- Biển số
- OF-528779
- Ngày cấp bằng
- 26/8/17
- Số km
- 7,763
- Động cơ
- 290,885 Mã lực
Lai Xá cụ nói có lẽ là địa phận làng Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức bây giờ. Rất gần Nam Từ LiêmGÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 28: SỐ PHẬN TƯỚNG NGHI – QUÂN ĐỘI VNCH
Tút 2: ‘Thành tích’ của tướng Nghi:
1/ ++++ GHI CHÚ ++++
Bắt đầu từ đây, các thông tin sẽ là từ tư liệu của:
- Thiếu tướng Lê Phi Long – Nguyên Trưởng phòng tác chiến mặt trận- Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu
- Thiếu tướng Tống Trần Thuật, nguyên Phó cục trưởng Cục nghiên cứu -Bộ Tổng tham mưu. (Hiện cụ sống ở số nhà 95 phố Lý Nam Đế -Hà Nội. Bác nào có thời gian, có thể đến hầu chuyện cụ).
- Thiếu tướng Phạm Đình Thức, nguyên Phó cục trưởng Cục Địch vận, năm 1975 ông là Trưởng phòng Nghiên cứu địch.
Đặc biệt, cụ Thức là “Tổ trưởng” của Bộ Tổng Tham mưu, trong những ngày làm việc với ‘Tổ công tác Lai Xá’ năm 1975 - mà trong đó có tướng Nghi.
2/ Chuyện vui vui khi tướng Nghi gia nhập ‘Tổ công tác Lai Xá’:
Ngay sau khi máy bay vừa chở Nghi và Sang ra Bắc, và về Lai Xá, ta bố trí cho hai viên tướng này ở hai phòng riêng có giường ngủ, bàn làm việc và được đối xử tốt.
Một hôm, anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tới tiếp xúc Nghi ở Lai Xá.
Khi anh Đạo hỏi chuyện Nghi quanh việc ăn, nghỉ tại trại, Nghi bảo: “Tôi nằm đệm quen rồi, về đây không có đệm nên rất khó ngủ!”. Theo chỉ đạo của đồng chí Phó chủ nhiệm, Trại Lai Xá liên hệ ngay với Bệnh viện 108 để xin hai chiếc đệm giường cho hai viên tướng ngụy.
3/ NOTE:
Đối với các cụ đang đọc những dòng này vào tháng 4 năm 2021, hoặc với tướng Nghi quen sống trong chốn phồn hoa ở Sài Gòn, thì việc xin một tấm nệm ‘mút’ êm ái để ngủ, nó đơn giản như thò ngón tay lên để ngoái tai.
Ấy thế nhưng, hồi năm 1975 đó, việc xin một tấm nệm êm ái để ngủ, thì:
-nó như tiếng sét giữa trời quang,
-nó là một sự hoang đường không thể nào tưởng tượng ra nổi,
-nó (cái đệm ‘mút’ ấy) - là một vật, mà đa phần chả ai biết nó là cái gì,
Hồi đấy, cấp tá nhà ta, có 1 cái giường gỗ cá nhân, có một cái chiếu hoa để trải bên trên -> đó đã là một sự xa xỉ hiếm có …dồi.
Để cho dễ hình dung, sáng ngày mai, các bác mà đang đọc những dòng này, đến gập thủ trưởng cấp trên của mình, rồi:
-e hèm, anh cấp cho em 1 con ô tô Rôn-Roi, để sáng sáng, em chạy ra đầu ngõ, làm bát cháo lòng.
Cái sự kinh ngạc, cái sự đờ đẫn của ông thủ trưởng như thế nào, cũng như cái sự chết đứng hình của các đồng nghiệp như thế nào, khi nghe yêu cầu của bác, thì nó cũng tương tự như năm 1975, 1 tay tù binh, xin 1 cái đệm ‘mút’ để ngủ cho…êm.
4/ ‘Thành tích’ của tướng Nghi:
Tại Lai Xá, tướng Nghi đã cung cấp cho ta các thông tin:
4.1/ Nếu đánh vào Nha Trang:
-Thành phố Nha Trang chẳng có công trình phòng ngự …chó nào hết.
-Toàn bộ căn cứ, công trình quân sự, đều quay mặt chính ra hướng biển để cho…mát.
-Các ông đánh Nha Trang, cứ chạy tít ga vào đấy, chẳng đến 1 canh giờ, là Nha Trang …thất thủ.
4.2/ Nếu đánh vào Sài Gòn:
Cách phòng thủ Sài Gòn hiện nay là phòng thủ từ xa theo hình vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hòa, Xuân Lộc, lực lượng mỗi hướng có khoảng một sư đoàn. Còn trong nội đô thì không có chủ lực, không tổ chức phòng ngự kiên cố, chỉ có lực lượng cảnh sát, địa phương quân, nhân dân tự vệ… Nếu các ông diệt được lực lượng án ngữ vòng ngoài, khống chế và làm tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hoà và chiếm được hai mục tiêu quan trọng là Bộ tổng Tham mưu và trại Hoàng Hoa Thám của quân dù thì các ông sẽ làm chủ Sài Gòn, Sài Gòn sẽ sụp đổ nhanh.
4.3/ Phương án đánh Sài Gòn:
Sài Gòn chỉ phòng thủ bên ngoài, nếu Phan Rang, Xuân Lộc… bị đập vỡ thì Quân giải phóng có thể mạnh dạn thọc sâu, chia cắt, bắt sống đầu não chính quyền Thiệu.
4.4/ Tình hình các sân bay:
Phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này. Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất cánh.
4.5/ Tình hình các tổng kho:
Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông.
4.6/ Tình hình vùng 4 chiến thuật (đồng bằng sông Cửu Long):
- Hỏi: Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông, có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không?
- Đáp: Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần.
Tại khu vực Lai xá giờ vẫn có 1 doanh trại bộ đội và 1 khu tt quân đội , liền bên là khu TT Bông Vải Sợi . Tất cả nằm ngay bên QL32.
Nếu đúng chỗ đó thì thời trước 75 chắc trông nó phải hoang vu và cách biệt khu dân ở nhiều lắm.
Chỉnh sửa cuối: