Bên cạnh đó, em nhận thấy lớp crema pha ra đều có ở cả loại trong nước và nước ngoài. Nhưng lớp crema của trong nước thì lại mỏng hơn và nhanh tan hơn so với nước ngoài. Và đặc biệt, em chưa bao giờ pha được lớp crema dày như của bác, thường chỉ bằng 1/3 của bác mà thôi. Theo em hiểu thì một phần do độ cũ/ mới của cafe. Theo như bác từng viết, cũng như nghiên cứu từ các nguồn khác, cafe hạt đã rang nên sử dụng trong vòng 2 tuần và bột đã xay thì là 3 ngày. Giờ có máy xay rồi, vấn đề 3 ngày đã được giải quyết. Còn vấn đề 2 tuần vẫn còn đó. Vậy có cách nào để mình có thể tự rang được không bác? Và có thiết bị rang nào nhỏ gọn lại nhanh chóng mà không lách cách không bác?
Trước hết xin cảm ơn bác
iemco đã nhớ những "còm" em viết về máy rang cafe, không chỉ nhớ mà còn là nhớ tường tận, và còn chia sẻ cho một bác có thắc về về máy rang cà phê!
Thật lòng mà nói, em rất vui và cảm động, khi bác
iemco còn nhớ đến cả số trang số bài! Đây là lần đầu tiên, một "còm" của em tiết được một người ghi nhớ như vậy, em không biết gì hơn là nói lời cảm ơn của em dành cho bác
iemco cũng xin phép được gửi bác mấy câu như sau:
Chỉ là một chút cỏn con,
Thế mà bác đọc, vẫn còn nhớ lâu.
Thật chẳng nghĩa nặng tình sâu,
Vài dòng trân quý, lần đầu được xem!
Thưa bác
QUANG1970,
Từ khi có máy xay, máy pha, em cũng đã thử một vài loại cafe nội địa cũng như nước ngoài. Em nhận thấy có sự khác biệt khá lớn về chất lượng nước cafe. Về hạt cafe đem pha, em thấy hạt của nước ngoài có sự chọn lọc tốt hơn, độ chín (do rang) đồng đều hơn, chất lượng bột xay ra xốp và đồng nhất hơn so với cafe trong nước. Và nước cafe pha ra có ít bụi hơn hẳn so với hạt trong nước mặc dù đã điều chỉnh xay ở mức thô hơn để giảm thiểu bụi. Việc này khiến em cũng thắc mắc rằng sao hạt trong nước lại có thể có bụi mặc dù mình đã xay thô hơn? Liệu có chăng là do em sai sót ở đâu?
Dần dần rồi bác
hoanganha31 cũng như các bác khác sẽ nhìn thấy và nhận ra sự khác biệt giữa cà phê gieo trồng thu hoạch ở nước ngoài và cà phê gieo trồng thu hoạch ở Việt Nam, loại cà phê mà theo một số báo chí, và lũ tự xưng là "dân sành uống cà phê" cho rằng ngon nhất nhỉ thế giới!
Nói chung, điểm khác nhau đầu tiên với cà phê gieo trồng thu hoạch ở nước ngoài Việt Nam là ở nước ngoài, người công nhân khi thu hái, thòi họ chỉ hái những trái cà phê chín và không bao giờ hái sống. Ở Việt Nam, thì có thể nói là hái lung tung, không quan tâm lắm đến việc sống chín theo tập quán và thói quen "Ăn kỹ làm dối".
Em nghe nói rằng, dường như bây giờ ở một số đồn điền cà phê tại VN, có một số hóa chất xử lý giúp cafe chín đồng loạt!
Nhưng đây không phải chín tự nhiên! Điều này nếu có xảy ra thì cũng không làm cho chất lượng của hạt cà phê Vn khó mà bị được so với cà phê ở nước ngoài!
Ngoài ra cũng xin chia sẻ với các bác một khái niệm nữa về cà phê đó là thuật ngữ
"Rainforest Certificate" và phê mà có ghi (gắn mác)
"Rainforest Certificate" chỉ ra đấy là cà phê trồng và phát triển trong những rừng mưa nhiệt đới, Đây là những khu vực trồng cà phê mà lượng mưa ("vũ lượng") rất cao. "Vũ lượng" có thể trong năm và kéo dài những mức độ nước mưa "vũ độ" không to. Điều này dẫn tới trái cà phê, từ lúc ra hoa cho tới lúc thu hoạch sẽ lâu hơn bình thường. Khi so sánh với một loạt các loại cafe khác, khi trái cà phê chín, thì chất lượng của nó sẽ cao hơn do thời gian trên cây lâu hơn.
Trong thực tế, là những loại cà phê này nếu các bác có dịp dùng qua, sẽ thấy được rằng hạt cà phê tuy cùng một thể tích nhưng lượng cà phê bột lúc xay ra, sẽ nhiều hơn khoảng 10 % nghĩa là "lời hơn" khi xay cà phê bình thường. VÀ, như chất lượng hương vị của nó cũng ngon hơn!
Ví như một trái Thanh Long muốn ăn mà ngon ngọt thì phải "ba lần chín" nghĩa là trái thanh long sau khi đơm hoa và kết trái, trái chín lần một, sau đó trái thanh long lại tiếp tuc phát triển và lại trở lại màu xanh rồi chín lần hai! qua "ba lần xanh chín" cần lâu thời gian trái thanh long mới ngon ngọt.
Bình thường khi mua Thanh Long các bác lưu ý tới những quả chín, nhưng ai biết được rằng đây là quả chín lần một lần hai lần ba?!
Một cách để kiểm tra độ "chín ngọt" là nhìn trái Thanh Long "căng phồng" múp míp chín đỏ, và những "tai" (phần vỏ nhô ra ngoài trái) của quả cũng chín hơi vàng và
nhỏ xíu thì chắc sẽ là ngon ngọt.
Cà phê cũng vậy! Tuy không "ba lần xanh chín" nhưng phải thật chín thì hạt mới ngon! với cà phê được trồng trong những khu vực có giấy xác nhận
"Rainforest Certificate" thì đó là những hạt cà phê được nuôi trồng trong một khoảng thời gian dài và chất lượng rất cao.
Em không nói thì chắc các bạn cũng tự hiểu rằng Việt Nam thì đừng mơ có chuyện trồng được loại cà phê này hoặc thu hoạch được loại cà phê này!
Về việc nước cà phê còn dính bụi hoặc than thì có thể một phần là do độ tinh sạch của cà phê trong quá trình chế biến: Đa phần cà phê Việt Nam đều phơi trên mặt đất, không đảm bảo vệ sinh,.....
Tuy nhiên cho dù là cà phê nước ngoài mà rang ở cấp độ Espresso, French/Italian Roast thì vẫn có khả năng có tình trạng còn bụi than trong đó! Để xử lý:
+ Nếu căn nguyên là do điều chỉnh độ mịn khi xay quá mức mịn so với độ đòn và khô của hạt cafe: Bác phải giảm bớt độ mịn, điều này có thể kiểm chứng được bằng cách dùng một loại cà phê khác có độ rang chín "non hơn" hơn loại cafe pha ra mà nước có bụi!
+ Hoặc bác sẽ thay cái rổ lọc (Basket filter) trong tay cầm, bằng một cái rổ mới, tốt hơn thì chắc chắn là không còn nữa.
Về lớp Crema, thì như đã nói, để có một lớp Crema đẹp hoàn hảo bắt buộc cà phê này chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian sau khi rang là 2 tuần, nghĩa là tính từ lúc rang đến lúc xay tối đa là hai tuần. Trong trường hợp cà phê bột thì cà phê này chỉ được đem dùng (pha) tính từ lúc xay tối đa là 2 hay 3 ngày. Nếu không đáp ứng được hai tiêu chí này, thì đừng mơ nhé!
Chớ bao giờ đòi hỏi chuyện có lớp cemra đẹp, mà dùng với cà phê cũ (Stable coffee)!
Ngoài ra, với cafe bảo quản bằng hinh thức hút chân không thì thờii điểm khui bao ra, có thể coi như thời điểm xay xong.
Trong thớt, có một bác giới thiệu với em về một công ty cà phê, bán cà phê đặc sản ở Đà Lạt và bác ấy bảo là cà phê này ngon. Em đã liên hệ thử với hãng này và gửi mua năm loại cà phê, nhưng họ chỉ có bốn loại. Trong đầu tuần tới, em sẽ có trong tay bốn loại cà phê này.
FYI, Em khá tâm đắc bởi vì trong bốn loại của họ này, có những chủng loại mà em có nhưng lại được trồng ở một quốc gia khác!
Khi đã có trong tay những lại cà phê gọi là "đặc sản" ở Việt Nam, em sẽ tiến hành
ngâm (vo) nước và chụp hình để các bác coi độ "tinh khiết của cafe Việt Nam trước khi ngâm vo, sau khi đã vo sạch, nước cafe pha ra, một tách cafe sẽ như thế nào! chắc hắn sẽ không:
lờ lờ cái màu đen xám như mật gấu ntn
Mà sẽ là ntn: (nhìn
màu bọt cafe bên rìa cạnh thành tách)
Và long lanh như hổ phách ntn:
Đồng thời, em cũng sẽ tiến hành rang, xay chụp hình mời các bác xem. Ngoài ra, em sẽ gửi biếu
một bác trong thớt, có quan tâm (lẫn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, và cảm nhận, cũng như không ngại mất lòng và tiếc công sức chia sẻ) tới cà phê uống, để thẩm định ở góc độ người uống bình thường, Bác này đã có trong tay mình máy pha, máy xay đúng chuẩn người tiêu dùng và bây giờ sẽ có thêm 10 loại cafe mới rang, Bác sẽ xay, pha hầu để coi là, cùng một chủng loại cà phê, trồng ở Việt Nam và nước ngoài, khác nhau như thế nào, cũng như chia sẻ những vấn đề khác có liên quan tới cà phê.
Các bác chịu khó theo dõi trong một vài ngày tới, em sẽ mời các bác xem một số tấm hình chụp cà phê được coi là "đặc sản" ở Việt Nam,
trong đó các bước chuẩn bị, rang, rang và xay đồng bộ so sánh với cà phê cùng chủng loại mà em có mua ở nước ngoài, để cho
"biết đá biết vàng" là như thế nào!