[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Clip vụ nổ tại Văn Phú - Hà Đông
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 8:

VỤ NỔ Ở VĂN PHÚ – HÀ ĐÔNG NĂM 2016


Khoảng 15 giờ 10 phút này 19/03/2016, một vụ nổ kinh hoàng và thảm khốc đã xảy ra tại nhà số 15–TT19 ở khu đô thị Văn Phú thuộc quận Hà Đông, dọc đường Lê Trọng Tấn, điểm giao cắt với phố Quang Trung – Hà Đông.

Tâm vụ nổ gây ra một hố sâu 2m và có diện tích 4m² trước cửa hàng phế liệu ở địa chỉ trên.

Vậy:

-Cái gì nổ thế

Thớt 8 này, sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi trên.


Tút 1: Tên lửa Sam 2: năm 1972 – năm 2016 – và năm 2022

Cứ vào dịp tháng 12 hàng năm, thì đồng loạt truyền thông lại nhắc tới sự tích tên lửa SAM 2 của ta, bắn nổ máy bay B 52 của Mỹ, hồi năm 1972.

Tuy nhiên:

- Chiến tranh không chỉ có vinh quang. Chiến tranh còn có tổn thất.

Đặc biệt, nếu trong thời bình, chúng ta không cảnh giác, không cẩn thận, thì hậu quả chiến tranh còn đáng sợ hơn.

Hãy luôn luôn cảnh giác và thận trọng – Người ơi.

1/Lược trích diễn biến trận đánh rạng sáng ngày 22/12/1972:

Từ đêm ngày 21/12/1972 tới 04 giờ sáng ngày 22/12/1972, không quân chiến lượng của Mỹ đã tung tổng cộng 3 đợt tấn công/không kích vào Hà Nội.

Dường như kế hoạch ném bom đợt thứ 3 hôm đó, được chỉ huy trưởng căn cứ của SAC bíp-phinh (briefing) giao nhiệm vụ cho các tổ bay, với giãn cách 4 tiếng mỗi đợt theo khung giờ mục tiêu, là đánh bom vào:

- Tiểu đoàn kỹ thuật 80, là MỘT trong 3 đơn vị duy nhất, phục vụ cho việc sản xuất lắp ráp đạn tên lửa Sam-2 cho Hà Nội cuối năm 1972.

Thời đó (năm 1972), thôn Mậu Lương từng là doanh trại của Tiểu đoàn kỹ thuật 80, một đơn vị sản xuất lắp ráp đạn tên lửa Sam-2 của Trung đoàn tên lửa 257. Các nhà kho, xưởng lắp ráp đạn được đặt giữa các vườn chuối và nhãn um tùm.

- Vị trí đóng quân của Tiểu đoàn kỹ thuật 80 là ở Đại Mỗ, nằm chính ngay trên mặt đường dẫn từ Hà Đông vào An Khánh, nơi có lớp học cấp 3 - của trường cấp 3 Quang Trung, của Baoleo tôi học hồi sơ tán cuối năm 1972.

- Không rõ vệt bom này đã gây tổn thất đạn tên lửa Sam-2 của ta ra sao, nhưng làng nghề rèn dao kéo Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) bị dính một vệt bom rải thảm của B-52 vào hồi 03 giờ 45 phút đêm ngày 21/12/1972 (tức rạng sáng ngày 22/12/1972).

Vệt bom này kéo dài 1.800 mét, rộng 150 mét từ cuối thôn Mậu Lương tới thôn Đa Sỹ, đã giết hại 54 người già, phụ nữ, trẻ em, làm bị thương 24 người, 196 nhà sập đổ.

2/ Chiến công rạng sáng ngày 22/12/1972:

-Vào lúc 03h40 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 93, thuộc Trung đoàn tên lửa 261 (mật danh là ‘Đoàn Thành Loa’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Quỳnh Côi – Thái Bình.

- Vào lúc 03h41 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 57, cũng thuộc Trung đoàn tên lửa 261 (mật danh là ‘Đoàn Thành Loa’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Chợ Bến – Hòa Bình.

- Vào lúc 03h42 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 78, thuộc Trung đoàn tên lửa 257 (mật danh là ‘Đoàn Cờ Đỏ’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Thanh Miện – Hải Dương.

Những chiến công này, đã góp phần làm xoa dịu nỗi đau của đợt không kích thứ ba, do không quân Mỹ gây ra, cho dân làng Đa Sỹ và Mậu Lương.



+++++ Hình ảnh minh họa.

-Tranh vẽ mô tả trận chiến giữa tên lửa Sam 2 của ta và máy bay B 52 của Mỹ, trên bầu trời Hà Nội, tháng 12 năm 1972.

Trong tranh vẽ, ta có thể nhận ra các trận địa tên lửa ở Chèm và ở Cổ Loa, đang phóng tên lửa vào B-52.

Vệt bom B 52, dường như ở toạ độ khu An Dương.

Trên bầu trời, có 1 chiếc B 52 đã bị tên lửa bắn trúng, khi cả đội hình máy bay B 52 đang trên đường bay ra, sau khi cắt bom – điều này phản ánh khá đúng theo thực tế. Con B 52 này, theo như toạ độ và hướng bay sau khi trúng tên lửa Sam 2, sẽ rơi ở Phúc Yên. (Các cụ sẽ xem hình 00 – C, để có bình luận thêm).
00-A.jpg




- Tên lửa của Tiểu đoàn kỹ thuật 80 , đang được để bên vệ đường, khu vực Đại Mỗ, năm 1972.

Đây là con đường dẫn từ Hà Đông vào An Khánh, nơi có lớp học cấp 3 (trường cấp 3 Quang Trung – Hà Đông) của Baoleo tôi học hồi sơ tán cuối năm 1972.

00-B.jpg




-Bảng vàng chiến công trong chiến dịch ’12 ngày đêm năm 1972’, của bộ đội Tên lửa. Thông qua ‘Bảng vàng’ chính thức của Quân chủng Phòng không – Không quân, được đăng trong ảnh này, thì tất cả 16 máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ trên đất Việt Nam, đều do tên lửa Sam-2 bắn hạ.

00-C.jpg
Ông bẹn già dạo này viết ác chứng tỏ có rảnh rỗi và khỏe mạnh 💪
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Ông bẹn già dạo này viết ác chứng tỏ có rảnh rỗi và khỏe mạnh 💪
Hi hi, rảnh rỗi gì đâu.
Chả có cô bạn gái nào, thì đành vùi đầu vào viết lách cho khuây khoả.
Đang nhạt mồm nhạt miệng lắm, bạn lính angkorwat ơi :D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Hi hi, rảnh rỗi gì đâu.
Chả có cô bạn gái nào, thì đành vùi đầu vào viết lách cho khuây khoả.
Đang nhạt mồm nhạt miệng lắm, bạn lính angkorwat ơi :D
Chính ra nhiều bạn gái, lúc vui riêng chả nói, mà lúc viết lách lại trong cái cảnh bị lộ rồi thì nhìn trước ngó sau, nhấc lên đặt xuống cứ là mệt vãi ;)) ;)) ;))
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Chính ra nhiều bạn gái, lúc vui riêng chả nói, mà lúc viết lách lại trong cái cảnh bị lộ rồi thì nhìn trước ngó sau, nhấc lên đặt xuống cứ là mệt vãi ;)) ;)) ;))
Chuẩn đét.
Cái này thì bạn lính angkorwat của tôi, cứ gọi là sợ chết khiếp :D :D :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 9:

CUỘC ĐỜI MIG 19 TRÊN ĐẤT VIỆT


(Sẽ gồm 3 tút)

Tút 1: Giới thiệu

1/ Giới thiệu khái quát tính năng của Mig 19:

a/ MiG-19 (NATO định danh Farmer), thuộc loại tiêm kích thế hệ 2 do tập đoàn Mikoyan - Gurevich sản xuất, máy bay được thiết kế để thay thế cho MiG-17. MiG-19 được trang bị 2 động cơ phản lực RD-9, nó có thể đạt tốc độ tối đa 1.455 km/h.

--------
NOTE của Baoleo:

Mig 19 là một đứa con lạc loài của dòng Mig.

Mig 19 ra đời khi kỷ nguyên của máy bay chỉ trang bị pháo, mà không được trang bị tên lửa, đã chính thức chấm dứt.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu siêu âm mang tên lửa (ở đây là Mig 21), chưa được hoàn thiện, kiểu như còn đáng bú ti mẹ.

Vậy nên, dòng Mig 19 là một đứa con ‘thêm nếm’ trong một lần ‘nhỡ kế hoạch gia đình’.

Điện hình là động cơ của Mig 19 không được thiết kế kịp, để cho phù hợp với cấu hình của máy bay.

Kết quả là động cơ dùng cho Mig 19 là 2 động cơ phản lực RD-9, một loại động cơ chắp vá và vội vàng.

Có thể ví Mig 19 như là một cú ‘vượt rào’ cuối cùng của một ông cụ 90 tuổi (thế hệ máy bay chỉ có pháo), với một cô thôn nữ 18 trăng tròn (ý tưởng máy bay chiến đấu mang tên lửa), hòng cho ra đời một đứa con khỏe mạnh.

Hỡi ôi, tinh trùng yếu, cho nên nàng thôn nữ có mơn mởn ra sao, thì đứa con ra đời, cũng vẫn luôn èo uột.

Mig-19 là một minh chứng điển hình cho câu chuyện thụ thai kiểu đó.

Mà Mig-19 của Việt Nam ta, lại do Trung Quốc và chế tạo, dựa trên bản thiết kế của Liên Xô, có tên gọi là Shenyang J-6

Khác nào đứa con ra đời, là trong một đêm mưa gió, có một ông cụ 90 bị cảm lạnh, vẫn bị cô thôn nữ 18 xuân xanh bắt ‘chiều’. Nên đưa con J-6 ấy, nó lại càng èo uột hơn người.


------- ---------


b/ Vũ khí chính trên MiG-19 là 3 khẩu pháo 30 mm với cơ số đạn 200 viên, ngoài ra cánh máy bay có 4 điểm treo cho tên lửa không đối không RS-3, bom hoặc rocket không điều khiển.

MiG-19 là một máy bay chiến đấu khá nhanh nhẹn, 3 khẩu pháo 30 mm mang lại cho nó lợi thế rất lớn trong các trận không chiến quần vòng cự ly gần.

Tuy nhiên điểm yếu của MiG-19 là rất ngốn nhiên liệu, phạm vi hoạt động của máy bay khoảng 1.390 km. Nhưng trong thực tế chiến đấu, do phi công liên tục phải bật tăng lực để đuổi theo đối phương hay cơ động tránh hỏa lực nên bán kính tác chiến bị thu hẹp khá nhiều.

2/ Mig 19 đến Việt Nam:

Đầu năm 1966, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số máy bay J-6, một biến thể của MiG-19.

Với số máy bay này, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3 được thành lập tại Sóc Sơn với phiên hiệu Trung đoàn không quân tiêm kích 925, với Trung tá Lê Quang Trung làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Mai Đức Toại làm Trung đoàn phó.

Một số cán bộ, phi công Trung đoàn 923 được huấn luyện chuyển loại MiG-19 tại căn cứ Trường Không quân số 1 ở Tế Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, do tình hình chiến đấu ác liệt và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc nên mãi đến tháng 10 năm 1969, trung đoàn mới về nước tham chiến, đóng căn cứ tại Yên Bái.

Lúc này, Mỹ đã chấm dứt chiến dịch ném bom lần thứ nhất tại Bắc Việt nam, từ lâu …dồi.

Tổng số máy bay Mig 19, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam là khoảng 36 chiếc MiG-19, đây là một phiên bản do Trung Quốc sản xuất với tên gọi Shenyang J-6. Chúng được sao chép trên cơ sở thiết kế của MiG-19S Liên Xô.

Nhưng khi về Việt Nam vào tháng 10 năm 1969, ta chỉ mang theo về 12 chiếc. Số còn lại, gửi tại Trung Quốc rồi mang về dần.

++++ Hình minh hoạ:

Máy bay J-6 của Trung Quốc.

04.jpg


05.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 9:
CUỘC ĐỜI MIG 19 TRÊN ĐẤT VIỆT

(Sẽ gồm 3 tút)

Tút 2: Lịch sử chiến trận:

Tháng 4 năm 1972, Mỹ quay trở lại đánh phá bằng không quân với miền Bắc Việt Nam.

Và Mig-19 (J-6) bắt đầu bước vào chiến đấu.


Ngày 8/5/1972:

Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 925 sử dụng máy bay MiG-19 xuất kích trận đầu. Biên đội chiến đấu của Trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Yên Bái, nhà máy thủy điện Thác Bà, ngăn chặn đội hình Không quân Mỹ từ hướng Tây.

Do các máy bay MiG-19 lần đầu xuất kích nên Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho biên đội MiG-21 của Trung đoàn 921 làm nhiệm vụ hỗ trợ, thu hút các tiêm kích của Mỹ. Nhiệm vụ của MiG-19 là đánh chặn các tốp cường kích.


Xuất kích với Biên đội 4 chiếc: Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Đức Tiệm, Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) và Phạm Hùng Sơn (Sơn B).

Tiếp và Sơn bắn rơi 2 chiếc. Địch không có số liệu xác nhận.

Diễn biến chính: Tiếp báo bắn trúng 1 chiếc F4 và nó đang lao xuống. Sau đó anh nhìn thấy dù, nên báo cáo ngay phi công Mỹ đã nhảy dù.

Nhưng hoá ra đó lại là chiếc dù hãm của Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) trong lúc cuống quít ấn nút bỏ thùng dầu phụ thì lại ấn nhầm nút dù hãm. Nguyễn Hồng Sơn bắn trúng một F-4 và thấy lửa lém ra sau thân nó. Nhưng do thấy một rặng núi hiện ra ngay phía trước nên anh vội vòng ra.


10/05/1972:

Mất 3 chiếc. 1 chiếc bị bắn rơi. 2 chiếc hỏng nặng khi hạ cánh. 2 phi công hi sinh.

Diễn biến:

Một biên đội Mig-21 bay lên Tuyên quang thu hút địch. Mở đường cho Mig-19 xuất kích.

Biên đội 1 gồm 4 chiếc. Hai phi công Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Đức Tiệm vừa cất cánh đã bị địch đánh chặn ngay trên khu vực sân bay. Hai anh chiến đấu nhưng không bắn trúng địch.

Mãi tới 15 phút sau 2 chiếc còn lại của biên đội 1 gồm Phạm Hùng Sơn (Sơn B) và Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) mới cất cánh được. Sơn B nhanh chóng bắn gẫy đôi 1 F-4 (cả 2 phi công Mỹ Harris và Wilkinson bị chết). Nhưng ngay lúc đó Sơn A trúng tên lửa (nghi là SAM) trên không phận Tuyên Quang. Tuy nhảy dù ra được nhưng anh bị chết do chấn thương khi tiếp đất.

Sau gần 20 phút:

Biên đội 1 về cố hạ cánh trong tình trạng không còn dầu. Nguyễn Đức Tiệm hết sạch dầu, phải bổ nhào từ độ cao 1.600m xuống để lấy tốc độ hạ cánh cứu máy bay. Anh chạy trượt quá ra ngoài đường băng nên máy bay hỏng nặng, tuy anh không sao.

Nguyễn Ngọc Tiếp và Sơn B quay về đã mở càng đang hạ cánh thì F-4 ập tới. Sơn B thu càng quay lại nghênh chiến. Tiếp tranh thủ hạ cánh an toàn. Sơn B cũng hạ cánh tốt.

Biên đội Mig-19 thứ 2, Nguyễn Mạnh Tung + Phùng Văn Quang + Nguyễn Ngọc Tâm + Nguyễn Thanh Long, cất cánh cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Vừa lên đã gặp địch.

Nguyễn Mạnh Tung nhanh tay bắn nổ tung một F-4D do Robert Lodge và Roger Locher lái, một tên chết, một tên được trực thăng đưa về. Theo sử gia Hungary, chiếc F-4D này vừa ngay vài phút trước đó báo cáo bắn rơi 1 Mig-21 của ta, và 2 tên này đã từng hạ 3 Mig.

------- ------- ------
NOTE của Baoleo:

Tình tiết câu chuyện cứu phi công Mỹ này, nhà cháu sẽ bốt sau ạ.

---------- ----------

Địch bủa vây tứ phía, ta không có cách nào phát triển được. Sau 18 phút chiến đấu, Sở Chỉ huy trung đoàn và Sân bay yêu cầu phi công tìm cách hạ cánh ngay lấp túc, vì cho dù máy bay địch vẫn ken đầy trên bầu trời sân bay, nhưng ta cũng không còn dầu để chiến đấu.

Nguyễn Ngọc Tâm hạ cánh tốt. Phùng Văn Quang giữ tốc độ cao sẵn sàng ứng chiến, nhưng bất ngờ hạ độ cao, hạ cánh ngay trước mắt địch. Do tốc độ hạ cánh lớn anh chạy trượt ra ngoài đường băng nhưng cả anh và máy bay an toàn.

Nguyễn Mạnh Tung không thoát li kịp nên hết dầu. Cố gắng giữ máy bay, anh bổ nhào từ độ cao lớn, 1.400m. Do tiếp cận đường băng quá gấp và quá nhanh, máy bay trượt ra khỏi đường băng, lật ngửa, nổ tung, anh hi sinh trong buồng lái. Nguyễn Thanh Long đang tiếp cận đường băng thì bị địch rượt đuổi phải vòng gấp, nhưng sau đó vẫn may mắn hạ cánh thành công.

Sau trận này, Đơn vị chuyển về Sân bay Gia lâm.


12/05/72:
Xuất kích với Biên đội 4 chiếc. Không có chiến công nào, nhưng bị mất một chiếc.


18/05/72:
Sáng Biên đội 4 chiếc bắn rơi 1 F-4D trên đỉnh sân bay Nội bài.

Chiều biên đội 2 chiếc tiếp chiến 12 F-4B trên đỉnh sân bay Kép bị bắn rơi cả hai, hi sinh 2 phi công.


23/05/1972:

Biên đội Một gồm 4 chiếc tiếp chiến 16 F-4E tại Yên bái.

Sơn B và Nguyễn Hùng Sơn (Sơn C) bắn rơi 2 chiếc. (Địch không có số liệu xác nhận).

Nguyễn Đức Tiệm bị trúng SAM và nhảy dù.


02/06/1972:

Biên đội 4 chiếc xuất kích từ Gia Lâm lên đánh địch trên đỉnh Sân bay Kép.

1 Mig-19 bị địch bắn rơi trên không phận Bắc Giang. 1 Mig-19 bị SAM bắn rơi, phi công hi sinh.

---------- ------
NOTE của Baoleo:

Cho đến lúc này, ít nhất đã có 3 Mig 19 bị tên lửa SAM của ta, bắn nhầm.

---------- ----------

Tháng 9/1972:

Trung đoàn mất thêm 3 Mig-19 trong các trận không chiến. Địch tuyên bố bắn rơi 4 chiếc (ngày 2, 9, và 6/10).

Theo sử gia Hungary, sau tháng này, tổng số máy bay còn lại là 54 Mig-19 (đều do Trung quốc sản xuất). Trung đoàn không tham chiến tiếp.

Sau này, đến năm 1975, còn có 2 chiếc Mig 19 nữa bị tai nạn đâm nhau trên đường cất cánh, khi tập luyện để tham gia duyệt binh mừng Thống nhất năm 1975.

Vậy trung đoàn bắn rơi 5 máy bay địch (địch chỉ công nhận bị mất 2 chiếc trong số 5 chiếc đó) và mất 11 máy bay (trong đó có 3 lần bị quân nhà bắn nhầm). Bảy phi công hi sinh.


4/ Đoạn kết:

Từ tháng 10 năm 1972, Mig 19 và Trung đoàn 925 không đánh thêm một trận nào nữa.

Đến năm 1975, Mig 19 có tham gia vào cuộc duyệt binh mừng thống nhất, nhưng bị tai nạn, mất 2 chiếc Mig 19.

Đến năm 1979, sau khi ta giải phóng Pnong-Pênh, có thu giữ được 1 trung đoàn Mig 19 của Pốt.

Lúc này, Phi công của Trung đoàn 925 được cử sang Căm Pu Chia, làm nhiệm vụ huấn luyện giúp phi công Căm Pu Chia sử dụng số Mig 19 thu được này.

Những năm đầu 198x, toàn bộ Mig 19 còn lại ở Yên Bái, được chuyển vào Nam.

Cuối 8x, Mig 19, tức là Shenyang J-6 của Trung Quốc, được Việt Nam loại biên.

Kết thúc cuộc đời của dòng Mig 19 trên đất Việt Nam.


5/ Hình minh họa:

Mig 19 của Việt Nam

01.jpg



02.jpg


03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 9:
CUỘC ĐỜI MIG 19 TRÊN ĐẤT VIỆT


(Sẽ gồm 3 tút)


Tút 3: Khúc vĩ thanh

Tháng 2 năm 1979, 8 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 được dẫn bay chuyến sân từ Biên Hòa sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến.

Trong năm 1979, MiG-19 tham gia xuất kích 94 lần/chiếc với 71 giờ bay, trong đó có 4 trận chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ tại Pai Lin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lếch (tây nam Bát Tam Băng 35km). Được các đồng chí Phạm Ngọc Lan và Lưu Huy Chao trực tiếp chỉ huy và kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông dẫn, các phi công Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Vũ Hiệu, Nguyễn Thế Ngữ, Vũ Công Thuyết... đều đánh trúng các mục tiêu được giao.

Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy trước đây đã dẫn MiG-19 bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường miền Bắc, nay lại dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-19 mang bom chi viện hỏa lực cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam-pu-chia.

MiG-19 đã nối tiếp được các chiến công về đánh bom mặt đất của không quân ta.
Cụ thể:

Thoạt đầu là AN-2

Sau là IL-14.

Tiếp theo là Mig-17 đánh bom Hạm đội 7 của Mỹ vào ngày 19 tháng 4 năm 1972,

Tiếp nữa là máy bay tiêm kích F-5 cũng mang bom đã lập nên vào ngày 6 tháng 5 năm 1978.

Sau đó là A-37.

Và cuối cùng, là Mig 19.

+++ Hình Minh hoạ 1 con Mig 19 trên bầu trời

1722838457442.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 9:
CUỘC ĐỜI MIG 19 TRÊN ĐẤT VIỆT



Tút thêm: Cuộc giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi ngày 10/05/1972.


Sau đây là câu chuyển giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi ở Yên Bái ngày 10/05/1972, và được giải cứu thành công vào ngày 03/06/1972.

1/ Bản dịch tóm tắt tài liệu của Mỹ:

Tại Yên Bái, có Chiếc F-4 của Mỹ, bị Mig-19 của trung đoàn 925 bắn rơi ngày 10/05/1972.

Tình tiết:
- Bị Mig-19 bắn cháy sau khi vừa bắn rơi một Mig-21 ngay trước đó.
- Đồng đội không thấy dù nào bung ra. Không có tín hiệu cấp cứu.
- 3 tuần sau F-4 bay qua bỗng nhiên nghe có tín hiệu liên lạc, và đã nói chuyện được với người phi công bị bắn rơi.

---- ---- ---- ---

Chi tiết đoạn hội thoại hai chiều, giữa phi công bị bắn rơi, và phi công đang bay trên bầu trời, Baoleo xin dịch đầy đủ như sau:

-“…….Vào ngày 1 tháng 6, một chiếc F4 đang làm nhiệm vụ tại khu vực này (Yên Bái) đã báo cáo nghe được một tiếng bíp và đã thiết lập được liên lạc thoại (giọng nói) với một thành viên của tổ lái bị bắn rơi ở vùng lân cận Yên Bái, miền Bắc Việt Nam.

Lực lượng Tìm kiếm và Cứu nạn (SAR) ngay lập tức được điều động đến khu vực và thiết lập liên lạc vô tuyến với WSO, Đại úy Locher. Vài phút sau, trực thăng đã đến khu vực. Cũng lúc này, các máy bay cường kích A1 của nhóm yểm trợ cuộc giải cứu, đã bị hỏa lực phòng không dày đặc từ mặt đất bắn trả….”.

--- Hết phần dịch ---- ---



- Ngay lập tức trực thăng và A-1 được phái tới. Đây là khu vực cực kỳ nguy hiểm vì chỉ cách sân bay Yên bái có dưới 10km, nơi có phòng không rất mạnh và rất kín kẽ.
- Có phải là bẫy của Việt nam? không ai tin sau 3 tuần mà phi công vẫn còn sống trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt đến như vậy.
- Trực thăng không định vị được chính xác vị trí. A-1 bị phòng không đánh mạnh. Một Mig-21 bay qua 2 lần với tốc độ cao. Quyết định hoãn cứu hộ 1 ngày.
- Tổ cứu hộ tới định vị được phi công và bay với độ cao chỉ 50 feets (15m) để tránh SAM và cao xạ. F-4 ném bom chế áp các trạm phòng không cho tổ cứu hộ rảnh tay. Súng bắn lên giữ dội từ các làng xóm.

- Tham gia giải cứu phi công Mỹ Capt. Locher, có các loại máy bay: F4; EB66s, F105G Weasels và tiếp dầu KC135. Có tổng số đến 119 các loại máy bay tham gia giải cứu phi công ngày hôm đó trên vùng trời Yên Bái.

- Đã cứu được phi công.

Người này nói phi công còn lại cũng đã thoát ra khỏi máy bay. Mỹ cho vào diện MIA, nghi bị bắt. Năm 73 không thấy được trả lại.


- Năm 77, Bắc Việt tìm ra thi hài và trả lại cho Mỹ.

2/ Chi tiết bài viết bằng tiếng Anh ở đây:

http://www.pownetwork.org/bios/l/l068.htm


++++ Hình minh hoạ:

Hình của tổ lái chiếc F-4 biệt danh Showtime 100 của Cunningham được cứu về Hàng không mẫu hạm. Cunningham là phi công ÁT và là phi công huyền thoại của Mỹ.

-Sau khi chiếc chiếc F-4 biệt danh Showtime 100 bị rơi, Cunningham đã bay trên chiếc F-4 khác, có biệt danh là Showtime 112

1722840357477.png




3/ Số liệu phi công Mỹ được cứu, trong chiến tranh Việt Nam, tính từ năm 1966 đến năm 1970, là 2 ngàn không trăm và 39 người.

Xin các cụ xem bảng thống kê, số liệu phi công Mỹ được cứu, do các kiểu loại máy bay đi cứu, cũng như do các kiểu loại lực lượng đi cứu, trong hình ảnh ở phần minh họa.

1722840522500.jpeg
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,047
Động cơ
317,708 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 4:

KẾT THÚC CÁC TRẬN ĐÁNH TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM CỦA ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU.



1/ Ngày 31/3/1968, TT Johnson tuyên bố ngừng ném bom khu vực bắc vĩ tuyến 20 và sau đó hạ xuống vĩ tuyến 19, bao gồm toàn bộ Route Package V và VI, đồng nghĩa với việc chấm dứt vai trò của Không quân Mỹ trong tác chiến không đối không.

Hoạt động oanh kích khu vực còn lại thuộc Route Package II và III hoàn toàn do Hải quân Mỹ phụ trách.

2/ Ngày 1/11/1968, TT Mỹ Johnson tuyên bố hoàn toàn ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch không kích Rolling Thunder - giai đoạn 1 của cuộc đối đầu giữa Không quân nhân dân Việt Nam với Không quân và Hải quân Mỹ Mỹ đến đây chấm dứt.

3/ Theo dòng thời sự, các hoạt động không chiến trên bầu trời Việt Nam của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều cũng kết thúc.

Trong năm 1968, Đoàn Z và các bạn phi công Bắc Triều lên đường về nước.

Trước khi Đoàn Z và các bạn Bắc Triều về nước, ta đã tổ chức chiêu đãi và Tổng kết.

Việc này diễn ra vào ngày 4-6-1968 tại sân bay Kép. Cụ Phan Khắc Hy, lúc đó là Chính ủy Không quân Việt Nam đã tham dự và chụp ảnh lưu niệm.

Tấm hình này đã được đăng ở bài 1 đấy, các cụ trong Nhóm à.

cụ Hy.jpg


4/ Tổng kết lại, trong các trận đánh không chiến trên bầu trời Bắc Việt, cụ Hy công nhận:
4.1/ Thành tích:

-Đoàn Z và phi công Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc máy bay Mỹ.

4.2/ Sự hy sinh mất mát của Đoàn Z và phi công Bắc Triều:

-Đoàn Z có 14 phi công Bắc Triều đã hi sinh trên đất Việt Nam

Đây là con số chính xác và cuối cùng.

------ Baoleo bình luận ------

Việc công nhận phi công Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc máy bay Mỹ, là một kiểu ghi nhận thành tích trên tinh thần ‘Hữu nghị’.

Con số thực về máy bay Mỹ, bị Đoàn Z và phi công Triều Tiên bắn rơi, theo các số liệu khả tín của cả hai phía (Mỹ và VN), đạt được 2/5 (hai phần năm) con số 26 chiếc (khoảng 10 chiếc), đã là cả một sự châm trước ưu ái.

-Việc ghi nhận thành tích trên tinh thần ‘Hữu nghị’ đối với Đoàn Z và Phi công Bắc Triều, là do Việt Nam học tập từ Liên Xô.

-Thời gian từ 1965 đến 1975, rất nhiều sinh viên Việt Nam, mà học ở Liên Xô, đều được Liên Xô cho điểm thi theo tinh thần ‘Hữu nghị’.

Điểm số trong học bạ, qua 6 năm học ở Liên Xô của nhiều sinh viên VN, không phản ánh đúng thực chất của trình độ và thực lực của sinh viên VN, mà là kết quả được ‘tăng vống lên’, theo tinh thần ‘Hữu nghị’ anh em.

---- Hết bình luận của Baoleo ----




----- Hết loạt bài về ‘Không chiến theo thời gian’-----

Mời các Cụ đọc tiếp các bài sau về Đoàn Z.
Theo những tài liệu cụ tổng kết thì đội Z toàn đánh kiểu trực diện và với số lượng máy bay mỗi trận xuất kích đều nhiều hơn cách đánh của KQVN. Em đọc các câu chuyện kể của các cụ phi công VN thì mỗi lần xuất kích đa số dùng 2 máy bay. Rất ít trận đánh xuất kích nhiều hơn 2.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Theo những tài liệu cụ tổng kết thì đội Z toàn đánh kiểu trực diện và với số lượng máy bay mỗi trận xuất kích đều nhiều hơn cách đánh của KQVN. Em đọc các câu chuyện kể của các cụ phi công VN thì mỗi lần xuất kích đa số dùng 2 máy bay. Rất ít trận đánh xuất kích nhiều hơn 2.
Phương thức tác chiến của Bắc Triều là ảnh hưởng nặng từ Trung Quốc.
Còn Việt Nam ta, tư tưởng 'đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo', vẫn là phương châm chủ đạo mà, bạn Bigmoto ;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM

Tút 1: Tổng quan


1/ Lịch sử ra đời:

Từ cố chí kim. Từ xưa đến nay. Tất tần tần tật và tuốt tuột. Duy nhất và chưa bao giờ được lặp lai, là nước CHXHCN Việt Nam đã từng có một lực lượng không quân trinh sát điện tử siêu thanh, được trang bị MIG – 21R.

Hồi ‘biển còn chưa có sóng như bây giờ’, vào đầu những năm 198x, VN ta đã được LX tặng một phi đội máy bay trinh sát điện tử siêu thanh, là MIG – 21R.

Phi đội này gồm 3 chiếc Mig – 21R, và được thành lập thành Đại đội trinh sát đường không, nằm trong Đoàn Sao Đỏ, đóng ở sân bay Nội Bài.

2/ Quá trình hoạt động:

Sau khi được đưa vào biên chế, lúc đó Phi đội trinh sát của Đoàn Sao Đỏ có 3 chiếc Mig-21R.

Một chiếc bị rơi khi huấn luyện.

Một chiếc bị tên lửa Hồng Kỳ 2 của Trung Quốc bắn trọng thương vào ngày 28/3/1984 không sửa được.

Chiếc cuối cùng bị TLPK Hồng Kỳ 2 của Trung Quốc, bắn rơi tại chỗ vào ngày 5/10/1987.

Lực lượng không quân trinh sát điện tử siêu thanh của Việt Nam, được trang bị MIG – 21R, đã hy sinh, và không bao giờ còn có nữa.

Các ‘tút’ sau, sẽ là chi tiết các trận chiến đấu của MIG – 21R.

+++++ Hình minh hoạ:

Do không tìm được ảnh nguyên vẹn của Mig 21 R, nên nhà cháu thay bằng bảng giới thiệu về Mig – 21 R:


1722903600160.png
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM

Tút 1: Tổng quan


1/ Lịch sử ra đời:

Từ cố chí kim. Từ xưa đến nay. Tất tần tần tật và tuốt tuột. Duy nhất và chưa bao giờ được lặp lai, là nước CHXHCN Việt Nam đã từng có một lực lượng không quân trinh sát điện tử siêu thanh, được trang bị MIG – 21R.

Hồi ‘biển còn chưa có sóng như bây giờ’, vào đầu những năm 198x, VN ta đã được LX tặng một phi đội máy bay trinh sát điện tử siêu thanh, là MIG – 21R.

Phi đội này gồm 3 chiếc Mig – 21R, và được thành lập thành Đại đội trinh sát đường không, nằm trong Đoàn Sao Đỏ, đóng ở sân bay Nội Bài.

2/ Quá trình hoạt động:

Sau khi được đưa vào biên chế, lúc đó Phi đội trinh sát của Đoàn Sao Đỏ có 3 chiếc Mig-21R.

Một chiếc bị rơi khi huấn luyện.

Một chiếc bị tên lửa Hồng Kỳ 2 của Trung Quốc bắn trọng thương vào ngày 28/3/1984 không sửa được.

Chiếc cuối cùng bị TLPK Hồng Kỳ 2 của Trung Quốc, bắn rơi tại chỗ vào ngày 5/10/1987.

Lực lượng không quân trinh sát điện tử siêu thanh của Việt Nam, được trang bị MIG – 21R, đã hy sinh, và không bao giờ còn có nữa.

Các ‘tút’ sau, sẽ là chi tiết các trận chiến đấu của MIG – 21R.

+++++ Hình minh hoạ:

Do không tìm được ảnh nguyên vẹn của Mig 21 R, nên nhà cháu thay bằng bảng giới thiệu về Mig – 21 R:


View attachment 8668455
Con R này chả có gì đặc biệt cụ ơi. Là con Mig 21 đeo thùng khí tài trinh sát - kiểu không có chó thì lấy mèo ấy.

:))
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Con R này chả có gì đặc biệt cụ ơi. Là con Mig 21 đeo thùng khí tài trinh sát - kiểu không có chó thì lấy mèo ấy.

:))
He he.

Đối với ta, đó là 'quốc bảo' thần thánh ..dồi :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM


Tút 2: Chiếc Mig – 21R bị Trung Quốc bắn trọng thương:


1/ Chính sử:

Từ trước ngày 28/3/1984, hoạt động chỉ huy tác chiến thông qua mạng vô tuyến điện của KQNDVN đã bị Trạm mã thám 95 của Quân khu Quảng Châu TQ chặn bắt tín hiệu và giải mã thông tin, biết được kế hoạch điều máy bay trinh sát của VN xâm nhập do thám biên giới.

Trong suốt ngày 28/3/1984, các đài ra đa cảnh giới của TQ liên tục theo dõi hoạt động xuất kích huấn luyện của KQNDVN từ các sân bay Nội Bài, Kép, Gia Lâm và Hoà Lạc. Các tốp máy bay huấn luyện chiến đấu làm nhiệm vụ nghi binh này tiếp cận dần tới khu vực biên giới.

Lúc 14h45, chiếc Mig-21R số hiệu 5136 xuất kích từ sân bay Nội Bài nhằm hướng đông bắc theo đường tới Lạng Sơn bay tới. Hồi 15h03, 1 biên đội 2 máy bay tiêm kích Mig-21bis xuất kích từ Nội Bài làm nhiệm vụ bảo vệ cho chiếc Mig-21R.

Hồi 15h10, chiếc Mig-21R quần vòng ở phía đông ngọn núi Pháp Lạp Sơn (điểm cao 400 huyện Cao Lộc) cách biên giới 2 km ở độ cao 7.000 m, sau đó vượt qua không phận biên giới hướng về thị xã Bằng Tường vào hồi 15h14.

Khi chiếc Mig-21R còn đang hướng về biên giới từ trên đất Việt Nam, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn tên lửa 49 đã được phân công tiêu diệt mục tiêu này ngay khi vượt qua đường biên. 17 giây sau khi chiếc Mig-21R bay vào không phận Bằng Tường, tiểu đoàn hoả lực này đã phóng loạt tiêu chuẩn - 3 đạn vào chiếc Mig-21R của ta.

Chiếc Mig-21R khi phát hiện bị bắn đã thực hiện biện pháp cơ động bổ nhào xuống thấp về hướng biên giới và tránh được quả tên lửa đầu tiên. Mặc dù Mig-21R tiếp tục cơ động tránh né nhưng quả đạn tên lửa thứ hai vẫn tiếp cận được và nổ gây hư hại cánh trái máy bay. Vào hồi 15h15m10s, chiếc Mig-21R chạy thoát khỏi không phận Bằng Tường về lại đất VN. Trạm ra đa cảnh giới của TQ tiếp tục theo dõi cho tới khi mất tín hiệu mục tiêu này vào hồi 15h31.

Vào hồi 15h34, biên đội Mig-21bis bảo vệ từ tuyến sau làm động tác giả bay hướng về phía biên giới Long Châu (Sùng Tả) trước khi quay đầu thoát ly về hạ cánh ở Nội Bài.

Trạm mã thám 95 chặn bắt được nội dung đàm thoại giữa phi công lái chiếc Mig-21R với đài chỉ huy đã xác nhận tình trạng trúng đạn của chiếc máy bay do thám này.

Đơn vị tên lửa Hồng Kỳ tham gia trận đánh chiếc Mig-21R số hiệu 5136 của ta vào ngày 28/3/1984 là Tiểu đoàn 3 Trung đoàn tên lửa 49 Sư đoàn phòng không 17 Quân khu Lan Châu, được luân chuyển chiến đấu tới khu vực tuyến đầu Bằng Tường từ tháng 6/1983 tới tháng 10/1984.”


2/ Lời kể của đồng đội Đoàn Sao Đỏ:

Theo các cựu phi công của Trung đoàn 921 thì trước đó đã có nhiều lần Phòng không và Không quân của TQ tấn công các máy bay của VN.

Sau khi một chiếc máy bay của Lực lượng không quân trinh sát điện tử siêu thanh của Việt Nam bị phá hủy do tai nạn, thì lực lượng MiG-21R trinh sát chỉ có 2 chiếc biên chế cho Phi đội 402 (sau này nhập vào Phi đội 3), Trung đoàn không quân 921 với 4 phi công và 2 máy bay mang số hiệu 101, 102.

Ngày 28-3-1984, chiếc MiG-21R, số hiệu 101 do phi công Nguyễn Văn Miên bị tên lửa Hồng Kỳ 2 của Tiểu đoàn tên lửa đất đối không 50 của TQ bắn bị thương nhưng hạ cánh được ở Nội Bài với 38 lỗ thủng. Sau đó, chiếc này được đưa vào xưởng (C-14) tháo 02 cánh của МиГ-21бис thay vào chờ bay thử, nhưng chưa bay-vì lý do kỹ thuật.

Chiếc 102 do phi công Trần Ngọc Tôn lái bị bắn rơi ngày 5-10-1987, phi công bị bắt làm tù binh.

Ngoài ra còn có trường hợp phi công Hứa Đức Việt bị J-6 của TQ bám theo bắn tên lửa nhưng không trúng.

3/ Lời kể của phi công bay Mig 21 yểm trợ:

Chuyện xảy ra 28/03/1984.

Phi công kể chuyện này, hôm đó bay con máy bay có mang 2 thùng 1150 và một thùng ККП - bay số 1, và bay hộ tống là số 2, trên con MiG-21 TKPK.

Khi số 1 bay gần Chóp nón - Sông Hồng- Lai Châu thì thấy phía trước có 3 vệt khói. Số 1 cơ động 180 độ đồng thời lúc đó có tiếng từ dẫn đường ở Yên Tử hét lên “ Hướng 180 - Vứt thùng phụ- Tăng lực toàn phần” Có tên lửa và tiêm kích đánh chặn.

Số 1 kéo vứt sạch thùng dầu phụ và tăng lực 3’ chuồn thẳng cánh về nhà.

Số 1 ấy tưởng số 2 hộ tống tèo rồi nhưng về hạ cánh thì đã thấy lão số 2 hộ tống ngồi vểnh râu hút thuốc lào chờ sẵn rồi.

Tổng kết lại số 1 thoát là do nhìn thấy vệt khói nên chủ động cơ động 180 độ, thoát ly lập tức chứ không chờ dẫn đường hoặc SPO nó báo thì may ra tiếp đất được bằng dù rồi. Bởi lúc đó TQ bắn một lần 3 đạn, thời tiết đẹp thì màn hình trong veo bắn đón nửa cầu thì xơi số 1 ngọt lịm ngay (như vụ 1984 hay 1987)

Số 1 ấy mới nghỉ hưu (2004) quân hàm đại tá là tay PC ăn chơi nhất VN cho tới bây giờ.

Vẫn chưa hiểu sao lúc ấy số 1 chỉ ném 2 thùng 1150 mà không ném nốt thùng ККП chạy cho nhanh.

Lúc ấy số 1 bay ở H= 10800 m chế độ ABT

4/ Hình minh họa số 1 và 2 là cái “bằng lái” của số 1:

145394024_169182261664947_7636430782225008910_n.jpg


146263580_169182271664946_5833753465598207430_n.jpg
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,357
Động cơ
550,368 Mã lực
Cách nay tầm 20 năm em có ngồi nhậu với 1 anh PC đóng ở Mẹt, rất ấn tượng vì anh ấy chuyện trò hào sảng, uống tốt và lâu lâu lại nhắc câu bọn anh là "Airforce One" một cách rất tự hào.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM



Tút 3: CHUYỆN CHIẾC MIG-21 CỦA TA BỊ BẮN RƠI HỒI ĐÁNH NHAU VỚI TẦU.

1/ Tình tiết câu chuyện:


Câu chuyện chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị một phân đội tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987, tình tiết như sau:

Chiếc máy bay trinh sát này, bay lạc sang vùng trời Bản Lan, Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc 2 lần vào hồi 14 giờ và 14 giờ 13 phút. Trong lần bay lạc thứ hai, chiếc Mig-21R của ta bị một tiểu đoàn hỏa lực Hồng Kỳ 2 bắn rơi, phi công bị bắt còn máy bay rơi xuống gần một trại vịt ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây.

Cụ thể:

Ngày 30/9/1987, phía Trung Quốc nắm được tin tình báo về việc Việt Nam tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ chiến lược khu vực phía bắc có sử dụng không quân với mật danh AI-87, diễn ra từ ngày 3 tới 5/10/1987. Các đơn vị chiến đấu giáp biên của Trung Quốc được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

9 giờ 29 phút ngày 5/10, phía Trung Quốc phát hiện một máy bay trinh sát khí tượng của Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép (TQ gọi là sân bay Sát Chồng/克夫/Khắc Phu), bay vòng qua không vực huấn luyện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn sát với biên giới Trung Quốc. Hơn 10 giờ, sau khi phát hiện các tốp máy tiêm kích cất cánh từ Kép, Nội Bài và Gia Lâm, phía Trung Quốc đã cho các đơn vị phòng không, không quân trực chiến vào cấp 1 khi máy bay chiến đấu Việt Nam có lúc vòng sát đường biên 10 km. Buổi diễn tập sáng 5/10 kết thúc không có sự cố, các đơn vị về cấp 2.

Buổi diễn tập chiều ngày 5/10 bắt đầu vào lúc 13 giờ 30 phút với nhiều tốp máy bay chiến đấu Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép. Các đơn vị phòng không, không quân Trung Quốc ở giáp biên được lệnh chuyển cấp 1 vào lúc 13 giờ 35 phút. Hồi 13 giờ 56 phút, mạng tình báo xa của Trung Quốc phát hiện 1 chiếc Mig-21R cất cánh từ Nội Bài bay về hướng bắc làm nhiệm vụ trinh sát điện tử. Hồi 14 giờ 5 phút, đài nhìn vòng của tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 đóng ở Long Châu, Sùng Tả, Quảng Tây bắt được mục tiêu. 14 giờ 8 phút, chỉ huy tiểu đoàn này đã lệnh chuẩn bị 3 đạn sau khi chiếc Mig-21R bay lấn qua đất Trung Quốc. Sau đó, chiếc Mig-21R ngoặt trái về không phận Việt Nam, rồi lại ngoặt phải lượn vòng hẹp lấn vào không phận Trung Quốc trong khoảng hơn chục giây trước khi về lại không phận Việt Nam. Hai phút sau, chiếc Mig-21R lại bay vào không phận khu vực Bằng Tường Trung Quốc. Do đài nhìn vòng mất mục tiêu nên chỉ huy tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 ra lệnh mở đài điều khiển phát sóng sục sạo trực tiếp bắt mục tiêu. 14 giờ 15 phút, sau khi bắt được mục tiêu trong giới hạn tham số phóng cho phép ở cự ly 35 km, chỉ huy phân đội hạ lệnh diệt mục tiêu bằng 3 đạn/三发/tam phát, phương pháp dẫn vượt trước nửa góc/半前置法/bán tiền trí pháp. Chiếc Mig-21R bị trúng ngay quả đạn đầu, rơi xuống gần một ao nuôi vịt ở huyện Long Châu, đại úy phi công Trần Tôn bị bắt sau khi nhảy dù. Phía Việt Nam sau đó đã phái trực thăng đi tìm kiếm trên không phận vùng biên Việt Nam. Vào 5 giờ chiều, sau hơn 2 giờ theo dõi công tác tìm cứu của không quân Việt Nam, tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ 2 được lệnh hạ cấp chiến đấu.

+++ NOTE:

Những năm 80 của thế kỷ trước, tên lửa Trung Quốc đã bắn các máy bay Mig của ta, khá dễ, vì ta không có chế áp điện tử được đối phương.
Ngày nay, với trình độ ngày càng vượt trội của Trung Quốc, thì việc các máy bay của ta, không chiến trong tầm hoả lực phòng không của Trung Quốc, sẽ càng thêm khó khăn.


ẢNH THAM KHẢO:

Hình 1: Tiểu đoàn tên lửa phòng không bắn rơi chiếc Mig-21R được tặng bức trướng đề chữ “Thần uy đạo đạn doanh”.

H 1.jpg


Hình 2: Hiện trường nơi địa điểm rơi của chiếc Mig-21R của sự kiện ngày 5/10/1987
H 2.jpg



Hình 3: Đại úy phi công Trần Tôn bị bắt sau khi chiếc Mig-21R bị bắn rơi ngày 5/10/1987

H 3.jpg


Hình 4: Lễ mừng công của phân đội hỏa lực bắn rơi chiếc Mig-21R, được tổ chức vào ngày 28/3/1988

H 4.jpg


Hình 5: Xác chiếc Mig-21R của đại úy Trần Tôn bị bắn rơi ngày 10/5/1987 được đưa về doanh trại tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ 2 để phục vụ công tác tuyên truyền

H 5.jpg


Hình 6: Sơ đồ trận đánh ngày 10/5/1987

Đường bay chiếc Mig-21R màu xanh, nằm bên trái hướng từ huyện Ninh Minh/宁明县 đi huyện Long Châu/龙州县 và đi qua bên phải thị xã Bằng Tường/凭祥市, địa khu Sùng Tả/崇左, tỉnh Quảng Tây. Đường bay này tương ứng với các điểm xuất phát từ các địa danh của tỉnh Lạng Sơn: qua huyện Đình Lập, huyện Lộc Bình rồi lạc vào đất Trung Quốc trước khi tới huyện Cao Lộc, lạc tiếp vào đất Trung Quốc và bị bắn rơi trên đường tới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

H 6.jpg


Hình 7: Tiểu đoàn bộ hiện nay của đơn vị tên lửa phòng không chó chết ấy.

H 7.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:

LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM



Tút 4: MIG CỦA TA BỊ TÊN LỬA TA BẮN - TRONG DIỄN TẬP AI-87



Câu chuyện này căn cứ trên nội dung các buổi giao ban quân – chính hàng tuần, mà nhà cháu tham dự hồi năm 1987 ấy.

1/Thứ nhất, xin bình về trình độ tác chiến của lính tên lửa Trung Quốc:

Để chiến thắng kẻ thù, một trong những yếu tố quan trọng là phải đánh giá đúng kẻ thù ấy. Nếu luôn có thái độ coi thường, hạ thấp đối thủ, thì chính ta sẽ gập phải những kết quả bất lợi không đáng có, đầy bất ngờ.

Với nhãn quan ấy, nhà cháu xin phát biểu trên quan điểm cá nhân rằng: trình độ tác chiến của lính tên lửa Trung Quốc trong năm 1987 là rất khá.

Xin các bác hãy nhớ đến sự kiện chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987. Chỉ trong vòng mấy chục giây, lính tên lửa Trung Quốc đã bám sát chính xác mục tiêu, và vô cùng quyết đoán khi phóng tên lửa ở ‘THỜI ĐIỂM ĐÚNG NHẤT’. Đó là khi chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta ‘ĐANG BAY VÀO’ không phận Trung Quốc. Nên nhớ là không vực của Trung Quốc tại thời điểm đó rất hẹp. Điểm nối từ Cao Lộc – Lạng Sơn tới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng rất ngắn. Chỉ vài chục giây là chiếc Mig-21R của ta đã có thể bay trở về trên không vực của ta. Và nếu lính tên lửa Trung Quốc lại phóng đạn vào thời điểm giữa hành trình, khi máy bay của ta đang trên nửa đường bay ra, thì nó sẽ rơi trên đất ta. Và với tình trạng đang có chiến tranh giữa 2 bên ở thời điểm năm 1987, thì chẳng bao giờ ta thừa nhận có máy bay rơi và Trung Quốc cũng không bao giờ có bằng chứng. Và câu chuyện này sẽ rơi vào hư vô, không một ai có thể biết đến.

Thế nhưng, lính tên lửa Trung Quốc đã bám sát chính xác mục tiêu, và vô cùng quyết đoán khi phóng tên lửa ở ‘THỜI ĐIỂM ĐÚNG NHẤT’. Đó là khi chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta ‘ĐANG BAY VÀO’ không phận Trung Quốc.


2/Thứ hai, nhà cháu xin được biên về 1 sự kiện mà ai cũng biết, nhưng không phải bác nào trong Nhóm cũng biết, đó là 2 chiếc Mig 21 của ta, bị chính tên lửa của ta, bắn trong diễn tập AI-87 ấy.

Đó là trước thời điểm chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987, thì một biên đội 2 chiếc Mig 21 của ta, từ Nội Bài đã bay chuyển sân lên Kép. Sáng hôm sau, biên đội 2 chiếc Mig 21 này bay trờ về Nội Bài.

Từ Kép, biên đội 2 chiếc Mig 21 bay vòng qua ‘đặc khu Quảng Ninh’, trong một tình tiết của cuộc diễn tập phòng thủ chiến lược khu vực phía bắc có sử dụng không quân với mật danh AI-87, diễn ra từ ngày 3 tới 5/10/1987.

Nhưng, trung đoàn tên lửa SAM 2 Cải tiến – Von ga của sư 365 ( mà quân ta vẫn hay gọi là Sam - 6) đã bắt được mục tiêu là 2 chiếc Mig đang từ phía bắc lao tới vùng tác chiến phòng không của trung đoàn. Bắt được mục tiêu, báo lên trên, không ai bẩu đó là của ta, F 365 cho lệnh phóng 2 đạn Sam 2 Cải tiến – Von ga.

Và hịt!!!

Chính thượng tướng Phùng Thế Tài – Phó Tổng Tham mưu trưởng – phụ trách khối quân binh chủng, đã đập máy gầm lên:

-Cách cổ ngay thằng ra lệnh bắn. Cách cổ nó 2 lần. Đờ mờ nó, đã bắn nhầm, mà lại còn bắn…trượt !!!!

3/Thực ra, chuyện tên lửa ta, bắn rơi máy bay ta, thì cũng là điều đã nhiều lần xẩy ra.

Không gì cụ thể bằng, hồi ức của đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy, mà nhà cháu xin trích đăng ngay đây:

“Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.

Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.

Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.

Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.”

Trong hồi ức của mình, đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy có nói:

-Trong suốt cuộc chiến, mỗi khi suất kích, tôi và đồng đội không chỉ quan sát phát hiện máy bay địch, mà thường xuyên còn phải cảnh giới mặt đất. Cứ nhòm thấy ‘nó’ phụt ‘vàng vàng’, là anh em chúng tôi hô nhau cơ động gấp và lủi ngay!

Chú thích thêm của Baoleo:

-Cái tiểu đoàn tên lửa, phóng đạn bắn rơi cái LI-2 của nhà mình ấy, sau này, lập vô vàn chiến công hiển hách trong chiến tranh chống Mỹ, cũng như có thành tích trong thời bình.

Ấy thế nhưng cứ mỗi lần lăm le làm đơn xin phong anh hùng, là bị gạt ngay từ vòng gửi xe.

Đến tận bây giờ, tháng 8 năm 2024 này, tiểu đoàn tên lửa ấy vẫn chỉ có danh hiệu xuông.

++++ Hình minh hoạ một trận địa Sam 2 của ta, thời chiến tranh

1722912955301.png
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,210 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 9:
CUỘC ĐỜI MIG 19 TRÊN ĐẤT VIỆT

(Sẽ gồm 3 tút)

Tút 2: Lịch sử chiến trận:

Tháng 4 năm 1972, Mỹ quay trở lại đánh phá bằng không quân với miền Bắc Việt Nam.

Và Mig-19 (J-6) bắt đầu bước vào chiến đấu.


Ngày 8/5/1972:

Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 925 sử dụng máy bay MiG-19 xuất kích trận đầu. Biên đội chiến đấu của Trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Yên Bái, nhà máy thủy điện Thác Bà, ngăn chặn đội hình Không quân Mỹ từ hướng Tây.

Do các máy bay MiG-19 lần đầu xuất kích nên Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho biên đội MiG-21 của Trung đoàn 921 làm nhiệm vụ hỗ trợ, thu hút các tiêm kích của Mỹ. Nhiệm vụ của MiG-19 là đánh chặn các tốp cường kích.


Xuất kích với Biên đội 4 chiếc: Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Đức Tiệm, Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) và Phạm Hùng Sơn (Sơn B).

Tiếp và Sơn bắn rơi 2 chiếc. Địch không có số liệu xác nhận.

Diễn biến chính: Tiếp báo bắn trúng 1 chiếc F4 và nó đang lao xuống. Sau đó anh nhìn thấy dù, nên báo cáo ngay phi công Mỹ đã nhảy dù.

Nhưng hoá ra đó lại là chiếc dù hãm của Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) trong lúc cuống quít ấn nút bỏ thùng dầu phụ thì lại ấn nhầm nút dù hãm. Nguyễn Hồng Sơn bắn trúng một F-4 và thấy lửa lém ra sau thân nó. Nhưng do thấy một rặng núi hiện ra ngay phía trước nên anh vội vòng ra.


10/05/1972:

Mất 3 chiếc. 1 chiếc bị bắn rơi. 2 chiếc hỏng nặng khi hạ cánh. 2 phi công hi sinh.

Diễn biến:

Một biên đội Mig-21 bay lên Tuyên quang thu hút địch. Mở đường cho Mig-19 xuất kích.

Biên đội 1 gồm 4 chiếc. Hai phi công Nguyễn Ngọc Tiếp và Nguyễn Đức Tiệm vừa cất cánh đã bị địch đánh chặn ngay trên khu vực sân bay. Hai anh chiến đấu nhưng không bắn trúng địch.

Mãi tới 15 phút sau 2 chiếc còn lại của biên đội 1 gồm Phạm Hùng Sơn (Sơn B) và Nguyễn Hồng Sơn (Sơn A) mới cất cánh được. Sơn B nhanh chóng bắn gẫy đôi 1 F-4 (cả 2 phi công Mỹ Harris và Wilkinson bị chết). Nhưng ngay lúc đó Sơn A trúng tên lửa (nghi là SAM) trên không phận Tuyên Quang. Tuy nhảy dù ra được nhưng anh bị chết do chấn thương khi tiếp đất.

Sau gần 20 phút:

Biên đội 1 về cố hạ cánh trong tình trạng không còn dầu. Nguyễn Đức Tiệm hết sạch dầu, phải bổ nhào từ độ cao 1.600m xuống để lấy tốc độ hạ cánh cứu máy bay. Anh chạy trượt quá ra ngoài đường băng nên máy bay hỏng nặng, tuy anh không sao.

Nguyễn Ngọc Tiếp và Sơn B quay về đã mở càng đang hạ cánh thì F-4 ập tới. Sơn B thu càng quay lại nghênh chiến. Tiếp tranh thủ hạ cánh an toàn. Sơn B cũng hạ cánh tốt.

Biên đội Mig-19 thứ 2, Nguyễn Mạnh Tung + Phùng Văn Quang + Nguyễn Ngọc Tâm + Nguyễn Thanh Long, cất cánh cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Vừa lên đã gặp địch.

Nguyễn Mạnh Tung nhanh tay bắn nổ tung một F-4D do Robert Lodge và Roger Locher lái, một tên chết, một tên được trực thăng đưa về. Theo sử gia Hungary, chiếc F-4D này vừa ngay vài phút trước đó báo cáo bắn rơi 1 Mig-21 của ta, và 2 tên này đã từng hạ 3 Mig.

------- ------- ------
NOTE của Baoleo:

Tình tiết câu chuyện cứu phi công Mỹ này, nhà cháu sẽ bốt sau ạ.

---------- ----------

Địch bủa vây tứ phía, ta không có cách nào phát triển được. Sau 18 phút chiến đấu, Sở Chỉ huy trung đoàn và Sân bay yêu cầu phi công tìm cách hạ cánh ngay lấp túc, vì cho dù máy bay địch vẫn ken đầy trên bầu trời sân bay, nhưng ta cũng không còn dầu để chiến đấu.

Nguyễn Ngọc Tâm hạ cánh tốt. Phùng Văn Quang giữ tốc độ cao sẵn sàng ứng chiến, nhưng bất ngờ hạ độ cao, hạ cánh ngay trước mắt địch. Do tốc độ hạ cánh lớn anh chạy trượt ra ngoài đường băng nhưng cả anh và máy bay an toàn.

Nguyễn Mạnh Tung không thoát li kịp nên hết dầu. Cố gắng giữ máy bay, anh bổ nhào từ độ cao lớn, 1.400m. Do tiếp cận đường băng quá gấp và quá nhanh, máy bay trượt ra khỏi đường băng, lật ngửa, nổ tung, anh hi sinh trong buồng lái. Nguyễn Thanh Long đang tiếp cận đường băng thì bị địch rượt đuổi phải vòng gấp, nhưng sau đó vẫn may mắn hạ cánh thành công.

Sau trận này, Đơn vị chuyển về Sân bay Gia lâm.


12/05/72:
Xuất kích với Biên đội 4 chiếc. Không có chiến công nào, nhưng bị mất một chiếc.


18/05/72:
Sáng Biên đội 4 chiếc bắn rơi 1 F-4D trên đỉnh sân bay Nội bài.

Chiều biên đội 2 chiếc tiếp chiến 12 F-4B trên đỉnh sân bay Kép bị bắn rơi cả hai, hi sinh 2 phi công.


23/05/1972:

Biên đội Một gồm 4 chiếc tiếp chiến 16 F-4E tại Yên bái.

Sơn B và Nguyễn Hùng Sơn (Sơn C) bắn rơi 2 chiếc. (Địch không có số liệu xác nhận).

Nguyễn Đức Tiệm bị trúng SAM và nhảy dù.


02/06/1972:

Biên đội 4 chiếc xuất kích từ Gia Lâm lên đánh địch trên đỉnh Sân bay Kép.

1 Mig-19 bị địch bắn rơi trên không phận Bắc Giang. 1 Mig-19 bị SAM bắn rơi, phi công hi sinh.

---------- ------
NOTE của Baoleo:

Cho đến lúc này, ít nhất đã có 3 Mig 19 bị tên lửa SAM của ta, bắn nhầm.

---------- ----------

Tháng 9/1972:

Trung đoàn mất thêm 3 Mig-19 trong các trận không chiến. Địch tuyên bố bắn rơi 4 chiếc (ngày 2, 9, và 6/10).

Theo sử gia Hungary, sau tháng này, tổng số máy bay còn lại là 54 Mig-19 (đều do Trung quốc sản xuất). Trung đoàn không tham chiến tiếp.

Sau này, đến năm 1975, còn có 2 chiếc Mig 19 nữa bị tai nạn đâm nhau trên đường cất cánh, khi tập luyện để tham gia duyệt binh mừng Thống nhất năm 1975.

Vậy trung đoàn bắn rơi 5 máy bay địch (địch chỉ công nhận bị mất 2 chiếc trong số 5 chiếc đó) và mất 11 máy bay (trong đó có 3 lần bị quân nhà bắn nhầm). Bảy phi công hi sinh.


4/ Đoạn kết:

Từ tháng 10 năm 1972, Mig 19 và Trung đoàn 925 không đánh thêm một trận nào nữa.

Đến năm 1975, Mig 19 có tham gia vào cuộc duyệt binh mừng thống nhất, nhưng bị tai nạn, mất 2 chiếc Mig 19.

Đến năm 1979, sau khi ta giải phóng Pnong-Pênh, có thu giữ được 1 trung đoàn Mig 19 của Pốt.

Lúc này, Phi công của Trung đoàn 925 được cử sang Căm Pu Chia, làm nhiệm vụ huấn luyện giúp phi công Căm Pu Chia sử dụng số Mig 19 thu được này.

Những năm đầu 198x, toàn bộ Mig 19 còn lại ở Yên Bái, được chuyển vào Nam.

Cuối 8x, Mig 19, tức là Shenyang J-6 của Trung Quốc, được Việt Nam loại biên.

Kết thúc cuộc đời của dòng Mig 19 trên đất Việt Nam.


5/ Hình minh họa:

Mig 19 của Việt Nam

01.jpg



02.jpg


03.jpg
Đính chính cho cụ là phi công Phạm Ngọc Tâm (quê Bình Định) chứ không phải Nguyễn Ngọc Tâm. Phi công Tâm hy sinh khi bị bắn trên đỉnh sân bay Gia Lâm một chiều 6.72. Hôm đó cháu đang chơi ở ngõ có tiếng nổ rất lớn thì ra máy bay rơi ở làng bên. Phi công nhảy dù thấp quá lên hy sinh, chôn ở NTLS làng cháu, cháu còn lên xem tang lễ có đội danh dự quần áo trắng đi xe về
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,073
Động cơ
113,533 Mã lực
Tuổi
48
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:

LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM



Tút 4: MIG CỦA TA BỊ TÊN LỬA TA BẮN - TRONG DIỄN TẬP AI-87



Câu chuyện này căn cứ trên nội dung các buổi giao ban quân – chính hàng tuần, mà nhà cháu tham dự hồi năm 1987 ấy.

1/Thứ nhất, xin bình về trình độ tác chiến của lính tên lửa Trung Quốc:

Để chiến thắng kẻ thù, một trong những yếu tố quan trọng là phải đánh giá đúng kẻ thù ấy. Nếu luôn có thái độ coi thường, hạ thấp đối thủ, thì chính ta sẽ gập phải những kết quả bất lợi không đáng có, đầy bất ngờ.

Với nhãn quan ấy, nhà cháu xin phát biểu trên quan điểm cá nhân rằng: trình độ tác chiến của lính tên lửa Trung Quốc trong năm 1987 là rất khá.

Xin các bác hãy nhớ đến sự kiện chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987. Chỉ trong vòng mấy chục giây, lính tên lửa Trung Quốc đã bám sát chính xác mục tiêu, và vô cùng quyết đoán khi phóng tên lửa ở ‘THỜI ĐIỂM ĐÚNG NHẤT’. Đó là khi chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta ‘ĐANG BAY VÀO’ không phận Trung Quốc. Nên nhớ là không vực của Trung Quốc tại thời điểm đó rất hẹp. Điểm nối từ Cao Lộc – Lạng Sơn tới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng rất ngắn. Chỉ vài chục giây là chiếc Mig-21R của ta đã có thể bay trở về trên không vực của ta. Và nếu lính tên lửa Trung Quốc lại phóng đạn vào thời điểm giữa hành trình, khi máy bay của ta đang trên nửa đường bay ra, thì nó sẽ rơi trên đất ta. Và với tình trạng đang có chiến tranh giữa 2 bên ở thời điểm năm 1987, thì chẳng bao giờ ta thừa nhận có máy bay rơi và Trung Quốc cũng không bao giờ có bằng chứng. Và câu chuyện này sẽ rơi vào hư vô, không một ai có thể biết đến.

Thế nhưng, lính tên lửa Trung Quốc đã bám sát chính xác mục tiêu, và vô cùng quyết đoán khi phóng tên lửa ở ‘THỜI ĐIỂM ĐÚNG NHẤT’. Đó là khi chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta ‘ĐANG BAY VÀO’ không phận Trung Quốc.


2/Thứ hai, nhà cháu xin được biên về 1 sự kiện mà ai cũng biết, nhưng không phải bác nào trong Nhóm cũng biết, đó là 2 chiếc Mig 21 của ta, bị chính tên lửa của ta, bắn trong diễn tập AI-87 ấy.

Đó là trước thời điểm chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987, thì một biên đội 2 chiếc Mig 21 của ta, từ Nội Bài đã bay chuyển sân lên Kép. Sáng hôm sau, biên đội 2 chiếc Mig 21 này bay trờ về Nội Bài.

Từ Kép, biên đội 2 chiếc Mig 21 bay vòng qua ‘đặc khu Quảng Ninh’, trong một tình tiết của cuộc diễn tập phòng thủ chiến lược khu vực phía bắc có sử dụng không quân với mật danh AI-87, diễn ra từ ngày 3 tới 5/10/1987.

Nhưng, trung đoàn tên lửa SAM 2 Cải tiến – Von ga của sư 365 ( mà quân ta vẫn hay gọi là Sam - 6) đã bắt được mục tiêu là 2 chiếc Mig đang từ phía bắc lao tới vùng tác chiến phòng không của trung đoàn. Bắt được mục tiêu, báo lên trên, không ai bẩu đó là của ta, F 365 cho lệnh phóng 2 đạn Sam 2 Cải tiến – Von ga.

Và hịt!!!

Chính thượng tướng Phùng Thế Tài – Phó Tổng Tham mưu trưởng – phụ trách khối quân binh chủng, đã đập máy gầm lên:

-Cách cổ ngay thằng ra lệnh bắn. Cách cổ nó 2 lần. Đờ mờ nó, đã bắn nhầm, mà lại còn bắn…trượt !!!!

3/Thực ra, chuyện tên lửa ta, bắn rơi máy bay ta, thì cũng là điều đã nhiều lần xẩy ra.

Không gì cụ thể bằng, hồi ức của đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy, mà nhà cháu xin trích đăng ngay đây:

“Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.

Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.

Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.

Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.”

Trong hồi ức của mình, đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy có nói:

-Trong suốt cuộc chiến, mỗi khi suất kích, tôi và đồng đội không chỉ quan sát phát hiện máy bay địch, mà thường xuyên còn phải cảnh giới mặt đất. Cứ nhòm thấy ‘nó’ phụt ‘vàng vàng’, là anh em chúng tôi hô nhau cơ động gấp và lủi ngay!

Chú thích thêm của Baoleo:

-Cái tiểu đoàn tên lửa, phóng đạn bắn rơi cái LI-2 của nhà mình ấy, sau này, lập vô vàn chiến công hiển hách trong chiến tranh chống Mỹ, cũng như có thành tích trong thời bình.

Ấy thế nhưng cứ mỗi lần lăm le làm đơn xin phong anh hùng, là bị gạt ngay từ vòng gửi xe.

Đến tận bây giờ, tháng 8 năm 2024 này, tiểu đoàn tên lửa ấy vẫn chỉ có danh hiệu xuông.

++++ Hình minh hoạ một trận địa Sam 2 của ta, thời chiến tranh

View attachment 8668824
Sam2 là Sam 2 sao khi nâng cấp thì bộ đội nhà mình lại gọi sang Sam6 được nhỉ. Hoàn toàn khác nhau mà. Chính vì cái đoạn diễn tập bắn nhầm có nhắc đến Sam6 này mà thời xưa cãi nhau Việt Nam có sam 6 không nổ ra khắp các diễn đàn quân sự. Hỏi Thật Cụ là Việt Nam mình có Sam6 không nhỉ? Vì chưa bao giờ thấy ảnh nó xuất hiện.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top