[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

xecobonbanh

Xe buýt
Biển số
OF-77697
Ngày cấp bằng
12/11/10
Số km
624
Động cơ
425,420 Mã lực
Em ngồi nghe lịch sử. Cảm ơn cụ Chủ
 

Bon_bim

Xe máy
Biển số
OF-372757
Ngày cấp bằng
6/7/15
Số km
94
Động cơ
250,450 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
E xin đặt gạch hóng :)
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Em muốn xem 1 góc nhìn, tư liệu khác & chủ thớt cũng nói ngay từ đầu mờ 2 ông này chém nhiệt tình quá :) mấy thớt trước đủ lắm rồi. Phải em mờ gặp mấy ông cứ nhảy chồm hỗm vào giữa chừng là mất cmn hứng :D nhường luôn đất cho các chuyên ra kia chém tiếp
Cụ nói chí chuẩn! Đọc bài của cụ Dr giống như húp bát phở đang ngon thì vấp ngay phải cục xương của 2 cụ Tiến sĩ ném vào, lại mất công ngồi gặm :D
Nên kinh nghiệm của em là thấy post của 2 cụ Tiến sĩ là em bỏ qua ngay để theo dõi cho nó liền mạch :))
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
chuyện bt
500 năm trc, Lê Hoàn vừa mất, các con đã đánh nhau ngay lập tức

nhưng cái e muốn nói ở đây dòng sau này của chúa Trịnh cũng xuất phát từ Nguyễn Kim
Nếu muốn Trịnh Cối yên vị Trịnh Kiểm nên mạnh tay trừ bỏ Trịnh Tùng :(
Tướng của Kiểm đa phần cũng là tướng cũ của Nguyễn Kim, việc họ ủng hộ cháu ngoại Nguyễn Kim cũng là hợp lẽ, họ theo Kiểm 1 phần do Kiểm là con rể Nguyễn Kim !
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Những gì cụ đọc được là do sử nhà Nguyễn chép lại nên tất nhiên không có được cái nhìn khách quan đâu.
Cụ cứ để cục đốc post hết xem có phần nào nói về việc này không để đối chứng xem.
Dù sao cái nhìn của người phương Tây sẽ khách quan hơn nhiều. Dù đó không phải 100% sự thật.
Tây cũng chỉ chép được phần nào thôi, sử Nguyễn có thể không khách quan một số điểm nhưng cái vấn đề phá huỷ lăng tẩm miếu mạo là huý kỵ vương đế, sử quan không dám chép ẩu. Giả dụ truy ra không phải "nguỵ" Tây Sơn phá mà là băng trộm cướp phá thì sử quan cũng bay đầu. Cho nên em nghĩ người đọc tự thẩm là hay nhất. Các nguồn thì bây giờ ê hề, tha hồ lọc. Thêm một nguồn nói về nữ điệp viên siêu đẳng của Vua Gia Long, trong đó cũng nhắc đến việc nhà Tây Sơn phá lăng mộ:

Công nữ Ngọc Huyên do cung tần họ Tống sinh ra; lớn lên thì được gả cho Chưởng cơ Nguyễn Cửu Thống. Năm Giáp Ngọ (1774), nhân lúc đàng Trong quân Tây Sơn nổi lên chống nhà Nguyễn, Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc vào đánh phú Xuân, chiếm giữ được Thuận Hóa. Lúc đó, chồng chết, bà Ngọc Huyên không chạy theo quân Nguyễn vào Gia Định, mà ở lại xã Vân Dương (huyện Hương Thủy) cắt tóc đi tu. Vì thế, bà mới có tên gọi sư cô Vân Dương, hay bà vãi Vân Dương.

Sau khi chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn đã phá hủy tan tành lăng tẩm của các chúa Nguyễn. Quá đau xót đến phẫn uất, bà Ngọc Huyên nuôi chí chống Tây Sơn. Bà sai con rể là Nguyễn Đức Tuấn cùng sư già thân tín bí mật đến các xã Định Môn, Kim Ngọc, Cự Chính... căn dặn người dân địa phương theo dõi và tìm cách bảo quản hài cốt của Nguyễn Phúc Luân (thân sinh Nguyễn Ánh). Đồng thời, nhất cử nhất động của quân Tây Sơn, từ lương thực đến các hoạt động huấn luyện quân sĩ, đều được bà thông tin cho Nguyễn Ánh ở Gia Định...

Thậm chí, bà vãi Vân Dương còn chép tập Hoài Nam Ca khúc của Hoàng Quang (người xã Thái Dương) sáng tác, với nội dung lòng dân vẫn còn có người hướng về dòng họ Nguyễn, để dâng lên Nguyễn Ánh.
http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/he-lo-nu-diep-vien-hoan-hao-cua-vua-gia-long-2243820
 

longmd

Xe tải
Biển số
OF-87606
Ngày cấp bằng
6/3/11
Số km
306
Động cơ
409,583 Mã lực
Em muốn xem 1 góc nhìn, tư liệu khác & chủ thớt cũng nói ngay từ đầu mờ 2 ông này chém nhiệt tình quá :) mấy thớt trước đủ lắm rồi. Phải em mờ gặp mấy ông cứ nhảy chồm hỗm vào giữa chừng là mất cmn hứng :D nhường luôn đất cho các chuyên ra kia chém tiếp
Chuẩn cụ.
Đọc của 2 cụ kia khác đếch gì đọc thớt cũ.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Tây cũng chỉ chép được phần nào thôi, sử Nguyễn có thể không khách quan một số điểm nhưng cái vấn đề phá huỷ lăng tẩm miếu mạo là huý kỵ vương đế, sử quan không dám chép ẩu. Giả dụ truy ra không phải "nguỵ" Tây Sơn phá mà là băng trộm cướp phá thì sử quan cũng bay đầu. Cho nên em nghĩ người đọc tự thẩm là hay nhất. Các nguồn thì bây giờ ê hề, tha hồ lọc. Thêm một nguồn nói về nữ điệp viên siêu đẳng của Vua Gia Long, trong đó cũng nhắc đến việc nhà Tây Sơn phá lăng mộ:

Công nữ Ngọc Huyên do cung tần họ Tống sinh ra; lớn lên thì được gả cho Chưởng cơ Nguyễn Cửu Thống. Năm Giáp Ngọ (1774), nhân lúc đàng Trong quân Tây Sơn nổi lên chống nhà Nguyễn, Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc vào đánh phú Xuân, chiếm giữ được Thuận Hóa. Lúc đó, chồng chết, bà Ngọc Huyên không chạy theo quân Nguyễn vào Gia Định, mà ở lại xã Vân Dương (huyện Hương Thủy) cắt tóc đi tu. Vì thế, bà mới có tên gọi sư cô Vân Dương, hay bà vãi Vân Dương.

Sau khi chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn đã phá hủy tan tành lăng tẩm của các chúa Nguyễn. Quá đau xót đến phẫn uất, bà Ngọc Huyên nuôi chí chống Tây Sơn. Bà sai con rể là Nguyễn Đức Tuấn cùng sư già thân tín bí mật đến các xã Định Môn, Kim Ngọc, Cự Chính... căn dặn người dân địa phương theo dõi và tìm cách bảo quản hài cốt của Nguyễn Phúc Luân (thân sinh Nguyễn Ánh). Đồng thời, nhất cử nhất động của quân Tây Sơn, từ lương thực đến các hoạt động huấn luyện quân sĩ, đều được bà thông tin cho Nguyễn Ánh ở Gia Định...

Thậm chí, bà vãi Vân Dương còn chép tập Hoài Nam Ca khúc của Hoàng Quang (người xã Thái Dương) sáng tác, với nội dung lòng dân vẫn còn có người hướng về dòng họ Nguyễn, để dâng lên Nguyễn Ánh.
http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/he-lo-nu-diep-vien-hoan-hao-cua-vua-gia-long-2243820
Mấy cái cụ nó thì nó nhan nhản trong sách, trên mạng, trên gúc. Ai cũng biết rồi ạ.
Cái mà các cụ quan tâm ở đây là cái nhìn mới khác hơn, trung lập hơn, có thể không đầy đủ như chính sử.
Em nghĩ nên trả lại thớt cho cụ chủ cho đỡ loãng. Bàn luận mấy cái vấn đề ngoài lề thế này thì mỗi người 1 quan điểm chả ai giống ai cả.
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
Em vừa đi tham quan Bảo Tàng Quang Trung - Tây Sơn Tam Kiệt! Thấy kính trọng, ngưỡng mộ cái tài cái dũng, cái khát vọng của cụ Quang Trung Nguyễn Huệ quá!
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
Em vừa đi tham quan Bảo Tàng Quang Trung - Tây Sơn Tam Kiệt! Thấy kính trọng, ngưỡng mộ cái tài cái dũng, cái khát vọng của cụ Quang Trung Nguyễn Huệ quá!
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Vấn là vấn đề Tây Sơn chứ không có loãng chủ đề. Chẳng hạn liên quan đến nguyên nhân cái chết của Vua Quang Trung sử viết theo lối phong kiến dị đoan như sau:

Về nguyên cớ cái chết của vua Quang Trung, còn nhiều dấu hỏi. Theo sử quan Nguyễn, vua bị thần nhân đánh trọng thương trong giấc mơ vì đã dám phá hủy lăng tẩm nhà Nguyễn.

[Trước đó, một hôm Nguyễn Huệ đang ngồi chơi buổi chiều bỗng mơ thấy một ông già đầu bạc từ trên không xuống, mặc áo trắng, tay cầm gậy sắt chỉ vào Huệ mà bảo rằng: “Ông cha mày sinh ở đất vua, đời làm dân vua, mày sao dám vô lễ xâm phạm lăng tẩm?” Rồi đánh vào trán một cái, Huệ mê ngất ngã ra.” Tả hữu đều sợ, giờ lâu mới tỉnh. Đem việc ấy nói với trung thư Trần Văn Kỷ. Nhân đó ốm không dậy được.]

Huệ tàn ngược vô đạo, kỳ sơ cứ Đô thành dã, liệt thánh chư tôn lăng giai phạm chi. Nhất nhật văn tọa hốt huyễn vựng kiến bạch đầu ông tự không trung lai, trứ bạch y, trì thiết bạng mạ viết: “Nhĩ chi tổ phụ cư Vương thổ, thế vi Vương dân, nhĩ an cảm phạm chi lăng tẩm?” Dĩ bạng kích kỳ tang, Huệ hôn đảo lương cửu nãi tỉnh dĩ ngữ Trung thư Trần Văn Kỷ. Tự thử bịnh chuyển kịch...

Như vậy, em nghĩ phải có chuyện vua Quang Trung chuẩn tấu việc phá huỷ lăng tẩm nhà Nguyễn thì sử quan mới nương gió chém theo, chứ không đố dám mà bịa chuyện!.

Còn theo các sổ sách của phương Tây chép lại và giới phân tích y khoa sau chẩn đoán thì Vua QT bị bệnh "xuất huyết não" và nguyên nhân là do "viêm phổi nặng" dẫn đến "truỵ hô hấp". Dĩ nhiên tài liệu Tây cũng phải lờ đi một đoạn quan trọng, đó là ông bác sĩ riêng của Vua Quang Trung ở thời điểm đó là giáo sĩ Jean Jacques Guérard (1761-1823)!. Ông này trước đó cũng trị bệnh cho "vợ lớn" của Vua Quang Trung và bà này cũng không qua khỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Từ đây, bắt đầu một cuộc đối đầu mới giữa 2 người, có thể gọi là anh hùng, là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. CÒn Nguyễn Nhạc, có lẽ chưa phải là đối thủ của Nguyễn Ánh trên chiến trường.

Năm 1778.

Nguyễn Nhạc tự phong vương cho mình, làm chủ toàn bộ đất đai từ Quảng Nam đến Hà Tiên, ông tự xưng Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Coi như dứt hẳn với chính quyền vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài.

Lúc này, lên làm vua, Nguyễn Nhạc bắt đầu lo ngại về tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ, sợ Nguyễn Huệ thể cũng lại xưng vương và cai quản vùng Gia Định, nên ông cho gọi Nguyễn Huệ về Quy Nhơn. Đó là một sai lầm chiến thuật, bởi vì chủ ý Nguyễn Huệ muốn tận diệt nốt Tướng Đỗ Thanh Nhân, Nguyễn Ánh và một số tướng nhà Nguyễn khác không đầu hàng Tây Sơn. Bị gọi về, Nguyễn Huệ cử một tướng Tây Sơn coi giữ, đóng quân ở dinh Long Hồ ( dinh (doanh) Long Hồ, lúc này có lẽ thuộc vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) do vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) vừa dâng để cầu hòa)

Nguyễn Ánh trốn ra đảo, có lẽ là Thổ Chu, và được Bá Đa Lộc che chở, hơn thế nữa, nghe Ánh trình bày thảm cảnh, Lộc cũng xúc động, liền quyết tâm giúp Ánh khôi phục giang sơn, đổi lại, Ánh hứa hẹn các kiểu: tự do buôn bán, tự do truyền Đạo, v/v..

Lộc cho người đi liên lạc được với Đỗ Thanh Nhân và Lê Văn Quân, các tướng này ra Thổ Chu gặp Ánh, mưng tủi khôn xiết, cùng nhau bàn việc oánh Tây Sơn, tiền bạc một phần do Lộc giúp.
Đã đọc tới đây trong lúc ngồi chờ cụ doctor76 em lại bốt tiếp các thông tin lá cành :)
- Thấy có mấy cụ đang chửi 2 cụ nào đó :-?
Hy vọng các cụ ấy trừ mình ra rồi ;))

Bá Đa Lộc sinh ngày 2 /11/1741 tại thành Origny-en-Thiérache là một xã ở tỉnhAisne, vùng Picardie thuộc miền bắc nước Pháp. Ông là trưởng nam trong một gia đình có 12 người con. Gia đình ông khá giả, thân phụ làm chủ một tiệm thuộc da khá phát đạt. Ông vào chủng viện Hội Truyền giáo Ba Lê năm 1765 và đi xứ Nam kỳ ngày 9 /9 năm đó, chống lại ý muốn của cha ông. Ông viết rằng: «Tôi phải đi đến một số nước mà thánh Phanxicô Xavie đã từng đến.» Tình cờ lịch sử đã khiến ông đồng hành với ông Pierre Poivre. Sau khi xuyên qua đảo Bourbon (la Réunion), Pondichy, Malacca, và Macao, ông dừng lại ở đảo Hòn Đất, gần Hà Tiên (1767)...
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đã đọc tới đây trong lúc ngồi chờ cụ doctor76 em lại bốt tiếp các thông tin lá cành :)
- Thấy có mấy cụ đang chửi 2 cụ nào đó :-?
Hy vọng các cụ ấy trừ mình ra rồi ;))

Bá Đa Lộc sinh ngày 2 /11/1741 tại thành Origny-en-Thiérache là một xã ở tỉnhAisne, vùng Picardie thuộc miền bắc nước Pháp. Ông là trưởng nam trong một gia đình có 12 người con. Gia đình ông khá giả, thân phụ làm chủ một tiệm thuộc da khá phát đạt. Ông vào chủng viện Hội Truyền giáo Ba Lê năm 1765 và đi xứ Nam kỳ ngày 9 /9 năm đó, chống lại ý muốn của cha ông. Ông viết rằng: «Tôi phải đi đến một số nước mà thánh Phanxicô Xavie đã từng đến.» Tình cờ lịch sử đã khiến ông đồng hành với ông Pierre Poivre. Sau khi xuyên qua đảo Bourbon (la Réunion), Pondichy, Malacca, và Macao, ông dừng lại ở đảo Hòn Đất, gần Hà Tiên (1767)...
Ông (Bá Đa Lộc) bị bắt ngày 8/01/1768, vì tội chứa chấp một vị hoàng tử Xiêm, vốn là kẻ thù của Mạc Thiên Tứ, thống đốc vùng Hà tiên. Ông bị giam gần 2 tháng, trong năm 1768. Ông phải mang một cái gông nặng 45 kg, dài 1,77m…
Để tránh bị hại ông đã ra đi cùng với 43 chủng sinh, đến Malacca, và sau đó đến Pondichéry (Ấn Độ). Ông dừng chân tại Virampatnam và xây cất một tu viện. Năm 1771, ông được bổ nhiệm làm Giám mục lúc 30 tuổi, và được tấn phong ngày 24/02/1774. Ông tận dụng thời gian này để soạn quyển tự điển "Ngữ Vựng Việt-La".
Ông quay trở lại Nam Kỳ, đáp tàu ngày 12/03/1775 và trở về cư trú tại Hà Tiên. Theo sự ước lượng lúc đó, giáo xứ có khoảng 60.000 hoặc 100.000 người công giáo. Vào năm 1779 có 9 linh mục Hội thừa Sai, 1 linh mục người Ý, một tu sĩ dòng Phanxicô Manilla, và những linh mục người bản xứ...
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Địa danh này có từ thời Đại Ngu, chỉ miền Bắc VN ngày nay. Sau này được phiên thành Tong Chinh, Ton Kin (Đông Kinh là tên khác của Thăng Long cũng như Đông Đô, Đông Quan lúc quân Minh xâm lược)
Đây là ảnh của thương cảng Vân Đồn - Quan Lạn
E là có sự nhầm lẫn lớn ở đây.
Đông Kinh (Thăng Long - Kẻ Chợ), nghĩa rộng là Đàng Ngoài/miền bắc VN thường được phiên là
Tonkin, Tongkin,Tongking hoặc Tonquin, Tonqueen. Thời gian này thuyền buôn phương Tây vào buôn bán sâu trong nội địa dọc theo sông Hồng, sông Thái Bình. Tàu lớn cập cảng Domea (Đò Mè, Tiên Lãng), chuyển hàng sang tàu nhỏ vào sâu Phố Hiến và Kẻ Chợ. Các khu thương điếm Tây cũng được lập ở các trung tâm này. Tài liệu của thương nhân các công ty Đông Ấn cũng đề cập tới các trung tâm này. Các cụ tìm Samuel Baron sẽ thấy rất nhiều ký họa về Tonkin/Đàng Ngoài. Vân Đồn chỉ phát triển mạnh tới Lê sơ, từ Mạc đã k còn là cảng khẩu quốc tế quan trọng nữa.
Đây là ký họa Thăng Long - Kẻ Chợ nhìn từ sông Hồng của S. Baron. Khu thương điếm Anh và Hà Lan ở góc bên phải, chỗ cửa sông Tô Lịch, nay ở khoảng phố Chợ Gạo.


Còn Tonglingh trên là của Johan Nieuhof Đông Ấn Hà Lan. Ở Viễn Đông, ông này làm việc chủ yếu ở Trung Quốc, chưa bao giờ tới VN cả. Tongligng là phiên từ Đồng Lăng, âm đọc là dong ling. Mặt khác, cảnh trong ảnh trên cho thấy là cảnh sông núi, không phải là cảnh biển đảo. Chú thích thư mục phương Tây cũng đều nói Tonglingh là một thành phố của Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
414
Động cơ
378,830 Mã lực
Còn theo các sổ sách của phương Tây chép lại và giới phân tích y khoa sau chẩn đoán thì Vua QT bị bệnh "xuất huyết não" và nguyên nhân là do "viêm phổi nặng" dẫn đến "truỵ hô hấp". Dĩ nhiên tài liệu Tây cũng phải lờ đi một đoạn quan trọng, đó là ông bác sĩ riêng của Vua Quang Trung ở thời điểm đó là giáo sĩ Jean Jacques Guérard (1761-1823)!. Ông này trước đó cũng trị bệnh cho "vợ lớn" của Vua Quang Trung và bà này cũng không qua khỏi.
Theo như này thì có thể nghi ngờ là Jean Jacques Guérard đầu độc vua Quang Trung theo âm mưu của Bá Đa Lộc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1777.

Tháng 11, được sự giúp đỡ của Lộc, Nguyễn Ánh và tàn quân Nguyễn tụ tập lại, dần mạnh lên. Lộc bỏ tiền ra mua vũ khí trên các tàu buôn Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp cho Ánh.
Nguyễn Ánh, xét về võ công, như các giáo sĩ nhận xét, thua Nguyễn Huệ, nhưng về mặt mưu kế, kể cả mưu hèn, thì có phần vượt trội.

Ngày 14 tháng 11 năm 1777.
Nguyễn Ánh đem theo 400 quân, cùng Đỗ Thành Nhân đóng giả một đám tang, nhân lúc quân Tây Sơn không phòng bị, oánh chiếm được dinh Long Hồ, tại đây, Ánh, dù ít tuổi, cũng tỏ ra có máu đồ sát chả kém Tây Sơn, trong số 500 tù binh bắt được, Ánh cho chém đầu hết, còn vợ con binh lính, người già,ánh cho trói lại rồi dìm chết đuối cả.

tháng 12 năm 1777.

Lộc có thuê được 1 số lính Tây giúp Ánh, trong đó có 16 lính Bồ ĐÀo Nha, 14 lính Pháp. Ánh cũng tập hợp được thêm 2000 lính TQ, không rõ kiếm được ở đâu.
Ánh và Lộc cho bọn này lập công ngay, ngày 21 tháng 12 năm 1777, toán quân này do Ánh và một số sĩ quan Pháp nổ súng oánh thành Sài Côn, do 1 viên tướng tây Sơn là tổng đốc Châu giữ, quân Tây Sơn bị bất ngờ bởi cách đánh mới, bị đại bác và hỏa lực áp đảo, nhanh chóng vỡ trận. Tướng Tây Sơn nào bị bắt, Ánh cho đem chém, số lính Tây Sơn phần đông hàng Ánh.

NĂm 1778.

Nguyễn Ánh được các tướng Nguyễn phong làm "Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính". Lúc này, lực lượng Ánh mạnh hơn nhiều, Ánh thu nạp được nhiều tướng tài giỏi, đặc biệt là Lê Văn Duyệt.

Ngoài ra, Lộc tiếp tục mời được nhiều lính Tây về giúp Ánh, trong số này, có 1 sỹ quan Pháp tên là Manuel ( phiên âm Hán Việt : Mạn Hòe), Manuel vốn là sỹ quan bảo kê áp tải các tàu buôn Pháp, không rõ Lộc gạ gẫm ra sao,đã theo Ánh phục vụ, chính Manuel đã huấn luyện thủy quân Nguyễn, làm cho đội quân này tinh nhuệ không kém quân Tây Sơn.
Manuel được Ánh phong chức " Cai cơ"
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
E là có sự nhầm lẫn lớn ở đây.
Đông Kinh (Thăng Long - Kẻ Chợ), nghĩa rộng là Đàng Ngoài/miền bắc VN thường được phiên là
Tonkin, Tongkin,Tongking hoặc Tonquin, Tonqueen. Thời gian này thuyền buôn phương Tây vào buôn bán sâu trong nội địa dọc theo sông Hồng, sông Thái Bình. Tàu lớn cập cảng Domea (Đò Mè, Tiên Lãng), chuyển hàng sang tàu nhỏ vào sâu Phố Hiến và Kẻ Chợ. Các khu thương điếm Tây cũng được lập ở các trung tâm này. Tài liệu của thương nhân các công ty Đông Ấn cũng đề cập tới các trung tâm này. Các cụ tìm Samuel Baron sẽ thấy rất nhiều ký họa về Tonkin/Đàng Ngoài. Vân Đồn chỉ phát triển mạnh tới Lê sơ, từ Mạc đã k còn là cảng khẩu quốc tế quan trọng nữa.
Đây là ký họa Thăng Long - Kẻ Chợ nhìn từ sông Hồng của S. Baron. Khu thương điếm Anh và Hà Lan ở góc bên phải, chỗ cửa sông Tô Lịch, nay ở khoảng phố Chợ Gạo.


Còn Tonglingh trên là của Johan Nieuhof Đông Ấn Hà Lan. Ở Viễn Đông, ông này làm việc chủ yếu ở Trung Quốc, chưa bao giờ tới VN cả. Tongligng là phiên từ Đồng Lăng, âm đọc là dong ling. Mặt khác, cảnh trong ảnh trên cho thấy là cảnh sông núi, không phải là cảnh biển đảo. Chú thích thư mục phương Tây cũng đều nói Tonglingh là một thành phố của Trung Quốc.
Có lẽ vậy thật ;))
Bản khắc vào nửa cuối thế kỉ 17
Còn đây là cảnh Đông Lăng
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này Nguyễn Nhạc đã lên ngôi Hoàng Đế, tuy nhiên tài năng tổ chức kinh tế của ông được các giáo sĩ coi là kém cỏi, dù xuất thân thương gia. Trong vùng Nhạc cai quản, thuế má còn tăng hơn thời chúa Nguyễn gấp mấy lần, đời sống nhân dân có phần cơ cực hơn. Nguyễn Nhạc ráo riết tổ chức bắt lính, thậm chí thu nạp hết cả bọn trộm cướp, du thủ du thực.

Nghe tin quân Nguyễn Ánh, được Tây giúp, đang làm mưa gió ở Gia Định, Nguyễn Nhạc lo sợ, bèn ra lệnh cho Nguyễn Huệ vào oánh, nhưng không hiểu vì sao Nguyễn Huệ từ chối, Nhạc bèn điều Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn mang 7000 quân vào đánh Gia Định.

Tất cả các tướng Tây Sơn này, đều không phải là đối thủ của Nguyễn Ánh và lính Tây.

Cho dù quân Tây Sơn nhanh chóng đánh chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển. Nguyễn Ánh để Đỗ Thanh Nhân giữ Gia Định, quân Tây Sơn bị lính Tây và lính TQ chặn lại, dùng hỏa lực áp chế phản công, bị giết tại trận 2000 quân.

Thừa thắng, Ánh cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh nhau ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, đạo quân thủy do Manuel chỉ huy ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên.

Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông này phải rút về lại Quy Nhơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1779.

Nguyễn Ánh thu lại toàn bộ vùng Gia Định, gọi là Phiên An Trấn (Sài Gòn-Gia Định-Long An)

Ánh cho tổ chức phân chia hành chính đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc, đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ.

Ánh lo tổ chức phát triển kinh tế, dựa vào bọn người Hoa, bọn thương nhân, bọn địa chủ, còn người Việt,Ánh cũng bóc lột thậm tệ. Cá giáo sĩ cho biết, thuế má của Ánh cũng cao chả kém Tây Sơn, tuy nhiên do vùng đất này trù phú, màu mỡ, nên kinh tế ở đây vẫn phát triển mạnh, đặc biệt là ngoại thương, do Lộc mời đến.

Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: khi ngay sau khi vừa được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng ngay 50 chiến hạm đầu nhọn gọi là Long Lâm Thuyền. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhân lại đưa ra sáng kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái).

Năm 1779, Chân Lạp tranh thủ quân Việt đang gặp rối loạn mà nổi dậy, Nguyễn Ánh bèn sai binh đi chiếm Chân Lạp và biến quốc gia này thành chư hầu, đồng thời cũng thu nạp thêm được nhiều lính.

Tháng 1 năm 1780.

Nguyễn Ánh xưng vương, và, đúng là Ánh cực kỳ khôn hơn Nguyễn Nhac, biết lòng dâN Đại Việt vẫn tưởng nhớ nhà Lê,Ánh bèn dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc, phong cho Đỗ Thanh Nhân chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công.

Nguyễn Ánh cũng đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm la, hứa sẽ trả lại cho Xiêm La tầm ảnh hươởng Chân Lạp nếu giúp oánh Tây Sơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top