Ở đây, theo em, mọi người nên phân biệt 2 khái niệm: nói tục và chửi thề. Chửi thề là trong câu nói hàng ngày luôn luôn có từ đệm là từ tục tĩu hoặc từ thô thiển; còn nói tục là trong câu chuyện/giao lưu hàng ngày có sử dụng những từ thô tục để thay thế hoặc thêm vào để làm tăng thêm kịch tính khi thể hiện cảm xúc!
Rõ ràng chửi thề là rất không nên, nhất là khi ra ngoài xã hội, nơi công cộng đông người. Còn trong nhà thì sẽ phụ thuộc vào văn hóa cụ thể gia đình đó nữa, lúc này là "sự tôn trọng quyền cá nhân!"
Còn nói tục nó phức tạp hơn rất nhiều! Dù muốn hay không muốn thì ngôn từ tục tĩu nó là cả một văn hóa đặc thù của ngôn ngữ không riêng gì của dân tộc ta mà còn của các dân tộc khác trên khắp thế giới. Vấn đề chính là sử dụng chúng sao cho đúng chỗ và hợp lý thôi. Cá nhân em cho rằng: rất "tội nghiệp" cho Cụ/Mợ nào đó mà không biết nói bậy!
Em biết nói bậy "hay" từ những năm cuối cấp phổ thông, tới giờ, vài chục năm đã qua nhưng vẫn có lúc nói bậy - chứ không chửi thề nhé! Nguyên tắc của em là: không bao giờ nói tục ở nơi công cộng, trước mặt trẻ em và phụ nữ và người lạ.