Máy bay dân dụng, những điều thắc mắc

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Thôi, quả kia có xong cái lốp không bác?

Mà cho em hỏi nguyên tắc đặt tên đường băng kiểu 25L là sao? Nếu em không nhầm thì 25 đó là 25 độ so với một trục nào đó đúng không? L là Left???
HCM là 7L và 7R đúng không ạ?
25L lại là 07R và ngược lại cụ ah, 25R là 07L, hehe.
ở 1 số sân bay có 3 runway, có cả 25C (center) nữa cơ ah!!
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
25L lại là 07R và ngược lại cụ ah, 25R là 07L, hehe.
ở 1 số sân bay có 3 runway, có cả 25C (center) nữa cơ ah!!
Đường băng mỗi nơi có hướng khác nhau. Ko phải lúc nào cũng là 25 đâu ạ. Ở Nội Bài thì là 11 và 29. E nghe ng ta nói, muốn làm đường băng ng ta phải thu thập thông tin về hướng gió ở nơi định xây đường băng trong 10 năm rồi mới quyết định đc hướng đường băng. Hướng đg băng sẽ là hướng gió thổi đến nhiều nhất
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
800
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Thôi, quả kia có xong cái lốp không bác?

Mà cho em hỏi nguyên tắc đặt tên đường băng kiểu 25L là sao? Nếu em không nhầm thì 25 đó là 25 độ so với một trục nào đó đúng không? L là Left???

HCM là 7L và 7R đúng không ạ?
25L trong TSN là đường bằng 25 trái và hương tiếp cận thực là 249 và được làm tròn lên 250 và ký hiệu là 25L. Hướng này là so với HƯỚNG BẮC TỪ và có độ lệch từ là góc lệch giữa hướng bắc thực và hướng bắc từ. Các thiết bị dẫn đường của máy bay sẽ theo hướng từ và các thiết bị vô tuyến dẫn đường trên mặt đất cũng theo hướng từ này còn RWY 7R là heading 70 cụ ạ.
@cụ engger: kô phải mất đến 10 năm đâu cụ ơi, 1 2 năm là cùng thoai :)
 
Chỉnh sửa cuối:

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,574
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn


Chết cười với cái ảnh này, mấy bác trong TSN hỏi mua đèn đi soi đường băng, em tưởng lắp xe gì ai ngờ chơi lên lên nóc Innova luôn.
 

ptd74

Xe tải
Biển số
OF-63576
Ngày cấp bằng
7/5/10
Số km
418
Động cơ
442,084 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đang ngồi trên B 777 bay chặng HN - TPHCM , tự dưng thấy sóc nhẹ rồi tụt độ cao người nhấc khỏi ghế ... 3 lần cách nhau khoảng 5-10p . Theo bác đó là bệnh gì vậy ? nguy hiểm không bác . Cứ bay mà như vậy em chết vì bệnh tim mất :-s
 

rx8nz

Xe buýt
Biển số
OF-34965
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
689
Động cơ
481,120 Mã lực
Nơi ở
NZ-HN
Hôm em bay Thái bị quả này. Theo như sự hiểu biết của em thì mỗi cái màn hình chạy trên 1 con cpu đúng ko cụ? Nếu như thế thì hệ thống giải trí sẽ bao gồm mấy trăm quả vi tính à?




 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,912
Động cơ
485,828 Mã lực
Em lại hỏi các bác chút: Thỉnh thoảng em nhìn thấy máy bay nó vạch một đường khói trên trời, thông thường là nó bay cao thì mới có mà không phải lúc nào cũng có. Thế có phải khói đó do bay cao quá nhiên liệu cháy trong tình trạng thiếu ôxy không. Khi bay cao 9-10km, nhiệt độ ngoài trời khoảng -35 oC thế thì có phải sấy khí, sấy nhiên liệu trước khi đốt không?
 

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
1/ Với các loại máy bay phản lực người ta dùng dầu, còn xăng cho các máy bay dùng động cơ đốt trong như cesna, AN2....
2/ Nó giống và khác. giống ở chỗ đằng sau đuôi người ta đều lắp 1 tuốc bin, tuốc bin này nối với cánh quạt ở phía trước động cơ. Sau khi đốt luồng khí quay tuóc bin này và quay cái cánh quạt để kéo máy bay đi. Còn khác nhau là ở ATR72 lá cánh quạt dài gồm 4 chiếc(đời cũ) hoặc 6 chiếc (đời mới)dài khoảng 80cm, còn A321 thì dùng lá cánh quạt ngắn(20cm) khoảng vài chục chiếc trong vòng của thân động cơ. về nguyên lý là giống nhau ạ. Còn mấy chú phản lực thì không có tuốc bin và cánh quạt này, nó đẩy thẳng vào không khí để đẩy máy bay về phía trước.
Không có tuốc bin thì compressor quay bằng niềm tin hả cụ?
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
Em đang ngồi trên B 777 bay chặng HN - TPHCM , tự dưng thấy sóc nhẹ rồi tụt độ cao người nhấc khỏi ghế ... 3 lần cách nhau khoảng 5-10p . Theo bác đó là bệnh gì vậy ? nguy hiểm không bác . Cứ bay mà như vậy em chết vì bệnh tim mất :-s
Dạ bác cứ yên tâm. E đảm bảo ko có j gọi là nguy hiểm cả. Cái đấy giống như bác lái xe mà đâm vào ổ gà í mà
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
Em lại hỏi các bác chút: Thỉnh thoảng em nhìn thấy máy bay nó vạch một đường khói trên trời, thông thường là nó bay cao thì mới có mà không phải lúc nào cũng có. Thế có phải khói đó do bay cao quá nhiên liệu cháy trong tình trạng thiếu ôxy không. Khi bay cao 9-10km, nhiệt độ ngoài trời khoảng -35 oC thế thì có phải sấy khí, sấy nhiên liệu trước khi đốt không?
Cái vụ khói thì e ko rõ trong điều kiện thời tiết ntn nó mới có, vì chính xác là lúc có lúc ko. Ở nhiệt độ như bác nói thì chính xác là có hệ thống sấy khí và nhiên liệu. Cái này nó tích hợp theo hệ thống điều hòa
@rxn8z: cái hệ thống giải trí trên máy bay thì chỉ có 1 cpu trung tâm của hệ thống giải trí bác ạ. Cái này nó nằm ở đầu máy bay, được điều khiển bởi tiếp viên trưởng.
 
Chỉnh sửa cuối:

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Cái vụ khói thì e ko rõ trong điều kiện thời tiết ntn nó mới có, vì chính xác là lúc có lúc ko. Ở nhiệt độ như bác nói thì chính xác là có hệ thống sấy khí và nhiên liệu. Cái này nó tích hợp theo hệ thống điều hòa
"Khói" thực ra là hơi nước ngưng tụ, thường xuất hiện khi máy bay bay cao và không khí có độ ẩm cao. Ở nhiệt độ thấp dưới "điểm sương", hơi nước sẽ "bám" vào "bụi" do luồng phản lực tạo ra và hình thành vệt "khói" như ta thấy.

Nhiên liệu của máy bay có nhiệt độ đóng băng thấp, vd Jet A -47oC nhưng khi máy bay phải bay qua vùng có nhiệt độ thấp hơn nữa người ta thường thêm vào 1 ít chất phụ gia để giảm nhiệt độ đóng băng của nhiên liệu xuống dưới -60oC (kiểu như ở các nước xứ lạnh mùa đông phải dùng nước rửa kính loại đặc biệt có pha thêm chất phụ gia để chịu được nhiệt độ -20oC, mặc dù đến -10oC là phụt hết nổi rồi =))). Trước khi phụt vào buồng đốt của động cơ nhiên liệu thường được dẫn 1 vòng tham quan bên ngoài động cơ để tăng nhiệt độ đồng thời làm mát cho dầu làm mát động cơ. "Sấy" ở đây có nghĩa là như vậy chứ không phải "hơ lửa xem xăng còn hay hết..." đâu các cụ nhé.
1 vấn đề nữa là nếu trong nhiên liệu có lẫn nước thì chắc chắn sẽ bị đóng băng và nguy hiểm nhất là làm tắc bộ phận lọc nhiên liệu. Vì thế trước khi tiếp nhiên liệu thường phải xả hết nhiên liệu thừa vì trong đó có lẫn nước (nước nặng hơn dầu, chìm xuống dưới). Điều này mấy cụ tiếp nhiên liệu đâm hỏng động cơ và gãy cánh máy bay của VNA là hiểu rõ nhất =))

Động cơ của máy bay dân dụng hiện đại có thể ngốn 500kg không khí/s nên không lo thiếu oxi :69:

Không khí phi thẳng vào động cơ mà không được sấy siếc gì cả (động cơ có hệ thống làm tan băng ở cửa hút). Không khí khi được nén nhiệt độ sẽ tăng dần và sẽ được "trích" từ 1 tầng nào đó của máy nén khí để đưa vào cabin máy bay phục vụ cho phi công+hành khách+tiếp viên (cái này mới liên quan đến hệ thống điều hòa). Khi đi hết các tầng của máy nén khí và bắt đầu vào buồng đốt nhiệt độ của không khí đã đạt tới vài trăm oC rồi, không cần phải sấy nữa.
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
"Khói" thực ra là hơi nước ngưng tụ, thường xuất hiện khi máy bay bay cao và không khí có độ ẩm cao. Ở nhiệt độ thấp dưới "điểm sương", hơi nước sẽ "bám" vào "bụi" do luồng phản lực tạo ra và hình thành vệt "khói" như ta thấy.

Nhiên liệu của máy bay có nhiệt độ đóng băng thấp, vd Jet A -47oC nhưng khi máy bay phải bay qua vùng có nhiệt độ thấp hơn nữa người ta thường thêm vào 1 ít chất phụ gia để giảm nhiệt độ đóng băng của nhiên liệu xuống dưới -60oC (kiểu như ở các nước xứ lạnh mùa đông phải dùng nước rửa kính loại đặc biệt có pha thêm chất phụ gia để chịu được nhiệt độ -20oC, mặc dù đến -10oC là phụt hết nổi rồi =))). Trước khi phụt vào buồng đốt của động cơ nhiên liệu thường được dẫn 1 vòng tham quan bên ngoài động cơ để tăng nhiệt độ đồng thời làm mát cho dầu làm mát động cơ. "Sấy" ở đây có nghĩa là như vậy chứ không phải "hơ lửa xem xăng còn hay hết..." đâu các cụ nhé.
1 vấn đề nữa là nếu trong nhiên liệu có lẫn nước thì chắc chắn sẽ bị đóng băng và nguy hiểm nhất là làm tắc bộ phận lọc nhiên liệu. Vì thế trước khi tiếp nhiên liệu thường phải xả hết nhiên liệu thừa vì trong đó có lẫn nước (nước nặng hơn dầu, chìm xuống dưới). Điều này mấy cụ tiếp nhiên liệu đâm hỏng động cơ và gãy cánh máy bay của VNA là hiểu rõ nhất =))

Động cơ của máy bay dân dụng hiện đại có thể ngốn 500kg không khí/s nên không lo thiếu oxi :69:

Không khí phi thẳng vào động cơ mà không được sấy siếc gì cả (động cơ có hệ thống làm tan băng ở cửa hút). Không khí khi được nén nhiệt độ sẽ tăng dần và sẽ được "trích" từ 1 tầng nào đó của máy nén khí để đưa vào cabin máy bay phục vụ cho phi công+hành khách+tiếp viên (cái này mới liên quan đến hệ thống điều hòa). Khi đi hết các tầng của máy nén khí và bắt đầu vào buồng đốt nhiệt độ của không khí đã đạt tới vài trăm oC rồi, không cần phải sấy nữa.
Cái vụ khi nạp dầu mà xả hết dầu cũ ra là ko có ạ. Theo e biết thì 1 máy bay như boeing 777 thì hạ cánh còn từ 7>>8 tấn dầu là bình thường. Xả ra thì xả đi đâu ợ. Cái vụ kiểm tra nước đấy thì hàng ngày có thợ máy trước chuyến bay đầu tiên, lấy ra khoảng 1 xô dầu ở vị trí dưới cánh máy bay(nước nặng chìm xuống dưới) để kiểm tra. Cái vụ phụ gia đấy bác nói thì chỉ dùng ở dưới đất thôi ạ. Chứ lên trời thì lúc nào chẳng ở nhiệt độ đấy. Còn lại vụ dầu đc dẫn với khí thì bác nói như thợ máy rồi, e ko dám ý kiến nữa ạ
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Không có tuốc bin thì compressor quay bằng niềm tin hả cụ?
Đề nghị đọc rõ rồi hẵng hỏi. Em nói là máy bay phản lực không có thêm cái tuốc bin để quay cái cánh quạt,(vì nó không có cánh quạt), chứ không nói khôpng có tuốc bin để quay compressor ạ, cụ ơi. Tất nhiên là có bao nhiêu tầng máy nén thì có bấy nhiêu tầng tuốc bin. Còn tuốc bin cánh quạt là riêng, nó không quay compressor mà chỉ quay cánh quạt thôi, hehe. Có vẻ cụ cũng là người am hiểu kỹ thuật phết.:rolleyes:
Vụ khói cụ nói đúng đó là do hơi nước ngưng tụ mà thành. Còn vụ trích 1 đuờng khí từ 1 tầng nào đó vào thẳng ca bin là không đúng, như thế nóng chết, hành khách không chịu được, mà nó dùng để quay 1 cái gọi nôm cho dễ hiểu là máy làm lạnh đã rồi mới đưa vào cabin(tất nhiên có thêm 1 cái van để mở đường nóng dùng cho hòa trộn khôngh khi)- đó là điều hòa nhiệt độ khoang cabin he he
 
Chỉnh sửa cuối:

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Đề nghị đọc rõ rồi hẵng hỏi. Em nói là máy bay phản lực không có thêm cái tuốc bin để quay cái cánh quạt,(vì nó không có cánh quạt), chứ không nói khôpng có tuốc bin để quay compressor ạ, cụ ơi. Tất nhiên là có bao nhiêu tầng máy nén thì có bấy nhiêu tầng tuốc bin. Còn tuốc bin cánh quạt là riêng, nó không quay compressor mà chỉ quay cánh quạt thôi, hehe. Có vẻ cụ cũng là người am hiểu kỹ thuật phết.:rolleyes:
Vụ khói cụ nói đúng đó là do hơi nước ngưng tụ mà thành. Còn vụ trích 1 đuờng khí từ 1 tầng nào đó vào thẳng ca bin là không đúng, như thế nóng chết, hành khách không chịu được, mà nó dùng để quay 1 cái gọi nôm cho dễ hiểu là máy làm lạnh đã rồi mới đưa vào cabin(tất nhiên có thêm 1 cái van để mở đường nóng dùng cho hòa trộn khôngh khi)- đó là điều hòa nhiệt độ khoang cabin he he
Nhà cháu thấy cụ bẩu "đẩy thẳng vào không khí" nên đính chính lại thôi. Nhà cháu cũng không có ý là không khí sau khi trích từ compressor thì đưa thẳng vào khoang cho hành khách ngửi vì như oto còn có hệ thống lọc khí nữa là máy bay. Nhưng cháu hỏi khí không phải: thế cái dòng khí trích từ compressor đấy quay máy lạnh bằng niềm tin ạ?
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
7,338
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Nếu bác đã từng đi máy bay dân dụng rồi thì ắt bác phải tự đặt ra vài câu hỏi như :

+ Liệu 100% hành khách (gồm trẻ em từ 1T tới người già 80T) đều biết nhảy dù và có chứng chỉ nhảy dù ?
+ Nếu có dù cá nhân cho từng hàng khách thì mấy trăm cái dù này để vào đâu và để thế nào cho dễ lấy (đố bác bố trí được chỗ xếp dù cho máy bay B747 có ba hàng ghế 3+4+2 chẳng hạn).
+ Nếu nhày dù ở độ cao quãng 10K m thì còn cần phải có mặt nạ dưỡng khí, quần áo chống lạnh, mũ bảo hiểm...

Như vậy về mặt kỹ thuật không thực hiện được, về mặt kinh tế cũng không nốt, mỗi hành khách phải tải thêm hàng chục kg cho bộ dù+quần áo+mũ, bình ô-xy... như thế giá vé sẽ rất đắt, máy bay tốn thêm rất nhiều nhiên liệu, tính ra một máy bay chở 400 người phải chở thêm hàng chục tấn thiết bị.

Rất nhiều phi công dân sự chuyển từ bên quân sự sang đều biết nhày dù nhưng họ cũng không được phép mang dù để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm, trong tình huống khẩn cấp họ phải tìm mọi cách cứu mình cũng là cứu hành khách.
Chuẩn kinh. Vốt ka nào.
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,912
Động cơ
485,828 Mã lực
Các bác ạ, em còn thấy xe khởi động khí và khởi động điện cho máy bay thế nó khởi động cái gì vậy. Xe khởi động điện nó phát ra dòng có tần số 400 - 420Hz thì phải sao tần số lại cao thế. Thỉnh thoảng nghĩ ra một câu hỏi, các bác giải thích hộ em phát :-??
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,666
Động cơ
597,520 Mã lực
Thế tại sao ko làm dù cho cả cái máy bay? Chỉ 1 dù thôi nhỉ... thật to vào =P~
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Đường băng mỗi nơi có hướng khác nhau. Ko phải lúc nào cũng là 25 đâu ạ. Ở Nội Bài thì là 11 và 29. E nghe ng ta nói, muốn làm đường băng ng ta phải thu thập thông tin về hướng gió ở nơi định xây đường băng trong 10 năm rồi mới quyết định đc hướng đường băng. Hướng đg băng sẽ là hướng gió thổi đến nhiều nhất
thì e đang nói về SGN mà
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
Nhà cháu thấy cụ bẩu "đẩy thẳng vào không khí" nên đính chính lại thôi. Nhà cháu cũng không có ý là không khí sau khi trích từ compressor thì đưa thẳng vào khoang cho hành khách ngửi vì như oto còn có hệ thống lọc khí nữa là máy bay. Nhưng cháu hỏi khí không phải: thế cái dòng khí trích từ compressor đấy quay máy lạnh bằng niềm tin ạ?
Khí làm điều hòa như e biết thì đc trộn lẫn chứ ko phải là khí từ compressor vào ko. Khí lấy từ ngoài+ khí đi qua động cơ >>> vào khoang khách(chính vì cái này nên thỉnh thoảng các bác ngửi thấy mùi dầu trong khoang khách). Lâu rồi ko xem cái này. Để mai e đọc lại sách rồi trả lời lại rõ hơn
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top