Trước hết phải nói là e rất cảm phục và mến mộ bác QUANG1970.
Trước hết xin cảm ơn những mỹ từ, mỹ ý mà bác dành cho em. Cho dù đó là những lời bác nói thật lòng, hay nói xã giao thì em cũng xin trân trọng và cảm ơn.
Với em, làm cái gì cũng có tiêu chí, và mục đích. Em xin phép nhắc lại một lần nữa tiêu chí và mục đích của em khi tham gia thớt này, là điều em đã nói rõ một lần rồi trong "còm" 1777 hôm nay xin nhắc lại một lần nữa:
"Em chỉ mong các bác yêu thích cafe sạch, cafe đúng nghĩa là cafe, khi tham gia thớt nói về cafe trên OF, sẽ phải được cùng nhau, và "chia nhau" thưởng thức những tách cafe ngon, rẻ, và đúng nghĩa là cafe."
Có thể đâu đó, trong cách trình bày của em, các từ ngữ, hoặc câu cú diễn đạt rất nặng nề, thậm chí "mạnh mồm bạo miệng" đến mức thô lỗ: nhưng em rất cân nhắc, đong đếm cẩn thận, trước khi viết, vì khi viết như vậy, đó là cách duy nhất để thức tỉnh, cũng như lôi các bác ra khỏi cơn mê, hoặc thói quen "thủ dâm tinh thần" của người Việt Nam nói chung và các diễn đàn nói riêng! Thói quen này hay lối mòn này, dẫn tới tình trạng, trong một diễn đàn
"còn nói, còn nghe, hết nói hết nghe" và những điều người khác nói Không còn có thể đọng lại trong lòng người đọc cũng như giá trị của nó chỉ dừng lại ở mức phiếm đàm, giải trí!
Tiêu chí của em khi nói và viết không như vậy! Em chỉ viết và nói những gì em biết, em cảm nhận, em đã hiểu, cũng như khi em viết, em nói, với một ý muốn là giúp cho người đọc, nhận ra vấn đề, sâu nhất, và ấn tượng nhất, hầu chính nhờ như vậy, họ mới để ý, hoặc quan tâm, cũng như thắc mắc, tò mò đi tiếp những bước sau, khơi gợi cho họ sự tò mò hoặc bức xúc, tất cả chỉ đẫn đến mục đích sau cùng, là họ quan tâm tới vấn đề, và sau đó tìm hiểu, để tìm ra được chân cái chân lý của vấn đề.
Những vấn đề, đặc biệt là những vấn đề thuộc về nhân sinh quan, hoặc tâm lý, thì sẽ có nhiều cách nhìn, nhận cách diễn đạt, diễn giải! Nhưng cho dù nhìn góc độ nào, thì vấn đề đó vẫn là vấn đề đó Và nếu khi chịu khó, nhìn nhiều góc, nhiều chiều, thì kiến thức, trình độ của anh sẽ dễ dàng nâng lên, cũng như kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc sống của anh, sẽ ngày càng phong phú!
Cầm bằng anh chỉ nhìn vấn đề theo quan điểm của anh, nhân sinh quan của anh, thì không có gì là sai, nhưng đó cái nhìn phiến diện, và quà là nghèo nàn, và đáng thương!
Thường khen thì dễ hơn chê! Do đó, khi chê, anh phải chứng minh hay dẫn giải được điều anh chê, chứ không phải chê bằng cảm tính!
Nhưng theo e thì bác test cà phê Arabica VN niên vụ 2019 ko đúng thời điểm, nếu để thêm một vài tháng nữa thì sẽ ko bị chát và thơm ngon hơn.
Việc Chill (làm dịu, làm mát,) vài loại thực phẩm là điều thông thường và cần thiết. Với những thực phẩm như thịt, cà phê, rượu, phô mai, .... đều phải trải qua quy trình này. Trong quá trình làm mát này, thực phẩm hay sản phẩm đó, sẽ phong phú hóa thêm về hương và vị cũng như giúp cho người sử dung sẽ dễ hấp thu được các dưỡng chất.
Việc cà phê sau khi thu hoạch phải để yên tĩnh trong không gian thoáng từ 3- 6 tháng là điều cần thiết. Đó là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh: Một khi anh đưa một sản phẩm "chưa chín" ra ngoài thị trường, thì là trách nhiệm của anh. Cái anh sẽ phải gánh chịu là đánh giá của người tiêu dùng là không đạt!!!
Điều này kéo theo, khi nói niên vụ 2019 nghĩa là cà phê này dùng cho năm 2019 nó có thể sản xuất trước đó và đã trải qua các khâu làm mát thông thoáng và đã sẵn sàng sử dụng cho năm 2019!
Đó là một khái niệm mà thật sự em không biết là ở Việt Nam như thế nào, nhưng ở nước ngoài khi nói
Cafe hạt niên vụ 2019 hoặc
sản xuất năm tháng 2 năm 2019 điều đó bao hàm là: Thời điểm
sớm nhất của cà phê này đã hoàn tất khâu sản xuất là tháng 11 2018!
Khi mua cà phê từ công ty đó, thật lòng mà nói, em cũng không dám hỏi quá nhiều, bởi vì chỉ mua mỗi thứ một ít mà vạch vọc kỹ như vậy thật là không được lịch sự, nên em cầm bằng là nó đã được sản xuất theo đúng quy trình và nước ngoài (coi như là cà phê này hoàn tất việc sản xuất vào cuối năm 2018 và sẵn sàng đưa vào sử dụng cho năm 2019).
Còn về sự khác nhau giữa cà phê mới và cà phê đã qua khâu làm mát, thì thực sự, là có sự khác biệt rất nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ dành cho những người có một cái lưỡi cũng như cái mũi cực kỳ thính, cũng như tinh tế. Còn nếu không, thì họ sẽ thích cà phê mới hơn! Bởi vì, Cafe hạt mới sản xuất, rồi đem rang và sử dụng hương vị của nó nồng mạnh và ấn tượng hơn cho những người không sành lắm về cà phê!!!
Còn về việc
thế nào là một tách cà phê ngon? thật sự em cũng như bao nhiêu người khác khi tập tễnh Bước vào thế giới cà phê, em cũng phát học và điều khác biệt hơn là em được thiên phú cho một cái lưỡi và một cái mũi khá tinh tế hơn bình thường. Với công cụ ban đầu này, em nghiên cứu, và đọc các thông tin để hiểu và đánh giá, thế nào là cafe ngon?
Khi nói hay xét về NGON nói chung, thì từ ngon là một khái niệm mang ý nghĩa tương đối. Ví như cái đẹp cũng là khái niệm mang nghĩa tương đối!
Người ta thường nói
"Beauty lies in lovers' eyes". Quả là không sai!
Đó là sự đánh giá mang, hay bị chi phối bởi cảm tính!
Tuy nhiên trong thực tế, với một số loại thực phẩm như rượu, cà phê hay nước trà đều có những tiêu chí đánh giá nhất định, chứ không thể mang cái tôi cảm tính vào mà phê phán!
Em nghiên cứu, học cách đánh giá cà phê, theo những quan điểm của các chuyên gia về cà phê và đây là thông tin mà em tiếp nhận, thu tập và ghi lại, để mời các bác cùng tham khảo.
Xin lưu ý, khi các bác đọc, sẽ thấy rằng, mình cũng có cảm giác giông giống là như vậy, nghĩ như như là nhưthế, ..... nhưng khác chăng ở đây, là người đọc, đã hệ thống hóa lại tất cả những gì các bác cảm thấy, và suy nghĩ, và viết thành bài viết này!
Xin lưu ý, đây không phải là kiến thức của em, mà chỉ là điều em góp nhặt từ người khác, và chia sẻ với các bác. (cũng lưu ý tất cả những gì viết không phải mực đen
mà viết bằng mực xanh là thông tin em góp nhặt hoàn toàn không phải của em)
Còn Robusta, có lẽ loại bác nhận được chưa phải là hàng tốt nhất VN. Hôm rồi lên hội chợ cà phê Buôn Ma Thuột, e thấy có loại cà sẻ giống cũ hạt nhỏ trồng hữu cơ (size chỉ 13, 14) chế biến Honey có chất lượng rất tốt, uống khá ngon.
Cái Robusta mà em đã chụp hình và nhận định là
em dựa theo tiêu chí ở dưới đây chứ không nhận định trên cơ sở khác:
Cách phân biệt, nhận định về hương vị - thể chất và cảm nhận về phẩm chất thơm ngon của tách cà phê
Thế nào là một tách cà phê ngon theo tiêu chuẩn chung? Các tiêu chí chung được định ra bởi các giám khảo chuyên nghiệp và các giám định viên tài giỏi, nhằm thẩm định trong các cuộc thi tách cà phê ngon hằng năm trên thế giới (Coffees of the Year Competition) là gì?.
Cà phê được chấm điểm đạt chất lượng thơm -ngon nhiều hay ít dựa trên bảy tiêu chí khác nhau: hương vị, thể chất, vị ngọt, tính a-xít, vị đắng, hương thơm và hậu vị
Flavour: is the overall perception of the coffee in your mouth. Acidity, aroma, and body are all components of coffee flavor. It is the balance and homogenization of these senses that create your overall perception of flavor of a coffee.
Hương vị: là cảm nhận chung về cà phê trong miệng . Vị chua, vị ngọt, hương thơm và thể chất là các thành tố cấu tạo nên hương vị cà phê. Do việc cảm thụ các mùi vị nầy hòa quyện hài hòa và đồng nhất bởi các giác quan mà tạo ra một sự cảm nhận tổng thể về hương vị của một loại cà phê.
Body: Body is primary characteristic of coffee. It is a distinctly tactile sensation, and is sometimes called simply “mouth feel. the sensation of coffee Body is sensation or feeling in your mouth and on your tongue is related viscosity, heaviness, thickness, or richness oil and feel the charming of coffee. Body is the texture and consistency, the thickness or slipperiness of the coffee. For example, when you drink milk, your perception of body whole milk in your mouth would not like your feeling when you drinking water.
Thể chất:Thể chất là đặc trưng của cà phê. Nó là một cảm nhận của vị giác rõ rệt, và đôi khi được gọi đơn giản được gọi là "cảm nhận trong miệng” .Cảm nhận vể thể chất của cà phê là các cảm giác hay cảm nhận trong miệng và lưỡi về vị của bạn có liên quan đến độ nhớt, độ nặng, độ dày, hoặc sự phong phú về chất dầu hay vị đậm đà, quyến rũ của cà phêThể chất là kết cấu và tính thống nhất, độ dày hoặc độ nhờn liên quan đến chất dầu của cà phê. Ví dụ, khi bạn uống sữa, nhận thức của toàn bộ thể chất của sữa trong miệng của bạn sẽ không giống như cảm giác khi bạn uống nước.
Sweetness: the sweetness of the coffee experience is felt in the tongue, slightly sweet taste of coffee is important because it makes the balance of bitter and sour of coffee .The good coffee have the natural sweet make harmony of body of coffee
Vị ngọt : vị ngọt của cà phê được cảm nhận cảm nhận ở đầu lưỡi, vị ngọt nhẹ của cà phê rất quan trọng vì nó làm quân bình vị đắng và chua của cà phê. Cà phê ngon sẽ có vị ngọt tự nhiên làm hài hòa thể chất của cà phê.
Acidity: Acidity does not refer to pH levels discussed in high school chemistry class, it is not like hydrochloric acid or stomach acid. Acidity should not be confused with sour, which is an unpleasant feeling negative flavor characteristic. Acidity is a desirable characteristic in coffee. Acidity is characteristic of the Arabica coffee. The sour taste is felt by both sides of the tongue. The role acidity plays in coffee is not unlike its role as related to the flavor of wine. The acidity in provides a sharp, bright, vibrant of coffee quality. With out sufficient acidity, the coffee will tend to taste flat. Therefore, acidity produces some of the pleasurable and distinctive sensations we enjoy when tasting coffee.
Tính axít : Tính axit , hay độ chua không có ý nói mức độ pH được đề cập trong sách hóa học ở trường cũng không giống như acid hydrochloric hoặc axit dạ dày. Tính axit không nên nhầm lẫn với vị chua là một cảm giác khó chịu về vị, không tốt theo cách đặc trưng
Độ chua là một đặc tính mong muốn trong cà phê cao cấp. Độ chua được cảm nhận bởi hai bên bờ cạnh của lưỡi. Vị chua là đặc điểm chính của dòng café Arabica. Vị chua trong cà phê không đóng vai trò giống như vai trò của nó liên quan đến vị chua của rượu vang. Độ chua trong cà phê tạo ra 1 cảm nhận rõ rang, sắc nét về chất lượng cà phê. Nếu không đủ độ a xít, vị cà phê sẽ có xu hướng nhạt nhẽo. Do đó tính axit tạo ra một số các cảm giác thú vị và đặc biệt khi chúng ta được thưởng thức cà phê.
Bitterness: Bitterness is felt in the coffee results from the interaction of compounds Trigonelline in coffee with with the circumvallate
papillae on the back of the tongue. Trigonelline arise in proportion to the degree of roasting. The Bitterness is often proportional to the color of dark coffee. Bitterness can reduce the acidity in coffee, thus inversely proportional to the acidity in coffee
Vị đắng: Vị đắng là cảm nhận về cà phê từ kết quả tương tác của ợp chất Trigonelline trong cà phê với các gai vị giác nằm trên mặt sau của lưỡi. Trigonelline phát sinh tỷ lệ thuận với mức độ rang. Vị đắng thường tỷ lệ thuận màu đậm của cà phê. Vị đắng có thể làm giảm tính axit trong cà phê nên nó tỷ lệ nghịch với vị chua trong cà phê.
Aroma: Aroma of coffee refers to your first encounter with a coffee when it's brewed. It is smell of coffee rises when the coffee powder meet boiling water. Aroma is a sensation that is difficult to separate from flavor. Aroma is a sense of smell is very difficult to distinguish the flavors. Aroma is perceived by olfactory neurons in two locations, in the nasal cavity sensing and picking up the scent of coffee and late nasal cavity, where the concentration of receptors on nerve cells odor. The scent of coffee aroma contributed to us regardless of our taste.
Hương thơm: Mùi hương thơm của cà phê là cảm nhận đầu tiên mà bạn có được khi pha cà phê, Đó là mùi của cà phê bốc lên khi bột cà phê gặp nước sôi.hương thơm là một cảm nhận về mùi rất khó phân biệt với hương vị. Mùi hương thơm được cảm nhận bới các tế bào thần kinh khứu giác trong 2 vị trí, tại khoang mũi cảm thụ mùi hương café bốc lên và và cuối hốc mũi, nơi tập trung các tế bào thần kinh cảm thụ mùi. Hương thơm của hương vị góp phần vào việc phân biệt về khẩu vị của chúng ta. Cà phê Purio luôn phấn đấu để vươn đến đỉnh cao của hương thơm tự nhiên từ hạt cà phê qua quá trình chọn nguyên liệu từ hạt cà phê nhân hảo hạng đến quá trình chế biến rang, xay, đóng gói, bảo quản tốt nhất.
Aftertaste: is your perceive of coffee flavor that lasts longer period of time after your drink a cup of coffee, especially a cup of hot coffee.Hậu vị (hay dư vị) : là cảm nhận về hương và vị đậm đà của cà phê còn kéo dài một quảng thời gian sau khi đã uống 1 tách cà phê, nhất là tách cà phê nóng
P/s: Cà phê đặc sản Đà Lạt còn có hai loại là Typica và Bourbon vàng, e thấy rất ngon nên cũng tích trữ một ít. Do là hàng 2019 e đang cho nghỉ nên 02 tháng nữa khi đạt chuẩn, e sẽ mang biếu bác một ít uống thử, e cũng ở Saigon.
Để nói về những loại, những dòng, chủng cà phê ngon, thì em xin phép được trích đưa thông tin sau:
Trong thực tế, khi cái bác nghe nói cà phê này ngon, cà phê kia ngon thì thường họ chỉ nói cái tên nơi sản xuất (trồng) mà không đi sâu vào chủng loại của cà phê!
Ví dụ như khi nói cafe KENYA ngon, thì đó là những loại cà phê SL-28, SL-34 hay Ruiru 11. Hoặc ví dụ như, khi nói Jamaica Blue Mountain là một loại Arabica , cafe Hawaii Kona cũng là cafe Arabica gốc Brazil , và Jamaica, Hawaii là những nơi trồng những loại cafe này.
Và "cái ngon" có đặc điểm hương vị của của một "kiểu ngon" mà là cái ngon theo theo một nhóm người thích hương vị và khẩu vị đó. Điều đó bao hàm, sẽ có những loại cà phê khác ngon mà không hợp với nhóm người thích loại hương vị này!
Em xin trích thông tin:
Các giống cà phê ngon trên thế giới
Giống cà phê Moka nổi tiếng ở Việt nam, trồng ở Đà lạt chính là giống Arabica Bourbon đặt được tên theo vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là đảo Reunion nằm ở phía đông của Madagascar. Mặc dù năng suất cao hơn giống Typica, Bourbon vẫn được coi là giống cà phê có năng suất thấp...
Các giống cà phê ngon trên thế giới
1. Bourbon
Giống cà phê nầy đặt được tên theo vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là đảo Reunion nằm ở phía đông của Madagascar. Mặc dù năng suất cao hơn giống Typica, Bourbon vẫn được coi là giống cà phê có năng suất thấp.
Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và thậm chí là màu vàng tùy thuộc vào từng chủng loại cụ thể. Đây là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên vị của nó chua thanh, rất hấp dẫn, mùi thơm của cà phê Bourbon quyến rũ vô cùng và cảm giác về vị trong miệng khi uống rất thích thú, (thể chất) có sự quân bình, hậu vị chua thanh rất ngon. Giống nầy được người Pháp di thực và trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.
2. Villasarchi
Villasarchi là một giống lai của cà phê Bourbon. Villasarchi sinh trưởng ở thung lũng Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica. Các nhánh của cây cà phê này mọc xiên từ thân một góc 45 độ phân tán một vùng lá bao phủ quanh cây rất cân đối. Villasarchi sinh trưởng tốt ở vùng đất có độ cao lớn, dưới tán cây bóng mát và giống cà phê này thích hợp với phương cách canh tác hữu cơ, vì nó không ưa các loại phân bón hóa học. Trái của Villasarchi có tông màu đỏ sáng trông rất đẹp và hấp dẫn, vị khá chua một cách thanh tao xen lẫn với một độ đắng-ngọt rất huyền bí, tạo một cảm giác lạ khi uống.
3. Typica
Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước mà người ta hay kể như câu chuyện của một chàng chăn dê nọ. Hạt giống của cà phê Typica được mang đến Mỹ bởi một sĩ quan hải quân người Pháp vào những năm 1700. Typica có năng suất rất thấp, kích thước hạt nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của Typica là tuyệt vời thể hiện hương vị xuất sắc, vị đắng ngọt pha lẫn 1 chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình
4. Villalobos
Villalobos là dòng đột biến của Typica. Villalobos phát triển nhiều ở Costa Rica. Cây cà phê Villalobos có hình dạng, sinh trưởng tương tự như dòng nảy sinh từ Typica. Villalobos sinh trưởng rất tốt ở độ cao trung bình, và không thích hợp với nơi có gió. Phẩm chất của giống cà phê này được cho là tối ưu khi trồng nó đưới bóng râm mát. Villalobos được biết đến với vị ngọt nổi bật của nó và độ chua mạnh rất độc đáo.
5. SL-28
Đây là giống cà phê có nguồn gốc Kenya được phòng thí nghiệm của Viện Thực vật học 'SL' của Pháp lai tạo, và cho phát sinh độ biến ra trong năm 1930. Sứ mệnh của dự này án là lai tạo, gây đột biến, cấy ghép, nuôi trồng giống cà phê danh tiếng Moka từ Yemen để tìm ra tìm ra giống cà phê có chất lượng cao, năng suất cao và kháng các chủng bệnh.Giống cà phê SL28 đã ra đời sau bao công khó dù năng suất vẫn còn khá nhỏ. Giống cà phê này có lá màu cùng màu và kích cỡ hạt khá lớn.Hương vị rất thơm ngon, đặc biệt mùi hương rất phong phú, hòa quyện hàng trăm phân tử hương trong tách cà phê, thu hút người thưởng thức đấn ngây người.
6. SL34
SL34 cũng là một giống đột biến khác của viện Nghiên Cứu thực vật Pháp. Cũng từ giống Bourbon nổi tiếng và danh giá Sl-34 ra đời chung với anh em của nó trong năm 1930. Giống nầy nổi trội lên trong thị trường cà phê với chất lượng hàng đầu khi trồng ở độ cao trung bình đến cao Ưu điểm của giống nầy là dễ trồng, kháng bệnh tốt, chịu mưa, chịu gió. SL34 có hương vị đặc trưng của giống bố Bourbon nổi tiếng , nên đô chua của nó phức tạp, cảm giác về vị rất mạnh nặng nhưng lại để hậu vị ngọt thanh trong vòm họng, làm ngây ngất say mê biết bao con người sành điệu cà phê.
7. Ruiru 11
Đây là giống cà phê mới sản sinh, có nguồn gốc từ cây cà phê Kenya lùn được phòng thí nghiệm của viện Nghiên cứu Thực vật 'SL' tạo ra trong năm 1980.Ý tưởng của dự án này là tạo ra một chủng kháng bệnh gỉ sắt cao mà vẫn cho ra các hạt cà phê chất lượng tốt và năng suất cao. Người ta cho giống cà phê Timor, một dòng lai của Arabica và Robusta, và đem cho được lai tạo 1 lần nữa với giống cà phê Rume Sudan, một trong những giống Typica ban đầu, được biết đến với khả năng chịu bệnh kiên cường mọc ở Châu Phi. Kết quả là Ruiru 11 ra đời với chất lượng tuyệt vời.
8. Pacamara
Pacamara là giống lai của chủng Pacas và chủng Maragogype. Dường như giống nầy đã được tạo ra ở El Salvador. Kích cỡ của cây cà phê lẫn hạt cà phê Pacamara rất lớn, di truyền theo gien "bố" Maragogype của nó.. Pacamara có xu hướng thể hiện chất lượng tốt hơn khi được canh tác ở độ cao hơn. Hương vị của nó rất đặc trưng, thể hiện xuất sắc ở độ đáng dịu pha lẫn chua thanh, tính thăng hoa trong cảm xúc vị giác và hậu vị lưu luyến lại dài.
9. Jember
Jember, hoặc S795, là bà con của giống Typica từ Châu phi được mang tới đất nước ngìn đảo, Indonesia. Giống cà phê nầy đã phát triển lâu đời ở Yemen trước khi đến Ấn Độ và cuối cùng là dừng chân ở Indonesia. Giống cà phê này được gọi là Jember của nông dân Indonesia kể từ khi được hạt giống của nó được phân phối cho họ bởi trung tâm nghiên cứu cà phê Jember ở Surabaya, một trong 2 thành phố lớn nhất nằm ở phía Đông đảo Java, Indonesia.. Giống nầy đặc biệt cho ra tách cà phê có màu nước nâu đậm bởi hàm lượng của đường caramel lớn chứa trong hạt và mùi nặng mang hương của xi-rô, mùi trái cây chín ngọt, rất hay.
10. Catuai
Catuai là một giống cây cà phê lùn đó là khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Catuai là một dòng lai của Novo Mondo và Caturra varietals và bắt nguồn từ Brasil.. Bây giờ thì có thể tìm thấy giống này mọc khắp Trung Mỹ. Trái cà phê Catuai khi chín có thể có màu đỏ và hay màu vàng hơm. Đây là 1 nét độc đáo. Giống cho ra trái màu vàng có thể chất và tạo cảm giác trong miệng mạnh hơn.. Chủng Catuai đỏ có hương vị thanh tao hơn. Tỉnh Quảng trị có một số địa phương trồng cây catuai rất phát triển, hương vị thơm ngọn tuyệt vời.
11. Caturra
Caturra là một đột biến năng suất cao hơn của Bourbon được tìm thấy ở Brazil,.. Kích thước của cây Caturra nó được coi như là một giống cà phê lùn. Tuy sinh ra ở Barzin nhưng Caturra bây giờ ít phổ biến ở Brasil mà trái lại phổ biến hơn ở Colombia, Costa Rica và Nicaragua. Chất lượng thường của nó tuyệt hảo. Vị chua thanh, thể chất trung bình, mùi thơm nồng nàn và có ngọt hơn so với Bourbon thuần chủng.
12. Catimor
Cà phê Catimor là một dòng lai của Timor và Caturra được phát triển ở Brasil nhắm mục đích cho ra đời 1 giống cà phê có sản lượng cao và đề kháng với bệnh tật. Chất lượng Catimor gần như luôn thấp kém hơn những của giống khác, chính yếu là do ảnh hưởng của giống bố Timor thuộc chủng Robusta.
13. Colombia
Giống cà phê Colombia, là đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê nầy được gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản được gọi là F10-F1. F10, còn được gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nước. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hương thơm nồng nan, tuyệt vời, độ chua rất cao, xem với vị đắng có hậu, hầu như không thấy có dư vị ngọt, thể chất mạnh, được sử dụng trong các thương hiệu cà phê cao cấp.
14. Ethiopia
Chưa thể có số liệu khoa học chính xác để thống kê các giống cà phê nguyên thủy ở Ethiopia.. Những gì chúng ta biết được rằng có rất nhiều giống cà phê nguyên thủy bắt nguồn từ các khu rừng hoang dã của đất nước Phi Châu lạ lung này. Giống Typica bản địa từ Yemen đã được đưa đến Indonesia và sau đó được đưa đến Châu Mỹ Latinh là giống đầu tiên phát triển trong thế giới canh tác của con người. Các giống cà phê lâu đời mọc ờ Ethiopia đã dâng tặng cho nhân loại thức uống có hương vị được thèm muốn nhất trong thế giới đó. Mùi hương của các giống cà phê bản địa phi châu phong phú vô kể, có mùi xem lẫn từ sô-cô-la đến mùi bánh nướng, từ mùi của dồng cỏ đến mùi của hoa trái, mùi xi rô, mùi mật ong........ Thì từ ngọt ngào cho đến chua như chanh, từ đắng đến cay, rất lạ lùng. Cả 1 vương quốc để suốt đời khám phá.
15. Geisha
Geisha là một Giống cà phê cực kỳ hiếm hoi mà đã hoàn toàn chinh phục tất cả những người sành cà phê khó tính, xuất sắc nhất trên thế giới. Hương vị của nó phức tạp không diễn tả nỗi. Có người cho rằng , nó rất phức tạp và dữ dội! Giống cà phê nầy được phát hiện từ thị trấn nhỏ Gesha ở tây nam Ethiopia và được đưa đến trồng ở Costa Rica. Những cây cà phê Geisha này phát triển rất cao, tán đẹp, lá thuôn dài. Trái và hạt cà phê Geisha này cũng dài hơn so với các chủng loại cà phê khác. Chất lượng hàng đầu của giống cà phê này được sinh ra từ các đồn điền trên cao nguyên, và được hoan nghênh trên toàn thế giới. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị phong phú cực độ, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây, mùi trái dâu rừng chung với mùi đường mạch nha.
(trích bài cùa Bùi Ngọc Minh biên soạn)[/URL]