[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,053
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Không dám làm loãng thớt nhưng quả phối hợp binh chủng hợp thành năm 1961 toang nhỉ, có lẽ quân đội ta đến lúc đó vẫn là lối đánh công đồn là chính, vẫn quá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về tác chiến hiện đại như cụ Tấn nói và cụ cũng dễ thông cảm ....

Còn chuyện bà con ra xem thì giờ vẫn có, mỗi lần trường bắn ùng oảng bà con ra xem vẫn đông hehe
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
Không dám làm loãng thớt nhưng quả phối hợp binh chủng hợp thành năm 1961 toang nhỉ, có lẽ quân đội ta đến lúc đó vẫn là lối đánh công đồn là chính, vẫn quá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về tác chiến hiện đại như cụ Tấn nói và cụ cũng dễ thông cảm ....

Còn chuyện bà con ra xem thì giờ vẫn có, mỗi lần trường bắn ùng oảng bà con ra xem vẫn đông hehe
Cuộc diễn tập năm 1961, bài giảng ở cấp sỹ quan phân đội trở lên, đều được nghe giảng lại :D
Tất nhiên, ở cấp càng cao, thì càng được nghe giảng kỹ :D

Còng chuyện hóng, thì ở thời nào, chế độ nào, dân ta vẫn thế.
Đảo chính Ngô Đình Diệm, bắn nhao ùng oàng, dân vẫn ra hóng xem.
Ngày nay, công an bắt cướp, có cầm súng lăm lăm, dân vẫn đứng hò reo cổ vũ.
Kinh lắm :D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,215
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cuộc diễn tập năm 1961, bài giảng ở cấp sỹ quan phân đội trở lên, đều được nghe giảng lại :D
Tất nhiên, ở cấp càng cao, thì càng được nghe giảng kỹ :D

Còng chuyện hóng, thì ở thời nào, chế độ nào, dân ta vẫn thế.
Đảo chính Ngô Đình Diệm, bắn nhao ùng oàng, dân vẫn ra hóng xem.
Ngày nay, công an bắt cướp, có cầm súng lăm lăm, dân vẫn đứng hò reo cổ vũ.
Kinh lắm :D
Độ hóng thì dân mình cũng kinh. Pháo Polpot nó giã ầm ầm bãi xe lôi chợ Long Hoa cả người và xe tung lên như làm xiếc. Mình là lính còn vãi tè mà dân cứ đứng trước cửa nhà hóng 😳
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
Độ hóng thì dân mình cũng kinh. Pháo Polpot nó giã ầm ầm bãi xe lôi chợ Long Hoa cả người và xe tung lên như làm xiếc. Mình là lính còn vãi tè mà dân cứ đứng trước cửa nhà hóng 😳
Nói chung, độ hóng và lan truyền thông tin, dân Việt ta mà đứng số 2, thì không ai dám đứng số 1 :D
Về độ hóng, thì cứ có bất cứ sự kiện gì nghe có vẻ hót 1 tý, là dân đứng đầy vỉa hè, ngay và luôn :D

Tôi biết, là bắn đạn thật ở trường bắn Cấm Sơn trên Bắc Giang, đang bắn ùng oàng, mà đội ve chai đã lấp ló để tranh nhặt vỏ đạn.

Còn về lan truyền thông tin, bà bán nước ở cổng doanh trại biết được việc quân.
Còn ở vỉa hè, bà bán nước biết được ai sắp lến cấp chức :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)


III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967:

(11): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.

Tút 1: Bay trên thành nội, cứu đồng đội:


Dịp Tết Mậu Thân. Cụ Đặng Tính – Chính ủy ‘Phòng không – Không quân’, đến họp với lính dù và nói:

-“Bộ đội Trường Sơn làm được đường mòn Hồ Chí Minh trên núi.

Hải quân làm được đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Các cậu (lính dù) hãy cố làm đường Hồ Chí Minh trên không.

Hai tiểu đoàn của ta, tiểu đội 11 cô gái sông Hương bị vây ở thành nội Huế và đồn Mang Cá, đói không có gì ăn. Mình đánh vô nó vây ngoài (sau phải mở đường máu). Những ngày ở đó nó không làm gì được mình nhưng anh em đói, không có gì ăn. Không lẽ chúng ta để mấy tiểu đoàn nhịn đói trong nội thành và trong đồn Mang Cá? Bằng mọi giá phải tiếp tế”.

Câu nói đó của anh Đặng Tính khiến chúng tôi rất xúc động...” - ông Kiệt hồi tưởng.

“Hồi đó chúng tôi phải bay từ Gia Lâm (Hà Nội) với tốc độ chậm (260km/giờ) đến Thọ Xuân (Thanh Hóa) qua thị trấn Sêpôn (Lào) bên kia đường 9 rồi mới bay vào Huế. Chúng tôi biết đi là cầm chắc cái chết, đi là hi sinh, biết trước sẽ đi vào chỗ chết mà ai cũng phơi phới lạc quan” - ông Kiệt bảo.

Ngày 7-2-1968, tổ bay của ông Kiệt và chuẩn úy Lê Văn Lưu đi trước thả hàng tiếp tế được một chuyến ở nội thành Huế.

Mỗi máy bay có bốn lính dù và tổ lái năm người (lái chính, lái phụ, phụ trách máy móc trên không, thông tin, dẫn đường).

Máy bay cất cánh từ Gia Lâm lúc 18g. Đại tá Kiệt kể:

-“Tổ bay của tôi do anh Trung phi công, lái IL-14. Chúng tôi đi trong đêm tối. Khi còi reo báo hiệu đến nơi, mình mở cửa dòm ra thấy phố xá tối đen mịt mùng, nhưng vẫn thấy được sông Hương. Đạn bắn lên như mưa. Không biết mình bắn hay địch bắn vì chúng tôi không được thông báo. Súng máy của nó có đạn dẫn đường. Một băng có 2-3 viên dẫn đường sáng. Chỉ cần một viên dẫn đường đi đúng hướng là các viên khác theo sau. Nó bắn lên sáng rực”.

Máy bay hạ độ cao xuống 300m, đến 250m thì bắt đầu thả, đúng trong thành. Địa điểm thả hàng là những ám hiệu được đánh dấu bởi những đống lửa đốt theo ký hiệu đã hiệp đồng trước: có khi là ba đống lửa chéo chân kiềng, có lúc trong cạnh một đống lửa là một dải vải trắng, có khi là hai miếng vải trắng nối hai cạnh lại.

Đại tá Kiệt nhớ lại: “Khi vào địa điểm thả hàng, người ở dưới hướng dẫn đường đi lắt léo lắm: vào cạnh 4, sang cạnh 2, về cạnh 3, sang nửa cạnh 1 rồi vào trung tâm là hai đống lửa nhưng phải có miếng vải trắng chữ T thì mới vào thả. Người ta tính toán chi li như thế mới thả trúng được. Đi có cạnh chứ không phải đi thẳng vào là thả được ngay đâu. Mấy anh lính dù chúng tôi đeo dây cáp bảo vệ với một dù chính, lỡ bị gió cuốn ra thì máy cáp tự động bật dù. Lúc đầu chúng tôi thả ở đồi Vọng Cảnh, rồi cầu Tràng Tiền, đi vào ngã tư Huế thì lộ. Hàng thả xuống bị địch lấy nên liều thả ngay ngã tư Huế. Mình xác định thả được thì tốt, không thì mất. Vậy mà lại trúng”.

Khi thả gạo, thức ăn, có lúc máy bay phải hạ độ cao xuống cách nóc nhà chỉ 30-40m. “Tổ bay dũng cảm chứ bay thấp như thế nguy hiểm lắm, sơ suất là chết, đụng nhà, đụng trụ ăngten như chơi. Trên sơ đồ thì có nhưng khi bay trên trời tránh đâu có dễ. Hồi đó chúng tôi còn khỏe, với lại nghĩ đến anh em đồng đội mình đang đói lả, kiệt sức nên ai cũng có sức mạnh dẻo dai kỳ lạ lắm, cứ thế ra sức đạp. Bay xa, xăng chở phải nhiều nên mỗi lần đi chỉ chở được hơn 1 tấn hàng. Cực rứa nhưng vẫn phải đi, không để anh em chết đói trong thành Huế được” - ông Kiệt ngậm ngùi nói.


Các tổ bay thay nhau, cứ tối nay đi xong về nghỉ đến tổ khác đi. “Đi thẳng thì không còn ai trở về được, phải đi tắt, đi cạnh chéo, vòng vèo - ông Kiệt khẽ thở dài khi nhớ lại những chuyến bay mà lằn ranh giữa sống và chết quá mong manh ấy - vào trong đó chỉ hơn 1 giờ chứ không thể chịu đựng nhiều hơn được. Nó bắn hai bên sườn máy bay đỏ lừ.

Lúc ấy Liên Xô đã cải tiến bạt amen trùm thân và cánh máy bay. Đạn bắn vào chỉ xuyên thủng chứ không cháy, giống như một lớp áo giáp bảo vệ máy bay. Thả xong quay ra về đến nhà là 2g sáng. Tuy chỉ đi được mấy chuyến nhưng sau này anh em các đơn vị ở nội thành Huế nói nhờ có gạo, lương thực và vũ khí tiếp tế mới trụ lại được và rút ra được”.

+++ ----- +++

Ghi chú của Baoleo:

+++Chi tiết thả dù đêm 07/02/1968 này, cụ Kiệt kể không đúng với cụ Trần Hữu Thọ, là Phi công dẫn đường trên không của IL-14, cũng bay trong đêm 07/02/1968 đó. Mời Các cụ xem trong bài:

- Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của phi công máy bay IL-14.

Sẽ được bốt ở phần sau.

+++Mặt khác, công tác đảm bảo hậu cần cho người lính khi đó, có rất nhiều bất cập.

Trên thực tế, 'trên' chỉ chuẩn bị cho mỗi người lính, bình quân là 1,5 cơ số đạn và 2 ngày lương thực. Vậy nên, ngay ở Huế, quân ta cạn kiệt về đạn dược và lương thực. Đến mức mà Cụ Phiêu – nguyên Tổng bí thư, trong hồi ức chính sử, đã kể rằng:

-‘Toàn trung đoàn của cụ Phiêu, khi rút ra khỏi Huế, chỉ có duy nhất 1 nửa lon sữa bò đựng muối ăn. Đây là thực phẩm cao cấp nhất, do đích thân cụ Phiêu quản lý, chỉ những ai sắp chết mới được ‘ban’ cho 1 hạt muối’.

Chính vì những lý do trên, nên Bộ Tư lệnh Không quân đã phải cho IL-14 bay vào Huế để thả dù hàng và ném bom.


++++ Hình minh hoạ:

Tổ bay của liệt sĩ Trần Quang Thái chụp ảnh tại sân bay Gia Lâm ngày 7-2-1968 trước khi bay vào Huế.



n1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)

(11): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.


Tút 2: Nhớ về những lính dù hy sinh:


1/ Ký ức:

Mạch nối về miền ký ức của 45 năm trước chợt đứt đoạn. Người cựu binh dù lặng đi, cố nén ngăn không cho dòng nước mắt tràn ra. Ông nghẹn ngào kể:

-“Tôi mới đi được một chuyến đó. Lẽ ra chuyến tiếp theo tôi đi nhưng anh Toản (thượng úy Nguyễn Ngọc Toản - chính trị viên trưởng) lôi tôi ra một góc, cứ tha thiết: cậu đi mấy chuyến về mệt rồi, nghỉ ngơi đi để tôi đi lần này. Anh ấy nói mãi tôi mới xuôi. Chuyến đó anh Lưu đi cùng anh Toản. Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau”.

Biết tin đồng đội đã hi sinh nhưng các chiến sĩ, sĩ quan dù và tổ bay ngày ấy vẫn lên trời làm nhiệm vụ ngay sau đó.

Mỗi lần đi là một biên đội vài ba chiếc. Người cựu chiến binh lại bỗng rơi nước mắt bảo:

-“Tất cả những người được lệnh đi những chuyến bay đó, hành lý tư trang đơn vị đã quản lý hết. Biết trước là sẽ hi sinh nhưng nhiệm vụ với người lính chúng tôi là trên hết. Nhiều lúc nằm tôi cứ tưởng tượng lại cái cảnh Thái và đồng đội đứng trên cửa vẫy tay lúc lên máy bay. Lúc đó chúng tôi cũng đã mang sẵn dù, đợi xuất phát. Không hiểu sao nhìn cảnh mọi người vẫy tay chào, tôi đã nghĩ: kiểu này chắc chỉ còn tâm hồn ở lại với quê hương thôi chứ thân xác không còn nữa rồi... Họ đã hoàn thành nhiệm vụ và khi quay trở về thì trúng đạn. Rất nhiều đêm nhớ lại hình ảnh đó, tôi không ngủ được vì thương đồng đội”.

Hơn 45 năm trước, đêm 7-2-1968, những người lính dù 305 khác cũng đã một đêm không ngủ...

“Chúng tôi ngồi cùng nhau nhưng không ai nói nổi câu nào. Bằng linh cảm và sự hiểu biết của mình, ai cũng nghĩ các đồng đội của mình đã hi sinh. Họ đã trúng đạn sau khi hoàn thành nhiệm vụ quay trở ra. Chúng tôi vẫn cố nghĩ, cố hi vọng có người kịp nhảy dù ra. Nhưng có ai nhảy ra được hay không... Chiến tranh cái gì cũng phải nhanh. Hi sinh, mất mát và nỗi đau đến cũng rất nhanh, đột ngột” - đại tá Dương Tuấn Kiệt xúc động nói

2/ Những người đồng đội:


(Ghi chú của Baoleo:

Có tất cả 12 lính dù hy sinh, nhưng cụ Kiệt chỉ còn nhớ được tên của 7 người)


Những ngày tháng 2 năm 1968 ấy, ký ức về bảy người bạn, bảy người đồng chí cứ hiện về đầy ắp trong tâm khảm mỗi người ở lại.

Cụ Kiệt kể:

“Đứa nào cũng có một tên gọi tếu táo ngoài cái tên cúng cơm. Chúng tôi hay gọi Thái (thượng sĩ Trần Quang Thái, người Bắc Giang) là “xe ba gác” vì Thái cao to lắm.

Còn Ngạc (chuẩn úy Đinh Tiến Ngạc, quê Ninh Bình) hay bị trêu là “Ngạc tư đỉa lấy Phương còng” (con ông thiếu tá công an) vì mỗi lần đi tán cô Phương nó ngồi dai lắm, ngồi dai như đỉa.

Huy (chuẩn úy Phạm Quang Huy, quê Quảng Ninh) chậm nhưng lì lợm ít ai có, không bao giờ sợ cái gì. Việc nào khó mấy cũng làm. Huy cũng đi thi đấu nhảy dù ở Tiệp năm 1962 với Ngạc. Huy có người yêu rồi, chuẩn bị cưới đấy chứ.

Thịnh (thượng sĩ Châu Hùng Thịnh, quê Bắc Giang) có một cái đài đóng trong thùng gỗ. Anh này cẩn thận lắm. Mà cũng tại vì sợ anh em nghịch. Đơn vị dù chúng tôi nghịch không tưởng tượng được chứ không phải nghịch vừa. Mấy thằng cứ mon men đến miệng thì bảo ông Thịnh mở cái này, cái kia nghe nhưng tay chân đã vặn vẹo loạn xạ, Thịnh cẩn thận, sợ hỏng không cho mở. Anh em nghịch, đem giấu đi trêu. Tiền lương góp mãi mới mua được cái đài mà thằng nào cũng mang đi nghịch, nó tức quá, đóng vô thùng gỗ.

Còn thằng Lưu (chuẩn úy Lê Văn Lưu, người Hưng Yên) là “Tây ăn cám lợn” vì cứ tối đến ăn cơm xong nó nằm ngủ ngay. Chúng tôi vác cả cuốc chim, xẻng, biđông để đầu giường phủ màn lên, nó đi sinh hoạt về chửi um lên: chúng mày nghịch quá thể. Thằng Thái thì mang cả xe ba gác của anh nuôi úp lên đầu giường.

Tôi (cụ Kiệt) bị gọi là “tò he” vì nhỏ con nhất. Chúng nó còn lấy hai con tò he cắm đầu giường.

Chúng tôi ông nào cũng nghịch, cũng hay nói. Cãi nhau thì không tưởng tượng được.

Ông Kiệt nhớ tiếp về các đồng đội hy sinh:

-Anh Lưu là người mai mối vợ cho tôi. Bà nhà tôi là bạn thân trong xóm của anh Lưu. Về quê chơi, ảnh giới thiệu cho tôi bà vợ bây giờ.

Tên khai sinh của Lưu là Phạm Văn Choản, sinh năm 1937. Anh ấy người Việt Nam nhưng không biết ở đâu lại xuất hiện bộ râu quai nón. Ông Phạm Văn Chởi - cha ảnh, có người bạn ở Hà Nội tên Lưu Văn Hồng, không có con. Có lần cụ Chởi nói vui: tui có hai thằng con, anh đồng ý thì tui cho một đứa làm con nuôi. Anh em nói chuyện chơi vui vậy thôi, ai dè ổng xin nuôi một đứa thiệt. Khi khai đi bộ đội, ảnh khai Lê Văn Lưu. Lạ cái là Lưu rất giống cha nuôi ở khuôn mặt, bộ râu.

Lưu người Việt Nam nhưng mũi cao, râu xồm. Coi tướng tá dữ dằn vậy chớ ảnh hiền lắm, rất năng động, nhanh nhẹn. Khi có chỉ thị tối nay bay, ảnh ra ngoài Gia Lâm mua bộ quần áo cho đứa con mới sinh, đưa lại cho tôi bảo: nếu tao không về thì mày gửi cho con tao. Hết chiến dịch đó tôi mới về gặp vợ con Lưu được.

-Thương nhất là Đinh Tiến Ngạc. Ngạc nhảy dù xuất sắc. Nó thi nhảy dù ở Tiệp Khắc có một môn đứng thứ ba sau Liên Xô và Tiệp. Ngạc đẹp trai lắm. Hồi huấn luyện ở sân bay Chũ (Bắc Giang), nó đi đến đâu con gái theo tới đó. Tụi tôi phải theo kèm miết đó chớ. Trước khi lên máy bay, Ngạc đã gửi giấy mời cưới. Một tuần nữa là cưới, đã mua một số tặng phẩm. Mà đồ đạc ngày ấy có gì đáng giá như bây giờ đâu. Sau tui cũng đem về tận gia đình.

-Tội nhất là về nhà Thái. Biết bố Thái đã hi sinh, nhà chỉ còn một mẹ già, một em gái, tôi cứ ngần ngừ không dám vô nhà vì sợ gia đình không chịu nổi... Nhưng khi tôi gặp cô Mây - em gái Thái - cô ấy mạnh mẽ lắm, bảo: anh yên chí, dân ở đây dũng cảm lắm. Nói vậy tôi mới dám vô nhà... Thái rất ý chí, rất thông minh và sức khỏe rất tốt. Thái mê bầu trời lắm. Trên đã định đưa cậu ấy đi đào tạo phi công phản lực đấy chứ... Không ngờ cậu ấy...”.

++++ Hình minh hoạ

Đại tá Dương Tuấn Kiệt nghẹn ngào khi kể về chuyến bay định mệnh.

n2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)

(11): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.


Tút 3: Câu chuyện về Liệt sỹ-thượng sỹ Trần Quang Thái, quê ở Bắc Giang:


Gần 60 năm trôi qua kể từ lá thư cuối cùng nhận được từ người anh trai (cuối năm 1967), bà Trần Thị Mây - người em duy nhất của liệt sĩ Thái - vẫn còn giữ tất cả những lá thư anh Thái gửi về nhà. Trong đó có lá thư gửi cho mẹ, trước giờ bay thả dù cảm tử:

-Có thể cho con xa mẹ được không?

“Chiến tranh là tàn khốc. Chiến tranh là đau thương nhưng con ra đi bảo vệ chiến tranh chân chính thì dẫu rằng những đôi cánh hùng vĩ nó có đưa con tới nơi thử lửa, mà có xảy ra biến cố nào đó thì mẹ cứ vui lòng để con đi nếu như con được đi, thưa mẹ... Những điều này con thưa chuyện với mẹ không phải phút chốc mà viết lên được mà phải trải qua bao đêm thao thức, đấu tranh tư tưởng với cuộc đời mà con đã nhất trí viết lên”.

“Một ngày mai kia hay sắp tới đây, đất nước khói lửa, chiến tranh, con phải ra đi làm nhiệm vụ trên đôi cánh hùng vĩ, nó đưa con tới những nơi thử lửa. Lúc ấy, mẹ và em nghĩ gì về con, có thể cho con xa mẹ và em được không?...”.

Anh Thái viết cho em gái từ những ngày mới nhập ngũ, giáo dục lớp trẻ về lý tưởng, về trách nhiệm với Tổ quốc. Anh viết cho cả hàng xóm nhờ giúp đỡ mẹ và em ở nhà.

Người lính ấy ra đi vẫn không nguôi nỗi đau đáu lo cho mẹ và em ở trong căn nhà rách vách nát, nội ngoại không có ai ở gần giúp đỡ.

Bà Mây kể:

-Mẹ tôi can trường lắm. Khi anh tôi là con trai độc nhất nhập ngũ, mẹ không khóc mà dặn anh ấy phải phát huy truyền thống gia đình, noi gương cha hi sinh vì Tổ quốc.

Anh Thái sinh đúng vào năm xảy ra nạn đói lịch sử 1945. Anh hi sinh lúc mới 23 tuổi. Bố là liệt sĩ Trần Năng Đoán, hi sinh năm 1954 trong đợt mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy anh Thái chưa tròn 9 tuổi...

-Khi huấn luyện ở Bắc Giang, dù là ngay tại quê hương mình, mỗi năm anh Thái cũng chỉ về phép được 1-2 lần, mỗi lần 1-2 ngày.

Có lá thư viết về nhà, anh Thái kể chuyện học nhảy dù từ ngày 23 đến 31-8 kết thúc, được bầu là chiến sĩ 19-8 và mùng 2-9: là một trong những chiến sĩ can đảm và dũng cảm nhất về đợt nhảy dù để lấy thành tích chào mừng hai ngày lễ đó.

Anh Thái mê nhảy dù, mê bầu trời lắm. Anh ấy đi bộ đội lúc tôi (bà Mai) mới 13 tuổi. Năm anh hi sinh, mẹ tôi 58 tuổi. Bão đổ nhà, tí nữa thì cụ chết, nhờ đi bán hàng nên mới thoát. Đến cuối năm mẹ tôi mới biết vì tôi giấu, không dám nói cho mẹ biết. Đêm nào mẹ cũng khóc sưng mắt nhưng chỉ khóc ở cơ quan chứ về nhà thì không dám. Tôi nhờ người khác viết thư giả anh Thái vẫn gửi cho mẹ. Mẹ không biết chữ, mắt mờ nên nhờ người khác đọc” - bà Mây kể, đôi mắt nhòa ướt...

Rồi bà nói, như nói cho chính mình: “Ngày ấy nhà tôi dột nát, nhà tranh vách lá, anh Thái lại đi biền biệt nên cứ chần chừ chưa chịu lấy vợ. Hai người yêu nhau lâu lắm, từ hồi mới 15, 16 tuổi. Tết năm 1968 anh Thái được đơn vị cho về ba hôm. 30 tết về, người yêu rủ ở lại đến mồng 4 nhưng anh bảo nhiệm vụ phải đi ngay. Trưa ăn cơm sáng xong mồng 2, anh Thái đi ngay. Tôi mượn xe đạp, đi còn chưa thạo. Đi một đoạn anh còn dắt xe cho em tập. Hôm đó trời mưa mà đường ngày đó có như bây giờ đâu. Đi xuống ngã ba chia tay nhau thì anh ấy xuống Bắc Giang đón xe về đơn vị. Anh Thái hi sinh, chị ấy cứ mong biết đâu anh Thái nhảy dù ra được, vướng vào đâu đó chứ chưa mất... Chị ấy đợi anh ấy mãi đến sau hòa bình, năm 1976 mới lấy chồng”.

++++HÌNH ẢNH MINH HỌA

Liệt sĩ Trần Quang Thái.

n3.jpg


Những dòng thư đầy cảm xúc của người lính dù Trần Quang Thái - trước khi bước vào phi vụ cảm tử.

n4.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)


(12): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của của phi công máy bay IL-14.


Tút 1: Tổng quan


1/ Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, quân ta đã sử dụng máy bay vận tải IL-14, bay vào chiến trường miền Nam, cụ thể là mặt trận Huế, để làm 2 nhiệm vụ riêng biệt. Đó là:

- để thả dù hàng tiếp tế, và

- làm nhiệu vụ của ‘oanh tạc cơ’. Tức là ném bom và thả đạn cối.

2/ Chiến dịch sử dụng IL-14 bắt đầu từ ngày 07/02/1968, và kết thúc vào ngày 12/02/1968.

Tổng cộng có 4 đợt xuất kích.

Trong đó, Ngày 07/02/1968 là ngày xuất kích với số lượng máy bay lớn nhất, gồm 6 chiếc IL-14 rời sân bay Gia Lâm. Trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, 3 chiếc còn lại, mang hàng để thả dù tiếp tế cho chiến trường.

3/ Chỉ một tuần ngắn ngủi tháng 2/1968, lực lượng bay của Đại đội IL-14 bị thiệt hại nghiêm trọng.

- 4 máy bay IL-14 bị mất tích (rơi).

- 20 đồng chí phi công của 4 tổ bay đã anh dũng hy sinh và biết đầy đủ tên tuổi.

-6 hoặc 12 lính nhẩy dù của Lữ đoàn nhẩy dù 305 hy sinh.

+++ Chú thích của Baoleo

(6 lính nhẩy dù hy sinh là theo trí nhớ của bác Thọ - là phi công của IL-14 trong chiến dịch ấy. Bác Thọ nhớ theo kế hoạch điều động nhân lực ban đầu là:

-Mỗi máy bay IL-14 bay thả dù sẽ kèm theo 2 lính dù. Lính dù làm nhiềm vụ thả ‘dù hàng’ bằng tay qua cửa máy bay. Có 3 máy bay thả dù hàng IL-14 bị mất tích, vậy nên theo bác Thọ, thì số lính dù hy sinh là = 2 lính dù x 3 máy bay = 6 lính dù hy sinh.

-Còn theo tài liệu của Baoleo, thì số lượng thả dù hàng nhiều, thời gian bay trên không phận bãi thả dù rất ngắn, nên thực tế là ‘trên’ đã điều động 4 lính dù cho mỗi máy bay thả dù.

Vậy số lính dù hy sinh là = 3 máy bay thả dù hàng x 4 lính dù/1 máy bay =12 lính dù hy sinh)

->Trong số lính nhẩy dù này, Chỉ có biết tên một người là liệt sĩ Trần Văn Thái trong tổ bay của phi công Phạm Kế. Còn 11 lính nhẩy dù khác, không ai biết tên.

Lý do là: các chiến sĩ nhảy dù thuộc Lữ đoàn 305 tham gia chiến dịch ngày ấy, là đơn vị phối thuộc- không nằm trong quân số của Đoàn bay 919, nên Không quân không quản lý danh sách. Tên của các anh hiện nay cũng không có trong hồ sơ cơ quan chính sách Đoàn 919. Lữ đoàn 305 nhẩy dù thì đã giải tán, vậy nên các liệt sĩ của Lữ đoàn 305 hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân, bây giờ trở thành vô danh.
+++


4/ Đó là những chuyến bay chiến đấu chi viện chiến trường miền Nam đầu tiên và cuối cùng của Đại đội IL-14, cũng như của dòng máy bay vận tải IL-14 trong quân đội ta.


5/ Tài liệu về chiến dịch này không có từ phía đối phương.

Tài liệu chỉ duy nhất có từ phía quân ta. Tuy nhiên sử của Lữ đoàn không quân vận tải 919 - ghi rất đại khái.

Tài liệu khả tín nhất, theo nghiên cứu của Baoleo, là hồi ức sau khi chiến tranh kết thúc của bác ‘Phi công dẫn đường Trần Hữu Thọ’. Bác Thọ là phi công của một trong các tổ bay IL-14, tham gia chiến dịch nói trên.

Bác Thọ viết hồi ức sau khi đã về hưu, lúc này chả còn e dè gì nữa, nên nói thẳng các chi tiết của câu chuyện.

6/ Bài viết này, chủ yếu dựa trên hồi ức của bác Thọ, và có bổ xung thêm các thông tin khác, do Baoleo tìm kiếm.

Các phần tiếp sau, sẽ là nội dung câu chuyện.

+++ Hình minh hoạ

Tổ bay của phi công Phạm Kế trước giờ xuất kích và hy sinh.

190695972_5828853897154704_8926100964723485001_n.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)


(12): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của của phi công máy bay IL-14.

Tút 2: Lục lương không quân tham gia chiến dịch


1/ Giới thiệu về máy bay IL-14 và đại đội máy bay IL-14.

Máy bay IL-14 là loại máy bay vận tải 2 động cơ cánh quạt, vận tốc tối đa 380 km/giờ, hoạt động trong vòng bán kính 700km, do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam vào những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60.

Đến cuối năm 1967, Trung đoàn 919 chỉ có 1 Đại đội IL-14 - do anh Nguyễn Văn Bang làm Đại đội trưởng, gồm 14 chiếc, trừ 1 chiếc dùng làm chuyên cơ, số còn lại được cải tiến để phục vụ tác chiến, từ một chức năng vận tải thành hai chức năng: vận tải - ném bom.

Các đồng chí trong Ban Kỹ thuật trung đoàn, trong đó có anh Nguyễn Tường Long, Anh hùng LLVTND, bấy giờ là Tổ trưởng Cơ khí, đã lắp thêm 2 giá treo bom dưới thân, cánh máy bay, cải tiến 2 mấu giá cũ, tổng cộng được 4 giá để có thể treo 4 quả bom loại 100kg hoặc 2 quả loại 250 kg.

Sàn máy bay được khoét thủng, lắp 27 ống chứa đạn cối. Khoang hành khách được thiết kế thêm một khung giá gắn 50 ống chứa 50 quả đạn cối 120mm, được đẩy trên hai gờ chạy dọc sàn máy bay như đẩy xe goòng.

Thả cối bằng cách rút chốt hãm, kéo dây cáp làm cho khung chứa đạn bị lệch trọng tâm nghiêng ra ngoài hất đạn cối xuống.

Cách thả dù cũng được thực hiện rất thủ công là đẩy và đạp dù ra khỏi cửa. Đến trước ngày mở chiến dịch, ta mới cải tiến xong 3 chiếc để làm nhiệm vụ ném bom.

2/ Lực lượng máy bay IL-14 tham gia chiến dịch:

Tham gia chiến dịch này, ngoài quân số chủ yếu của Đại đội IL-14, còn bổ sung một số đồng chí nguyên là phi công IL-14, đã chuyển đơn vị khác. Đại đội chọn ra 6 tổ lái, mỗi tổ có 5 người gồm: lái chính (LC), lái phụ (LP), dẫn đường (DĐ), cơ giới (CG), thông tin (TT).

Vì đây là những chuyến bay rất nguy hiểm nên quân số trên máy bay được hạn chế tối đa. Tổ lái phải kiêm nhiệm thêm việc thả bom, thả đạn cối.

Riêng các tổ bay tiếp tế, do khối lượng thả dù quá nhiều nên buộc phải tăng cường mỗi tổ 2 (4) đồng chí của đơn vị dù – Lữ đoàn nhẩy dù 305.

Các tổ lái được chia làm 2 tốp với hai nhiệm vụ khác nhau. Một tốp có nhiệm vụ thả dù hàng tiếp tế, một tốp khác làm nhiệm vụ ném bom tiêu diệt địch.


2.1/ Tốp ném bom: gồm 3 tổ (5 đồng đội/ tổ):

1. Nguyễn Văn Bang (Đại đội trưởng, lái chính), Lê Văn An (lái phụ), Hồ Văn Tiếp (dẫn đường), Lê Hữu Đắc (cơ giới), Trần Văn Tụ (thông tin).

2. Phạm Thanh Ba (LC), Ngô Văn Luyến (LP), Bùi Đình Vận (Chủ nhiệm DĐ Đại đội DĐ), Lưu Văn Tuyên (CG), Nguyễn Văn Công (TT).

3. Hoàng Liên (Đại đội phó, LC), Đinh Chí Linh (LP), Đào Nam Trường (DĐ), Lê Ngọc Chuyền (CG), Đỗ Xuân Khương (TT).



2.2/ Tốp thả dù: cũng có 3 tổ lái, (5 phi công +2 (4) lính nhẩy dù =7 (9) người), gồm có:

1. Hoàng Ngọc Trung (Tiểu đoàn trưởng - LC), Nguyễn Văn Sửu (LP), Nguyễn Văn Kính (Chủ nhiệm DĐ Tiểu đoàn - DĐ), Nguyễn Bình Sưn (CG), Quý (TT) và thêm 2 (4) đồng chí đơn vị dù.

2. Võ Minh Chung (LC), Vũ Đức Sầm (là LC nhưng tăng cường thêm, làm lái phụ), Trần Hữu Thọ (DĐ - tác giả hồi ức), Phạm Đình Phú (CG), Ma Văn Thường (TT) và 2 (4) đồng chí dù.

3. Phan Kế (LC), Nguyễn Văn Mẫn (LP), Ngô Phượng Châu (DĐ), Nguyễn Minh (CG), Nguyễn Văn Tê (TT) và 2 (4) đồng chí đơn vị dù.


3/ Mục tiêu của máy bay IL-14:

Mục tiêu thả dù là thung lũng Tam Giang thuộc vùng núi Phước Tích, phía tây Huế, có 2 con suối nhỏ chắn hai đầu làm giới hạn.

Mục tiêu ném bom là đồn Mang Cá.

Thời điểm cất cánh tối ưu là 15 - 16 giờ để vào đến mục tiêu lúc 17 - 18 giờ. Sau khi cất cánh, phải tự tính toán để sao cho có thể đủ nhiên liệu bay trở về.

+++++ Hình minh hoạ

Một tổ bay IL-14 ăn cơm dưới cánh bay, chờ giờ lên đường bay vào mặt trận.


191631788_5828853920488035_7204616968560527782_n.jpg
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
725
Động cơ
145,419 Mã lực
Tuổi
45
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)

(11): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.


Tút 3: Câu chuyện về Liệt sỹ-thượng sỹ Trần Quang Thái, quê ở Bắc Giang:


Gần 60 năm trôi qua kể từ lá thư cuối cùng nhận được từ người anh trai (cuối năm 1967), bà Trần Thị Mây - người em duy nhất của liệt sĩ Thái - vẫn còn giữ tất cả những lá thư anh Thái gửi về nhà. Trong đó có lá thư gửi cho mẹ, trước giờ bay thả dù cảm tử:

-Có thể cho con xa mẹ được không?

“Chiến tranh là tàn khốc. Chiến tranh là đau thương nhưng con ra đi bảo vệ chiến tranh chân chính thì dẫu rằng những đôi cánh hùng vĩ nó có đưa con tới nơi thử lửa, mà có xảy ra biến cố nào đó thì mẹ cứ vui lòng để con đi nếu như con được đi, thưa mẹ... Những điều này con thưa chuyện với mẹ không phải phút chốc mà viết lên được mà phải trải qua bao đêm thao thức, đấu tranh tư tưởng với cuộc đời mà con đã nhất trí viết lên”.

“Một ngày mai kia hay sắp tới đây, đất nước khói lửa, chiến tranh, con phải ra đi làm nhiệm vụ trên đôi cánh hùng vĩ, nó đưa con tới những nơi thử lửa. Lúc ấy, mẹ và em nghĩ gì về con, có thể cho con xa mẹ và em được không?...”.

Anh Thái viết cho em gái từ những ngày mới nhập ngũ, giáo dục lớp trẻ về lý tưởng, về trách nhiệm với Tổ quốc. Anh viết cho cả hàng xóm nhờ giúp đỡ mẹ và em ở nhà.

Người lính ấy ra đi vẫn không nguôi nỗi đau đáu lo cho mẹ và em ở trong căn nhà rách vách nát, nội ngoại không có ai ở gần giúp đỡ.

Bà Mây kể:

-Mẹ tôi can trường lắm. Khi anh tôi là con trai độc nhất nhập ngũ, mẹ không khóc mà dặn anh ấy phải phát huy truyền thống gia đình, noi gương cha hi sinh vì Tổ quốc.

Anh Thái sinh đúng vào năm xảy ra nạn đói lịch sử 1945. Anh hi sinh lúc mới 23 tuổi. Bố là liệt sĩ Trần Năng Đoán, hi sinh năm 1954 trong đợt mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy anh Thái chưa tròn 9 tuổi...

-Khi huấn luyện ở Bắc Giang, dù là ngay tại quê hương mình, mỗi năm anh Thái cũng chỉ về phép được 1-2 lần, mỗi lần 1-2 ngày.

Có lá thư viết về nhà, anh Thái kể chuyện học nhảy dù từ ngày 23 đến 31-8 kết thúc, được bầu là chiến sĩ 19-8 và mùng 2-9: là một trong những chiến sĩ can đảm và dũng cảm nhất về đợt nhảy dù để lấy thành tích chào mừng hai ngày lễ đó.

Anh Thái mê nhảy dù, mê bầu trời lắm. Anh ấy đi bộ đội lúc tôi (bà Mai) mới 13 tuổi. Năm anh hi sinh, mẹ tôi 58 tuổi. Bão đổ nhà, tí nữa thì cụ chết, nhờ đi bán hàng nên mới thoát. Đến cuối năm mẹ tôi mới biết vì tôi giấu, không dám nói cho mẹ biết. Đêm nào mẹ cũng khóc sưng mắt nhưng chỉ khóc ở cơ quan chứ về nhà thì không dám. Tôi nhờ người khác viết thư giả anh Thái vẫn gửi cho mẹ. Mẹ không biết chữ, mắt mờ nên nhờ người khác đọc” - bà Mây kể, đôi mắt nhòa ướt...

Rồi bà nói, như nói cho chính mình: “Ngày ấy nhà tôi dột nát, nhà tranh vách lá, anh Thái lại đi biền biệt nên cứ chần chừ chưa chịu lấy vợ. Hai người yêu nhau lâu lắm, từ hồi mới 15, 16 tuổi. Tết năm 1968 anh Thái được đơn vị cho về ba hôm. 30 tết về, người yêu rủ ở lại đến mồng 4 nhưng anh bảo nhiệm vụ phải đi ngay. Trưa ăn cơm sáng xong mồng 2, anh Thái đi ngay. Tôi mượn xe đạp, đi còn chưa thạo. Đi một đoạn anh còn dắt xe cho em tập. Hôm đó trời mưa mà đường ngày đó có như bây giờ đâu. Đi xuống ngã ba chia tay nhau thì anh ấy xuống Bắc Giang đón xe về đơn vị. Anh Thái hi sinh, chị ấy cứ mong biết đâu anh Thái nhảy dù ra được, vướng vào đâu đó chứ chưa mất... Chị ấy đợi anh ấy mãi đến sau hòa bình, năm 1976 mới lấy chồng”.

++++HÌNH ẢNH MINH HỌA

Liệt sĩ Trần Quang Thái.

n3.jpg


Những dòng thư đầy cảm xúc của người lính dù Trần Quang Thái - trước khi bước vào phi vụ cảm tử.

n4.jpg
Đọc mà thương các bác, các chú quá!
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
543
Động cơ
43,126 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Cuộc diễn tập năm 1961, bài giảng ở cấp sỹ quan phân đội trở lên, đều được nghe giảng lại :D
Tất nhiên, ở cấp càng cao, thì càng được nghe giảng kỹ :D

Còng chuyện hóng, thì ở thời nào, chế độ nào, dân ta vẫn thế.
Đảo chính Ngô Đình Diệm, bắn nhao ùng oàng, dân vẫn ra hóng xem.
Ngày nay, công an bắt cướp, có cầm súng lăm lăm, dân vẫn đứng hò reo cổ vũ.
Kinh lắm :D
Nếu thời nay mà gặp quả này chắc khối ông rơi sao rơi gạch anh nhỉ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)
(12): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của của phi công máy bay IL-14.



Tút 3: Xuất kích


(Bắt đầu từ đây, danh xưng ‘TÔI’ là danh xưng của bác Thọ).

---- ---- ---

1/ Đợt 1, đêm 7/2/1968.

Khoảng 15 giờ ngày 6/2/1968, chúng tôi đưa máy bay từ Tường Vân (Trung Quốc) về hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm rồi vào thẳng nhà ga nhận lệnh chiến đấu. Nhưng thời tiết càng về chiều càng tồi tệ, máy bay không thể cất cánh.

Đến 16 giờ ngày 7/2, có lẽ do yêu cầu khẩn cấp của chiến trường, nên mặc dù thời tiết rất xấu, các tổ bay vẫn được lệnh xuất kích. Đồng chí Phan Khắc Hy thay mặt Quân chủng xuống động viên và tiễn chúng tôi ra tận máy bay.

Tôi nhớ như in hình ảnh anh Bang - Đại đội trưởng, sôi nổi đi trước tôi mấy bước. Thấy tay tôi đút túi quần, anh hỏi: “Có lạnh không? Lấy khăn dù của tớ quấn cổ cho ấm!”. Tôi từ chối vì thực sự không lạnh. Giá như vào lúc ấy, tôi nhận tấm khăn dù của anh Bang trao thì bây giờ tôi vẫn còn giữ được hơi ấm của người Đại đội trưởng quý mến, giản dị, chân tình, vô cùng thương yêu chiến sĩ của mình.

Đêm đó cả 6 tổ đều xuất kích.

Tốp đầu 3 chiếc bay vào ném bom đồn Mang Cá (Huế).

Sau đó 10 phút, tốp thứ hai cũng gồm 3 chiếc cất cánh bay vào Phước Tích thả dù tiếp viện vũ khí, chất nổ.

Mỗi tốp bay theo đội hình hàng dọc, mỗi chiếc cách nhau 5 phút để dễ dàng cơ động và hỗ trợ nhau.

Vì thời tiết quá xấu, lại liên tục phải tránh máy bay địch và các loại hỏa lực của địch bắn lên từ mặt đất nên sau khi tiếp nhận mục tiêu, không thể xác định được vị trí chuẩn.

- Tổ anh Trung thả hàng lệch mục tiêu 20 km,

-Tổ anh Hoàng Liên bị trúng đạn, cạn xăng phải hạ cánh khẩn cấp xuống Thọ Xuân, Thanh Hóa;
--- ---- ----

(Ghi chú của Baoleo:

Khi đó, máy bay của anh Hoàng Liên còn nguyên bom đạn trong máy bay do chưa kịp ném. Vì vậy, khi hạ cánh bắt buộc xuống Thọ Xuân, thì từ phi công trên máy bay – cho đến nhân viên phục vụ mặt đất = = >> đều són đái ra quần. Vì như vậy là vi phạm nguyên tắc an toàn bay ở mức độ cao nhất. May mà nhờ ơn các cái, nên máy bay đã không nổ tung).

--- ---- ----
-Các tổ khác trở về an toàn;

-Riêng tổ anh Kế, Mẫn, Châu, Minh, Tê lâm nạn, và đã ra đi mãi mãi.

Trận đầu chưa giành thắng lợi, lại bị tổn thất một tổ bay, nhưng không ai tỏ ra nao núng.

Xuất phát từ thực tế của chuyến bay đêm 7/2 và ý kiến của anh em, anh Bang đề nghị từ trận thứ hai, khi vào đến Huế, nếu không thấy mục tiêu chính là đồn Mang Cá thì căn cứ vào tình huống tại chỗ, xin cho phép oanh tạc hai mục tiêu phụ: căn cứ Tà Cơn và cảng Cửa Việt.

2/ Đợt thứ 2, đêm 8/2/1968.

Xuất kích 4 tổ bay vì máy bay tổ anh Hoàng Liên đang sửa chữa.

Riêng tổ anh Võ Minh Chung, là tổ mà tôi đã cùng bay đêm 7/2 thì anh Nguyễn Văn Nùng thay anh Sầm làm lái phụ, còn về phần mình, mặc dù lúc đó bị cảm nhẹ, tôi vẫn xin anh Bang được tiếp tục tham gia vì ít nhiều đã quen cách bay, nhưng anh nói: “Để cậu Hồi bay thay. Thọ giữ gìn sức khỏe cho tốt rồi bay tiếp. Chiến dịch còn dài, chỉ sợ thiếu lực lượng, lo gì?”.

Nhưng cũng vì thời tiết quá xấu nên các tổ bay buộc phải trở về.

3/ Đợt thứ 3, đêm 10/2/1968.

Vẫn gồm 2 tốp, 4 tổ bay giống như đêm 8/2.

Các tổ bay ra đi với tinh thần cảm tử, quyết tâm cao độ.

Vào tới khu vực tác chiến, anh em không sợ nguy hiểm, quần đảo sục sạo bằng mọi giá tìm mục tiêu. Nhưng yếu tố bất ngờ không còn, địch tăng cường hỏa lực mặt đất và khống chế trên không; đặc biệt, thời tiết quá xấu đã gây khó khăn rất lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ.

Đêm đó, tổ anh Võ Minh Chung, anh Nùng, anh Hồi, anh Phú, anh Thường đã không trở về.


4/ Đêm 12/2/1968, đợt xuất kích thứ tư và cũng là cuối cùng.

Chỉ còn xuất kích được 3 tổ, gồm:

- Tổ anh Bang, An, Tiếp, Đắc, Tụ.

- Tổ anh Ba, Luyến, Vận, Tuyên, Công.

- Tổ anh Trung, Sửu, Kính, Sen, Quý và 2 (4) đồng chí thả dù.

Nhưng trong đêm đó, chỉ có tổ anh Trung trở về, tổ của các anh Bang và anh Ba đã mãi mãi ra đi.

Chỉ một tuần ngắn ngủi tháng 2/1968, lực lượng bay của Đại đội IL-14 bị thiệt hại nghiêm trọng. 20 đồng chí của 4 tổ bay đã anh dũng hy sinh. Đó là những chuyến bay chiến đấu chi viện chiến trường miền Nam đầu tiên và cuối cùng của Đại đội IL-14.

6/ Những chiếc máy bay có thể bị rơi ở đâu?

Có thể nghĩ đến những phương án sau:

6.1/ Vùng núi Đô Lương, Nghệ An:

Ngay vào hồi đó đã có tin đồn một máy bay của ta bị bắn rơi, nhân dân nhặt được phích nước Rạng Đông và súng AK. Nếu đúng thì có thể là máy bay của tổ anh Võ Minh Chung, bị nạn đêm 10/2/1968.

6.2/ Vùng núi phía tây Huế - Quảng Trị như Lao Bảo, A Sầu, A Lưới, Phước Tích:

Khu vực này có hỏa lực bắn lên rất mạnh, hầu như tổ bay nào cũng hứng đạn.

Năm 1968, chúng tôi đã nghe đồn có máy bay ta rơi ở phía tây Huế, nhưng không ai để ý. Đến nay tin đồn đó đã được chứng minh. Tuy vậy, hai chiếc mới được phát hiện này là của tổ nào, thuộc tốp nào thì vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn.

Trong cuốn băng video “Đi tìm đồng đội” của Đoàn 919 tiến hành tháng 7/2005 thì trong chiếc máy bay bị rơi ở A Lưới, từ số hài cốt được gói và chôn trong một bọc, anh em đi tìm mộ đã chia ra làm 8 phần để tượng trưng cho 8 đồng chí, trong khi trên thực tế, mỗi tổ bay lúc đó, nếu là ném bom thì chỉ có 5 người, tiếp tế thì có 7 người.

Trong phim cho thấy những viên đạn cối được lấy ra từ xác máy bay này hình như không có hạt nổ, tức là đạn an toàn thuộc máy bay tiếp tế. Theo cảm nhận của tôi, chiếc máy bay trong cuốn băng này nhiều khả năng là của tổ anh Kế, bị nạn đêm 7/2/1968.

Nghe tin khu vực này còn một chiếc nữa nên rất mong các đồng chí có trách nhiệm cho tổ chức tìm hiểu cặn kẽ hơn để chúng ta cùng xác minh hai chiếc này thuộc tốp bay nào, từ đó có thể xác định rõ thuộc tổ bay nào.

6.3/ Vùng Cửa Việt, phá Tam Giang:

Ngay năm 1968, chúng tôi đã nghe đồn: đài địch đưa tin có MiG Bắc Việt bị rơi ngoài biển Cửa Việt, phá Tam Giang.

Nhiều người kháo nhau, máy bay ta tìm mục tiêu đánh tàu, hạm đội địch thì bị bắn rơi xuống biển.

Phải chăng với ý chí tìm bằng được kẻ địch để tiêu diệt, tốp thả bom của anh Bang hoặc anh Ba đã dũng cảm săn lùng tàu giặc tại vùng biển này và đã hy sinh vào đêm 12/2/1968? Tôi nghĩ nhiều khả năng nhất là tổ anh Bang bị nạn ở khu vực này, bởi lẽ hằng ngày, tính cách của anh Bang là trầm tĩnh nhưng mạnh mẽ. Có thể vì vậy, khi tiếp cận Mang Cá, do thời tiết quá xấu, tổ của anh đã quay ra vùng Cửa Việt tìm đánh tàu giặc và đã lâm nạn tại đây.

6.4/ Cũng không loại trừ khả năng máy bay bị đâm vào núi trên chặng bay Mường Xén - Lao Bảo, dọc theo hai bên sườn của dãy Trường Sơn.

Lâu nay, trong tôi luôn vọng về từ đâu đó tiếng gọi thiêng liêng của đồng đội. Nhất định anh em sẽ giúp chúng ta có sức mạnh, gặp may mắn, chỉ cho chúng ta nơi anh em nằm để chúng ta sớm gặp, đưa anh em về với đồng đội, với gia đình. Vấn đề ở chỗ, chúng ta phải bắt tay vào công việc càng sớm càng tốt vì lớp chúng tôi chỉ còn lại 3 người khỏe mạnh. Tôi nay cũng đã về hưu nhưng vẫn còn khỏe, xin sẵn sàng tự lo cơm gạo, khăn gói lên đường với các đồng chí. Rất mong nhận được tin tức của bạn bè xa gần về những chiếc máy bay này

7/ Danh sách những đồng chí tham gia trực tiếp Chiến dịch Mậu Thân 1968 hiện còn sống:

1. Hoàng Liên, nguyên Đại đội phó IL-14, tổ trưởng tổ bay. Đã về hưu, hiện ở tại 65/2 Phan Xích Long, Phú Nhuận, Tp.HCM.

2. Trần Hữu Thọ, dẫn đường. Đã về hưu. Hiện ở tại 25 Cửu Long, P.2, Tân Bình, Tp.HCM.

3. Nguyễn Văn Sửu. Lái phụ cho tổ anh Trung. Nay đã về hưu, già yếu. Hiện ở tại Khu TT Đoàn bay 919, Gia Lâm, HN.

4. Lê Ngọc Chuyền: Địa chỉ như trên.

5. Nguyễn Bình Sen: Địa chỉ như trên.

6. Vũ Đức Sầm. Hiện ở Hải Hưng (?)

7. Đỗ Xuân Khương. Đã chuyển công tác từ lâu, nay không rõ chỗ ở.

8. ... Quý: Đã chuyển ngành từ lâu, không liên hệ được.

Riêng các đ/c Hoàng Ngọc Trung, Đinh Chí Linh đã hy sinh trong những chuyến bay sau này.

Như vậy hiện nay 8 đồng chí còn sống.

---- ---- ---- (hết tư liệu từ bác Thọ) --------

+++Hình minh hoạ

  • Một tổ bay IL-14 trước giờ lên đường
192607002_5828853903821370_5613867441833024637_n.jpg




  • Lính dù của Lữ đoàn nhẩy dù 305, lên máy bay IL-14 trong một lần huấn luyện

191496671_5828853917154702_5540512235740814797_n.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,839
Động cơ
362,270 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)

(12): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của của phi công máy bay IL-14.


Tút 4:
Câu chuyện tìm di vật IL-14:

1/ Di vật của chiếc máy bay IL-14 mang số hiệu 506 do phi công Phạm Kế lái chính, xuất kích lúc 17 giờ ngày 7-2-1968:

Một ngày đầu tháng 6-2005, Quân chủng Không quân nhận được một bức thư đề gửi đồng chí “Tư lệnh trưởng”.

Người gửi thư là đồng chí Lại Văn Vượng ở thành phố Hải Phòng, nguyên là chiến sĩ Sư đoàn 324 - Binh đoàn Hương Giang, đã có thời gian tham gia chiến đấu ở tây Thừa Thiên-Huế

Thư cho biết:

Trong chuyến về thăm lại chiến trường xưa hồi tháng 5-2005 ở vùng A Lưới (một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên-Huế), ông đã tình cờ biết được câu chuyện về một chiếc máy bay rất có khả năng là của ta bị rơi trong khu rừng gần xă Hồng Thượng.

Theo bà con dân tộc Pa Cô kể lại: thời điểm máy bay rơi khoảng năm 1965-1966, xác những người trong tổ bay đã được một số đồng bào dân tộc thiểu số chôn cất trong khu rừng này.

Ông Vượng cũng cho biết, hiện nay tại nhà của ông Nguyễn Xuân Toàn ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới còn giữ được một số hiện vật của chiếc máy bay nói trên. Riêng mấy ngôi mộ thì mấy chục năm qua nó vẫn yên vị ở chỗ cũ.

Ông Vượng còn gửi 5 bức ảnh kèm theo lá thư để thêm căn cứ. Trong đó có bức ảnh ông Toàn đứng bên mảnh cánh máy bay.


Sau khi nhận được bức thư trên, Quân chủng đã thông báo và phối hợp cùng Đoàn bay 919 – là đơn vị chủ quản của những tổ bay mất tích năm 1968 nay thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vào A Lưới xác minh. Sau hai lần đi tiền trạm, ngày 11-7-2005, đoàn công tác đặc biệt của Quân chủng và Đoàn bay 919 đă lên đường vào Thừa Thięn-Huế tìm kiếm đưa hài cốt các liệt sĩ về đơn vị.

Những người dân trực tiếp mai táng tổ bay năm 1968 hầu hết đều đă mất. Ông Nguyễn Xuân Toàn - dân tộc Pa Cô-người chứng kiến việc chôn cất và tham gia thu gom hài cốt nay vẫn còn sống tại xã Hồng Thượng.

Theo trí nhớ của ông thì: “Lúc đó khoảng 19 giờ, tôi thấy một chiếc máy bay bay từ hướng thành phố Huế lên, một lúc sau có tiếng nổ rất lớn vang lên trong cánh rừng, sau đó những mảnh xác máy bay bắn tung tóe văng ra tận nơi gia đình tôi ở”.

Nhà ông Toàn khi đó sơ tán vào rừng, ở ngay gần nơi xảy ra sự việc. Ông cùng với một số người trong làng đã tìm đến hiện trường thấy mảnh xác máy bay văng mỗi nơi một ít, một số vũ khí như súng K54, AK và nhiều nhất là lựu đạn còn nguyên cả hòm.

Sáng hôm sau, dân làng thấy một số bộ phận cơ thể rơi rải rác chẳng biết mấy người, ruột gan và tóc mắc cả trên cây rừng, ông Toàn phải trèo lên gỡ xuống để mai táng...

Ngày 12-7, sau khi đến A Lưới, đoàn công tác đã làm việc với huyện đội A Lưới và được các đồng chí nhiệt tình giúp đỡ cử cán bộ cùng xuống xã Phú Vinh, là địa phương xảy ra vụ việc máy bay rơi hiện nay để phối hợp làm việc.

Theo kế hoạch, ngày hôm sau đoàn sẽ lên đường vào rừng tìm mộ.

Ngày 13-7, đoàn công tác đã nhờ ông Nguyễn Xuân Toàn dẫn đoàn đến vị trí chôn cất tổ bay. Đoàn cũng nhờ thêm 10 thanh niên dân tộc Pa Cô thuộc xã Phú Vinh phụ giúp việc tìm kiếm.

Đúng 7 giờ, từ đường Hồ Chí Minh đoạn thuộc xã Phú Vinh, đoàn tìm kiếm hành quân vào vị trí máy bay rơi.

Qua hai giờ trèo đèo, lội suối, băng rừng mới đến nơi và tiến hành tìm kiếm, khoảng 20 phút sau đă tìm được một bọc ni lông gói tròn nằm sâu cách mặt đất khoảng 70cm. Ông Toàn xác nhận đây chính là bọc mà ông cùng với những người dân chôn cất khi xưa. Tuy nhiên, khi mở bọc ra chỉ còn lại một số mảnh dù và đất đen, còn lại mọi thứ đã tiêu tan hết. 15 phút sau đó lại tìm thấy một bọc nữa, lần này thì trong bọc còn hai đoạn xương cánh tay. Như vậy là hài cốt toàn bộ tổ bay 8 người gom lại chỉ được bấy nhiêu. Tất cả được chia làm 8 phần và đưa các anh về đúng vào dịp 27-7.

Tại hiện trường vụ việc, gần 40 năm trôi qua, mọi thứ phần lớn đã bị xóa nhòa nhưng những gì còn lại cũng đủ để khẳng định chắc chắn đó là 1 trong 4 chiếc IL-14 bị mất tích.

Địa điểm máy bay rơi là một sườn núi cao, độ dốc lớn nên các bộ phận của máy bay cũng phân tán rất rộng: dưới khe suối là phần động cơ, đạn cối rơi.

Từ trên đỉnh xuống khe suối là các mảnh dù rơi rải rác vẫn chưa bị phân huỷ; những mảnh nhựa có chữ tiếng Nga, một quả lựu đạn chày còn sót lại; chiếc lốp máy bay thì chỉ còn lại một ít cao su sát vành sắt. Sâu dưới lòng khe là hai chiếc hố rộng hoác, vết đất còn mới. Đây là dấu vết do những người tìm phế liệu đào lấy động cơ để bán, nên còn để lại dấu vết.

Nguyễn Văn Hải, một thanh niên dân tộc Pa Cô thuộc xă Phú Vinh kể, tháng trước chính anh đă đào chiếc tuốc-bin này cùng với mấy chục quả đạn, tất cả được hơn hai tạ đi bán cho hàng đồng nát được hơn hai trăm ngàn đồng.

Theo chỉ dẫn của Hải, chúng tôi tìm đến một điểm thu mua phế liệu nằm trên địa bàn thị trấn A Lưới, quả nhiên đẵ thấy một số bộ phận của máy bay. Đồng chí Lê Xuân Đức, nguyên là học viên phi công tham gia chiến đấu năm 1968 cùng các phi công trong 4 tổ bay trước ngày họ mất tích - nhận ra một phần động cơ và bộ điều tốc của máy bay IL-14 nằm lẫn trong đám sắt vụn đủ chủng loại.

Ông Nguyễn Xuân Toàn nhớ lại, ngày đó một số bà con đã mang một số hiện vật từ máy bay về dùng trong gia đình. Riêng ông Toàn cũng vác về một mảnh cánh, vài chiếc hộp kim loại và khẩu K54 được xác định là của tổ bay.

Đến gia đình ông Toàn, đoàn công tác đã được thấy tận mắt các hiện vật.

Lật mảnh cánh dài 2,4 mét, rộng 0,8 mét lên, đồng chí Lương Hữu Thuận – một thành viên trong đoàn, nguyên là một nhân viên kỹ thuật của loại máy bay này- tìm được tất cả 13 vết đạn. Đây là một căn cứ rất quan trọng để xác định nguyên nhân máy bay rơi.

Theo nhận định của đoàn thì chắc chắn máy bay đã bị trúng đạn từ mặt đất. Gia đình ông Toàn đã bàn giao lại cho Quân chủng và Đoàn bay 919 chiếc hộp đựng bình ắc quy của máy bay và chiếc hộp đựng thuốc chữa bệnh có dấu sơn chữ thập đỏ.

Đồng chí Lê Xuân Đức cho rằng, căn cứ vào lời kể và một số hiện vật tìm được thì rất có thể đây là chiếc máy bay IL-14 mang số hiệu 506 do phi công Phạm Kế lái chính, xuất kích lúc 17 giờ ngày 7-2-1968, vì xung quanh khu vực máy bay rơi còn nhiều mảng dù lớn để thả hàng nằm rải rác nay vẫn chưa bị phân hủy (tổ của đồng chí Kế có nhiệm vụ thả dù hàng hoá, vũ khí).


2/ Di vật của chiếc máy bay IL-14 thả dù hàng khác:
Trong khi làm việc với xã đội Phú Vinh, địa bàn có chiếc máy bay rơi, vô tình chúng tôi được xã đội trưởng Hồ Chính Bảy cho biết còn một chiếc máy bay nữa, cũng giống chiếc mà đoàn công tác đang tìm, rơi cách đó khoảng 3km.

Quá bất ngờ trước thông tin trên, đoàn công tác đã chia thành hai nhóm, một nhóm theo đoàn trưởng Lê Xuân Đức cůng ông Toàn và các thanh niên địa phương vào tìm hài cốt tổ bay của chiếc IL-14, còn cử hai người đi theo anh Bảy tìm đến địa điểm có chiếc máy bay mới phát hiện.

Tuy nhiên, cũng giống như chiếc thứ nhất, tại hiện trường chỉ còn lại một số quả đạn cối và những mảnh nhựa, mảnh gỗ phíp nhỏ.

Đồng chí Lương Hữu Thuận, người trực tiếp vào hiện trường chiếc máy bay này khẳng định: Căn cứ vào lời những người dân kể và những hiện vật tìm được có thể khẳng định chắc chắn đây chính là một chiếc IL-14 nữa mất tích trong chiến dịch Mậu Thân.

Hiện vật còn lại to nhất là những quả đạn cối M81, loại đã được dùng để tiếp viện cho chiến trường năm xưa. Riêng về tổ bay, theo người dân địa phương có người nói hình như đã được một đơn vị nào đó mai táng nhưng không biết đó là đơn vị nào, nay đã đi đâu,

Có người lại cho biết hình như đó là một đơn vị xây dựng. Vì không có thông tin chính xác nên đoàn công tác không thể tiến hành tìm kiếm. Đây quả là bất ngờ lớn vì không ai nghĩ rằng, 2 trong 4 chiếc máy bay mất tích lại ở cùng một địa điểm chỉ cách nhau vài km.

Tuy nhiên số phận tổ bay thứ hai ra sao, thân thể các anh có còn gì và được mai táng ở đâu, Quân chủng PK-KQ còn đang tiếp tục xác minh, tìm kiếm.

++++ + Vinh quang thuộc về những người lính đã hy sinh, cho giù họ có tên hay không biết được tên ++++

++++++HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình ảnh máy bay IL-14 để các bác tham khảo và nhận dạng.

187478389_5828854127154681_7714868111133657080_n.jpg


193246126_5828854060488021_5828446001968888828_n.jpg


193376437_5828854073821353_9096614271739294367_n.jpg


196492187_5828853930488034_3947979828732641426_n.jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,211
Động cơ
220,596 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)

(11): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.


Tút 2: Nhớ về những lính dù hy sinh:


1/ Ký ức:

Mạch nối về miền ký ức của 45 năm trước chợt đứt đoạn. Người cựu binh dù lặng đi, cố nén ngăn không cho dòng nước mắt tràn ra. Ông nghẹn ngào kể:

-“Tôi mới đi được một chuyến đó. Lẽ ra chuyến tiếp theo tôi đi nhưng anh Toản (thượng úy Nguyễn Ngọc Toản - chính trị viên trưởng) lôi tôi ra một góc, cứ tha thiết: cậu đi mấy chuyến về mệt rồi, nghỉ ngơi đi để tôi đi lần này. Anh ấy nói mãi tôi mới xuôi. Chuyến đó anh Lưu đi cùng anh Toản. Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau”.

Biết tin đồng đội đã hi sinh nhưng các chiến sĩ, sĩ quan dù và tổ bay ngày ấy vẫn lên trời làm nhiệm vụ ngay sau đó.

Mỗi lần đi là một biên đội vài ba chiếc. Người cựu chiến binh lại bỗng rơi nước mắt bảo:

-“Tất cả những người được lệnh đi những chuyến bay đó, hành lý tư trang đơn vị đã quản lý hết. Biết trước là sẽ hi sinh nhưng nhiệm vụ với người lính chúng tôi là trên hết. Nhiều lúc nằm tôi cứ tưởng tượng lại cái cảnh Thái và đồng đội đứng trên cửa vẫy tay lúc lên máy bay. Lúc đó chúng tôi cũng đã mang sẵn dù, đợi xuất phát. Không hiểu sao nhìn cảnh mọi người vẫy tay chào, tôi đã nghĩ: kiểu này chắc chỉ còn tâm hồn ở lại với quê hương thôi chứ thân xác không còn nữa rồi... Họ đã hoàn thành nhiệm vụ và khi quay trở về thì trúng đạn. Rất nhiều đêm nhớ lại hình ảnh đó, tôi không ngủ được vì thương đồng đội”.

Hơn 45 năm trước, đêm 7-2-1968, những người lính dù 305 khác cũng đã một đêm không ngủ...

“Chúng tôi ngồi cùng nhau nhưng không ai nói nổi câu nào. Bằng linh cảm và sự hiểu biết của mình, ai cũng nghĩ các đồng đội của mình đã hi sinh. Họ đã trúng đạn sau khi hoàn thành nhiệm vụ quay trở ra. Chúng tôi vẫn cố nghĩ, cố hi vọng có người kịp nhảy dù ra. Nhưng có ai nhảy ra được hay không... Chiến tranh cái gì cũng phải nhanh. Hi sinh, mất mát và nỗi đau đến cũng rất nhanh, đột ngột” - đại tá Dương Tuấn Kiệt xúc động nói

2/ Những người đồng đội:

(Ghi chú của Baoleo:

Có tất cả 12 lính dù hy sinh, nhưng cụ Kiệt chỉ còn nhớ được tên của 7 người)


Những ngày tháng 2 năm 1968 ấy, ký ức về bảy người bạn, bảy người đồng chí cứ hiện về đầy ắp trong tâm khảm mỗi người ở lại.

Cụ Kiệt kể:

“Đứa nào cũng có một tên gọi tếu táo ngoài cái tên cúng cơm. Chúng tôi hay gọi Thái (thượng sĩ Trần Quang Thái, người Bắc Giang) là “xe ba gác” vì Thái cao to lắm.

Còn Ngạc (chuẩn úy Đinh Tiến Ngạc, quê Ninh Bình) hay bị trêu là “Ngạc tư đỉa lấy Phương còng” (con ông thiếu tá công an) vì mỗi lần đi tán cô Phương nó ngồi dai lắm, ngồi dai như đỉa.

Huy (chuẩn úy Phạm Quang Huy, quê Quảng Ninh) chậm nhưng lì lợm ít ai có, không bao giờ sợ cái gì. Việc nào khó mấy cũng làm. Huy cũng đi thi đấu nhảy dù ở Tiệp năm 1962 với Ngạc. Huy có người yêu rồi, chuẩn bị cưới đấy chứ.

Thịnh (thượng sĩ Châu Hùng Thịnh, quê Bắc Giang) có một cái đài đóng trong thùng gỗ. Anh này cẩn thận lắm. Mà cũng tại vì sợ anh em nghịch. Đơn vị dù chúng tôi nghịch không tưởng tượng được chứ không phải nghịch vừa. Mấy thằng cứ mon men đến miệng thì bảo ông Thịnh mở cái này, cái kia nghe nhưng tay chân đã vặn vẹo loạn xạ, Thịnh cẩn thận, sợ hỏng không cho mở. Anh em nghịch, đem giấu đi trêu. Tiền lương góp mãi mới mua được cái đài mà thằng nào cũng mang đi nghịch, nó tức quá, đóng vô thùng gỗ.

Còn thằng Lưu (chuẩn úy Lê Văn Lưu, người Hưng Yên) là “Tây ăn cám lợn” vì cứ tối đến ăn cơm xong nó nằm ngủ ngay. Chúng tôi vác cả cuốc chim, xẻng, biđông để đầu giường phủ màn lên, nó đi sinh hoạt về chửi um lên: chúng mày nghịch quá thể. Thằng Thái thì mang cả xe ba gác của anh nuôi úp lên đầu giường.

Tôi (cụ Kiệt) bị gọi là “tò he” vì nhỏ con nhất. Chúng nó còn lấy hai con tò he cắm đầu giường.

Chúng tôi ông nào cũng nghịch, cũng hay nói. Cãi nhau thì không tưởng tượng được.

Ông Kiệt nhớ tiếp về các đồng đội hy sinh:

-Anh Lưu là người mai mối vợ cho tôi. Bà nhà tôi là bạn thân trong xóm của anh Lưu. Về quê chơi, ảnh giới thiệu cho tôi bà vợ bây giờ.

Tên khai sinh của Lưu là Phạm Văn Choản, sinh năm 1937. Anh ấy người Việt Nam nhưng không biết ở đâu lại xuất hiện bộ râu quai nón. Ông Phạm Văn Chởi - cha ảnh, có người bạn ở Hà Nội tên Lưu Văn Hồng, không có con. Có lần cụ Chởi nói vui: tui có hai thằng con, anh đồng ý thì tui cho một đứa làm con nuôi. Anh em nói chuyện chơi vui vậy thôi, ai dè ổng xin nuôi một đứa thiệt. Khi khai đi bộ đội, ảnh khai Lê Văn Lưu. Lạ cái là Lưu rất giống cha nuôi ở khuôn mặt, bộ râu.

Lưu người Việt Nam nhưng mũi cao, râu xồm. Coi tướng tá dữ dằn vậy chớ ảnh hiền lắm, rất năng động, nhanh nhẹn. Khi có chỉ thị tối nay bay, ảnh ra ngoài Gia Lâm mua bộ quần áo cho đứa con mới sinh, đưa lại cho tôi bảo: nếu tao không về thì mày gửi cho con tao. Hết chiến dịch đó tôi mới về gặp vợ con Lưu được.

-Thương nhất là Đinh Tiến Ngạc. Ngạc nhảy dù xuất sắc. Nó thi nhảy dù ở Tiệp Khắc có một môn đứng thứ ba sau Liên Xô và Tiệp. Ngạc đẹp trai lắm. Hồi huấn luyện ở sân bay Chũ (Bắc Giang), nó đi đến đâu con gái theo tới đó. Tụi tôi phải theo kèm miết đó chớ. Trước khi lên máy bay, Ngạc đã gửi giấy mời cưới. Một tuần nữa là cưới, đã mua một số tặng phẩm. Mà đồ đạc ngày ấy có gì đáng giá như bây giờ đâu. Sau tui cũng đem về tận gia đình.

-Tội nhất là về nhà Thái. Biết bố Thái đã hi sinh, nhà chỉ còn một mẹ già, một em gái, tôi cứ ngần ngừ không dám vô nhà vì sợ gia đình không chịu nổi... Nhưng khi tôi gặp cô Mây - em gái Thái - cô ấy mạnh mẽ lắm, bảo: anh yên chí, dân ở đây dũng cảm lắm. Nói vậy tôi mới dám vô nhà... Thái rất ý chí, rất thông minh và sức khỏe rất tốt. Thái mê bầu trời lắm. Trên đã định đưa cậu ấy đi đào tạo phi công phản lực đấy chứ... Không ngờ cậu ấy...”.

++++ Hình minh hoạ

Đại tá Dương Tuấn Kiệt nghẹn ngào khi kể về chuyến bay định mệnh.

n2.jpg
Sao không thả dù lương khô mà là gạo nhỉ. Mà Huế hồi xưa nghèo quá không có cái siêu thị nào à.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(8): Lữ đoàn dù trong các năm 1962- 1963



Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , lữ 305 đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái ********* cực hữu thân Mỹ.

Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ của Lữ dù 305 (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.

Trong thời gian này đã có các đơn vị thả dù tiếp tế của Liên Xô hỗ trợ tham chiến, phối hợp thả dù hàng hóa bằng các máy bay An-2, An – 14, An-12 và trực thăng.

Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.


+++ Hình minh hoạ:

Hoạt động của bộ đội dù

03.jpg
Dữ liệu triệu tấn phô quá cụ ơi! Không hiểu ông tuyên huấn nào làm sử - nói gì thì nói trong ngạch ấy mấy ông sử bị đánh giá lởm nhất.

Triệu tấn giờ qui ra chuyến bay thì không quân Mỹ cũng vỡ mật, nói gì mấy con An2 với Li2 cổ lỗ + Bắc VN đi xin viện trợ còn chưa được số ấy.
😆
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
314
Động cơ
24,051 Mã lực
Tuổi
32
Độ hóng thì dân mình cũng kinh. Pháo Polpot nó giã ầm ầm bãi xe lôi chợ Long Hoa cả người và xe tung lên như làm xiếc. Mình là lính còn vãi tè mà dân cứ đứng trước cửa nhà hóng 😳
Theo cháu dân miền Nam năm 1979 (Mới im tiếng súng từ 1975), nhất là dân Tây Ninh nữa thì chẳng xa lạ gì chuyện bom đạn súng pháo, nên chuyện hóng pháo bắn bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top