễn đã ban danh hiệu cao quý Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị đều phong ông làm "Thượng đẳng thần".

Trần Thượng Xuyên có người con trai tên Trần Đại Định, cưới con gái của Mạc Cửu, tổng trấn Hà Tiên. Năm 1725, Đại Định nối nghiệp cha, phục vụ dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chú, được tập phong tước Định Viễn hầu, chức tổng binh, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn. Năm Nhâm Tý (1731), quân Chân Lạp do một lưu dân Lào ở làng Prea Sot (Sà Tốt) đứng đầu sang cướp phá ở Gia Định, ông đắp lũy đất ở Hoa Phong để chống cự và rồi đánh đuổi được. Tuy lập được công, nhưng ông bị Thống suất Trương Phước Vĩnh vu tội, phải chạy ra kêu oan với chúa Nguyễn. Chúa Ninh sai giam ông vào nhà lao Quảng Nam. Khi điều tra ra việc thì ông đã bị ốm chết trong ngục. Trần Đại Định được chúa Ninh truy tặng hàm Ðô Ðốc Ðồng Tri thụy là Trương Mẫn, còn Phước Vĩnh vì tội vu oan bị giáng xuống làm cai đội.
Con trai của Trần Đại Định là Trần Đại Lực (tức Trần Hầu), rất được cậu ruột là Mạc Thiên Tích thương yêu và tin dùng. Họ Trần ở Biên Hòa và Họ Mạc ở Hà Tiên kết thông gia nhiều đời, như vợ Mạc Thiên Tích là người họ Trần quê ở Đồng Môn.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng là người "văn võ kiêm toàn". Thử đọc 'Văn Tế Chị' của ông:
Bài Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh:

Than ôi!

Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hay là nơi bồng hồ lãng uyển, hay là nơi tứ phủ thành đô, ao vàng khơi thẳm, biết là thăng giáng ở nơi nào; bụi còn một chút hình hài đưa về đất cố hương, muôn nước nghìn non, xa khơi cách trở. Ôi! kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như chiêm bao, giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chẳng mấy.

Thương thay chị, mới hai mươi chín tuổi, cũng là một kiếp hóa sinh. Gửi mình vào tài tử mười ba năm, đã dốc một lời nguyền, song cay đắng có nhau, mà vinh hiển bao giờ chưa được thấy. Rơi máu ở nhân gian năm bảy bận, chỉn còn hai chút gái; vả sữa măng nhường ấy, dù trưởng thành ngày khác cũng rằng không.

Ôi! Tạo vật làm sao, con người thế mà đến điều đau đớn thế! Bên trời góc bể, thân cố có ai, đất khách quê người, bui một chị một em, đã hình đơn bóng chếch.

Bát ngát thay! cành hoa trôi nước, chiếc nhạn về nam. Vậy thì chén đất vàng từ đây, nấm cỏ xanh từ đây, muôn nghìn kiếp cũng từ đây, thăm thẳm biết bao giờ lại thấy vậy chăng?

Giang đình một lá, quải biệt đôi nơi. Chín suối là đâu? Có linh xin hưởng!

Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787) quê làng Cổ Đan, xã Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An, nay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thuở bé học giỏi, mười sáu tuổi đỗ Hương cống nên thường gọi là Cống Chỉnh, 18 tuổi đỗ Tam trường. Ngoài con người lịch sử, ông là người có tài biện luận, mưu lược, giỏi văn thơ. Sáng tác mang bản sắc rõ rệt, không lẫn với người nào đương thời. Giữa lúc cực thịnh của chữ Hán, ông vẫn dùng chữ Nôm để viết.

Ở bài Văn tế chị, ông không nhất nhất theo đúng kết cấu của thể phú. Tác giả chỉ dựa vào thể phú làm nền, rồi viết theo dòng cảm xúc tự nhiên. Toàn văn như một bài văn xuôi, câu chữ tự nhiên, không gò bó, không gọt giũa. Tình cảm của ông đối với người chị chân thành, gan ruột.

Chị ông lấy Phạm Nguyễn Du (tức Phạm Huy Khiêm), đỗ Hoàng giáp năm 1779, cùng khoa với Phạm Quý Thích, vào cuối đời Hậu Lê. Bà theo chồng và chết nơi quê người, sau rước linh cữu về quê.

Có thể nói, “cùng với Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, Văn tế chị được coi là tác phẩm có yếu tố văn xuôi nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử văn học nước ta” (Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, bộ mới, NXB Thế Giới, HN, 2004, trang 1153).
http://baodanang.vn/channel/5433/201210/van-te-chi-mot-tac-pham-doc-dao-cua-nguyen-huu-chinh-2199584/
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,164
Động cơ
409,178 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải
Top