Tại sao vua Gia Long 'quá hiếu sát' nhà Tây Sơn?
Theo Việt sử đại cương, không kể cá nhân Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì: năm 1777, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chú ruột vua Gia Long), Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương (em chú bác ruột) và Nguyễn Phúc Đồng (anh ruột) bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Tiếp đó, vào năm 1783, hai người em ruột của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn. Và thêm nữa, hoàng đế Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790".Một số tài liệu cũng ghi rằng, hoàng đế Quang Trung đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, gồm: chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613); chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687); chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691); chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725); chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738); và Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765); sau đó, lấy hài cốt ném xuống sông. Trong đó, phụ thân của vua Gia Long là con của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết: Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt Nguyễn Phúc Côn ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người).
Như vậy, từ mối thâm thù cá nhân, vua Gia Long đã tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn, mà không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình, khi tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù!".
http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/moi-tham-thu-gia-long--tay-son-gay-ong-dap-lung-ong-2253584
Năm 1790 là năm có sự kiện "vua Quang Trung giả" cùng sứ giả gặp Càn Long, nhà Tây Sơn đương thịnh thì loạn quân Trịnh làm sao dám làm cái việc tày trời này ở Thừa Thiên - sát chân thiên tử?. Hơn nữa, lăng tẩm chúa Nguyễn đều được xây dựng cẩn thận, chọn vị trí phong thuỷ tốt nên khó có thể đổ cho sạt lở. Giả dụ có sạt thì cũng chỉ 1-2 cái, đằng này đi cả 1 dây. Đây chắc chắn là lỗi hệ thống, không phải lỗi tay đánh máy. Cho nên em nghĩ việc đào mả này khó mà bịa đặt được.
Chỉ có thể luận ngược theo thuyết âm mưu như sau: Vua Quang Trung nhiều lần truy sát Gia Long không thành, có kẻ tâu lên phải triệt long mạch thì mới dứt được nhà Nguyễn thế là vua chuẩn tấu.