[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Sẽ có loạt bài về ngày 02 và 05 tháng 8 năm 1964, bác ạ ~o). Đó là ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân mà.
Những ngày này, các cựu binh Hải quân gọi nhao đi gập mặt và uống riệu nhiều lắm :D
 

Dodge Ram

Xe điện
Biển số
OF-566248
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
3,009
Động cơ
183,943 Mã lực
Thời bao cấp đói cơm đói cả chữ nên vớ được cái gì đọc được là ngấu nghiến cái đó. Cuốn truyện làm em nhớ mãi là nói về Sỹ quan Hải Quân Phan Vinh trong đoàn tàu không số..
Cuộc đời thật là bi tráng, tình yêu thật lung linh.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 5:

MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125



Mục lục của Thớt 5:

1/ Đề dẫn.

2/ Câu chuyện về tầu C 100.

3/ Câu chuyện về tầu C 187.

4/ Câu chuyện về tầu C 198.

5/ Câu chuyện về tầu V 645.



ĐỀ DẪN

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để trực tiếp chi viện vũ khí, hàng hóa và nhân lực cho cách mạng miền Nam, cùng với con đường vận tải dọc Trường Sơn, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông.

Trong suốt 15 năm làm nhiệm vụ vận tải chiến lược quân sự trên biển (1961-1975), Đoàn 125 đã huy động được gần 1.900 lượt tàu thuyền, vận chuyển hơn 152.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh và hơn 80.000 cán bộ, chiến sĩ từ Bắc vào Nam. Những con tàu ấy đã vượt hàng ngàn hải lý, khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi, chống chọi với hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch.

15 năm ấy, những chuyến tàu lặng lẽ vượt sóng gió, vượt hiểm nguy và tai mắt kẻ thù, chở nặng vũ khí, hàng hóa cùng nghĩa tình miền Bắc đến với chiến trường miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh vượt dãy núi Trường Sơn khó khăn, ác liệt bao nhiêu thì Đường Hồ Chí Minh trên biển còn hiểm nguy, gian khổ gấp nhiều lần. Mỗi chuyến đi của con tàu không số là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt, cảm tử với kẻ thù, với thời tiết.

Đã có rất nhiều con tầu, mãi mãi không trở về.

Thớt này, sẽ kể về một số con tầu anh hùng đó.

++++ Hình minh hoạ:

Tư liệu của ‘Đoàn tầu không số’, mà những con tầu, được kể trong ‘thớt’ này, có ký hiệu được khoanh đỏ.

Số hiệu các tầu chìm.jpg
Em nghĩ vụ tàu C143 ở Vũng Rô cũng xứng đáng được đưa vào nhóm... góc khuất. :)
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
543
Động cơ
43,095 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Tôi cho rằng:
-Đây chính là câu chuyện về: "....chiếc máy bay IL-14 mang số hiệu 506 do phi công Phạm Kế lái chính, xuất kích lúc 17 giờ ngày 7-2-1968......."

-Tờ báo nọ, mà bác đã xem, trong giới nghiên cứu đánh giá rằng: ở đấy, người ta "..luôn viết 'tút' với phong cách liêu trai, và thần thoại..." :D
Em mạnh dạn cho rằng tờ báo ANTG là một loại lá xà lách, có bề dày thâm niên rồi ạ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Sẽ có loạt bài về ngày 02 và 05 tháng 8 năm 1964, bác ạ ~o). Đó là ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân mà.
Những ngày này, các cựu binh Hải quân gọi nhao đi gập mặt và uống riệu nhiều lắm :D
Đang thả hoa kính viếng Hương hồn các liệt sỹ Hải quân.
1000001603.jpg
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Thời bao cấp đói cơm đói cả chữ nên vớ được cái gì đọc được là ngấu nghiến cái đó. Cuốn truyện làm em nhớ mãi là nói về Sỹ quan Hải Quân Phan Vinh trong đoàn tàu không số..
Cuộc đời thật là bi tráng, tình yêu thật lung linh.
Hồi ý nghe đài - còn có món chèo hay kịch gì ấy: cho cụ Phan Vinh tông thẳng tàu sân bay Mỹ luôn. Phát suốt những năm 198x.

Bọn con nít chúng em cứ gọi là thần tượng, khí thế hừng hực.

Sau bớt thần tượng hơn, nhưng vẫn khâm phục chả kém - các cụ thuỷ thủ tàu ấy về được miền Bắc qua ngả Trường Sơn có nhắc chị Trâm. Mãi sau này khi in cuốn hồi ký của chị, thì chị mới được nhiều người biết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Em nghĩ vụ tàu C143 ở Vũng Rô cũng xứng đáng được đưa vào nhóm... góc khuất. :)
Đúng là như thế.
Vụ Vũng Rô đã được đưa vào tiểu thuyết, ký sự. Có thể kể đến như:
-Tập ký Huyền thoại tàu không số dày 390 trang hoàn thành cuối năm 2010, của tác gải Đình Kính,
- 5 đường mòn Hồ Chí Minh của Đặng Phong;
-Những trang đời huyền thoại của Phan Tiến Dũng;
-Tàu không số trên bến Vũng Rô của Tô Phương;
-Chân dung các thuyền trưởng tàu không số của Trịnh Dũng và Thu Hương;
-Đường Hồ Chí Minh trên biển – nhìn từ phía bên kia của Trương Mai Hương, v.v…
-Biền gọi của Hồ Phương,

Và rất nhiều tác phẩm khác nữa, bạn Tuankhoi001 à.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến những người lính Hải quân ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Hồi ý nghe đài - còn có món chèo hay kịch gì ấy: cho cụ Phan Vinh tông thẳng tàu sân bay Mỹ luôn. Phát suốt những năm 198x.

Bọn con nít chúng em cứ gọi là thần tượng, khí thế hừng hực.

Sau bớt thần tượng hơn, nhưng vẫn khâm phục chả kém - các cụ thuỷ thủ tàu ấy về được miền Bắc qua ngả Trường Sơn có nhắc chị Trâm. Mãi sau này khi in cuốn hồi ký của chị, thì chị mới được nhiều người biết.
Thì hồi đấy, tuyên truyền có thể nói quá lên một chút.
Vậy nên, có việc các cụ nhẩy dù của Lữ 305, thả 1 triệu tấn hàng cho Lào, cũng xin mong các cụ ọp-phơ thể tất
~o)
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,210 Mã lực
Hồi ý nghe đài - còn có món chèo hay kịch gì ấy: cho cụ Phan Vinh tông thẳng tàu sân bay Mỹ luôn. Phát suốt những năm 198x.

Bọn con nít chúng em cứ gọi là thần tượng, khí thế hừng hực.

Sau bớt thần tượng hơn, nhưng vẫn khâm phục chả kém - các cụ thuỷ thủ tàu ấy về được miền Bắc qua ngả Trường Sơn có nhắc chị Trâm. Mãi sau này khi in cuốn hồi ký của chị, thì chị mới được nhiều người biết.
Ó cụ nào đọc cuốn Biển gọi chưa. Viết về các thủy thủ tàu không số phải hủy tàu vượt vòng vây ra bắc. Cụ baoleo chắc biết nguyên mẫu của truyện này.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )



(3) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 187 - ĐOÀN ‘TẦU KHÔNG SỐ’

Tút 1: Chiến lệ


1/ Theo chính sử của Lữ đoàn 125:

Ngày 11 tháng 6 năm 1966, tầu vận tải số hiệu C 187 của Lữ đoàn 125 trở 62 tấn 600 kg vũ khí, được lệnh rời bến Đá Bạc (Hải Phòng) đi Hà Khẩu (Trung Quốc) và nghỉ tại đây để chờ thời cơ.

Đến 14 giờ ngày 14 tháng 6 năm 1966, tầu xuất phát đi theo kế hoạch.

Sau 5 ngày hải trình vượt sóng gió vất vả trên biển, đến 14 giờ ngày 19 tháng 6 năm 1966, tầu C187 đến vị trí 8 độ 35 phút vĩ độ bắc, 107 độ 58 phút kinh độ đông thì bị máy bay tring sát của Mỹ phát hiện và báo về trung tâm.

Lập tức Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ điều 3 tầu chiến đấu DD 755, DER 393 và LSD fortuge. Còn Hải quân ngụy thì điều 4 tầu: HQ 225, HQ 227, HQ 231, HQ 238 cùng nhiều tầu xuồng chiến đấu loại nhỏ thuộc Duyên đoàn 35 và Giang đoàn 23 từ các phía tiến về khu vực có tầu C187 của ta đang đi vào, hình thành đội hình bao vây, với ý đồ bắt sống.

Đến 19 giờ ngày 19 tháng 6 năm 1966, tầu C187 của ta đến vị trí chuyển hướng vào bờ theo kế hoạch. Đến 3 giờ 55 phút ngày 20 tháng 5 năm 1966, khi tầu của ta cách bờ khoảng nửa hải lý, thì toàn bộ lực lượng tầu của địch khép dần vòng vây và nã súng uy hiếp về phía tầu C 187.

Thấy tất cả các hướng đều có nhiều tầu địch, chỉ huy tầu động viên anh em vừa đánh trả tầu địch, vửa cho tầu tăng tốc lao về phía bờ.

Nhưng cách bờ chừng 300 mét và cách bến chừng 3 km thì tầu của ta mắc cạn.

Lúc này, cả 4 chiếc tầu của Hải quân Việt Nam cộng hòa tiếp tục nã pháo vào tầu của ta.

Trên trời thì máy bay địch kéo đến thả pháo sáng và oanh tạc.

Ở bến đón tầu của ta, nghe thấy tiếng pháo súng nổ ác liệt ở phía cửa biển, quân ta ở bến đoán là tầu của ta đã gập tầu địch, cán bộ chỉ huy ở bến Trà Vinh chỉ huy lực lượng nhanh chóng cơ động về hướng tiếng súng đang nổ vang rền, và nổ súng chi viện cho tầu C187 của ta, đánh trả tầu địch.

Tình thế vô cùng khó khăn. Thuyền trưởng tầu C 187 cho anh em rời tầu lên bờ bắt liên lạc với bến, đồng thời ra lệnh điểm hỏa khối bộc phá gắn sẵn trên tầu để phá hủy tầu.

Nhưng bộc phá không nổ. Vậy là không phá hủy được tầu.

Quân ta liền dùng DKZ có sẵn trên tầu, bắn vào tầu để kích nổ vũ khí, nhưng tầu chỉ bốc cháy 1 đám nhỏ, còn khối bộc phá vẫn không chịu nổ.

Các tầu địch áp sát vào dập tắt lửa và bắt sống được tầu C 187 cùng toàn bộ 62 tấn 600 kg vũ khí chở theo tầu.

Đơn vị bến đã đã kịp thời chi viện chiến đấu, đánh bị thương 4 tầu địch. Đơn vị bến có 2 đồng chí hy sinh và 2 đồng chí bị thương.

Tầu C187 có 01 đồng chi hy sinh, 03 đồng chí bị thương, trong đó 1 đ/c bị thương và không kịp rời khỏi tầu nên đã bị địch bắt sống.

Con tầu cùng toàn bộ số vũ khí và tài liệu hàng hải đã rơi vào tay địch.

Trong vòng hơn một tháng, Hải quân ta đã mất 02 tầu. Đặc biệt, tầu C187 đã bị địch lấy gần như trọn vẹn con tầu và hơn 62 tấn vũ khí là tổn thất hết sức to lớn.

Phân tích, nghiên cứ vụ việc cả 3 tầu C69, C 110 và C 187 => Bộ Tư lệnh Hải Quân và Chỉ huy Đoàn 125 nhận định:

-Mặc giù máy bay và tầu chiến địch đã phát hiện và theo dõi tầu của ta từ rất xa, nhưng chúng chưa đánh động để tầu ta tiếp tục hải trình. Các trạm ra-đa và máy bay trinh sát tiếp tục theo dõi và quản lý tầu của ta.

Đợi khi tầu của ta đã vào đến lãnh hải của miền Nam và chuyển hướng đi vào bến, thì lập tức các tầu địch mới xuất hiện và bao vây với ý đồ bắt sống, hoặc tiêu diệt khi không thể.

(Về vấn đề này, cá nhân Baoleo tôi đã có bài viết phân tích về ‘Nguyên tắc nổ súng trên Biển Đông’ của tất cả Hải quân các nước. Sẽ đăng vào ọp-phơ khi thích hợp).

2/ Chi tiết thêm về vụ tầu C187 bị địch quân bắt sống:

Chuyến đi lần này, tàu 187 với 18 thủy thủ do thuyền trưởng Phan Văn Xả chỉ huy, được tăng cường thêm cố vấn chính trị viên Hồ Ðắc Thắng và cố vấn thuyền trưởng Dương Tấn Kịch - đều là những người đi biển lão luyện và rất giỏi thiên văn.

Xuất phát từ bến Đá Bạc (Hải Phòng) đi cảng Hà Khẩu (Trung Quốc), sau đó tàu 187 đi vào miền Nam Việt Nam theo hải trình thuộc hải phận quốc tế.

Sáu ngày sau, tàu đã thấy Côn Ðảo. Khi đó là buổi chiều, một máy bay Mỹ đi tuần tiễu phát hiện và chụp ảnh tàu. Mọi người trên tàu vẫn thản nhiên phơi cá, vá lưới - các công việc thường nhật của tàu đánh cá...

Khoảng ba giờ sáng ngày 20-6-1966, tàu đang nhằm hướng đất liền để vào bến Vàm Ba Ðộng (Trà Vinh) thì bất ngờ hai máy bay địch xuất hiện thả pháo sáng, cùng năm sáu tàu địch vây bắn xối xả.

Ðể bảo đảm an toàn và bí mật, các chiến sĩ trên tàu vừa chiến đấu chống trả vừa chuẩn bị hủy tàu. Thuyền trưởng Phan Văn Xả và máy trưởng Vũ Xuân An trực tiếp lắp kíp bộc phá và là những người rời tàu cuối cùng.

Bầu trời Vàm Ba Ðộng hôm đó đen kịt từng bầy trực thăng và máy bay phản lực nhào lộn bắn phá. Phía dưới, các tiểu đoàn lính đối phương đổ bộ chiếm giữ cửa sông và càn quét, truy tìm.

Chính trị viên Lê Công Thương đã trúng đạn hy sinh ngay trên bãi cát cửa Vàm Ba Ðộng, hàng hải 1 Trần Quang Phiêu bị thương và bị địch bắt. Phải ba bốn ngày sau, 16 người còn lại mới được nhân dân địa phương và bộ đội đơn vị 962 tìm thấy, đưa về căn cứ.

++++ HÌNH MINH HỌA

-Hình 1:

Con tầu C187 trên hải phận quốc tế, được máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh. Ta có thể nhìn thấy rõ mặt các thủy thủ. Hy vọng các cựu chiến binh Lữ đoàn 125 đọc ra tên của từng cụ.

03.jpg


-Hình 2:

Tầu C 187 đang được tầu địch dập lửa để bắt sống.

02.jpg


-Hình 3:

Tầu C 187 đang chuẩn bị được địch kéo về căn cứ.

01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Để kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân: Ngày 02 và 05 năm 1964 - Ngày 02 và 05 năm 2024,
=> Nhà cháu sẽ tăng tốc độ 'bốt bài'.
Mong được các cụ ủng hộ ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125)

(3) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 187 - ĐOÀN ‘TẦU KHÔNG SỐ’


Tút 2: Số phận kỳ lạ của một thủy thủ đoàn thuộc con tầu C187:


Sau khi được bộ đội đơn vị 962 tìm thấy và đưa về căn cứ. Và tiếp theo là sáu tháng hành quân trong lòng địch, thủy thủ đoàn tới Rạch Gốc (Cà Mau) - cực nam của Tổ quốc. Tại đây, theo kế hoạch, đoàn sẽ chờ tàu của ta đón ra bắc để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tiếc rằng, điều đó đã không thành hiện thực.

Tàu 165 do thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm chỉ huy khi chuẩn bị vào bến Cà Mau đã bị địch phát hiện, các anh đã kiên cường đánh trả và anh dũng hy sinh khi cách bến có mười hải lý...

Thế là các chiến sĩ trên tàu 187 của Ðoàn 125 đã ở lại, cùng sát cánh với Ðoàn 962 chiến đấu, bảo vệ căn cứ U Minh Hạ - U Minh Thượng.

Tại đây, ông Ðỗ Xuân Tâm, là người thợ máy chính trên tàu không số có biệt danh 187 đã có thời gian sống, chiến đấu gần gũi với ông Bông Văn Dĩa, người chính trị viên trên con tàu gỗ Phương Ðông 1 trong chuyến đi đầu tiên, mở đầu của tuyến đường mang tên Bác Hồ vĩ đại trên biển - con đường đã trở thành huyền thoại trong lịch sử hàng hải thế giới.

Tại căn cứ, ông Tâm được giao nhiệm vụ là máy trưởng tàu 69 (tàu không số chở hàng vào bến Vàm Lũng tháng 4-1966, khi trở ra bắc bị lộ, nên đành phải nằm lại, cất giấu tại căn cứ) để quản lý, bảo quản tàu.

Liên tục nhiều năm, ông Tâm cùng các cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 962 lặn lội, di chuyển và chiến đấu bảo vệ tàu 69 khắp các khu rừng, chống trả với các chiến dịch: "Sóng tình thương", "Dọn cỏ U Minh", "Hạm đội nhỏ trên sông" của địch.

Các chiến sĩ nhiều khi phải trải qua cả tuần luộc quả mắm bảy lần ăn thay cơm, chưng cất nước mặn bằng thùng phuy để lấy nước uống... Nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống. Ðến năm 1972, con tàu 69 được đưa cất giấu tại mũi Xẻo Dà và nằm yên tại đó, do đáy tàu không được bảo dưỡng đã bị nước mặn phá hủy. Một quả bom Mỹ 500 kg đã được đưa vào trong để sẵn sàng phá hủy tàu nếu địch phát hiện. Khi đó, tàu 69 được coi là "quan tài thép - bất khả xâm phạm"...

Sau ngày miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, ông Tâm cùng đồng đội về tiếp quản cảng quân sự Ninh Kiều và cảng Bình Thủy (Cần Thơ).

Một chiều trung tuần tháng 6-1975, người lính Ðỗ Xuân Tâm đã sững sờ khi đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh Hải quân và Ðoàn 125 vào thăm đơn vị có cả... vợ mình đi theo. Ông bồi hồi nhớ lại: Hai vợ chồng nhìn nhau thật lâu, rồi cùng cười rạng ngời hạnh phúc. Sau này, ông có hỏi vợ "Tại sao khi đó lại không khóc?". Bà thật thà nói: "Ðã khóc suốt cả chục năm qua, giờ nước mắt đã chảy hết vào trong tim rồi...".

= = > NHƯ VẬY, chuyến hải trình của người thủy thủ Đỗ Xuân Tâm khi rời cảng ở Hải Phòng để vào Nam, dự kiến chỉ mất khoảng 1 tuần, đã trở thành chuyến đi kéo dài 10 năm.

Thế rồi, ông Tâm chuyển ngành về công tác tại Công ty du lịch Ðồ Sơn.

Năm 1996, ông về nghỉ hưu và mở một cửa hàng nhỏ, có tên là ‘Nhà hàng Gốc Bến Thốc’, một nhà hàng nhỏ với cái tên lạ bên bãi biển Ðồ Sơn.

Căn nhà ông, một địa điểm cách bến K15 - điểm đầu tiên của đường Hồ Chí Minh trên biển có vài trăm mét, đã trở thành nơi hội tụ những người lính của Ðoàn tàu không số.

Nếu có dịp, mời các cụ đang đọc bài này, đến uống bia ở quán ‘Nhà hàng Gốc Bến Thốc’, để ủng hộ cụ Tâm.

++++ Ghi chú của Baoleo:

-Tất cả các con tàu của Đoàn 125 thời chống Mỹ đều do Trung Quốc đóng và viện trợ cho ta.

-Theo sự thống nhất của ta và Trung Quốc, tất cả các con tầu kể trên, đều được lắp máy/động cơ cực khỏe so với tỷ lệ kích thước của con tầu. Thường là được lắp tới 4 máy => mục đích là đạt được tốc độ nhanh nhất có thể khi trở nặng.

=Và đặc biệt là vỏ tầu rất mỏng. Mục đích là khi có biến, thì khối bộc phá gắn theo tầu sẽ được kích nổ, và toàn con tầu sẽ dễ dàng vỡ tan ra từng mảnh.

Và cũng chính vì vỏ tầu rất mỏng, nên tuổi thọ của từng con tầu đều không cao như thông lệ. Mà thực ra, người ta đều biết rằng, số phận của mỗi con tầu đều rất ngắn.

-Chính vì vậy mới có chi tiết như trong bài là: ‘….đáy tàu không được bảo dưỡng đã bị nước mặn phá hủy…..’.


+++++ Hình minh hoạ:

Vợ chồng cụ Tâm bên quán ‘Nhà hàng Gốc Bến Thốc’.

04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )


(4) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 198- ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ


Tút 1:
Thông tin của hai phía:

I/ Thông tin từ chính sử:

1/ Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005) do NXB Quân đội nhân dân ấn hành năm 2005, có đoạn:


“Trong những tháng đầu năm 1967, mặc dù đế quốc Mỹ ngăn chặn gắt gao, Đoàn 125 vẫn tiếp tục tìm mọi cách vận chuyển cho chiến trường. Năm 1967, Đoàn 125 tổ chức 5 chuyến vào Khu 5, bị địch ngăn chặn, 3 chuyến phải quay về, chỉ có 2 chuyến do tàu 43 và tàu 198 đảm nhiệm vào tới nơi an toàn...”.

“Tàu 198 do thuyền trưởng Vũ Tấn Ích và Chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch chỉ huy xuất phát ngày 6 tháng 7 năm 1967. Đêm ngày 14 tháng 7, tàu vào cách bến Ba Làng An (Quảng Ngãi) 6 hải lý thì gặp máy bay và tàu chiến địch bao vây bắn phá. Cán bộ, thủy thủ tàu 198 nổ súng đánh trả địch và cơ động vào bến Ba Làng An. Ở đây, tàu 198 vẫn bị địch tiến công. Trong trận này, chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và Phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp đã anh dũng hy sinh”.



2/ Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (NXB QĐND-2001) viết về sự kiện này có đoạn:

“Tàu 198 đánh trả và cơ động vào bến Ba Làng An (Quảng Ngãi). Song do không tổ chức hủy tàu được nên bị địch lấy nguyên tàu. Anh em lên bờ, đi bộ ra miền Bắc. Trong trận này, chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và Phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp hy sinh. Đây là nỗi đau nhức nhối của Đoàn 125 trên con đường vận chuyển vũ khí vào Nam. Sau này, Đảng ủy đoàn và cán bộ tàu 198 đã kiểm điểm sâu sắc sự việc này”.


II/ Thông tin từ phía Mỹ:

(Tên định danh của Mỹ đặt cho tầu 198 là: “Chồn Alpha”)

Lúc 19h25 ngày 11/7/1967, phi công máy bay tuần tra số 10 – Phi đội tuần tra số 1 báo cáo về Trung tâm giám sát hàng hải tại Đà Nẵng về việc anh ta phát hiện 1 tàu đánh cá vỏ sắt nhỏ có hướng đi 220 độ, với tốc độ 10 hải lý, và vị trí ở phía Đông Chu Lai 55 dặm.

Một máy bay trinh sát tuần tra biển bay rất thấp tới khu vực và đọc được số hiệu 459 trên sườn tàu. Phi công báo cáo sườn bên kia không có số hiệu và con tàu không xác định này chứa 1 thùng lớn trên boong, và di chuyển mà không có ánh sáng đèn.

Một giờ sau, máy bay trinh sát bay vòng lại để kiểm tra chiếc tàu trên và phát hiện chiếc tàu này đã quay đầu và bật đèn sáng, đồng thời chuyển huớng 120 độ, một dấu hiệu khả nghi. Một tàu chiến Mỹ được lệnh di chuyển để tiếp cận và quan sát bí mật chiếc tàu trên. Tàu chiến Mỹ đã phát hiện chiếc tàu đánh cá trên qua ra đa, và nhận bàn giao mục tiêu từ máy bay trinh sát, bắt đầu nhiệm vụ bí mật theo dõi chiếc tàu trên.

Bốn tháng trước, ngày 14/3/1967, một tàu đánh cá khác cũng cố gắng xâm nhập vào khu vực này. Chiếc tàu đánh cá này bị phát hiện bởi máy bay tuần tra của Trung tâm giám sát hàng hải. Những giờ sau đó, các đơn vị của Trung tâm giám sát hàng hải được điều đến để khống chế chiếc tàu này cập bờ. Chiếc tàu đã cập bờ lúc 6giờ sáng. Nhưng lúc 6giờ 30, chiếc tàu đã phát nổ với những mảnh tàu văng ra xa tới cả nghìn mét. Chiếc tàu gần như bị phá hủy hoàn toàn, không còn nhận ra được. Không một loại vũ khí nào trên chiếc tàu này còn có thể sử dụng được, do vụ nổ gây ra. Vì vậy, với chiếc tàu đánh cá mà các lực lượng Mỹ và VNCH đang theo dõi, chiếc tàu có thể tự phá hủy nếu như không bắt giữ được tàu trước khi thủy thủ đoàn phá hủy nó.

Các nhân viên của Hải đoàn giám sát hàng hải phía Bắc tập hợp vào tối 13/7 khi họ chắc chắn rằng chiếc tàu đánh cá này đã quay trở lại khu vực mũi Ba Làng An và bắt đầu lập kế hoạch hành động cho đêm tiếp theo. Với tốc độ của chiếc tàu đánh cá, thời gian nó có thể cập bờ vào lúc 20 giờ ngày 14/4, nhưng thời điểm này có thể không khả thi do lúc đó trăng vẫn còn sáng. Do vậy phán đoán chiếc tàu sẽ đi chậm trong buổi chiều và cố gắng tiếp cận bờ biển vào nửa đêm.

Trong suốt đêm 14/7, mệnh lệnh từ Sở chỉ huy lực lượng đặc nhiệm là bắt đầu thực hiện kế hoạch khi chiếc tàu đánh cá còn cách bờ 5 dặm. Một lúc sau Sở chỉ huy gửi điện xác nhận rằng chiếc tàu đánh cá được xác định là tàu chở hàng chi viện của Bắc Việt Nam.

Sở chỉ huy ra lệnh cho 2 tàu chiến Mỹ (USCGC Point Orient WPB 82319 và USS Gallup PG-85) đang đóng tại Đà Nẵng gia nhập lực lượng đặc nhiệm chặn bắt chiếc tàu đánh cá này, và tham gia vào kế hoạch hành động khi tàu đánh cá Bắc Việt tiếp cận bờ biển. Hai chiếc tàu rời Đà Nẵng vào chiều muộn ngày 14/7, để đến điểm hẹn với lực lượng đặc nhiệm. Cả ba tàu của lực lượng đặc nhiệm (tàu Wilhoite, Gallup và Point Orient) đến đảo Cù Lao Ré, cách mũi Ba Làng An một vài dặm vào buổi tối ngày 14/7.

Kế hoạch của lực lượng đặc nhiệm là tiếp cận tàu đánh cá ở khoảng cách vừa đủ để tàu không thể rẽ trái hoặc rẽ phải để trốn thoát, nhưng chỉ có thể tiếp tục đi về huớng bờ biển.

Lúc 20giờ, khi trời vừa tối, tàu Wilhoite được lệnh di chuyển cách mạn tàu đánh cá 5 dặm, và tàu Gallup được lệnh di chuyển sang phía bên kia của tàu đánh cá.

Lúc này, ba tàu cách phía Đông – Đông Nam đảo Cù Lao Ré khoảng 22 dặm. Ánh sáng hải đăng (?) trên đảo, từ khoảng cách 12 dặm đã có thể nhìn thấy rõ. Trong lúc này, tàu Wilhoite bám sát tàu đánh cá, tàu Gallup và tàu quét mìn Plêdg MSO 492 di chuyển tạo thành rào chặn phía Nam.

Từ lúc 21 giờ 30 đến 22 giờ 30, tàu đánh cá thực hiện một hoặc 2 lần thay đổi hành trình nhẹ, làm cho chiếc tàu chuyển dịch về phía Nam Cù Lao Ré, nhưng sau đó tiếp tục ổn định hướng đi thằng về phía Tây đến bờ biển Nam mũi Ba Làng An. Một bức điện nhận được từ Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm cho biết, lực lượng đón tiếp trên bờ của Quân đội Bắc Việt đã chờ sẵn ở sông Sa Kỳ để bốc dỡ hàng trên tàu.

Dựa trên thông tin trên, có thể lựa chọn tàu tuần tra để theo sát con tàu đánh cá. Tàu PCF 79 được giao nhiệm vụ này.

Chiếc tàu đánh cá bây giờ cách bờ biển 25 dặm. Kể từ đây, tàu đánh cá nâng tốc độ di chuyển lên 15 hải lý. Vì vậy, tàu Gallup và Wilhoite được lệnh bám sát tàu cá, và rút ngắn khoảng cách xuống còn 3 dặm.

Lúc 23 giờ 30, tất cả các đơn vị được lệnh vào vị trí. Tàu Wilhoite chiếm lĩnh vị trí 20 độ ở phía mạn phải tàu cá, với khoảng cách là hơn 4km, tàu Gallup chiếm lĩnh vị trí tương tực phía sau tàu cá. Tàu Orient và PCF79 tiến tới vị trí mạn phải với khoảng cách hơn 2km.

PCF79 tiếp cận tàu cá với tốc độ cao, từ phía Tây tàu, với khoảng cách 100m, duy trì tốc độ cao khi tàu cá đi qua điểm cách bờ biển 5 dặm. Lúc này là 0giờ 11 phút ngày 15/7/1967, tàu cá vượt qua điểm ngăn chặn – 5 dặm cách bờ biển. Thời điểm này trăng lưỡi liềm đã xuống thấp và lặn vào sau đám mây. Tàu Point Orient bắt đầu bắn pháo sáng và sỹ quan hải quân VNCH trên boong tàu phát loa kêu gọi thủy thủ đoàn tàu cá đầu hàng. Chiếc tàu cá phớt lờ lời kêu gọi và bắt đầu bắn vào tàu Mỹ, tiếp tục di chuyển huớng vào bờ.

Lúc 0 giờ 20 phút, tàu cá còn cách bờ 3 dặm, các đơn vị thuộc lực lượng đặc nhiệm bắt đầu khai hỏa. Khoảng 5 phút sau, tàu cá bắn tàu PCF79 bằng vũ khí tự động và 1 hoặc 2 súng cỡ lớn (Sau này xác định tài cá được gắn 3 súng 12,7mm và ít nhất 1 súng DKZ 57mm).

Lúc 0 giờ 40, dưới làn mưa đạn, tàu cá chạy quanh doi cát, cách mép biển 60m, ở cửa sông Sa Kỳ.

Lúc 1 giờ một số tiếng nổ phát ra từ tàu cá. Lúc này lực lượng pháo binh của quân đội Nam Triều Tiên đóng gần mũi Ba Làng An bắt đầu bắn phá khu vực xung quanh tàu cá, và tiếp tục bắn cho đến lúc 6giờ.

Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ, tàu Walker, trực thăng vũ trang và máy bay phản lực bắn phá liên tục khu vực để yểm trợ cho các lực lượng thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên trên đường tiếp cận bằng trực thăng lúc 7 giờ 15. Tham gia còn có một số tàu tuần tra của phía VNCH.

Lúc 12 giờ 30, các chuyên gia chất nổ Mỹ đã lên tàu cá, vô hiệu hóa được hệ thống tự hủy của con tàu, bao gồm cả hệ thống kích hoạt khối thuốc nổ 1 tấn TNT.

Lúc 16 giờ 10, tàu cá được 2 tàu LCM kéo ra khỏi doi cát và kéo về cập cảng Chu Lai lúc 20 giờ. Trong quá trình kéo về cảng, sự chuyển động của khối không khí trên con tàu đã làm bùng lên ngọn lửa duới boong tàu, với sự trợ giúp từ 2 tàu PCF, ngọn lửa đã bị dập tắt.

Hàng tấn vũ khí và đạn dược trên con tàu đã được phát hiện. Con tàu chở theo khoảng trên 700.000 viên đạn, trên 1200 súng, bao gồm súng máy – súng phóng lựu chống tăng – súng trường.

Con tàu bị bắt giữ có động cơ được chỉnh sửa với tiếng ồn thấp khi chạy, và hệ thống bơm nước mạnh. Một thủy thủ nguời Bắc Việt, bị chết trên phòng thủy thủ.

Chi tiết số lượng vũ khí mang trên tàu:

706.080 đạn 7.62mm

5.750 đạn 12.7mm

996 đạn cối 82mm

213 đạn B40

6 đạn DKZ 57mm

1.960 mìn chống bộ binh

1.734 lựu đạn

3.4 tấn thuốc nổ C4

1.5 tấn thuốc nổ TNT, và kíp nổ, pin…

3 súng 12.7mm

975 súng trường

189 súng AK

25 súng B40

9 súng máy K53

Đây là lần thứ 8 bắt giữ được tàu vận chuyển tiếp tế của phía Bắc Việt kể từ tháng 2/1965, khi bắt đầu ngăn chặn việc Bắc Việt sử dụng tàu đánh cá vỏ thép để vận chuyển. Bảy lần bắt giữ trước thì có 3 tàu bị phá hủy, 1 tàu bị hư hỏng, 1 tàu bị bắt và 2 tàu quay trở lại Bắc Việt.

++++ Hình minh hoạ

-Tầu 198 bị một tàu tuần tra cùng 2 tàu đổ bộ Mỹ kẹp giữa lai dắt, đi về cảng Chu Lai 7-1967
198-01.jpg


-Tầu 198 bị đối phương trưng bày tại cảng Bạch Đằng – Sài Gòn.

198-02.jpg


-Một số vũ khí trên tầu 198, bị đối phương thu giữ.

198-03.jpg


198-04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )

(4) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 198- ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ



Tút 2:
Câu chuyện về Thuyền trưởng tầu 198 Vũ Tấn Ích:

1/ Việc tàu 198 bị bắt đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng những người lính Hải quân chúng tôi, cho dù 50 năm đã trôi qua.

Ông Trần Hậu Vệ, một cựu chiến binh tàu không số hồi tưởng:

-“Sau chuyến tàu đó như tôi biết, đồng chí Ích bị kỷ luật khiển trách nội bộ bởi lúc đó có thể nói là rất hiếm cán bộ thuyền được chọn lựa về đoàn tàu không số. Lỗi lầm hết sức lớn bởi từ vụ của đồng chí Ích trở đi, đoàn tàu không số phải chịu nhiều tổn thất, mất mát lớn, mà tiêu biểu là những chuyến đi của các tàu trong Tết Mậu Thân 1968. Ba con tàu ra đi trong dịp đó, chỉ có tàu 56 của chúng tôi thoát hiểm được”.

- “Thật lòng, không sợ mất lòng mà nói thì bác Ích rất có công, nhưng cũng có “tội”. Con tàu không đánh bộc phá dứt điểm ở bến Ba Làng nên địch đã lấy toàn bộ vũ khí tàu 198 về Sài Gòn khoe mẽ với dân chúng...”.

2/ Người thuyền trưởng tầu 198, đến nay vẫn còn sống và từng phải chịu nhiều nỗi đau day dứt khi không hoàn thành nhiệm vụ, để tàu rơi vào tay địch...

Người thuyền trưởng ấy là ông Vũ Tấn Ích. Người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào, nay đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn còn rất minh mẫn.

Hiện ông đang sống trong một ngôi nhà nhỏ tại phố Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng.

Sau 45 năm xẩy ra sự kiện, năm 2012, khi lần đầu tiên ông được nghe tường thuật chi tiết về trận rượt đuổi con tàu do mình làm thuyền trưởng từ phía đối phương. Ông cũng ngạc nhiên vô cùng khi đối phương đặt tên cho con tàu thật ngộ nghĩnh “Chồn Alpha”. Ông thừa nhận những gì đối phương miêu tả tương đối chân thực và sát với diễn biến của cuộc rượt đuổi. Ông nói:

- Đó là một chuyến đi đầy cam go, khi biết địch vây ép, tôi bình tĩnh yêu cầu anh em không manh động. Vào tới gần Lý Sơn, thấy ánh đèn tàu, tôi quyết định cho bật đèn hành trình để đi, đồng thời ngầm báo với địch: mình là tàu cá, làm ăn “chân phương”. Đến khi chúng không ép nữa, bỏ đi rồi chúng tôi mới táo bạo lao vào bờ thì... Chi tiết họ viết rằng tìm thấy một xác thủy thủ trên tàu là đúng. Đó là thi thể anh Trạch, chính trị viên. Khi tàu đã mắc cạn và chiến đấu với địch hàng giờ, bị địch bao vây, chúng tôi đã quyết định rút khỏi tàu và cử Chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và Phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp ở lại hủy tàu. Tuy nhiên, không hiểu sao hai anh đã không thể kích nổ được bộc phá theo kế hoạch. Anh Nghiệp sau khi rời tàu, bơi được vào bờ nhưng bị thương nặng đến hôm sau thì hy sinh. Còn anh Trạch, có lẽ đã hy sinh vì trúng đạn khi còn ở ngay trên tàu.

Về hình thức kỷ luật sau vụ bị đối phương thu tàu ấy, ông nói:

- Lúc đó chi bộ họp kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại cay đắng. Chúng tôi đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Riêng tôi là thuyền trưởng, nói gì thì nói, nguyên nhân gì thì nguyên nhân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm trước hết thuộc về người chỉ huy. Tôi đã nhận trách nhiệm thuộc về mình. Cấp trên chỉ đạo phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, tuy nhiên cũng không thi hành hình thức kỷ luật gì cụ thể. Không có hình thức kỷ luật nào, nhưng thất bại ấy luôn là nỗi đau đè nặng suốt cuộc đời tôi như một ám ảnh. Đau vì thất bại, mất tàu là một chuyện, nỗi đau lớn hơn chính là sự hy sinh của đồng đội, mình trở về, còn anh em mãi mãi nằm lại” – ông tâm sự.

Dù là một con cá kình trong đội tàu không số, từng thực hiện 9 chuyến đi biển, trong đó có 6 chuyến thành công nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông đúng là “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, đến lần thứ chín thì xảy ra sự cố với tàu 198. Không bị kỷ luật nhưng ở một khía cạnh nào đó, ông Ích đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Ông không được làm thuyền trưởng, không được đi biển nữa mà được điều về bộ phận tác chiến của Lữ đoàn. Năm 1970, ông được điều chuyển về đơn vị đặc công nước rồi lại về làm Tiểu đoàn trưởng đơn vị tàu rà phá ngư lôi. Năm 1975, ông vào chiến trường Liên khu 5, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và công tác tại Quân khu 5, tới năm 1982 thì nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Tuổi xế chiều, người vợ lại ra đi quá sớm, ông phải vật lộn với cuộc sống, lo cho con, cho cháu.

+++++ ẢNH TƯ LIỆU:

-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 1967

ích 1.jpg


-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 2012

ích 2.jpg


3/CÂU CHUYỆN TÂM LINH:

Chiến tranh thật khắc nghiệt, để lại bao thân phận đắng cay. Nhưng điều còn mãi là tình người. Cách đây hai năm, chị Loan, vợ anh Nghiệp ở Tứ Kỳ, Hải Dương – người vẫn ở vậy thờ chồng mấy chục năm qua cùng em trai anh đã tìm gặp ông Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào.

Sau đó, chị đã cùng ông trở lại Quảng Ngãi tìm hài cốt anh Nghiệp.

Thật cảm động, bác Nguyễn Tương, nguyên Chủ tịch xã từ năm 1967 đã mang thi hài anh về chôn trên rẫy cạnh nhà mình. Lúc chiến tranh vội vàng, gấp gáp, bác cũng không kịp hỏi tên, chỉ biết người lính hy sinh là thuyền phó nên nhà bác có tám anh em, bác gọi anh Nghiệp là... “chú Chín”, thờ phụng, cúng giỗ như ruột rà. Rồi bác cùng anh em lại lo đưa anh về nghĩa trang liệt sĩ xã, đề mộ vô danh...

Trước cuộc gặp gỡ ấy, bác Tương bất ngờ nằm mơ thấy anh Nghiệp về, đòi bác làm cơm để chia tay. Lúc đưa chị Loan ra nghĩa trang, dù không nói trước anh nằm mộ nào, tự dưng chị đi thẳng tới ngôi mộ vô danh số sáu, đúng mộ anh nằm, ôm lấy mộ kêu tên anh, khóc thảm thiết.. .Có lẽ, đạn bom, thời gian, nỗi đau cách trở dường như không ngăn được sợi dây tình cảm thiêng liêng, kỳ diệu...

241365215_1909692925859102_7898857870291215920_n.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top