[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Bác máy lạnh có vẻ pờ rồ NA thật.
Bác có thể lập 1 thớt mới để chia sẻ quan điểm của bác đừng nên làm loãng thớt rất hay của cụ đốc ạ.
Còn cụ Vượng Trần này thì có nhiều bài nổi tiếng rồi. Em cũng chả dám bình về tầm và nhận thức của cụ ấy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,422 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 7 năm 1784.

Quân Xiêm, theo các giáo sĩ, thì có khoảng 20.000 ( 2 vạn) chứ không nhiều hơn, toán quân này cũng ô hợp, vì còn có cả lính Chân Lạp, lính TQ của Nguyễn Ánh, 1 số lính Khmer...

Thủy quân Xiêm nhanh chóng oánh tan quân Tây Sơn ở các trận đầu, chiếm Rạch Giá, tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang (Cần Thơ), tiến chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít, rồi chia quân đóng giữ.
Phò mã Trương Văn Đa liền đem quân thủy từ Gia Định tiến xuống Vĩnh Long) tiếp ứng, nhưng cũng không ngăn được quân Xiêm, trận này, quân của Đa bị tàu chiến Xiêm bắn chìm mất nhiều.

Ngày 26 tháng 11 năm 1784.

Viên tướng tài giỏi của Nguyễn Ánh, Chu ( Châu) Văn Tiếp, hăng hái đem 1000 lính TQ và khoảng 2000 lính Chân Lạp, 1 số lính Việt ( không rõ con số) theo đường thủy vào oánh Tây Sơn ở Mân Thít, vì mới nghe tin Đa bị oánh tơi tả, lần này oánh chắc dễ.

Quân của Tiếp vừa vào đến cửa sông Mân Thít, liền bị phục binh Tây Sơn do Tiền quân Chưởng cơ Tây Sơn tên là Bảo (Chưởng tiền Bảo) chỉ huy dùng đại bác 2 bên bờ nã tới tấp vào thuyền, quân của Tiếp rối loạn, thuyền chiến bốc cháy, số chết, số bỏ chạy, Tiếp bị 1 nhóm quân Tây Sơn dùng thuyền nhẹ áp sát thuyền chỉ huy của Tiếp, xông lên chém chết tại trận.

Nguyễn Ánh nghe tin cực kỳ uất ức, có lẽ thương tiếc cho vị tướng tài ba và trung thành của mình, Ánh bèn tự mình dẫn 2000 quân, vừa TQ vừa Việt và Chân lạp, dùng đường thủy tức tốc tiến vào Mân Thít để trả thù cho Tiếp, Ánh ra lệnh, khi đến gần sông thì dừng thuyền, đổ bộ phần lớn số lính lên bộ, còn thuyền chiến vẫn tiến vào.

QUân Tây Sơn mắc mưu Ánh, bị 2 cánh quân cả thủy bộ tiến đánh, Tây Sơn nhanh chóng thua trận, số lính trên bờ vừa bị quân Ánh tấn công, không kịp khai hỏa đại bác, bị đại bác dưới tàu nã tới tấp, xác chết tan tành vô số. Ánh cho quân đổ bộ lên bờ truy tìm Tiền quân Chưởng cơ Tây Sơn tên là Bảo, bắt được Bảo, Ánh tự mình chém đầu Bảo để tế hồn cho Tiếp.

Phò mã Đa ra lệnh lui quân về
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,422 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Xiêm tiếp tục tiến quân, oánh cho Tây Sơn tan tành, liên quân hội quân, đóng dọc sông Tiền, sông Hậu, từ cù lao Năm Thôn trở lên hướng Mỹ Tho và đặt đại bản doanh tại Trà Tân.

Rõ ràng, các tướng Tây Sơn đều không thể địch lại quân Xiêm.

Sợ quá, Trương Văn Đa sai Đô úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo rõ tình hình nguy cấp. Nguyễn Nhạc liền cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đem đại binh vào.

tháng 1 năm 1785.

Nguyễn Huệ thống lĩnh 20.000 quân theo đường thủy vào đến nơi và đóng ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cử một ít quân mở những cuộc tập kích nhỏ để thăm dò.

Lúc này, quân Xiêm cậy thế thắng, chúng bèn thỏa sức cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc dân ta không gớm tay. Chứng kiến tận mắt những cảnh này, Nguyễn Ánh cũng đâm hoảng, dân chúng oán thán quân Xiêm và Ánh quá trời, Ánh phải kêu than: ( trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot, 1 người bạn thân của Lộc)

"Nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhân tài vật, túng sát bất dung lão thiếu. Vậy nên Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy..."

Tạm dịch: Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy

Riêng câu : Túng Sát bất lão thiếu là câu nói chua chát nhất mà Nguyễn Ánh phải thừa nhận về sự độc ác của quân Xiêm với dân ta.

Có lẽ Nguyễn Ánh cũng quá kinh sợ trước sự tàn ác của quân Xiêm, nên ông giao lại quyền hành cho các tướng Việt và bỏ đi không tham chiến nữa.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Bác máy lạnh có vẻ pờ rồ NA thật.
Bác có thể lập 1 thớt mới để chia sẻ quan điểm của bác đừng nên làm loãng thớt rất hay của cụ đốc ạ.
Còn cụ Vượng Trần này thì có nhiều bài nổi tiếng rồi. Em cũng chả dám bình về tầm và nhận thức của cụ ấy.
Em chả pro ông nào ở đây cả. Đế chế mà ông nào kick đời sớm, đời 3 oánh nhau đàng hoàng không quẩy đá đời 2, thua không F10, không rút dây mạng... thì em zứt chi là ngưỡng mộ.:))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,748
Động cơ
696,422 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 1 năm 1785.

Nguyễn Huệ đích thân cùng vài tướng Tây Sơn đi thám thính tình hình, các tướng đề nghị oánh úp quân Xiêm bằng 2 cánh quân từ Sa Đéc và oánh thẳng vào đại bản doanh Trà Tân, Nguyễn Huệ không đồng tình, ông xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương.

Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến, vì theo ông, quân Xiêm mạnh hơn ta, nếu oánh tay bo e khó thắng, chi bằng nhử chúng vào bẫy, rồi dùng hỏa công dễ tiêu diệt hơn.

Nguyễn Huệ bố trí:

- 4000 quân thủy tinh nhuệ, chia làm 2 mũi, ém sẵn 2 bên bờ sông, chặn 2 đầu quân Xiêm
- 5000 quân, cùng nhiều đại bác vài hỏa hổ, có lẽ là súng phun lửa??? bố trí dọc hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa.
- Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn.
- NHiều thuyền nhẹ chở vật liệu dễ cháy ém sát bên bờ sông.

Ngày 16 thÁNG 1 năm 1785.

Nguyễn Huệ cho quân khiêu chiến

Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn hắn, cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn, quyết bắt hết bộ sậu của Tây Sơn.

Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785

Lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.

Mờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785.

Đoàn thuyền chiến của Xiêm lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút.

Pháo lệnh tấn công nổ . Hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân Xiêm vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền quân Xiêm lúc bây giờ đang bị ùn lại. Quân Xiêm kêu la vàng trời, nhiều lính bị trúng đạn, bị hỏa hổ đốt cháy, nhảy cả xuống sông, các thuyền nhẹ chứa chất dễ cháy cũng lao vào các tàu chiến, thuốc đạn bén lửa, nổ tung.

Cảnh tượng thật hoành tráng.

Nguyễn Huệ thân chinh đốc chiến, quân Xiêm cũng bắt đầu phản công, khai hỏa đại bác bắn vài Tây Sơn, nhiều thuyền chiến Tây Sơn cũng bốc cháy, 1 số lính bỏ chạy, Nguyễn Huệ cho chém ngay những tên lính hay chỉ huy nào bỏ chạy. Quân lính sợ Huệ, lại liều chết xông lên, đằng nào cũng chết.

Bấy giờ, thuyền chiến lớn Tây Sơn mới bắt đầu xuất trận, quân lính dùng dây móc câu, nhảy sang thuyền quân Xiêm giáp chiến. Quân Xiêm bị giết chết quá nhiều, xác trôi đầy sông, số lính còn lại bò vào bờ, bị quân Tây Sơn bắn chết gần hết. Các chiến thuyền bốc cháy ngùn ngụt trên sông.

Đến sáng, gần 20.000 quân Xiêm, vài ngàn quân TQ và Việt cùng Chân lạp của Nguyễn Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ còn lại độ 2000 quân, 2 tướng Xiêm cùng đám tàn quân mở đường máu bỏ chạy trối chết.

Nguyễn Ánh nghe tin cấp báo, rụng rời tay chân, vội cùng đoàn tùy tùng rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ), rồi sang Hà Tiên.

Còn quân tay chân Nguyễn Ánh thì tan tác mỗi người một ngả. Viên cai cơ chỉ huy quân thủy là Nguyễn Văn Oai bị chết tại trận. Những viên tướng khác như Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội...mỗi người cũng chỉ còn được dăm chục quân. Mạnh ai nấy chạy.

Thật là một trận thua thê thảm.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có lẽ Nguyễn Ánh cũng quá kinh sợ trước sự tàn ác của quân Xiêm, nên ông giao lại quyền hành cho các tướng Việt và bỏ đi không tham chiến nữa.
Tài thật, bỏ đi cũng đúng lúc !
Nếu tham gia trận đánh thì bây giờ đã chả có thớt này rồi ;))
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
- Từ tháng 3 năm 1776 đến tháng 6 năm 1776: Nguyễn Lữ chiếm Sài Gòn.

- Tháng 5 năm 1776, Đỗ Thành Nhơn chiếm lại Sài Gòn và rước chúa Nguyễn về.

- Từ tháng 3 năm 1777 đến tháng 10 năm 1777: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đánh Gia Định, hai chúa Nguyễn chạy trốn rồi bị giết chết. Nguyễn Lữ và Nguyễn huệ lấy xong Gia Định rồi rút về Quy Nhơn.
* Trong tháng 3 năm 1777 Nguyễn Ánh (lúc bấy giờ 16 tuổi nhưng đã là Chưởng sử cầm Tả dực quân ) đã mang quân sang uy hiếp Campuchia

- Từ tháng 10 năm 1777 đến tháng 12 năm 1777 : Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc, thêm quân tiếp viện đánh bại tổng trấn Châu và lấy lại Sài Gòn. Nguyễn Ánh được tôn là Đại nguyên soái nhiếp chính quốc.

- 1779 Đỗ Thanh Nhơn và Hồ Văn Lân mang quân sang Campuchia giải quyết việc tranh chấp cướp ngôi vua, đưa Nặc Ân lên làm vua, Hồ Văn Lân làm bảo hộ vua; Nguyễn Ánh xưng vương tại Sài Gòn. Vua Xiêm Tắc Xỉn cử tướng Chakkri xâm lược Campuchia, Nặc Ân cầu cứu chúa Nguyễn.

- Năm 1782 Nguyễn Ánh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân mang 3000 quân sang Cam pu chia. Ngờ Chakkri âm mưu giết mình, Tắc Xỉn bắt giam vợ con Chakkri. Chakkri kết bạn với tướng Nguyễn Hữu Thoại rồi đem quân về Xiêm giết Tắc Xỉn, tự lập làm vua xưng là Ram 1.

- Từ tháng 3 năm 1782 đến tháng 8 năm l782: Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mang đại binh vào đánh Gia Định . Nguyễn Ánh thua chạy ra Phú Quốc. Bình định xong Gia Định, Nhạc và Huệ trở về Quy Nhơn.

- Từ tháng 8 năm 1782 đến tháng 2 năm 1783: Tướng Đỗ Thành Nhơn lấy lại Sài Gòn, rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về.

- Từ tháng 2 năm 1783 đến tháng 8 năm l783: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lại đánh Gia Định, quân Nguyễn thua to, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Phú Quốc.
- Tháng 6 năm 1783 quân Tây Sơn ra đánh Phú Quốc, Nguyễn Ánh chạy được sang một đảo khác rồi trốn sang Xiêm. Cho là việc bình định đã xong, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, để tướng Trương Văn Đa giữ Gia Định.

- Tháng 6 năm 1784 Nguyễn ánh dắt quân Xiêm về đánh Gia Định. Ngoài ra vua Xiên còn cử hai tướng Lục Cơ và Sa Uyển cùng với Chiêu Thuỳ Biện (một cựu thần Chân Lạp đã đầu hàng Xiêm) đem hai đạo bộ binh từ Chân Lạp mở một mũi tiến công đánh xuống Gia Định rồi phối hợp với thuỷ quân, quân TS thua chạy quân Xiêm và NA đóng tại Trà Tân - Mỹ Tho

- Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh NA và quân xiêm (trận Rạch Gầm - Xoài Mút), Trận đánh kết thúc rất nhanh. Toàn bộ thuyền chiến kể cả thuyền của quân Gia Long bị đắm hay phá huỷ. Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng một số quân chạy về phía Campuchia để về Xiêm. Số tàn quân chạy tán loạn còn độ vài nghìn...
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Đọc đến đây, em vẫn khâm phục Nguyễn Huệ hơn. Tay không gây dựng cơ đồ, một trang hòa kiệt, đánh Xiêm, đánh Tầu.

Còn Nguyễn Ánh thì chỉ nhăm nhăm sẵn sàng bán đi một phần đất nước miễn là có ngoại bang trợ giúp để lấy lại ngôi vua.
 

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
547
Động cơ
522,230 Mã lực
Đọc hết từ đầu đến cuối, em vẫn không biết tại sao mà mấy anh em họ Nguyễn (Nhạc, Lữ, Huệ) làm thế nào mà mạnh lên được với nhiều tàu chiến, đại bác, súng ống nhiều thế? Quân đội thiện chiến đến thế? Trong khi xuất phát điểm là giặc cỏ. Lịch sử cận đại chứng minh rằng ông nào muốn lên cũng phải có thế lực chống lưng hết.
 

Tiền xu

Xe buýt
Biển số
OF-330303
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
895
Động cơ
291,817 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá hóng cụ tiếp, e gặm nhấm dần ạ
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,287
Động cơ
74,323 Mã lực
Đọc hết từ đầu đến cuối, em vẫn không biết tại sao mà mấy anh em họ Nguyễn (Nhạc, Lữ, Huệ) làm thế nào mà mạnh lên được với nhiều tàu chiến, đại bác, súng ống nhiều thế? Quân đội thiện chiến đến thế? Trong khi xuất phát điểm là giặc cỏ. Lịch sử cận đại chứng minh rằng ông nào muốn lên cũng phải có thế lực chống lưng hết.
Hehe, trước đây em cũng thắc mắc như cụ, nhưng theo dõi thớt này đến đây cũng đã phần nào có câu trả lời cho mình! Theo em nhà Tây Sơn đi từ đỉnh cao đến diệt vong cũng vì mải miết vận hành bộ máy chiến tranh quá lớn trong khi nền tảng cơ bản ko có! Cụ có thể thấy trong thớt này có rất nhiều đoạn quân Tây Sơn tận thu, cướp bóc của cải, thuế má để mua vũ khí. Chính vì vậy có lẽ ko ổn định được lòng dân, dân chúng ko quy phục. Vì thế, mặc dù Nguyễn Ánh nhiều khi thất bại ko còn mảnh giáp nhưng mỗi khi vùng lên thì "chiêu binh mãi mã" thấy rất nhanh chứng tỏ 1 bộ phận dân chúng cũng rất thù hằn với quân Tây Sơn!
Sau này khi sụp đổ, nhà Tây Sơn cũng bị truy cùng, giết tận rất nhanh, hầu như ko thấy tàn dư lay lắt, phản kháng chứng tỏ cũng không có được nhiều sự ủng hộ từ dân chúng! Điều này khá tương phản với Nguyễn Ánh! Anyway, đây chỉ là ý kiến cá nhân, em ngồi hóng thêm tư liệu tiếp :D
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Càng đọc càng thấy cụ Huệ đơn độc, đúng kiểu siêu sao trong đội bóng nhỏ, 1 mình gánh trận từ Bắc chí Nam, đâu cũng phải thò tay vào mới xong, làm việc như thế thì sức nào chịu nổi, cụ Ánh tuy chạy như vịt nhưng lại ở thế chả có gì để mất đâm ra lại đỡ đau đầu hơn, đã thế lại đỏ, cứ thắp hương là cô lại thương không thắng cũng hơi phí :D
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Hehe, trước đây em cũng thắc mắc như cụ, nhưng theo dõi thớt này đến đây cũng đã phần nào có câu trả lời cho mình! Theo em nhà Tây Sơn đi từ đỉnh cao đến diệt vong cũng vì mải miết vận hành bộ máy chiến tranh quá lớn trong khi nền tảng cơ bản ko có! Cụ có thể thấy trong thớt này có rất nhiều đoạn quân Tây Sơn tận thu, cướp bóc của cải, thuế má để mua vũ khí. Chính vì vậy có lẽ ko ổn định được lòng dân, dân chúng ko quy phục. Vì thế, mặc dù Nguyễn Ánh nhiều khi thất bại ko còn mảnh giáp nhưng mỗi khi vùng lên thì "chiêu binh mãi mã" thấy rất nhanh chứng tỏ 1 bộ phận dân chúng cũng rất thù hằn với quân Tây Sơn!
Sau này khi sụp đổ, nhà Tây Sơn cũng bị truy cùng, giết tận rất nhanh, hầu như ko thấy tàn dư lay lắt, phản kháng chứng tỏ cũng không có được nhiều sự ủng hộ từ dân chúng! Điều này khá tương phản với Nguyễn Ánh! Anyway, đây chỉ là ý kiến cá nhân, em ngồi hóng thêm tư liệu tiếp :D
Có một thực tế là rất nhiều người tiếp thu lịch sử không được hoàn chỉnh (do ý đồ của giai cấp thống trị) cũng như không từng sống ở những nơi, những vùng đất đã chứng kiến những sự kiện lịch sử ấy để có thể tiếp thu những câu chuyện dân gian hay thái độ của người dân (được truyền qua nhiều đời) về những nhân vật lịch sử. Từ đấy họ có cái nhìn rất phiến diện thậm chí rất phi logic nhưng họ vẫn đinh ninh đó là một chân lý không thể chối cãi (và tất nhiên ta cũng không thể cãi lại được với họ :)) )
Đứng ở góc nhìn logic :
Về chế độ : một chế độ muốn tồn tại lâu dài thì phải được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân. Hãy nhìn TS thì biết tại sao nó ngắn.
Về con người : Con người vĩ đại nhờ vào sự kính trọng của người dân đối với những gì họ làm cho dân. Ở đây ta thấy :
Quang Trung : Được kính trọng bởi tài năng quân sự kiệt xuất đánh tan được các thế lực quân sự hùng mạnh của ngoại bang như : quân Thanh, quân Xiêm .... Đây là 1 điểm cộng.
Quang Trung bị kinh sợ bởi nhân dân bởi quân TS đến đâu thì tàn phá, giết chóc, bắt lính... đến đó. Cho dù là nhà TS được điều hành bởi 3 anh em nhưng Quang Trung cũng là một bộ phận như vậy. Đây là 1 điểm trừ.
Gia Long : Xuất thân cao quý. Vào thời mà các giá trị Khổng Tử là chuẩn mực thì đây là thuận lợi của ông.
Khả năng lãnh đạo, ngoại giao kiệt xuất : Tuy ông không có khả năng quân sự giỏi như QT nhưng khả năng lãnh đạo, ngoại giao của ông như quy tụ những người tài giỏi về dưới trướng mình của ông thì QT không thể sáng bằng. Trên răng dưới số nhưng ông vẫn thuyết phục được Bá Đa Lộc, Xiên la, Cao miên, người Việt ở miền Nam, Hoa kiều, người Khơme ... giúp đỡ ông. Đây chính là nguồn lực rất quan trọng cho ông nên dù có bị thất bại rất nhiều lần nhưng ông vẫn nhanh chóng hồi phục và dành chiến thắng cuối cùng.
Việc một số nhà sử học tô màu vua Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, Em mong các cụ cao nhân phân tích giúp xem có đúng như vậy không ? Nhớ là nên đặt mình bối cảnh vào thời đấy mà bình luận. Em hóng.
 
Chỉnh sửa cuối:

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
5,368
Động cơ
99,380 Mã lực
Ngày 10 tháng 1 năm 1785.

Nguyễn Huệ đích thân cùng vài tướng Tây Sơn đi thám thính tình hình, các tướng đề nghị oánh úp quân Xiêm bằng 2 cánh quân từ Sa Đéc và oánh thẳng vào đại bản doanh Trà Tân, Nguyễn Huệ không đồng tình, ông xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương.

Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến, vì theo ông, quân Xiêm mạnh hơn ta, nếu oánh tay bo e khó thắng, chi bằng nhử chúng vào bẫy, rồi dùng hỏa công dễ tiêu diệt hơn.

Nguyễn Huệ bố trí:

- 4000 quân thủy tinh nhuệ, chia làm 2 mũi, ém sẵn 2 bên bờ sông, chặn 2 đầu quân Xiêm
- 5000 quân, cùng nhiều đại bác vài hỏa hổ, có lẽ là súng phun lửa??? bố trí dọc hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa.
- Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn.
- NHiều thuyền nhẹ chở vật liệu dễ cháy ém sát bên bờ sông.

Ngày 16 thÁNG 1 năm 1785.

Nguyễn Huệ cho quân khiêu chiến

Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn hắn, cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn, quyết bắt hết bộ sậu của Tây Sơn.

Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785

Lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.

Mờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785.

Đoàn thuyền chiến của Xiêm lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút.

Pháo lệnh tấn công nổ . Hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân Xiêm vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền quân Xiêm lúc bây giờ đang bị ùn lại. Quân Xiêm kêu la vàng trời, nhiều lính bị trúng đạn, bị hỏa hổ đốt cháy, nhảy cả xuống sông, các thuyền nhẹ chứa chất dễ cháy cũng lao vào các tàu chiến, thuốc đạn bén lửa, nổ tung.

Cảnh tượng thật hoành tráng.

Nguyễn Huệ thân chinh đốc chiến, quân Xiêm cũng bắt đầu phản công, khai hỏa đại bác bắn vài Tây Sơn, nhiều thuyền chiến Tây Sơn cũng bốc cháy, 1 số lính bỏ chạy, Nguyễn Huệ cho chém ngay những tên lính hay chỉ huy nào bỏ chạy. Quân lính sợ Huệ, lại liều chết xông lên, đằng nào cũng chết.

Bấy giờ, thuyền chiến lớn Tây Sơn mới bắt đầu xuất trận, quân lính dùng dây móc câu, nhảy sang thuyền quân Xiêm giáp chiến. Quân Xiêm bị giết chết quá nhiều, xác trôi đầy sông, số lính còn lại bò vào bờ, bị quân Tây Sơn bắn chết gần hết. Các chiến thuyền bốc cháy ngùn ngụt trên sông.

Đến sáng, gần 20.000 quân Xiêm, vài ngàn quân TQ và Việt cùng Chân lạp của Nguyễn Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ còn lại độ 2000 quân, 2 tướng Xiêm cùng đám tàn quân mở đường máu bỏ chạy trối chết.

Nguyễn Ánh nghe tin cấp báo, rụng rời tay chân, vội cùng đoàn tùy tùng rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ), rồi sang Hà Tiên.

Còn quân tay chân Nguyễn Ánh thì tan tác mỗi người một ngả. Viên cai cơ chỉ huy quân thủy là Nguyễn Văn Oai bị chết tại trận. Những viên tướng khác như Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội...mỗi người cũng chỉ còn được dăm chục quân. Mạnh ai nấy chạy.

Thật là một trận thua thê thảm.
Trận này hay quá. Nguyễn Huệ là vị tướng quá giỏi. Nhưng đúng là cái gì cũng là có số. Trận nào cũng thắng hoành tráng mà Nguyễn Huệ vẫn k tiêu diệt được Nguyễn Ánh.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Bao nhiêu tảng đá to đã được QT dùng búa tạ đập vụn thành đá nhỏ, NA chỉ việc lấy xẻng xúc vào bao tải là hoàn thành đại nghiệp !
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Người dân miền Nam nói chung đều kính tài đức của vua Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long. Nhưng ở 2 hình thái khác nhau. Với Quang Trung, ông là một người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Với Gia Long, ông là vua của họ (người dân miền Nam), một vị vua gần gũi với dân chúng miền Nam nhất trong lịch sử phong kiến triều Nguyễn. Gần như toàn bộ các tỉnh miền nam đều có dấu chân, dấu tích của ông mà điển hình nhất là tại đảo Phú Quốc.
Mũi Ông Đội nay thuộc thị trấn An Thới, nằm gần khu vực đóng quân của Hải quân Vùng 5. Nơi đây có một eo biển tuyệt đẹp, nước biển trong vắt, cát mịn màng. Hiện có nhiều dự án du lịch lớn đang được đầu tư xây dựng. Du khách đến Mũi Ông Đội để được chụp hình nơi in dấu chân Nguyễn Ánh – Gia Long, uống nước ngọt lành kỳ lạ của Giếng Tiên. Nhiều người mê tín còn tin rằng nước giếng có khả năng chữa bệnh.Tại đây còn có một “Ngai Vàng” bằng đá nặng hàng tấn, nhìn về hướng Đông. Ngôi đền thờ với dòng chữ “Đức thế tổ Cao Hoàng Đế Vua Gia Long” vẫn ngày đêm thoảng mùi hương khói.Khu vực biển mũi Ông Đội cũng là nơi du khách thỏa thích tắm biển, lặn ngắm san hô, câu cá…
http://www.tienphong.vn/van-nghe/dau-an-gia-long-va-nguyen-trung-truc-o-phu-quoc-789559.tpo
Sài gòn ngày xưa tên ông cũng được gắn với nhiều con đường, trường học như đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng, Q.1), trường Gia Long là một ngôi trường nữ rất nổi tiếng ngày xưa qua bài hát "ngàn thu áo tím" (nữ sinh của trường mặc áo dài màu tím) nay tên trường được đổi thành trường Nguyễn Thị Minh Khai Q.3. Dinh Gia Long : Ngôi biệt thự màu trắng mang tên nhà vua chính là phủ Tổng thống MNVN NĐD....
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,624
Động cơ
566,486 Mã lực
Thế thì, tại sao em lại nói "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ"?

Là vì,
Các sử gia thuộc địa đã tìm mọi cách nâng tầm công lao của của những người Pháp giúp cụ Ánh. Tâng bốc những sĩ quan Pháp như Manuel, Dayot thành những tổng chỉ huy thủy binh đại tài, giúp cụ Ánh đánh đông dẹp bắc. Trong khi, họ [những người Pháp] chưa bao giờ là sĩ quan, chỉ là những lính đánh thuê tầm thường. Thậm chí còn là gián điệp, vẽ lại bờ biển nước Nam dâng về cho nước Pháp, nhằm giúp nước Pháp tấn công nước Nam khi đủ điều kiện.
Người vẽ bản đồ này là ai, dâng về cho Pháp như thế nào, nước Pháp có sử dung bản đồ ấy không?
Tất cả những câu hỏi này đều có câu trả lời chính xác.

Ở chiều ngược lại, họ ra sức bóp méo các nhân vật lịch sử Việt. Họ vẽ lên chân dung những vị vua tham tàn, độc ác. Họ đổ cho dân Nam cái tội man di mọi rợ, ăn thịt lẫn nhau, hay các hình phạt tàn khốc, còn văn hóa thì chẳng có gì. Phải chờ người Pháp dạy cho cách xây dựng các thành trì kiểu Vauban...

Những điều nói trên ở đâu ra?
Bịa?
Tất cả cũng đều dựa vào các thư từ, tài liệu của phương Tây mà thôi.

Người Pháp khi viết sử Nam, họ ém nhẹm đi các thông tin bất lợi cho họ. Còn thông tin về công lao vốn chỉ có một, nhưng vẽ thành trăm.
Thế nên, thay vì chép nguyên si những gì người Pháp viết ra, chúng ta cần phải đối chiếu sự khác nhau, sự mâu thuẫn giữa các thông tin. Cùng một vấn đề, phải dùng nhiều nguồn sử liệu khác nhau soi chiếu rõ ràng. Cũng như, nếu nhìn lên mặt trăng, mà chỉ nhìn từ trái đất thì vĩnh viễn chỉ thấy được mặt sáng của nó vậy.

Những sử quan thuộc địa dựa vào thư từ của các giáo sĩ, sĩ quan Pháp để viết sử của người Việt.
Thế thì, chúng ta cũng sẽ dựa vào các tài liệu này. Tất cả đều có trong văn khố quốc gia Pháp. Chẳng qua, chúng ta không tìm đọc mà thôi, do đã quá tin vào các sách sử bị bóp méo hàng trăm năm nay.
Tất cả sự thực lịch sử u tối kia sẽ được soi rọi sáng sủa, nếu chúng ta thôi không chép mãi những điều gian trá của người Pháp đã viết về người Nam chúng ta. Như những gì cụ Krupta, cụ Nokfev đang làm.

Ngoài tư liệu người Pháp, chúng ta còn có người Anh, người Nhật... họ đã đều từng đặt chân tới Đàng Trong vào thời điểm có cuộc chiến tranh Tây Sơn-Gia Long, và đều đã xuất bản ở nước họ...

Nhưng khổ một nỗi, chỉ cần hơi có ý khác, là ngay lập tức đã bị;



Nhưng cũng rất may là không phải ai cũng vậy. Trong đó có cụ Hàn Phi.
Khởi đầu để các cụ tìm hiểu sự thật chính là cuốn sách mà cụ Hàn Phi đã đưa ảnh ở mấy trang trước, nhưng dường như không mấy ai để ý.
Nói thêm: Cuốn sách này bị các sử quan thuộc địa ra sức phỉ báng, bị bôi nhọ không thương tiếc.
Người Pháp phủ nhận cuốn sách này để làm gì?
Cũng chỉ vì cuốn sách đã lột được cái mặt nạ [phần nào thôi] mà người Pháp đang đeo trên măt.







Vì đây là thớt của cụ doctor76, nên em sẽ không nói thêm về vấn đề này nữa.
Có thể, sau khi cụ doctor trình bày xong, nếu có thời gian, em sẽ mở thớt, dùng chính những tài liệu của Pháp, vốn bị ém nhẹm bấy lâu nay/hoặc không bị ém nhẹm, nhưng không ai tìm hiểu, để nói thêm về lịch sử thời kỳ này.
Bất cứ sự kiện nào của An Nam xứ từ thế kỷ 17 đến tận năm 2015 này Pháp đĩ vẫn muốn can thiệp vào, 2 thằng nghị ôn vật đảng cứu nguy dân toọc Cam đều có cuốc tịch Pháp đấy.
Mình hoà hảo với mọi cựu thù, chỉ Pháp đĩ vẫn lạnh dư băng dù mang tiếng cùng nằm trong khối các nước nói tiếng Pháp.
Chung quy lại chơi với Mẽo vẫn quân tử hơn nhiều
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Nhà Tây Sơn đánh trận giỏi nhưng thiếu hàng ngũ quan văn để trị nước. Em thấy cai quản các thành chiếm được toàn là võ tướng nên nuông chiều quân lính, đập phá, cướp bóc của dân nên mất lòng dân.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Nhà Tây Sơn đánh trận giỏi nhưng thiếu hàng ngũ quan văn để trị nước. Em thấy cai quản các thành chiếm được toàn là võ tướng nên nuông chiều quân lính, đập phá, cướp bóc của dân nên mất lòng dân.
Nhà Tây Sơn chưa đi được đến đoạn dùng quan văn để trị nước cụ ạ !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top