Đây là nội dung mới tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).
m.baomoi.com
Đây là nội dung mới tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo hình thức phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được
xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểmtrong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
—————————————-————————————————————————————————
- Về phía học sinh:
Trường nào mà chẳng có học sinh ngoan và học sinh không ngoan. Luôn có sự tồn tại đó như hai mặt đối lập cho việc phát triển nhân cách. Có lúc ngoan, có lúc ko ngoan là điều bình thường.
Mục tiêu của việc phê bình là cho các con thấy điều tốt và chưa tốt, biết phân biệt đúng sai khi hành động và là để răn đe, để dạy dỗ, để uốn nắn, để học sinh có tư duy, ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức học sinh thông thường.
Thấy sai còn cố tình làm là bị phạt, thế thôi. Nhà nước có pháp luật thì nhà trường có nội quy, vào sân chơi nào, phải tuân thủ quy định thế, miễn là các nội quy ko củ chuối như cái thông tư này.
Quan trọng là cách làm để cho học sinh hiểu điều đó, chứ không phải phê bình là bêu riếu, chế diễu, sỉ nhục, lăng mạ hoặc ngược đãi.
Mấy thằng ôn con nhà mình nhiều khi còn ăn đòn sưng mông chứ đừng nói đến việc bị phê bình. Tất nhiên, là chúng nó hiểu vì sao bị ăn đòn và chấp nhận điều đó.
Giờ có quy định này thì ở trường, học sinh là ông tướng hết rồi, lấy gì ra để dậy dỗ, bảo ban giờ ?
- Về phía phụ huynh
Càng ngày càng nhiều phụ huynh có tư tưởng có tiền là có tất cả, mua được hết từ tư cách đạo đức đến văn hoá sống.
Em chứng kiến khá nhiều gia đình đi học hộ con từ a đến z. Các con chỉ cần đến trường, không cần biết làm gì, học như thế nào, cuối cấp học bạ của ch đẹp như tranh. Toàn 10. Nhiều vị còn dùng cả tiền, quyền để xin xỏ, nỉ non, không được quay ra ép giáo viên bằng cấp trên, bằng những áp lực xã hội. Bản chất cũng là chỉ đẹp mặt mình, để đi khoe con tôi học abc, xyz...
Có những trọc phú coi con mình là nhất, tung hô đến tận mây xanh và ra sức chiều chuộng, kể cả những điều vô lý khiến cho bọn trẻ ảo tưởng mình là vua, muốn gì được nấy, kể cả mất dậy cũng chẳng sao.
Nhiều vị quên mất hai chữ “Gia đình”.
- Về nhà trường
Có lẽ, người chịu áp lực nhiều nhất là các thầy cô giáo chân chính. Họ bị quay cuồng trước vòng xoáy cơm áo gạo tiền và đạo đức trồng người. Trước những điều chối tai gai mắt, họ chỉ biết nuốt nước mắt giả câm, giả điếc và giả vờ thờ ơ.
Một phần không nhỏ là những người biến chất, họ coi học sinh là món hàng, là mỏ vàng và cứ thế mua bán, đào vàng càng nhiều càng tốt, luồn lách lươn lẹo để tiến thân.
Một phần nhiều nữa là những người không đủ chuyên môn, tâm huyết và lương tri làm nghề giáo, họ coi đó cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác ko cần tiêu chuẩn. Thật cay đắng, điểm vào sư phạm của chúng ta là nằm top đầu thấp nhất. Chúng ta mong chờ gì hơn cho thế hệ tiếp theo ?
- Về cơ quan quản lý
Không nói thì mọi người còn nghi ngờ là thối, nói ra thì đúng là thối thật nên em không nói nữa.
Chỉ có một câu trào phúng theo trend: Bé không học, lớn lên làm quản lý giáo dục.