[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1782.

Thua trận thê thảm, Nguyễn Ánh cùng tàn quân bỏ chạy về Hậu Giang. QUân Tây Sơn truy đuổi, suýt lại bắt được Ánh thì thình lình tướng Nguyễn là Chu Văn Tiếp mang 8000 quân từ Bình Thuận vào cứu, quân Nguyễn bị oánh tơi tả, chết mất 6000 quân, còn tàn binh cùng Tiếp mở đường máu chạy trốn.

Nguyễn Ánh vừa trốn thoát được về Hậu Giang, đã nghĩ kế sai 1 đoàn tay chân sang Xiêm cầu viện. Nguyễn Nhạc lúc này đã chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh, Chân lạp đồng ý, do sợ Nguyễn Huệ.

Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh và suýt giết chết Ánh, may mắn, khi tên lính giương súng bắn chết Ánh thì súng không nổ, mấy tên lính TQ đi cùng Ánh lao vào cứu, Ánh chạy thoát.

Nguyễn Ánh phải trốn ra đảo Phú Quốc.

Nguyễn Huệ xin Nguyễn Nhạc cho quân ra Phú Quốc lùng diệt Ánh, nhưng Nhạc bảo bây giờ nó chỉ như "con mèo con gãy chân" chả còn gì đáng sợ, nên ra lệnh thu quân về Quy Nhơn. Chỉ để lại phò mã Trương văn Đa giữ Gia Định.

Ánh gặp Lộc, xin Lộc sang Pháp cầu viện oánh Tây Sơn, Lộc bảo Ánh muốn thế thì hãy theo Đạo Thiên Chúa cho dễ bề ăn nói với vua PháP, Ánh khéo léo từ chối, Lộc không giúp vụ này.
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,298
Động cơ
514,127 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Cũng may mà có mấy vụ đồ sát không thì chắc giờ người Tàu nó phủ sóng cả nam bộ quá
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 1 năm 1783.

Biết Nguyễn Nhạc đã kéo quân về Quy Nhơn, giữ thành là phò mã Trương văn Đa cùng khoảng 10.000 quân lính. Đa là kẻ tham lam, vơ vét, bóc lột dân thậm tệ, thả cho quân lính cướp bóc, hoành hành. Dân Nam bộ oán hận quân Đa.

Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang 5000 quân vào oánh, quân của Đa tuy đông, nhưng không được lòng dân, nhanh chóng bị oánh bại, Tiếp dễ dàng chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về.

Tháng 2 năm 1783.

Nguyễn Nhạc đành sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang 10.000 quân nam tiến.

Tiếp cho lập phòng tuyến, gồm 6000 lính TQ, vòng trong nữa, Tiếp cho 4000 lính Việt và lính TQ, cùng 100 lính Tây do Ánh chỉ huy. Nguyễn Huệ cho quân tiến đánh, phòng tuyến ngoài vỡ tan, quân Nguyễn chết như ngả rạ, phòng tuyến trong cũng vỡ, Ánh cùng tàn quân chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Ánh bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc.

Tháng 8 năm 1783.

Nguyễn Huệ đem thủy quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh Phú Quốc, bắn chìm gần hết các thuyền của Ánh, chỉ còn lại 4 chiếc, Nguyễn Huệ cho quân đuổi theo, Ánh tàn nhẫn ra lệnh ném bớt lính già, lính bị thương, lương thực xuống biển cho nhẹ bớt để chạy, tàu Tây Sơn sắp đuổi kịp, nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm La cầu viện.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
100% các trả lời dành cho câu hỏi của cụ panameraf đều đang ở dạng suy luận, và đó không phải lịch sử.
- Hoàng tử Cảnh từ chối cúng bái tổ tiên sau khi từ Pháp về nước (chuyện nhỏ)
- Bá Đa Lộc chết , hoàng tử Cảnh chết các giáo sỹ gây sức ép đưa công tử Đán con hoàng tử Cảnh (đã rửa tội theo công giáo) lên kế vị, Gia Long chọn công tử Đảm (Minh Mạng)
sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945, Tập I viết:

"Mối quan tâm hàng đầu của nhà vua không phải là vấn đề giáo lý Kitô, mà chính là các giáo sĩ và cách tổ chức cộng đồng giáo dân. Minh Mạng lo sợ rằng các nhà truyền giáo - Những người Tây Phương khó hỉểu và nham hiểm, được điều động bởi một hệ thống bao trùm toàn cầu, và chắc chắn khó thoát khỏi những liên hệ thường tình của con người về danh dự cùng quyền lợi quốc gia hay dân tộc - sẽ trở thành gián điệp và phần tử xách động nguy hiểm cho những mưu toan xâm lược Đại Nam. Ngoài ra, cũng có một mối tư thù: Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 3/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của các giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã "soán ngôi" của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Việc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên - vì tội thông dâm năm 1824 - càng khiến các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích nhà vua. Phần các giáo dân, dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội, sau ba thế kỷ tồn tại và phát triển, đã tổ chức thành những cộng đồng chặt chẽ. Dưới sự "chăn nuôi linh hồn" và tài trợ vật chất của những nhà truyền giáo đầy nhiệt tình, ngạo mạn, cộng đồng Ki-tô mang một sức mạnh chính trị đáng sợ nếu các giáo sĩ muốn chống lại triều đình.

Trên cả hai bình diện giáo lý và thực hành, Kitô giáo đều trở thành kẻ thù của một chế độ dựa trên chính trị/ đạo đức Nho giáo. Một mặt, giáo lý Kitô - qua lời giảng dạy mọi người đều bình đẳng trước Chúa Bl'ời [Trời] - thách thức trực diện chủ thuyết "thiên mệnh" và vai trò "nửa người, nửa thánh" của bậc "thiên tử". Mặt khác, trong đời sống thường nhật, các giáo sĩ và chức sắc đả phá nghi lễ thờ cúng tổ tiên và bài bác, chống đối các tục lệ và pháp luật cổ truyền Đại Nam. Các giáo sĩ còn rao giảng thuyết đối cực địa ngục - thiên đàng - một thuyết Minh Mạng cực kỳ bài bác."
...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
- Hoàng tử Cảnh từ chối cúng bái tổ tiên sau khi từ Pháp về nước (chuyện nhỏ)
- Bá Đa Lộc chết , hoàng tử Cảnh chết các giáo sỹ gây sức ép đưa công tử Đán con hoàng tử Cảnh (đã rửa tội theo công giáo) lên kế vị, Gia Long chọn công tử Đảm (Minh Mạng)

...
Việc chọn Minh Mạng có lẽ là một sai lầm của Gia Long.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Tháng 8 năm 1783.
Nguyễn Huệ đem thủy quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh Phú Quốc, bắn chìm gần hết các thuyền của Ánh, chỉ còn lại 4 chiếc, Nguyễn Huệ cho quân đuổi theo, Ánh tàn nhẫn ra lệnh ném bớt lính già, lính bị thương, lương thực xuống biển cho nhẹ bớt để chạy, tàu Tây Sơn sắp đuổi kịp, nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm La cầu viện.
Như Lưu Bang đánh nhau với Hạng Võ ;))
NA quả là "Chưn mệnh thiên tử" :))

Việc chọn Minh Mạng có lẽ là một sai lầm của Gia Long.
Em nghĩ Tại thời điểm đó là không sai.
Nếu chọn Đán triều đình sẽ gặp sự phản kháng của các lực lượng ngoài nhà thờ (xh lúc này vẫn trọng Nho) , nguy cơ sụp đổ thấy rõ .

Mời cụ bốt tiếp để chém ợ ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1783.

Tàn quân Nguyễn lại tụ tập, Ánh phái Châu Văn Tiếp men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Lúc ấy Xiêm đang mạnh, Vua Xiêm vẫn nhớ ơn Nguyễn ÁNh đã bày mưu và cho võ sĩ giúp mình giết vua Xiêm gốc Tàu, nên bằng lòng.

Thực ra vua Xiêm cũng chả tử tế như thế, chủ yếu đợt này vua Xiêm muốn chiếm lấy Cao Miên ( Cam Bốt) và bảo Tiếp là muốn giúp, thì Ánh phải nhường cho Xiêm mấy tỉnh Nam Bộ, trong đó có Long An và An Giang.., Tiếp không dám quyết, bèn tâu lại với Ánh.

Tháng 3 năm 1784.

Ánh đích thân sang Xiêm, được đón tiếp trọng vọng do có ơn bày kế giết vua Xiêm gốc Tàu.

Vua Xiêm và Ánh hội đàm tại Vọng Các ( Băng-cốc), các điều kiện để Xiêm cho quân cứu viện đưa ra, Ánh đồng ý tất.

Tháng 4 năm 1784.

Vua Xiêm lệnh cho cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và 5.000 quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm, lãnh thổ Gia Định cho Nguyễn Ánh .

Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên, tổng cộng 6000 quân.

Một tướng Xiêm khác là Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Xiêm.

Nguyễn Ánh cũng kiếm được một số quân khoảng 3, 4 ngàn, đây là bọn hải tặc TQ, cho Chu Văn Tiếp chỉ huy với chức Bình Tây đại đô đốc và Mạc Tử Sanh (hay Sinh) làm tham tướng dẫn đường.
Quân Xiêm trang bị tốt, các thuyền chiến đều có đại bác kiểu Tây. Súng ống tương đối đầy đủ.

Quân Tây Sơn có khoảng 10.000, cộng thêm đám tàn binh của Trương Văn Đa, có khoảng 16.000 quân, quân Tây Sơn cũng được trang bị tốt, do tất cả các nguồn thu được, từ thuế, từ cướp bóc, đều dồn vào mua súng ống Tây.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em nghĩ Tại thời điểm đó là không sai.
Nếu chọn Đán triều đình sẽ gặp sự phản kháng của các lực lượng ngoài nhà thờ (xh lúc này vẫn trọng Nho) , nguy cơ sụp đổ thấy rõ .

Mời cụ bốt tiếp để chém ợ ;))
Còn nhiều lựa chọn khác cụ ạ, tất nhiên là không thể chọn Đán, nhưng theo em cũng không nên chọn Minh Mạng, một ông vua tàn bạo và cuồng Nho.
 

huuhuy

Xe tăng
Biển số
OF-95207
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
1,928
Động cơ
430,192 Mã lực
Nơi ở
"Hà Lội Phố"
Thớt quá giá trị.
Cụ chủ thông cho em cái là cái gốc chúa Nguyễn với chúa Trịnh là từ đâu mà có với ah.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thớt quá giá trị.
Cụ chủ thông cho em cái là cái gốc chúa Nguyễn với chúa Trịnh là từ đâu mà có với ah.
Từ cụ Nguyễn Kim mà ra đấy ạ !
Trịnh là rể cụ Kim còn Nguyễn là con cụ Kim ;))
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Còn nhiều lựa chọn khác cụ ạ, tất nhiên là không thể chọn Đán, nhưng theo em cũng không nên chọn Minh Mạng, một ông vua tàn bạo và cuồng Nho.
Có lẽ sau khi Bá Đa Lộc chết NA muốn rửa bớt cái tội hòa ước Véc Sai
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Chọn Phú Xuân vì đấy là kinh đô của dòng họ Chúa Nguyễn từ thời Đàng trong Đàng ngoài. Thăng Long lúc đó tan hoang vì chiến tranh, đồng thời Gia Long không có cơ sở ủng hộ ở Bắc Hà và cũng không tin người Bắc. Gia Định thì còn mới khai phá, quá hoang vu và cách xa các trung tâm dân cư khác.

Lấy kinh đô là Phú Xuân nhưng vẫn khá coi trọng 2 đầu: Gia Định + Thăng Long = Gia Long.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thanks cụ, cụ thông nốt giúp em lịch sử cụ Nguyễn Kim với ah.
Nguyễn Kim chết vì ăn dưa của Dương Chấp Nhất :(
Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên các nhà sử học nghi ngờ Duy Ninh không phải là con của vua Chiêu Tông vì tuổi của Duy Ninh và Lê Chiêu Tông chênh nhau quá ít
* Duy Ninh sinh khoảng năm 1514 còn Lê Chiêu Tông sinh năm 1506 - có lẽ nhà Lê về sau này là giả :(

Từ khi Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông. Năm sau, thượng hoàng Đăng Dung chết.

Năm 1543, quân nhà Lê về nước đánh chiếm Tây đô (Thanh Hoá). Hoạn quan nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Năm 1545, Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn vào chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội.
Cuối đời nhà Lê sơ, Nguyễn Kim được phong tước An Thành Hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn. Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên vùng đất Thanh Hoá giáp Lào, được vua Lào là Sạ Đẩu thỏa thuận cho mượn đất Sầm Châu lập bản doanh phò Lê diệt Mạc.

Năm 1520, Nguyễn Kim đem quân ra Thanh Hoa (tên tỉnh Thanh Hóa xưa). Mạc Đăng Doanh sai tướng là Ngọc Trục (không rõ họ) chống cự, giao chiến ở huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), Ngọc Trục thua chạy.

Năm 1531, Nguyễn Kim đánh phá được tướng Mạc là Nguyễn Kính ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), chém được hơn một nghìn đầu[2]. Khi tiến đến đò Điềm Thủy huyện Gia Viễn(Ninh Bình), lại giao chiến với tướng Mạc là Lê Bá Ly, gặp trời mưa lớn nhiều chiến thuyền tiếp nhau tiến đến buộc Nguyễn Kim phải rút quân về sách Sầm Hạ ở Ai Lao.

Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ở Thanh Hóa và đưa sang Sầm Châu tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548).

Năm 1540, Nguyễn Kim tiến binh về nước, đóng giữ ở Nghệ An, hào kiệt theo rất nhiều. Năm 1542, Nguyễn Kim cho đánh chiếm từng bước các huyện ở Thanh Hóa.

Năm 1543, Nguyễn Kim rước vua Lê tiến binh ra Tây Đô để đánh Mạc Chính Trung (con thứ 2 của Mạc Đăng Doanh) và sau đó xây dựng hành điện ở xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Nguyễn Kim được vua Lê phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ tất cả binh quyền.

Năm 1543, quân của Nguyễn Kim đánh chiếm Tây đô (Thanh Hoá). Hoạn quan nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng.

Năm 1545, Dương Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn vào chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Khi đó ông 77 tuổi. Vua Lê Trang Tông truy tặng cho ông tước Chiêu Huân Tĩnh Vương.

Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công: Nguyễn Uông (bị Trịnh Kiểm giết) và Nguyễn Hoàng. Sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam.

Người con gái lớn nhất của ông là Nguyễn Thị Ngọc Bảo lấy chúa Trịnh Kiểm sinh ra chúa Trịnh Tùng.

Nguyễn Kim được các vua nhà Nguyễn sau này truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Thanks cụ, cụ thông nốt giúp em lịch sử cụ Nguyễn Kim với ah.
Cụ gúc 1 phát là ra tương đối mà! Đại khái là cụ ý có công nhớn trong việc phò Lê, diệt Mạc....
Theo truyền thuyết thì nguồn gốc thì nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Trịnh đều từ nở từ 1 bông hoa gọi là hoa thanh quế, vùng đất có nhiều hoa này mọc vẫn gọi là vùng đất vua thế nên những ai làm rể vùng này thì đường quan lộ thường là rất thuận cụ ah ;))
 

roni

Xe buýt
Biển số
OF-183706
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
809
Động cơ
342,623 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà hàng xóm
Tháng 9 năm 1782.

Thua trận thê thảm, Nguyễn Ánh cùng tàn quân bỏ chạy về Hậu Giang. QUân Tây Sơn truy đuổi, suýt lại bắt được Ánh thì thình lình tướng Nguyễn là Chu Văn Tiếp mang 8000 quân từ Bình Thuận vào cứu, quân Nguyễn bị oánh tơi tả, chết mất 6000 quân, còn tàn binh cùng Tiếp mở đường máu chạy trốn.

Nguyễn Ánh vừa trốn thoát được về Hậu Giang, đã nghĩ kế sai 1 đoàn tay chân sang Xiêm cầu viện. Nguyễn Nhạc lúc này đã chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh, Chân lạp đồng ý, do sợ Nguyễn Huệ.

Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh và suýt giết chết Ánh, may mắn, khi tên lính giương súng bắn chết Ánh thì súng không nổ, mấy tên lính TQ đi cùng Ánh lao vào cứu, Ánh chạy thoát.

Nguyễn Ánh phải trốn ra đảo Phú Quốc.

Nguyễn Huệ xin Nguyễn Nhạc cho quân ra Phú Quốc lùng diệt Ánh, nhưng Nhạc bảo bây giờ nó chỉ như "con mèo con gãy chân" chả còn gì đáng sợ, nên ra lệnh thu quân về Quy Nhơn. Chỉ để lại phò mã Trương văn Đa giữ Gia Định.

Ánh gặp Lộc, xin Lộc sang Pháp cầu viện oánh Tây Sơn, Lộc bảo Ánh muốn thế thì hãy theo Đạo Thiên Chúa cho dễ bề ăn nói với vua PháP, Ánh khéo léo từ chối, Lộc không giúp vụ này.
Làm sao có một người có nhiều may mắn thế nhỉ, lịch sử liệu có tô vẽ gì thêm sau này ko cụ nhỉ ?
 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Nguyễn Ánh lên ngôi được vì không từ bất cứ thủ đoạn nào, dù xấu xa tồi tệ đến đâu, kể cả những việc mà người có lòng tự trọng không thể làm được.
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Một ví dụ, cụ doctor76 viết;

Tháng 10 năm 1777.

Tây Sơn đem giết hết toàn bộ gia tộc chúa Nguyễn, khoảng 277 người đến 280 người, trong đó có nhiều trẻ em, phụ nữ, người già về Gia Định, không rõ Nguyễn Huệ hay Nguyễn Nhạc ra lệnh, Tây Sơn đã hành hình toàn bộ gia tộc Nguyễn này.

Trong số 277 người gia tộc chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Phúc Ánh ( Nguyễn Ánh) và 1 người nữa may mắn thoát chết và bỏ trốn được, năm đó Nguyễn Ánh khoảng 15 tuổi.
Nguyễn Vương trốn thế nào, ai là người che chở, giúp Vương khi đó mới 15 tuổi.

Căn cứ theo những gì cụ doctor trình bày dưới đây, phải chăng là Bá Đa Lộc?

Năm 1778.
...
Nguyễn Ánh trốn ra đảo, có lẽ là Thổ Chu, và được Bá Đa Lộc che chở, hơn thế nữa, nghe Ánh trình bày thảm cảnh, Lộc cũng xúc động, liền quyết tâm giúp Ánh khôi phục giang sơn, đổi lại, Ánh hứa hẹn các kiểu: tự do buôn bán, tự do truyền Đạo, v/v..

Lộc cho người đi liên lạc được với Đỗ Thanh Nhân và Lê Văn Quân, các tướng này ra Thổ Chu gặp Ánh, mưng tủi khôn xiết, cùng nhau bàn việc oánh Tây Sơn, tiền bạc một phần do Lộc giúp.
Nhưng có lịch sử có đúng như vậy không?
Ngay trong các còm của cụ doctor, chúng ta đã thấy có sự mâu thuẫn.

Vì, sau các còm trên, cụ doctor lại viết:

Năm 1777.

Tháng 11
, được sự giúp đỡ của Lộc, Nguyễn Ánh và tàn quân Nguyễn tụ tập lại, dần mạnh lên. Lộc bỏ tiền ra mua vũ khí trên các tàu buôn Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp cho Ánh.
Nguyễn Ánh, xét về võ công, như các giáo sĩ nhận xét, thua Nguyễn Huệ, nhưng về mặt mưu kế, kể cả mưu hèn, thì có phần vượt trội.

Ngày 14 tháng 11 năm 1777.
Nguyễn Ánh đem theo 400 quân, cùng Đỗ Thành Nhân đóng giả một đám tang, nhân lúc quân Tây Sơn không phòng bị, oánh chiếm được dinh Long Hồ, tại đây, Ánh, dù ít tuổi, cũng tỏ ra có máu đồ sát chả kém Tây Sơn, trong số 500 tù binh bắt được, Ánh cho chém đầu hết, còn vợ con binh lính, người già,ánh cho trói lại rồi dìm chết đuối cả.

tháng 12 năm 1777.

Lộc có thuê được 1 số lính Tây giúp Ánh, trong đó có 16 lính Bồ ĐÀo Nha, 14 lính Pháp. Ánh cũng tập hợp được thêm 2000 lính TQ, không rõ kiếm được ở đâu.
Ánh và Lộc cho bọn này lập công ngay, ngày 21 tháng 12 năm 1777, toán quân này do Ánh và một số sĩ quan Pháp nổ súng oánh thành Sài Côn, do 1 viên tướng tây Sơn là tổng đốc Châu giữ, quân Tây Sơn bị bất ngờ bởi cách đánh mới, bị đại bác và hỏa lực áp đảo, nhanh chóng vỡ trận. Tướng Tây Sơn nào bị bắt, Ánh cho đem chém, số lính Tây Sơn phần đông hàng Ánh.

NĂm 1778.

Nguyễn Ánh được các tướng Nguyễn phong làm "Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính". Lúc này, lực lượng Ánh mạnh hơn nhiều, Ánh thu nạp được nhiều tướng tài giỏi, đặc biệt là Lê Văn Duyệt.

Ngoài ra, Lộc tiếp tục mời được nhiều lính Tây về giúp Ánh, trong số này, có 1 sỹ quan Pháp tên là Manuel ( phiên âm Hán Việt : Mạn Hòe), Manuel vốn là sỹ quan bảo kê áp tải các tàu buôn Pháp, không rõ Lộc gạ gẫm ra sao,đã theo Ánh phục vụ, chính Manuel đã huấn luyện thủy quân Nguyễn, làm cho đội quân này tinh nhuệ không kém quân Tây Sơn.
Manuel được Ánh phong chức " Cai cơ"
Những mốc thời gian trên kia cần phải giải thích như thế nào?
Làm sao vừa bị giết cả nhà, chạy trốn tới mãi năm 1778 ra đảo Thổ Chu...
Mà đùng một cái quay ngược thời gian trở về tháng 11/1777 [tức chỉ sau ngày cả gia tộc họ Nguyễn bị giết có đúng 1 tháng], để chiếm lại Long Hồ.
Hay là Walter từ trong phim nhảy ra đời thực chế cho Nguyễn Vương chiếc máy thời gian?

Sử Việt gần như làm biến mất hoàn toàn giai đoạn từ lúc Nguyễn Vương gặp họa bị giết cả nhà, phải chạy trốn.
Các quyển sử như Liệt Truyện, Thực Lục... chỉ thần thánh hóa nó lên bằng câu chuyện rắn cản thuyền.
Sử ta thì như vậy, sử Tây thì như cụ doctor trình bày.

Thế thì làm sao để soi rọi lại quá khứ đây?

Thực ra, Bá Đa Lộc không phải là người che giấu, cứu Nguyễn Vương vào năm 1777, mà là người khác.

Vậy, còm trước em nói, "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ là ý này.

Không phải suy luận như cụ nokfev.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Một ví dụ, cụ doctor76 viết;



Nguyễn Vương trốn thế nào, ai là người che chở, giúp Vương khi đó mới 15 tuổi.

Căn cứ theo những gì cụ doctor trình bày dưới đây, phải chăng là Bá Đa Lộc?



Nhưng có lịch sử có đúng như vậy không?
Ngay trong các còm của cụ doctor, chúng ta đã thấy có sự mâu thuẫn.

Vì, sau các còm trên, cụ doctor lại viết:



Những mốc thời gian trên kia cần phải giải thích như thế nào?
Làm sao vừa bị giết cả nhà, chạy trốn tới mãi năm 1978 ra đảo Thổ Chu...
Mà đùng một cái quay ngược thời gian trở về tháng 11/1977 [tức chỉ sau ngày cả gia tộc họ Nguyễn bị giết có đúng 1 tháng], để chiếm lại Long Hồ.
Hay là Walter từ trong phim nhảy ra đời thực chế cho Nguyễn Vương chiếc máy thời gian?

Sử Việt gần như làm biến mất hoàn toàn giai đoạn từ lúc Nguyễn Vương gặp họa bị giết cả nhà, phải chạy trốn.
Các quyển sử như Liệt Truyện, Thực Lục... chỉ thần thánh hóa nó lên bằng câu chuyện rắn cản thuyền.
Sử ta thì như vậy, sử Tây thì như cụ doctor trình bày.

Thế thì làm sao để soi rọi lại quá khứ đây?

Thực ra, Bá Đa Lộc không phải là người che giấu, cứu Nguyễn Vương vào năm 1977, mà là người khác.

Vậy, còm trước em nói, "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ là ý này.

Không phải suy luận như cụ nokfev.
Năm 1977 Nguyễn Ánh được cứu, năm 1978 được Đ& NN điều ra đảo Thổ Chu chống Ponpot luôn. :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top