Máy bay dân dụng, những điều thắc mắc

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
Các bác ạ, em còn thấy xe khởi động khí và khởi động điện cho máy bay thế nó khởi động cái gì vậy. Xe khởi động điện nó phát ra dòng có tần số 400 - 420Hz thì phải sao tần số lại cao thế. Thỉnh thoảng nghĩ ra một câu hỏi, các bác giải thích hộ em phát :-??
Thông thường khi ở mặt đất lúc 2 động cơ tắt thì máy bay có 1 bộ phận gọi là APU, có thể nói là động cơ phụ. Cái này chịu trách nhiệm cung cấp điện và khí cho máy bay( Khi đã khởi động động cơ thì 2 động cơ sẽ phụ trách việc này). Khí cho máy bay ở đây là khí cho điều hòa và khí dành để khởi động động cơ. Khí đc thổi ở áp suất cao để quay tuốc bin( nói nôm na giống như các bác nhìn thấy mấy bác công nông quay tay í). Khi APU của máy bay bị hỏng thì phải cắm các xe điện và khí ở ngoài vào để thay thế. Cái vụ dòng điện thì là 115v và 400hz. Còn tại sao 400hz thì cho e khất đến ngày mai trả lời bác để e đi hỏi ạ:@)
 

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
HÌnh như cái vụ điều hòa chuẩn rồi hay sao í cụ ạ. E đọc thấy nó chia ra thành 1 hệ thống khí đi từ ngoài vào, đc mix với 1 hê thống hot air, đi qua 1 cái gọi là trim air vavle vào khoang. CÁi trim air này có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ luôn ạ. Còn cái vụ 400hz e vẫn chưa hỏi đc ạ nhưng tất cả các loại máy bay đều có tần số 400hz, e dự là cho nó khác điện thành phố để mọi ng khỏi cắm lung tung=))
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
400hz là vì IDG (integrated drive generator) gắn vào động cơ không đủ lớn mà thôi. Nếu 1 ngày nào đó có ai đó chế tạo ra cái động cơ máy bay to uỳnh thì cái IDG cũng to lên và chắc lúc đó tần số sẽ là 50hz như điện dân dụng...hehee
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
1 vấn đề nữa là nếu trong nhiên liệu có lẫn nước thì chắc chắn sẽ bị đóng băng và nguy hiểm nhất là làm tắc bộ phận lọc nhiên liệu. Vì thế trước khi tiếp nhiên liệu thường phải xả hết nhiên liệu thừa vì trong đó có lẫn nước (nước nặng hơn dầu, chìm xuống dưới). Điều này mấy cụ tiếp nhiên liệu đâm hỏng động cơ và gãy cánh máy bay của VNA là hiểu rõ nhất =))
(động cơ có hệ thống làm tan băng ở cửa hút). Không khí khi được nén nhiệt độ sẽ tăng dần và sẽ được "trích" từ 1 tầng nào đó của máy nén khí để đưa vào cabin máy bay phục vụ cho phi công+hành khách+tiếp viên (cái này mới liên quan đến hệ thống điều hòa). Khi đi hết các tầng của máy nén khí và bắt đầu vào buồng đốt nhiệt độ của không khí đã đạt tới vài trăm oC rồi, không cần phải sấy nữa.
hehe. vụ này em thua bác luôn. Em trình non kém chả hiểu biết rộng. Nhưng ngày nào em cũng làm có mỗi 1 việc là bơm dầu Jet a1 cho máy bay. Chưa bao giờ em phải xả dầu thừa ra. vì giá dầu bg đắt lắm. gần 1 đô 1 lít ạ. Và trước khi nạp dầu là bọn em bắt anh em vnc đo cái gọi là water contemination check. Chỉ cần cái que thử quick stick nó đổ mầu xanh là trả thẳng vể. Bác bảo trong dầu thừa mà có nước được thì em chịu, chả hiểu sao nó chui vào được.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Đương nhiên phải có động cơ rồi chứ cụ, vì có động cơ mới có lực đẩy có tốc độ và có lực nâng chứ. Ý em nói ngoài cái động cơ thì phải có cánh mới bay được chứ chỉ có động cơ mà không có cánh thì có bay vào mắt ke ke, lúc ấy chả khác gì cái car của cụ đâu. Còn nếu với cái ô tô chẳng hạn xe mẹc C200 với động cơ và tải trọng đấy của cụ em sẽ lắp cánh đủ rộng, nó sẽ bay được. Hôm nào rảnh em làm phép tính cho cụ thấy.
Còn cái quy định 3 lần hạ cánh tự dộng 1 lần bằng tay em nhớ không chính xác lắm, hình như nó ở trong FCOM, em chuyển loại A320 cách đây 14 năm rồi, nên nhớ không được rõ lắm, để iem lục lại tài liệu xem sao. Còn với phi công dân dụng cứ 6 tháng phải đi simulator là chuẩn đấy. Iem bỏ nghề gần 8 năm rồi cụ ạ.
Còn cái động cơ tên lửa về nguyên lý khác với động cơ máy bay đấy. Hẹn hôm khác iem trình bày cho các cụ thấy thế nào là động cơ tên lửa, thế nào là động cơ phản lực(lắp trên MB su, mig concord...), động cơ phản lực cánh quạt(turbopropeller) lắp trên ATR72,C130... và động cơ turbofan(cái này em không biết dịch tiếng việt, hê hê) lắp trên A320,boeing..... hẹn các cụ hôm khác vậy. Hình như có 1 số cụ làm trong ngành hàng không nhưng em đảm bảo không có cụ nào làm về kỹ thuật máy bay nhể.
vote cho bác 1 phiếu. tiện đây em tranh thủ copy paste 1 bài em viết trong rum khác. hy vọng có chỗ nào sai sẽ có các cao thủ ở đây sửa giup ạ.
AIRMAN
JET ENGINES
Chương 1. Phân loại và đặc tính của động cơ máy bay
1-1. Phân loại động cơ máy bay
1-1-1. Động cơ đốt ngoài và động cơ đốt trong
1 thiết bị cơ khi có nhiệm vụ chuyển năng lượng hóa học trong nhiên liệu thành năng lượng cơ khí để sinh công được gọi là động cơ nhiệt. Có 2 loại động cơ nhiệt cơ bản. Đó là động cơ đốt ngoài và động cơ đốt trong
a. Động cơ đốt ngoài.
Động cơ đốt ngoài là 1 dạng của động cơ nhiệt, trong đó nhiên liệu phát sinh năng lượng bên ngoài động cơ và biến năng lượng nhiệt thành năng lượng cơ học để sinh công. Ví dụ điển hình của loại động cơ này là động cơ hơi nước ( đầu tầu chạy hơi nước) động cơ hơi nước trong các nhà máy thủy điện.
b. Động cơ đốt trong.
Động cơ đốt trong là 1 dạng của động cơ nhiệt trong đó hỗn hợp nhiên liệu và không khí được đốt bên trong động cơ và biến năng lượng nhiệt thành năng lượng cơ học để sinh công. Tất cả các loại động cơ máy bay mà Airman đề cập tới từ nay trở đi sẽ thuộc loại động cơ này.
1-1-2. Phân loại động cơ máy bay.
Động cơ dung để tạo lực đẩy hoặc lực nâng cho máy bay được gọi là động cơ máy bay, và nói chung được chia thành 4 loại chính sau: Động cơ xilanh piston (Reciprocating Engine), động cơ tua bin khí (Gas turbin engine), động cơ ống (Duct engine) và động cơ tên lửa (Rocket Engine)
1-1-3. Jet Propulsion Engine
Chú ý: sau đây cho dễ hiểu và không gây nhầm lẫn Airman sẽ có nhiều từ nguyên văn trong tiếng Anh và sẽ dùng cùng lúc từ Động cơ và engine cho dễ dịch J
Những động cơ mà phụ thuộc hoàn toàn vào dòng khí phản lực ( jet thrust) để tạo ra lực đẩy mà không dùng tới cánh quạt ( propeller) được gọi là : jet propulsion engine, the reaction propulsion engine, or the reaction engines. (airman xin phép không dịch chính xác những từ chuyên môn chỉ động cơ này).
Turbojet, Turbofan, ramjet, pulsejet và rocket engines thuộc loại động cơ này. Động cơ Ramjet và pulsejet chỉ được sử dụng cho những mục đích đặc biệt. Động cơ Rocket chủ yếu được sử dụng trong việc phóng tên lửa hoặc phóng các tầu không gian, vệ tinh nhân tạo. Động Turbojet và Turbofan engines đang được sử dụng rộng rãi cho các loại máy bay thông thường.
1-1-4. Jet Engine
Thuật ngữ “Jet Engine” được dùng chỉ chung cho các động cơ khí thuộc loại jet propulsive ( tạm dịch lực đẩy phản lực. Bác nào có từ nào hay hơn xin cung cấp). Đó là các động cơ Turbojet và Turbofan engines. Tuy nhiên đôi lúc thuật ngữ này được dùng để chỉ động cơ turbin khí của máy bay.
1-1-5. Nguyên lý lực đẩy phản lực.
Nguyên lý này được phát triển dựa trên định luật III của Newton. Cái này các bác tự dịch nhé…J For every action there is an equal and opposite reaction.
Động cơ turbojet hoạt động giống như 1 quả bóng bay. Nếu ta thổi quả bóng lên, sau đó bất ngờ thả miệng của nó, nó sẽ bay rất nhanh theo hướng ngược lại của giòng khí thoát ra từ miệng bóng.
Khi quả bong được thổi phồng lên, và miệng bóng bị buộc chặt, không khi bên trong tác dụng đều theo tất cả các hướng nên quả bóng không thể chuyển động. Việc thả miệng bóng sẽ làm hở 1 khoảng vỏ của của bóng và giải phóng 1 luống khí. Trong quả bóng không khí vẫn tiếp tục đẩy theo hướng ngược lại của luồng khí thoát ra này khiens cho quả bóng bay theo hướng ngược lại của miệng bóng.


Chúng ta nên hiểu là không phải dòng khí thoát ra từ miệng bóng đẩy vào không khí bên ngoài và tạo ra lực đẩy cho quả bóng. Ngay cả khi chúng ta làm điểu tương tự với quả bóng trong môi trường chân không thì quả bóng vẫn bay như trong điều kiện môi trường bình thường. Điều này lý giải tại sao động cơ rocket ( có chứa nhiên liệu và chất oxy hóa ) lại có thể hoạt động trong vũ trụ.
Ngay từ năm 62 sau công nguyên nguyên lý này lần đầu tiên được Hero của xứ Alexandria ứng dụng tạo nên 1 chiếc động cơ hơi nước. Hẳn các bác còn nhớ quả bóng hơi này chứ?

Năm 1687 Newton cố gắng áp dụng định luật về chuyển động mới nhất của ông vào quá trình thử nghiệm chiếc xe hơi nước của ông. Tuy nhiên chiếc xe không thể chạy được vì lực tạo do hơi nước tạo nên quá nhỏ.


1-2. Miêu tả các động cơ máy bay
1-2-1. Động cơ piston
Động cơ piston gồm có các bộ phận như là xi lanh, piston, thanh truyền, và trục khuỷu. ( từ này đọc đau cả mồm. J). Quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí gián đoạn trong xilanh khiến cho piston chuyển động qua lại, làm quay trục khuỷu thông qua thanh truyền. Cánh quạt quay bởi trục khuỷu sẽ tạo ra lực đẩy cho máy bay.
Động cơ này chủ yếu sử dụng xăng làm nhiên liệu. Về mặt nguyên lý, các động cơ này hoạt động giống như các động cơ ô tô truyền thống và còn được gọi là động cơ chu kỳ Otto vì chúng hoạt động theo chu kỳ Otto ( vụ này Airman sẽ nói trong các chương sau).
Chu kỳ của động cơ xăng gồm 4 kỳ HÚT, NÉN, NỔ, XẢ. Hỗn hợp xăng khí được hút vào xilanh sẽ bị piston nén và được “mồi” lửa bằng tia lửa từ bu gi gây ra sự cháy (nổ). Khi đó áp suất tăng lên và đẩy piston xuống, đồng thời được xả ra ngoài xilanh. Các kỳ này diễn ra liên tục. Động cơ mà quá trình đốt diễn ra trong mỗi 2 lần lên, xuống của piston (trục khuỷu quay 2 lần) được gọi là động cơ 4 kỳ. Nếu quá trình đốt chỉ diễn ra trong mỗi lần lên, xuống của piston thì động cơ đó gọi là động cơ 2 kỳ. Máy bay thường sử dụng động cơ 4 kỳ.


Trong động cơ xilanh piston, nhiều xilanh được sắp xếp để tăng công suất và làm quá trình xoay của trục khuỷu êm ái hơn. Động cơ có nhiều cách sắp xếp xilanh nhưng chủ yêu là động cơ xếp xilanh đối xứng đặt hàng ngang (horizontally opposed) và xếp các xilanh hướng tâm (radial)


Có 2 cách làm mát động cơ được sử dụng. Đó là làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước. Máy bay thường sử dụng động cơ làm mát bằng không khí.

1-2-2. Động cơ tuabin khí ( gas turbin engine).
Động cơ tuabin khí gồm 3 thành phần chính, máy nén, buồng đốt, và tuabin. Không khí hút vào sẽ bị nén liên tục trong máy nén, sau đó được trộn với nhiên liệu (kerosene), đốt trong buồng đốt và trở thành dạnh khí có áp suất và nhiệt độ cao làm quay tuabin và đồng thời làm quay máy nén.

Năng lượng đầu ra của động cơ tuabin khí đuơc dùng trong dạng dòng phun khí (JET) để đẩy máy bay trực tiếp hoặc trong dạng lực moment xoắn để lam quay cánh quạt, rôto. Dựa theo các cách thức tạo lực đẩy mà động cơ tuabin khí được chi thành 4 loại: Động cơ Turbojet, Turbofan, turboprop và turboshaft.

a. Turbojet Engine.
Động cơ turbojet là động cơ dựa hoàn toàn vào dòng phun khí từ tuabin để tạo lực đẩy. Loại động cơ này từng được sử dụng rộng rãi cho các máy bay phản lực. Tuy nhiên ngày nay nó được dùng rất ít vì độ ồn cao và chi phi nhiên liệu cao.


b. Turbofan Engine.
Đây là động cơ có gắn 1 bộ cánh quạt rất lớn ở phần trước của máy nén. Phần lớn ( khoảng 50~90%) không khí bị nén trong tang cánh quạt được đẩy ra ngoài tạo lực đẩy trực tiếp. Loại động cơ này được sử dụng rộng rãi trong các máy bay phản lực đương đại vì có ưu điểm độ ồn thấp, và chi phí nhiên liệu thấp hơn Turbojet.


c. Turboprop Engine.
Động cơ này tạo ra gần 90% của tổng lực đẩy bằng cánh quạt và khoảng 10% còn lại được tạo ra bằng dòng khí từ trong tuabin. ( xem hình vẽ)


d. Turboshaft Engine.
Trong loại động cơ này 100% năng lượng đầu ra của động cơ được dùng để quay trục quay (shaft). Hầu hết các máy bay trực thăng hiện này đều được lắp động cơ này.


(còn tiếp)
**********************************************************************************
(Phần tiếp)
1-2-3. Duct Engine
Loại động cơ này ko có bộ phân TURBO ( cái này Airman chẳng biết dịch sao, bác nào giúp vậy) và nó có hình dạng của 1 chiếc ống. Loại động cơ này được chia thành 2 loại nhỏ:
Ramjet và pulsejet
a. Ramjet Engine.
Khi vận tốc không khi đạt tới mức Mach 3~4, áp suất trong buồn đốt trở nên rất cao do vận tốc không khí đi vào buồng đốt lúc này là cực lớn. Khi đó bộ phận máy nén và turbin không còn cần thiết nữa. Động cơ Ramjet được thiết kế dựa trên nguyên lý này và được sản xuất với hình dạng 1 chiếc ông. Động cơ này gồm 1 ống hút không khí đựơc thiết kế đặc biệt chỉ dành riêng cho các chuyến bay với vận tốc siêu âm, phần buồng đốt và ống xả đuợc sản xuất với kết cấu đơn giản nhất trong tất cả các loại động cơ.

Khi luồng khí đi vào miệng động cơ, nó bị khuyếch tán và 1 phần vận tốc của nó được chuyển thành áp suất. Luồng khí này bị đốt nóng tới nhiệt độ cực cao, sau đó đuợc xả ra ngoài qua ống xả. Vì động cơ này có hiệu năng rất kém ở vận tốc thấp, nên các máy bay sử dụng nó thường được động cơ khác (turbojet) tăng tốc tới vận tốc siêu âm.
Mặc dù loại động cơ này hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm sử dụng với các tên lửa, nhưng trong tương lai nó có triển vọng được sử dụng cho các máy bay siêu âm, và…hypersonic aircraft J
b. Pulsejet Engine.
Động cơ pulsejet trở nên nổi tiếng khi nó được người Đức sử dụng phóng tên lửa V-1 để đánh Luân Đôn trong thế chiến thứ II.
Động cơ này là loại động cơ dùng luống khí phụt (jet) để tạo lực đẩy. Tức là nó cũng ko có máy nén hay turbin, và nó cũng chỉ bao gồm có 1 chiếc ống duy nhất. Các valve lập là ( shutter) có nhiệm vụ đóng mở tự động được lắp ráp ở bộ phận hút khí đầu động cơ. Khi áp suất động áp ( ram pressure) ép các valve mở, luồng khí từ bên ngoài sẽ chảy vào trong động cơ, trộn với nhiên liệu rồi đốt. Áp suất cao được tao ra trong buồng đốt sẽ ép các valve đóng lại, và khí gas sẽ được xả ra ngoài qua ống xả, tạo lực đẩy cho động cơ. Như vậy,việc đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí diễn ra 1 cách ngắt quãng trong các khoảng thời gian nhất định.

Khác với loại động cơ Ramjet, động cơ này có thể được khởi động ở trạng thái tĩnh, và là loại động cơ có cấu tạo đơn giản nhất đối với vận tốc khoảng Mach 0.5. Tuy nhiên loại động cơ này cũng gây ra lượng tiếng ồn rất lớn, độ rung cao, và mức tiêu hao nhiên lieu của nó cũng rất cao.

1-2-4. Rocket Engine.
Một động cơ rocket ( rocket motor) tạo ra lực đẩy bằng cách trộn và đốt nhiên liệu và chất Oxy hoá được mang sẵn trong buồng đốt và xả ra ngoài luồng khí có nhiệt độ và vận tốc rất cao. Vì thế loại động cơ này có thể hoạt động được trong môi trường chân không. Tuy nhiên thời gian sử dụng của nó chỉ đựoc tính bằng vài giây, hoặc vài phút vì lượng tiêu hao nhiên liệu theo lực đẩy ( thrust specific fuel consumption) rất cao.
Nhiên liệu cùng với chất Ôxy hoá được gọi là hổn hợp phóng tên lửa ( Propellant). Tuỳ vào loại nhiên liệu được sử dụng mà động cơ rocket được phân thành các loại sau:
1. Động cơ rocket sử dụng hổn hơp phóng lỏng
2. Động cơ rocket sử dụng hỗn hợp phóng cứng
Trong loại thứ nhất, hỗn hợp chất Oxy hoá và nhiên liệu như là oxy lỏng, hydro lỏng, oxy-kerosene và nitơ peroxide-hydrazine thường được sử dụng nhiều nhất. Để nạp nhiên liệu và chất oxy hoá từ mỗi thùng chứa cho buồng đốt, khí gas có áp suất cao như là helium được sử dụng trong với các động cơ nhỏ. Với động cơ cỡ lớn thì loại khí nén này đuợc thay bằng bơm cao áp. Các bơm cao áp này được xoay bởi turbin, và turbin này lại đuợc xoay bởi 1 loại khí gas tạo ra trong phản ứng của phần nhỏ nhiên liệu và chất oxy hoá.
Thuốc súng hoá đặc được sử dụng làm hỗn hợp phóng cho loại động cơ thứ 2.
Như vậy, tổng diện tích của bề mặt bị đốt cháy của hỗn hợp phóng luôn ổn định và khí gas có áp suất cao và ổn định có thể được duy trì lâu dài.

Với hỗn hợp phóng dạng lỏng, động cơ rocket tạo được sức đẩy lớn hơn, và dễ điều khiển hơn so với động cơ sử dụng hỗn hợp phóng cứng, và nó chủ yếu được sử dụng cho các động cơ rocket loại lớn.
Mặt khác, động cơ dùng hỗn hợp phóng cứng được áp dụng cho các loại động cơ cỡ vừa và nhỏ bì có cấu trúc đơn giản và dễ handle.
Các động cơ nhiều tầng hiện nay là sự tổng hợp 2 loại động cơ trên và được dùng rỗng rãi cho việc phóng tên lửa, vệ tinh nhân tạo và tầu không gian.
Mặc dù lịch sử của rocket đã bắt đầu từ rất lâu khi người Trung Hoa biết sử dụng nó, nhưng phải đến cuối cuộc thế chiến lần thứ II, người Đức mới ứng dụng nó cho việc phóng tên lửa V-2 xuống Luân Đôn.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Dạ lý thuyết thì làm dc. Nhưng lộn xuống thì dc xong có lộn lại dc ko thì e thua( Khả năng là ko vì tải trọng của máy bay chở khách rất lớn, độ lì cao, e cũng chưa dc xem clip nào mà máy bay dân dụng up size down). Khi muốn làm dc điều này thì phải tắt hết những máy tính bảo vệ của máy bay đi, nếu ko khi bác nghiêng máy bay đến 1 góc nhất định máy bay sẽ ko nghiêng dc nữa
Em thì nghĩ lý thuyết cũng không làm được.
Thứ nhất là họng tiếp nhiên liệu cho động cơ nằm ở mặt dưới tank nhiên liệu trong cánh máy bay. Nếu máy bay ngửa bụng 1 phát là động cơ tịt luôn.
Thứ 2 là máy bay dân sự có bảo bệ stall. Nếu góc tấn aoa mà quá 1 phát thôi là tay lái của phi công rung bần bật, hệ thống cảnh báo trong khoang lái vừa kêu, vừa chửi phi công...hehee..còn nếu tiếp tục thì sẽ có 1 bộ phận tự động đẩy horizontal stabilizer xuống. và máy bay sẽ chúi mũi 1 tẹo để tránh thất tốc.
thứ 3 là các bác cứ nhìn dây an toàn của hành khách mà xem. chỉ quấn qua bụng chứ chả quấn qua vai. nhỡ máy bay ngửa bụng cái thì khách rơi hết lên nóc à....heheeh...cái này em bịa...kekeke
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
@Eicas: Như vậy là turbofan và turboprop chỉ khác nhau ở chỗ trên turboprop cái cánh quạt to nó hở còn trên turbofan thì có hộp che phải không bác? Thế tại sao em thấy các động cơ turboprop như trên ATR72 đều có cái ống pô như là pô xe máy vậy? A320/321 không thấy có.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Theo thiển nghĩ của em thì thực ra 2 loại động cơ này không khác nhau về mặt nguyên lý. Tức là vẫn phải có vài tầng nén từ thấp áp tới cao áp để tăng nhiệt độ và áp suất cho buồng đốt. Nhiên liệu bị đốt sinh nhiệt và "phọt" ra turbin, turbin lại làm quay cánh quạt ---> tạo ra lực đẩy. Tuy nhiên theo design thì có khác nhau 1 chút cho phù hợp thôi ạ.
Các loại turbopro có ống bô nhỏ ở phần exhaust thì 1 số loại engine to hơn như GE CF6 cũng có nè, cả mấy cái Ge90 hoặc Pw4000 cũng có nè. có điều nó to nhỏ khác nhau, dài ngắn khác nhau mà thôi. Cái ống bô đó thường là lỗ thoát cho phần air/oil separator...tức là có bộ phận tách không khí trong dầu bôi trơn...không khi bị tách ra sẽ thoát khỏi động cơ qua cái lỗ này.
Còn vụ A320 không có có lẽ do có mixer giữa primary gas path và secondary gas path nên không có. vụ này em không chắc vì em không biết về mấy cái động cơ này. Nhưng theo em nguyên lý vẫn là như nhau, chỉ khác về design và hình thức bên ngoài thôi.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Khí làm điều hòa như e biết thì đc trộn lẫn chứ ko phải là khí từ compressor vào ko. Khí lấy từ ngoài+ khí đi qua động cơ >>> vào khoang khách(chính vì cái này nên thỉnh thoảng các bác ngửi thấy mùi dầu trong khoang khách). Lâu rồi ko xem cái này. Để mai e đọc lại sách rồi trả lời lại rõ hơn
Đúng là không khí được bơm vào khoang hành khách là 1 dạng hỗn hợp được mixed giữa 1 vài loại khí..hehe.
em ví dụ dư lày cho dễ hiểu nhá.
1. Khí nén từ động cơ máy bay vừa nóng vừa có áp suất cao sẽ được giảm nhiệt độ và áp suất qua vài cái van ( nôm na là vậy đã.)
2. Khí nén đã được giảm t0 và áp đc đưa vào air pack hay gọi là máy điều hoà kk đi cho dễ hỉu. ở đây không khí này được tách nước và giảm t0 xuống rất thấp ( trên dưới 0 độ...cái này tuỳ máy bay thì phải...em quên rồi)
3. Khí lạnh từ đây được đưa ra khỏi air pack và được trộn với khí trích từ động cơ ( loại khí này ko qua air pack nên rất nóng) thông qua 1 van gọi là trim air van.
Cái trim air van này được đìêu khiển từ mấy cái nút trên đầu ông phi công. Ví dụ ông ấy muốn bà con trong khoang thưởng thức nhiệt độ cỡ 30 thì ông ấy mở van trim air to 1 chút. muốn lạnh thì vặn nhỏ 1 chút.
4. Ngoài ra để giảm tải cho air pack thì trong hệ thống điều hoà còn 1 bộ phận nữa là mấy bộ phận có trách nhiệm mix không khí được hút từ cabin ( không khí này vẫn còn lạnh à nghe) với không khí tươi mát từ air pack rồi lại đưa nguoc lại cabin. cái nì gọi là ventilation system thì phải?
Và như vậy đúng như anh Engger nói là đôi khi không khí trong Cabin có mùi dầu thậm chí có khi có cả khói nữa ấy chứ. Tất cả là do ông động cơ trục trặc hết.
Em sai chỗ nào thì các bác sửa luôn cho em cùng tiến bộ nhé.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Cái nào cũng đúng hết. Giống tiếng Anh thì nó gọi aircraft hoặc airplane hehe
Em không nói đúng hay sai. Em chỉ miêu tả dư lày.
Theo luật hàng không dân dụng thì thuật ngữ Aircraft được định nghĩa là bất cứ loại airplane , trực thăng, tầu lượn, khinh khí cầu...mà có thể được sử dụng cho việc đi lại trên giời :) với 1 người trên đó cùng các dụng cụ phục vụ cho việc hoa tiêu trên không. Vón cục lại là Airplane chỉ là 1 phần nhỏ của aircraft thôi ạ.
Còn airplane là gì? Theo phụ lục của quy định hàng không dân dụng thì nó là 1 loại aircraft mà có cánh cố định tạo ra lực nâng khí động và "trôi" trên giời và được trang bị với động cơ.Điều này để phân biệt với mấy ông tầu lượn à. ông này cũng trôi được nhưng chả có động cơ.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
[/IMG]
Vẫn dùng động cơ phản lực bác ạ. Có bánh lái chứ ko thì lái kiểu j hả bác. Nhưng ko phải cái cần lái bác vẫn nhìn thấy trên tivi đâu. Nó là 1 cái cần nhỏ nằm ở bên cạnh, thấp hẳn xuống dưới nên khi quay phim cũng it nhìn thấy. Đấy là dùng để lăn. Còn khi cất cánh thì máy bay dc chỉnh hướng bằng thiết bị gọi là rudder. Nó là cái bàn đạp ở dưới trông nó như cái fanh ý. Cái đấy dùng để chỉnh cánh đuôi và fanh luôn
này thì lái này.
[/IMG]
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,835 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Ngồi ở đuôi là an toàn nhất ạ vì nó có 2 cái cánh đuôi tõe về 3 hướng, nên phần thân gần đuôi ít bị hw hỏng do khi tai nạn, hơn nữa nó lại ở xa cánh là nơi chứa đầy xăng. Thế nên ngồi ở đuôi nếu tai nạn, có die thì ít nhất cũng còn toàn thây ạ.
Hí hí, không đúng đâu cụ ạ, họ cũng chỉ phát biểu dựa trên thực tế có những người sống sót ngồi ở đuôi vậy thôi, chứ chưa chứng mình được cụ ạ:(. Ví dụ điển hình như vụ SQ026 bay bằng máy bay B747-400 Megatop của Singapore Airlines năm nào bị nổ chẳng hạn, có nhiều người thoát chết ngồi ở đuôi, nhưng đuôi B744 thì lại có rất nhiều...nhiên liệu ạ:(...

@Eicas, welcome to OF, Mr Boeing Engineer:):x
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Theo em nghĩ có thể là do máy bay luôn phi về đằng trước nên nếu có bị va chạm thì phần mũi sẽ chịu lực tác động nhiều nhất. Nhưng nếu những vụ máy bay rơi tự do như kiểu tầu lá thì...như nhau tuốt ạ.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
em xì pam cho đỡ nhàm nào.
đến tết maroc thì các bác mới được nhìn thấy mấy em bão táp sa mạc này quay lại nhá. hehee

 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
RedAnt viết http://otofun.net/showthread.php?p=3935418#post3935418
Ngồi ở đuôi là an toàn nhất ạ vì nó có 2 cái cánh đuôi tõe về 3 hướng, nên phần thân gần đuôi ít bị hw hỏng do khi tai nạn, hơn nữa nó lại ở xa cánh là nơi chứa đầy xăng. Thế nên ngồi ở đuôi nếu tai nạn, có die thì ít nhất cũng còn toàn thây ạ.
MB bay mà crash thì ngồi chỗ nào cũng như nhau thôi cụ ah, chỉ khác nhau cái bảo hiểm, hihi
Còn vụ xả dầu thừa thì e chưa thấy nhưng hôm trước chứng kiến vụ đổi tàu bay mà đã lỡ nạp nhiều dầu để đi Châu Âu rồi nên phải rút bớt ra thôi!!
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,835 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Đương nhiên phải có động cơ rồi chứ cụ, vì có động cơ mới có lực đẩy có tốc độ và có lực nâng chứ. Ý em nói ngoài cái động cơ thì phải có cánh mới bay được chứ chỉ có động cơ mà không có cánh thì có bay vào mắt ke ke, lúc ấy chả khác gì cái car của cụ đâu. Còn nếu với cái ô tô chẳng hạn xe mẹc C200 với động cơ và tải trọng đấy của cụ em sẽ lắp cánh đủ rộng, nó sẽ bay được. Hôm nào rảnh em làm phép tính cho cụ thấy.
Còn cái quy định 3 lần hạ cánh tự dộng 1 lần bằng tay em nhớ không chính xác lắm, hình như nó ở trong FCOM, em chuyển loại A320 cách đây 14 năm rồi, nên nhớ không được rõ lắm, để iem lục lại tài liệu xem sao. Còn với phi công dân dụng cứ 6 tháng phải đi simulator là chuẩn đấy. Iem bỏ nghề gần 8 năm rồi cụ ạ.
Còn cái động cơ tên lửa về nguyên lý khác với động cơ máy bay đấy. Hẹn hôm khác iem trình bày cho các cụ thấy thế nào là động cơ tên lửa, thế nào là động cơ phản lực(lắp trên MB su, mig concord...), động cơ phản lực cánh quạt(turbopropeller) lắp trên ATR72,C130... và động cơ turbofan(cái này em không biết dịch tiếng việt, hê hê) lắp trên A320,boeing..... hẹn các cụ hôm khác vậy. Hình như có 1 số cụ làm trong ngành hàng không nhưng em đảm bảo không có cụ nào làm về kỹ thuật máy bay nhể.
Hihi, cháu chào cụ, cụ có từng ấy năm trong nghề thì là sư phụ của bọn cháu roài:). Cụ nói chuẫn về mấy vụ động cơ và đặc biệt vụ xe ô tô hoàn toàn có thể bay được, chính xác là chỉ cần thiết kế thêm đôi cánh với độ nghiêng và chièu dài hợp lý là bay được:)). Tuy nhiên, em không biết thời cụ làm nó ra sao, và thực tế có bao nhiêu lần cụ thực hiện việc hạ cánh tự động vì thực tế thì để thực hiện việc hạ cánh tự động hoàn toàn là điều hoàn toàn không xảy ra thường xuyên, nhất là đối với các sân bay có điều kiện khí hậu tốt như ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Các sân bay này thông thường chỉ áp dụng tieu chuẩn cất/hạ cánh tối thiểu theo tiêu chuẩn ICAO CATII là cùng (trừ đường 16R của Narita) nên khi đã thiết lập được tâm đường bằng (established localizer) khi vào điểm FAF thì thông thường người lái cần điểu chỉnh độ cao bằng tay và dùng mắt thường để quan sát PAPI (hay VASI) để hạ cánh vì mặt đất thì lồi lõm nên hệ thống đo độ cao Radio Altitude sẽ báo không chuẩn nên khó có thể để Auto land hoàn toàn như ICAO CATIII(a,b,c) được chứ cụ:).

Btw, có dân kỹ thuật máy bay là tên EICAS (nick này có nghĩa đúng tên hệ thống cảnh báo của máy bay, tiếng Tây là Engine Indication and Crew Alerting System:) ). Em biết cậu ấy là một chuyên gia về động cơ máy bay GE/PW của máy bay Boeing:)
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
ôi cụ chim bao bao xì pam kinh quá.X_X
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
800
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Khà khà hội nhà mình lại đông vui roài, off đê anh Thức ơiiii
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,835 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net

engger

Xe tải
Biển số
OF-21225
Ngày cấp bằng
17/9/08
Số km
269
Động cơ
500,470 Mã lực
400hz là vì IDG (integrated drive generator) gắn vào động cơ không đủ lớn mà thôi. Nếu 1 ngày nào đó có ai đó chế tạo ra cái động cơ máy bay to uỳnh thì cái IDG cũng to lên và chắc lúc đó tần số sẽ là 50hz như điện dân dụng...hehee
E cũng từng nghĩ như bác rồi, nhưng cho e hỏi ngu 1 tí, cái máy phát điện mà khi mất điện mọi ng hay dùng í, nó cũng ko to mà nó vẫn phát tần số 50>>60hz3:-O. Cái 400hz này thì e mới đc đọc qua 1 cái tài liệu tiếng Anh, e cũng ko giỏi môn này lắm nên dịch ra chẳng biết có đúng ko. Đại khái là điện cung cấp cho máy bay đc phát từ 2 máy phát điện(genarator) của 2 động cơ(mỗi động cơ có 1 cái). Trong đk bình thường thì cả 2 cùng cung cấp cho tất cả các hệ thống của máy bay( khi 1 cái hỏng thì cái còn lại vẫn có thể cung cấp cho cả hệ thống). Chính vì 2 hệ thống nên có 2 cái IDG khác nhau khi cái này quay thì sẽ có sai số về vòng quay giữa 2 cái. Khì tần số nhỏ thì sai số giữa 2 cái này sẽ ko đc nhiều>>>nên tăng tần số( tức là tăng vòng quay lên). E hơi ngu môn văn viết cũng ko đc dễ hiểu lắm các bác cố đọc rồi phán lại cho e xem e nói có đúng ko ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top