Có một thực tế là rất nhiều người tiếp thu lịch sử không được hoàn chỉnh (do ý đồ của giai cấp thống trị) cũng như không từng sống ở những nơi, những vùng đất đã chứng kiến những sự kiện lịch sử ấy để có thể tiếp thu những câu chuyện dân gian hay thái độ của người dân (được truyền qua nhiều đời) về những nhân vật lịch sử. Từ đấy họ có cái nhìn rất phiến diện thậm chí rất phi logic nhưng họ vẫn đinh ninh đó là một chân lý không thể chối cãi (và tất nhiên ta cũng không thể cãi lại được với họ
)
Đứng ở góc nhìn logic :
Về chế độ : một chế độ muốn tồn tại lâu dài thì phải được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân. Hãy nhìn TS thì biết tại sao nó ngắn.
Về con người : Con người vĩ đại nhờ vào sự kính trọng của người dân đối với những gì họ làm cho dân. Ở đây ta thấy :
Quang Trung : Được kính trọng bởi tài năng quân sự kiệt xuất đánh tan được các thế lực quân sự hùng mạnh của ngoại bang như : quân Thanh, quân Xiêm .... Đây là 1 điểm cộng.
Quang Trung bị kinh sợ bởi nhân dân bởi quân TS đến đâu thì
tàn phá, giết chóc, bắt lính... đến đó. Cho dù là nhà TS được điều hành bởi 3 anh em nhưng Quang Trung cũng là một bộ phận như vậy. Đây là 1 điểm trừ.
Gia Long : Xuất thân cao quý. Vào thời mà các giá trị Khổng Tử là chuẩn mực thì đây là thuận lợi của ông.
Khả năng lãnh đạo, ngoại giao kiệt xuất : Tuy ông không có khả năng quân sự giỏi như QT nhưng khả năng lãnh đạo, ngoại giao của ông như quy tụ những người tài giỏi về dưới trướng mình của ông thì QT không thể sáng bằng. Trên răng dưới số nhưng ông vẫn thuyết phục được Bá Đa Lộc, Xiên la, Cao miên, người Việt ở miền Nam, Hoa kiều, người Khơme ... giúp đỡ ông. Đây chính là nguồn lực rất quan trọng cho ông nên dù có bị thất bại rất nhiều lần nhưng ông vẫn nhanh chóng hồi phục và dành chiến thắng cuối cùng.
Việc một số nhà sử học tô màu vua Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, Em mong các cụ cao nhân phân tích giúp xem có đúng như vậy không ? Nhớ là nên đặt mình bối cảnh vào thời đấy mà bình luận. Em hóng.