[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Dữ liệu triệu tấn phô quá cụ ơi! Không hiểu ông tuyên huấn nào làm sử - nói gì thì nói trong ngạch ấy mấy ông sử bị đánh giá lởm nhất.

Triệu tấn giờ qui ra chuyến bay thì không quân Mỹ cũng vỡ mật, nói gì mấy con An2 với Li2 cổ lỗ + Bắc VN đi xin viện trợ còn chưa được số ấy.
😆
Thì tài liệu nói thế mà ;)
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,291
Động cơ
241,714 Mã lực
Tuổi
49
triệu tấn mà bay bằng AN2 chắc phải 500 nghìn chuyến xuất kích... thôi thông cảm cho các cụ
 

phuongnam1972

Xe buýt
Biển số
OF-105456
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
966
Động cơ
314,374 Mã lực
Dữ liệu triệu tấn phô quá cụ ơi! Không hiểu ông tuyên huấn nào làm sử - nói gì thì nói trong ngạch ấy mấy ông sử bị đánh giá lởm nhất.

Triệu tấn giờ qui ra chuyến bay thì không quân Mỹ cũng vỡ mật, nói gì mấy con An2 với Li2 cổ lỗ + Bắc VN đi xin viện trợ còn chưa được số ấy.
😆
Triệu lạng có khi còn khó ý😂
Như báo chí hay giật tít kiểu "Bắt được vụ buôn lậu xăng dầu quy mô lên đến gần nửa triệu lít"🤪
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)


(13): Tham gia trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.


Trong cuộc Chiến tranh đánh quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, từ ngày 17/02/1979 đến ngày 16/03/1979, Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu trong vòng vây ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng.

Khi đó, việc tiếp tế băng qua đường số 4 là không thể thực hiện được.

Lúc này, các lính dù lại làm nhiệm vụ nhân viên kỹ thuật thả dù, bay cùng với các tổ lái máy bay vận tải, thả dù tiếp tế cho bộ đội ở mặt trận Cao Bằng.

++++ Hình minh hoạ

Lính dù thời chiến tranh đánh Tầu.

ĐT 3.jpg


T 5-1.png


ĐT 9.jpg



ĐT 8.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)


IV/ Hoạt động của Lực lượng nhẩy dù hôm nay:

(14): Khái quát về ‘bộ đội dù’ ngày nay.


1/ Khái quát:

Hiện nay, các đơn vị lính dù lại được khôi phục nhằm phục vụ chiến đấu nhưng còn rất hạn chế.

Thành phần chính của Lực lượng nhẩy dù (hay còn gọi là Lực lượng đổ bộ đường không –LLĐBĐK) bây giờ, là những chiến sĩ đặc công thực hiện các nhiệm vụ nhảy dù, đổ bộ từ đường hàng không.

Hoạt động chính hiện nay là tìm kiếm, cứu nạn và chữa cháy bằng đường hàng không. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân vận tải tham gia các nhiệm vụ thả dù hàng hóa bên cạnh nhiệm vụ chính.

2/ Tên hiệu của Đơn vị lính dù hiện nay:

Đơn vị lính dù hiện nay là: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện Tìm kiếm cứu nạn Đường không, Quân chủng Phòng không – Không quân.

Đây là đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho:

- phi công (phi công phải tập nhảy dù phòng tình huống nguy hiểm xảy ra trên không mỗi năm 2 lần),

- đặc công, và

- cho nhưng người yêu thích môn thể thao nhảy dù. Ai thích nhẩy dù, có thể tìm đến CLB Hàng không miền Bắc và miền Nam (Quân chủng Phòng không-Không quân).

3/ Đặc thù của đơn vị lính dù:

Bộ đội dù thuộc loại binh chủng có trang thiết bị kỹ thuật cao để bảo đảm tính cơ động và đột kích nhanh nhất, nên chi phí rất tốn kém và được gọi là binh chủng của "quân đội nhà giàu" với hệ thống sân bay, máy bay các loại, hàng vạn chiếc dù cùng các trang thiết bị khí tài khác rất đắt tiền.

Ví dụ như về trang thiết bị tối quan trọng của lính dù là chiếc dù. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại dù nhảy của Nga (chưa nói đến các loại dù hàng và cả dù cho xe cơ giới cần phải có khả năng chịu trọng lượng tốt hơn rất nhiều).

Dù D5, loại dù được trang bị chủ yếu cho các lính đặc công dù của Việt Nam có giá khoảng 3000 USD cho mỗi một cái, mà mỗi cái cũng chỉ có tuổi thọ khoảng 15 năm, hoặc 25 lần nhẩy, sau đó phải thay thế vì độ an toàn.

Ngoài ra còn loại dù dự bị Z-5 cũng có giá từ 700-800 USD/cái nhưng chỉ sử dụng được một lần, giật dù xong coi như bỏ. Ngoài ra mỗi máy giật dù còn có giá có khi đến cả 3000-4000 USD/chiếc.

Nếu tính chi phí bao gồm cả chi phí huấn luyện nhẩy dù và duy trì số lượt nhảy dù, trang bị vũ khí – khí tài đặc chủng cho lính dù (khác với bộ binh thông thường), chi phí đảm bảo hậu cần, -- > thì nuôi một đại đội dù, tương đương nuôi một con tầu ngầm Ki-lô 182 Hà Nội.

++++ Hình minh hoạ:

1722399613110.png


01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

V/ Chuyện kể thêm về Lực lượng nhẩy dù:

(15) Đội nhẩy dù mồi:


Hồi tháng 8/1978, Quân chủng Không quân có chỉ đạo thành lập Đội dù nữ.

Quân chủng chỉ lựa chọn những nữ chiến sĩ có sức khỏe và thể lực tốt. Bởi với đặc thù công việc huấn luyện đòi hỏi kỹ năng cao, ngay cả với nam còn khó huống gì là nữ, không chỉ có kỹ năng mà còn phải có bản lĩnh vững vàng mới đáp ứng được yêu cầu của Cục huấn luyện.

Lúc ấy, 12 cô gái được chọn từ các đơn vị đã vượt qua nhiều thử thách, chiến thắng bản thân mình và hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc.

Từ những cô gái chân yếu tay mềm nhưng phải tập những bài tăng sự dẻo dai, sức bền như chạy dài, chạy vượt vật cản, xà đơn, xà kép.
Có ngày về đến phòng nghỉ cả người mỏi, đau rã rời nhưng rồi quen lại thấy khỏe hơn.

Học lý thuyết cũng không được bỏ bài nào mà phải học thuộc đến từng chi tiết trong ngành, cách xử lý các tình huống trên không bởi nếu không nắm vững lý thuyết rất dễ xảy ra sai sót, nguy hiểm đến tính mạng mình và cả đồng đội.

Lời kể của Lê Thị Thu Hiền:
Chị nhập ngũ tháng 8/1978, khi Quân chủng Không quân có chỉ đạo thành lập Đội dù nữ, lúc ấy chị đang làm nuôi quân ở Sư đoàn 371 thuộc quân chủng.
Vì là vào đội dù nên quân chủng chỉ lựa chọn những nữ chiến sĩ có sức khỏe và thể lực tốt được đi khám tuyển. Không ngờ chị lại được trúng tuyển, chưa kể là môn mới nên chị rất háo hức.

Với đặc thù công việc huấn luyện đòi hỏi kỹ năng cao, ngay cả với nam còn khó huống gì là nữ, không chỉ có kỹ năng mà còn phải có bản lĩnh vững vàng mới đáp ứng được yêu cầu của Cục huấn luyện. 12 cô gái được chọn từ các đơn vị đã vượt qua nhiều thử thách, chiến thắng bản thân mình và hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc.

Từ những cô gái chân yếu tay mềm nhưng phải tập những bài tăng sự dẻo dai, sức bền như chạy dài, chạy vượt vật cản, xà đơn, xà kép. Có ngày về đến phòng nghỉ cả người mỏi, đau rã rời nhưng rồi quen lại thấy khỏe hơn. Học lý thuyết cũng không được bỏ bài nào mà phải học thuộc đến từng chi tiết trong ngành, cách xử lý các tình huống trên không bởi nếu không nắm vững lý thuyết rất dễ xảy ra sai sót, nguy hiểm đến tính mạng mình và cả đồng đội.

Thú vị nhất là quá trình huấn luyện mặt đất, từ tiếp đất đến tập lái dù, tập cả gấp dù cho gọn gàng đúng quy định. Thành công cũng một phần nhờ các anh cán bộ đội luôn quan tâm động viên, làm công tác tư tưởng cho chị em.

Chị Hiền còn nhớ như in lần được nhảy dù đầu tiên sau câu khẩu lệnh “chuẩn bị… nhảy!” lần lượt trong đội từng người nhảy xuống, sau giây thứ 5 thì bung dù, nói thì nghe đơn giản nhưng thực tế diễn ra rất nhanh nếu thao tác không chính xác thì sẽ gặp nguy hiểm ngay.

Đã có tình huống khi rơi xuống dù mắc vào ngọn cây, rồi rơi cả xuống ao và từng có đồng đội bị gãy chân do lúc tiếp đất va vào cống thoát nước. “Thú vị lắm, khi dù bung ra cảm giác được bay trên cao ở dưới là bãi bồi rộng mênh mông, lượn bên trái rồi kéo bên phải, gọi nhau ríu rít, làm chủ được cánh dù thật vui em ạ” - chị Hiền kể.

Các cô gái ‘dù’ hôm nào, nay đã trở thành các bà mẹ nội trợ tần tảo trong đời thường

Cho dù thời gian qua đi, những người lính trở về với đời thường họ vẫn luôn trọn vẹn nghĩa tình đồng đội và tự hào là những nữ quân nhân đã cùng nhau bay trên những cánh dù ngày xưa.

HÌNH ẢNH MINH HOẠ:

Chị Lê Thị Thu Hiền thời còn trong đội ‘Dù’ và ngày nay, đã là một bà ngoại ở Phan Thiết.

01-Chị Hiền lúc mới vào quân ngũ..jpg



02-Và chị Hiền hiện tại.jpg



Bốn cô gái Hiền – Hải – Minh – Bình trước giờ lên phi cơ AN-2.

03-Hiền-Hải-Minh-Bình.jpg



Các tấm hình còn lại: Đơn vị dù mồi.

4.jpg


6.jpg


7.jpg


10.jpg


11.jpg



12.jpg




13.jpg
 

Bố Be

Xe tải
Biển số
OF-537365
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
238
Động cơ
125,672 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967)


(12): Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của của phi công máy bay IL-14.


Tút 1: Tổng quan


1/ Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, quân ta đã sử dụng máy bay vận tải IL-14, bay vào chiến trường miền Nam, cụ thể là mặt trận Huế, để làm 2 nhiệm vụ riêng biệt. Đó là:

- để thả dù hàng tiếp tế, và

- làm nhiệu vụ của ‘oanh tạc cơ’. Tức là ném bom và thả đạn cối.

2/ Chiến dịch sử dụng IL-14 bắt đầu từ ngày 07/02/1968, và kết thúc vào ngày 12/02/1968.

Tổng cộng có 4 đợt xuất kích.

Trong đó, Ngày 07/02/1968 là ngày xuất kích với số lượng máy bay lớn nhất, gồm 6 chiếc IL-14 rời sân bay Gia Lâm. Trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, 3 chiếc còn lại, mang hàng để thả dù tiếp tế cho chiến trường.

3/ Chỉ một tuần ngắn ngủi tháng 2/1968, lực lượng bay của Đại đội IL-14 bị thiệt hại nghiêm trọng.

- 4 máy bay IL-14 bị mất tích (rơi).

- 20 đồng chí phi công của 4 tổ bay đã anh dũng hy sinh và biết đầy đủ tên tuổi.

-6 hoặc 12 lính nhẩy dù của Lữ đoàn nhẩy dù 305 hy sinh.

+++ Chú thích của Baoleo

(6 lính nhẩy dù hy sinh là theo trí nhớ của bác Thọ - là phi công của IL-14 trong chiến dịch ấy. Bác Thọ nhớ theo kế hoạch điều động nhân lực ban đầu là:

-Mỗi máy bay IL-14 bay thả dù sẽ kèm theo 2 lính dù. Lính dù làm nhiềm vụ thả ‘dù hàng’ bằng tay qua cửa máy bay. Có 3 máy bay thả dù hàng IL-14 bị mất tích, vậy nên theo bác Thọ, thì số lính dù hy sinh là = 2 lính dù x 3 máy bay = 6 lính dù hy sinh.

-Còn theo tài liệu của Baoleo, thì số lượng thả dù hàng nhiều, thời gian bay trên không phận bãi thả dù rất ngắn, nên thực tế là ‘trên’ đã điều động 4 lính dù cho mỗi máy bay thả dù.

Vậy số lính dù hy sinh là = 3 máy bay thả dù hàng x 4 lính dù/1 máy bay =12 lính dù hy sinh)

->Trong số lính nhẩy dù này, Chỉ có biết tên một người là liệt sĩ Trần Văn Thái trong tổ bay của phi công Phạm Kế. Còn 11 lính nhẩy dù khác, không ai biết tên.

Lý do là: các chiến sĩ nhảy dù thuộc Lữ đoàn 305 tham gia chiến dịch ngày ấy, là đơn vị phối thuộc- không nằm trong quân số của Đoàn bay 919, nên Không quân không quản lý danh sách. Tên của các anh hiện nay cũng không có trong hồ sơ cơ quan chính sách Đoàn 919. Lữ đoàn 305 nhẩy dù thì đã giải tán, vậy nên các liệt sĩ của Lữ đoàn 305 hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân, bây giờ trở thành vô danh.
+++


4/ Đó là những chuyến bay chiến đấu chi viện chiến trường miền Nam đầu tiên và cuối cùng của Đại đội IL-14, cũng như của dòng máy bay vận tải IL-14 trong quân đội ta.


5/ Tài liệu về chiến dịch này không có từ phía đối phương.

Tài liệu chỉ duy nhất có từ phía quân ta. Tuy nhiên sử của Lữ đoàn không quân vận tải 919 - ghi rất đại khái.

Tài liệu khả tín nhất, theo nghiên cứu của Baoleo, là hồi ức sau khi chiến tranh kết thúc của bác ‘Phi công dẫn đường Trần Hữu Thọ’. Bác Thọ là phi công của một trong các tổ bay IL-14, tham gia chiến dịch nói trên.

Bác Thọ viết hồi ức sau khi đã về hưu, lúc này chả còn e dè gì nữa, nên nói thẳng các chi tiết của câu chuyện.

6/ Bài viết này, chủ yếu dựa trên hồi ức của bác Thọ, và có bổ xung thêm các thông tin khác, do Baoleo tìm kiếm.

Các phần tiếp sau, sẽ là nội dung câu chuyện.

+++ Hình minh hoạ

Tổ bay của phi công Phạm Kế trước giờ xuất kích và hy sinh.

190695972_5828853897154704_8926100964723485001_n.jpg
Cụ ơi em thấy Quân sử Mỹ có nói ở đây
Screenshot_20240731_125436_Drive.jpg


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Rất cảm ơn bạn Bố Be đã cung cấp thông tin của phía bên kia. ~o) ❤

Như tôi đã nói, trong chiến dịch dùng IL-14 vào dịp Mậu Thân 1968, phía các nhà nghiên cứu không tìm được tài liệu nào từ phía bên kia.

Tài liệu của bạn Bố Be đưa lên, cũng chỉ là tài liệu mà phía bên kia khai thác từ thông tin của ta mà thôi.
Nhưng dù sao, đây cũng là tài liệu quý.
Tôi xin dịch ‘thoáng’, những điều mà tài liệu của phía bên kia đã viết, như sau:


-...."Không thông báo cho các nước trong phe XHCN, phía Bắc Việt đã cố gắng sử dụng sức mạnh không quân của mình để hỗ trợ cuộc tấn công vào Huế.
Vào ngày 7 tháng 2, Bắc Việt đã điều bốn máy bay vận tải hạng trung IL−14 do Liên Xô sản xuất, xuất phát từ 1 sân bay gần Hà Nội để bay vào Huế.
Tuy nhiên, các phi hành đoàn không được biết rằng: thời tiết tại Thừa Thiên là rất tệ.
Hai máy bay chở thuốc nổ, đạn chống tăng và phương tiện thông tin, đã tìm được một khoảng hở trong lớp mây cách Huế khoảng mười km về phía bắc. Họ thả hàng hóa của mình xuống một đầm phá lớn để lực lượng địa phương thu hồi.
Một trong những chiếc máy bay đã trở về an toàn; nhưng chiếc còn lại, bay qua sương mù dày đặc, đã đâm vào một ngọn núi, khiến toàn bộ phji hành đoàn trên máy bay mất tích.
Trong khi đó, hai chiếc IL-14 khác, đã được sửa đổi để thả bom, được lệnh ném bom vào sở chỉ huy của Tướng Trưởng.
Tuy nhiên, cả hai phi hành đoàn đều không thể tìm thấy thành phố trong sương mù và cả hai máy bay đều quay trở lại Bắc Việt Nam mà không thả bom.
Họ đã thử lại năm ngày sau đó, nhưng một lần nữa, thời tiết xấu đã ngăn cản họ xác định được vị trí của khu phức hợp Mang Cá.
Hai máy bay đã liên lạc vô tuyến với sở chỉ huy, để thông báo rằng họ sẽ không tiếp tục việc ném bom nữa, sau đó bay ra biển để vứt bỏ bom. Một thời gian ngắn sau, thông tin của họ bị mất và không bao giờ nghe thấy họ nữa...."


Cảm ơn bạn Bố Be nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)


V/ Chuyện kể thêm về Lực lượng nhẩy dù:

(16) Những người lính dù bạn tôi:

Tút 1: NGƯỜI TRUYỀN LỬA


Có một người lính đã ra đi mãi mãi.

Anh là một người lính bậc đàn anh. Anh đã truyền cho tôi ngọn lửa kiên cường và đức hy sinh.

Đăng bài viết này, như một nén tâm hương, gửi tới người lính bậc đàn anh kính mến.
Anh nguyên là pháo thủ súng cối 120 mm, thuộc ‘Pháo đội dù’ của Lữ đoàn dù 305.

Đến giữa năm 1967, Lữ đoàn nhẩy dù 305 được giải thể, ‘Pháo đội súng cối nhẩy dù’ của anh, được điều về ‘Tiểu đoàn pháo binh độc lập 96’ - trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho Tổng tiến công Mậu Thân 1968, Bộ đã điều hai tiểu đoàn pháo binh độc lập, trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, vào chiến trường miền Nam.

Tiểu đoàn pháo binh độc lập 95 được điều về mặt trận Tây Nguyên. Còn tiểu đoàn pháo độc lập 96, trang bị cối 120 ly của anh, được điều về mặt trận khu 5.

Trong chiến dịch Mậu Thân, tiểu đoàn pháo độc lập 96 của anh đã dội bão lửa xuống căn cứ Cam Ranh, lập nhiều chiến cống oanh liệt, được Bộ thưởng huân chương Quân công.

Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, cối 120 ly không còn phù hợp với lối đánh du kích của chiến trường khu 5, tiểu đoàn pháo độc lập 96 được lệnh giải tán. Quân số của tiểu đoàn được phân về làm du kích, bộ đội địa phương của các tỉnh cực nam Trung bộ.

Anh về làm bộ đội địa phương của tỉnh Phú Yên. Những trận đánh du kích triền miên ở Phú Yên, không chỉ hằn sâu trong ký ức của anh, mà còn hằn sâu trên cơ thể anh với hằng hà sa số các vết thương, của người lính thương binh can trường.

Như một sự nhân duyên, những địa danh chiến trận của anh như Vũng Rô, đá Bia, thị xã Tuy Hòa, Cheo Reo, Phú Bổn, đập Đồng Cam, các kênh số 3, số 5 của đập Đồng Cam lại là những nơi cũng in dấu chân của tôi suốt mấy năm trời, khi đi làm dự án ODA.

Đã qua mấy chục năm mất liên lạc, bây giờ tôi mới có dịp hội ngộ với anh. Anh hiện sống khiêm nhường, chìm khuất lấp trong khói bụi thời gian trong một ngôi nhà nhỏ ở Bắc Ninh.

Nhưng với tôi, anh mãi là một người lính chân chính. Chính anh, anh đã truyền cho tôi cảm hứng về sự dấn thân, chiến đấu hy sinh của một người lính can trường, trong suốt cuộc đời tôi.

Anh là anh Lương, người thiếu úy – chính trị viên phó đại đội – thủa tôi còn là một gã trống choai, non tơ, binh nhì.

Tấm hình chụp cùng anh bên thềm ngôi nhà nhỏ ở Bắc Ninh, một năm trước khi anh đi xa mãi mãi, luôn là ký ức về một người lính chân chính trong tôi.

1722408201391.png
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
449
Động cơ
10,425 Mã lực
Báo cáo của CIA vào tháng 2/1968 cũng nhắc đến việc máy bay IL14 xâm nhập phía nam khu phi quân sự, tuy nhiên phía Mỹ cũng chỉ phỏng đoán mục tiêu của các chuyến bay và việc có máy bay trúng đạn (bị quân ta bắn nhầm) chứ không tìm được bằng chứng cụ thể (xác máy bay).

1722408253296.png

1722408310319.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Báo cáo của CIA vào tháng 2/1968 cũng nhắc đến việc máy bay IL14 xâm nhập phía nam khu phi quân sự, tuy nhiên phía Mỹ cũng chỉ phỏng đoán mục tiêu của các chuyến bay và việc có máy bay trúng đạn (bị quân ta bắn nhầm) chứ không tìm được bằng chứng cụ thể (xác máy bay).

View attachment 8658802
View attachment 8658805
Cảm ơn thông tin bổ xung của bạn nhé. ~o)

Càng có nhiều thông tin, bức tranh về các cụ ở Lữ đoàn 305 nói riêng, và lực lượng không quân nói chung, sẽ càng thêm phong phú.

Để sau này, tôi sẽ có riêng thớt về IL-14 và MI-4 của Việt Nam ta.

Cảm ơn bạn~o) Tuankhoi001
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

V/ Chuyện kể thêm về Lực lượng nhẩy dù:

(16) Những người lính dù bạn tôi:


Tút 2: Bạn dù hôm nay


Tôi quen biết bạn tôi qua công tác thiện nguyện.

Biết bạn tôi là Thạc sỹ Luật học, lại thấy bạn tôi nhiệt tình và thành tâm với những thân phận bất hạnh, đặc biệt là những bệnh nhân ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, thì trân trọng và quý mến.

Và ngạc nhiên chưa, bỗng một ngày tôi phát hiện ra, bạn tôi cũng là một người yêu mầu sắc áo lính, thậm trí còn hơn thế.

Bạn tôi là thành viên của ‘Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc’, là thành viên của Đội nhẩy dù.

Qua loạt bài đã đưa lên trước đây, các cụ trong Nhóm đã biết rằng, luôn tồn tại một ‘Đội nhẩy dù mồi’.

‘Đội nhẩy dù mồi’ là một biên chế không chính thức và không có đăng ký trong sổ đăng bạ của bất cứ đơn vị dù nào, nhưng bao giờ cũng có ‘nó’, ở bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời điểm nào.

‘Đội nhẩy dù mồi’ luôn xuất hiện, mỗi khi cần ‘khích tướng’, cần đánh vào lòng ‘sỹ diện’ của các đấng mày râu, mỗi khi đàn ông sợ són đái ra quần, không dám nhảy ra khỏi cửa máy bay, thì các kiều nữ trong ‘Đội nhẩy dù mồi’ sẽ lao mình đầu tiên, và tung dù trong khoảng không bao la, để các đấng mày râu chết mất ngáp vì hổ thẹn.

Hình ảnh của bạn tôi, đã gợi nhớ đến một thời mà chúng ta còn trẻ, ta đã khoác quân phục với ngôi sao trên mũ, chiến đấu quên mình vì tổ quốc, trên khắp mọi nẻo đường của chiến trường Đông Dương.

À, nói thêm, bạn tôi có sở trường đánh dao găm cận chiến, bởi lính dù luôn được trang bị dao găm để cắt dây dù.

Bạn tôi đây.

a04.jpg


03.jpg
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,291
Động cơ
241,714 Mã lực
Tuổi
49
Nếu tính chi phí bao gồm cả chi phí huấn luyện nhẩy dù và duy trì số lượt nhảy dù, trang bị vũ khí – khí tài đặc chủng cho lính dù (khác với bộ binh thông thường), chi phí đảm bảo hậu cần, -- > thì nuôi một đại đội dù, tương đương nuôi một con tầu ngầm Ki-lô 182 Hà Nội.

++++ Hình minh hoạ:
Em nghĩ không đến thế đâu, vì thủy thủy đoàn trên 1 tàu ngầm cũng bằng 1 đại đội rồi, chi phí vận hành cả thảy 20 triệu đô/năm cơ hehe

Năm 1991 đi học đại học trong lớp cũng có mấy bạn tham gia câu lạc bộ nhảy dù ở sân bay Gia Lâm. Lúc đó cũng có tý hơi hướng bao cấp cho CLB này, tiền đóng vẫn trong khả năng gia đình hỗ trợ. Ngày nay thấy CLB có vẻ mở rộng, thấy bay nhảy khắp nơi

Lực lượng dù bộ đội nhà ta có lẽ sẽ không chú trọng thành lập các đơn vị lớn cỡ lữ đoàn, sư đoàn vì địa hình, vì diện tích bé cơ động bằng lực lượng tại chỗ có khi còn nhanh hơn chứ không phải vì lo tốn... đấy là em đoán thế...

Cám ơn cụ Baoleo về topic hay và bổ ích nhé!!!!!!!!!!!!!!!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Em nghĩ không đến thế đâu, vì thủy thủy đoàn trên 1 tàu ngầm cũng bằng 1 đại đội rồi, chi phí vận hành cả thảy 20 triệu đô/năm cơ hehe

Năm 1991 đi học đại học trong lớp cũng có mấy bạn tham gia câu lạc bộ nhảy dù ở sân bay Gia Lâm. Lúc đó cũng có tý hơi hướng bao cấp cho CLB này, tiền đóng vẫn trong khả năng gia đình hỗ trợ. Ngày nay thấy CLB có vẻ mở rộng, thấy bay nhảy khắp nơi

Lực lượng dù bộ đội nhà ta có lẽ sẽ không chú trọng thành lập các đơn vị lớn cỡ lữ đoàn, sư đoàn vì địa hình, vì diện tích bé cơ động bằng lực lượng tại chỗ có khi còn nhanh hơn chứ không phải vì lo tốn... đấy là em đoán thế...

Cám ơn cụ Baoleo về topic hay và bổ ích nhé!!!!!!!!!!!!!!!
Phàm là những gì, dính đến kỹ thuật, đều là đắt đỏ :D :D :D

Cảm ơn bạn đã đọc các bài quân sự khô cứng nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 5:

MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125


Mục lục của Thớt 5:

1/ Đề dẫn.

2/ Câu chuyện về tầu C 100.

3/ Câu chuyện về tầu C 187.

4/ Câu chuyện về tầu C 198.

5/ Câu chuyện về tầu V 645.



ĐỀ DẪN

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để trực tiếp chi viện vũ khí, hàng hóa và nhân lực cho cách mạng miền Nam, cùng với con đường vận tải dọc Trường Sơn, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông.

Trong suốt 15 năm làm nhiệm vụ vận tải chiến lược quân sự trên biển (1961-1975), Đoàn 125 đã huy động được gần 1.900 lượt tàu thuyền, vận chuyển hơn 152.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh và hơn 80.000 cán bộ, chiến sĩ từ Bắc vào Nam. Những con tàu ấy đã vượt hàng ngàn hải lý, khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi, chống chọi với hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch.

15 năm ấy, những chuyến tàu lặng lẽ vượt sóng gió, vượt hiểm nguy và tai mắt kẻ thù, chở nặng vũ khí, hàng hóa cùng nghĩa tình miền Bắc đến với chiến trường miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh vượt dãy núi Trường Sơn khó khăn, ác liệt bao nhiêu thì Đường Hồ Chí Minh trên biển còn hiểm nguy, gian khổ gấp nhiều lần. Mỗi chuyến đi của con tàu không số là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt, cảm tử với kẻ thù, với thời tiết.

Đã có rất nhiều con tầu, mãi mãi không trở về.

Thớt này, sẽ kể về một số con tầu anh hùng đó.

++++ Hình minh hoạ:

Tư liệu của ‘Đoàn tầu không số’, mà những con tầu, được kể trong ‘thớt’ này, có ký hiệu được khoanh đỏ.

Số hiệu các tầu chìm.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 5:

MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125


(2) CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA TẦU C100- ĐOÀN ‘TẦU KHÔNG SỐ’

Tút 1: Trận đánh, theo thông tin của Mỹ.


1/ Chiến lệ:

Đêm 9/5/1966, tàu Point Grey bắt đầu các chuyến tuần tra như thường lệ ở khu vực biển phía Đông bán đảo Cà Mau. Khoảng 22 giờ, khi tuần tra ở khu vực cách bờ biển khoảng 4 hải lý, tàu Point Grey quan sát thấy có đống lửa lớn trên bãi biển. Sau khi tiếp cận bờ biển, tàu phát hiện có 2 đống lửa lớn ở khu vực Bắc lối vào cửa sông Rạch Già. Nhận thấy sự bất thường từ sự xuất hiện của 2 đống lửa, tàu Point Grey quyết định duy trì giám sát khu vực này suốt đêm.

Lúc 0 giờ 10 phút ngày 10/5/1966, radar của tàu Point Grey phát hiện một tàu vỏ sắt, đang tiến vào ở góc 260 độ với tốc độ khoảng 10 hải lý/ giờ. Tàu Point Grey tiếp cận tàu lạ và đến 1 giờ 20 tàu Point Grey đánh tín hiệu liên lạc, tuy nhiên không có tín hiệu trả lời. Tàu Point Grey tiếp tục tiến gần đến khoảng cách 400 mét và sử dụng đèn pha để tìm kiếm, phát hiện ra tàu lạ là 1 tàu đánh cá. Tàu Point Grey lập tức liên lạc về Trung tâm giám sát hàng hải tại An Thới, báo cáo có 1 tàu cá vỏ sắt thay đổi tốc độ và hành trình di chuyển hướng Tây Bắc. Tàu Point Grey tiếp tục đi theo sát tàu cá.

Lúc 2 giờ, tàu cá vỏ sắt đi đến khu vực xuất hiện các đống lửa trên bờ biển. Lúc 3 giờ 15, phát hiện tàu cá đang trôi dạt trên biển. Tàu Point Grey bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực, tiếp cận sát tàu cá, cách tàu cá 100 mét và gọi sang tàu cá. Không có trả lời từ phía tàu cá. Nhìn thấy thoáng qua có ba hoặc bốn người trên tàu cá, tuy nhiên những người này cố gắng tránh lộ diện.

Lúc 5 giờ, tàu cá ở vị trí cách bờ biển khoảng 1km, và bắt đầu trôi vào khu vực nước nông (?).

Khi trời sáng, phát hiện tàu cá bị mắc cạn cách bờ khoảng 400 mét. Lúc 7 giờ, tàu Point Grey tiếp cận và cố gắng lên bong tàu cá. Sự nghi ngờ về tàu cá càng gia tăng, khi tàu Point Grey bị bắn dữ dội từ bờ biển. Tàu Point Grey bắn trả lại và quay ra vị trí cách bờ biển khoảng 1,5 km để chờ tiếp viện.

Các tàu Brister và Vireo đang trên đường đến khu vực. Sở chỉ huy cũng ra lệnh cho tàu Point Cypress đến khu vực và đề nghị lực lượng hải quân VNCH cử lực lượng đến khu vực. Hải quân VNCH cử đến khu vực 5 tàu tuần tra và 1 tàu chỉ huy LSIL 328 và tàu PGM 614. Tàu Brisyter đến khu vực lúc 11 giờ 45, nhưng do mực nước thấp nên tàu chỉ đến được vị trí cách bờ biển khoảng 7,5 km.

Thủy triều và điều kiện sóng biển đã tiếp tục cản trở việc tiếp cận lên boong tàu cá, đồng thời làm tàu cá trôi dạt thêm khoảng 100m vào gần bờ, gần khu vực bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc.


Lúc 13 giờ 50, không quân yểm trợ đã đến khu vực. Được không quân yểm trợ, tàu Point Grey lại tiến về phía tàu cá. Khi tiến đến cách bờ khoảng 200 m, tàu Point Grey bị hỏa lực súng bộ binh bắn chính xác từ khu vực rừng ngập mặn ra, làm ba thủy thủ tàu Point Grey trên mũi tàu bị thương [Tàu Point Grey biên chế 8 thủy thủ và sỹ quan]. Tàu Point Grey ngay lập tức lùii về vị trí cách bờ khoảng 400m, sau đó quay ra khu vực nước sâu hơn. Ba thủ thủ bị thương được chuyển sang tàu Brister để cứu chữa.

Các đơn vị tiếp tục bắn phá khu vực trong suốt buổi chiều để ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt tiếp cận con tàu. Một số phát đạn đã bắn trúng tàu cá và gây nên một vài đám cháy và nổ nhỏ.

Lúc 17 giờ, sóng và thủy triều đã đẩy dịch con tàu vào gần bờ hơn, lúc này chỉ còn cách bờ gần 50 mét, và có khả năng tàu sẽ chìm trước khi trời tối. Khi đó, các lực lượng Bắc Việt sẽ cố gắng tiếp cận con tàu và vận chuyển hàng hóa từ con tàu vào bờ trong màn đêm dày đặc. Quyết định được đưa ra là phá hủy con tàu. Mệnh lệnh phá hủy con tàu được thông qua lúc 17 giờ 26, và bắt đầu lúc 17 giờ 50. Các đơn vị bắn pháo và máy bay ném bom oanh tạc con tàu, gây nên những đám cháy và nổ đến tận 20 giờ 30, khi một tiếng nổ lớn bẻ con tàu thành 2 phần và chìm trong lửa. Quá trình bắn phá ngừng lại, và thay vào đó là bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực cho đến hết đêm.

Đầu giờ sáng 10/5/1966, 3 tàu Hải quân VNCH, và 5 tàu/ thuyền nhỏ cùng đến khu vực. Con tàu vận tải bị gãy đôi và khó vận chuyển về cảng. Khu vực lúc này yên tĩnh, và các lực lượng VNCH tiến hành thiết lập các điểm phòng thủ bảo vệ hiện trường. Với sự trợ giúp của các đơn vị Mỹ và VNCH, tàu LSIL 328 [Giang Pháo Hạm 328 Thần Tiễn (LSIL - Landing Ship Infantry Light)] bắt đầu tiến hành chiến dịch trục vớt tàu vận tải Bắc Việt. Chỉ huy tàu LSIL 328 được giao làm chỉ huy trưởng chiến dịch trục vớt. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ và thợ lặn hải quân VNCH cũng đến hiện trường tham gia trục vớt. Công việc trục vớt được tiến hành thuận lợi vào ban ngày, ban đêm tàu và máy bay liên tục thả pháo sáng suốt đêm để bảo vệ khu vực.

Lúc 15 giờ ngày 12/5/1966, chiến dịch trục vớt bị dừng lại do lực lượng Bắc Việt tấn công, làm cho lực lượng bảo vệ trên bờ phải rút lui ra biển. Máy bay được gọi đến và tiếng súng tạm im. Lúc 16 giờ 10, chỉ huy hải quân VNCH đến hiện trường và chỉ huy trực tiếp chiến dịch trục vớt, được tiếp tục lúc 18 giờ.

Chiến dịch trục vớt kết thúc lúc 10 giờ 15 ngày 13/5/1966 và các đơn vị bảo vệ rút khỏi hiện trường. Tất cả vũ khí đạn dược trục vớt được đưa lên tàu LSIL 328 chở về Sài Gòn. Tàu Brister sử dụng pháo bắn vào xác tàu vận tải Bắc Việt để phá hủy hoàn toàn xác tàu, sau đó tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra vào lúc 19 giờ.

Tấm bảng hiệu do thợ lặn gỡ ra từ máy tàu cho thấy được sản xuất tại Đông Đức năm 1964. Một số bảng hiệu khác cho thấy xuất xứ từ Pháp và Trung Quốc. Đặc biệt, phát hiện đạn cối 120mm được sản xuất tại Trung Quốc năm 1965. Đây là lần thứ 2 đạn dược kiểu này được phát hiện ở Nam Việt Nam, và lần đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long.

2/ Các loại vũ khí, đạn dược, trang bị trục vớt được từ con tàu C 100:

Vũ khí

  • 1 súng 12,7mm
  • 3 súng máy Sô viết loại SG 43
  • 1 súng DKZ 57mm
  • 1 súng máy kiểu MG34
Đạn dược: Thu được khoảng 15 tấn
  • Đạn súng cối 120mm
  • Đạn súng 12,7mm
  • Đạn cối 82mm
  • Đạn cối 81mm (Sản xuất tại Mỹ trong thế chiến II)
  • Đạn DKZ 75mm
  • Đạn cối 60mm
  • Đạn DKZ 57mm
  • Thuốc nổ TNT
  • Ngòi nổ

Các trang bị khác
  • Máy chiếu phim
  • Âm ly
  • Loa
  • Máy ghi nhạc
  • Phim truyện
  • Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền
+++ Hình minh hoạ:

-Hình ảnh tàu lúc mắc cạn và chưa bị phá hủy
02.jpg


-Hình ảnh con tầu C 100 khi hy sinh và bị phá huỷ.

01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Mãi không đăng được bài, vì vướng kiểm duyệt. >:D<
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125

(2) CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA TẦU C100- ĐOÀN ‘TẦU KHÔNG SỐ’


Tút 2: Chạm tay vào kỷ vật.


1/ ‘Duyên’ gập được kỷ vật:

Ở TP Sài gòn có một người rất đam mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh.

Anh không chỉ sưu tầm kỷ vật của những người lính giải phóng mà cả kỷ vật của lính quân đội VN C H.

Anh là Phan Nam - cựu học sinh miền Nam, cựu học viên khóa 5 hay 6 gì đó Học viện KT Q S, con nhà nòi Quân Đội. Bố trung tướng, em trai cũng trung tướng. Anh sống phóng khoáng nên bảo:

- Tao chỉ cần đại úy là đủ!

Nhiều năm trước, tình cờ, bên quán cà phê tại TP Sài gòn, anh gặp một cựu đại úy hải quân VN C H đang sinh sống ở Mỹ về thăm quê.

Cựu đại úy HQ VNCH đã rất xúc động khi biết người sưu tầm khảo cổ có đầy đủ một bộ huân huy chương ( mề đay) của quân đội VN C H. Anh ta hỏi mua với giá rất cao, nhưng người sưu tầm không bán. Rồi không biết viên đại úy V N C H thuyết phục thế nào, người sưu tầm đã tặng cho anh ta bộ meday ấy. Cảm kích, viên đại úy hứa sẽ tặng cho người sưu tầm một kỷ vật rất quý anh ta có, anh đã giữ nó từ năm những năm 1966 đến nay. Nó hiện đang ở nhà của anh ở bên Mỹ.

Giữ lời hứa, về Mỹ anh ta đã gửi kỷ vật này cho Phan Nam. Thế là sau hành trình hơn 50 năm lưu lạc, nó trở về Việt Nam. Đó là chiếc RADIO nhãn SONY đời 60. Là vật quý hiếm thời đó. Viên đại úy hải quân kia nói rằng:

- Đây là chiếc đài, tôi đã lấy được trên ca bin chỉ huy của một con tàu Việt c ộ ng chở " dụng cụ " vào miền Nam cho cộ ng s ả n.


2/Chạm tay vào kỷ vật:

Chiều thu Hà Nội ngày 30/10/2022, Baoleo tôi, cùng mấy người lính Hải quân lại có dịp gập nhau.

Những làn gió thu cuối mùa, vờn đuổi nhau, lao xao trên vòm những cây sấu già, ngó nghiêng xuống chiếc thùng ‘xốp’ đựng con cá song hoa, có đường kính thân bằng chiếc ‘xoong 6’ đựng cơm của lính bộ binh, quà được gửi đến từ Hải Phòng.

Mặc xác con cá song hoa nặng trên 20 ký, mặc xác làn gió thu trên vòm sấu mộng mơ, tôi đang hồi hộp chờ chạm tay vào kỷ vật.

Đây chính là chiếc ra-đi-ô SONY đời 60, được gói trong tờ giấy báo của Sài Gòn ngày 10/05/1966, do anh Ngocbinh Pham, nguyên là lính của Đoàn Tầu không số, mang từ Sài Gòn ra tặng những người lính Hải quân phía bắc, để làm rõ thêm lai lịch chiếc đài.

Trước mắt, có thể đưa ra 3 câu trả lời, liên quan đến kỷ vật. Đó là:

a/ Chiếc ra-đi-ô SONY là của ai:

-Theo như lời kể của viên đại úy hải quân V NC H, thì đó là chiếc đài: “…..lấy được trên ca bin chỉ huy của một con tàu Việt c ộng chở " dụng cụ " vào miền Nam cho cộ ng sả n….”.

Điều này không hợp lý, khi nhìn hình ảnh tư liệu, cho thấy ‘con tầu không số’, đã bị bắn gẫy làm đôi trên bờ biển ngày 10/5/1966 (gần cửa sông Rạch Già - Cà Mau).

Có nghĩa là ca-bin chỉ huy của con tầu, đã bị phá hủy nặng nề, nên không thể còn tồn tại một chiếc ra-đi-ô mới cứng được.

-Theo tư liệu của ‘phía bên kia’, thì bảng thống kê chiến lợi phẩm từ con tầu, có ghi rằng:

Ngoài vũ khí, con tầu còn trở thêm Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền, cụ thể:

• Máy chiếu phim

• Âm ly

• Loa

• Máy ghi nhạc

• Phim truyện


-Vậy, hợp lý hơn cả, là chiếc ra-đi-ô SONY đời 60, chính là ‘hàng hóa’ được trở theo tầu, chứ không phải là ‘trang bị của con tầu’.

Tức là không phải chiếc đài của chỉ huy con tầu. Mà đây là ‘Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền’, được tầu trở vào miền Nam để cung cấp cho chiến trường.

b/ Tại sao ta lại có ra-đi-ô của Nhật:

Ta phải trở về lịch sử việc trở vũ khí vào Nam.

Những năm đầu tiên, khi trở vũ khí vào Nam, ta tuyệt đối không cung cấp cho chiến trường những vũ khí hay trang bị gì, mà có xuất xứ từ phe XHCN, để địch khó phát hiện.

Đây là lý do, mà ta đã mua ra-đi-o của Nhật, từ một nguồn bí mật, để cung cấp cho chiến trường miền Nam.



c/ Ra-đi-ô làm nhiệm vụ gì thế:

-Đây chính là phương tiện để ‘phục vụ công tác tuyên truyền’.

Để nghe tin tức, để làm âm ly, để làm loa, một chiếc ra-đi-ô của Nhật, chắc chắn là ăn đứt 1 chiếc ra-đi-ô của Hung-ga-ri.

-Mặt khác, theo lời kể của các cựu chiến binh Đoàn Tầu không số (thời những năm 196x), thì trên mỗi một con tầu không số vào Nam, đều được trang bị 01 chiếc đài SONY của Nhật, để làm nhiệm vụ nghe thông tin dự báo thời tiết và tin túc khác. Chiếc đài này, trực tiếp được chính tri viên tầu quản lý.



HÌNH MINH HỌA:

-Tấm hình 1:

Baoleo – đại diện cho các chiến sỹ Hải quân phía bắc – nhận từ anh Ngocbinh Pham trao chiếc ra-đi-ô kỷ vật, cùng tờ báo của Sài Gòn số ra ngày 10/05/1966

01 - Baoleo.jpg




-Tấm hình 2 và 3:
Chiếc ra-đi-ô kỷ vật cùng tờ báo gói

04.png



03.png



-Tấm hình 4 và 5:
Kỷ vật từ con tầu C 100.

06.jpg



07.jpg
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
302
Động cơ
23,320 Mã lực
Tuổi
32
Quãng năm hai ngàn lẻ mấy gì đó, e có đọc báo An ninh thế giới, chuyên đề tài liệu hồi ký/ giải mã tài liệu mật gì đó có đăng mấy kỳ về lực lượng không quân thả dù tiếp tế cho chiến dịch Mậu Thân ở Huế. E chỉ nhớ mang máng là kể chuyện có một liệt sĩ không quân vận tải sống khôn thác thiêng vẫn báo mộng về cho gia đình và có chi tiết là quãng năm 199x, người dân giao nộp vũ khí sau chiến tranh cho huyện đội A Lưới - Huế (hay Hướng Hóa - Quảng Trị gì đó), có một bác người dân tộc Vân Kiều là cựu du kích giao nộp cho huyện đội súng K54 và rất nhiều đạn, huyện đội hỏi là được phát ở đâu thời gian nào thì bác bảo là không phải cấp phát, mà do đi rừng nhặt được trong xác máy bay rơi, vẫn còn rất nhiều súng đạn mà bác không lôi ra được và gặp cả hài cốt phi công, huyện đội thiếu súng thì lên đó mà lấy... Huyện đội tá hỏa cho dân quân du kích theo bác ấy dẫn đường lên chỗ xác máy bay và đã quy tập được liệt sĩ về nghĩa trang, thu hồi lại súng đạn và xác định được đây chính là máy bay của ta tiếp tế cho mặt trận Huế bị rơi...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top