[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Năm 1800, thế trận giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn rơi vào thế giằng co. Vào thời điểm này, thành Quy Nhơn - một địa điểm tối quan trọng về chiến lược do chúa Nguyễn kiểm soát đang bị quân Tây Sơn uy hiếp mạnh mẽ. Quân Nguyễn tại đây phải cố thủ trong tình cảnh ngặt nghèo. Quân tiếp viện cho thành không thể đến bằng đường thủy do phía Tây Sơn bố trí một đội thủy quân cực mạnh để bảo vệ cửa biển Thị Nại.

Quyết cứu thành Quy Nhơn, chúa Nguyễn Ánh đưa hạm đội hùng hậu chưa từng có tiến ra phá vòng vây của Tây Sơn ở đầm Thị Nại. Đầm nước này trở thành chìa khóa quyết định cục diện quân sự trong tương lai của cả hai bên.

Theo một số nguồn sử liệu, chúa Nguyễn đã huy động trên dưới 1.000 chiến hạm lớn nhỏ cho trận Thị Nại. Trong số đó có 5 chiếc mang được 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu.

Quân Tây Sơn cho án ngữ ở cửa biển Thị Nại 3 chiến hạm khổng lồ Định Quốc - loại chiến hạm “khủng khiếp” nhất của người Việt thời cận đại với trang bị hơn 60 hải pháo mỗi chiếc. Phía sau 3 chiến hạm Định Quốc là hạm đội đông đảo gồm gần 2.000 chiến thuyền lớn nhỏ, tập hợp gần như tất cả sức mạnh thủy binh của quân Tây Sơn. Lực lượng phỏng thủ được hỗ trợ bởi rất nhiều đại pháo đặt trên hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai ở cửa ngõ vào Thị Nại.

Trong những cuộc giao chiến đầu tiên, thủy quân tiên phong của Nguyễn Ánh luôn bị nghiền nát ngay tại cửa đầm bởi hỏa lực phòng thủ khủng khiếp của Tây Sơn. Thành Quy Nhơn ngày càng nguy ngập. Chúa Nguyễn quyết định thu quân về để họp bàn các tướng bàn kế tiêu diệt hạm đội Tây Sơn. Nhận định mùa gió đang thuận lợi, họ thống nhất sẽ dùng hỏa công.

Đêm rằm tháng Giêng năm Tân Dậu 1801, 1.200 quân nhà Nguyễn bí mật đổ bộ lên bờ, đánh úp các pháo đài của Tây Sơn nhằm hóa giải các cỗ đại pháo.

Trước đó, nhánh quân tiên phong của chúa Nguyễn đã bắt được thuyền tuần tra Tây Sơn và và thai thác để lấy mật lệnh. Một đội chiến thuyền cái trang thành thuyền Tây Sơn dùng mật lệnh vượt qua cửa phòng thủ tiến sâu vào bên trong bắn phá.

Hai cánh đột kích trên đã trở thành chìa khóa để nhà Nguyễn xoay chuyển cục diện trận chiến. Trước sự bối rối cuả quân Tây Sơn, toàn bộ hạm đội của nhà Nguyễn được lệnh tổng tấn công.

Sự yểm hộ của các cỗ đại pháo hai bên bờ giảm sút, 3 chiến hạm Định Quốc của Tây Sơn bị trên 60 chiếc thuyền thuộc tiền đội thủy quân Nguyễn bao vây và đánh chìm. Toàn bộ hạm đội Nguyễn tràn vào dùng hỏa công đánh phá cạnh mẽ. Nhờ thuận hướng gió nên sức mạnh công phát huy tối đa, hạm đội Tây Sơn cháy phần phật từ chiếc này sang chiếc khác. Đêm ấy, một bức tranh khủng khiếp bao phủ lên toàn bộ đầm Thị Nại với lửa khói ngút trời.

Trận Thị Nại đã kết thúc với chiến thắng thuộc về nhà Nguyễn. Quân Nguyễn mất hơn 4.000 cho cuộc chiến. Về phía Tây Sơn, thiệt hại nặng nề hơn nhiều lần. Toàn bộ hạm đội ở Thị Nại – xương sống của hải quân Tây Sơn bị tiêu diệt hoàn toàn. Theo thống kê, Tây Sơn mất hơn 20.000 quân, 1.800 chiến thuyền, hơn 600 đại pháo…
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Qua năm 1783, Nguyễn Huệ đưa thủy quân vào tấn công Gia Định. Nguyễn Ánh cũng lập phục binh đón đánh thủy quân Tây Sơn ở cửa Cần Giờ. Lần này Nguyễn Ánh cho đóng các chiếc bè lửa để đánh hỏa công thủy quân Tây Sơn.

Vào trận, tàu chiến Tây Sơn xông vào giáp chiến. Lập tức các tướng chỉ huy thủy quân của Nguyễn Ánh là Hoàng Nhật hầu và Thăng Binh hầu ra lệnh cho quân sĩ thuộc quyền phóng lửa vào những chiếc bè chứa chất cháy và đẩy về phía tàu chiến Tây Sơn đang thẳng tiến.

Lúc đó Nguyễn Huệ đã dự kiến trước chiến trận nên cho tàu chiến tấn công vào lúc thủy triều đang lên và gió cũng bắt đầu đổi hướng về phía trận địa của thủy quân Nguyễn Ánh. Quả nhiên, hàng trăm chiếc bè lửa cháy tạt lại, đốt chiến thuyền của Nguyễn Ánh cháy mờ mịt trong khói lửa, tan tác hoàn toàn. Bản thân Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Phú Quốc trú ẩn.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Tây_Sơn
Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù. Đặc biệt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, đó là đội quân bách chiến bách thắng[44]. Vậy vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của Nguyễn Ánh để gây thành hậu họa sau này?

Theo Giáo sư Nguyễn Phan Quang thì[45]:

  1. Thứ nhất, họ Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng lấy lại vùng này[45].
  2. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn[45].
  3. Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc tại Nam Bộ không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất này. Sau khi cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Huệ lại bộn bề với những biến cố tại Bắc Hà, Nguyễn Nhạc thì đã suy yếu lực lượng và suy nhược về tinh thần, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng quá nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này[45].
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Cùng với các nguyên nhân trên, còn những nguyên nhân khác dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên nhà Nguyễn:

  • Cái chết quá sớm của vua Quang Trung, người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777, mà không có người thay thế xứng đáng. Quang Toản quá nhỏ không có đủ uy tín và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản không bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông.
  • Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Tây Sơn có nhiều tướng tài, nhưng sau khi người lãnh đạo tối cao Nguyễn Huệ qua đời, dường như không ai chịu ai. Các tướng giỏi, ngoài Ngô Văn Sở, Lê Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn phải thực hiện di mệnh đánh dẹp không phải là nhiệm vụ không thể thực hiện được, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Khi Hoàng Thái Cực mất, Phúc Lâm còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà MinhLý Tự Thành. Công việc nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Bởi các tướng Tây Sơn không thể làm được như Chu công nhà Chu, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ.
  • Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát nạn trước sự truy đuổi của Tây Sơn. Nhưng phải thừa nhận ông cũng là một người có lòng dũng cảm và ý chí bền bỉ không sờn, dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng sau khi Nguyễn Huệ chết, không còn ai là đối thủ của ông. Có ý kiến nuối tiếc cho sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ cho rằng việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,105
Động cơ
588,636 Mã lực
Tây sơn nổi danh với võ công của danh tướng Nguyễn Huệ. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ võ công hiển hách của ông mà nhà Tây Sơn gây dựng cơ đồ. Sau khi ông mất, cơ đồ ấy cũng sụp đổ nhanh chóng như tốc độ ông đã gây dựng nên nó.
Đây cũng là nhược điểm của một phong trào dựa quá nhiều và tài năng của một cá nhân lãnh đạo. Cũng có thể trong thời gian quá ngắn mà nhà Tây sơn lại phát triển "nóng" nên chưa ổn định được hệ thống thể chế nội bộ. Xét về tổng thể thì sự sụp đổ của Tây Sơn là do tự đánh nhau mà suy yếu. Việc của Nguyễn Ánh chỉ là khai thác sự suy yếu này mà tiêu diệt nhà Tây Sơn.
Em có qua bảo tàng Quang Trung ở An Nhơn. Nhìn chung bảo tàng này là nới trưng bày một số hiện vật mang tính tuyên truyền về triều tây sơn là chủ yếu. Chưa thực sự là một bảo tàng, trung tâm lưu trữ các hiện vật lịch sử, trung tâm nghiên cứu sử học đúng nghĩ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,964
Động cơ
365,515 Mã lực
Đã là tranh đoạt binh quyền thì nói gì thông gia với tình nghĩa :(
Trịnh Kiểm lấy con gái Nguyễn Kim được Nguyễn Kim tin dùng năm 1539 cho làm đại tướng quân, năm 1540 khi đi đón vua Lê lại nhận tước Dực Quận Công của vua Lê phong, năm 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc và Trịnh Kiểm chiếm hết binh quyền họ Nguyễn, sau lập kế giết con trưởng Nguyễn Kim là Nguyễn Uông , con thứ Nguyễn Hoàng phải trốn ra biên ải ...
Trịnh Kiểm trước khi chết truyền cơ nghiệp cho con của chính phi chứ không truyền cho cháu ngoại Nguyễn Kim
Sau khi diệt nhà Mạc họ Trịnh ra sức nam chinh tiêu diệt họ Nguyễn nhưng bất thành

Mục đích trừ hoạ và răn đe của NA đã đạt được thì rõ rồi
Còn lấy việc loạn quan loạn quân tàn phá trong chiến tranh khoác tội đào mồ mả xâm phạm hài cốt cho Tây Sơn để biện hộ cho việc trả tư thù cũng không phải không có lý :(

....................................



 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 nămTây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ[46]. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton[47] sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung, ở các vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay Nguyễn - trong những thời điểm nhất định[48]:

"...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát"
"... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm".
Cũng theo Georges Dutton thì "việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ 19... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn"[49].

Dù sao đi nữa, tên tuổi Tây Sơn còn ghi mãi trong lịch sử, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Quân Tây Sơn có một số đặc tính ảnh hưởng đến chiến thuật, chiến lược của Nguyễn Huệ mà chúng ta cần nghiên cứu:

Thành phần đa tạp không thuần nhất:

  • Thân binh Thuận Quảng là quân đội ông mang từ miền Nam đi ra;
  • Binh sĩ ra từ trước dưới quyền chỉ huy của Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân …;
  • Tân quân dân chúng bị cưỡng bách tòng chinh tại các làng mạc ông đi qua hay do các tướng lãnh đã tuyển mộ;
  • Các lực lượng phụ thuộc vào ông bao gồm các toán quân người thiểu số ở phía tây và các toán dân chài, du thương, hải phỉ … ở biển đông.
Chính vì gia nhập hàng ngũ vào nhiều thời điểm khác nhau, tại nhiều địa phương nên tổ chức và trang bị cũng thay đổi không đồng nhất. Tuy nhiên để bảo đảm sự có mặt của họ và vận dụng tối đa lực lượng trong chiến đấu, tham mưu Tây Sơn không thể không áp dụng một số biện pháp thông thường của quân đội vùng Nam Á:

  • Kỷ luật thép trong tuyển mộ và trừng phạt;
  • Lương thực tối thiểu, do cá nhân tự mang theo hay do từng tổ nhỏ đảm trách để có thể di hành nhanh mà không thể bỏ trốn, lệ thuộc hoàn toàn vào đoàn thể, không tồn tại được nếu sống riêng rẽ;
  • Ði theo đường núi để giới hạn tối đa tiếp xúc với quần chúng vừa bảo toàn bí mật vừa không tạo những xáo trộn một khi binh đội đi ngang qua;
  • Chia thành nhiều toán nhỏ riêng rẽ chỉ tập trung ở những điểm nhất định;
  • Không đóng quân tại đâu một thời gian dài để khỏi tạo ra những nhu cầu thực tế như buôn bán, liên hệ trai gái, trộm cắp và tiết lộ tin tức quân sự.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Ðể bù lại tổn thất trong chiến tranh và có đủ nhân sự, chính sách cưỡng bách tòng quân đến mức tối đa. Nhiều người ngoại quốc đến Ðàng Trong thời gian đó đã ghi nhận rằng xã hội hầu như không có đàn ông, chỉ có đàn bà trẻ em và người già cả.[1] Sự khủng hoảng về dân số cũng đưa đến việc đàn bà Nam Hà dễ dãi hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Trong nhiều thế kỷ tuy nạn cướp biển có hoành hành nhưng cũng không trở thành một lực lượng đáng kể vì thiếu một căn cứ địa để trốn tránh khi bị săn đuổi. Thế nhưng đến thế kỷ thứ XVIII, triều đình nước ta đã nhìn ra được tiềm năng và vai trò của họ nên thu dụng để dùng vào việc tuần phòng duyên hải. Nguyễn Huệ cũng tập hợp được nhiều nhóm, phân chia lãnh bàn hoạt động, chỉ đạo các chiến dịch và cho họ nơi trú ẩn. Robert J. Antony đã nhận ra rằng ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cướp biển đã thành một vài tập hợp lớn, có đến hàng ngàn chiến thuyền, tổng cộng đến hơn 7 vạn người.[18] Dian Murray cũng tường thuật khá chi tiết về những thủ lãnh mà Nguyễn Huệ chiêu dụ được căn cứ trên những tấu triệp của nhà Thanh (văn thư các quan tâu về triều) còn giữ trong Quân Cơ Xứ. Những tên tuổi của họ giải thích được phần nào một số “đôđốc” chỉ có tên mà không có họ trong danh sách các tướng lãnh:
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,355
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
....................................



Đến anh em cùng cha khác mẹ là Trịnh Tùng và Trịnh Cối cha mới mất 2 tháng đã tranh giành nhau tới mức người anh là Trịnh Cối bị cô thế phải chạy sang hàng Mạc Kính Điển !
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
… Ðối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ được gọi là Ðại Ca Việt Nam, là người bán những đồ họ cướp được và chia cho họ từ 20 đến 40% số tiền. Những bọn cướp lớn cũng được Hoàng đế che chở vì họ không những được phép neo thuyền tại vùng biên giới (Trung Hoa và Ðại Việt) để tuyển quân và trộm lương thực mà còn có thể dùng Việt Nam như một “sào huyệt” để rút về. Bọn hải khấu đó coi nhà vua như chủ nhân của họ vì dưới thẩm quyền củaông họ có thể thu hoạch nhiều nguồn lợi từ biển cả.[19]

Ngay từ khoảng cuối năm 1773, anh em Nguyễn Nhạc đã sử dụng thương nhân Hoa kiều là Tập Ðình (集亭) và Lý Tài (李才) chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung Nghĩa Quân và Hoà Nghĩa Quân. Hai đạo quân này rất dữ tợn, sử nhà Nguyễn chép là:

… Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng giấy bạc vào cổ,để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiền xung, quan quân không thể chống được …[20]
 

scorp8x

Xe container
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
8,972
Động cơ
499,553 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Đến nản với 2 vị TS sử học, thớt này của người ta, theo tài liệu phương tây. Cứ nhảy vào loạn hết cả lên ... Ngán ngẩm !
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
scorp8x nói:
Đến nản với 2 vị TS sử học, thớt này của người ta, theo tài liệu phương tây. Cứ nhảy vào loạn hết cả lên ... Ngán ngẩm !
Em cũng chưa thấy khác nhau là mấy. Mới lại cụ đốc ra bài chậm quá nên bị lấn mất thớt thôi, đáng ra chuẩn bị công phu thế cụ ý có thể táng ngay 1 mớ hoàn chỉnh + đặt sẵn vài kiêu gạch để post bài dần thì đẹp :D
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Đã là tranh đoạt binh quyền thì nói gì thông gia với tình nghĩa :(
Trịnh Kiểm lấy con gái Nguyễn Kim được Nguyễn Kim tin dùng năm 1539 cho làm đại tướng quân, năm 1540 khi đi đón vua Lê lại nhận tước Dực Quận Công của vua Lê phong, năm 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc và Trịnh Kiểm chiếm hết binh quyền họ Nguyễn, sau lập kế giết con trưởng Nguyễn Kim là Nguyễn Uông , con thứ Nguyễn Hoàng phải trốn ra biên ải ...
Trịnh Kiểm trước khi chết truyền cơ nghiệp cho con của chính phi chứ không truyền cho cháu ngoại Nguyễn Kim
Sau khi diệt nhà Mạc họ Trịnh ra sức nam chinh tiêu diệt họ Nguyễn nhưng bất thành

Mục đích trừ hoạ và răn đe của NA đã đạt được thì rõ rồi
Còn lấy việc loạn quan loạn quân tàn phá trong chiến tranh khoác tội đào mồ mả xâm phạm hài cốt cho Tây Sơn để biện hộ cho việc trả tư thù cũng không phải không có lý :(
Nếu nói thế thì em tưởng Vua Gia Long phải diệt trừ hết họ Trịnh để "Trẫm vì chín đời mà trả thù!". Đằng này ở bài em hỏi về Trịnh Bồng, thì chính bác đã dẫn lại là sau này Gia Long còn cho đi tìm lại con cháu. ;))
Nokfev nói:
Ngày 16 tháng 6 năm 1802 , vua Gia Long hạ dụ rằng
"Nhớ xưa: Họ ta cùng họ Trịnh vẫn là thân thích, quãng giữa bắc nam đôi ngả, thành xa cách nhau. Đó là công việc của tiền nhân, ta cũng không nên nói đến nữa. Tay ta trả được hận, giẹp được giặc, trong ngoài thống nhất như một nhà, thì tình thân qua cát từ xưa, lại nên nhớ đến. Vậy chiếu ban cho trong họ đều biết: nên phải bảo nhau, họp chọn lấy năm, sáu người tộc trưởng, có tài cán biện, đến Hành doanh chầu mừng và đưa cả sổ sách gia tiên, để tìm rõ được chi phái đích thứ, mà thu lục cho, để hậu nghĩa hai họ vơí nhau."
Do đó, con trai út của Trịnh Bồng là Trịnh Tư được cho làm giám thủ việc tế tử Tiên vương họ Trịnh.
Còn nói lý lẽ bằng chứng quân Trịnh đập phá lăng mộ thì cũng không có, còn nếu nói trộm cướp chuyên nghiệp thì may ra.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Theo báo cáo của Bá Đa Lộc tại triều đình Pháp “nghĩa quân Tây Sơn năm người mới có một người có súng và thuỷ quân đã có đại bác đặt trên thuyền chiến, còn lục quân chưa có đại bác. Nhưng từ năm 1786 trở đi, với những trận đánh ra Bắc của Nguyễn Huệ, quân đội Tây Sơn đã có hỏa lực rất mạnh, có nhiều súng, nhiều đại bác”.
Sau khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh đã thực hiện nhiều phản công vào quân đội Tây Sơn và đã thu được rất nhiều đại bác của quân đội Tây Sơn. Điều đó đã phần nào chứng minh sức mạnh của đại bác Tây Sơn: Như trong trận Khố Sơn năm 1793 quân Tây Sơn với 4 nghìn quân phòng ngự nhưng đã có trên 35 đại bác gang và đồng; Năm 1801 tại cửa ải La Qua, quân Tây Sơn đã đặt trên 80 đại bác để phòng thủ; đến trận rút lui trên sông Gianh năm 1802, sau khi đột phá lũy Trấn Ninh không thành công, quân Tây Sơn đã để lại một số lượng khá lớn khoảng 7 trăm khẩu.
Quân đội tây sơn nổi tiếng với kiểu đánh thần tốc, chớp nhoáng. Ngoài việc có rất nhiều đại bác còn có đàn voi chiến bất khả chiến bại nữa.
Nhưng thấy ít sách sử nhắc tới.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,964
Động cơ
365,515 Mã lực
Đến anh em cùng cha khác mẹ là Trịnh Tùng và Trịnh Cối cha mới mất 2 tháng đã tranh giành nhau tới mức người anh là Trịnh Cối bị cô thế phải chạy sang hàng Mạc Kính Điển !
chuyện bt
500 năm trc, Lê Hoàn vừa mất, các con đã đánh nhau ngay lập tức

nhưng cái e muốn nói ở đây dòng sau này của chúa Trịnh cũng xuất phát từ Nguyễn Kim
 

scorp8x

Xe container
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
8,972
Động cơ
499,553 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Em cũng chưa thấy khác nhau là mấy. Mới lại cụ đốc ra bài chậm quá nên bị lấn mất thớt thôi, đáng ra chuẩn bị công phu thế cụ ý có thể táng ngay 1 mớ hoàn chỉnh + đặt sẵn vài kiêu gạch để post bài dần thì đẹp :D
Em muốn xem 1 góc nhìn, tư liệu khác & chủ thớt cũng nói ngay từ đầu mờ 2 ông này chém nhiệt tình quá :) mấy thớt trước đủ lắm rồi. Phải em mờ gặp mấy ông cứ nhảy chồm hỗm vào giữa chừng là mất cmn hứng :D nhường luôn đất cho các chuyên ra kia chém tiếp
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Nếu nói thế thì em tưởng Vua Gia Long phải diệt trừ hết họ Trịnh để "Trẫm vì chín đời mà trả thù!". Đằng này ở bài em hỏi về Trịnh Bồng, thì chính bác đã dẫn lại là sau này Gia Long còn cho đi tìm lại con cháu. ;))


Còn nói lý lẽ bằng chứng quân Trịnh đập phá lăng mộ thì cũng không có, còn nếu nói trộm cướp chuyên nghiệp thì may ra.
Những gì cụ đọc được là do sử nhà Nguyễn chép lại nên tất nhiên không có được cái nhìn khách quan đâu.
Cụ cứ để cục đốc post hết xem có phần nào nói về việc này không để đối chứng xem.
Dù sao cái nhìn của người phương Tây sẽ khách quan hơn nhiều. Dù đó không phải 100% sự thật.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,355
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Nếu nói thế thì em tưởng Vua Gia Long phải diệt trừ hết họ Trịnh để "Trẫm vì chín đời mà trả thù!". Đằng này ở bài em hỏi về Trịnh Bồng, thì chính bác đã dẫn lại là sau này Gia Long còn cho đi tìm lại con cháu. ;))


Còn nói lý lẽ bằng chứng quân Trịnh đập phá lăng mộ thì cũng không có, còn nếu nói trộm cướp chuyên nghiệp thì may ra.
Việc NA tìm con cháu Trịnh Bồng cho nối dòng thờ tự là để vỗ về họ trịnh tránh có thêm 1 NA từ Bắc Hà báo thù rửa hận . Em có giải thích đầy đủ và thoả đáng !
Cụ nói về việc Tây Sơn quật mộ tiền nhân nhà Nguyễn !
Em chỉ ra nó thiếu chứng cứ lịch sủ và đưa ra 1 số giả thiết phản biện cũng không có căn cứ lịch sử ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top