[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Xin lỗi oánh chữ lộn, còm bằng điện thoại không để ý.
 

nhatuvana123

Xe tải
Biển số
OF-316556
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
316
Động cơ
298,432 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm
Nguyễn Huệ (17531792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những vị tướng lĩnh tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộckhởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.[1]

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông,nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.[2]

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lênhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trongvăn học dân gian.
 

Picanto-LĐ

Xe hơi
Biển số
OF-19784
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
125
Động cơ
502,800 Mã lực
Em rất khoái đọc các truyện liên quan đến nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, em mạn phép có kết luận của riêng em:
- Cụ Huệ là anh hùng thời chiến- bách chiến bách thắng. Nhưng có lẽ cụ không giỏi ở thời bình.
- Cụ Ánh không phải đối thủ của cụ Huệ trên chiến trường nhưng là Chân mệnh thiên tử + có được lòng dân.
- Em khâm phục cả 2 cụ Ánh & cụ Huệ. Cụ Huệ thì khỏi nói rồi còn cụ Ánh thì "Nằm gai nếm mật", "Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn"... Cụ nào còn thành ngữ nào hay hay thì share thêm nhé :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,343
Động cơ
521,973 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Một ví dụ, cụ doctor76 viết;
Làm sao vừa bị giết cả nhà, chạy trốn tới mãi năm 1978 ra đảo Thổ Chu...
Mà đùng một cái quay ngược thời gian trở về tháng 11/1977 [tức chỉ sau ngày cả gia tộc họ Nguyễn bị giết có đúng 1 tháng], để chiếm lại Long Hồ.
Hay là Walter từ trong phim nhảy ra đời thực chế cho Nguyễn Vương chiếc máy thời gian?

Sử Việt gần như làm biến mất hoàn toàn giai đoạn từ lúc Nguyễn Vương gặp họa bị giết cả nhà, phải chạy trốn.
Các quyển sử như Liệt Truyện, Thực Lục... chỉ thần thánh hóa nó lên bằng câu chuyện rắn cản thuyền.
Sử ta thì như vậy, sử Tây thì như cụ doctor trình bày.

Thế thì làm sao để soi rọi lại quá khứ đây?

Thực ra, Bá Đa Lộc không phải là người che giấu, cứu Nguyễn Vương vào năm 1977, mà là người khác.

Vậy, còm trước em nói, "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ là ý này.

Không phải suy luận như cụ nokfev.
Rất lộn xộn về thời gian trong các ghi chép của giai đoạn này :(

"Vào cuối năm 1775, quân Tây Sơn bắt giữ toàn thể hoàng gia ở vùng Long-Xuyên, và xử tử nhà Vua và đứa con của nhà vua. Là người đại diện duy nhứt của nhà Nguyễn, chàng trẻ tuổi Nguyễn Ánh, Hoàng đế Gia Long tương lai, lúc đó 16 tuổi, trốn thoát được nhờ sự giúp đỡ của Giám Mục. Người công giáo nhìn thấy trong đứa bé nầy một vi tân «Mai-Sen được cứu khỏi nước».

Tạm thời, nhà Tây Sơn cho rằng cuộc chinh phục Nam kỳ đã thành công, nên xuất quân ra Qui Nhơn để chuẩn bị đánh Bắc Hà. Nguyễn Ánh qui tụ phe của ông và nhóm Trung Hoa của quan đầu tỉnh Hà Tiên, và cố tái chiếm vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Sài gòn được chiếm lại vào năm 1776. Ở phía Bắc, cùng năm đó, Thăng Long rơi vào tay nhà Tây Sơn, và toàn vùng bị rơi vào nạn đói kinh khủng.

Vào giữa năm 1778, hải tặc Kampuchia xâm chiếm khu đạo ở Hà Tiên, càn giết những người công giáo, gây ra nhiều tử vong cho những nhà truyền giáo. Pigneaux và những chủng sinh trốn ở Tân- triệu, gần Sài gòn.

Nguyễn Ánh ở gần đó nên thường thăm viếng Pigneaux. Từ lúc đó, nảy sinh ra một tình bạn khắng khít giữa hoàng thân và giám mục.


Yên ổn được 3 năm, quân Tây Sơn trở lại miền Nam vào năm 1782, đóng quân trước cửa thành Sài Gòn và chiếm được thành. Hơn 10,000 (mười ngàn) người Trung Hoa ở Chợ Lớn bị sát hại bởi phe chiến thắng."

(Hội truyền giáo)
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Làm sao có một người có nhiều may mắn thế nhỉ, lịch sử liệu có tô vẽ gì thêm sau này ko cụ nhỉ ?
Câu hỏi của Kụ cháu cũng thắc mắc và nghĩ nhiều hướng giải đáp, trong đó có 1 hướng bá đạo:

Nguyễn Ánh thật thì chỉ 1, 2 lần bị truy sát là chết cmn dưới đao nhà Tây Sơn rồi
Nhưng thế lực Nguyễn, được Lộc hà hơi, quyết định là luôn có Ánh các phiên bản sau thay thế: vừa ổn định lòng dân, binh, vừa nâng cao uy thế
Vì thế mới có các sự kiện như vừa thoát chết tháng trước, tháng sau đã thấy xuất hiện cầm quân ....
Con trai là Cảnh về, biết sự thực, ko nhận cha, bị vu cho là ko vái tổ tiên
Các tướng Tây sơn bị trảm hết để diệt đầu mối
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay.

"Khi quân Bắc leo lên lũy thì quân Nam dùng giáo nhọn mà đâm xuống, quân trèo thành chết lăn rất nhiều, xác chết đầy hào rãnh. Quân Bắc chồng xác chết làm thang mà trèo lên, quân giữ thành ra sức đâm chết, thây chất từng đống cao. Quân Nam đâm mỏi tay thì lấy súng lớn ra bắn. Quân Bắc dùng dây thừng quăng thòng lọng kéo xuống, rồi tống đất đá rơm cỏ vào nòng súng để tắc nòng súng không bắn được..."

"Quân Bắc dùng sào dẫn lửa đốt mái dài - một dạng súng lửa, ngọn lửa bốc cháy rừng rực ngụt trời, tướng bên Nam là cai cơ Thái Sơn và tham tướng Tài Lễ sai quân dùng cát ướt dập lửa. Quân Bắc lại ném trái phá vào thành, những quả trái phá mẹ đẻ năm quả trái phá con, bén lửa nổ tung vỏ gang, tiếng vang như sấm động. Quân Nam trúng mảnh đạn chết rất nhiều, số bị thương không có chỗ nào ẩn nấp. Lúc ấy bên quân Bắc mới có người nói vọng vào với quân Nam

- Chúng tôi và các anh em đều là người nhà cả, sao nỡ tàn hại lẫn nhau. Chỉ vì nhà chúa tranh chấp, anh em ta mới phải chịu chết oan. Tôi bảo anh em, nếu thấy trái pha bay vào người ở xa thì chạy nấp cho nhanh, nếu ở gần thì nằm sát xuống mặt đất thì mới vô sự.

Quân Nam theo lời cứ theo cách ấy tránh đạn.
"Bấy giờ Tây Định Vương đóng doanh Cây Ủng, xã Phúc Địa liền truyền lệnh cho đại quân tiến đánh. Sai quân sỹ lựa chiều gió thả diều giấy cho bay vào trong lũy. Dưới cánh diều đeo thuốc phát hoả, khi diều rơi chạm nóc nhà, đài súng thì thuốc lửa bốc cháy. Thế là doanh trại kho tàng trong thành đều cháy rừng rực xa gần đều trông thấy. Cai cơ Thái Sơn vội đưa quân đến chữa cháy. Có diều khi rơi giữa quân đội, có người dùng nước dập lửa lại bị cháy lan ra khắp người. Quân Nam không biết dập lửa thế nào. Bấy giờ có người lính quân Bắc ngoài lũy gọi bào quân Nam rằng

- Diều giấy có mang vật dẫn hỏa bằng dầu rái, nếu rơi trúng người thì lấy cát mà dập, lửa sẽ không cháy lan ra nữa. Còn nếu đổ nước lửa cháy loang sẽ chết.

Quân Nam nghe lời làm đúng thế quả nhiên vô sự.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Câu hỏi của Kụ cháu cũng thắc mắc và nghĩ nhiều hướng giải đáp, trong đó có 1 hướng bá đạo:

Nguyễn Ánh thật thì chỉ 1, 2 lần bị truy sát là chết cmn dưới đao nhà Tây Sơn rồi
Nhưng thế lực Nguyễn, được Lộc hà hơi, quyết định là luôn có Ánh các phiên bản sau thay thế: vừa ổn định lòng dân, binh, vừa nâng cao uy thế
Vì thế mới có các sự kiện như vừa thoát chết tháng trước, tháng sau đã thấy xuất hiện cầm quân ....
Con trai là Cảnh về, biết sự thực, ko nhận cha, bị vu cho là ko vái tổ tiên
Các tướng Tây sơn bị trảm hết để diệt đầu mối
Thuyết âm mưu của bác bị rụng vì tướng Võ Tánh của nhóm Đông Sơn đã gặp Nguyễn Ánh từ rất sớm, sau khi Đỗ Thành Nhơn bị Nguyễn Ánh đồ sát nên Võ Tánh buồn bực bỏ đi 7 năm. Đến năm 1788 Võ Tánh mới quay lại giúp.
 

Bon_bim

Xe máy
Biển số
OF-372757
Ngày cấp bằng
6/7/15
Số km
94
Động cơ
250,450 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đag kể chuyện thì phải có đầu có đuôi và 1 người kể thôi, các cụ nhảy vô làm gì. Tụt cả hứng :(
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
742
Động cơ
325,434 Mã lực
Cụ gúc 1 phát là ra tương đối mà! Đại khái là cụ ý có công nhớn trong việc phò Lê, diệt Mạc....
Theo truyền thuyết thì nguồn gốc thì nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Trịnh đều từ nở từ 1 bông hoa gọi là hoa thanh quế, vùng đất có nhiều hoa này mọc vẫn gọi là vùng đất vua thế nên những ai làm rể vùng này thì đường quan lộ thường là rất thuận cụ ah ;))
Theo truyền thuyết về Cao Biền thì thằng này cưỡi một cái diều giấy đi khắp nước Nam để yểm long mạch, nhằm làm cho nước Nam không thể phát triển và độc lập được. Nó yểm khắp nơi, nhưng đến Thanh Hoá thì nhìn thấy long mạch là hình con rồng què, nên khinh, bỏ đi ko thèm yểm. Từ đấy về sau nước Nam có mấy dòng họ vua phát từ Thanh Hoá, nhưng ông nào ông nấy đều lởm khởm cả, vì chỉ là rồng què :)
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
NGUYỄN HUỆ TIẾN QUÂN GIẢI PHÓNG GIA ĐỊNH LẦN THỨ HAI (l782)
Sau khi thoát khỏi Long Xuyên, Nguyễn Ánh và gia quyến của y lẩn trốn vào rừng và lẻn chạy về phía trường đạo ở Mạc Bắc (thuộc Trà Vinh) mong nương nhờ cố đạo Bá Đa Lộc đang ở đó[1]. Nhưng Bá Đa Lộc cũng không dám để bọn Nguyễn Ánh ở trong trường đạo, phải giấu Nguyễn Ánh trong một khu rừng gần nhà trường và hàng ngày cho người cố đạo bản xứ Hồ Văn Nghi đem cơm vào rừng cho ăn[2]. Lối sống ấy không thể kéo dài và đây cũng không phải là nơi an toàn, thoát khỏi sự lùng bắt của quân Tây Sơn, nên Nguyễn Ánh xin cho lẩn chạy ra ngoài hải đảo.
Bá Đa Lộc đồng ý và cho người đưa Nguyễn Ánh[3] đi về phía sông Khoa Giang (tức sông Ông Đốc, thuộc Bạc Liêu), xuống thuyền chạy ra đảo Thổ Châu (đảo Polllopanjang), cách bờ biển vịnh Xiêm La 200 ki-lô-mét. ở đây, cây rừng rậm rạp, không có người ở, chỉ đôi khi có những thuyềnđánh cá qua lại. Cho nên, thời ấy, đảo Thổ Châu có thể là nơi lẩn trốn an toàn cho Nguyễn Ánh.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Năm 1666 Hội truyền giáo Hải ngoại ở Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) thành lập một trường đạo (chủng viện) chung cho vùng Viễn Đông (Collège) tại Mahapram gần thủ đô của nước Tiêm La.

Năm 1766, xăm chiếm thủ đô Tiêm La và cơ sở trường đạo phải dời đi tránh giặc, tới ở Chantaboun rồi chạy ra Hòn Đất gần Hà Tiên (đảo nầy còn gọi là Can-Cao hay Péam thuộc lãnh thổ Cao Miên). Lúc đó Hiệu trưởng là Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc, lúc nầy chưa thụ phong Giám mục) với các thầy giảng dạy của trường là Artaud Jean-Baptiste, và Morvan Jacques Nicolas. Năm 1769 vì có cuộc bách hại, Bá Đa Lộc, Morvan và các học sinh phải bỏ xứ xuống tàu chạy trốn sang quần đảo Malacca rồi sang thành Pondichéry ở Ấn Độ và dựng lại một trường đạo khác ở Virampatnam vào năm 1770.

Ngày 12 tháng 3 năm 1775, tân Giám Mục Bá Đa Lộc cùng một số học trò cũ của ông trở đặt chân lên đất Hà Tiên và tại đây vào tháng 9 cùng năm ông lại dựng một trường đạo ở Cây-Quao gần bờ biển, phía Nam Hà Tiên. Morvan được chỉ định làm hiệu trưởng. Ngày 15 tháng 1 năm 1776, Morvan qua đời và Le Clerc Tite lên thay thế.

Khoảng giữa năm 1778, trường đạo bị giặc cướp Cao Miên đốt phá, Bá Đa Lộc lại phải mang thầy, trò của trường chạy vào Tân Triệu gần Biên Hòa. Tháng 3 năm 1782, Tây Sơn đánh Sài Gòn, thầy trò Bá Đa Lộc lại phải chạy sang Cao Miên. Tháng 9 cùng năm Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn thì thầy trò của Bá Đa Lộ cũng trở lại và dựng trường đạo ở Mạc Bắc và Jacques Liot được chỉ định làm Thầy Bề Trên.

Tháng 3 năm 1783, Tây Sơn lại vào đánh Sài Gòn. Bá Đa Lộc cùng các thầy trò trường đạo lại phải chạy trốn ra các đảo trong vịnh Tiêm La rồi xin vua Tiêm La cho phép xây cất một trường đạo ở Chantaboun và được chấp thuận. Trường nầy được khởi công dựng xây vào khoảng cuối năm 1783 hay đầu năm 1784.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,343
Động cơ
521,973 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đag kể chuyện thì phải có đầu có đuôi và 1 người kể thôi, các cụ nhảy vô làm gì. Tụt cả hứng :(
Quote lại còm cụ Doc để các cụ tiện theo dõi ;))

Sau khi Nguyễn Huệ đánh bại Mạc Thiên Tứ, chúa Nguyễn Phúc Thuần sai Đỗ Thanh Nhân lẻn ra Bình Thuận cầu cứu Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức, 2 tướng tài khác, có khoảng 7000 quân.

Nguyễn Nhạc, nhân lúc Nguyễn Huệ thắng trận ở Gia Định cũng cử binh đánh Phú Yên, Bình Thuận.
Nguyễn Huệ dẫn cánh quân Tây Sơn ở Biên Hoà gồm 2000 quân chặn đánh giết chết Trần Văn Thức tại chỗ. Nghe tin Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Nhạc ung dung chiếm lại Phú Yên đến Bình Thuận.

Ngày 24 tháng 9 năm 1777.

Nguyễn Huệ mang 4000 quân bao vây tấn công Ba Việt, bắt sống Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ quân tướng. Dương và 18 tướng tuỳ tùng bị đưa về Gia Định chém đầu, số quân Việt đa số đầu hàng theo Tây Sơn, khoảng 600 lính TQ, bao gồm cả các thương nhân, đều bị chém chết.

Ngày 27 tháng 9 năm 1777.

Nguyễn Huệ tấn công quân Nguyễn Phúc Thuần, khoảng từ 6 giờ đến trưa, quân Nguyễn thua to.

Đến chiều, Nguyễn Phúc Thuần bại trận, đem toàn bộ gia quyến các chúa Nguyễn, khoảng 270 người già trẻ lớn bé, bỏ Cần Thơ sang Long Xuyên, định chờ Mạc Thiên Tứ lấy tàu để chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn đuổi đến nơi, bắt được Thuần và toàn bộ gia quyến họ Nguyễn.

Tháng 10 năm 1777.

Tây Sơn đem giết hết toàn bộ gia tộc chúa Nguyễn, khoảng 277 người đến 280 người, trong đó có nhiều trẻ em, phụ nữ, người già về Gia Định, không rõ Nguyễn Huệ hay Nguyễn Nhạc ra lệnh, Tây Sơn đã hành hình toàn bộ gia tộc Nguyễn này.

Trong số 277 người gia tộc chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Phúc Ánh ( Nguyễn Ánh) và 1 người nữa may mắn thoát chết và bỏ trốn được, năm đó Nguyễn Ánh khoảng 15 tuổi.
Năm 1777.

Tháng 11, được sự giúp đỡ của Lộc, Nguyễn Ánh và tàn quân Nguyễn tụ tập lại, dần mạnh lên. Lộc bỏ tiền ra mua vũ khí trên các tàu buôn Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp cho Ánh.
Nguyễn Ánh, xét về võ công, như các giáo sĩ nhận xét, thua Nguyễn Huệ, nhưng về mặt mưu kế, kể cả mưu hèn, thì có phần vượt trội.

Ngày 14 tháng 11 năm 1777.
Nguyễn Ánh đem theo 400 quân, cùng Đỗ Thành Nhân đóng giả một đám tang, nhân lúc quân Tây Sơn không phòng bị, oánh chiếm được dinh Long Hồ, tại đây, Ánh, dù ít tuổi, cũng tỏ ra có máu đồ sát chả kém Tây Sơn, trong số 500 tù binh bắt được, Ánh cho chém đầu hết, còn vợ con binh lính, người già,ánh cho trói lại rồi dìm chết đuối cả.

tháng 12 năm 1777.

Lộc có thuê được 1 số lính Tây giúp Ánh, trong đó có 16 lính Bồ ĐÀo Nha, 14 lính Pháp. Ánh cũng tập hợp được thêm 2000 lính TQ, không rõ kiếm được ở đâu.
Ánh và Lộc cho bọn này lập công ngay, ngày 21 tháng 12 năm 1777, toán quân này do Ánh và một số sĩ quan Pháp nổ súng oánh thành Sài Côn, do 1 viên tướng tây Sơn là tổng đốc Châu giữ, quân Tây Sơn bị bất ngờ bởi cách đánh mới, bị đại bác và hỏa lực áp đảo, nhanh chóng vỡ trận. Tướng Tây Sơn nào bị bắt, Ánh cho đem chém, số lính Tây Sơn phần đông hàng Ánh.

NĂm 1778.

Nguyễn Ánh được các tướng Nguyễn phong làm "Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính". Lúc này, lực lượng Ánh mạnh hơn nhiều, Ánh thu nạp được nhiều tướng tài giỏi, đặc biệt là Lê Văn Duyệt.

Ngoài ra, Lộc tiếp tục mời được nhiều lính Tây về giúp Ánh, trong số này, có 1 sỹ quan Pháp tên là Manuel ( phiên âm Hán Việt : Mạn Hòe), Manuel vốn là sỹ quan bảo kê áp tải các tàu buôn Pháp, không rõ Lộc gạ gẫm ra sao,đã theo Ánh phục vụ, chính Manuel đã huấn luyện thủy quân Nguyễn, làm cho đội quân này tinh nhuệ không kém quân Tây Sơn.
Manuel được Ánh phong chức " Cai cơ"
Năm 1779.

Nguyễn Ánh thu lại toàn bộ vùng Gia Định, gọi là Phiên An Trấn (Sài Gòn-Gia Định-Long An)

Ánh cho tổ chức phân chia hành chính đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc, đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ.

Ánh lo tổ chức phát triển kinh tế, dựa vào bọn người Hoa, bọn thương nhân, bọn địa chủ, còn người Việt,Ánh cũng bóc lột thậm tệ. Cá giáo sĩ cho biết, thuế má của Ánh cũng cao chả kém Tây Sơn, tuy nhiên do vùng đất này trù phú, màu mỡ, nên kinh tế ở đây vẫn phát triển mạnh, đặc biệt là ngoại thương, do Lộc mời đến.

Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: khi ngay sau khi vừa được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng ngay 50 chiến hạm đầu nhọn gọi là Long Lâm Thuyền. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhân lại đưa ra sáng kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái).

Năm 1779, Chân Lạp tranh thủ quân Việt đang gặp rối loạn mà nổi dậy, Nguyễn Ánh bèn sai binh đi chiếm Chân Lạp và biến quốc gia này thành chư hầu, đồng thời cũng thu nạp thêm được nhiều lính.

Tháng 1 năm 1780.

Nguyễn Ánh xưng vương, và, đúng là Ánh cực kỳ khôn hơn Nguyễn Nhac, biết lòng dâN Đại Việt vẫn tưởng nhớ nhà Lê,Ánh bèn dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc, phong cho Đỗ Thanh Nhân chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công.

Nguyễn Ánh cũng đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm la, hứa sẽ trả lại cho Xiêm La tầm ảnh hươởng Chân Lạp nếu giúp oánh Tây Sơn.
Tháng 10 năm 1781.

Nguyễn Ánh thu được của Chân Lạp, theo các giáo sĩ, là cướp bóc, rất nhiều vàng bạc, đồ quý, số tiền này Ánh không giữ riêng mà đem phân phát hết cho bọn lính và sĩ quan Tây, lính TQ, lính Việt có công. Còn lại, Ánh đem mua vũ khí của Tây Ban Nha và Hà Lan. Vì khôn khéo như thế, nên Ánh được lòng quân sĩ, và, có nhiều lính TÂy Sơn bắt đầu bỏ hàng ngũ sang phe Ánh.

Thấy Ánh kiếm được nhiều vàng bạc của Chân lạp, mà chả chịu chia chác gì, Vua Trịnh Quốc Anh, một người Tàu chính gốc, đưa quân sang đánh Chân Lạp.

Nguyễn Ánh cho quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, Trịnh Quốc Anh bắt vợ con hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si, Ánh bèn gặp 2 tướng này,bảo sao chúng mày người Xiêm lại để thằng Tàu nó cai trị? 2 tướng Xiêm ớ người, Ánh bày mưu là bây giờ giả vờ thắng rút quân về, tao cho 500 võ sĩ tinh nhuệ, chúng mày bảo đấy là tù binh, nhân khi thằng vua Tàu kia nó không đề phòng, giết đi mà cướp ngôi.

Nghe lời Ánh, 2 tướng Xiêm về nước, giết chết được vua Xiêm gốc Tàu Trình Quốc Anh, Chất Tri lên ngôi, tức vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri.

Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh. Và vì thế, mới có trận Rạch Gầm-Xoài Mút nổi tiếng.
Năm 1781.

Quân đội của Nguyễn Ánh phát triển lên đến khoảng 40.000 quân với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha và 200 lính do Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được.
Trong đó, thủy binh do Maniel chỉ huy, có khoảng 300 lính Pháp thiện chiến.

Thấy đã đủ lông đủ cánh, Ánh bèn tấn công Tây Sơn.

Quân thủy của Ánh áp đảo Tây Sơn, quân của ÁNh đã đánh ra đến Phú yên, quân Nguyễn đổ quân lên bộ, nhưng vấp phải lực lượng mạnh của Tây Sơn, do Nguyễn Huệ chỉ huy, và Nguyễn Huệ, đã mua chuộc được bọn lính Bồ Đào Nha, khiến bọn này không dùng pháo binh trên tàu yểm trợ quân Nguyễn. Quân Nguyễn đại bại, bị giết chết 1000 quân tại chỗ. Số còn lại bỏ chạy xuống tàU, may mắn có Manuel chỉ huy bắn pháo kịp lúc, nếu không, ắt quân Nguyễn và Nguyễn Ánh đã tàn đời.

QUá tức bọn lính Bồ, nên Ánh và Manuel lập mưu chuốc rượu bọn này, rồi đem giết gần hết bọn lính này, cướp lâý thuyền và vũ khí.
Tháng 3 năm 1782.

Nguyễn Nhạc gặp một phái đoàn thương nhân Anh, tại đây, Nguyễn Nhạc đã mua thêm được một số vũ khí của Anh, phát triển thêm thủy quân. Nguyễn Nhạc cũng bày tỏ tham vọng là muốn oánh chiếm luôn Bắc hà.

Nghe tin Nguyễn Ánh giết chết Đỗ Thanh Nhân, Nguyễn Huệ rất vui, vì có thể nói, Nhân là một viên tướng cực kỳ tài giỏi và trung thành với các chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ giục Nhạc phải đem quân vào oánh Gia Định, dứt điểm được Nguyễn Ánh mới " kê gối cao mà ngủ"

Đỗ Thanh Nhân vốn không thích kiểu đồ sát trả thù của Nguyễn Ánh với tù binh Tây Sơn và cả gia đình họ, Nguyễn Ánh có lần úp mở với Nhân là sẽ mời quân Xiêm sang trợ giúp, nếu cần, tuyển thêm lính TQ, Nhân nói làm thế sau này người đời phỉ nhổ, có thắng cũng chả vinh, Ánh tức tím mặt.

Có viên tướng Nguyễn là Tống Phúc Thiêm, cũng bị Nhân ghét, bèn xàm tấu với Ánh là Nhân có mưu phản, Ánh rụng rời chân tay vì biết quân của Nhân rất mạnh, nếu có mưu phản Ánh hết đường sống.

Ngày 24 tháng 3 năm 1781.

Theo mưu kế của Thiêm, Ánh giả vờ bệnh, gọi Nhân sang bàn bạc việc quân, Nhân không đề phòng, chỉ đem theo 10 lính, khi Nhân vừa vào trong nhà Ánh, bọn võ sĩ TQ ùa vào chém chết Nhân tại chỗ. Ánh mừng rú.

Quân của Nhân nghe tin chủ tướng bị giết, vô cùng căm Nguyễn Ánh, họ phản kháng bằng cách oánh lại.
Tháng 3 năm 1782

Nghe theo Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đem 10.000 quân thủy bộ oánh Gia Định, phong Nguyễn Huệ là tướng tiên phong, chỉ huy toàn bộ đội quân này.

Sáng ngày 19 tháng 3 năm 1782, thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đụng độ với thủy quân Nguyễn do Nguyễn Ánh và Manuel chỉ huy ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ , tại trận này, ta mới tài năng quân sự của Nguyễn Huệ quả là xuất chúng, dù quân Nguyễn với số lượng chiến thuyền áp đảo, nhưng Nguyễn Huệ thực hiện tài tình việc che dấu, khi tàu quân Nguyễn, do chủ quan, tưởng quân Tây Sơn chỉ có đại bác thường, đâu ngờ Nguyễn Huệ đã đem các đại bác mua của Anh lên tàu.

Tàu chiến quân Nguyễn đến gần, Nguyễn Huệ ra lệnh khai hỏa đại bác kiểu Anh, quân Nguyễn và lính Pháp bất ngờ, chết tại trận vô số, các tàu trúng đạn, bốc cháy ngùn ngụt.
Nguyễn Ánh run bắn, một quả đạn bắn trúng tàu, hơn 10 lính tan xác, Ánh không hiểu sao chỉ bị thương, Nguyễn Huệ cho quân xông sang định bắt sống Ánh, bất ngờ Manuel xuất hiện, rút kiếm chống cự quyết liệt đám quân Tây Sơn, kịp cho Ánh chạy thoát. Nguyễn Huệ cho tập trung pháo bắn tan nát con tàu này, quân lính chết gần hết, Manuel vẫn một mình cầm kiếm chỉ huy các tàu còn lại phản pháo, quân TâY Sơn thiệt hại cũng nặng.

Manuel bị thương nặng, rút súng băắn vào thái dương tự sát.
Nguyễn Ánh, đúng là quá nhiều may mắn, đã thoát chết. Có lẽ cũng tại may và cũng do số Trời. NHưng đúng là Ánh có lòng tin bền bỉ, và, quan trọng hơn, gặp được không ít " quý nhân" cứu mạng,kể cả người Tây như Manuel. Còn bên Tây Sơn, có lẽ chỉ có mình Nguyễn Huệ mới là đối thủ xứng tầm của Nguyễn Ánh.

Thua thảm, Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.

Quân Tây Sơn chiếm lại được Nam Bộ, nhưng bọn người Hoa, vốn được Ánh ưu đãi nhiều, nay đang giàu có sung sướng, bỗng nhiên bị Tây Sơn cướp hết, đây cũng có thể là một sai lầm lớn của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, lẽ ra nên có những chính sách mềm mỏng hơn.

Dân Hoa kiều nổi dậy oánh TâY Sơn

Tháng 4 năm năm 1782

Nguyễn Nhạc đem 4000 lính tới 18 thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm bại, hộ giá Phạm Ngạn, một tướng tài, lại có chị gái lấy Nguyễn Nhạc, rất thân với Nguyễn Huệ , bị tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Ánh. Nhạc kêu gào trả thù, cho dù Nguyễn Huệ có lời can ngăn.

Quân Tây Sơn bắt được hơn 10.000 người Hoa tại vùng Chợ Lớn, NGuyễn Nhạc ra lệnh " Phàm người Hoa mới cũ già trẻ đều không tha". Cuộc đồ sát bắt đầu vào buổi sáng ngày 26 tháng 4 năm 1782, quân Tây Sơn đem chém đầu tất cả đàn ông, đàn bà trẻ thì hãm hiếp rồi đâm chết, trẻ con và người già thì buộc chân lại rồi quăng xuống sông, ai bò vào gần bờ lấy giáo đâm vào đầu.

Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa.

Lưu ý các cụ là các số liệu, mô tả trên đây là lời các giáo sĩ, chưa có kiểm chứng,các cụ chỉ coi là tham khảo
Tháng 9 năm 1782.

Thua trận thê thảm, Nguyễn Ánh cùng tàn quân bỏ chạy về Hậu Giang. QUân Tây Sơn truy đuổi, suýt lại bắt được Ánh thì thình lình tướng Nguyễn là Chu Văn Tiếp mang 8000 quân từ Bình Thuận vào cứu, quân Nguyễn bị oánh tơi tả, chết mất 6000 quân, còn tàn binh cùng Tiếp mở đường máu chạy trốn.

Nguyễn Ánh vừa trốn thoát được về Hậu Giang, đã nghĩ kế sai 1 đoàn tay chân sang Xiêm cầu viện. Nguyễn Nhạc lúc này đã chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh, Chân lạp đồng ý, do sợ Nguyễn Huệ.

Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh và suýt giết chết Ánh, may mắn, khi tên lính giương súng bắn chết Ánh thì súng không nổ, mấy tên lính TQ đi cùng Ánh lao vào cứu, Ánh chạy thoát.

Nguyễn Ánh phải trốn ra đảo Phú Quốc.

Nguyễn Huệ xin Nguyễn Nhạc cho quân ra Phú Quốc lùng diệt Ánh, nhưng Nhạc bảo bây giờ nó chỉ như "con mèo con gãy chân" chả còn gì đáng sợ, nên ra lệnh thu quân về Quy Nhơn. Chỉ để lại phò mã Trương văn Đa giữ Gia Định.

Ánh gặp Lộc, xin Lộc sang Pháp cầu viện oánh Tây Sơn, Lộc bảo Ánh muốn thế thì hãy theo Đạo Thiên Chúa cho dễ bề ăn nói với vua PháP, Ánh khéo léo từ chối, Lộc không giúp vụ này.
Tháng 1 năm 1783.

Biết Nguyễn Nhạc đã kéo quân về Quy Nhơn, giữ thành là phò mã Trương văn Đa cùng khoảng 10.000 quân lính. Đa là kẻ tham lam, vơ vét, bóc lột dân thậm tệ, thả cho quân lính cướp bóc, hoành hành. Dân Nam bộ oán hận quân Đa.

Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang 5000 quân vào oánh, quân của Đa tuy đông, nhưng không được lòng dân, nhanh chóng bị oánh bại, Tiếp dễ dàng chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về.

Tháng 2 năm 1783.

Nguyễn Nhạc đành sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang 10.000 quân nam tiến.

Tiếp cho lập phòng tuyến, gồm 6000 lính TQ, vòng trong nữa, Tiếp cho 4000 lính Việt và lính TQ, cùng 100 lính Tây do Ánh chỉ huy. Nguyễn Huệ cho quân tiến đánh, phòng tuyến ngoài vỡ tan, quân Nguyễn chết như ngả rạ, phòng tuyến trong cũng vỡ, Ánh cùng tàn quân chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Ánh bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc.

Tháng 8 năm 1783.

Nguyễn Huệ đem thủy quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh Phú Quốc, bắn chìm gần hết các thuyền của Ánh, chỉ còn lại 4 chiếc, Nguyễn Huệ cho quân đuổi theo, Ánh tàn nhẫn ra lệnh ném bớt lính già, lính bị thương, lương thực xuống biển cho nhẹ bớt để chạy, tàu Tây Sơn sắp đuổi kịp, nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm La cầu viện.
Tháng 7 năm 1783.

Tàn quân Nguyễn lại tụ tập, Ánh phái Châu Văn Tiếp men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Lúc ấy Xiêm đang mạnh, Vua Xiêm vẫn nhớ ơn Nguyễn ÁNh đã bày mưu và cho võ sĩ giúp mình giết vua Xiêm gốc Tàu, nên bằng lòng.

Thực ra vua Xiêm cũng chả tử tế như thế, chủ yếu đợt này vua Xiêm muốn chiếm lấy Cao Miên ( Cam Bốt) và bảo Tiếp là muốn giúp, thì Ánh phải nhường cho Xiêm mấy tỉnh Nam Bộ, trong đó có Long An và An Giang.., Tiếp không dám quyết, bèn tâu lại với Ánh.

Tháng 3 năm 1784.

Ánh đích thân sang Xiêm, được đón tiếp trọng vọng do có ơn bày kế giết vua Xiêm gốc Tàu.

Vua Xiêm và Ánh hội đàm tại Vọng Các ( Băng-cốc), các điều kiện để Xiêm cho quân cứu viện đưa ra, Ánh đồng ý tất.

Tháng 4 năm 1784.

Vua Xiêm lệnh cho cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và 5.000 quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm, lãnh thổ Gia Định cho Nguyễn Ánh .

Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên, tổng cộng 6000 quân.

Một tướng Xiêm khác là Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Xiêm.

Nguyễn Ánh cũng kiếm được một số quân khoảng 3, 4 ngàn, đây là bọn hải tặc TQ, cho Chu Văn Tiếp chỉ huy với chức Bình Tây đại đô đốc và Mạc Tử Sanh (hay Sinh) làm tham tướng dẫn đường.
Quân Xiêm trang bị tốt, các thuyền chiến đều có đại bác kiểu Tây. Súng ống tương đối đầy đủ.

Quân Tây Sơn có khoảng 10.000, cộng thêm đám tàn binh của Trương Văn Đa, có khoảng 16.000 quân, quân Tây Sơn cũng được trang bị tốt, do tất cả các nguồn thu được, từ thuế, từ cướp bóc, đều dồn vào mua súng ống Tây.
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Những mốc thời gian trên kia cần phải giải thích như thế nào?
Làm sao vừa bị giết cả nhà, chạy trốn tới mãi năm 1778 ra đảo Thổ Chu...
Mà đùng một cái quay ngược thời gian trở về tháng 11/1777 [tức chỉ sau ngày cả gia tộc họ Nguyễn bị giết có đúng 1 tháng], để chiếm lại Long Hồ.
Hay là Walter từ trong phim nhảy ra đời thực chế cho Nguyễn Vương chiếc máy thời gian?

Sử Việt gần như làm biến mất hoàn toàn giai đoạn từ lúc Nguyễn Vương gặp họa bị giết cả nhà, phải chạy trốn.
Các quyển sử như Liệt Truyện, Thực Lục... chỉ thần thánh hóa nó lên bằng câu chuyện rắn cản thuyền.
Sử ta thì như vậy, sử Tây thì như cụ doctor trình bày.

Thế thì làm sao để soi rọi lại quá khứ đây?

Thực ra, Bá Đa Lộc không phải là người che giấu, cứu Nguyễn Vương vào năm 1777, mà là người khác.

Vậy, còm trước em nói, "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ là ý này.
Thế thì, tại sao em lại nói "nhiều tượng đài [Pháp] bị sụp đổ"?

Là vì,
Các sử gia thuộc địa đã tìm mọi cách nâng tầm công lao của của những người Pháp giúp cụ Ánh. Tâng bốc những sĩ quan Pháp như Manuel, Dayot thành những tổng chỉ huy thủy binh đại tài, giúp cụ Ánh đánh đông dẹp bắc. Trong khi, họ [những người Pháp] chưa bao giờ là sĩ quan, chỉ là những lính đánh thuê tầm thường. Thậm chí còn là gián điệp, vẽ lại bờ biển nước Nam dâng về cho nước Pháp, nhằm giúp nước Pháp tấn công nước Nam khi đủ điều kiện.
Người vẽ bản đồ này là ai, dâng về cho Pháp như thế nào, nước Pháp có sử dung bản đồ ấy không?
Tất cả những câu hỏi này đều có câu trả lời chính xác.

Ở chiều ngược lại, họ ra sức bóp méo các nhân vật lịch sử Việt. Họ vẽ lên chân dung những vị vua tham tàn, độc ác. Họ đổ cho dân Nam cái tội man di mọi rợ, ăn thịt lẫn nhau, hay các hình phạt tàn khốc, còn văn hóa thì chẳng có gì. Phải chờ người Pháp dạy cho cách xây dựng các thành trì kiểu Vauban...

Những điều nói trên ở đâu ra?
Bịa?
Tất cả cũng đều dựa vào các thư từ, tài liệu của phương Tây mà thôi.

Người Pháp khi viết sử Nam, họ ém nhẹm đi các thông tin bất lợi cho họ. Còn thông tin về công lao vốn chỉ có một, nhưng vẽ thành trăm.
Thế nên, thay vì chép nguyên si những gì người Pháp viết ra, chúng ta cần phải đối chiếu sự khác nhau, sự mâu thuẫn giữa các thông tin. Cùng một vấn đề, phải dùng nhiều nguồn sử liệu khác nhau soi chiếu rõ ràng. Cũng như, nếu nhìn lên mặt trăng, mà chỉ nhìn từ trái đất thì vĩnh viễn chỉ thấy được mặt sáng của nó vậy.

Những sử quan thuộc địa dựa vào thư từ của các giáo sĩ, sĩ quan Pháp để viết sử của người Việt.
Thế thì, chúng ta cũng sẽ dựa vào các tài liệu này. Tất cả đều có trong văn khố quốc gia Pháp. Chẳng qua, chúng ta không tìm đọc mà thôi, do đã quá tin vào các sách sử bị bóp méo hàng trăm năm nay.
Tất cả sự thực lịch sử u tối kia sẽ được soi rọi sáng sủa, nếu chúng ta thôi không chép mãi những điều gian trá của người Pháp đã viết về người Nam chúng ta. Như những gì cụ Krupta, cụ Nokfev đang làm.

Ngoài tư liệu người Pháp, chúng ta còn có người Anh, người Nhật... họ đã đều từng đặt chân tới Đàng Trong vào thời điểm có cuộc chiến tranh Tây Sơn-Gia Long, và đều đã xuất bản ở nước họ...

Nhưng khổ một nỗi, chỉ cần hơi có ý khác, là ngay lập tức đã bị;



Nhưng cũng rất may là không phải ai cũng vậy. Trong đó có cụ Hàn Phi.
Khởi đầu để các cụ tìm hiểu sự thật chính là cuốn sách mà cụ Hàn Phi đã đưa ảnh ở mấy trang trước, nhưng dường như không mấy ai để ý.
Nói thêm: Cuốn sách này bị các sử quan thuộc địa ra sức phỉ báng, bị bôi nhọ không thương tiếc.
Người Pháp phủ nhận cuốn sách này để làm gì?
Cũng chỉ vì cuốn sách đã lột được cái mặt nạ [phần nào thôi] mà người Pháp đang đeo trên măt.







Vì đây là thớt của cụ doctor76, nên em sẽ không nói thêm về vấn đề này nữa.
Có thể, sau khi cụ doctor trình bày xong, nếu có thời gian, em sẽ mở thớt, dùng chính những tài liệu của Pháp, vốn bị ém nhẹm bấy lâu nay/hoặc không bị ém nhẹm, nhưng không ai tìm hiểu, để nói thêm về lịch sử thời kỳ này.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Nguyễn Ánh lên ngôi được vì không từ bất cứ thủ đoạn nào, dù xấu xa tồi tệ đến đâu, kể cả những việc mà người có lòng tự trọng không thể làm được.
Vâng! Dù lịch sử có bao dung đến thế nào thì cái tội cõng rắn gà nhà thì ngàn năm rửa cũng chả sạch ạ.
Tội này nó còn nặng hơn cái tội soán ngôi của Trần Thủ Độ. Mà Trần Thủ Độ mặc dù có công lớn nhất trong việc dựng nên triều Trần mà cũng ko đc thờ trong đền thờ các vị vua nhà Trần là các cụ rõ rồi đấy.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Câu hỏi này [phần em tô đậm] của cụ thực ra là một vấn đề rất lớn. Làm rõ được nó sẽ khiến toàn bộ lịch sử giai đoạn Tây Sơn-Gia Long bị thay đổi.
Cụ có tư liệu gì để làm rõ đoạn đó ko ạ?
Em đoán chắc chắn phải có biến cố gì đó rất lớn NA mới trở mặt như vậy hoặc có nhiều thứ khác mà sách sử vô tình hoặc cố ý không được phép nhắc đến.
 

Lắm Nhọt

Xe hơi
Biển số
OF-200002
Ngày cấp bằng
28/6/13
Số km
178
Động cơ
325,906 Mã lực
Thớt này rất hay, em xin phép ngồi đọc :)
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Nguyễn Ánh lên ngôi được vì không từ bất cứ thủ đoạn nào, dù xấu xa tồi tệ đến đâu, kể cả những việc mà người có lòng tự trọng không thể làm được.
Bác bình thế này thì vỡ hội thảo Tây Sơn mất. :)) Thôi em khuân giúp bác bài của cụ Vượng trong hội thảo về Vua Gia Long về ngâm:

GS TRẦN QUỐC VƯỢNG – MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG
Phần I
1.2. Tôi không bao giờ phủ định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công tích vĩ đại, ít nhất ở ba mặt sau đây:

– Ở Đàng Trong thì lật đổ “trào đình” của các chúa Nguyễn rồi tiến ra Đàng Ngoài lật đổ “trào đình” của các chúa Trịnh cùng với triều Lê – mà những ông vua Lê từ quãng đầu thế kỷ XVII trên diễn trình lịch sử đã trở thành những ông vua “bù nhìn”, hay là các “con rối” (puppet) trong tay các chúa Trịnh.

– Chiến thắng vĩ đại chống quân xâm lược Xiêm mà đỉnh cao là trận Rạch Gầm – Xoài Mút ở Mỹ Tho (Tiền Giang) vào cuối năm 1784 đầu 1785. Quân xâm lược Xiêm 5 vạn đã “sợ Tây Sơn như sợ cọp” và chính là do lợi dụng việc Nguyễn Ánh cậy nhờ mà định sang chiếm đoạt miền Nam. Nguyễn Ánh mãi mãi mang tiếng xấu “cõng rắn cắn gà nhà”, cầu ngoại viện để giải quyết vấn đề quốc sự.

– Đại chiến thắng chống vài chục vạn quân xâm lược Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789 – mà ông vua cuối cùng của nhà Lê là Chiêu Thống đã cầu cứu. Và cũng như Nguyễn Ánh, ông vua Lê ấy cũng mang một bộ mặt nhọ nhem trong lịch sử.

1.3. Nguyễn Ánh cùng Chiêu Thống càng lem luốc bao nhiêu trước lịch sử thì hình ảnh Nguyễn Huệ – Bắc Bình Vương – Quang Trung càng được xem là bộ mặt tỏa rạng và có một vai trò lịch sử lớn lao bấy nhiêu trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII.

Nhưng bảo rằng Huế – Phú Xuân là do vua Quang Trung xây dựng thành một đô thị thủ đô thì theo tôi lại là một lối viết quá đà ! Huế, với thành Lồi ở Long Thọ bờ phải sông Hương và thành Lý Châu – sau đổi là Hóa Châu ở lưu vực sông Bồ đã trở nên một thị thành, một cảng thị (City-Port, Nagara) – từ thời Chiêm Thành và sau đó thời Đại Việt Huyền Trân nhà Trần (sau 1306) và sau đó nữa là Quãng Phước, Kim Long thời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên và Phú Xuân thời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1636-1648) và sau chót là Gia Long – Minh Mạng (trước Gia Long, Phú Xuân vẫn chỉ là Làng Xã).

1.4. Tuy không phải là một nhà sử học chính tông, nhưng tôi không bao giờ dám thể tất cho Nguyễn Ánh khi ông vì thế cùng lực kiệt, đã qua giám mục Bá Đa Lộc (Evêque D’Adran) và cậu bé tí hon hoàng tử Cảnh (lúc bấy giờ khoảng 6 tuổi) đi cầu viện các thế lực phương Tây (nhất là Pháp), đã dám cho vị giám mục người Pháp đó toàn quyền đại diện cho nước Việt phương Nam ký với Pháp cái gọi Hiệp ước Versailles, nhượng cho Pháp nào đảo Côn Lôn, nào cảng cửa Hàn… để mong nước Pháp quân chủ cuối mùa (1787) cứu một nền quân chủ cũng cuối mùa nốt của Đại Việt. Cho dù cái nước Pháp quân chủ cuối mùa ấy đã không giúp đỡ gì được cho Nguyễn Ánh và đã được / bị cuộc cách mạng 1789-1790 xóa sổ khỏi lịch sử phương Tây, nhưng sao chăng nữa, việc đó cũng tạo “tiền lệ” cho giới thực dân phương Tây mà trước hết là Pháp cùng với vài thế lực Thiên chúa giáo thân (Pro) thực dân can thiệp ngày càng sâu vào nội trị Việt Nam, và dẫn tới việc mất nước của ta vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ký hiệp ước, hòa ước để nhượng địa rồi “mãi quốc cầu vinh” là những thủ đoạn hèn hạ của thực dân đầu mùa và quân chủ cuối mùa.

1.5. Tuy sự thật lịch sử cho tôi – và cho chúng ta – biết rõ rằng những điều khoản của Hiệp ước Versailles ấy đã không thực hiện và sau này, khi đại diện của chính phủ Pháp đòi vua Gia Long thực hiện hiệp ước Versailles thì vua Gia Long đã kiên quyết từ chối với lý do rất chính đáng là: nước Pháp có thực hiện điều khoản nào của hiệp ước Versailles đâu !

Trên đường từ Pháp về Pondichery (Ấn Độ), giám mục Bá Đa Lộc chỉ tuyển được một số sĩ quan, kỹ sư, kẻ “phiêu lưu” người Pháp và với một số rất ít kinh phí mua được vài cái tàu bọc đồng – mà vua Quang Trung coi là những sự hù dọa vớ vẩn – để mang về giúp Nguyễn Ánh. Cho nên theo tôi, cố giáo sư Trần Đức Thảo và một số người khác đã viết hơi quá đà, rằng sự viện trợ của Pháp là một trong những nhân tố quan trọng nhất để tập đoàn Nguyễn Ánh đã đánh bại phong trào triều đại Tây Sơn, từ Nguyễn Nhạc đến Cảnh Thịnh – Bảo Hưng (1792-1802).

1.6. Như vậy, với những điều viết trên, là tôi đã có một hàm ngôn rằng, sự thắng lợi của Nguyễn Ánh đối với triều đại Tây Sơn chủ yếu là do những nguyên nhân nội sinh, và đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nhỉ, cũng đáng nên “khâm phục” dù “chút chút” – Nguyễn Ánh – một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long.

1.7. Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung, mặc dù ông vua anh hùng 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đàng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước(1).

1.8. Không nói gì đến ông Nguyễn Lữ – là “thầy tu” hay là “thầy võ” – không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền Nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình, mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm Trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị và “chãnh chọe” với em sau vụ Bắc Bình Vương “xóa hận sông Gianh” tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra Bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu – vợ Nguyễn Huệ – tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân. Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn ? Đó là một “lập trường giai cấp” máy móc đang chuyện nọ (chống ngoại xâm) “xọ chuyện kia” (chống quân chủ Nguyễn – Trịnh).

1.9. Ở đây có một vấn đề thuộc phương pháp luận sử học cần được làm sáng tỏ là: Lịch sử bao giờ cũng có một sự gián cách giữa lịch sử – thực tại (Histoire – Réalité) và lịch sử nhận thức (Histoire – Conscience). Mà cái lịch sử nhận thức thì luôn gắn liền với chủ quan nhà sử học – nhưng trách nhiệm và bổn phận của nhà sử học chân chính là luôn luôn cần cố gắng có cái nhìn khách quan đến mức cao nhất. Mức cao nhất đó là như các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cuối thế kỷ XX nói: Hơn ai hết là nhà sử học cần “nhìn thẳng vào sự thật !”, nói đúng sự thật, và giải thích một cách khoa học cái sự thật khách quan ấy. Vẫn theo tôi, “tâm thức tiểu nông” Việt Nam là nền tảng tinh thần của nền “dân chủ làng xã”, của sự đồng dạng văn hóa (Cultural Identity) ở cấp văn hóa xóm làng Đại Việt – Việt Nam một thời. Thống nhất rồi chia rẽ, đó là “trách nhiệm lịch sử” của cấu trúc quân chủ Phật giáo (Lý – Trần), rồi quân chủ Nho giáo (Lê – Nguyễn). Lịch sử chính trị và lịch sử văn hóa, có cái CHUNG và cũng có cái RIÊNG. Quy mọi thứ vào chính trị hay vào kinh tế là cái nhìn (Point of view) đã “lỗi thời” (Over time) lâu rồi, quá lâu rồi !
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
GS TRẦN QUỐC VƯỢNG – MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG (Tiếp theo)
PHẦN II


01. Luôn “trung thành” với tư duy tự ý thức rằng “Tôi không phải là một nhà sử học chính tông”, sau đây tôi chỉ nói – và viết – đôi điều “lặt vặt” tôi nhớ lại và cảm nhận được về vị vua khai sáng triều Nguyễn – Gia Long.

01.1. Nguyễn Ánh đã từng bôn ba từ đất liền ra các hải đảo, Côn Lôn, Phú Quốc…

Do nghiệm sinh cá nhân, tôi rất thích những người “bôn ba”, “từng trải”… dù với ý định chủ quan gì hay là do sự dủi dun của Trời Đất – Tự nhiên. Vị Tam Nguyên Vị Xuyên xứ Nam Hạ – Nam Hà quê tôi Trần Bích San đã có hai câu thơ mà tôi coi là tuyệt bút, nhất là câu sau:

Văn vô sơn thủy phi kỳ khí,

Nhân bất phong sương vị lão tài !

Nghĩa là:

Văn không sông núi, không cao diệu,

Người chẳng phong sương, khó rạng tài !

01.2. Rất gần đây, tôi được đọc bản thảo bài viết của một học giả Mỹ, trong đó có đoạn đại ý rằng:

Phụ thân Hồ Chí Minh – Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Sắc) là một người phiêu lãng(Wanderer), nhưng cụ mới chỉ “lãng du” ở trong nước Việt từ xứ Nghệ xứ Huế đến xứ Thanh, xứ Bình Định rồi vô miền Nam, Sài Gòn, Sông Bé, Long An, Sa Đéc…

Có thể Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng được “di truyền” bởi cái “gen” văn hóa phiêu lãng (wandering) đó, nhưng “CON hơn cha là nhà có PHÚC”, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã phiêu lãng gần như toàn thế giới, từ Á, Âu đến Phi, Mỹ… và ông đã có dịp “sống nghiệm” với nhiều nền văn hóa khác nhau; do đó ông đã trải nghiệm đối sánh nhiều LỐI SỐNG (Way (s)) trên tảng nền LỐI SỐNG VIỆT NAM. Ông giỏi ngoại ngữ mà ngôn ngữ là một sản phẩm đồng thời là một thành tố của Văn hóa, cho nên ông trở thành người của toàn Nhân loại và ông trở nên DUNG DỊ (Generous), rất Việt Nam và cũng rất “Thể tất”, rất “Cận NHÂN TÌNH” (Hunman Sense). Do vậy, Wandering phiêu lãng ở ông là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA.

Thế mà đã có kẻ dám dịch “wandering” là “lang bang, lang thang” và bảo rằng học giả Mỹ đó có dụng ý nói xấu Cụ Hồ ! Đáng xấu hổ thay người “DỐT HAY NÓI CHỮ” hay là “HAY CHỮ LỎNG” !

01.3. Nguyễn Ánh (Gia Long từ 1802) đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu – có lúc là “quái ác” – của vua Xiêm cũng có. Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba “thắng không kiêu, bại không nản”. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây “áp lực” song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để “thoát ra” được sự khống chế đó và – cho dù chỉ theo ý kiến cá nhân tôi – ông vẫn là NGƯỜI VIỆT NAM và đứng đầu một CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM, cho dù ông chịu nhiều áp lực ngoại bang và cũng có lúc phải sử dụng nhiều cố vấn trong nước và nước ngoài. Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩlàm phần nhiều theo ý ông. Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông – con hoàng tử Cảnh – làm người kế vị ông. Mà Minh Mạng, thì nên trọng nể và học tập ông về việc quản lý hành chánh đất nước và xã hội nhiều hơn nữa, chứ trách cứ ông thì cũng dễ thôi.

01.4. Cho dù ông tin cậy và nhờ cậy vào giám mục Bá Đa Lộc và tỏ ra “khoan hòa” với Thiên chúa giáo của phương Tây, cho dù hoàng tử Cảnh – trưởng nam của ông – đã trở thành giáo dân Thiên chúa giáo, khi ở Gia Định (Nam Bộ) cũng như khi trở thành hoàng đế toàn Việt Nam, ông vẫn tôn Nho, trọng dụng “Gia Định tam gia” người Việt gốc Hoa (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh), vẫn trọng Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian, dù là Việt Nam, là Khơ Me, hay là Chăm, là Thượng… Đội cận vệ của Gia Long, theo sử chép, chủ yếu là người “Thượng” (Sơn nhân). Ở thập kỷ 80, tôi đi điền dã ở xứ Quảng, ở Tây Nguyên, các tộc “thiểu số” vẫn nhắc đến Gia Long với một niềm kính nể. Có một thứ cây nửa trồng nửa hoang dại mang tên “Hoàng oanh quất” (quýt vàng) quả ăn ngon, người dân tộc vẫn bảo tôi rằng đó là thứ quả cây của vùng sơn cước đã nuôi sống Nguyễn Ánh thời khăn khó, sau này trở thành Quýt Ngự. Ấy là tôi chưa kể “Quế Trà My”…

01.5. Ông không chống Tây, Thiên chúa, cũng không sùng bái quá đáng Thanh – Nho như người ta tưởng, và ông loay hoay – tìm mà chẳng được – một HỆ Ý THỨC VIỆT NAM. Ông làm theo kiểu Việt Nam mà chưa điều chế nổi một lối suy nghĩ (Way of thinking) Việt Nam. Chỉ sau này Nguyễn Ái Quốc mới xây dựng được một Tư tưởng Hồ Chí Minh tương đối thuần Việt Nam. Nhưng đó lại là một đề tài chuyên luận Triết – Sử khác, ít dính dáng đến chủ đề ta đang bàn về Gia Long.

02. Sau 10 năm chinh chiến mà dân gian miền Nam Trung Bộ gọi là “TRẬN GIẶC MÙA” (1791-1801) – mùa gió nồm nam, Nguyễn Ánh mới dùng đội thủy chiến THUYỀN BUỒM ra đánh Tây Sơn – cuối cùng ông đã thắng.

02.1. Tôi là con cháu nhà Nho nên cũng có biết câu “Bất tương thành bại luận anh hùng”, nghĩa là “luận anh hùng, chớ kể hơn thua !”.

Song, nếu tôi là nhà sử học như các quý vị Phan Huy Lê, Nguyễn Phan Quang… khả kính, tôi cũng phải tìm cách “giải thích” lịch sử chiến thắng của Nguyễn Ánh với Tây Sơn chứ nhỉ ?

Chả nhẽ lại chỉ dùng một thứ “chủ nghĩa Mác thô sơ” là cuối cùng NÔNG DÂN – nếu không có một Đ.của giai cấp công nhân đô thị hiện đại lãnh đạo thì bao giờ cũng THUA giai cấp địa chủ – phong kiến , mà dù có thắng – như Tây Sơn đã từng thắng trước đó – thì rồi cũng bị ĐỊA CHỦ HÓA, PHONG KIẾN HÓA mà thôi !

02.2. Như tôi đã nghiệm sinh trên điền dã khắp Bắc Trung và chút chút ở miền Nam, tôi đã thấy cả Nguyễn Nhạc và cả Bắc Bình Vương – Quang Trung (tất nhiên cả Nguyễn Lữ nữa) đãthất nhân tâm khi các ông – như học giả Tạ Chí Đại Trường đã dẫn ra nhiều chứng cứ (XemNội chiến ở Việt Nam 1771-1801…) – ở miền Trung, chỉ để 01 chùa ở cấp huyện, ở miền Bắc chỉ để 01 chùa ở cấp tổng. “ĐẤT VUA – chùa LÀNG – Phong cảnh BỤT” – sáng – chiều nghe tiếng chuông chùa “chiêu mộ” để tấm lòng thư giãn, để biết thời gian trôi chảy vô thường đã từ lâu in hằn vào tâm thức người Việt. Phá chùa, đập tượng, nung chuông (làm tiền, làm khí giới) là làm phản lại tâm thức Việt Nam. Có lẽ nào dân gian xứ Bắc – Đàng Ngoài vốn kính VUA (Lê) nể CHÚA (Trịnh) và sùng Phật – Đạo, dù rất trọng Quang Trung đã vì dân mà chiến đấu và chiến thắng giặc Mãn Thanh, thế mà bên câu ca dao “cổ” (XV):

Lạy trời cho cả gió lên,

Cho cờ vua Bình Định(2) phất (phới) trên kinh thành(3).

Lại có câu ca dao “cận đại”:

Lạy trời cho cả gió Nồm,

Cho thuyền chúa (vua) Nguyễn thắng buồm thẳng ra !

Ra… là ra Bắc. Vô là vô (vào) Trung – Nam. Đấy là một câu ca dao thuần Bắc cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đừng nên chỉ suy diễn lòng dân (XVIII-XIX) theo chủ quan “bác học” (XX), mà nhà làm sử rất nên tham khảo Folklore, nhất là Folklore cổ – cận – dân gian.

02.3. Quân Tây Sơn vào Nam – Nam Bộ – thì phá Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), giết hại thương nhân Hoa kiều, vứt phá hàng ngoại bỏ ra đầy đường, sau ở Sài Gòn thì cũng vậy; ra Trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được; ra Bắc thì phá Vị Hoàng, phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long. Khi nho sĩ Bắc Hà – mượn lời nông dân xóm Văn Chương – để thưa kiện với chúa Tây Sơn về việc tòa Văn Miếu – bia Tiến Sĩ bị phá thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành thật phê vào đơn:

Thôi ! Thôi ! Thôi ! Việc đã rồi !

Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta !

Nay mai dựng lại nước nhà,

Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.

Thôi cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải (1785-1786)

...
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
...(Tiếp theo và hết)
02.4. Gia Long dù bắt đổi Thăng Long (昇 龍) từ thành phố Rồng bay thủ đô cả nước ra Thăng Long (昇 隆) – ngày thêm thịnh vượng – thủ phủ Bắc thành và dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám – Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại !

Thế thì kể ra cũng khó mà chê Gia Long và nghệ thuật kiến trúc Nguyễn ! Mà chê bai làm gì nhỉ, khi chúng – với thời gian – đã trở thành cái ĐẸP, cái Di sản Văn hóa Dân tộc – Dân gian.

Huế trở thành một Di sản Văn hóa Nhân loại – theo Quyết định của UNESCO 1993, mà hiện nay ta rất tự hào và đang biến thành Trung tâm Du lịch Văn hóa Việt Nam là NHỜ AI, nếu không phải là nhờ VUA – QUAN – DÂN thời Gia Long – Minh Mạng – Tự Đức và Nguyễn nói chung ?

Kính xin quý vị Sử gia – tạm / gượng gọi là “đồng nghiệp” của tôi bơn bớt việc “chửi bới” nhà Nguyễn – đời Nguyễn – bắt đầu từ Gia Long – đi cho tôi và dân chúng nhờ… Và thái độ tốt nhất là xếp cả xứ Huế và Việt Nam khi ấy vào Bảo tàng Lịch sử và coi khi đó, không gian đó như một TẤT YẾU TẤT NHIÊN của LỊCH SỬ VIỆT NAM !

03. Có một huyền tích lưu hành rất dai dẳng – và còn được ghi bằng giấy mực nữa kia – là khi Nguyễn Ánh – Gia Long (năm 1801) chiếm lại được Phú Xuân – Huế từ tay triều đại Tây Sơn, đã “cướp” công chúa Lê Ngọc Hân – Bắc cung Hoàng hậu của Quang Trung làm vợ. Huyền tích ấy nay đã được giải ảo hiện thực (désenchanter le réel). Sự thực lịch sử là thế này:

03.1. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), Ngọc Hân đã dời cung điện ra ở chùa Tiên gần lăng mộ Quang Trung (xem sách “Đi tìm lăng mộ Quang Trung” của Nguyễn Đắc Xuân và nhất là xem thơ Phan Huy Ích). Theo tôi, đó là vì vua Cảnh Thịnh kế nghiệp Quang Trung mới 12 tuổi (không phải là con đẻ của Ngọc Hân) cùng thái sư Bùi Đắc Tuyên (cậu của Cảnh Thịnh) rất lộng quyền, chẳng ưa gì bà Ngọc Hân xứ Bắc, nên bà đã có ứng xử “chẳng tu thì cũng như tu mới là”; cũng có thể là bà “nặng tình nặng nghĩa” với Quang Trung. Bà có với Quang Trung hai (02) người con, bà mất sớm (1799) và cả hai con bà cũng vậy (1801).

03.2. Cho nên không làm gì có chuyện vua Gia Long giết hai con bà và lại lấy bà làm vợ. Khi Ngọc Hân làm vợ Quang Trung, đã môi giới để người em cùng nhũ mẫu là Ngọc Bình làm vợ của Cảnh Thịnh.

Khi Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, bà Ngọc Bình bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, bắt được Ngọc Bình và quyết định ngay lấy làm vợ (phi). Cả đám triều thần của Gia Long xúm lại can ngăn, họ nói: – Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp – trinh nguyên, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình ! Vua Gia Long cười ha hả mà nói: – Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc,“tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô !

Về việc này Biên Niên sử của triều Nguyễn còn chép hẳn hoi, xem – chẳng hạn – Đại Nam Thực lục Chính biên.

Tôi kể chuyện này với ông bạn thân – nay đã quá cố “người xứ Huế” (mẹ là dòng Hoàng phái Nguyễn) là PGS Nguyễn Đức Từ Chi, ông cười lâu lắm và bảo tôi rằng: – Ở đại học, tôi học cổ sử Việt Nam với các thầy khác nên không biết chuyện này. Nay nghe anh kể mới biết. Thật là tuyệt ! Đây là một “ca” (cas = trường hợp) mà nếu lý giải bằng phân tâm học (psyanalyse) thì sẽ rất lý thú. Nhưng câu nói ấy của Gia Long trả lời các quan đại thần là rất “cynique” (tôi chưa biết dịch là gì cho đúng, đại khái là rất “tởm”, “lỗ mãng”, “bất cần sĩ diện”, “trắng trợn”… nhưng mà rất THỰC) đấy chứ, phải không anh ?

Tôi mủm mỉm gật đầu đồng ý.

03.3. Tôi được đọc GIA PHẢ nhà họ Nguyễn ở làng Nành (nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) quê bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ bà Ngọc Bình, nhũ mẫu của bà Ngọc Hân. Gia phả có đoạn chép:

Bà cụ Nguyễn Thị Huyền – qua con gái là bà Ngọc Bình – có làm đơn xin cải táng mộ bà Ngọc Hân (và hai con bà) về Bắc, về quê bà. Vua Gia Long đồng ý. Tiểu sành đựng xương cốt bà Ngọc Hân được chở bằng thuyền về làng Nành và được xây mộ hẳn hoi. Mãi đến thời Thiệu Trị (1840-1847), có một tên cường hào ở làng Nành vì có sự chảnh chọe ngôi thứ gì đó với dòng họ Nguyễn nên làm đơn vu cáo họ Nguyễn đã “lợi dụng” gì đó về ngôi “mả ngụy” Ngọc Hân, cấp trên nó quan liêu hay ăn đút lót gì đó – không biết – phê vào đơn cho phép đào mả Ngọc Hân quẳng xuống sông Nhị Hồng…

Hiện nay ở Gia Lâm có đền Ghềnh, tương truyền là “rất thiêng”, đấy chính là nơi hài cốt Ngọc Hân dạt vào, được dân vớt lên mai táng lại. Nhiều nhà “Hà Nội học” – không đọc gia phả họ Nguyễn làng Nành – đã nói và viết rất “lu bu” về chuyện này và “đổ vạ” cho Gia Long và nhà Nguyễn đào mả vợ Quang Trung để trả thù ! “Trả thù”, vâng, có thể có ở mọi thời, song việc đào mả Ngọc Hân quẳng xuống sông không phải là việc và trách nhiệm – tội lỗi của Gia Long.

03.4. Gia Long “tội vạ” gì mà gây thù chuốc oán thêm với sĩ phu và dân chúng Bắc Hà mà ông chê bai là “bạc” – theo thành ngữ dân gian – hay được / bị “dân gian hóa” thành câu:“Bạc như dân, bất nhân như lính”.

Theo chỗ tôi được biết (tôi biết rất ít thôi), thì sau khi vua Gia Long ra Bắc (1802) diệt nốt “dư Đ. Tây Sơn” và cử Nguyễn Văn Thành (“Tiền Quân Thành”) làm Bắc thành trấn thủ, vua Gia Long đã – qua ông Thành – làm vài việc sau đây:

03.5. Tổ chức một lễ tế “Trận vong tướng sĩ” ở bên bờ sông Nhị phía Đông thành Thăng Long. Bài văn tế này vẫn còn và khi xưa – tôi học trung học – vẫn được học ở sách Việt Nam văn học sử yếu của cố GS Dương Quảng Hàm. Sách này đề tên tác giả bài văn tế là “Vô danh”, sau này giới Văn học và Hà Nội học đã tìm ra tác giả chính là Nguyễn Huy Lượng, sĩ phu Bắc Hà – người đã cộng tác với triều đình Tây Sơn đến cùng (1801) và viết bài Phú nôm nổi tiếng“Tụng Tây hồ phú” (và do vậy Phạm Thái, sĩ phu Bắc Hà chống Tây Sơn đã viết bài phản bác cũng khá hay với nhan đề “Chiến tụng Tây hồ phú”). Lễ tế vong này và bài văn tế giành cho mọi sĩ tử binh không phân biệt ai là “chân” ai là “ngụy”. Tế xong, Nguyễn Huy Lượng không bị phạt tù tội gì về việc cộng tác với nhà Tây Sơn và Nguyễn Gia Long “bổ” cho ông cử nhân hay chữ này một chức tri huyện ở phủ Nghĩa Hưng (Nam Định), sau ông bị – theo gia phả và sử địa phương chí chép – giặc cướp giết.

03.6. Cũng dưới thời vua Gia Long, bà phi “tòng vong” với Lê Chiêu Thống xin triều Nguyễn cho đưa hài cốt ông vua Lê cuối cùng này cùng vài quan tòng vong (đã chết bên nước Thanh) đem về nước. Vua Gia Long – qua lời tâu của Trấn thủ Bắc thành – đã đồng ý. Bà phi họ Nguyễn này mang hài cốt chồng và vài quan khác về Việt Nam chôn cất xong thì tự tử chết. Bà cũng được mai táng tử tế (tôi được học chuyện này từ thời trung học Pháp thuộc).

Vua Gia Long đã sai lập “đền Cố Lê” ở Hà Nội (mạn phố Thụy Khuê) để thờ vua Lê cũ và sai dỡ nhà Thái miếu ở Thăng Long về Bố Vệ xứ Thanh quê nhà Lê lập đền thờ. “Đền vua Lê” (còn gọi là “Thái miếu”) hiện vẫn còn và đã được Bộ Văn hóa Thông tin nhà nước CHXHCN Việt Nam xếp hạng (“Di tích Văn hóa được xếp hạng”).

03.7. Quê tổ nhà Nguyễn là Gia Miêu ngoại trang ở Hà Trung – Thanh Hóa, đối diện với dãi núi Triệu Tường. Ở Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã trở thành “ông Hai” (ông cả Nguyễn Uông đã bị anh rể – chồng bà Ngọc Bảo – giết để cướp chính quyền Thái Sư (như thủ tướng ngày sau), thay thế ông bố vợ Nguyễn Kim (phụ thân Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng) đã bị đầu độc chết. Từ thế kỷ XVII-XVIII trên đường hình thành đạo Mẫu Việt Nam mà mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định, Nam Hà) trở thành “Thánh Mẫu” theo thần tích, ít ra là từ đời Cảnh Hưng (1740-1786). Nguyễn Hoàng đã được thờ ở khắp xứ Đàng Ngoài dưới tên gọi “Quan Lớn Triệu Tường”. Vua Gia Long đã về thăm quê gốc Gia Miêu.

Trên đường công tác điền dã, năm 1994, tôi đã về thăm Gia Miêu, thăm ngoại / nội trang, thăm núi Triệu Tường, và đang đứng trầm ngâm chiêm ngắm ngôi đình được trùng tu lại thời Gia Long, rất đẹp mắt nhưng đang gần như bị “bỏ quên” (chưa được xếp hạng và đang xuống cấp, chưa được trùng tu tôn tạo) thì được một cán bộ xã mời về trụ sở Đ. ủy và UBND xã.

Tôi những tưởng mình sẽ bị khiển trách và “thăm hỏi” vì đã dám ghé thăm ngôi đình làng mang niên hiệu Gia Long trùng tu mà không trình báo lãnh đạo xã. Nhưng không !, tôi được chiêu đãi một bữa bia “đã đời”, vì đã được cán bộ xã đứng tựa cột đình “nghe lỏm” – tôi đang giảng giải cho các cán bộ cùng đi – về nét đẹp ngôi đình làng này và tỏ ý tiếc vì bị nhà nước bỏ quên ! Nghe các nhà lãnh đạo xã quê hương Gia Long nói thêm về tình hình xã, tôi rất mừng vì các *** Gia Miêu quê hương nhà Nguyễn đã tỏ ra có “tư duy đổi mới” khi nhận nhìn vai trò lịch sử của vua Gia Long và nhà Nguyễn với thái độ “thể tất nhân tình”, rất đậm đà bản sắc Việt Nam. Vua Gia Long sai sửa đình làng quê gốc của mình nhưng không hề sai sửa lại tên quê. Mãi đến thời Tự Đức (1848-1883), ông vua này mới sai đổi tên Gia Miêu cũ xưa thành tên mới Quý Hương !

03.8. Tuy Trịnh Kiểm đã giết Nguyễn Uông, nhưng chính sử nhà Nguyễn, kể cả Đại Nam nhất thống chí, quyển về Thanh Hóa tỉnh, mục nhân vật vẫn chép về Trịnh Kiểm mà không hề có một lời nói xấu nào về ông tổ họ Trịnh này.

Thật là lạ ! Càng lạ hơn, khi tôi (1992) về thăm lại quê hương Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan ở Thạch Thất xứ Đoài (nay thuộc tỉnh Hà Tây) – người được coi là “Trương Tử Phòng” (quân sư Trương Lương của Hán Cao Tổ) của Trịnh Kiểm. Gia Long rồi Minh Mạng đã ban cho ngôi nhà thờ Trạng Bùng một bức đại tự chạm trổ rất đẹp với 4 chữ “TRUNG HƯNG CÔNG THẦN”, miễn sưu dịch cho con cháu Trạng Bùng, lại cho 2 “đinh phụ” được coi sóc nhà thờ và mồ mả của ông Trạng đã hết lòng “phù Lê phù Trịnh” này.

03.9. Tôi có một số bạn bè họ Trịnh đã / đang làm cán bộ cao cấp của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tôi đưa cho họ xem bản Trịnh gia thế phả do Trịnh Cơ vâng lệnh Gia Long, khai báo lại năm 1802.

Lời mở đầu cuốn gia phả họ Trịnh này viết rằng khi vua Gia Long ra Bắc (1802), ông đã cho gọi tộc trưởng họ Trịnh – Trịnh Cơ – từ xứ Thanh ra Thăng Long và phán bảo rằng: – Họ nhà ngươi và họ ta là hai họ có thâm thù vì tổ họ ngươi đã giết tổ họ ta !

Trịnh Cơ run rẩy nghĩ rằng mình và họ mình sẽ bị Gia Long “làm cỏ sạch gốc rễ” để trả thù. Nhưng mà không !, vua Gia Long nói tiếp: – Nhưng họ nhà ngươi và họ ta đã từng là thông gia – thân gia. Ta sẽ lấy tình thân gia mà đối đãi với họ ngươi. Song họ ta ở Nam đã quá lâu, ta chẳng biết rõ gì về họ ngươi cả. Vậy ngươi hãy cung khai về gốc gác họ Trịnh trình cho ta biết !

Trịnh Cơ mang gia phả cũ ra tham khảo và cứ theo sự thực viết ra (cố GS Hoàng Xuân Hãn rất khen ngợi bản gia phả nhà Trịnh này là trung thực, đã viết rõ gốc gác nghèo hèn và hành xử “xấu xa” của Trịnh Kiểm như ăn cắp gà, giết trộm trâu, ăn cắp ngựa…). Đọc xong Gia phả họ Trịnh, Gia Long đã phê ban cho họ Trịnh 200 mẫu ruộng công để dựng nên Trịnh điện làm nơi thờ tự các chúa Trịnh (nay làng Trịnh Điện bên bờ sông Mã có diện tích đúng 200 mẫu, 1 mẫu Trung bộ = 5000m2).


* LỜI TẠM ĐÓNG

Khi còn ở Gia Định và mới chỉ có Gia Định (châu thổ sông Mê Kông) trước 1801-1802, Nguyễn Ánh – Gia Long đã vận dụng “cơ chế thị trường” và đã biến Sài Gòn miền Nam thành nơi sản xuất xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây, cố nhiên hàng nhập khẩu được ưu tiên hàng đầu là vũ khí để chống lại Tây Sơn. Tôi không muốn / không cần bình luận về ý đồ chủ quan của Nguyễn Ánh, nhưng Nam Bộ cho đến nay vẫn quen với “cơ chế thị trường” hơn miền Bắc. Có nhiều nguyên nhân lắm, song phải chăng cũng có vai trò của NGUYỄN ÁNH ?

Tôi đã nhắc đi nhắc lại – làm rườm tai bạn đọc, nếu bài này được đọc và được in – rằng tôi, kẻ ngu hèn này, không phải là một nhà Sử học chính tông.

Vậy, theo ý F. Engels vĩ đại, ai không am hiểu lắm về một lĩnh vực khoa học nào đó mà cứ cố tình “nói chõ” vào thì có thể được lượng thứ về một số sai lầm không đến nỗi lớn lắm.

Tôi, từ lâu đã rất mê F. Engels, mượn và có thể là “lợi dụng” mấy lời nói của ông để tạm đóng bài viết có nhiều phần “dở hơi” này.

Hà Nội – Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

Mùa thu tháng Tám, 1996

Kính nộp,

GS Trần Quốc Vượng

(Đại học Quốc gia Hà Nội)

(1) Có nhà Việt Nam học ở Liên Xô (cũ) còn xem vai trò Gia Long như vai trò của Pi-e đại đế nước Nga xưa nữa kia. Thật là “quá đáng”, nhưng theo tôi, Quang Trung cũng không hề là nhà cải cách vĩ đại của Việt Nam.

(2) Bình Định Vương Lê Lợi.

(3) Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội

http://khoahocnet.com/2012/02/25/gs-trần-quốc-vượng-mấy-vấn-dề-về-vua-gia-long/
 

Prelax

Xe tăng
Biển số
OF-375681
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,661
Động cơ
319,827 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
sử ta viết về tây sơn oai hùng và chiến thắng ngoại xâm như 1 vị thần nhưng đúng là ngắn thật lên e hóng các cụ để bs hiểu biết
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top