[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực

GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 26: TU-95 TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM


Tút 27: TẠM BIỆT ĐÀ NẴNG LẦN THỨ NHẤT

(Phần 2/2)


... Máy bay cất cánh nhanh chóng, và sau một giờ chiếc Tu-95 màu bạc của chúng tôi đã cất cánh bay lên trên bầu trời buổi sáng, sau khi chạy đà trên đường băng phẳng lì của Mỹ tại căn cứ không quân Đà Nẵng.


Có thể nói rằng chuyến cất cánh đã thành công, không kể cái lưng rụng hết lông, đau âm ỉ và cây san hô cồng kềnh, sắc, nặng, mà tôi phải tiếp tục ôm nhẹ nhàng vào thân mình. Món quà quý giá này dành tặng cho ai đó trong số các thủ trưởng hạm đội, và vì nó dễ vỡ nên không thể đóng gói an toàn được.

Quyết định này được ban ra rất khôn ngoan, còn người cơ trưởng chỉ huy phi hành đoàn của tôi đã trân trọng trao cho tôi "bó hoa" đá khá nặng này, tôi phải ôm nó cẩn thận trên suốt chuyến bay, cuối cùng thì bị sái cả hai tay. Chỉ nhiều năm sau, tôi mới biết rằng chuyên chở những rạn san hô lớn bị cấm theo quy định của nhiều quốc gia, và chỉ trên các máy bay quân sự mới có thể vận chuyển thứ quà tặng "lậu" như vậy.

Vâng, băng đạn súng máy trong balô dưới đầu của tôi, tất nhiên, không tính! ..

... Sau tám giờ rưỡi bay lên phía bắc, an toàn vòng qua Nhật Bản từ phía đại dương, chúng tôi cắt qua đảo Sakhalin, ngoặt lại và bắt đầu tiếp cận Primorye từ phía đông bắc. Trên những rặng núi xanh sẫm tối của Sikhote Alin, nơi dưới các tán cây tuyết tùng dày đặc của rừng taiga những con hổ Ussuri vẫn còn lang thang, máy bay của chúng tôi bắt đầu giảm nhẹ cao độ, và nghiêng mình giữa các ghế phi công, tôi ngạc nhiên nhận thấy thiết bị đo cho thấy một tốc độ hoàn hảo - 950 km / giờ, tốc độ có thể làm vinh dự cho bất kỳ chiếc máy bay phản lực chở khách nào.

Nửa giờ sau, các bánh xe càng của chiếc Tu-95 gõ nặng nề xuống đường băng căn cứ Khorol, và tôi cảm thấy toàn bộ gánh nặng nhiệm vụ phục vụ quân sự, thể hiện ra bởi sự đau đớn không thể chịu đựng nổi trên lớp da của tôi bị dính vào món san hô chết tiệt, chỉ chực rơi ra khỏi tay tôi với mỗi cú va đập của sát xi càng trước vào mặt gồ ghề của đường băng bê tông được đổ bằng những đôi bàn tay của tiểu đoàn công binh yêu lao động xô viết.

Cuối cùng, nỗi đau khổ của tôi cũng chấm dứt, và ngay khi máy bay dừng lại, tôi vui vẻ bàn giao món hàng hóa quý giá vào tay người cơ trưởng, khó nhọc duỗi những cơ bắp căng cứng của mình. Tại sân bay, một đám đông lớn đón chúng tôi, trong đó tôi dễ dàng nhận ra Serega.

Hít thở nhẹ nhàng không khí mùa thu ngọt ngào, tôi nhìn ngắm xung quanh. Tại Khorol tiết trời vẫn còn khá ấm áp và khô. Các phi công vui vẻ thảo luận các chi tiết của chuyến bay với những người ra đón, trên sân xuất hiện chiếc can bia nổi tiếng, còn tôi cùng Andryusha đi tới chỗ anh bạn của mình, đang đứng hẳn sang một bên, nhả lên trời những vòng khói thuốc lá.

- Sao, thế nào? - Serega hỏi một cách ảm đạm, búng tàn thuốc khá kiểu cách.
- Bình thường ... - tôi đáp lại cũng bằng giọng thờ ơ như anh bạn đã nói với tôi, trong khi đó Andryusha đã hít được một hơi thở sâu vào lồng ngực để chuẩn bị cho câu chuyện kể khoái trá này một cách đầy đủ ...

....... .. Serge đã có được thông tin khá chi tiết về cuộc sống của nước Việt Nam dân chủ trẻ trung trong những ngày đầu tiên sau chuyến bay đến của chúng tôi, nhưng ngay sau đó cậu ta đã có một cơ hội hoàn hảo để tự mình tận mắt thấy tất cả.

Một vài ngày sau, vào đầu tháng 10 năm 1979, trung đoàn không quân trinh sát tầm xa độc lập số 304 một lần nữa nhận được mệnh lệnh phái hai máy bay tới Đà Nẵng.

Mọi thứ lặp lại chính xác giống như lần trước, trừ việc lần này người ta đã không quên các phiên dịch vào ban đêm.

Chúng tôi đến sân bay đúng lúc và thậm chí còn kịp có thời gian để cảm thấy buồn chán, rồi cuối cùng, trong ánh bình minh bắt đầu le lói, động cơ máy bay gầm lên mạnh mẽ, hai máy bay kề nhau rùng mình lăn đi trong bóng tối của sân bay hoang vắng. Gầm rống thêm một chút sau đó chiếc Tu-95 của chúng tôi từ từ hãm cánh quạt chậm lại, và im lặng, điều đó có nghĩa rằng lần này chúng tôi không may mắn (hoặc là rất may mắn!), và chúng tôi ở lại nhà. Cố gắng vượt qua một sự oán giận có phần trẻ con, tôi bước ra khỏi máy bay và trên đường về khách sạn đã quyết dù thế nào cũng tìm cách tự mình trở về Moskva ...


.... Nikolai Petrovitch, người đứng đầu ban điều lệnh-tổ chức của trung đoàn, đáp ứng yêu cầu của tôi với sự hiểu biết, ông vẫy tay với tôi qua tường ngăn để bảo tôi ở lại, rồi ông gọi điện cho một người nào đó trong số các đồng nghiệp cấp trên của mình. Tôi, một kẻ thiếu kinh nghiệm, một học viên sỹ quan trẻ, còn chưa biết những sự phức tạp của bộ máy quan liêu quân sự, và đối với tôi, đường liên lạc vô hình giữa những con người "cần thiết" là rất đáng kinh ngạc. Vui vẻ trò chuyện với một ai đó, có thể từ căn phòng lớn của phòng tổ chức cán bộ bộ tham mưu hạm đội tại Vladivostok, đại úy đặt chiếc ống nghe ebonit của chiếc điện thoại "đường dài" xuống và nhìn tôi ranh mãnh.

- Này, Sergei, chú em sẽ được về nhà ..!

Ngay lập tức tôi cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm hẳn và tôi dễ dàng đồng ý bay từ thị trấn Artem của vùng Vladivostok bằng máy bay vận tải trên đường quay về vào thời gian sau ngày lễ đang đến gần - kỳ nghỉ quốc gia, Ngày Hiến pháp Liên Xô.



+++++++Hình minh họa

-Hình số 2: Tu-95MS trên vùng trời các đảo Hokkaido và Honshu.


02.jpg


-Hình số 3: Căn cứ ở Viễn Đông, những năm 197x.


03.jpg


-Hình số 4: Vladivostok nhìn từ vũ trụ.

04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 27: TÙ BINH SỐ NHỌ NHẤT CỦA VNCH.

Tút 1: Số phận tù binh trước năm 1973


1/ Số phận tù binh của đại tá Thọ, có lẽ là nhọ nhất trong số các tù binh của quân đội Sài Gòn.

2/ Trong chiến dịch ‘Đường 9-Nam Lào’, ngày 25/2/1971 tại đồi 31, khu vực cao điểm 456, Đường 9 – Nam Lào, đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù 3, đã bị bộ đội sư đoàn 320 – phối hợp với lực lượng xe tăng bắt sống.

3/ Ngay sau khi bị bắt, đại tá Thọ và bộ sậu chỉ huy của Lữ dù 3 Sài Gòn, đã bị đưa ra Hà Nội để họp báo.

Sau đó, đại tá Thọ đã được ở lại miền Bắc ngay và luôn.

Mặc giù bị bộ đội Bắc Việt bắt, và bị đưa về Hà Nội để họp báo, nhưng trên danh nghĩa tuyên truyền công khai, đại tá Thọ là do quân Pa-thét-Lào bắt, và Pa-thét-Lào chỉ mượn địa điểm Hà Nội để họp báo cho….tiện, mà thôi.

Thế mới oái ăm cho đại tá Thọ.

Thọ.jpg
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 27: TÙ BINH SỐ NHỌ NHẤT CỦA VNCH.



Tút 2: Số phận tù binh sau năm 1973


1/ Năm 1973, hòa đàm Ba-lê được ký kết, trong đó có khoản trao trả tù binh. Nhưng đại tá Thọ không được trao trả.

Lý do: đại tá Thọ là do quân Pa-thét-Lào bắt.

Tại cuộc họp báo Quốc tế ở Hà Nội, như trong ảnh đính kèm, là cuộc họp báo do Pa-thét-Lào tổ chức, Hà Nội chỉ cho mượn địa điểm.

Tại cuộc họp báo đó, Pa-thét Lào tuyên bố là bắt sống đại tá Thọ.

Đó là bằng chứng 'quốc tế' để ta cãi nhau với Sài Gòn khi trao trả tù binh năm 1973.

Vậy nên, Việt Nam phủ nhận mọi chuyện ‘quân đội Bắc Việt bắt đại tá Thọ’ – nếu báo chí Hà Nội có vô tình đăng, chuyện sư đoàng 320 bắt đại tá Thọ khi cãi nhau với Sài Gòn.

Quân Giải Phóng và bộ đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vô can. Không biết gì về đại tá Thọ.


2/ Năm 1975, khi chiến dịch giải phóng miền Nam khai cuộc, đại tá Thọ được đưa về Lai Xá-Hà Tây.

(Đến đây, Baoleo phải …nổ to đùng một cái.

Số là tại Lai Xá, có doanh trại của Tổng cục Chính trị. Do đặc thù của đơn vị Baoleo, nên hồi còn ở trong quân, tôi rất hay đến ‘Đội xe con-TCCT’ ở 16A Lý Nam Đế, hoặc ‘Đội xe tải-TCCT’ ở Lai Xá, để đi nhờ xe về đơn vị Hải quân. Tôi đã đi nhờ máy bay trực thăng của thượng tướng Tài, thì việc đi nhờ xe ô tô của các thủ trưởng cấp cao Bộ Tổng Tham mưu hay TCCT- chỉ là chuyện nhỏ. Chính vậy, nên biết nhều chuyện ở Lai Xá lắm. Mà Lai Xá, chính là cái làng ông tổ của thợ chụp ảnh của Hà Nội đấy).


Tại Lai Xá, đại tá Thọ cùng Trung tá Đính (cầm đầu trung đoàn 56 “phản chiến’ ở căn cứ Tân Lâm-Quảng Trị năm 1972) thường xuyên được Cục Tác chiến tham vấn, để hiểu thêm phản ứng của Sài Gòn, mỗi khi chiến dịch 1975 có yêu cầu.
Sau khi trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và chuẩn tướng Sang bị bắt ở Phan Rang, hồi tháng 4/1975, thì tướng Nghi và tướng Sang cùng được đưa ra Hà Nội bằng máy bay, rồi cũng được đưa về Lai Xá.


3/Lúc đó, tại Lai Xá, có ‘tổ công tác’ gồm tướng Nghi, tướng Sang, đại tá Thọ, trung tá Đính. Tổ này thường xuyên được họp với phái viên của Cục Tác chiến, để đưa ra các suy đoán về hành động của Sài Gòn.


4/ Sau giải phóng 30/04/1975: đại tá Thọ không còn được gọi là bị giam giữ nữa. Mà được gọi là ‘đi học tập cải tạo’, cùng với các sỹ quan Sài Gòn khác, bị bắt sau 30/04/1975.


5/ Đại tá Thọ được về đoàn tụ với gia đình, cũng khá muộn (năm 1987), sau 17 năm bị bắt giữ.

Sau khi ra trại, đại tá Thọ định cư ở Úc và chết ngày 12 tháng 5 năm 2015 tại Sidney Australia, thọ 86 tuổi.

--- ----

Số của đại tá Thọ như thế là khá nhọ. Bị ở trại khá lâu và dưới sự quản lý của khá nhiều ‘chính thể’.

Trên danh nghĩa tên gọi, bao gồm:

- Pa-thét-Lào,

-Quân Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam,

-Việt Nam dân chủ cộng hoà,

-Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hị hị.

+++ Buổi họp báo năm 1971

1727833017071.png


+++Đại tá Thọ ở Úc năm 2009

thọ 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 28: SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – QUÂN ĐỘI VNCH

Tút 1: Sơ lược về tướng Nghi:


1/ Lời phi lộ:

Tôi đã từng biên trong cái ‘tút’ về số phận của đại tá Thọ-Lữ trưởng lữ dù 3 Sài Gòn rằng:

-“…. tại Lai Xá (tháng 4- năm 1975), có ‘tổ công tác’ gồm tướng Nghi, tướng Sang, đại tá Thọ, trung tá Đính. Tổ này thường xuyên được họp với phái viên của Cục Tác chiến, để đưa ra các suy đoán về hành động của Sài Gòn….”.

Vậy nên, thiết nghĩ cũng nên biên vài dòng, về nhân vật số 1, của ‘tổ công tác Lai Xá’ này.


2/ Vài nét chấm phá về ‘trung tướng (3 sao) Nguyễn Vĩnh Nghi’ của quân đội Sài Gòn:

-Me-xừ Nghi sinh vào tháng 10 năm 1932 tại tỉnh Gia Định trong một gia đình khá giả.

Tháng 6 năm 1951, me-xừ Nghi đầu quân vào Quân đội Quốc gia (phía đối nghịch với ta), mang số quân: 52/120.091.

Đầu tháng 3 năm 1974, me-xừ Nghi được thăng cấp Trung tướng (3 sao).

-Sở thích cá nhân: thích nhảy đầm, uống rượu, gái gú và đặc biệt là rất thích dùng các loại huân, huy chương. Các bác có thể thấy tấm hình, me-xừ khi còn ở cấp thiếu tướng (2 sao), luôn đeo các loại huân, huy chương phủ kín đến tận thắt lưng.

-Đặc biệt, me-xừ Nghi rất thích …. làm giầu.

Theo Hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ thì:

-“….Nguyên tư lệnh các lực lượng Nam Việt Nam (tướng Nghi) ở đồng bằng sông Cửu Long, đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí (phần lớn là M16) cá nhân do Hoa Kỳ trang bị,…..lương thực, thuốc trụ sinh, dụng cụ y tế... để tuồn ra chợ đen và bán cho "Việt cộng….".

-Những đặc điểm này của me-xừ Nghi, đã lý giải phần nào cho việc, tướng Nghi đã hợp tác, và có những báo cáo rất tốt-có giá trị (khi công tác trong “tổ Lai Xá”) – cho Bộ Tổng Tham mưu của ta, góp phần vào thành công của chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
(Sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau).


3/ Tóm tắt việc tướng Nghi bị bắt sống tại trận tiền:

-Khi tra Gú-gồ, các bác gõ cụm từ: ‘bắt sống tướng Nguyễn Vĩnh Nghi’, lập tức có kết quả thế này: Khoảng 11.600.000 kết quả (0,46 giây). Hị hị.

Vậy nên, nhà cháu sẽ không mất thời giờ để kể lể chi tiết. Nhà cháu chỉ tóm tắt ý chính, dư lày thôi:

- Tối 16-4-1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, đại tá cố vấn Mỹ J.Lơ-uýt, cùng nhiều sĩ quan của Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH đang lẩn trốn ở khu vực bãi mía thuộc thôn Mỹ Đức (nằm giữa sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang) -> đã bị lực lượng truy quét tàn binh của Sư đoàn 3 tóm gọn.

Hình ảnh tướng Nghi


1728000335130.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 28: SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – QUÂN ĐỘI VNCH


Tút 2: ‘Thành tích’ của tướng Nghi:


1/ ++++ GHI CHÚ ++++

Bắt đầu từ đây, các thông tin sẽ là từ tư liệu của:

- Thiếu tướng Lê Phi Long – Nguyên Trưởng phòng tác chiến mặt trận- Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu

- Thiếu tướng Tống Trần Thuật, nguyên Phó cục trưởng Cục nghiên cứu -Bộ Tổng tham mưu. (Hiện cụ sống ở số nhà 95 phố Lý Nam Đế -Hà Nội. Bác nào có thời gian, có thể đến hầu chuyện cụ).

- Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó cục trưởng Cục Địch vận, năm 1975 ông là Trưởng phòng Nghiên cứu địch.

Đặc biệt, cụ Thức là “Tổ trưởng” của Bộ Tổng Tham mưu, trong những ngày làm việc với ‘Tổ công tác Lai Xá’ năm 1975 - mà trong đó có tướng Nghi.


2/ Chuyện vui vui khi tướng Nghi gia nhập ‘Tổ công tác Lai Xá’:

Ngay sau khi máy bay vừa chở Nghi và Sang ra Bắc, và về Lai Xá, ta bố trí cho hai viên tướng này ở hai phòng riêng có giường ngủ, bàn làm việc và được đối xử tốt.

Một hôm, anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tới tiếp xúc Nghi ở Lai Xá.

Khi anh Đạo hỏi chuyện Nghi quanh việc ăn, nghỉ tại trại, Nghi bảo: “Tôi nằm đệm quen rồi, về đây không có đệm nên rất khó ngủ!”. Theo chỉ đạo của đồng chí Phó chủ nhiệm, Trại Lai Xá liên hệ ngay với Bệnh viện 108 để xin hai chiếc đệm giường cho hai viên tướng ngụy.


3/ NOTE:

Đối với các cụ đang đọc những dòng này vào tháng 4 năm 2021, hoặc với tướng Nghi quen sống trong chốn phồn hoa ở Sài Gòn, thì việc xin một tấm nệm ‘mút’ êm ái để ngủ, nó đơn giản như thò ngón tay lên để ngoái tai.

Ấy thế nhưng, hồi năm 1975 đó, việc xin một tấm nệm êm ái để ngủ, thì:

-nó như tiếng sét giữa trời quang,

-nó là một sự hoang đường không thể nào tưởng tượng ra nổi,

-nó (cái đệm ‘mút’ ấy) - là một vật, mà đa phần chả ai biết nó là cái gì,

Hồi đấy, cấp tá nhà ta, có 1 cái giường gỗ cá nhân, có một cái chiếu hoa để trải bên trên -> đó đã là một sự xa xỉ hiếm có …dồi.

Để cho dễ hình dung, sáng ngày mai, các bác mà đang đọc những dòng này, đến gập thủ trưởng cấp trên của mình, rồi:

-e hèm, anh cấp cho em 1 con ô tô Rôn-Roi, để sáng sáng, em chạy ra đầu ngõ, làm bát cháo lòng.

Cái sự kinh ngạc, cái sự đờ đẫn của ông thủ trưởng như thế nào, cũng như cái sự chết đứng hình của các đồng nghiệp như thế nào, khi nghe yêu cầu của bác, thì nó cũng tương tự như năm 1975, 1 tay tù binh, xin 1 cái đệm ‘mút’ để ngủ cho…êm.


4/ ‘Thành tích’ của tướng Nghi:

Tại Lai Xá, tướng Nghi đã cung cấp cho ta các thông tin:

4.1/ Nếu đánh vào Nha Trang:

-Thành phố Nha Trang chẳng có công trình phòng ngự …chó nào hết.

-Toàn bộ căn cứ, công trình quân sự, đều quay mặt chính ra hướng biển để cho…mát.

-Các ông đánh Nha Trang, cứ chạy tít ga vào đấy, chẳng đến 1 canh giờ, là Nha Trang …thất thủ.

4.2/ Nếu đánh vào Sài Gòn:

Cách phòng thủ Sài Gòn hiện nay là phòng thủ từ xa theo hình vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hòa, Xuân Lộc, lực lượng mỗi hướng có khoảng một sư đoàn. Còn trong nội đô thì không có chủ lực, không tổ chức phòng ngự kiên cố, chỉ có lực lượng cảnh sát, địa phương quân, nhân dân tự vệ… Nếu các ông diệt được lực lượng án ngữ vòng ngoài, khống chế và làm tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hoà và chiếm được hai mục tiêu quan trọng là Bộ tổng Tham mưu và trại Hoàng Hoa Thám của quân dù thì các ông sẽ làm chủ Sài Gòn, Sài Gòn sẽ sụp đổ nhanh.

4.3/ Phương án đánh Sài Gòn:

Sài Gòn chỉ phòng thủ bên ngoài, nếu Phan Rang, Xuân Lộc… bị đập vỡ thì Quân giải phóng có thể mạnh dạn thọc sâu, chia cắt, bắt sống đầu não chính quyền Thiệu.

4.4/ Tình hình các sân bay:

Phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này. Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất cánh.

4.5/ Tình hình các tổng kho:

Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông.

4.6/ Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long):

- Hỏi: Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông, có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không?

- Đáp: Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 28: SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – QUÂN ĐỘI VNCH



Tút 3: Đánh giá về các lời khai của tướng Nghi:


1/ Nhận xét của Bộ Tổng Tham mưu về đóng góp của tướng Nghi:

- Nguyễn Vĩnh Nghi đã thành khẩn khai ra tất cả những gì ông ta biết về quân đội Sài Gòn, từ vũ khí, khí tài đến cách bố trí lực lượng.

- Lời khai của ông ấy phù hợp với thông tin mà các lưới tình báo của ta báo về.

- Có những nhận định khá xác đáng về những vị trí hiểm yếu có thể chọn làm điểm xuất phát tiến công Sài Gòn. Ví dụ, ông ta cho rằng, về hướng hiểm yếu để tiến công Sài Gòn thì “tiến công từ Gò Dầu hạ - Trảng Bàng” là dễ chiếm thế thượng phong nhất.

- Đây là những thông tin được đánh giá là cực kỳ quan trọng mà Cục tác chiến có được.


2/ Hồi ức của Thiếu tướng Lê Phi Long:

- Sau khi bị bắt, Nguyễn Vĩnh Nghi đã thành khẩn khai ra tất cả những gì ông ta biết về quân đội Sài Gòn, từ vũ khí, khí tài đến cách bố trí lực lượng.

- Đây là những thông tin được đánh giá là cực kỳ quan trọng mà Cục tác chiến có được, qua tài khai thác của ông Lê Phi Long sau khi bắt được tướng Nghi...


3/ Hồi ức của Thiếu tướng Tống Trần Thuật:

Cụ Thuật nguyên Phó cục trưởng Cục nghiên cứu (Bộ Tổng tham mưu) năm nay đã ngoài 80 tuổi.

Cả cuộc đời quân ngũ của ông gắn với “nghề” tổng hợp, nghiên cứu và xử lý tin tức tình báo. Ở ông luôn toát ra vẻ thâm trầm, cẩn trọng, mỗi lời nói là một câu khẳng định chắc chắn. Cụ kể với các nhà báo, trong căn phòng làm việc riêng ở số nhà 95 phố Lý Nam Đế (Hà Nội), như sau:

-Cái hay là Nguyễn Vĩnh Nghi đã cộng tác tốt với ta, lời khai của ông ấy phù hợp với thông tin mà các lưới tình báo của ta trong nội đô báo về. Đó là Sài Gòn chỉ phòng thủ bên ngoài, nếu Phan Rang, Xuân Lộc… bị đập vỡ thì ta có thể mạnh dạn thọc sâu, chia cắt, bắt sống đầu não chính quyền Thiệu.

-Nguyễn Vĩnh Nghi không chỉ khai khá chính xác từng cụm cứ điểm quanh Sài Gòn mà còn có những nhận định khá xác đáng về những vị trí hiểm yếu có thể chọn làm điểm xuất phát tiến công Sài Gòn.

Ví dụ, ông ta cho rằng, về hướng hiểm yếu để tiến công Sài Gòn thì “tiến công từ Gò Dầu hạ - Trảng Bàng” là dễ chiếm thế thượng phong nhất.

-Ông ta cũng nhận xét, quân đội Việt Nam Cộng hòa tác chiến phụ thuộc nhiều vào sự yểm trợ từ không quân, vì vậy, nếu tiến công Sài Gòn thì cần thiết phải vô hiệu hóa các sân bay như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ…


4/ Hồi ức của Thiếu tướng Phạm Đình Đức:

Cụ Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó cục trưởng Cục Địch vận. Năm 1975 ông là Trưởng phòng Nghiên cứu địch (Cục Địch vận) và là người có mặt cùng các cán bộ tác chiến, quân báo trong những ngày khai thác Nguyễn Vĩnh Nghi ở trại tù binh Sơn Tây (Hà Nội).

Ông kể:

-Ngay sau khi máy bay vừa chở Nghi và Sang ra Bắc, ta bố trí cho hai viên tướng này ở hai phòng riêng có giường ngủ, bàn làm việc và được đối xử tốt.

-Hôm đó, anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tới tiếp xúc Nghi ở trại tù binh. Khi anh Đạo hỏi chuyện Nghi quanh việc ăn, nghỉ tại trại, Nghi bảo: “Tôi nằm đệm quen rồi, về đây không có đệm nên rất khó ngủ!”. Theo chỉ đạo của đồng chí Phó chủ nhiệm, Trại tù binh liên hệ ngay với Bệnh viện 108 để xin hai chiếc đệm giường cho hai viên tướng ngụy.


5/ Một số lời khai của tướng Nghi, mà còn lưu được:

…Phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ.

Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này.

Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất

- Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông.

Trả lời cho câu hỏi chủ bài cuối cùng của quân ta, tướng Nghi khai:

- Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không?

- Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.


6/ Đoạn vĩ thanh của tướng Nghi:

Sau ngày 30/04/1975, tướng Nghi được đưa đi ‘học tập’ ở Suối Dầu, ở Khánh Hoà, ở Đà Nẵng, ở Sơn Tây tổng cộng là 13 năm.

Đến năm 1988 thì ‘tốt nghiệp’. Sau đó được Mỹ đón đi định cư năm 1992 theo chương trình Ra đi có trật tự (H.O).

Hiện nay, tướng Nghi vẫn còn sống tại Mỹ. Nhưng không ai biết được nơi ở chính xác của tướng Nghi.


7/ Còm thêm của cá nhân Bao leo tôi:

Lời nhận xét của tướng Nghi về: Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long) ->là rất quý giá.

Bởi thế, Đoàn 232 gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 3, Trung đoàn 16, các đơn vị pháo binh, xe tăng, ...đã từ hướng Tây Nam của Sài Gòn, không thèm đếm xỉa đến sau lưng mình là Vùng 4 chiến thuật còn đầy đủ lực lượng của đối phương, đã tạo thành mũi tiến công thứ 5, từ hướng Nam, đánh một trận ‘tất tay’ vào Sài Gòn, kết hợp với 4 mũi tiến công khác, làm nên thắng lợi chung cuộc ngày 30/04/1975.

Hầy a.

Đã 50 năm trôi qua. Bây giờ đã có thể bình tâm nhìn nhận mọi việc một cách công tâm hơn.

Cá nhân tôi, cho rằng cũng nên ‘biểu dương’ những thành tích của tướng Nghi khi công tác tại Lai Xá ở một góc độ nào đó.

Chí ít là cũng nên viết một lá thư tay khen ngợi, mà người ký là tôi- nguyên là một sỹ quan Hải quân.

Tiếc rằng, không có địa chỉ của tướng Nghi.

Nếu con cháu của tướng Nghi có chơi mạng ‘ô-tô-phang và có đọc được những dòng này, thì hãy coi đây là một lá thư biểu dương, do người ký là một trung úy Hải quân nhé.


++++ Hình ảnh minh họa:

+ Hình 1: Mr. Nghi năm 1988, sau khi ra trại, về tư gia ở Sài Gòn.

1728010340385.png


+ Hình 2: Giấy ra trại của Mr. Nghi (bản rút gọn)


1728010361069.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 29:
HÌNH ẢNH TĂNG THIẾT GIÁP VIỆT NAM NGÀY ĐẦU

Để thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Binh chủng Tăng – thiết giáp (05/10/1959 – 05/10/2024), lính Hải quân Baoleo xin gửi các ‘quê’ xe tăng quý mến, một vài hình ảnh của bộ đội Tăng Thiết giáp đời đầu.

1/Hình số 1: Bác Hồ duyệt bộ đội Tăng Thiết giáp năm 1955.

Đây là các xe Thiết giáp bánh hơi M8 Greyhound có 6 bánh lốp và một tháp pháo 37mm. M8 Greyhound có tính cơ động cao, rất thích hợp với nhiệm vụ trinh sát. Ngoài ra, với khẩu pháo 37mm, M8 hoàn toàn có thể tham gia chiến.

Khi về tay Quân đội ta vào năm 1954, các xe M8 Greyhound này được biên chế trong đội cận vệ bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng một thời gian ngắn.

Thời gian sau đó, các xe M8 Greyhound này được đưa về Gia Lâm, làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay.

01 A.jpg


2/Hình số 2: Xe tăng M 24, tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Ba Đình năm 1955.

Đây là 3 chiếc xe tăng M24, ta thu được trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Xe tăng có trọng lượng 18,37 tấn, chiều dài 5,56m, chiều rộng 3m và chiều cao 2,77m. Kíp lái 5 người, bao gồm: chỉ huy, pháo thủ, người nạp đạn, lái xe, phụ lái/điều hành viên bộ đàm.

Vũ khí của xe tăng hạng nhẹ M24 là một khẩu pháo 75mm với 48 viên đạn, được bổ sung 2 khẩu súng máy chống bộ binh cỡ nòng 7,62mm, một súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ nòng 12,7mm có thể được lắp ở phía sau bên phải của tháp pháo, một khẩu cối phóng lựu đạn khói 51mm được sử dụng để ngụy trang.

M24 Chaffee được trang bị động cơ Twin Cadillac Series 44T24, công suất 220 mã lực, kết hợp với hệ truyền động Hydramatic, 8 số tiến, 4 số lùi. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 56 km/h, tầm hoạt động 160 km.

Nhìn chung M24 Chaffee có đủ các yếu tố sức mạnh như hỏa lực, tốc độ và sự nhanh nhẹn để tham chiến trên mọi chiến trường. Cấu hình thấp giúp xe tăng có khả năng ẩn nấp tốt, pháo chính 75mm hiệu quả hơn khẩu pháo M5 37mm.


02 A.jpg



02 A1.jpg




3/Hình số 3: Đội hình Tăng – Thiết giáp trong duyệt binh 1955.

Bao gồm:

3.1/ Hàng đầu là:

+++ Halftrack:

Halftrack M3 dài 20 ft 3 in (6,17 m); rộng 7 ft 3,5 in (2,223 m); cao 7 ft 5 in (2,26 m) và nặng 9,07 tấn (20.000 lb).

Hệ thống treo bao gồm một lò xo lá cho hai bánh trước, trong khi bánh sau có lò xo thẳng đứng. Với dung tích nhiên liệu 230l, M3 có thể chở 1 người lái và 12 binh sĩ, đi được với 150 dặm (240 km) trước khi tiếp nhiên liệu, đồng thời bảo vệ họ khỏi những vũ khí nhỏ bằng áo giáp nhẹ (6–12 mm giáp[4]).

Xe được trang bị động cơ 128 hp (95 kW) của công ty White 160AX, 386 trong 3 (6.330 cc), Động cơ xăng 6 xi-lanh, cho tỷ lệ công suất trên trọng lượng xe là 15,8 mã lực/tấn.

Xe có bệ đỡ xe ngay phía sau ghế trước lắp súng máy M2 Browning cỡ nòng .50 (12,7 mm).


+++ Xe tăng M8 HMC:

Thực chất - M8 là ‘pháo tự hành’.

M8 dựa trên xe tăng hạng nhẹ M5 (bản thân nó là hậu duệ của xe tăng hạng nhẹ M3), và do đó có lớp giáp tương đối mỏng. Lớp giáp thân dưới dao động từ 1 in (25 mm) đến 1,125 in (28,6 mm) ở hai bên đến 1,75 in (44 mm) ở phía trước dưới và 1,0 in (25 mm) ở phía sau dưới. Hai bên thân dưới thẳng đứng, trong khi mặt trước thân dưới dốc 18 độ so với phương thẳng đứng, và mặt sau thân dưới, nơi bảo vệ động cơ và bộ tản nhiệt, dốc 17 độ so với phương thẳng đứng. Sàn thân xe dày từ 0,5 in (13 mm) ở phía trước đến 0,375 in (9,5 mm) ở phía sau. Tấm giáp nghiêng của M8 dốc 45 độ so với phương thẳng đứng và dày 1,125 in (28,6 mm). Các mặt bên thân tàu phía trên, giống như các mặt bên thân tàu phía dưới, thẳng đứng và dày 1,125 in (28,6 mm) ở phía trước, mỏng dần xuống còn 1 in (25 mm) dày ở phía sau. Thân tàu phía sau phía trên là một tấm thẳng đứng, dày 1 in (25 mm). Tấm này nghiêng 50 độ trong một khoảng cách ngắn trước khi tiếp giáp với mái thân tàu, dày đồng đều 0,5 in (13 mm) và phẳng.

Tháp pháo của M8 được đúc bằng thép. Nó dày 1,5 in (38 mm) ở phía trước, được bo tròn, nghiêng từ 0 đến 63 độ so với phương thẳng đứng. Các mặt bên và phía sau dày 1 in (25 mm) và nghiêng 20 độ so với phương thẳng đứng. Tấm chắn súng đúc , bao phủ nòng pháo 75 mm Howitzer M2/M3, dày 1,5 in (38 mm) và bo tròn.

Vũ khí:
Vũ khí của M8 bao gồm một tháp pháo mới có nóc hở được trang bị lựu pháo M2 75 mm , sau này là lựu pháo M3 75 mm . M8 mang theo 46 viên đạn 75 mm; 11 viên ở phía sau bên phải của khoang chiến đấu, 20 viên ở phía sau bên trái của khoang chiến đấu, 9 viên ở thân xe bên trái và 6 viên đạn "sẵn sàng" được cất giữ giữa vị trí của lái xe và lái phụ. Các loại đạn phổ biến nhất được mang theo là đạn phốt pho trắng M89 và đạn nổ mạnh M48. Không giống như xe tăng hạng nhẹ M5 tiêu chuẩn, M8 không có súng máy Browning M1919A4 cỡ nòng .30 gắn trên thân xe hoặc đồng trục . Một súng máy Browning M2HB cỡ nòng .50 với 400 viên đạn được gắn ở góc sau bên phải của tháp pháo để phòng thủ tại chỗ và phòng không.


3.2/ Hàng thứ hai:

Đây là những xe Thiết giáp bánh hơi M8 Greyhound.

Giới thiệu về chúng, đã có ở phần trên.


3.3/ Hàng thứ 3:

Đây là 3 chiếc xe tăng M24, ta thu được trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.

Giới thiệu về chúng, đã có ở phần trên.

03 A.jpg


4/ Note về Xe tăng M24:

Xe tăng M24, ở lại với quân đội ta khá lâu.

Đây là ảnh chụp Bộ đội TTG diễn tập ngày 9-12-1968 ơe Sơn Tây - với xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee chiến lợi phẩm thu của Pháp ở ĐBP.

04 A - Bộ đội TTG diễn tập ngày 9-12-1968 gần HN- với xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee chiến lợi p...jpg


5/ Chia vui với các bạn Tăng – Thiết giáp, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập.

65 năm.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 30: TÙ BINH MỸ VÀ ĐỒNG MINH - SAU 30/04/1975

Tút 1/ Dẫn chuyện:


Ngày 30 tháng 10 năm 1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã thả một nhóm tù binh Mỹ, bị bắt giữ trong những ngày tháng cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam (thời gian bị bắt từ tháng 3 năm 1975 đến tháng 4 năm 1975).

Nhóm tù binh này gồm 14 người. Trong đó bao gồm:

- chín người Mỹ,

- hai người Canada,

- một người Úc, và

- hai người Philippines.

Trong số 9 người Mỹ, có 2 người ‘sáng giá’ là:

-James Lewis – nhân viên tình báo của CIA, bị bắt cùng tướng Nghi ngày 16/04/1975 ở Phan Rang. Đây là người ‘sáng giá’ nhất trong số những người bị bắt.

- Paul Struharik, một quan chức của Tổ chức Viện trợ Mỹ, bị bắt tại Ban Mê Thuột.


Tất cả nhóm tù binh cuối cùng này, đã được một chiếc máy bay chở hàng C-47, do Liên Hợp Quốc thuê, bay khỏi Việt Nam, từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đến Viêng Chăn, Lào, và sau đó đến Bangkok, Thái Lan.

Sau khi 14 người hạ cánh, họ đã kể nhiều chuyện về những ngày bị giam giữ ở miền Bắc XHCN, trong trại tù ở Sơn Tây.

Và điều quan trọng nhất đối với chính quyền Hà Nội (và cả đối với tất cả các bác đang đọc những dòng này) là:

-Họ nói rằng họ hiểu rằng họ là những tù nhân nước ngoài cuối cùng bị giam giữ ở bất kỳ nơi nào trên đất nước Việt Nam và báo cáo rằng họ không hề nhìn thấy bất kỳ người Mỹ nào khác, kể cả bất kỳ người nào trước đây được liệt kê là mất tích khi hành động.

Câu chuyện về 14 tù binh cuối cùng này, tôi sẽ kể ở một ‘tút’ khác, nếu các bác có nhã hứng.

Ở ‘tút’ này, tôi chỉ kể về ‘đại tá’ Lơ-Uýt mà thôi.


+++ Bài trên tờ ‘Thời báo Nữu Ước’, ra ngày 31 tháng 10 năm 1975, kể về câu chuyện trên.


1728270155456.png

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 30: TÙ BINH MỸ VÀ ĐỒNG MINH - SAU 30/04/1975


Tút 2/ Câu chuyện về ‘đại tá’ Lơ-Uýt:


Lewis thực sự đóng vai trò là một điệp viên CIA bí mật, được giao nhiệm vụ sơ tán quân nhân và tài sản tình báo khỏi miền Nam Việt Nam, trước khi những cá nhân này có thể bị bắt bởi của quân Bắc Việt.

Lewis nhập ngũ năm 1962 và được đào tạo thành Mũ nồi xanh. Trong khi đi cùng một nhóm Lực lượng Đặc biệt của người Thượng trong một nhiệm vụ vào năm 1967, anh ta đã bị thương khi thi hành công vụ. Trong thời gian phục vụ ở Lực lượng Mũ nồi xanh, Lewis đã được trao bốn ngôi sao đồng cho các hoạt động chiến đấu.

Sau đó, Lewis gia nhập CIA vào năm 1970 như một phần của Chương trình Jewel, chương trình tuyển dụng các cựu chiến binh được đào tạo bán quân sự.

Lewis trở lại Đông Nam Á với tư cách là một điệp viên hoạt động bí mật, và vào năm 1975, ông làm liên lạc viên cho Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi của Nam Việt Nam.

Bắc Việt Nam coi Lewis là gián điệp, khi họ bắt được Lewis vào ngày 16 tháng 4, và Lewis đã bị giam giữ cách biệt với những người Mỹ khác, tại nhà tù Sơn Tây.

Trong thời gian bị giam giữ, Lewis đã hợp tác và khai nhận nhiều thông tin quan trọng với quân ta. Và để động viên, quân ta ưu ái Lewis hơn, so với những người bị giam giữ khác, và cũng được ăn ngon hơn.

Trước khi được trả tự do, Lewis và những người bị bắt khác, đã được đưa về Hà Nội thăm quan đường phố. Đi tham quan một bảo tàng: Lịch sử, Quân đội và vân vân – để cho ‘sáng mắt’.

Sau khi được thả khỏi miền Bắc Việt Nam, Lewis tới California để dưỡng bệnh trong bệnh viện và trải qua các cuộc thẩm vấn sâu rộng của CIA.

Sau đó, Lewis đi học và bằng nhận được bằng cử nhân của Đại học George Washington về Ngôn ngữ và Văn học Pháp.

Vào đầu những năm 1980, Lewis trở lại phục vụ cho CIA và trải qua khóa đào tạo về tiếng Ả Rập.

James Lewis và vợ đã bị giết cùng với 15 người Mỹ khác trong vụ đánh bom khủng bố vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Beirut, Lebanon, vào ngày 18 tháng 4 năm 1983.

++++ Chân dung ‘đại tá’ Lơ-Uýt

1728276179301.png
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,504 Mã lực
Tuổi
45
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 30: TÙ BINH MỸ VÀ ĐỒNG MINH - SAU 30/04/1975


Tút 2/ Câu chuyện về ‘đại tá’ Lơ-Uýt:


Lewis thực sự đóng vai trò là một điệp viên CIA bí mật, được giao nhiệm vụ sơ tán quân nhân và tài sản tình báo khỏi miền Nam Việt Nam, trước khi những cá nhân này có thể bị bắt bởi của quân Bắc Việt.

Lewis nhập ngũ năm 1962 và được đào tạo thành Mũ nồi xanh. Trong khi đi cùng một nhóm Lực lượng Đặc biệt của người Thượng trong một nhiệm vụ vào năm 1967, anh ta đã bị thương khi thi hành công vụ. Trong thời gian phục vụ ở Lực lượng Mũ nồi xanh, Lewis đã được trao bốn ngôi sao đồng cho các hoạt động chiến đấu.

Sau đó, Lewis gia nhập CIA vào năm 1970 như một phần của Chương trình Jewel, chương trình tuyển dụng các cựu chiến binh được đào tạo bán quân sự.

Lewis trở lại Đông Nam Á với tư cách là một điệp viên hoạt động bí mật, và vào năm 1975, ông làm liên lạc viên cho Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi của Nam Việt Nam.

Bắc Việt Nam coi Lewis là gián điệp, khi họ bắt được Lewis vào ngày 16 tháng 4, và Lewis đã bị giam giữ cách biệt với những người Mỹ khác, tại nhà tù Sơn Tây.

Trong thời gian bị giam giữ, Lewis đã hợp tác và khai nhận nhiều thông tin quan trọng với quân ta. Và để động viên, quân ta ưu ái Lewis hơn, so với những người bị giam giữ khác, và cũng được ăn ngon hơn.

Trước khi được trả tự do, Lewis và những người bị bắt khác, đã được đưa về Hà Nội thăm quan đường phố. Đi tham quan một bảo tàng: Lịch sử, Quân đội và vân vân – để cho ‘sáng mắt’.

Sau khi được thả khỏi miền Bắc Việt Nam, Lewis tới California để dưỡng bệnh trong bệnh viện và trải qua các cuộc thẩm vấn sâu rộng của CIA.

Sau đó, Lewis đi học và bằng nhận được bằng cử nhân của Đại học George Washington về Ngôn ngữ và Văn học Pháp.

Vào đầu những năm 1980, Lewis trở lại phục vụ cho CIA và trải qua khóa đào tạo về tiếng Ả Rập.

James Lewis và vợ đã bị giết cùng với 15 người Mỹ khác trong vụ đánh bom khủng bố vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Beirut, Lebanon, vào ngày 18 tháng 4 năm 1983.

++++ Chân dung ‘đại tá’ Lơ-Uýt

View attachment 8771919
số của Lewis là số chết trong chiến tranh, không chết trước cũng chết sau cụ nhỉ!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 28: SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – QUÂN ĐỘI VNCH


Tút 2: ‘Thành tích’ của tướng Nghi:


1/ ++++ GHI CHÚ ++++

Bắt đầu từ đây, các thông tin sẽ là từ tư liệu của:

- Thiếu tướng Lê Phi Long – Nguyên Trưởng phòng tác chiến mặt trận- Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu

- Thiếu tướng Tống Trần Thuật, nguyên Phó cục trưởng Cục nghiên cứu -Bộ Tổng tham mưu. (Hiện cụ sống ở số nhà 95 phố Lý Nam Đế -Hà Nội. Bác nào có thời gian, có thể đến hầu chuyện cụ).

- Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó cục trưởng Cục Địch vận, năm 1975 ông là Trưởng phòng Nghiên cứu địch.

Đặc biệt, cụ Thức là “Tổ trưởng” của Bộ Tổng Tham mưu, trong những ngày làm việc với ‘Tổ công tác Lai Xá’ năm 1975 - mà trong đó có tướng Nghi.


2/ Chuyện vui vui khi tướng Nghi gia nhập ‘Tổ công tác Lai Xá’:

Ngay sau khi máy bay vừa chở Nghi và Sang ra Bắc, và về Lai Xá, ta bố trí cho hai viên tướng này ở hai phòng riêng có giường ngủ, bàn làm việc và được đối xử tốt.

Một hôm, anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tới tiếp xúc Nghi ở Lai Xá.

Khi anh Đạo hỏi chuyện Nghi quanh việc ăn, nghỉ tại trại, Nghi bảo: “Tôi nằm đệm quen rồi, về đây không có đệm nên rất khó ngủ!”. Theo chỉ đạo của đồng chí Phó chủ nhiệm, Trại Lai Xá liên hệ ngay với Bệnh viện 108 để xin hai chiếc đệm giường cho hai viên tướng ngụy.


3/ NOTE:

Đối với các cụ đang đọc những dòng này vào tháng 4 năm 2021, hoặc với tướng Nghi quen sống trong chốn phồn hoa ở Sài Gòn, thì việc xin một tấm nệm ‘mút’ êm ái để ngủ, nó đơn giản như thò ngón tay lên để ngoái tai.

Ấy thế nhưng, hồi năm 1975 đó, việc xin một tấm nệm êm ái để ngủ, thì:

-nó như tiếng sét giữa trời quang,

-nó là một sự hoang đường không thể nào tưởng tượng ra nổi,

-nó (cái đệm ‘mút’ ấy) - là một vật, mà đa phần chả ai biết nó là cái gì,

Hồi đấy, cấp tá nhà ta, có 1 cái giường gỗ cá nhân, có một cái chiếu hoa để trải bên trên -> đó đã là một sự xa xỉ hiếm có …dồi.

Để cho dễ hình dung, sáng ngày mai, các bác mà đang đọc những dòng này, đến gập thủ trưởng cấp trên của mình, rồi:

-e hèm, anh cấp cho em 1 con ô tô Rôn-Roi, để sáng sáng, em chạy ra đầu ngõ, làm bát cháo lòng.

Cái sự kinh ngạc, cái sự đờ đẫn của ông thủ trưởng như thế nào, cũng như cái sự chết đứng hình của các đồng nghiệp như thế nào, khi nghe yêu cầu của bác, thì nó cũng tương tự như năm 1975, 1 tay tù binh, xin 1 cái đệm ‘mút’ để ngủ cho…êm.


4/ ‘Thành tích’ của tướng Nghi:

Tại Lai Xá, tướng Nghi đã cung cấp cho ta các thông tin:

4.1/ Nếu đánh vào Nha Trang:

-Thành phố Nha Trang chẳng có công trình phòng ngự …chó nào hết.

-Toàn bộ căn cứ, công trình quân sự, đều quay mặt chính ra hướng biển để cho…mát.

-Các ông đánh Nha Trang, cứ chạy tít ga vào đấy, chẳng đến 1 canh giờ, là Nha Trang …thất thủ.

4.2/ Nếu đánh vào Sài Gòn:

Cách phòng thủ Sài Gòn hiện nay là phòng thủ từ xa theo hình vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hòa, Xuân Lộc, lực lượng mỗi hướng có khoảng một sư đoàn. Còn trong nội đô thì không có chủ lực, không tổ chức phòng ngự kiên cố, chỉ có lực lượng cảnh sát, địa phương quân, nhân dân tự vệ… Nếu các ông diệt được lực lượng án ngữ vòng ngoài, khống chế và làm tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hoà và chiếm được hai mục tiêu quan trọng là Bộ tổng Tham mưu và trại Hoàng Hoa Thám của quân dù thì các ông sẽ làm chủ Sài Gòn, Sài Gòn sẽ sụp đổ nhanh.

4.3/ Phương án đánh Sài Gòn:

Sài Gòn chỉ phòng thủ bên ngoài, nếu Phan Rang, Xuân Lộc… bị đập vỡ thì Quân giải phóng có thể mạnh dạn thọc sâu, chia cắt, bắt sống đầu não chính quyền Thiệu.

4.4/ Tình hình các sân bay:

Phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này. Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất cánh.

4.5/ Tình hình các tổng kho:

Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông.

4.6/ Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long):

- Hỏi: Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông, có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không?

- Đáp: Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.
Em nghĩ chế độ sgn đã chấp nhận thua và bỏ khi Mỹ rút 1973 rồi. Có lẽ họ không đủ chính nghĩa động lực, tất nhiên 20 năm chiến tranh nhân dân cần lao vũng mệt mỏi rồi. Hoà bình thôi. Không có mấy ông phản bội “tổ quốc” này ta vẫn thắng vào 30/4 thôi
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.




Tút 2/ Gốc tích của cơn ‘Ác mộng’:



-Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội đàm bí mật với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gợi ý rằng: họ có thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam mà không cần loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt đầu có vẻ khai thông.

-Ngày 12 tháng 10, Kissinger và Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự thảo đã tách các vấn đề thuần túy quân sự ra khỏi các vấn đề chính trị…….. Theo nghĩa rộng, sự thỏa hiệp này đã cho ‘Mặt trận dân tộc giải phóng’ một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, …….. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ là ra đi trong danh dự và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

-Ngày 13 đến 16 tháng 10, Tổng thống Richard Nixon sau khi nghiên cứu đã chấp thuận nội dung dự thảo, rồi điều Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

-Ngày 18 đến 23 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu.

-Ngày 21 tháng 10, Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội:

+ khẳng định rằng dù một số vấn đề cần làm rõ, "nội dung hiệp định đã có thể được coi là hoàn chỉnh" và việc ký kết ngày 31 tháng 10 có thể khả thi.

+ Kissinger sẽ tới Hà Nội ngày 24/10 để tổng kết phiên đàm phán cuối cùng, dự kiến dài 2 ngày (tức là ngày 24/10 và ngày 25/10, Kít-sinh-giơ sẽ ở Hà Nội liền tù tì 2 ngày), và một tuần sau sẽ ký kết chính thức tại Paris.




 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 31:
TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.



Tút 3/ Cơn ‘Ác mộng’ bắt đầu:



Tháng 10 năm 1972, Mỹ và Hà Nội là hai kẻ thù không đội trời chung. Chỉ cần nhìn thấy mặt nhau, là nhân dân và Quân đội Bắc Việt đã lập tức rút súng lục hoặc con ‘phóng tiết lợn’ ra để nghênh chiến.

Bấy giờ Hà Nội và Oa-sinh-tơn chưa có quan hệ ngoại giao, thậm trí Mỹ còn là quân thù luôn luôn phải tiêu diệt. Vậy nên, một đoàn quan chức quân sự và dân sự của Mỹ - ập đến Hà Nội là cả một sự hoang đường.

Vậy nên, chuyện Đoàn của Kít-sinh-giơ và tùy tùng đến Hà Nội, là cả một sự trên cả Tuyệt Mật. Tuyệt Mật hơn cả chuyện tay angkorwat giấu vợ là có cô bồ ở bên Cam.

Kết luận của cả Hà Nội và Oa-sinh-tơn là:

-Kít-sinh-giơ và đoàn tùy tùng của Kít-xinh-giơ sẽ đáp máy bay xuống sân bay quân sự Đa Phúc (Nội Bài ngày nay) và ở nguyên đấy. Cả đoàn Mỹ sẽ tự phục vụ ăn nghỉ tại chỗ, trên máy bay của Mỹ, đỗ tại sân bay Đa Phúc, không được vào Hà Nội...

-Riêng chuyện tắm... nước nóng và đi vệ sinh, phía Mỹ nhờ Việt Nam lo giúp!

+++ = = > Đến Cụ Hồ sống lại, cũng không ‘bàng hoàng’ như lãnh đạo Hà Nội khi nhận được yêu cầu đó.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.

Tút 1/ Nhớ về thời xa thẳm:


Năm 1988, tôi rời quân ngũ.

Đến tận năm 1988 ấy, mỗi khi có việc giải quyết ‘đầu ra’, tôi vẫn lựa lấy tờ báo Nh…ân D…ân còn mới, nếu lựa được tờ báo Đả....ng có chữ đỏ là tuyệt nhất. Bởi số báo đó, bao giờ cũng có bài xã luận hay.

Vừa đi ‘công tác’, vừa đọc xã luận báo N/dân, tưởng không có cái thú nào bằng. Tuy nhiên, giấy của báo N/dân thường là giấy tốt, nên di chứng của báo N/dân còn để lại hậu quả cho tôi đến tận ngày nay. Ấy là đến tận tháng 6 năm 2021 vừa qua, khi đến bệnh viện, qua công tác soi chiếu, các đốc-tờ đáng kính đã phát hiện ra rằng: phần cuối của ruột già tôi đã bị hư hao ít nhiều, đó là do bị báo N/dân mài mòn.

Đến năm 1988 đó, vòi tắm hoa sen, thì tôi mới chỉ nom thấy trên phim ảnh, khi nói về cuộc sống sa đọa của sỹ quan VNCH, thời trước 1975. Còn ‘bồn cầu bệt’ –thì tôi còn chưa biết nó có trong từ điển tiếng Việt.

Những năm 198x đời đầu, nhà của cụ nào trong Nhóm ta, có toa-lét riêng, trong đó có vòi sen tắm nóng-lạnh, có ‘bệ bệt’, xin các cụ chỉ giáo, để tôi xin làm cái lễ mọn, đến cung kính tôn cụ đó là ‘người zời’ trong lòng tôi.

Ấy thế mà năm 1972, ‘trên’ đã yêu cầu có một khu vệ sinh xa hoa như thế ở ngoại thành Hà Nội. Đó thực sự là một câu chuyện ác mộng của Hà Nội.
Một câu hỏi hơi ngoài lề, mấy lần em dắt các bạn trẻ vào thăm nhà sàn Bác Hồ, bị chúng nó hỏi sao nhà không có WC. Nghĩ cảnh ông cụ gần 80, đêm hôm rét mướt mà phải băng vườn sang chỗ khác giải quyết thì cũng hơi căng. Đoán bừa là cụ dùng... bô, nhưng còn đi tắm thì thế nào nhỉ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.


Tút 4/ Hóa giải cơn ‘Ác mộng’ theo kiểu Việt Nam:


1/ Toàn thể ‘Hệ thống chính trị của Hà Nội’ ra quân:

Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh, nghệ danh là Ba Tỉnh, kể lại:

---- ----- ----

Năm 1972, cuối thu đầu đông khoảng tháng 10, Hà Nội bắt đầu có ngày lạnh giá. Ông Ba Tỉnh và ông Hoàng Đình Khôi, (biệt danh là Khôi “đen”) đang làm việc ở Công ty thi công điện nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội do ông Bùi Giảo Kim, một cán bộ hoạt động nội thành cũ, vốn là dân trí thức Hà Nội, có nhiều sáng chế, làm giám đốc.

Một sáng, ông Bùi Giảo Kim triệu ông Đặng Trần Hội, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, ông Nguyễn Bá Lưu, kỹ sư Bách khoa khóa 1, cán bộ kỹ thuật lên phòng Giám đốc họp riêng.

Chả biết bàn gì, nhưng sau đó, ông Hội về phổ biến tiếp, diện hẹp cho các ông: Nguyễn Bá Lưu, Nguyễn Văn Long, Trang Công Tiến, anh Hảo và kỹ sư Đinh Quang Tỉnh:

-“Các đồng chí khẩn trương sang một địa điểm ở xa Hà Nội khảo sát thiết kế nhanh một khu nhà ở, nhà tắm công cộng có nước nóng phục vụ một lúc cho nhiều khách Nhà nước”.

Nghe lệnh biết vậy, thắc mắc để trong bụng, họp xong anh em kỹ thuật thước, bút, giấy lên xe đi luôn.

Sang phía bắc sông Hồng, mạn Đông Anh, Phúc Yên, lần lần mới định vị một khu vực thuộc sân bay Đa Phúc. Ông Ba Tỉnh nhớ tiếp:

-“Vượt qua một cái barie, bên trong sân bay lúc đó trống trơn, nhìn nhanh chỉ thấy một cái máy bay. Chỉ có bãi đất, cát! Mà đòi làm nhà tắm công cộng. Tắm nước nóng. Mà lại phải làm tắm hoa sen! Mỗi lần phải tắm được cho độ 12 người! Thế mới oái oăm!”.

Cha mẹ ơi! Hồi chiến tranh, dân Hà Nội nằm mơ cũng không dám nghĩ phòng tắm nóng lạnh! Tắm nóng sen cho cả chục người càng hoang đường.

Ông Ba Tỉnh nhớ lại lô đất ở sân bay Đa Phúc mà ngán ngẩm. Đưa nước ở chỗ khác về làm sao? Đặt bơm cao áp bơm về, nối hai thùng phi đặt lên giá cao. Không ăn thua! Ác nhất là vật tư bảo ôn để quấn đường ống nước nóng, lấy đâu ra. Thiết bị vệ sinh nhiều thế, moi đâu? Trên chỉ cho năm ngày phải thi công xong. Làm thế nào?

Mệnh lệnh thời chiến được kỹ sư Hoàng Đình Khôi, vốn là lính tình báo đối không, Trung đoàn 260, sau sang Trung đoàn 290 Bộ đội phòng không, chấp hành một cách đầy hứng khởi, sáng tạo và khá... quân phiệt.

Ông Bùi Giảo Kim ra lệnh thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là Bác sĩ Trần Duy Hưng rằng:

-Công ty thi công điện nước Hà Nội, đóng ở 59 ngõ Thông Phong phải làm công trình tắm nóng công cộng phục vụ cho đoàn tùy tùng của Kít-xinh-giơ sang Hà Nội thực hiện nhiệm vụ bí mật.

Chủ tịch Hà Nội giao cho ông Ba Tỉnh một ô-tô có cắm cờ xanh ‘Thượng khẩn’, một lái xe, cho quyền xuống thẳng các đơn vị.

Ba đơn vị được huy động gấp là

-Nhà máy Mì Chùa Bộc (cung cấp thiết bị vệ sinh, tắm);

-Nhà máy Gỗ Hà Nội (làm nhà ba gian, có khu phòng tắm công cộng cho các chuyên viên Mỹ nghỉ ngơi);

-Công ty Vệ sinh cấp nước ở phố Cao Bá Quát (lo huy động 10 xe téc rửa đường chở nước lên vì kéo nước về không bảo đảm).

-Còn Công ty thi công điện nước Hà Nội chịu trách nhiệm kỹ thuật bảo đảm đun nước nóng bằng đường ống chảy qua vòi hoa sen cho nhiều người một lúc.



2/ Các khó khăn:

Khi nghe ông Khôi “đen” yêu cầu Nhà máy Mỳ Hà Nội phải gấp rút tháo toàn bộ thiết bị vệ sinh, nhà tắm, đường ống, vòi sen... vốn được lắp phục vụ các chuyên gia Liên Xô ở Nhà máy Mỳ để đưa sang Đa Phúc, Giám đốc nhà máy, vốn là bạn ông Khôi kêu trời:

-“Mày ơi, mày giết tao à? Toàn đồ vệ sinh tốt cho chuyên gia, tháo ra hỏng thì rồi lắp lại sao?”.

Mặc kệ, ông Khôi an ủi bạn, rằng đó là:

- Đây là “lệnh trên”, là “nhiệm vụ chính trị”, “đối ngoại nhà nước”, là “sự tin tưởng của cấp trên”, là “bang giao của ta với Hoa Kỳ, chuyện lớn chứ không phải nhỏ”,

-Nhà máy Mỳ Chùa Bộc là con chim đầu đàn của ngành lương thực, phải chấp hành”...;

Rồi quân lệnh như sơn, ông Khôi ra lệnh cho ba cán bộ kỹ thuật của nhà máy Mỳ tháo gấp thiết bị vệ sinh trong Khu chuyên gia Liên Xô ở Nhà máy Mì Chùa Bộc ra, độ nửa ngày thì xong hết!

Nhà xây xong.

10 xe téc nước đã lên.

Điện đã kéo về.

Vấn đề “chết người” chưa bao giờ làm là kỹ thuật bảo ôn quấn đường ống nóng như thế nào cho an toàn. “Làm, rồi thử, mà lần nào thò bút thử điện vào cũng đỏ rực! Kinh quá! Thế kia làm sao mà tắm! Lo mua dây may xo, tìm độ dài, công suất điện phù hợp để quấn ngoài ống. Lo “chạy” được vải amiang bảo ôn đủ quấn hết độ dài đường ống, giao kỹ sư Nguyễn Bá Lưu phụ trách việc này...

Sau cùng, cũng xong việc. Chỉ còn nghiệm thu và đưa vào sử dụng.


3/ Thay tiêu chuẩn kỹ thuật bằng ‘thịt người’:

Cấp trên thấy ông Tỉnh còn trẻ, chưa vướng bận gì chuyện vợ con, liền thủ thỉ:

-Đồng chí Đinh Quang Tỉnh vào thử tắm trước, xem nước nóng lạnh thế nào!

Ông Tỉnh mặt xanh như đít nhái, bởi ‘nước nóng vòi sen’, là được làm nóng bằng đường ống điện bảo ôn do chính tay anh em lắp ráp bằng các vật liệu “năm cha ba mẹ” trong một thời gian hấp tấp.

Nghe lời Đả....ng, ông Tỉnh cũng phải làm chuột bạch, vào tắm ‘nước nóng hoa sen’.. Để nếu có bị điện giật, thì chỉ có ‘đối tượng sắp kết nạp’ là hy sinh.

Nhưng, ơn Đả....ng, ơn Chính phủ, ông Tỉnh không bị điện giật chết, nên vẫn còn sống để có thể kể cho các cụ trong Nhóm câu chuyện này.



4/ NOTE:

Những năm 1998-2000, Tập đoàn của Baoleo đảm nhận thi công cải tạo đường Quốc lộ 1A, đoạn từ Vinh đến Đông Hà. Dự án này dùng vốn của WB, tư vấn giám sát là Louis Berger Group của Mỹ.

Tập đoàn của Baoleo có giao cho Binh đoàn Trường Sơn (tức là Binh đoàn 12 – nguyên là Binh đoàn 559 phụ trách đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa) thi công một số đoạn.

Chức Tư lệnh tiền phương của Trường Sơn tại dự án Vinh-Đông Hà, do Đại tá Mai Xuân Trinh – là phó Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đảm nhận.

Do đồng cấp và ngang chức, nên Baoleo và đại tá Trinh là chỗ có thể bỗ bã với nhau.

Trong một lần đi kiểm tra binh đoàn Trường Sơn thi công cây cầu Lý Hòa, tư vấn Mỹ và Baoleo phát hiện ra: nước dùng để trộn bê tông chưa được kiểm nghiệm.

Lập tức, đại tá Trinh lột quả mũ cối trên đầu, vục vào cái thùng phi đựng nước trộn bê tông, tu luôn một hơi. Đoạn, đại tá Trinh hồn nhiên:

-Nước uống được, vậy đã đủ tiêu chuẩn trộn bê tông chưa?

HAIZ !!!

Tư vấn Mỹ kéo Baoleo lên xe ô tô đi thẳng.

Trên xe ô tô, tư vấn Mỹ bẩu Baoleo:

-“Tao đã hiểu phần nào, vì sao chúng mày đi qua được cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật không thể đánh đổi bằng ‘ý chí cách mạng’ của chúng mày.

Hôm nay, tao không bắt thằng Trinh đập bỏ chỗ bê tông đã đổ, Nhưng nếu ngày mai, chúng nó không làm thí nghiệm thành phần của nước, tao và mày nhất định phải dừng thi công của thằng Trinh vô thời hạn”.

Tất nhiên là Baoleo tôi đồng ý.


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.



Tút 5/ Phần thưởng đặc biệt:




Vậy là ‘Cơn Ác mộng’ đã được hoàn thành và bàn giao cho quân đội.

Ông Ba Tỉnh được ông Đặng Trần Hội khoái, thưởng cho bát phở (nhớ mùi phở đến giờ!).

Chủ tịch Trần Duy Hưng tặng Bằng khen cho những người xuất. Cái khen của Chủ tịch Hà Nội là:

-Một công ty thi công điện nước bình thường mà “dám tay không bắt giặc”! Chả có gì mà dám nhận việc, huy động toàn lực lượng của Thành phố làm!

-Thành phố sẽ thưởng anh em trực tiếp tham gia công trình này được nghe... một buổi nói chuyện thời sự!



Tưởng đùa, ngờ đâu, sáng hôm đó, ngay trên công trường tại Sân bay Đa Phúc, những người làm công trình ‘Ác mộng’ được đón một chiếc xe Von-ga đen đến. Người bước ra khỏi xe là đồng chí Lê Đức Thọ.

Trên nói, đồng chí Lê Đức Thọ vừa dự Hội nghị Pa-ri về, biết anh em vừa hoàn thành xuất sắc đúng hạn một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến đón đoàn Kít-xinh-giơ, nên lên để nói chuyện với mọi người về tình hình đàm phán tại Hội nghị Pa-ri. Chuyện Mỹ. Chuyện ta. Chuyện Chính phủ bốn bên làm việc căng thẳng ra sao. Anh em nghe như nuốt từng lời. Hồi đó làm gì có nhiều thông tin, báo chí, phát thanh như bây giờ. Sung sướng thật chứ chả chơi, tự hào với cuộc chiến đấu ngoại giao quyết liệt của chúng ta. Câu chuyện với hơn 20 anh em cán bộ kỹ sư công nhân thế mà kéo dài gần một tiếng đồng hồ.

Nhắc đến ‘công trình ‘Ác mộng’, Cố vấn Lê Đức Thọ nói:

-“Đây là cả quá trình Tổ quốc ta, đất nước ta chiến đấu với quân thù. Công trình nước nóng này là đóng góp của anh em cán bộ kỹ thuật, công nhân ta góp phần vào thắng lợi của Hội nghị Pa-ri...”.





 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.


Tút 6/ Số phận của công trình ‘Ác mộng’:

1/Công trình ‘Ác mộng’:

-Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng của Kít-sinh-giơ với Thiệu tại Sài Gòn. Tại cuộc họp này, Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông ta phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm .

-Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.

-Công trình ‘Ác mộng’ bị bỏ quên. Tháng 12 năm 1972, Chiến dịch B-52 đánh Hà Nội diễn ra. Sân bay Đa Phúc bị đánh phá tơi bời. Không ai còn nghe nói đến công trình ‘Ác mộng’ nữa.


2/ Bánh mì Chùa Bộc liên quan gì đến công trình ‘Ác mộng’:

Năm 1968, nhà máy bánh mì Chùa Bộc ở Hà Nội, do Liên Xô viện trợ, chính thức được khởi động, và đến năm 1970 thì ra lò thử nghiệm những mẻ bánh mì đầu tiên.

Trong thời gian này, nhà máy bánh mì Chùa Bộc được các chuyên gia Liên Xô chỉ đạo xây dựng và vận hành. Đó là lý do có khu chuyên gia Liên Xô trong nhà máy, để có thiết bị vệ sinh ‘thần thoại’ mà Hà Nội đã tháo ra cho công trình ‘Ác mộng’.

Tháng 4/ 1972, cuộc chiến tranh bằng không quân lần thứ 2 với miền Bắc của Mỹ bắt đầu. Các chuyên gia Liên Xô tạm thời về nước.

Năm 1973, hiệp định Ba-Lê được ký kết và hòa bình trở lại miền Bắc. Nhưng do không còn khu vệ sinh xịn xò, nên đến tận cuối năm 1973, các chuyên gia Liên Xô mới trở lại được nhà máy bánh mì Chùa Bộc.

Những năm 1972-1973, các cụ trong Nhóm sống ở Hà Nội thời đó, không được ăn bánh mì ngon do chính tay người Liên Xô làm, là có nguyên nhân bị mất thiết bị vệ sinh như câu chuyện đã kể đấy.



Bản thân Baoleo, năm 1973-1974: đi bộ từ làng Kim Liên đến trường cấp 3 Tây Sơn ở trong làng Khương Thượng, là phải đi qua nhà máy bánh mì Chùa Bộc này.

Tầm 5 giờ sáng: bụng đói, cật rét, đèn đường tối um, chân đá vào bùn đất lấm lem, nhưng Baoleo dường như không nhận thấy. Bởi hương thơm bánh mì từ nhà máy bánh mì Chùa Bộc tỏa ra, cùng với hình ảnh những chiếc xe ô tô Gaz 53, có hàng chữ to tướng ‘Xлеб’ (Khờ-lép) chở bánh mì chạy trên đường phố, nó đã dẫn dắt trí óc của Baoleo mơ về nơi ‘Thành trì của chủ nghĩa cộ ng sả n huy hoàng’, mà lờ tịt đi mọi nhọc nhằn của cuộc đời.



++++ Ảnh minh họa

-Hình số 1: Cán bộ Công ty thi công điện nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội Đinh Quang Tỉnh năm xưa – nay là Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh, nghệ danh là Ba Tỉnh.

01.jpg


-Hình số 2: Kỹ sư Hoàng Đình Khôi, vốn là lính tình báo đối không, Trung đoàn 260, sau sang Trung đoàn 290 Bộ đội phòng không. Ông có biệt danh là Khôi “đen”, làm việc ở Công ty thi công điện nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, thời điểm xẩy ra câu chuyện.


02.jpg


-Hình số 3: Những chiếc xe ô tô Gaz 53, có hàng chữ to tướng ‘Xлеб’ (Khờ-lép) chở bánh mì chạy trên đường phố, nó đã dẫn dắt trí óc của Baoleo mơ về nơi ‘Thành trì của chủ nghĩa cộ ng sả n huy hoàng’, mà lờ tịt đi mọi nhọc nhằn của cuộc đời

03.jpg
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,929
Động cơ
437,820 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 31:

TOA-LÉT CHO ĐOÀN KÍT-SINH-GIƠ-CƠN ÁC MỘNG CỦA HÀ NỘI.


Tút 6/ Số phận của công trình ‘Ác mộng’:


1/Công trình ‘Ác mộng’:

-Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng của Kít-sinh-giơ với Thiệu tại Sài Gòn. Tại cuộc họp này, Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông ta phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm .

-Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.

-Công trình ‘Ác mộng’ bị bỏ quên. Tháng 12 năm 1972, Chiến dịch B-52 đánh Hà Nội diễn ra. Sân bay Đa Phúc bị đánh phá tơi bời. Không ai còn nghe nói đến công trình ‘Ác mộng’ nữa.


2/ Bánh mì Chùa Bộc liên quan gì đến công trình ‘Ác mộng’:

Năm 1968, nhà máy bánh mì Chùa Bộc ở Hà Nội, do Liên Xô viện trợ, chính thức được khởi động, và đến năm 1970 thì ra lò thử nghiệm những mẻ bánh mì đầu tiên.

Trong thời gian này, nhà máy bánh mì Chùa Bộc được các chuyên gia Liên Xô chỉ đạo xây dựng và vận hành. Đó là lý do có khu chuyên gia Liên Xô trong nhà máy, để có thiết bị vệ sinh ‘thần thoại’ mà Hà Nội đã tháo ra cho công trình ‘Ác mộng’.

Tháng 4/ 1972, cuộc chiến tranh bằng không quân lần thứ 2 với miền Bắc của Mỹ bắt đầu. Các chuyên gia Liên Xô tạm thời về nước.

Năm 1973, hiệp định Ba-Lê được ký kết và hòa bình trở lại miền Bắc. Nhưng do không còn khu vệ sinh xịn xò, nên đến tận cuối năm 1973, các chuyên gia Liên Xô mới trở lại được nhà máy bánh mì Chùa Bộc.

Những năm 1972-1973, các cụ trong Nhóm sống ở Hà Nội thời đó, không được ăn bánh mì ngon do chính tay người Liên Xô làm, là có nguyên nhân bị mất thiết bị vệ sinh như câu chuyện đã kể đấy.



Bản thân Baoleo, năm 1973-1974: đi bộ từ làng Kim Liên đến trường cấp 3 Tây Sơn ở trong làng Khương Thượng, là phải đi qua nhà máy bánh mì Chùa Bộc này.

Tầm 5 giờ sáng: bụng đói, cật rét, đèn đường tối um, chân đá vào bùn đất lấm lem, nhưng Baoleo dường như không nhận thấy. Bởi hương thơm bánh mì từ nhà máy bánh mì Chùa Bộc tỏa ra, cùng với hình ảnh những chiếc xe ô tô Gaz 53, có hàng chữ to tướng ‘Xлеб’ (Khờ-lép) chở bánh mì chạy trên đường phố, nó đã dẫn dắt trí óc của Baoleo mơ về nơi ‘Thành trì của chủ nghĩa cộ ng sả n huy hoàng’, mà lờ tịt đi mọi nhọc nhằn của cuộc đời.



++++ Ảnh minh họa

-Hình số 1: Cán bộ Công ty thi công điện nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội Đinh Quang Tỉnh năm xưa – nay là Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh, nghệ danh là Ba Tỉnh.

01.jpg


-Hình số 2: Kỹ sư Hoàng Đình Khôi, vốn là lính tình báo đối không, Trung đoàn 260, sau sang Trung đoàn 290 Bộ đội phòng không. Ông có biệt danh là Khôi “đen”, làm việc ở Công ty thi công điện nước thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, thời điểm xẩy ra câu chuyện.


02.jpg


-Hình số 3: Những chiếc xe ô tô Gaz 53, có hàng chữ to tướng ‘Xлеб’ (Khờ-lép) chở bánh mì chạy trên đường phố, nó đã dẫn dắt trí óc của Baoleo mơ về nơi ‘Thành trì của chủ nghĩa cộ ng sả n huy hoàng’, mà lờ tịt đi mọi nhọc nhằn của cuộc đời

03.jpg
Em chưa hiểu "tình báo đối không" là cái gì, phiền cụ Baoleo giải thích giùm
Thuật ngữ trong quân đội nên dân thường như em lạ lẫm
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,152 Mã lực
Em chưa hiểu "tình báo đối không" là cái gì, phiền cụ Baoleo giải thích giùm
Thuật ngữ trong quân đội nên dân thường như em lạ lẫm
Hi hi.
Thực ra, "tình báo đối không" chính là 'trắc thủ ra đa trinh sát mục tiêu' :D
Nhưng danh xưng là "tình báo đối không", nó 'sang mồm' hơn. Và cái chính, nhiều cô nàng chết hơn :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top