[Funland] Không được phê bình học sinh trước lớp - thể hiện sự bất lực, hèn kém và tư duy hội nhập nửa mùa.

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Nếu Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành từ khi cháu đi học, là cháu đứng dậy từ chối ngay ạ.
Chú nghĩ là "cháu của ngày hôm nay" sẽ đứng dậy, còn "cháu của thời đi học cấp 2-3" thì chưa chắc ;))

Cháu của ngày hôm nay đã được vũ trang đầy đủ bằng các kiến thức hiểu biết về luật, cũng như tinh thần dân chủ công bằng sau nhiều năm du học và sống ở nước ngoài rồi.

Con ngoan trò giỏi vẫn còn đang học ở VN thì ít khi dám bật lại thầy cô lắm, nhất là khi sự việc cũng không quá liên quan đến mình.
Ngày xưa Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT vẫn còn hiệu lực, thì cháu chỉ mang sách ra đọc, mỗi khi có cuộc phê bình nào đó trong lớp.
Sẽ có một đám nhìn "kẻ phạm tội" đầy khích lệ và ngưỡng mộ, một đám khác thì hả hê, số còn lại thì không quan tâm.

Chú thường ở nhóm 1, cháu chắc nhóm 3 ;))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chú nghĩ là "cháu của ngày hôm nay" sẽ đứng dậy, còn "cháu của thời đi học cấp 2-3" thì chưa chắc ;))
Cháu chắc chắn luôn ạ. Khi đi học phổ thông ở Việt Nam, cháu luôn chuẩn bị bài tốt đến mức soạn bài của cháu chi tiết hơn cả giáo viên, và luôn đưa ra những câu hỏi quá khó ngoài chương trình, cuối cùng các giáo viên và cháu tuy không nói ra, nhưng dường như có "thỏa thuận ngầm" đó là cháu sẽ hỏi ít thôi, đổi lại khi giáo viên phê bình bạn khác, cháu có thể mang sách ra đọc (sách gì cũng được) và coi như không liên quan.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bác phân tích rõ hơn xem nào.
Nghĩa là khi giáo viên chủ nhiệm triệu tập cả lớp họp thì bạn có nhiệm vụ tham gia bình đẳng như các bạn khác.
Sau đó bạn có thể kiện giáo viên chủ nhiệm vì vi phạm quyền của bạn.
Thử tìm căn cứ cho việc kiện xem có khả thi không?
Sau này đi làm cũng vậy thôi, lãnh đạo triệu tập cả cơ quan họp thì không thể từ chối trừ khi nghỉ viêc luôn.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nghĩa là khi giáo viên chủ nhiệm triệu tập cả lớp họp thì bạn có nhiệm vụ tham gia bình đẳng như các bạn khác.
Sau đó bạn có thể kiện giáo viên chủ nhiệm vì vi phạm quyền của bạn.
Thử tìm căn cứ cho việc kiện xem có khả thi không?
Cần gì phải kiện ạ, làm cái đơn, địa chỉ nhận là Phòng Giáo dục quận, huyện, trình bày sự việc. Trước khi gửi đơn thì kính gửi giáo viên xem trước. Nếu giáo viên bảo cứ việc gửi đơn thì gửi thôi.
Chỉ cần có đơn gửi Phòng Giáo dục quận, huyện, chưa cần biết đơn đúng hay sai, giáo viên sẽ là người gặp rắc rối, hơn là học sinh gặp rắc rối.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Sau này đi làm cũng vậy thôi, lãnh đạo triệu tập cả cơ quan họp thì không thể từ chối trừ khi nghỉ viêc luôn.
Bác so sánh khập khiễng rồi. Đi làm được trả lương, còn đi học thì đâu có được trả lương. Giáo viên phê bình bạn khác, làm tốn thời gian cả lớp, sau đó lại dạy cuống cuồng để kịp chương trình. Hồi đi học cháu phát chán khi phải thường xuyên chứng kiến cảnh đó (giáo viên ca bài ca xỉ vả mất 10-15 phút, sau đó lại cuống cuồng dạy thật nhanh để kịp chương trình).
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cần gì phải kiện ạ, làm cái đơn, địa chỉ nhận là Phòng Giáo dục quận, huyện, trình bày sự việc. Trước khi gửi đơn thì kính gửi giáo viên xem trước. Nếu giáo viên bảo cứ việc gửi đơn thì gửi thôi.
Chỉ cần có đơn gửi Phòng Giáo dục quận, huyện, chưa cần biết đơn đúng hay sai, giáo viên sẽ là người gặp rắc rối, hơn là học sinh gặp rắc rối.
Oài, cháu cẩn thận cái ý tưởng này nhé.
Cháu có vẻ không giống ngày xưa rồi.
Kiện cáo luôn là cuộc chiến hai bên cùng thất bại.
Nhiều người có cái ý tưởng bất cần biết, cứ làm NÓ khốn khổ đã.
NÓ khốn khổ hay mình khốn đốn?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Oài, cháu cẩn thận cái ý tưởng này nhé.
Cháu có vẻ không giống ngày xưa rồi.
Kiện cáo luôn là cuộc chiến hai bên cùng thất bại.
Nhiều người có cái ý tưởng bất cần biết, cứ làm NÓ khốn khổ đã.
NÓ khốn khổ hay mình khốn đốn?
Kính gửi đơn giáo viên xem trước mà bác, trò chơi tâm lý thôi mà.
 

OtoGo

Xe hơi
Biển số
OF-294447
Ngày cấp bằng
1/10/13
Số km
100
Động cơ
314,800 Mã lực
kiểu này thì môi trường giáo dục chỉ là học kiến thức chứ không rèn thêm được đạo đức của bọn trẻ con rồi. Học sinh phải có thưởng có phạt mà phạt riêng thì chẳng ý nghĩa gì.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Kính gửi đơn giáo viên xem trước mà bác, trò chơi tâm lý thôi mà.
Cháu thử đặt địa vị vào Giáo viên chủ nhiệm xem thử thế nào?
Đường đường là giáo viên lại sợ một học sinh doạ à?
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,114
Động cơ
382,634 Mã lực
Nhiệm vụ của học sinh: Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học.
Mục 4. Học sinh phải thực hiện nhiều nhiệm vụ của các tổ chức chánh chị quá mức. Chánh chị là thống soái, Mao phán quá nguy hiểm.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu thử đặt địa vị vào Giáo viên chủ nhiệm xem thử thế nào?
Đường đường là giáo viên lại sợ một học sinh doạ à?
Không phải thử mà thật luôn rồi bác ạ. Cháu đã từng bị một giáo viên "trù", trừ điểm những lỗi nhỏ - cháu coi như không tính, cho đến khi trừ điểm quá trắng trợn thì cháu về nhà nói bố mẹ cháu làm cái đơn gửi phòng Giáo dục quận, kèm theo các bài kiểm tra. Nhưng đơn chưa gửi vội mà đưa cho giáo viên xem trước. Kết quả sau đó là tình trạng "trù" chấm dứt. Tất nhiên lá đơn không cần gửi đi nữa.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Không phải thử mà thật luôn rồi bác ạ. Cháu đã từng bị một giáo viên "trù", trừ điểm những lỗi nhỏ - cháu coi như không tính, cho đến khi trừ điểm quá trắng trợn thì cháu về nhà nói bố mẹ cháu làm cái đơn gửi phòng Giáo dục quận, kèm theo các bài kiểm tra. Nhưng đơn chưa gửi vội mà đưa cho giáo viên xem trước. Kết quả sau đó là tình trạng "trù" chấm dứt. Tất nhiên lá đơn không cần gửi đi nữa.
Có một câu nói:
Với một người chỉ có chiếc búa, vấn đề nào cũng giải quyết như với những chiếc đinh.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,738
Động cơ
524,135 Mã lực
kiểu này thì môi trường giáo dục chỉ là học kiến thức chứ không rèn thêm được đạo đức của bọn trẻ con rồi. Học sinh phải có thưởng có phạt mà phạt riêng thì chẳng ý nghĩa gì.
Phạt riêng nhưng kết quả xếp loại hạnh kiểm vẫn công khai thì có vấn đề gì.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Có một câu nói:
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.
Giáo viên cũng người this người that mà.
Có vẻ cháu có những kỷ niệm không vui thời đó. Nó đã tác động lên cuộc sống của cháu cả tốt lẫn xấu.
Tốt thì thấy rõ rồi nhưng xấu thì chưa rõ đâu.
Thôi bác dừng ở đây.
 

Happyten

Xe máy
Biển số
OF-541621
Ngày cấp bằng
15/11/17
Số km
52
Động cơ
163,755 Mã lực
Tuổi
51
Ha ha ha, bố mẹ cháu thì ngược lại với trường hợp của bác. Khi nhắn tin trao đổi với cô giáo, bố mẹ cháu luôn luôn lễ phép, lễ phép đến mức cô giáo tưởng nhầm là cháu mạo danh, lấy điện thoại bố mẹ để nhắn cho cô. Cứ mỗi khi cháu lên lớp mới, có cô giáo chủ nhiệm mới, là cô giáo mới đều nghĩ nhầm như vậy ạ.
Chính vì thế nên các thầy cô cứ nghĩ mình là bề trên đấy,gọi là phụ huynh phải lễ phép dạ vâng,ngay cả khi kém phụ huynh 1 nửa số tuổi,giáo dục giờ cũng như một ngành nghề kinh doanh,học sinh là một khách hàng đặc biệt mà
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhân vụ việc học sinh tự tử... các cụ đang ủng hộ việc phê bình học sinh công khai trước lớp, trường nên nghĩ lại :(

'Bêu tên học sinh vi phạm trước toàn trường là xúc phạm'

Theo nhiều hiệu trưởng, kỷ luật khi học sinh mắc lỗi là cần thiết, nhưng không có nghĩa xúc phạm, bêu riếu các em trước toàn trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang vừa đình chỉ công tác 15 ngày với hiệu trưởng và hiệu phó trường THPT Vĩnh Xương sau khi trường này kỷ luật một học sinh không đúng quy định. Lãnh đạo trường Vĩnh Xương đã nêu họ tên học sinh vi phạm dưới cờ, trước toàn trường, làm ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, trong đơn gửi cơ quan chức năng, gia đình nữ sinh phản ánh giáo viên chủ nhiệm nhiều lần "làm việc riêng" với em, phê bình trước lớp. Những việc này là nguyên nhân khiến em cố tình uống thuốc quá liều và ngất xỉu ở trường.

Thầy Nguyễn Hoàng Chương, Hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) cho rằng việc bêu tên, phê bình các em trước toàn trường từng rất phổ biến, nay không còn phù hợp. Các em không còn "giáo viên nói là phải nghe" mà chủ động, tích cực và có thái độ mạnh mẽ hơn trong việc đối thoại với thầy cô.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội tạo ra nhiều mặt trái. Hiệu trưởng trường Lộc Phát lấy ví dụ, nếu ngày xưa học sinh bị phê bình, bắt quỳ gối ở sân trường thì cùng lắm cả trường biết. Bây giờ hình ảnh và video sẽ được ghi lại, lan truyền trên Facebook, khiến các em ấu hổ, thậm chí cảm thấy nhục nhã. "Áp lực khủng khiếp của mạng xã hội khiến người lớn chúng ta còn khó đứng vững chứ đừng nói học sinh", thầy Chương nói.

Từ việc đánh giá sự khác biệt giữa tâm lý, môi trường học tập của học sinh qua các thế hệ, thầy Chương khẳng định xử phạt học sinh mắc lỗi là cần thiết, nhưng không có nghĩa xúc phạm, bêu riếu các em trước toàn trường. Thái độ và sự đồng hành của giáo viên, nhà trường trong và sau lúc phạt cũng rất quan trọng. "Phạt các em thì dễ, nhưng quan tâm như nào để học trò tiến bộ và cảm thấy nhận được giá trị tích cực sau hình phạt mới là cái khó. Nếu chỉ bêu riếu, các em phản ứng lại là điều dễ hiểu", thầy nói.

Với kinh nghiệm mấy chục năm làm giáo dục, hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát gợi ý một số hình phạt tích cực. Giáo viên có thể cho học sinh đến viện dưỡng lão, trại trẻ mồ côi để phụ giúp, tổ chức các hoạt động hoặc lao động ở nghĩa trang liệt sĩ, trường lớp. Việc này giúp các em biết trân trọng cuộc sống hiện tại. Nếu học sinh quá nghịch ngợm, phải đình chỉ học 1-3 ngày, giáo viên nên yêu cầu các em đọc một số quyển sách, sau đó kiểm tra nội dung, đặt câu hỏi.

Về phía giáo viên, thầy Chương khẳng định khi để xảy ra xung đột với học sinh, người thầy luôn có lỗi. Ngoài rèn luyện chuyên môn, tìm tòi cách giảng bài hấp dẫn để học sinh không sợ mình và môn học, thầy cô cần quan tâm đến tâm lý của các em hơn. Làm tốt việc này, thầy và trò sẽ tránh được xung đột. Ngoài ra, ban giám hiệu cũng cần làm tốt công tác quản lý, nắm bắt tính cách giáo viên để phân công nhiệm vụ hợp lý, không để nhiều thầy cô khó tính cùng dạy một lớp.

Cùng quan điểm với thầy Chương, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), khẳng định hình thức kỷ luật nêu tên học sinh trước toàn trường là "hoàn toàn sai và có nhiều cách xử phạt hay hơn".

Dẫn Điều lệ trường THCS, THPT và trường có nhiều cấp học trong Thông tư 32, hiệu lực từ 1/11, thầy Khang bày tỏ sự đồng tình khi Bộ Giáo dục và Đào tạo loại bỏ các hình thức kỷ luật lạc hậu, như: Khiển trách trước lớp, trước hội đồng kỷ luật của trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ hay một năm học. "Ở thời đại 4.0, cảnh cáo trước trường tức là trước toàn thế giới. Khi thông tin lan rộng, áp lực lên đứa trẻ rất lớn và chúng khó tiến bộ được", thầy phân tích.

Theo thầy Khang, không thiếu gì cách kỷ luật học sinh. Tuy nhiên, các hình thức kỷ luật đều đi từ bước đầu tiên là "thận trọng để tìm ra nguyên nhân", sau đó đánh giá, móc xích sự việc một cách khách quan. Khi quyết định hình thức kỷ luật, giáo viên phải luôn chú ý không xúc phạm học sinh cả về thể xác và tinh thần.

Để làm được điều này, giáo viên ngoài cái tâm, phải biết kìm nén cảm xúc bởi đôi khi vi phạm của học sinh xúc phạm cả giáo viên. Nhà trường, giáo viên phải bỏ quan niệm "kỷ luật là phạt, phạt là trừng trị". "Thầy cô rất dễ vấp phải điều này. Trường học ở An Giang cũng trong tâm thế học sinh mắc lỗi là phải phạt. Như vậy là không tỉnh táo", thầy Khang nói.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng thầy cô phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá học sinh, hướng tới kỷ luật tích cực. Còn bêu tên các em trước tập thể là xúc phạm nhân phẩm, danh dự. "Ngay từ khi chưa có Thông tư 32, nhiều trường học đã bỏ hình thức kỷ luật này vì nhận thấy không phù hợp và bị xã hội lên án rất nhiều", thầy Bình nói.

Thầy giáo với hơn 18 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng cho rằng học sinh bây giờ rất thông minh, tiếp nhận được thông tin từ nhiều môi trường, có quyền trẻ em, quyền được bảo vệ, tôn trọng chứ không phải như trước đây. Việc kỷ luật cũng phải thay đổi theo hướng tích cực, tạo điều kiện để học sinh tiến bộ.

https://vnexpress.net/beu-ten-hoc-sinh-vi-pham-truoc-toan-truong-la-xuc-pham-4205044.html
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
868
Động cơ
200,914 Mã lực
em thấy quan điểm này đúng đấy ạ, nhằm tránh thầy cô giáo phải chịu thói đạo đức giả của nhiều bố mẹ hs. Lên lớp trăm sự nhờ thầy cô, ra ngoài (có thể trước mặt con) chê bai mạt sát ngành giáo, 20/11 thì đưa phong bì đằng trước rồi lên of chửi bới bàn luận lương tâm và lương tháng, đi ra đường thì đèo ba (2 con mà, quên mũ nữa) đi ngược chiều rồi về nhà lên mạng than thở rằng bây giờ gv không biết dạy con theo luật pháp....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top