[Funland] Không được phê bình học sinh trước lớp - thể hiện sự bất lực, hèn kém và tư duy hội nhập nửa mùa.

Longp01

Xe tăng
Biển số
OF-479247
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
1,526
Động cơ
2,336 Mã lực
Tuổi
50
Gọi thầy bằng anh, chị thôi sao phải gọi là thầy, cô làm gì nữa??? Trẻ con mới cần phải dạy, rèn luyện thành người chứ cứ đội lên đầu thế sau thành gì? một thế hệ què quặt tâm hồn.
 

haizz

Xe buýt
Biển số
OF-125156
Ngày cấp bằng
22/12/11
Số km
554
Động cơ
383,707 Mã lực
Cụ nói đúng, mà ko chỉ VN, ở đâu trên thế giới Vẫn đề gì nêu ra cũng có ý kiến trái chiều, phản biện XH là bình thường.
Em thì em đông ý với việc ko phê bình học sinh trước lớp, trước trường kiểu đứa nào hư lôi lên bục phạt, bêu rếu đọc tên...Em nghĩ gặp riêng phê bình và bắt buộc có mặt cả phụ huynh nữa sẽ hiệu quả hơn là phê bình trước đám đông. Cái này đòi hỏi sự kết hợp từ thầy cô và phụ huynh. Chứ nhà nào ko quan tâm đến con, hay nuông chiều bao che con thì có phê bình trước trường hay phê bình riêng cũng thế cả chả tác dụng.

Nói về chuyện phê bình trước trường em lại nhớ chuyện hồi đi học , em vốn là 1 đứa ngoan hiền nhưng lên c3 vì ham vui theo bạn bè bật tường trốn học (chính xác hơn là trốn ra khỏi kí túc xá vì hồi ấy em học nội trú). Thật sự lúc trốn thì sợ lắm ấy, đi chơi ko vui nổi vì nghĩ đến cảnh bị bắt. Và đúng là bị túm thật, sau đó em bị nêu tên phê bình trước trường, cả trường xì xào, lúc ấy thật sự vừa thấy xấu hổ vừa bất cần. Từ lúc đấy em có cảm giác em là 1 đứa cá biệt và ko muốn ngoan hiền nữa, em chỉ chơi với những đứa phá phách chút chứ ko chơi nổi với mấy đứa ngoan hiền nữa vì bọn ngoan hiền nó nhìn em hơi kì thị, xì xầm sau lưng...
Rốt cuộc em cũng chả hư nhưng đúng là tuổi mới lớn cũng trải qua nhiều vấn đề phức tạp, lúc nào cũng đấu tranh nghĩ mình có phải là đứa hư hỏng bỏ đi, lúc nào cũng ước ao có một ai đó (người lớn như thầy cô) hiểu mình, tin tưởng mình...
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
A X cũng ko kỷ luật ai, hiệu quả đã rõ.
Giờ thay vì phê bình e A đi muộn thì khen các bạn còn lại đi đúng giờ. Dễ mà.
Chính xác cụ à, dùng Positive Reinforcement (cho thưởng khi đi đúng giờ để học sinh đi đúng giờ nhiều hơn) sẽ tốt hơn là Negative Punishment (phạt khi đi trễ để ít đi trễ hơn).
 

goldsunhn

Xe buýt
Biển số
OF-73633
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
887
Động cơ
430,948 Mã lực
Bộ GD muốn trở thành nên nhân văn nên đẩy cái khó cho Gv. Các ổng ấy có đứng lớp đâu 😆
 

konachi102

Xe buýt
Biển số
OF-618669
Ngày cấp bằng
25/2/19
Số km
720
Động cơ
128,930 Mã lực
Tuổi
44
thôi các bố các mẹ mang luôn quý tử về mà dạy . Việt Nam! n khi học đòi thái quá ko phù hợp văn hoá .
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,404
Động cơ
531,539 Mã lực
Không được phê bình học sinh trước lớp nhưng phê bình riêng vẫn được cơ mà.Thậm chí bạn nào biết tự phê bình thì càng tốt.
Để khuyến khích việc tốt và tôn trọng đối tượng cần áp dụng nguyên tắc khen trước tập thể và phê bình riêng cá nhân. Cho nên trong việc này BGD cũng không có gì sai cả. Tuy nhiên để chấn chỉnh những hành vi, thái độ không tốt của học sinh đảm bảo nội quy nhà trường việc phê bình học sinh trước tập thể nhưng không chỉ đích danh vẫn là điều cần thiết?
 
Chỉnh sửa cuối:

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Cụ có cảm giác như thế nào khi bị bêu tên trước lớp?
Em thấy việc này chưa bao giờ có lợi cho các cháu. Bản thân em chỉ muốn quay lại thời gian mà xả vào mặt các cô, nhưng nghĩ lại thì bối cảnh nó thế, trình độ và cách làm thời đó thế nên thôi. Còn bây giờ thì ko nên làm thế.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một nền giáo dục dựa trên sự dọa nạt, đe dọa là một nền giáo dục hoang dã và lạc hậu.
1. Với những học sinh ngỗ ngược và cứng đầu, " kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường " chẳng khác gì PR cho chúng, cổ xúy chúng vì chúng vốn dĩ thích đi ngược lại chuẩn mực của xã hội.
2. Với những học sinh bình thường, " kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường " là một sự đe dọa đến danh dự, nhân phẩm của chúng. Một nền giáo dục dựa trên sự đe dọa, khủng bố sẽ làm cho HS thui chột mọi sự sáng tạo. Đó là kẻ thù của giáo dục hiện đại.
K phê bình thì cụ đưa ra giải pháp gì. K cần cụ phải phân tích nó hoang dã và lạc hậu :D
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,404
Động cơ
531,539 Mã lực
Em thấy việc này chưa bao giờ có lợi cho các cháu. Bản thân em chỉ muốn quay lại thời gian mà xả vào mặt các cô, nhưng nghĩ lại thì bối cảnh nó thế, trình độ và cách làm thời đó thế nên thôi. Còn bây giờ thì ko nên làm thế.
Mình còn nhớ thời đang học cấp một. Mình và một số bạn nghịch ngợm mà nghĩ chắc chắn cô giáo sẽ phạt trước lớp. Nhưng cô chỉ yêu cầu các bạn có khuyết điểm ở lại sau cùng để nhắc nhở sau khi cho cả lớp về trước . Nên hồi đó tuy bị phê bình nhưng mình cảm thấy hài lòng với cách đối xử của cô. Sau này mình nghĩ lại đây là một phương pháp giáo dục sư phạm rất tốt.
 

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Mình còn nhớ thời đang học cấp một. Mình và một số bạn nghịch ngợm mà nghĩ chắc chắn cô giáo sẽ phạt trước lớp. Nhưng cô chỉ yêu cầu các bạn có khuyết điểm ở lại sau cùng để nhắc nhở sau khi cho cả lớp về trước . Nên hồi đó tuy bị phê bình nhưng mình cảm thấy hài lòng với cách đối xử của cô. Sau này mình nghĩ lại đây là một phương pháp giáo dục sư phạm rất tốt.
Vậy là cụ đã gặp được giáo viên có tâm và có nghiệp vụ rồi. Ngày ấy ko có nhiều giáo viên được như vậy đâu. Học sinh chỉ cần bị vài lần như vậy là vứt vì tâm lý tự ti, e dè sau này. Còn lúc đo thì học hành vớ vẩn đi ngay. Em vẫn luôn cảm ơn một cô năm lớp 7 cho em lại cảm hứng và học ổn trở lại. Coi như vứt 3 năm sau khi bị bêu.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đây là nội dung mới tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo hình thức phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểmtrong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
—————————————-————————————————————————————————
- Về phía học sinh:
Trường nào mà chẳng có học sinh ngoan và học sinh không ngoan. Luôn có sự tồn tại đó như hai mặt đối lập cho việc phát triển nhân cách. Có lúc ngoan, có lúc ko ngoan là điều bình thường.
Mục tiêu của việc phê bình là cho các con thấy điều tốt và chưa tốt, biết phân biệt đúng sai khi hành động và là để răn đe, để dạy dỗ, để uốn nắn, để học sinh có tư duy, ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức học sinh thông thường.
Thấy sai còn cố tình làm là bị phạt, thế thôi. Nhà nước có pháp luật thì nhà trường có nội quy, vào sân chơi nào, phải tuân thủ quy định thế, miễn là các nội quy ko củ chuối như cái thông tư này.
Quan trọng là cách làm để cho học sinh hiểu điều đó, chứ không phải phê bình là bêu riếu, chế diễu, sỉ nhục, lăng mạ hoặc ngược đãi.
Mấy thằng ôn con nhà mình nhiều khi còn ăn đòn sưng mông chứ đừng nói đến việc bị phê bình. Tất nhiên, là chúng nó hiểu vì sao bị ăn đòn và chấp nhận điều đó.
Giờ có quy định này thì ở trường, học sinh là ông tướng hết rồi, lấy gì ra để dậy dỗ, bảo ban giờ ?
- Về phía phụ huynh
Càng ngày càng nhiều phụ huynh có tư tưởng có tiền là có tất cả, mua được hết từ tư cách đạo đức đến văn hoá sống.
Em chứng kiến khá nhiều gia đình đi học hộ con từ a đến z. Các con chỉ cần đến trường, không cần biết làm gì, học như thế nào, cuối cấp học bạ của ch đẹp như tranh. Toàn 10. Nhiều vị còn dùng cả tiền, quyền để xin xỏ, nỉ non, không được quay ra ép giáo viên bằng cấp trên, bằng những áp lực xã hội. Bản chất cũng là chỉ đẹp mặt mình, để đi khoe con tôi học abc, xyz...
Có những trọc phú coi con mình là nhất, tung hô đến tận mây xanh và ra sức chiều chuộng, kể cả những điều vô lý khiến cho bọn trẻ ảo tưởng mình là vua, muốn gì được nấy, kể cả mất dậy cũng chẳng sao.
Nhiều vị quên mất hai chữ “Gia đình”.
- Về nhà trường
Có lẽ, người chịu áp lực nhiều nhất là các thầy cô giáo chân chính. Họ bị quay cuồng trước vòng xoáy cơm áo gạo tiền và đạo đức trồng người. Trước những điều chối tai gai mắt, họ chỉ biết nuốt nước mắt giả câm, giả điếc và giả vờ thờ ơ.
Một phần không nhỏ là những người biến chất, họ coi học sinh là món hàng, là mỏ vàng và cứ thế mua bán, đào vàng càng nhiều càng tốt, luồn lách lươn lẹo để tiến thân.
Một phần nhiều nữa là những người không đủ chuyên môn, tâm huyết và lương tri làm nghề giáo, họ coi đó cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác ko cần tiêu chuẩn. Thật cay đắng, điểm vào sư phạm của chúng ta là nằm top đầu thấp nhất. Chúng ta mong chờ gì hơn cho thế hệ tiếp theo ?
- Về cơ quan quản lý
Không nói thì mọi người còn nghi ngờ là thối, nói ra thì đúng là thối thật nên em không nói nữa.
Chỉ có một câu trào phúng theo trend: Bé không học, lớn lên làm quản lý giáo dục.
Thông tư không cấm phê bình, chỉ cấm hình thức phê bình cá nhân trước đám đông.
"Quan trọng là cách làm để cho học sinh hiểu điều đó, chứ không phải phê bình là bêu riếu, chế diễu, sỉ nhục, lăng mạ hoặc ngược đãi." câu trước này của cụ có khác gì nội dung thông tư?

Nhưng câu sau của cụ lại thế này "Giờ có quy định này thì ở trường, học sinh là ông tướng hết rồi, lấy gì ra để dậy dỗ, bảo ban giờ ?"
Ý cụ là cứ phải phê bình trước đám đông (lớp/trường) thì mới là dậy dỗ, bảo ban học sinh, phỏng?

Cụ biết là áp lực tâm lý cho trẻ em khi bị phê bình trước bạn bè (vào chục trước lớp, vài trăm trước trường) nó như thế nào không? Trước áp lực đó, có 2 hệ quả sẽ xẩy ra: 1 là tổn thương tâm lý - mục đích ban đầu không đạt được; 2 là tạo vỏ bọc bằng sự chai lì và thù hận để vượt qua - phản mục đích ban đầu.

Cụ không là trẻ em, sao cụ biết bọn nó không xem việc bị phê bình trước tập thể không khác bị sỉ nhục?

Tác dụng của việc phê bình phụ thuộc vào nội dung (chính đáng hay không), kỹ năng giao tiếp (đúng lúc, đúng chỗ, lựa chọn từ ngữ đúng - giọng điều đúng), sự sẵn sàng cởi mở tiếp nhận của người hận phê bình. Thiếu 1 trong 3 là phản tác dụng

Cụ thấy ngay cả người lớn còn gặp khó khăn trong việc phê bình người khác hay nhận phê bình từ người khác, ngay cả khi trao đổi 1-1 chứ đừng nói trong cuộc họp hay hội nghị

Đoạn sau cụ tổ lại sang những ý khác:
-Phụ huynh dùng kim tiền để mua điểm, mua thành tích để học bạ đẹp cho con
-Nhà trường biến chất, chỉ chú trọng kinh doanh giáo dục, kiếm tiền để tiến thân
-Giáo viên không đủ năng lực
-Cơ quan quản lý giáo dục thối nát...

Tóm lại luận điểm của cụ đối với chủ đề ban đầu đã thiếu cơ sở, về sau lại càng rối ren với các ý chả liên quan. Cụ dùng câu "Bé không học, lớn lên làm quản lý giáo dục." để trào phúng người khác, thậm chí giật tít "Không được phê bình học sinh trước lớp - thể hiện sự bất lực, hèn kém và tư duy hội nhập nửa mùa," nhưng cụ không thấy khả năng tư duy của mình ở đâu thì phải :(
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một nền giáo dục dựa trên sự dọa nạt, đe dọa là một nền giáo dục hoang dã và lạc hậu.
1. Với những học sinh ngỗ ngược và cứng đầu, " kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường " chẳng khác gì PR cho chúng, cổ xúy chúng vì chúng vốn dĩ thích đi ngược lại chuẩn mực của xã hội.
2. Với những học sinh bình thường, " kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường " là một sự đe dọa đến danh dự, nhân phẩm của chúng. Một nền giáo dục dựa trên sự đe dọa, khủng bố sẽ làm cho HS thui chột mọi sự sáng tạo. Đó là kẻ thù của giáo dục hiện đại.
Nạn nhân của nền giáo dục ấy giờ lớn lên, làm ofer, và còm yêu cầu giữ nguyên trạng :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Người ta bảo hoà nhập chứ ko hoà tan, cứ lấy phân Tây ra ngửi rồi mù quáng khen nó thơm thì người ta bảo nửa mùa lại tự ái.
Nhìn cách thảo luận của cụ có thể biết được cụ được giáo dục như thế nào, nhân cách bây giờ ra làm sao
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,691
Động cơ
549,931 Mã lực
Nền GD (cả gia đình và nhà trường) rất cần thay đổi theo hướng chịu trách nhiệm hành vi bản thân, tăng cường kỹ năng sống, khoa học ứng dụng.
Đừng để thói đạo đức giả, nửa vời như hiện nay nữa.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Gọi thầy bằng anh, chị thôi sao phải gọi là thầy, cô làm gì nữa??? Trẻ con mới cần phải dạy, rèn luyện thành người chứ cứ đội lên đầu thế sau thành gì? một thế hệ què quặt tâm hồn.
Dạy, rèn luyện bằng phương pháp khoa học, có nghiên cứu - kiểm chứng - đánh giá, cụ ạ.
Cụ dùng từ "què quặt tâm hồn" để nói về thế hệ tương lai, nhưng cụ lại muốn giữ cách làm cũ thì không rõ tâm hồn cụ nó tật nguyền đến mức nào nhỉ? :-?
 

Farvien

Xe hơi
Biển số
OF-713874
Ngày cấp bằng
25/1/20
Số km
110
Động cơ
84,320 Mã lực
Tuổi
49
Đây là nội dung mới tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo hình thức phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểmtrong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
—————————————-————————————————————————————————
- Về phía học sinh:
Trường nào mà chẳng có học sinh ngoan và học sinh không ngoan. Luôn có sự tồn tại đó như hai mặt đối lập cho việc phát triển nhân cách. Có lúc ngoan, có lúc ko ngoan là điều bình thường.
Mục tiêu của việc phê bình là cho các con thấy điều tốt và chưa tốt, biết phân biệt đúng sai khi hành động và là để răn đe, để dạy dỗ, để uốn nắn, để học sinh có tư duy, ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức học sinh thông thường.
Thấy sai còn cố tình làm là bị phạt, thế thôi. Nhà nước có pháp luật thì nhà trường có nội quy, vào sân chơi nào, phải tuân thủ quy định thế, miễn là các nội quy ko củ chuối như cái thông tư này.
Quan trọng là cách làm để cho học sinh hiểu điều đó, chứ không phải phê bình là bêu riếu, chế diễu, sỉ nhục, lăng mạ hoặc ngược đãi.
Mấy thằng ôn con nhà mình nhiều khi còn ăn đòn sưng mông chứ đừng nói đến việc bị phê bình. Tất nhiên, là chúng nó hiểu vì sao bị ăn đòn và chấp nhận điều đó.
Giờ có quy định này thì ở trường, học sinh là ông tướng hết rồi, lấy gì ra để dậy dỗ, bảo ban giờ ?
- Về phía phụ huynh
Càng ngày càng nhiều phụ huynh có tư tưởng có tiền là có tất cả, mua được hết từ tư cách đạo đức đến văn hoá sống.
Em chứng kiến khá nhiều gia đình đi học hộ con từ a đến z. Các con chỉ cần đến trường, không cần biết làm gì, học như thế nào, cuối cấp học bạ của ch đẹp như tranh. Toàn 10. Nhiều vị còn dùng cả tiền, quyền để xin xỏ, nỉ non, không được quay ra ép giáo viên bằng cấp trên, bằng những áp lực xã hội. Bản chất cũng là chỉ đẹp mặt mình, để đi khoe con tôi học abc, xyz...
Có những trọc phú coi con mình là nhất, tung hô đến tận mây xanh và ra sức chiều chuộng, kể cả những điều vô lý khiến cho bọn trẻ ảo tưởng mình là vua, muốn gì được nấy, kể cả mất dậy cũng chẳng sao.
Nhiều vị quên mất hai chữ “Gia đình”.
- Về nhà trường
Có lẽ, người chịu áp lực nhiều nhất là các thầy cô giáo chân chính. Họ bị quay cuồng trước vòng xoáy cơm áo gạo tiền và đạo đức trồng người. Trước những điều chối tai gai mắt, họ chỉ biết nuốt nước mắt giả câm, giả điếc và giả vờ thờ ơ.
Một phần không nhỏ là những người biến chất, họ coi học sinh là món hàng, là mỏ vàng và cứ thế mua bán, đào vàng càng nhiều càng tốt, luồn lách lươn lẹo để tiến thân.
Một phần nhiều nữa là những người không đủ chuyên môn, tâm huyết và lương tri làm nghề giáo, họ coi đó cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác ko cần tiêu chuẩn. Thật cay đắng, điểm vào sư phạm của chúng ta là nằm top đầu thấp nhất. Chúng ta mong chờ gì hơn cho thế hệ tiếp theo ?
- Về cơ quan quản lý
Không nói thì mọi người còn nghi ngờ là thối, nói ra thì đúng là thối thật nên em không nói nữa.
Chỉ có một câu trào phúng theo trend: Bé không học, lớn lên làm quản lý giáo dục.
Hoan nghênh và ủng hộ Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm.
Là người học sinh được hưởng thành quả giáo dục dưới mái trường XHCN từ nhỏ đến lớn nhà cháu tuyệt đối ủng hộ quan điểm của bộ giáo dục : "không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm."
Mong tất cả con cháu CCCM trên diễn đàn otofun sắp tới được hưởng hồng phúc lớn về giáo dục của nhà nước để trờ thành con ngoan trò giỏi. Mong lắm thay. Nhân đây nhà cháu cũng muốn tỏ lòng biết ơn sự sáng suốt tuyệt vời của lãnh đạo các ban nghành giáo dục đã ban hành thông tư 32 để hoàn thiện việc giáo dục cho con cháu CCCM. .Tương lai đất nước Vn sẽ rạng ngời và giàu có không còn xa.
 

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,791
Động cơ
269,733 Mã lực
Dạy, rèn luyện bằng phương pháp khoa học, có nghiên cứu - kiểm chứng - đánh giá, cụ ạ.
Cụ dùng từ "què quặt tâm hồn" để nói về thế hệ tương lai, nhưng cụ lại muốn giữ cách làm cũ thì không rõ tâm hồn cụ nó tật nguyền đến mức nào nhỉ? :-?
Cụ ý được dạy dỗ bằng phương pháp đó và để lại di chứng đến bây giờ
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hoan nghênh và ủng hộ Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm.
Là người học sinh được hưởng thành quả giáo dục dưới mái trường XHCN từ nhỏ đến lớn nhà cháu tuyệt đối ủng hộ quan điểm của bộ giáo dục : "không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm."
Mong tất cả con cháu CCCM trên diễn đàn otofun sắp tới được hưởng hồng phúc lớn về giáo dục của nhà nước để trờ thành con ngoan trò giỏi. Mong lắm thay. Nhân đây nhà cháu cũng muốn tỏ lòng biết ơn sự sáng suốt tuyệt vời của lãnh đạo các ban nghành giáo dục đã ban hành thông tư 32 để hoàn thiện việc giáo dục cho con cháu CCCM. .Tương lai đất nước Vn sẽ rạng ngời và giàu có không còn xa.
Hoặc cụ là kiểu ofer auto chửi hoặc cụ không biết đọc chữ?

Em trích lại nhé:

"Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.



Theo đó, quy định học sinh THCS, THPT vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

(1) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
(2) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
(3) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện hành, Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 quy định các hình thức kỷ luật học sinh như sau:

- Phê bình trước lớp, trước trường;
- Khiển trách và thông báo với gia đình;
- Cảnh cáo ghi học bạ;
- Buộc thôi học có thời hạn.

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, sẽ không còn các hình thức kỷ luật phê bình trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi học bạ. Thay vào đó, các hình thức kỷ luật học sinh theo quy định mới tập trung vào việc giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm."

https://baomoi.com/khong-duoc-phe-binh-hoc-sinh-truoc-lop-truong-tu-ngay-01-11-2020/c/36429768.epi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top