Lời nói thể hiện văn hoá, đạo đức và ít nhiều thể hiện trình độ nhận thức, hiểu biết của mỗi người. Nhiều lúc em xách trẻ con đi chơi cũng không biết né vào đâu để tránh bọn nói tục bừa bãi nữa .Tuần vừa rồi tình cờ tôi gặp phải hai tình huống ấn tượng.
1. Vợ tôi hay gội đầu tại một tiệm gần nhà. Tuần trước đi gội quên cái ô ở tiện mới nhờ tôi lấy về.
Sáng chủ nhật tiệm không đông khách lắm, tôi đến gặp ngay 1 bé khoảng hơn 20 tuổi đang ngồi chờ. Quá xinh các cụ ợ, phải nói là tôi đã gặp không ít người đẹp cả ta lẫn tây lần tàu nhưng vẫn phải giật mình trước vẻ đẹp của bé. Nhìn thì đoán cao khoảng mét 62, cả khuôn mặt và đôi chân (đặc biệt là đôi chân) đều hoàn hảo. Và cái vẻ trẻ trung làm lão già như tôi phải đứng hình mất mấy giây.
Lấy cái ô vốn là một việc rất nhanh nhưng tôi cố trùng trình để ngắm thêm người đẹp. Đột nhiên có tiếng chuông, người đẹp nhìn điện thoại, bấm nút rồi đưa lên tai nói bằng giọng thản nhiên: "ĐM con ranh, mày ở chỗ lol nào mà gọi mãi đ trả lời thế hả?"
Tôi giật mình còn gấp đôi lúc nhìn thấy bé, vội xách ô té gấp.
2. Chiều chủ nhật, tôi đưa hai đứa cháu từ quê ra đi ăn McDonald. Hai đứa bé học cấp 2, rất ngoan và đầy ý thức hướng tới văn minh Hà nội.
Tôi cho hai đứa ngồi vào ghế còn mình đi gọi món. Lúc quay lại bàn thì thấy cả hai đang cúi gằm mặt kiểu rất xấu hổ. Đầu tiên tôi tưởng chúng nó làm sai cái gì, nhưng rồi tôi chợt hiểu ra: bàn bên cạnh có hai kiều nữ mặc rất thời thượng, nhan sắc không tệ đang nói chuyện rôm rả. Và đặc biệt hầu như câu nào cũng đệm vào mấy từ mà các cụ cũng biết là gì đấy.
Đại loại như "ĐM tưởng bão ở mỗi miền Trung đ ngờ HN cũng mưa", "ĐM đ ngờ con H thi 4 lần vẫn đ lấy được bằng" vv
Hoàn toàn không đếm xỉa đến khung cảnh văn minh và các bàn toàn trẻ con xung quanh.
Tôi phải kéo hai đứa cháu sang bàn xa nhất trong góc mới tạm yên, nhưng không khí bữa ăn đã không còn.
(Trường hợp 1: ưu điểm: lời nói của con bé ấy đã giúp đưa hồn cụ hạ xuống mặt đất, tránh bâng khuâng say nắng đấy chứ ạ? )