Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch khi tới Cù Lao Phố và Mĩ Tho có hơn 3000 quân chính quy mang theo từ TQ lúc sang tị nạn, sau này còn chiêu mộ thêm rất nhiều
Mạc Cửu buôn bán mà chiêu mộ lính đánh nhau lập được hẳn 1 nước nhỏ
Các đội quân Minh Hương này không chỉ tự vệ mà còn đàn áp các vùng lân cận mở rộng thêm đất đai , quyền buôn bán, có lúc họ hỗ trợ chính quyền, có lúc lại gây sức ép và chống đối chính quyền ...
- Kỷ Mùi (1979),
mùa xuân tháng giêng, tướng cũ
nhà Minh là Long Môn tổng binh
Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến; Cao Lôi Liêm, tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (
cửa Tư Hiền) và
Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài)
nhà Minh, không chịu làm tôi tớ
nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.
Trước đây, năm
1673, ở
Chân Lạp đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa một bên là hai anh em Nặc Đài-Nặc Thu và bên kia là hai bác cháu Nặc Tân-Nặc Nộn. Phe Nặc Tân-Nặc Nộn cầu cứu chúa
Nguyễn Phúc Tần. Năm
1674, Nặc Tân chết, ba năm sau, Ang Đài bị giết.
Chúa Nguyễn giải hòa hai phe bằng cách phong cho Nặc Thu làm chính vương (đóng đô ở Udong) và Nặc Nộn làm phó vương (đóng đô ở Prei Nokor tức
Sài Gòn).
Vào thời điểm nhóm
người Hoa xin tị nạn, biên giới Việt chỉ mới đến bờ trái sông
Phan Rang, nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Nặc Nộn (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ (các tướng nhà Minh) vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Prei Nokor (
Sài Gòn) và Nặc Nộn đã đồng ý. Kể từ đó, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (
Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (
Mỹ Tho).
Nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân (ngày nay thuộc Biên Hòa) lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng
Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của
sông Đồng Nai), trải dài trên 7
dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng
Gia Định, tức
Nam bộ ngày nay.
Năm
Mậu Thìn (
1688), phó tướng Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Địch ở cửa biển
Mỹ Tho, dời đồn sang Nan Khê (nay là
sông Vàm Nao, thuộc tỉnh
An Giang), đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc. Vua chính nước
Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bỏ việc triều cống và đắp ba lũy Bích Đôi, Cầu Nam và
Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ...
Vua thứ nhì Chân Lạp là Nặc Nộn (đang đóng ở
Sài Gòn) báo gấp lên chúa Nguyễn. Chúa Ngãi
Nguyễn Phước Trăn nổi giận, bèn cử tướng Mai Vạn Long ở Dinh Thái Khương giả hiệp quân cùng Tiến đi đánh dẹp Nặc Thu, nhưng kỳ thực cũng để hạ Hoàng Tiến.
Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. Quân Chân Lạp tan vỡ... Sau trận tiến công này, vùng đất Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào
Đại Việt. Ông được phong làm đô đốc phiên trấn Gia Định.
Trần Thượng Xuyên được lịch sử xác định là người có công lớn trong công cuộc khai phá và xây dựng vùng đất
Đồng Nai-
Gia Định. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc, tôn thờ và xem ông như vị thần đã khai sáng vùng đất này. Mặt khác, Trần Thượng Xuyên còn là một dũng tướng thao lược của
chúa Nguyễn. Ông đã nhiều lần cầm binh đánh dẹp
Cao Miên, giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương nước Việt. Chính vì vậy, chúa Nguyễn đã ban danh hiệu cao quý
Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Các vua
Minh Mạng,
Thiệu Trị đều phong ông làm "Thượng đẳng thần".
Trần Thượng Xuyên có người con trai tên
Trần Đại Định, cưới con gái của
Mạc Cửu, tổng trấn
Hà Tiên. Năm
1725, Đại Định nối nghiệp cha, phục vụ dưới triều chúa
Nguyễn Phúc Chú, được tập phong tước Định Viễn hầu, chức tổng binh, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn. Năm
Nhâm Tý (
1731), quân
Chân Lạp do một lưu dân
Lào ở làng Prea Sot (Sà Tốt) đứng đầu sang cướp phá ở
Gia Định, ông đắp lũy đất ở Hoa Phong để chống cự và rồi đánh đuổi được. Tuy lập được công, nhưng ông bị Thống suất Trương Phước Vĩnh vu tội, phải chạy ra kêu oan với chúa Nguyễn. Chúa Ninh sai giam ông vào nhà lao
Quảng Nam. Khi điều tra ra việc thì ông đã bị ốm chết trong ngục. Trần Đại Định được chúa Ninh truy tặng hàm Ðô Ðốc Ðồng Tri thụy là
Trương Mẫn, còn Phước Vĩnh vì tội vu oan bị giáng xuống làm cai đội.
Con trai của Trần Đại Định là Trần Đại Lực (tức
Trần Hầu), rất được cậu ruột là
Mạc Thiên Tích thương yêu và tin dùng. Họ Trần ở Biên Hòa và Họ Mạc ở
Hà Tiên kết thông gia nhiều đời, như vợ
Mạc Thiên Tích là người họ Trần quê ở Đồng Môn.