[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )

(4) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 198- ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ



Tút 2:
Câu chuyện về Thuyền trưởng tầu 198 Vũ Tấn Ích:

1/ Việc tàu 198 bị bắt đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng những người lính Hải quân chúng tôi, cho dù 50 năm đã trôi qua.

Ông Trần Hậu Vệ, một cựu chiến binh tàu không số hồi tưởng:

-“Sau chuyến tàu đó như tôi biết, đồng chí Ích bị kỷ luật khiển trách nội bộ bởi lúc đó có thể nói là rất hiếm cán bộ thuyền được chọn lựa về đoàn tàu không số. Lỗi lầm hết sức lớn bởi từ vụ của đồng chí Ích trở đi, đoàn tàu không số phải chịu nhiều tổn thất, mất mát lớn, mà tiêu biểu là những chuyến đi của các tàu trong Tết Mậu Thân 1968. Ba con tàu ra đi trong dịp đó, chỉ có tàu 56 của chúng tôi thoát hiểm được”.

- “Thật lòng, không sợ mất lòng mà nói thì bác Ích rất có công, nhưng cũng có “tội”. Con tàu không đánh bộc phá dứt điểm ở bến Ba Làng nên địch đã lấy toàn bộ vũ khí tàu 198 về Sài Gòn khoe mẽ với dân chúng...”.

2/ Người thuyền trưởng tầu 198, đến nay vẫn còn sống và từng phải chịu nhiều nỗi đau day dứt khi không hoàn thành nhiệm vụ, để tàu rơi vào tay địch...

Người thuyền trưởng ấy là ông Vũ Tấn Ích. Người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào, nay đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn còn rất minh mẫn.

Hiện ông đang sống trong một ngôi nhà nhỏ tại phố Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng.

Sau 45 năm xẩy ra sự kiện, năm 2012, khi lần đầu tiên ông được nghe tường thuật chi tiết về trận rượt đuổi con tàu do mình làm thuyền trưởng từ phía đối phương. Ông cũng ngạc nhiên vô cùng khi đối phương đặt tên cho con tàu thật ngộ nghĩnh “Chồn Alpha”. Ông thừa nhận những gì đối phương miêu tả tương đối chân thực và sát với diễn biến của cuộc rượt đuổi. Ông nói:

- Đó là một chuyến đi đầy cam go, khi biết địch vây ép, tôi bình tĩnh yêu cầu anh em không manh động. Vào tới gần Lý Sơn, thấy ánh đèn tàu, tôi quyết định cho bật đèn hành trình để đi, đồng thời ngầm báo với địch: mình là tàu cá, làm ăn “chân phương”. Đến khi chúng không ép nữa, bỏ đi rồi chúng tôi mới táo bạo lao vào bờ thì... Chi tiết họ viết rằng tìm thấy một xác thủy thủ trên tàu là đúng. Đó là thi thể anh Trạch, chính trị viên. Khi tàu đã mắc cạn và chiến đấu với địch hàng giờ, bị địch bao vây, chúng tôi đã quyết định rút khỏi tàu và cử Chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và Phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp ở lại hủy tàu. Tuy nhiên, không hiểu sao hai anh đã không thể kích nổ được bộc phá theo kế hoạch. Anh Nghiệp sau khi rời tàu, bơi được vào bờ nhưng bị thương nặng đến hôm sau thì hy sinh. Còn anh Trạch, có lẽ đã hy sinh vì trúng đạn khi còn ở ngay trên tàu.

Về hình thức kỷ luật sau vụ bị đối phương thu tàu ấy, ông nói:

- Lúc đó chi bộ họp kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại cay đắng. Chúng tôi đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Riêng tôi là thuyền trưởng, nói gì thì nói, nguyên nhân gì thì nguyên nhân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm trước hết thuộc về người chỉ huy. Tôi đã nhận trách nhiệm thuộc về mình. Cấp trên chỉ đạo phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, tuy nhiên cũng không thi hành hình thức kỷ luật gì cụ thể. Không có hình thức kỷ luật nào, nhưng thất bại ấy luôn là nỗi đau đè nặng suốt cuộc đời tôi như một ám ảnh. Đau vì thất bại, mất tàu là một chuyện, nỗi đau lớn hơn chính là sự hy sinh của đồng đội, mình trở về, còn anh em mãi mãi nằm lại” – ông tâm sự.

Dù là một con cá kình trong đội tàu không số, từng thực hiện 9 chuyến đi biển, trong đó có 6 chuyến thành công nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông đúng là “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, đến lần thứ chín thì xảy ra sự cố với tàu 198. Không bị kỷ luật nhưng ở một khía cạnh nào đó, ông Ích đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Ông không được làm thuyền trưởng, không được đi biển nữa mà được điều về bộ phận tác chiến của Lữ đoàn. Năm 1970, ông được điều chuyển về đơn vị đặc công nước rồi lại về làm Tiểu đoàn trưởng đơn vị tàu rà phá ngư lôi. Năm 1975, ông vào chiến trường Liên khu 5, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và công tác tại Quân khu 5, tới năm 1982 thì nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Tuổi xế chiều, người vợ lại ra đi quá sớm, ông phải vật lộn với cuộc sống, lo cho con, cho cháu.

+++++ ẢNH TƯ LIỆU:

-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 1967

ích 1.jpg


-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 2012

ích 2.jpg


3/CÂU CHUYỆN TÂM LINH:

Chiến tranh thật khắc nghiệt, để lại bao thân phận đắng cay. Nhưng điều còn mãi là tình người. Cách đây hai năm, chị Loan, vợ anh Nghiệp ở Tứ Kỳ, Hải Dương – người vẫn ở vậy thờ chồng mấy chục năm qua cùng em trai anh đã tìm gặp ông Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào.

Sau đó, chị đã cùng ông trở lại Quảng Ngãi tìm hài cốt anh Nghiệp.

Thật cảm động, bác Nguyễn Tương, nguyên Chủ tịch xã từ năm 1967 đã mang thi hài anh về chôn trên rẫy cạnh nhà mình. Lúc chiến tranh vội vàng, gấp gáp, bác cũng không kịp hỏi tên, chỉ biết người lính hy sinh là thuyền phó nên nhà bác có tám anh em, bác gọi anh Nghiệp là... “chú Chín”, thờ phụng, cúng giỗ như ruột rà. Rồi bác cùng anh em lại lo đưa anh về nghĩa trang liệt sĩ xã, đề mộ vô danh...

Trước cuộc gặp gỡ ấy, bác Tương bất ngờ nằm mơ thấy anh Nghiệp về, đòi bác làm cơm để chia tay. Lúc đưa chị Loan ra nghĩa trang, dù không nói trước anh nằm mộ nào, tự dưng chị đi thẳng tới ngôi mộ vô danh số sáu, đúng mộ anh nằm, ôm lấy mộ kêu tên anh, khóc thảm thiết.. .Có lẽ, đạn bom, thời gian, nỗi đau cách trở dường như không ngăn được sợi dây tình cảm thiêng liêng, kỳ diệu...

241365215_1909692925859102_7898857870291215920_n.jpg
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
702
Động cơ
145,542 Mã lực
Tuổi
45
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )

(4) CÂU CHUYỆN VỀ TẦU 198- ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ



Tút 2:
Câu chuyện về Thuyền trưởng tầu 198 Vũ Tấn Ích:

1/ Việc tàu 198 bị bắt đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng những người lính Hải quân chúng tôi, cho dù 50 năm đã trôi qua.

Ông Trần Hậu Vệ, một cựu chiến binh tàu không số hồi tưởng:

-“Sau chuyến tàu đó như tôi biết, đồng chí Ích bị kỷ luật khiển trách nội bộ bởi lúc đó có thể nói là rất hiếm cán bộ thuyền được chọn lựa về đoàn tàu không số. Lỗi lầm hết sức lớn bởi từ vụ của đồng chí Ích trở đi, đoàn tàu không số phải chịu nhiều tổn thất, mất mát lớn, mà tiêu biểu là những chuyến đi của các tàu trong Tết Mậu Thân 1968. Ba con tàu ra đi trong dịp đó, chỉ có tàu 56 của chúng tôi thoát hiểm được”.

- “Thật lòng, không sợ mất lòng mà nói thì bác Ích rất có công, nhưng cũng có “tội”. Con tàu không đánh bộc phá dứt điểm ở bến Ba Làng nên địch đã lấy toàn bộ vũ khí tàu 198 về Sài Gòn khoe mẽ với dân chúng...”.

2/ Người thuyền trưởng tầu 198, đến nay vẫn còn sống và từng phải chịu nhiều nỗi đau day dứt khi không hoàn thành nhiệm vụ, để tàu rơi vào tay địch...

Người thuyền trưởng ấy là ông Vũ Tấn Ích. Người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào, nay đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn còn rất minh mẫn.

Hiện ông đang sống trong một ngôi nhà nhỏ tại phố Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng.

Sau 45 năm xẩy ra sự kiện, năm 2012, khi lần đầu tiên ông được nghe tường thuật chi tiết về trận rượt đuổi con tàu do mình làm thuyền trưởng từ phía đối phương. Ông cũng ngạc nhiên vô cùng khi đối phương đặt tên cho con tàu thật ngộ nghĩnh “Chồn Alpha”. Ông thừa nhận những gì đối phương miêu tả tương đối chân thực và sát với diễn biến của cuộc rượt đuổi. Ông nói:

- Đó là một chuyến đi đầy cam go, khi biết địch vây ép, tôi bình tĩnh yêu cầu anh em không manh động. Vào tới gần Lý Sơn, thấy ánh đèn tàu, tôi quyết định cho bật đèn hành trình để đi, đồng thời ngầm báo với địch: mình là tàu cá, làm ăn “chân phương”. Đến khi chúng không ép nữa, bỏ đi rồi chúng tôi mới táo bạo lao vào bờ thì... Chi tiết họ viết rằng tìm thấy một xác thủy thủ trên tàu là đúng. Đó là thi thể anh Trạch, chính trị viên. Khi tàu đã mắc cạn và chiến đấu với địch hàng giờ, bị địch bao vây, chúng tôi đã quyết định rút khỏi tàu và cử Chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và Phó thuyền trưởng Phạm Chuyên Nghiệp ở lại hủy tàu. Tuy nhiên, không hiểu sao hai anh đã không thể kích nổ được bộc phá theo kế hoạch. Anh Nghiệp sau khi rời tàu, bơi được vào bờ nhưng bị thương nặng đến hôm sau thì hy sinh. Còn anh Trạch, có lẽ đã hy sinh vì trúng đạn khi còn ở ngay trên tàu.

Về hình thức kỷ luật sau vụ bị đối phương thu tàu ấy, ông nói:

- Lúc đó chi bộ họp kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại cay đắng. Chúng tôi đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Riêng tôi là thuyền trưởng, nói gì thì nói, nguyên nhân gì thì nguyên nhân nhưng không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm trước hết thuộc về người chỉ huy. Tôi đã nhận trách nhiệm thuộc về mình. Cấp trên chỉ đạo phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, tuy nhiên cũng không thi hành hình thức kỷ luật gì cụ thể. Không có hình thức kỷ luật nào, nhưng thất bại ấy luôn là nỗi đau đè nặng suốt cuộc đời tôi như một ám ảnh. Đau vì thất bại, mất tàu là một chuyện, nỗi đau lớn hơn chính là sự hy sinh của đồng đội, mình trở về, còn anh em mãi mãi nằm lại” – ông tâm sự.

Dù là một con cá kình trong đội tàu không số, từng thực hiện 9 chuyến đi biển, trong đó có 6 chuyến thành công nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông đúng là “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, đến lần thứ chín thì xảy ra sự cố với tàu 198. Không bị kỷ luật nhưng ở một khía cạnh nào đó, ông Ích đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Ông không được làm thuyền trưởng, không được đi biển nữa mà được điều về bộ phận tác chiến của Lữ đoàn. Năm 1970, ông được điều chuyển về đơn vị đặc công nước rồi lại về làm Tiểu đoàn trưởng đơn vị tàu rà phá ngư lôi. Năm 1975, ông vào chiến trường Liên khu 5, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và công tác tại Quân khu 5, tới năm 1982 thì nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Tuổi xế chiều, người vợ lại ra đi quá sớm, ông phải vật lộn với cuộc sống, lo cho con, cho cháu.

+++++ ẢNH TƯ LIỆU:

-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 1967

ích 1.jpg


-Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm 2012

ích 2.jpg


3/CÂU CHUYỆN TÂM LINH:

Chiến tranh thật khắc nghiệt, để lại bao thân phận đắng cay. Nhưng điều còn mãi là tình người. Cách đây hai năm, chị Loan, vợ anh Nghiệp ở Tứ Kỳ, Hải Dương – người vẫn ở vậy thờ chồng mấy chục năm qua cùng em trai anh đã tìm gặp ông Vũ Tấn Ích, người thuyền trưởng của 198 hay “Chồn Alpha” năm nào.

Sau đó, chị đã cùng ông trở lại Quảng Ngãi tìm hài cốt anh Nghiệp.

Thật cảm động, bác Nguyễn Tương, nguyên Chủ tịch xã từ năm 1967 đã mang thi hài anh về chôn trên rẫy cạnh nhà mình. Lúc chiến tranh vội vàng, gấp gáp, bác cũng không kịp hỏi tên, chỉ biết người lính hy sinh là thuyền phó nên nhà bác có tám anh em, bác gọi anh Nghiệp là... “chú Chín”, thờ phụng, cúng giỗ như ruột rà. Rồi bác cùng anh em lại lo đưa anh về nghĩa trang liệt sĩ xã, đề mộ vô danh...

Trước cuộc gặp gỡ ấy, bác Tương bất ngờ nằm mơ thấy anh Nghiệp về, đòi bác làm cơm để chia tay. Lúc đưa chị Loan ra nghĩa trang, dù không nói trước anh nằm mộ nào, tự dưng chị đi thẳng tới ngôi mộ vô danh số sáu, đúng mộ anh nằm, ôm lấy mộ kêu tên anh, khóc thảm thiết.. .Có lẽ, đạn bom, thời gian, nỗi đau cách trở dường như không ngăn được sợi dây tình cảm thiêng liêng, kỳ diệu...

241365215_1909692925859102_7898857870291215920_n.jpg
đọc mục 3/ e lại muốn rơi nước mắt. Bác ruột e cũng ra đi mãi mãi không về bên Campuchia từ 1970, giờ không biết nằm ở đâu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
đọc mục 3/ e lại muốn rơi nước mắt. Bác ruột e cũng ra đi mãi mãi không về bên Campuchia từ 1970, giờ không biết nằm ở đâu.
❤ Xin được đứng nghiêm theo quân lệnh, kính chào bác ruột của bạn Cún em - người anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc ❤
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )

(5) KINH KHA ĐƠN ĐOẢN ĐAO - ĐẠI NÁO ĐẤT TẦN

(Hay là câu chuyện về con tầu 645)

Tút 1: Câu chuyện từ hai phía:


1/ Thông tin từ phía Mỹ:

Tháng 3-1972, nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn tiếp tế bằng đường biển từ miền Bắc, HQ Mỹ quyết định sử dụng tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Sculpin (SSN-590) thuộc lớp Skipjack theo dõi tàu vận tải của HQNDVN từ khu vực xuất phát ở gần đảo Hải Nam vào đến miền Nam VN, sau đó tiêu diệt trong hải phận VN trước khi kịp bốc dỡ hàng.

Theo lời kể của Đô đốc Charles R. Larson (lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin), ngày 10-4-1972 USS Sculpin chiếm lĩnh vị trí tuần tra ngoài khơi đảo Hải Nam. Ngày 12-4, tàu 645 thuộc Đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy xuất phát lần thứ 3, chở theo 70 tấn đạn dược, 1 tấn thuốc nổ và nhiều hàng hóa khác. Sau khi so sánh dữ liệu ảnh chụp, đồng thời đối chiếu với hướng đi bất thường về phía bờ biển phía tây Philippines, USS Sculpin xác định 645 là tàu vận chuyển vũ khí và bắt đầu theo dõi. Điều này được xác nhận thêm sau khi tàu 645 chuyển hướng ngoặt về phía nam.

USS Sculpin theo dõi 645 qua kính tiềm vọng và sonar thụ động nhờ vào âm thanh khá đặc trưng từ trục và cánh quạt chân vịt. Để bám đuôi tàu 645 di chuyển với tốc độ khoảng 20km/h, USS Sculpin duy trì tốc độ không quá 37km/h ở độ sâu 60m, cách đáy 9 đến 24m. Ban đầu mọi việc tiến triển thuận lợi, tuy nhiên sau đó tàu 645 chuyển hướng về phía đông, đi vào một khu vực có nhiều đá ngầm, rạn san hô và xác tàu đắm (có lẽ để tránh bị theo dõi). Điều này buộc USS Sculpin quyết định tính toán và chuyển hướng đi vòng để đón đầu 645. Trong thời gian đó máy bay trinh sát P-3 Orion của HQ Mỹ được yêu cầu bí mật tiếp tục giám sát từ trên cao để thay thế.

USS Sculpin gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình theo dõi khi phải bám theo 645 qua những khu vực có nhiều dàn khoan dầu hoạt động, hoặc khu vực tuyến đường thủy nhiều tàu bè qua lại. Sau khi tiến sâu xuống phía nam, tàu 645 ngoặt sang phía tây rồi chuyển hướng tây bắc. Đối với phía Mỹ, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tàu 645 chuẩn bị cập bờ tiếp tế vũ khí. Lúc này MACV ra lệnh cho USS Sculpin tiến hành chụp ảnh làm bằng chứng, đồng thời sẵn sàng tiêu diệt bằng ngư lôi. Để thực hiện nhiệm vụ này, USS Sculpin phải lặn sâu xuống 27m, chỉ cách đáy 6m rồi tăng tốc vượt lên trước đón đầu, kính tiềm vọng chỉ nhô lên khoảng 15cm trong 6s để chụp ảnh để tránh bị phát hiện.

Cách bờ biển VN khoảng 100 hải lý, USS Sculpin mất dấu 645 trong khoảng 2 giờ khi tàu chuyển hướng sang tây bắc, tàu 645 đã tắt máy và đèn khiến cho sonar và kính tiềm vọng của USS Sculpin mất tác dụng, việc sử dụng radar sục sạo cũng không mang lại kết quả. Trước tình hình đó, dựa theo hành trình được tính toán, USS Sculpin quyết định tăng tốc vượt lên trước khoảng 30 hải lý, đón đầu 645 tại điểm dự đoán, đồng thời yêu cầu máy bay trinh sát P-3 Orion tìm kiếm quanh khu vực mất dấu. Máy bay trinh sát đã phát hiện được 645 nhờ đặc điểm sơn màu trắng, sau đó USS Sculpin cũng xác định lại được mục tiêu.

Ban đầu MACV đề nghị cho phép USS Sculpin đánh chìm 645 bằng ngư lôi, tuy nhiên Đô đốc John Sidney McCain Jr. (bố của phi công John McCain, lúc này đang bị bắt làm tù binh ở miền Bắc), tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương không chấp nhận và yêu cầu giao lại cho HQ VNCH.

Ngày 22-4 và 23-4-1972, tàu 645 vào đến điểm chuyển hướng, cách Phú Quốc khoảng 60 hải lý, với ý định chờ đến đêm sẽ cập bờ. 14h chiều 22-4-1972, tàu hộ tống khu trục (V N C H gọi là khu trục hạm) lớp Edsall số hiệu HQ-4 Trần Khánh Dư của HQ V/N C. H được lệnh báo động và rời cảng Sài Gòn.

14h ngày 23 tháng 4,tàu 645 nhận được điện của Sở chỉ huy báo cho biết trong đêm sẽ có thuyền đón ở mũi Cà Mau, nhưng có điện báo bến động nên quay ra hải phận quốc tế.
Tối 23-4, HQ-4 và 2 tàu chiến khác của V...NC...H phát hiện 645 trên vùng biển vịnh Thái Lan bằng radar và tiếp cận khi tàu cách bờ 25-30 hải lý với ý đồ bắt sống.
Sáng 24-4, HQ-4 đã kèm chặt 645, xác định được đây là tàu vận tải của miền Bắc và quan sát được cả các vị trí đặt súng máy 12,7mm trên tàu. Sau nhiều nỗ lực gọi hàng và bắn uy hiếp không có kết quả, HQ-4 dùng pháo 76,2mm khai hỏa thẳng vào 645 làm tàu bị cháy, một số thủy thủ thương vong.

Tàu 645 vừa cố gắng cơ động ra xa vừa bắn trả bằng 12,7mm, B-40, B-41. Tuy nhiên khoảng 11h, tàu bị trúng đạn vào lái, mất khả năng điều khiển. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu yêu cầu cho thủy thủ đoàn rời tàu trong khi mình nán lại để hủy tài liệu và đặt kíp nổ phá tàu.

Theo phía V.. N...C...H, tàu 645 đã bị đạn pháo của HQ-4 bắn nổ tung, trong khi theo HQ NDVN, chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã chủ động ở lại điểm hỏa khi tàu ở cách xa thủy thủ đoàn nhất để tránh thương vong cho đồng đội.

Trong số thủy thủ đoàn 645 có 6 người hy sinh bao gồm cả Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu, 16 người (trong đó 6 bị thương) bị HQ VN...C/H bắt làm tù binh, bao gồm cả Thuyền trưởng Lê Hà. Năm 1973 thủy thủ đoàn được trao trả sau Hiệp định Pa-ri. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu được truy tặng danh hiệu Anh hùng năm 1978.

Mặc dù có nhiều dấu hiệu, bao gồm cả nội dung liên lạc từ 645 do USS Sculpin thu được cho thấy dường như thủy thủ đoàn nghi ngờ có tàu ngầm bám theo mình nhưng các tài liệu của HQNDVN xuất bản về sau không nhắc đến điều này mà cho rằng 645 bị máy bay và tàu mặt nước của HQ V/N/ C/ H phát hiện gần bờ biển VN, trong khi trên thực tế tàu đã bị tàu ngầm USS Sculpin theo dõi gần như liên tục trên hành trình khoảng 2500 hải lý (khoảng 4600km).


2/ Thông tin từ phía ta:

Chuyến xuất quân lần thứ 14 chở hơn 70 tấn vũ khí vào chi viện cho Khu 9 ấy gặp trục trặc ngay từ đầu.

Hai lần xuất bến, tàu đều bị địch bám riết, theo dõi, đành phải quay lại. Lần thứ ba, xuất hành ngày 12-4-1972 lúc đầu trót lọt, tàu đã vờ vòng lên đảo Hải Nam (Trung Quốc), đi trên các vùng biển quốc tế, xuôi xuống phía biển Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

Ngày 23-4-1972, tàu tới vùng biển Phú Quốc, sau đó lại chuyển hướng về phía đảo Cô Công (Cam-pu-chia), cách Phú Quốc chừng 60 hải lý với ý định chờ tối sẽ vào. Đầu giờ chiều, tàu nhận được điện của Sở chỉ huy báo cho biết:

-Đêm nay sẽ có thuyền đón ở mũi Cà Mau.

Nhưng sẩm tối lại có điện khẩn:

-"Bến động".

Thế là thuyền trưởng lại lệnh quay ra hải phận quốc tế.

Đêm 23-4, một chiếc tàu lớn của địch đi tuần từ hướng Vịnh Thái Lan phát hiện ra Tàu 645. Chúng đánh tín hiệu hỏi tàu từ đâu đến và đi đâu. Tàu 645 bình tĩnh trả lời: "Từ Trung Q xuống, bị lạc". Địch phát tín hiệu dừng tàu. Tàu 645 lập tức tăng tốc nhằm chạy thoát khỏi tầm truy đuổi của địch.

Lập tức địch gọi máy bay bắn pháo sáng. Trong ánh pháo sáng chói lòa, Tàu 645 đã nhìn rõ phía trước còn có 3 tàu địch. Như vậy, tàu đã bị vây kín tứ phía.

Cuộc lẩn tránh của Tàu 645 kéo dài trong đêm cho đến sáng 24-4. Khi trời sáng rõ, địch xác định đây là tàu "C.../ộng ....ản Bắc//// Việt", chúng lập tức dùng loa dụ hàng và nổ súng uy hiếp. Một số thủy thủ hy sinh, tàu bị trúng đạn, sàn thủng lỗ chỗ.

Đến gần trưa, địch bắn một quả đạn lớn trúng vào xích lái khiến Tàu 645 quay tròn, không điều khiển được nữa. Trước tình thế khẩn cấp, Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu hội ý và thống nhất để Thuyền trưởng Lê Hà chỉ huy các thủy thủ còn sống nhảy xuống biển bơi vào bờ nhằm bảo toàn lực lượng, còn anh ở lại chiến đấu cầm chân và phân tán sự chú ý của địch, sau đó sẽ điểm hỏa bộc phá hủy tàu, phi tang vũ khí, hàng hóa.

Thủy thủ Thẩm Hồng Lăng có ý muốn nán lại cùng Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu rời tàu cuối cùng. Anh giúp chính trị viên thu thập tài liệu để hủy. Hiểu ý Lăng, anh Hiệu nói như ra lệnh nhưng ánh mắt anh nhìn Lăng trìu mến, thiết tha: “Lăng, nhảy xuống biển bơi cùng anh em đi. Em còn trẻ, còn cống hiến cho cách mạng nhiều hơn. Đi đi, anh cũng sẽ an toàn".

Thời gian không cho phép chậm trễ, Lăng đành nghe lời chính trị viên, mặc áo phao nhảy xuống biển.

Anh bơi ra thì gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, phần lớn anh em bị thương nên phải cụm nhau lại thành một khối, vừa bơi vừa dìu nhau.

Anh Hiệu cũng nhìn thấy cảnh đó nên đã cố lùi thời gian điểm hỏa.

Nhìn về phía con tàu, Lăng hiểu: Chậm điểm hỏa thêm phút nào thì tính mạng của chính trị viên bị đe dọa thêm phút ấy. Anh em dưới biển thì cũng cố nán lại đợi chính trị viên. Trước tình thế lừng chừng đó, anh Hiệu quát to: "Các đồng chí khẩn trương rời xa tàu. Về báo cáo với Đ.....o...à...n là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Xin gửi tới anh em lời chào chiến thắng".

Khi Lăng đã nhập được vào tốp anh em bơi trên biển và ở một khoảng cách đáng kể, Nguyễn Văn Hiệu mới bình tĩnh nổ tàu.

Một ánh chớp lóe lên, kế đó là tiếng nổ cực mạnh, cột lửa đỏ bùng lên cùng với cột sóng cao hàng chục mét gầm lên giữa biển xanh. Tàu 645 chìm dần và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã ra đi như thế.

Lúc đó là trưa 24-4-1972. Thuyền trưởng Lê Hà cùng 15 thủy thủ còn lại của Tàu 645 sau đó đều bị địch dùng trực thăng và tàu quây bắt trên biển, rồi đưa vào giam ngay tại nhà tù Phú Quốc. Tháng 3-1973, sau Hiệp định Pa-r ...i, các anh được địch trao trả, trở về với đồng đội.



Sự kiện tàu 645 kết thúc giai đoạn vận chuyển bí mật bằng tàu không số kéo dài 10 năm (4-1962 đến 4-1972) của Đoàn 125 với tổng cộng 168 chuyến và 6105 tấn vũ khí cho chiến trường.

Cũng bắt đầu từ đây, Đoàn 125 chuyển hoàn toàn sang phương thức vận chuyển mới: tổ chức các đoàn đánh cá công khai, có đăng ký hợp pháp ở miền Nam, sử dụng tàu gỗ 2 đáy, vừa đánh cá, chở hàng thuê vừa chớp thời cơ vận chuyển vũ khí trên những chặng ngắn ở miền Nam hoặc ra thằng miền Bắc nhận vũ khí.

Với phương thức mới này, HQNDVN đã thực hiện thành công 31 chuyến, đưa được 520 tấn vũ khí vào Trà Vinh và Cà Mau.

++++ Hình minh hoạ:

- Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Sculpin (SSN-590), đang làm công tác chuẩn bị, sẵn sàng thực thi nhiệm vụ.

1722496140148.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 5:
MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA ‘ĐOÀN TẦU KHÔNG SỐ’ – LỮ 125 )
(5) KINH KHA ĐƠN ĐOẢN ĐAO - ĐẠI NÁO ĐẤT TẦN
(Hay là câu chuyện về con tầu 645)



Tút 2: SỐ PHẬN BI HÙNG CỦA THỦY THỦ ĐOÀN – TẦU 645:


Như đã viết ở ‘Tút’ trước:

-‘… thủy thủ đoàn 645 có 6 người hy sinh bao gồm cả Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu, 16 người (trong đó 6 bị thương) bị HQ V///N/// C//// H bắt làm tù binh, bao gồm cả Thuyền trưởng Lê Hà. Năm 1973 thủy thủ đoàn được trao trả sau Hiệp định Pa-ri//. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu được truy tặng danh hiệu Anh hùng LL /// VT // ND năm 1978…’

Và từ năm 1973, số phận bi hùng của những thủy thủ đoàn còn sống, của tầu 645 bắt đầu.

Trước hết, ta hãy xem lời kể của Đô đốc Charles R. Larson (lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin), về những giây phút cuối cùng của tầu 645 (bản dịch là của Baoleo):

--- --- ---
-‘…..Sau này chúng tôi đã biết được, qua những điện báo vô tuyến, thu được từ tầu 645, rằng: đã có lúc, tầu 645 đã điện - báo cáo cấp trên của họ là: ‘chúng tôi phát hiện có một chiếc tàu ngầm ngoài kia’.

Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thủy thủ đoàn của tàu 645 đã phát hiện ra chúng tôi, khi chúng tôi phối hợp với tàu khu trục.

Dựa trên nhận dạng của chúng tôi, tàu khu trục hộ tống HQ-4 ra lệnh cho tàu 645 dừng lại, nhưng tầu 645 không tuân thủ, bắt đầu thực hiện những cuộc chạy trốn đáng sợ.

Cuối cùng, HQ-4 của V===N==C===H đã nổ súng từ vị trí bao vây, bằng pháo 76 ly 2 của HQ-4.

Tàu 645 bị bắn và bắt đầu bốc cháy, chạy theo vòng tròn như thể bánh lái bị kẹt cứng.

Chúng tôi đã xem qua kính tiềm vọng, và thủy thủ đoàn của con tầu ngầm chúng tôi, đã tập trung lại, để xem trên màn hình TV, diễn biễn của trận đánh. Đột nhiên, với một tiếng gầm như sấm sét, rõ ràng đến mức có thể nghe thấy qua thân tàu ngầm Sculpin.


Con tàu 645 phát nổ và tan ra từng mảnh, khi vũ khí mà nó trở theo- phát nổ. Ngọn lửa nhảy vọt lên hàng trăm feet trong không trung, kèm theo tiếng reo hò của thủy thủ đoàn của chúng tôi.

Đúng ngay giây phút đó, thuyền trưởng tầu ngầm là Mathis, đã yêu cầu toàn bộ thủy thủ đoàn của tầu ngầm Sculpin, đứng yên một phút mặc niệm.

Bởi cho dù thủy thủ đoàn của tầu 645 có là kẻ thù hay không, thì họ cũng đã anh dũng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

Sau đó, chúng tôi rất vui khi biết rằng, 16 thủy thủ đoàn đã được giải cứu và họ nói tiếng Việt chứ không phải tiếng Trung Q...u...ố....c.

Thuyền trưởng và nhân viên hải đồ của tầu, là một trong số thủy thủ đoàn của tầu 645 còn sống, và có thể cung cấp thông tin tình báo có giá trị về hoạt động của họ.

Một trong số ít thương vong, là chính trị viên của tầu 645.

Sau này, thủy thủ đoàn tàu 645 xác minh rằng, tàu của họ là một tầu trở vũ khí. Họ đã chở đủ vũ khí và đạn dược để cung cấp cho Việt ++++ trong Quân khu IV ???


(có lẽ là Quân khu 9 thì đúng hơn – lời bình của Baoleo)

trong ít nhất 60 ngày. Do đó, việc bị phá hủy của tầu 645 đã đóng góp đáng kể cho sự an toàn của quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam trong khu vực và thiết lập lại các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ở đó.

Các thủy thủ đoàn còn sống là Bắc Việt. Họ đã bị tách riêng ra, cứ 1 thủy thủ thì sẽ bị một tình báo Hoa Kỳ và một tình báo Nam Việt Nam thẩm vấn và câu chuyện của họ được so sánh.

Các bản cung đã xác định được rằng: các câu trả lời của nhân viên hải đồ của 645 là đáng tin cậy, bởi vì anh ta đã cung cấp cho các thẩm vấn viên, chính xác hải trình, những gì mà chúng tôi (tầu ngầm Sculpin) đã theo dõi.

(Thuật ngữ ‘navigator’ cần phải hiểu đó là ‘nhân viên hải đồ’, chứu không phải là lái tầu. Chiến sĩ lái tàu tên là Thẩm Hồng Lăng – chú thích của Baoleo)

Hoa Kỳ đã học được nhiều về chiến lược tiếp tế trên biển của Bắc Việt.

Hoa Kỳ cũng biết được rằng: các thuyền viên của ‘đoàn tàu đánh cá giả dạng’ không phải là lực lượng tinh nhuệ sẽ chống cự cho đến khi chết. Một máy trưởng của tầu 645 kể về việc, ở khoang máy của anh ta, khi chính trị viên của tầu đến khoang máy, nói với anh ta rằng kẻ thù đã đến, và ra lệnh cho anh ta ở lại vị trí của mình. Người máy trưởng, do đã biết tầu của mình trở vũ khí, nên đã không do dự , ngay lập tức lên boong tàu và nhảy xuống nước…..”

(hết trích dịch)


--- --- ---

Và kể từ giây phút đó, số phận bi hùng của những thủy thủ đoàn còn sống, của tầu 645 bắt đầu.

Sau khi được trao trả năm 1973, cho dù lúc này, phía ta, chưa có các bản cung, cũng như chưa biết được các dòng hồi ký trên của Đô đốc Charles R. Larson (lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin) – như đã trích dịch phía trên,=> thì theo thông lệ, đa số những người bị đối phương bắt làm tù binh, đều khó được trọng dụng.



Cá nhân thuyền trưởng tầu 645 là Lê Hà, kể từ khi được trao trả năm 1973, đã trải qua hết nơi cách ly này đến nơi cách ly khác. Và cuối cùng, sau tháng 4 năm 1975, thuyền trưởng Lê Hà bị khai trừ ra khỏi Đảng, rồi được ‘trên’ cho về làm dân.
........
(Cắt đoạn này - do tự kiểm duyệt)

++++ Hình minh hoạ:

- Số phận của thuyền trưởng Lê Hà, ghi trong tài liệu của ta.

1722497306137.png



- Một đoạn hồi ức của : Đô đốc Charles R. Larson (trong ảnh, lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin)

1722497344616.png


-Trang bìa hồi ức của : Đô đốc Charles R. Larson (trong ảnh, lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin)

1722497370223.png


- Đô đốc Charles R. Larson (trong ảnh, lúc đó là Trung tá, thuyền phó USS Sculpin)

1722497395575.png


-Tầu ngầm nguyên tử USS Sculpin, số hiệu SSN-590, đang trong một chuyến hải trình.

1722497426462.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Chào mừng 60 năm - Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân
(02&05/05/1964 – 02&05/08/2024)

GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 6:

TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM VỚI HẠM ĐỘI 7 CỦA MỸ

Tút 1: Cuộc chiến đấu cuối cùng theo tư liệu của ta.


1/Theo chính sử:

Trong cuốn Lịch sử hải quân nhân dân VN có một đoạn viết về trận đánh này:

“Đêm 27-8-1972, nhiều tốp tàu tuần dương, khu trục vào bắn phá thành phố cảng Hải Phòng. Ta sử dụng lực lượng tàu phóng lôi gồm hai chiếc 319 và 349 ra đánh địch, nhưng do chưa nắm thật chắc địch, xuất kích không đúng thời cơ, không giữ được yếu tố bất ngờ... nên trận chiến đấu không thành công, ta bị tổn thất hai tàu”.

2/ Nhân chứng kể chuyện:

Còn đây là lời kể chi tiết của của cụ Hoàng Sinh Viên – nguyên là Thiếu úy thuyền phó tầu phóng lôi 313, người đã tham gia ‘Trận đánh cuối cùng’ của Hải quân Việt Nam với Hải quân Mỹ, ngày 27/08/1972:

Khoảng gần 8 giờ tối ngày 27/8/1972 có lệnh báo động chiến đấu. Sở chỉ huy thông báo 4 tâù tuần dương và khu trục đang tiến vào vùng biển Hải Phòng, cự ly 38 hải lý? Các lần trước trước khì địch cách 60 hải lý, SCH đã báo động rồi. Không hiểu hôm ấy địch vào gần thế trên mới báo?

Biên đội 2 đang trực cấp 1 với tầu 319 do Trung úy Cao Hồng Toản làm thuyền trưởng, Đỗ Viết Thự thuyền phó, cùng trung úy Nguyễn Hồng Cư tiểu đoàn phó, Trung úy Hoàng Tụy trợ lý hàng hải cùng đi trên tầu.

Tầu 349 do Trung úy Lê Văn Miên thuyền trưởng, Thiếu úy Nguyễn Văn Bá thuyền phó, Đại úy CTV Hải đội Nguyễn Văn Viễn, thiếu úy Trợ lý cơ điện Nguyễn Văn Lộc đi cùng.

Tất cả 2 tầu là 24 cán bộ chiến sĩ đã xuất kích theo lệnh SỞ CHỈ HUY tiền phương trung đoàn 172, đặt tại trạm Radar Cát Bà, do ông Lê Duy Khoái (cụ Khoái chính là cán bộ tiều đoàn - đã đi trên tầu phóng lôi đánh trận đầu tiên với Hạm đội 7 của Mỹ - ngày 02/08/1964) trung đoàn phó chỉ huy ...

Sau khi biên đội 2 xuất kích khoảng nửa giờ, thì biên đội 1 có tầu 313 do trung úy Lê Văn Khách làm thuyền trưởng, thuyền phó là Hoàng Sinh Viên và tầu 316 do thiếu úy Lê Đức Cẩn làm thuyền trưởng, thuyền phó là Đồng Xuân Tứ => cũng nhận được lệnh xuất phát.

Hai tầu biên đội 1 xuất phát theo lệnh. Khi đi ngang đảo đèn Long Châu thì biên đội 1 được lệnh dừng lại chờ lệnh. Lúc này ngoài biển có máy bay thả pháo sáng và đạn pháo tầu Mỹ bắn vào đất liền. Đèn biển Long Châu vụt tắt. Khoảng 15 phút sau, biên đội 1 lại có lệnh xuất phát, đi tới vị trí cách Đông Nam Long Châu 15 hải lý. Trên đường đi thuyền phó là Hoàng Sinh Viên đã dịch bức điện của Sở chỉ huy báo:

-“Hai tàu 319 và 349 đã mất liên lạc. Lệnh 313 , 316 chuẩn bị đánh tiếp, tìm kiếm 2 tầu 319 và 349, báo cáo SCH”.

Theo tính thần bức điện, biên đội 1 tiến về phía Đông Nam. Khi xác định đã đến vị trí chỉ định nhưng không phát hiện thấy gì, thuyền phó là Hoàng Sinh Viên đã báo cáo thuyền trưởng và điện về SCH :

-“Xin phép đi xa hơn 5 hải lý nữa”.

Chưa đợi SCH đồng ý hay không , biên đội 1 cứ đi. Khi đã đi quá cự ly dự định vẫn không thấy gì, lúc này trời đã mờ sáng. Và SCH báo : Trên trời đang có nhiều máy bay địch và lệnh cho 2 tầu : Quay về ngay !

Không thể chần chừ được nữa, biên đội 1 đành phải quay về với tốc cao nhất. Trên đường về, khi nhìn về phía lái tầu , thuyền phó Hoàng Sinh Viên bỗng thấy 1 ánh đèn vừa loé lên trên mặt biển. Lập tức thuyền trưởng 313 lệnh cho tầu 316 cảnh giới, để tầu 313 thận trọng tiếp cận nơi có ánh đèn. Vào gần tầu 313 đã nhìn rõ 6 người đang lóp ngóp bơi.

Tầu 313 nhanh chóng chỉ huy công tác cứu hộ và lần lượt đưa cả 6 người lên boong. Đó là: Lê Văn Miên thuyền trưởng 349, Hoàng Văn ( Đức ) Lợi máy 1, Vũ Tài Trò máy 2 tầu 349, Nguyễn Việt Cường máy 1, Trần Văn Lương ngư lôi, Nguyễn Văn Phê pháo thủ tầu 319. Tất cả đều bị thương.

Sau khi đã tỉnh táo thuyền trưởng Miên và anh em đã kể lại diễn biến trận đánh như sau :

- Khi tầu ta tiếp cận đến cự ly mở Radar, chuẩn bị vào hướng chiến đấu thì tầu 319 bị 1 quả tên lửa " Tầu đối Tầu " của tầu địch bắn trúng vào mạn trái. Sức nổ phá vỡ từ khoang máy, qua đài chỉ huy đến khoang phụ nơi lắp máy phát Radar. Bệ phóng và ngư lôi bên trái đều bay xuống biển.Tầu nghiêng lớn sang phải nên không bị chìm. Thuyền phó, máy trưởng, tín hiệu viên, tiểu đòan phó Cư hi sinh ngay, thuyền trưởng Cao Hồng Toản bị cụt mât cả 2 chân nhưng vẫn sống, một số khác hy sinh và bị thương ...


Thâý tầu 319 mất cơ động, thuyền trưởng 349 tăng tốc độ chiếm lĩnh trận địa phóng, khi còn cách tầu địch khoảng hơn 1 cây số, thì bị địch bắn pháo dữ dội. Tầu 439 đã bị trúng nhiều loạt đạn và bị đứt dây cáp máy lái, nên mất điều khiển và tầu địch đã chạy thoát ...

Thuyền trưởng Miên đã dùng cần tốc độ điều khiển tầu quay lại cập mạn và cấp cứu tầu 319. Khi đang tiến hành công việc trợ cứu thì tầu 319 và 349 cùng chìm. Tất cả những người còn sống đều bị rơi xuống biển. Anh em đã dùng phao bè và phao cá nhân đặt thuyền trưởng Toản lên, và bơi đẩy bè quay về hướng bờ, một số đồng chí đã bơi mà không có phao cá nhân ...


Sau một thời gian được đồng đội dìu kéo, cảm thâý mình gây cản trở cho anh em, thuyền trưởng Toản đã nói :

-Các đồng chí cắt phao thả tôi ra, hãy bơi về báo cáo với Đảng là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Anh em không thể nghe theo. Chỉ đến khi biết anh Toản đã thật sự hi sinh, nên mới đành vĩnh biệt và thả anh vào lòng biển.


Sau khi rời tầu, những người còn sống đã chia thành các tốp nhỏ và tầu 313 chỉ cứu vớt được 1 nhóm thôi. Còn 18 người khác mất tích và coi như đã hy sinh.

Còn sau khi trở về, thì tầu 316 đã cố quá nên hỏng động cơ, không hoạt động được nữa. Chỉ còn mỗi tầu 313. Sáng hôm sau dù trời đang bão, SCH vẫn lệnh cho tầu 313 đi ra Long Châu , Cồn Răng Lược , Thượng Hạ Mai ...để tìm kiếm người và vật dụng của trận đánh. Ban đêm đưa các tổ đặc công ra đảo để mò lặn tìm kiếm, nhưng tất cả đều không thu được dấu vết nào. Có lẽ hôm sau cơn bão lớn đã đưa tất cả thì thể các anh về nơi vô định …..

++++ Hình minh hoạ:

-Chào mừng 60 năm - Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (02&05/05/1964 – 02&05/08/2024), sáng ngày 01/08/2024, trong chương trình ‘Chào buổi sáng’ – VTV 3 đã phát bài về sự kiện này.

Trong ảnh có:

a/Cụ Bột: nguyên là Phân đội trưởng tầu phóng lôi trong trận đánh với Hạm đội 7 của Mỹ lần thứ nhất – ngày 02/08/1964.

b/Cụ Hoàng Sinh Viên: nguyên là thuyền phó tầu phóng lôi trong trận đánh với Hạm đội 7 của Mỹ lần cuối cùng (lần thứ ba) – Đêm 27/8/1972.

02-08-3.jpg


-Thuyền trưởng Hoàng Sinh Viên và Baoleo, trong các lần gập nhau.

1722499431410.png


1722499451295.png


(CÒN TIẾP)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 6:
TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM VỚI HẠM ĐỘI 7 CỦA MỸ


Tút 2: Tư liệu của Mỹ:


Giữa tháng 8-1972, theo yêu cầu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, HQ Mỹ lên kế hoạch cho 1 cuộc tập kích vào khu vực Hải Phòng-Cát Bà - nơi có nhiều cơ sở quân sự quan trọng và cũng là khu vực duyên hải được phòng thủ chặt chẽ nhất của miền Bắc.

Chiến dịch mang tên Lion's Den huy động 4 chiến hạm của Hạm đội 7, bao gồm tuần dương hạm hạng nặng USS Newport News (CA-148) lớp Des Moines, tuần dương hạm hạng nhẹ mang tên lửa USS Providence (CLG-6) lớp Providence, khu trục hạm mang tên lửa USS Robison (DDG-12) lớp Charles F. Adams và khu trục hạm USS Rowan (DD-782) lớp Gearing, được tổ chức thành Đơn vị đặc nhiệm 77.1.2 (CTU 77.1.2) dưới sự giám sát của Đô đốc James L. Holloway III, tư lệnh Hạm đội 7 trên tàu USS Newport News.

Chiều tối 27-8-1972, CTU 77.1.2 bắt đầu tiến vào vùng biển Đồ Sơn. Ngoài các mục tiêu chính của pháo hạm (cảng Hải Phòng, sân bay Cát Bi, các kho hậu cần, trận địa SAM và pháo bờ biển...), USS Rowan còn được dự tính sử dụng tên lửa AGM-45 Shrike để tấn công các trạm radar bờ biển của QĐNDVN.

Khoảng 23h20, CTU 77.1.2 tiến sát bờ biển và bắt đầu pháo kích. Đến 23h33, khi các chiến hạm Mỹ kết thúc đợt pháo kích theo kế hoạch và bắt đầu rút lui thì phát hiện tín hiệu được cho là 2 tốp tàu chiến của HQNDVN xuất kích ở phía nam đảo Cát Bà và tiếp cận với tốc độ cao từ cự ly cách 9km và 14km.

USS Newport News và USS Rowan sử dụng pháo hạm bắn chặn. Đồng thời theo yêu cầu của Đô đốc James L. Holloway III, biên đội 2 cường kích A-7E Corsair II thuộc Phi đoàn cường kích số 93 (VA-93) trên tàu sân bay USS Midway (CVA-41) đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát vũ trang ở phía bắc Hà Nội được chuyển hướng tới khu vực giao tranh. Các máy bay A-7E thả pháo sáng để soi mục tiêu cho pháo hạm, đồng thời phối hợp tấn công các tàu hải quân VN bằng bom chùm Rockeye.

Trận đánh kết thúc vào khoảng 23h42, theo phía Mỹ, 3 tàu hải quân VN bị pháo hạm và bom chùm từ máy bay đánh chìm, trong đó chiếc cuối cùng đã tiếp cận tới cự ly chỉ cách dưới 2,7km.

HQNDVN chỉ ghi nhận xuất kích 2 tàu phóng lôi 123K số hiệu T-319, T-349 thuộc Tiểu đoàn 135, Trung đoàn hải quân 172. Cả 2 tàu đều bị bắn chìm làm 19 cán bộ chiến sĩ hy sinh, chỉ có 6 người được cứu. Đây là lần thứ 3 tàu chiến HQNDVN tiến công tàu chiến Mỹ nhưng đều không thành công.

Trong nửa giờ, các chiến hạm Mỹ bắn tổng cộng 433 viên đạn 203mm, 556 viên đạn 152mm và 33 viên đạn 127mm, trong đó có 264 viên được sử dụng để bắn chặn các tàu phóng lôi VN. Ngoài ra USS Rowan còn phóng 2 quả Shrike vào các trạm radar bờ biển.

Hiệu quả pháo kích bờ biển không được đánh giá đầy đủ khi chỉ có 3 vụ nổ phụ được quan sát thấy.

Phía Mỹ ghi nhận khoảng 325 phát đạn bắn trả tương đối chính xác của pháo binh VN, trong đó có nhiều phát rơi cách tàu chỉ khoảng 15-20m, nhưng không gây ra được thiệt hại đáng kể nào.

++++++ ẢNH THAM KHẢO:

Họa sỹ Mỹ đã vẽ bức tranh, miêu tả ‘trận chiến đấu cuối cùng của Hải quân nhân dân Việt Nam với Hải quân Mỹ, ngày 27/08/1972’.

1722503001687.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 6:

TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM VỚI HẠM ĐỘI 7 CỦA MỸ


Tút 3: Số phận kỳ lạ của một thủy thủ:


Một ngày cuối tháng 7-2007, Bộ tư lệnh Hải quân nhận được bức điện khẩn từ vùng A Hải quân với nội dung: trong lúc lặn tìm phế liệu trên vùng biển tây nam đèn biển đảo Long Châu, cách đảo Cát Bà chừng 30 hải lý, ngư dân hai tàu Quảng Ngãi số hiệu QNG 96383 và tàu Đại Thắng 01 đã phát hiện, trong một xác tàu đắm, một chứng minh thư quân nhân số hiệu 200057BD mang tên Vũ Tài Trò, và một số vật dụng khác, vài đoạn xương, nghi là hài cốt của chiến sĩ hải quân.

Thông tin ban đầu ấy, cùng tấm chứng minh thư quân nhân mang tên Vũ Tài Trò như một sợi chỉ mỏng manh, để Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị các phòng ban liên quan tìm kiếm dấu tích chiếc tàu bị đắm, cùng hài cốt liệt sĩ trong những chiếc tàu kia. Khu vực tàu chìm được khoanh vùng tọa độ. Những trang hồ sơ quân nhân ố vàng từ vài chục năm trước được lật tìm. Và sau bao nhiêu nỗ lực tìm kiếm, cái tên Vũ Tài Trò được các cán bộ Cục Chính trị hải quân tìm thấy trong danh sách các chiến sĩ tham gia một trận đánh tàu khu trục Mỹ từ gần 40 năm trước.

“Vũ Tài Trò sinh 20-2-1950, quê quán Phong Hải, Yên Hưng, Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 8-1971, là chiến sĩ kỹ thuật, ngành cơ điện Trường Sĩ quan hải quân...”.

Tuy nhiên theo hồ sơ quân nhân, anh Vũ Tài Trò đã phục vụ trong quân ngũ cho đến tháng 2-1988.
Thế là thế nào?


Thì ra, như các bác đã đọc ở phần 1, thì thủy thủ Vũ Tài Trò là một trong 6 thuyền viên, đã được tầu 313 cứu, như trên đã kể.

Như vậy, hài cốt trên không phải của chiến sĩ Vũ Tài Trò, mà có thể là đồng đội của anh trên một chiếc tàu bị chìm trong ‘Trận chiến cuối cùng của Hải quân Việt Nam với Hải quân Mỹ’, ngày 27 tháng 8 năm 1972.

Và sau gần 40 năm, tấm chứng minh thư quân nhân đã được về đoàn tụ với chủ nhân đích thực.

Tuy rằng, khi tìm thấy tấm chứng minh thư quân nhân, thì anh Trò đã mất 2 năm trước đó (năm 2005) do mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng gia đình anh Trò, nhận được thêm một kỷ vật của chồng, cha, ông mình.

Các bác có thể thấy tấm chứng minh thư quân nhân, sau khi nằm dưới biển sâu gần 40 năm, nay đã trở về với chủ cũ, trong phần ảnh minh họa.

1722504299591.png
 

thanhtinh

Xe tải
Biển số
OF-2727
Ngày cấp bằng
9/12/06
Số km
439
Động cơ
563,492 Mã lực
Hay quá, đúng chủ đề mình thích. Xin phép đánh dấu
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 7:

TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ

Tút 1: Tự vệ Hà Nội bắn rơi F-111:


Chiến dịch ‘Hà Nội 12 ngày đêm’ đánh máy bay B-52 hồi cuối năm 1972, đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực.

Tuy nhiên, gần như toàn bộ các bài viết, là đều nói về việc đánh B-52. Trong khi đó, có một loại máy bay ném bom khác, thậm trí là đắt tiền và hiện đại hơn cả B-52, thì lại ít được nói đến.

Bằng bài này, nhà cháu xin biên về trận đánh bắn rơi máy bay ném bom F-111A, đêm ngày 22/12/1972.

1/ Khái quát về máy bay ném bom F-111:

F-111 là máy bay cường kích "cánh cụp cánh xòe” được Mỹ khoe là hết sức hiện đại, hơn hẳn F4, F105, A6, A7... So với các loại trên, nó có tốc độ bay lớn hơn, lượng bom mang nhiều hơn (gấp 5 lần loại F4).

Đặc biệt F-111 có lắp thiết bị Bay bám địa hình độ cao thấp tự động, khống chế độ cao, do đó có thể bay rất thấp (đến 50 mét) trong mọi thời tiết, trên mọi địa hình, kể cả vùng rừng núi một cách dễ dàng.

Đây là loại máy bay ưu việt, được mệnh danh là "kẻ đột nhập thần kỳ" với nhiều lợi thế: bay nhanh, bay thấp, giỏi luồn lách, rất khó phát hiện, rất khó bắn trúng. Giá một chiếc F-111A bằng 15 triệu đô la Mỹ, đắt tiền hơn cả máy bay ném bom chiến lược B-52 (thời giá thập niên những năm 1960).

Biểu tượng in trên thân máy bay là một thanh kiếm cắm thẳng đứng. Từ lưỡi kiếm xòe ra hai cánh chim đại bàng. Bên dưới là một tấm lá chắn và một dòng chữ "TACTICAL AIR COMMAND" (Bộ chỉ huy Không quân chiến thuật).

Trong chiến tranh với miền Bắc Việt Nam, đã có 5 chiếc F-111A đã bị bắn rơi, trên tổng số 48 chiếc được huy động. Tỷ lệ bị bắn rơi là 5/48 tức hơn 10%.

2/ Tự vệ Hà Nội bắn rơi F-111 đêm 22/12/1972 theo chính sử:

2.1/ Lịch sử đơn vị:

Chiều 22-12, ‘Liên đội tự vệ K-T’ được lệnh cơ động vào Vân Đồn, ngoài bãi sông Hồng.

Đây vốn là trận địa pháo cao xạ của một đơn vị chính quy vừa rút đi và mới bị ném bom.

Từ vị trí này, tầm bao quát rất rộng, nhìn thẳng sang vòm cầu Long Biên, pháo ta có thể đón lõng máy bay tiêm kích của địch đến từ hướng dãy Tam Đảo, theo mặt nước sông Hồng vào Hà Nội thả bom rồi bay thoát ra biển.

Lực lượng của ‘Liên đội tự vệ K-T’ bao gồm:

-Hai khẩu pháo phòng không 14,5mm của lực lượng tự vệ Nhà máy Cơ khí Mai Động (nay là Công ty TNHH MTV Mai Động, Hà Nội), gồm 11 cán bộ, chiến sĩ (Quận Hoàn Kiếm),

-Hai khẩu pháo phòng không 14,5mm của Nhà máy Gỗ Bạch Đằng (Quận Hoàn Kiếm),

-Một khẩu pháo phòng không 14,5mm của Nhà máy Cơ khí Lương Yên (Quận Hai Bà Trưng),

-Chỉ huy trận địa là Trung úy Hoàng Minh Giám, một sĩ quan trẻ thuộc Ban cao xạ của Quân khu Thủ đô.

Do lực lượng tự vệ gồm quân số ở hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, nên trung đội hỗn hợp này được đặt bí danh là ‘Liên đội tự vệ K-T’, để giữ bí mật, vì sợ ‘kẻ địch’ trả thù.

Kể từ sau trận đánh đêm ngày 22/12/1972, trung đội tự vệ hỗn hợp, mà có lịch sử hoạt động chỉ vẻn vẹn có vài ngày này, ‘chết’ với phiên hiệu: ‘Liên đội tự vệ K-T’ = > ở trong mọi báo cáo và báo công, thời năm 1972-1973.

2.2/ Diễn biến trận đánh:

- Chị Ngô Thị Hiếu, là thợ nguội của Nhà máy Cơ khí Mai Động nguyên là pháo thủ số 1 của 1 trong 2 khẩu 14ly5 của Mai Động kể:

"Tôi chưa trực tiếp chiến đấu trận nào nhưng được huấn luyện bắn các loại súng trường, súng ngắn, tiểu liên nên khi tham gia không hồi hộp lắm, mà chỉ mong bắn trúng máy bay. Đêm ấy, khi có lệnh bắn thì pháo đã có các thông số chính xác về kỹ thuật, tôi dập mạnh chân phải vào bàn cò, khẩu pháo rung lên, điểm xạ ngắn hết 5 viên…".

-Chị Phạm Thị Viễn, cũng là công nhân của Nhà máy Cơ khí Mai Động, là pháo thủ số 1 của khẩu 14ly5 thứ 2 của Mai Động kể:

"Đêm ấy, trong những cột khói và ánh lửa của bom đạn rung chuyển, tôi nghe rõ tiếng anh chỉ huy hô: “Các khẩu đội chú ý. Hướng 14, chuẩn bị... Một điểm xạ ngắn. Bắn”. Tôi nhìn thấy rất rõ chiếc máy bay đen xì rẹt qua đầu, phần đuôi lóe sáng...".

-Toàn trận đánh, ‘Liên đội tự vệ K-T’ bắn hết 19 viên đạn 14ly5.

2.3/ Khen thưởng:

-Về tập thể:

Để khen thưởng và động viên phong trào ‘toàn dân đều tham gia đánh giặc và đều lập công’, thì sau khi ‘chiến dịch đánh B-52’ kết thúc, tất cả các lực lượng tham gia chiến dịch đều được khen thưởng.

Quân chủ lực bao gồm:

+ lực lượng tên lửa: không phải bàn cãi về thành tích,

+ lực lượng không quân: đến bây giờ, việc tranh luận về thành tích bắn rơi B-52 của không quân, vẫn bất phân thắng bại,

+lực lượng cao xạ: đến bây giờ, thành tích của cao xạ 100 ly của Quân khu Việt Bắc, có trận địa tại Thái Nguyên, bắn rơi B-52, việc tranh luận về thành tích vẫn bất phân thắng bại,


****** Lực lượng dân quân du kích:

+ Do ‘Liên đội tự vệ K-T’ là đơn vị lâm thời và tồn tại trong một thời gian cực ngắn, nên không tốt gì hơn, để ‘trên’ chọn Nhà máy Cơ khí Mai Động (nay là Công ty TNHH MTV Mai Động, Hà Nội), có một trung đội tự vệ gồm 11 cán bộ, chiến sĩ và 2 khẩu pháo phòng không 14,5mm – là lực lượng nòng cốt đại diện và thay mặt cho ‘Liên đội tự vệ K-T’.

Mặt khác, trong số 19 viên đạn bắn lên bầu trời của ‘Liên đội tự vệ K-T’, thì số đạn bắn lên của Cơ khí Mai Động là nhiều nhất.

Vậy là, Cơ khí Mai Động đã ‘được trên’ phong cho chiến công:

“Vào đêm 22-12-1972, chỉ bằng một điểm xạ ngắn, với 19 viên đạn Tự vệ nhà máy đã bắn rơi chiếc F111-A “cánh cụp, cánh xòe”, bắt sống hai phi công...”

= > Nên đây là một yếu tố quan trọng để Chủ tịch nước tặng thưởng Công ty Mai Động danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

-Về cá nhân:

Nổi tiếng nhất là chị Phạm Thị Viễn.

Đêm 26-12, một vệt bom B-52 khác đã đánh trúng làng Tương Mai, giết chết bố chị Viễn. Dịp ấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Tố Hữu cũng đến thăm trận địa, thấy một chiến sĩ gái ngồi trực trên mâm pháo đầu quấn dải khăn tang, Tố Hữu viết 4 câu thơ về chị, trong bài “Việt Nam máu và hoa”: “... Trắng khăn tang em chẳng khóc đâu/ Hỡi em gái mất cha mất mẹ/ Nước mắt em làm nhòa mặt quân thù/ Em phải bắn trúng đầu giặc Mỹ...”.

Sang năm 1991, do có chủ trương tinh giảm biên chế, chị Viễn về nghỉ ‘một cục theo chế độ 176’ –không lương hưu. Mấy năm trước, vẫn thấy chị vẫn tần tảo buôn bán linh tinh ở chợ Tương Mai.

++++ Hình minh hoạ:

- Hình dáng một chiếc F-111A trên không trung.

01.jpg


- Chị Phạm Thị Viễn.

02.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ



Tút 2: Lực lượng ‘chủ lực’ - bắn rơi máy bay ném bom F-111 đêm 22/12/1972:


(Lời kể của người trong cuộc-CCB trắc thủ Radar Trần Quốc Khánh – nguyên chiến sỹ đài Radar Col.9A của đại đội 197 pháo cao xạ 57mm, trung đoàn 260 (đoàn Sông Thương), sư đoàn 361 Phòng không Hà Nội).

Ngày 20/12, đại đội chúng tôi cơ động về trận địa ở cánh đồng làng Điền Xá (cách kênh thoát nước sân bay Đa Phúc khoảng 200m). Ở vị trí gần đầu phía Tây sân bay.

Ngay từ sáng, Trung úy Hanh (vốn trưởng thành từ một trắc thủ Radar kỳ cựu, phụ trách khí tài của Trung đoàn, tôi không còn nhớ chính xác họ của anh) được Thủ trưởng Trung đoàn cử xuống đơn vị tôi trực tiếp nắm tình hình, tìm cách giúp đỡ Radar Col.9A bắt được tín hiệu của máy bay F-111A.

Đến chiều ngày 22/12, đơn vị làm công tác chuẩn bị chiến đấu xong, không khí vui vẻ, chúng tôi lại mang chè ra pha, uống (trong những ngày căng thẳng này để tỉnh táo, chống buồn ngủ).

Vào khoảng gần 22 h00, kẻng báo động vào cấp 1 vang lên, toàn trận địa vào vị trí chiến đấu, tiếng hô “xong!” vang khắp trận địa. Lệnh Trung đoàn chỉ thị quay pháo và máy hướng 12 (hướng Phúc Yên, Việt Trì. Sóng nhiễu khá nặng và sóng địa vật về nhiều do phía này núi cao nhiều. Sau khi quay Parabol “sục sạo” khoảng 10 phút, chợt tôi thấy một tia sáng mảnh như đầu tăm hơi sáng trên đỉnh màn hiện sóng sơ lược lóe sáng, đèn hiện sóng chính xác nổi lên hình sóng mục tiêu chỉ nhô cao hơn sóng địa vật một chút, nhưng kinh nghiệm và cảm giác đã mách bảo đó đúng là mục tiêu. Tôi lập tức hô to: “4A bắt được mục tiêu” (4A là mật danh của Radar); bên cạnh là trắc thủ số 1, anh Đồng Văn Liên cũng kịp thời dừng lại và điều chỉnh chính xác lại góc tà và phương vị của mục tiêu bay vào.

Sau khi điều chỉnh cho rõ, tôi xác định đúng là mục tiêu và hô: “cự ly 21 000” (tức là 21 km, chúng tôi thường nói ngắn) cùng lúc đó anh Liên cũng xác định rõ và hô : “4A bắt được mục tiêu cự ly 21 cây”; trắc thủ số 3 là anh Nghị (một sinh viên khoa vô tuyến ĐHBK) thông báo “cao độ 600 m”.

Mọi người trong đài Radar đều phấn khích, nhưng yên tĩnh.

Khi mục tiêu vào đến 16000, tôi điều chỉnh thật chính xác và bật công tắc cho máy vào chế độ theo dõi tự động, anh Liên cũng liền bật chế độ tự động, chúng tôi vẫn tiếp tục thông báo phẩn tử toạ độ mục tiêu cho Đại đội trưởng bên sở chỉ huy.

Cùng lúc đó trong cáp nghe cá nhân vang lên tiếng đại đội trưởng Thuyến hô to ‘So kim 4A”

(xin nói thêm về thao tác đánh bằng phần tử khí tài, khi đánh đêm hay thời tiết xấu bao giờ toàn trận địa pháo cũng phải bám sát với Radar để đảm bảo cho phần tử bắn chính xác và thống nhất)


Khi mục tiêu vào 12km, đại đội trưởng Thuyến hô to hạ phần tử, “Phẩn tử Radar”, lúc này vang lên tiếng hô “2B xong!” (2B là mật danh của Máy chỉ huy, đo xa Quang học 3m, kiêm máy tính) và tiếng hô của các khẩu đội (K) pháo: “K1 xong, K2 xong….K3 xong,…. K6 xong!”

Mục tiêu tiếp tục bay vào, tín hiệu sáng rõ, ổn định, cự ly giảm dần …10000, 9000, 8000, 7000, 6000, 5000, 4000. Đến 3500m thì C trưởng hô “Bắn”! cả trận địa vang rền tiếng súng, song mục tiêu tiếp tục bay vảo 1500m, “Bắn!” tiếng C trưởng lại vang lên, cả trận địa lại vang tiếng súng loạt hai …

Trên màn hiện sóng của trắc thủ số 2 và số 1 đều mất mục tiêu, tôi và anh Liên cùng hô to “4A mất mục tiêu”; số 3 là anh Nghị cũng báo độ cao 300; cùng lúc đó trong cáp thoại tôi nghe tiếng anh Phú A trưởng và các trắc thủ 2B hô to “máy bay cháy, bay ra hướng 32”; tại trận địa cũng nghe anh em pháo thủ hô to “máy bay cháy rồi, bay về hướng Hà Nội” !

Sáng ngày 23 Trung úy Hanh tập hợp các thông tin và về Trung đoàn bộ sớm để báo cáo. Tiểu đội Radar cũng được lệnh báo cáo tỷ mỉ trận đánh và đăng ký phần tử cho Đại đội trưởng Thuyến báo cáo cho Thủ trưởng Trung đoàn.

Chiều muộn Đại đội trưởng Thuyến và chính trị viên thông báo: Theo thông báo của trên, Đại đội chúng ta đã bắn rơi 1 chiếc F.111A , máy bay bị rơi ở vùng đất phụ cận Hòa Bình. Cả đơn vị hân hoan vui mừng.

Nhưng đến trưa hôm sau (trưa ngày 24/12) đại đội lại báo lại, theo thông báo của trên: ”mặc dù đơn vị ta đã bắn rơi máy bay địch, nhưng vì lý do chính trị, trên công nhận cho Tự vệ Hà Nội bắn rơi F111A (!) còn chúng ta sẽ chỉ được thưởng một con bò” ! Nghe thông tin như vậy chúng tôi cũng hơi buồn, song ngày đó chúng tôi cần thịt bò hơn, nên cũng vui vẻ.

+++++ Hình minh hoạ:

Một đơn vị pháo cao xạ 57 ly trong kháng chiến chống Mỹ

03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ



Tút 3: Câu chuyện ‘hậu sự’ về chiếc máy bay ném bom F-111, bị bắn rơi đêm 22/12/1972:


1/Theo Lịch sử của lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình:

Khoảng 10 h đêm ngày 22/12/1972, trên vùng trời xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - bỗng có một tiếng nổ đanh gọn vang lên từ phía đồi Bù.

Mọi người thấy từ trên trời có luồng sáng đang lao nhanh xuống xóm Suối Cỏ (suối Cốc). Giữa vùng đồi núi tối đen đám cháy như bó đuốc khổng lồ đã làm sáng lên từng lá cây, ngọn cỏ, soi rõ cái dù lớn treo lơ lửng một vật tròn tròn đang rơi xuống khu vực đồi Vầu, đồi ông Mo và điểm cao 833 của đồi Bù.

Sáng hôm sau, ngày 23/12/1972, lực lượng dân quân tiếp cận hiện trường và tìm ra buồng lái của chiếc máy bay phản lực F111 bị quân ta bắn rơi.

Khi dân quân tiếp cận buồng lái thì những tên phi công đã không còn ở đó.

Theo lệnh trên, trung đội dân quân du kích xã Hòa Hợp đã tổ chức bao vây, truy bắt giặc lái.

Sau 1 ngày, 2 đêm truy lùng theo dấu tích, đến 7h sáng ngày 24/12/1972, trung đội dân quân Hợp Hoà đã bắt được tên đại úy phi công Mỹ là Robert David Raybanger đang run rẩy nép mình trong đám cỏ lau.

Còn tên thiếu tá phi công William Winson đã kịp trốn lên điểm cao cho đến ngày 29/12/1972 mới bị lực lượng dân quân xã Hợp Hòa bắt được trong bộ dạng tiều tụy, đói khát, tại khu vực điểm cao 833.

Suốt từ ngày 23/12/1972 cho đến ngày 29/12/1972, ngoài lực lượng truy bắt phi công Mỹ, ta đã tổ chức lực lượng lực lượng dân quân địa phương phục kích đánh máy bay giặc Mỹ đi cứu phi công.

Đúng như dự kiến của ta, sau 4 ngày đêm xác định vị trí phi công, ngày 27-12-1972, địch huy động hàng trăm lần máy bay chiến thuật ném bom đánh phá ác liệt xung quanh và một tốp trực thăng đổ bộ xuống đồi Bù giải cứu tên phi công...

Ta lập tức giăng lưới lửa phòng không dày đặc, đánh hất tốp phản lực ra xa, bắn cháy một trực thăng địch. Đây là chiếc trực thăng HH-53C, có số hiệu 68-10788 xuất phát từ Thái Lan. Chiếc trực thăng này cố bay thoát, nhưng đã rơi ở Suối Rút của huyện Mai Châu. Toàn bộ bộ thành viên tổ lái của chiếc HH-53C, có số hiệu 68-10788 này, đã được một trực thăng khác cứu.

Còn thiếu tá phi công William Winson, mãi hai ngày sau khi được cứu hụt, tức là đến ngày 29/12/1972, mới bị ta bắt sống, khi đang mò đi tìm đồ cứu hộ, do máy bay A-7 của Mỹ thả xuống.

Ngày sau đó, máy bay trực thăng của ta, đã cẩu buồng lái chiếc máy bay F-111A của Mỹ về Hà Nội, để nghiên cứu.

+++ Hình minh hoạ:

-Hình ảnh ca bin/ buồng lái chiếc máy bay F-111A bị bắn rơi đêm 22/12/1972.

Ca bin/buồng lái này hạ bằng dù, xuống xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, vào khoảng 10 giờ đêm ngày 22/12/1972.

Khi bị rơi, cả 2 phi công vẫn ngồi yên trong ca bin. Khi bấm nút bung dù, phần ca bin có 2 phi công điều khiển, tự động tách rời ra khỏi máy bay, và bung dù để hạ xuống mặt đất. Cả 2 phi công vẫn ngồi nguyên trong ca bin. Khi chạm đất, cả 2 phi công mới mở nắp buồng lái, và thoát ra ngoài.

04.jpg



- Thiếu tá phi công Mỹ William Winson bị dân quân xã Hợp Hòa bắt tại đồi Bù ngày 29-12-197, sau 8 ngày đêm bị bắn rơi.

05 - Tên thiếu tá phi công Mỹ William Winson bị dân quân xã Hợp Hòa bắt tại đồi Bù ngày 29-12-...jpg




- Ca bin/ buồng lái chiếc máy bay F-111A sau khi hạ cánh bằng dù. Ca bin này, nom còn nguyên vẹn hơn cái ở Hòa Bình.
07.jpg
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,363
Động cơ
552,236 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ



Tút 2: Lực lượng ‘chủ lực’ - bắn rơi máy bay ném bom F-111 đêm 22/12/1972:


(Lời kể của người trong cuộc-CCB trắc thủ Radar Trần Quốc Khánh – nguyên chiến sỹ đài Radar Col.9A của đại đội 197 pháo cao xạ 57mm, trung đoàn 260 (đoàn Sông Thương), sư đoàn 361 Phòng không Hà Nội).

Ngày 20/12, đại đội chúng tôi cơ động về trận địa ở cánh đồng làng Điền Xá (cách kênh thoát nước sân bay Đa Phúc khoảng 200m). Ở vị trí gần đầu phía Tây sân bay.

Ngay từ sáng, Trung úy Hanh (vốn trưởng thành từ một trắc thủ Radar kỳ cựu, phụ trách khí tài của Trung đoàn, tôi không còn nhớ chính xác họ của anh) được Thủ trưởng Trung đoàn cử xuống đơn vị tôi trực tiếp nắm tình hình, tìm cách giúp đỡ Radar Col.9A bắt được tín hiệu của máy bay F-111A.

Đến chiều ngày 22/12, đơn vị làm công tác chuẩn bị chiến đấu xong, không khí vui vẻ, chúng tôi lại mang chè ra pha, uống (trong những ngày căng thẳng này để tỉnh táo, chống buồn ngủ).

Vào khoảng gần 22 h00, kẻng báo động vào cấp 1 vang lên, toàn trận địa vào vị trí chiến đấu, tiếng hô “xong!” vang khắp trận địa. Lệnh Trung đoàn chỉ thị quay pháo và máy hướng 12 (hướng Phúc Yên, Việt Trì. Sóng nhiễu khá nặng và sóng địa vật về nhiều do phía này núi cao nhiều. Sau khi quay Parabol “sục sạo” khoảng 10 phút, chợt tôi thấy một tia sáng mảnh như đầu tăm hơi sáng trên đỉnh màn hiện sóng sơ lược lóe sáng, đèn hiện sóng chính xác nổi lên hình sóng mục tiêu chỉ nhô cao hơn sóng địa vật một chút, nhưng kinh nghiệm và cảm giác đã mách bảo đó đúng là mục tiêu. Tôi lập tức hô to: “4A bắt được mục tiêu” (4A là mật danh của Radar); bên cạnh là trắc thủ số 1, anh Đồng Văn Liên cũng kịp thời dừng lại và điều chỉnh chính xác lại góc tà và phương vị của mục tiêu bay vào.

Sau khi điều chỉnh cho rõ, tôi xác định đúng là mục tiêu và hô: “cự ly 21 000” (tức là 21 km, chúng tôi thường nói ngắn) cùng lúc đó anh Liên cũng xác định rõ và hô : “4A bắt được mục tiêu cự ly 21 cây”; trắc thủ số 3 là anh Nghị (một sinh viên khoa vô tuyến ĐHBK) thông báo “cao độ 600 m”.

Mọi người trong đài Radar đều phấn khích, nhưng yên tĩnh.

Khi mục tiêu vào đến 16000, tôi điều chỉnh thật chính xác và bật công tắc cho máy vào chế độ theo dõi tự động, anh Liên cũng liền bật chế độ tự động, chúng tôi vẫn tiếp tục thông báo phẩn tử toạ độ mục tiêu cho Đại đội trưởng bên sở chỉ huy.

Cùng lúc đó trong cáp nghe cá nhân vang lên tiếng đại đội trưởng Thuyến hô to ‘So kim 4A”

(xin nói thêm về thao tác đánh bằng phần tử khí tài, khi đánh đêm hay thời tiết xấu bao giờ toàn trận địa pháo cũng phải bám sát với Radar để đảm bảo cho phần tử bắn chính xác và thống nhất)

Khi mục tiêu vào 12km, đại đội trưởng Thuyến hô to hạ phần tử, “Phẩn tử Radar”, lúc này vang lên tiếng hô “2B xong!” (2B là mật danh của Máy chỉ huy, đo xa Quang học 3m, kiêm máy tính) và tiếng hô của các khẩu đội (K) pháo: “K1 xong, K2 xong….K3 xong,…. K6 xong!”

Mục tiêu tiếp tục bay vào, tín hiệu sáng rõ, ổn định, cự ly giảm dần …10000, 9000, 8000, 7000, 6000, 5000, 4000. Đến 3500m thì C trưởng hô “Bắn”! cả trận địa vang rền tiếng súng, song mục tiêu tiếp tục bay vảo 1500m, “Bắn!” tiếng C trưởng lại vang lên, cả trận địa lại vang tiếng súng loạt hai …

Trên màn hiện sóng của trắc thủ số 2 và số 1 đều mất mục tiêu, tôi và anh Liên cùng hô to “4A mất mục tiêu”; số 3 là anh Nghị cũng báo độ cao 300; cùng lúc đó trong cáp thoại tôi nghe tiếng anh Phú A trưởng và các trắc thủ 2B hô to “máy bay cháy, bay ra hướng 32”; tại trận địa cũng nghe anh em pháo thủ hô to “máy bay cháy rồi, bay về hướng Hà Nội” !

Sáng ngày 23 Trung úy Hanh tập hợp các thông tin và về Trung đoàn bộ sớm để báo cáo. Tiểu đội Radar cũng được lệnh báo cáo tỷ mỉ trận đánh và đăng ký phần tử cho Đại đội trưởng Thuyến báo cáo cho Thủ trưởng Trung đoàn.

Chiều muộn Đại đội trưởng Thuyến và chính trị viên thông báo: Theo thông báo của trên, Đại đội chúng ta đã bắn rơi 1 chiếc F.111A , máy bay bị rơi ở vùng đất phụ cận Hòa Bình. Cả đơn vị hân hoan vui mừng.

Nhưng đến trưa hôm sau (trưa ngày 24/12) đại đội lại báo lại, theo thông báo của trên: ”mặc dù đơn vị ta đã bắn rơi máy bay địch, nhưng vì lý do chính trị, trên công nhận cho Tự vệ Hà Nội bắn rơi F111A (!) còn chúng ta sẽ chỉ được thưởng một con bò” ! Nghe thông tin như vậy chúng tôi cũng hơi buồn, song ngày đó chúng tôi cần thịt bò hơn, nên cũng vui vẻ.

+++++ Hình minh hoạ:

Một đơn vị pháo cao xạ 57 ly trong kháng chiến chống Mỹ

03.jpg

Chuyện phân bổ thành tích là có, như ông cụ nhà em những năm xưa còn tụ tập đồng ngũ thì các cụ đều chém vui vẻ cả. Ngay trong các phi công, lúc về hạ cánh thì việc tháo phim và in tráng ảnh đều do chính trị viên phụ trách, thành tích của cụ này phân vào cụ kia cũng có. Các cụ về sau này thực cũng chả quan tâm, chỉ kể ra như kỷ niệm xưa thôi. Khi lên giời, lúc chưa gặp địch thì số 1 làm gì số 2 làm gì nghe mạch lạc vậy chứ vào công kích chỉ có vài chục giây tối tăm mặt mũi xong thì mạnh cụ nào cụ nấy thoát ly mà về, sống chết xuống đất mới biết ai quan tâm thành tích của ai làm gì.
Những năm đó, ta treo thưởng một máy bay địch một con bò, có đội dân quân ở Bắc Ninh khiêng một cái bình dầu phụ của ta về ăn vạ ông tư lệnh lấy một con bò bằng được kia.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Chuyện phân bổ thành tích là có, như ông cụ nhà em những năm xưa còn tụ tập đồng ngũ thì các cụ đều chém vui vẻ cả. Ngay trong các phi công, lúc về hạ cánh thì việc tháo phim và in tráng ảnh đều do chính trị viên phụ trách, thành tích của cụ này phân vào cụ kia cũng có. Các cụ về sau này thực cũng chả quan tâm, chỉ kể ra như kỷ niệm xưa thôi. Khi lên giời, lúc chưa gặp địch thì số 1 làm gì số 2 làm gì nghe mạch lạc vậy chứ vào công kích chỉ có vài chục giây tối tăm mặt mũi xong thì mạnh cụ nào cụ nấy thoát ly mà về, sống chết xuống đất mới biết ai quan tâm thành tích của ai làm gì.
Những năm đó, ta treo thưởng một máy bay địch một con bò, có đội dân quân ở Bắc Ninh khiêng một cái bình dầu phụ của ta về ăn vạ ông tư lệnh lấy một con bò bằng được kia.
Thời chiến tranh, những chuyện như thế đều có thể châm trước và bỏ qua :D

Nhưng trong tút này, nhà cháu muốn đưa ra câu chuyện về tính xác thưc của lịch sử, nên sẽ có những chuyện, không giống như báo chí nói ngày xưa, cũng lại xin mong các cụ Ọp - phơ lượng thứ :D:D:D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ

Tút 3: Câu chuyện ‘hậu sự’ về chiếc máy bay ném bom F-111, bị bắn rơi đêm 22/12/1972:


2/ Theo tài liệu của Mỹ:

1/Lời kể của đại úy Bill Wilson – hoa tiêu điều khiển vũ khí:

Càng bay tới gần Hà Nội, chúng tôi càng ôm sát địa hình. Chặng cuối cùng của chúng tôi trước khi rẽ về phía nam là ở phía bắc của thung lũng Tam Đảo, nơi cho phép chúng tôi được che trở hoàn toàn khỏi các radar phòng không.

Khi chúng tôi đến góc cua và quay mũi máy bay về phía nam, chúng tôi đã bất ngờ về thời tiết.

Chúng tôi đang ở độ cao ba trăm feet, và có một bầu trời đầy mây rải rác ở phía trên, với vầng trăng tròn hiện ra qua các đám mây. Hầu như không phải là thời tiết lý tưởng của F-111. Tầm nhìn dưới trời u ám là không giới hạn, và chúng tôi có thể nhìn thấy ánh đèn của Hà Nội ở phía xa. Chúng tôi chọn đường bay chặng cuối cùng tại Đức Nội, cách mục tiêu khoảng 10 dặm về phía bắc.

Tại thời điểm này, chúng tôi đang bay với tốc độ khoảng 480 dặm / giờ và ấn tượng của tôi về thế giới bên ngoài máy bay rất rời rạc, hạn chế như chúng phải có, vì tôi dành phần lớn thời gian trên radar.

Tôi nhớ rằng người Việt Nam không bao giờ tắt đèn trên cầu Long Biên. Họ đang hàn cấu trúc thượng tầng của Cầu Paul Doumer, mà chúng tôi đã sử dụng để kiểm tra lại radar trong giai đoạn tấn công cuối cùng.

Chúng tôi bắt đầu bị bắn bởi một số hỏa lực AAA, chủ yếu là loại 37-57mm, năm dặm trước khi chúng tôi đến mục tiêu. Đó là những đám nổ điển hình, gồm những quả nổ tung màu đỏ và cam và, mặc dù có rất nhiều, tất cả đều ở phía sau chúng tôi vì họ không phát hiện ra chúng tôi trên radar và tất cả đều hướng vào âm thanh của chúng tôi.

Lúc đó tôi nhớ mình có chút hụt hẫng, vì tôi đã mong đợi sức đề kháng nặng hơn nhiều. Chúng tôi đã thấy những thứ lớn hơn. . . 85 và 100mm. . . trong chuyến bay trước đó đến Thái Nguyên. Sau đó, chúng tôi được biết rằng đối phương đã ngừng bắn các khẩu súng lớn vào các mục tiêu tốc độ cao ở tầm thấp vì tốc độ di chuyển nhanh và dù sao thì họ cũng không có hy vọng bắn trúng chúng tôi.

[Như Drendel giải thích, nhiều thương vong dân sự mà Bắc Việt Nam tuyên bố là do máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra thực sự là do tự gây ra bởi những quả đạn cỡ lớn phát nổ ở độ cao thấp và rải mảnh đạn bừa bãi về vùng nông thôn.]

“Nhưng, mặc dù pháo lớn không bắn vào chúng tôi bằng đạn của họ, nhưng họ đã dò đường của chúng tôi trên bầu trời một cách khá hiệu quả. Họ đã phát triển các chiến thuật: bắn dựng màn đạn bằng hỏa lực vũ khí nhỏ. . . thẳng đứng . . . dọc theo trục máy bay bay, nhờ vào ánh lửa đường đàn của pháo phòng không cỡ lớn, với hy vọng có được một phát bắn ngáp ruồi may mắn.

Hai đêm trước chuyến bay của chúng tôi, một trong những chiếc máy bay đã bay về sân bay căn cứ với một phát đạn bắn vào phía sau ống xả cực mạnh của nó.

Đêm hôm trước, một chiếc máy bay đã bay về sân bay căn cứ với một phát đạn chạm vào bộ ổn định. Có vẻ như họ đang nắm bắt được chiến thuật mới của mình.

Và nếu tôi có chút mê tín, có lẽ tôi đã không thực hiện sứ mệnh nào cả. Mỗi chiếc F-111 trước đó bị mất, đều có tên mật danh kết thúc bằng 3, và tất cả chúng đều bị rơi vào đêm thứ Hai.

Ngày 22 tháng 12 là thứ Hai và dấu hiệu cuộc gọi của chúng tôi là Jackal 33.



2/ Lời kể của Thiếu tá William Wilson – lái chính:

“Hệ thống thả bom trên máy bay của chúng tôi đã thả 12 quả bom Snakeyes nặng 500 pound, khi chúng tôi gầm rú trên các bến cảng sông Hồng-Hà Nội, với tốc độ hơn 550 dặm một giờ.

Với hệ thống định vị tinh vi của F-111, và độ lệch radar tốt mà chúng tôi đã nhận được từ Cầu Doumer, không nên bao giờ nghi ngờ rằng chúng tôi sẽ bắn trúng mục tiêu, và chúng tôi có thể thấy các đám nổ khi chúng tôi bay ra khỏi mục tiêu và bay tới điểm ngoặt cho đường bay, quay trở về căn cứ của chúng tôi.

Nhưng ngay khi nhìn lại khoang lái, chúng tôi đã thấy đèn báo lỗi thủy lực điều khiển. Chúng tôi không nghĩ nhiều về nó vào thời điểm đó. . . chúng tôi đã không cảm thấy bất kỳ cú va chạm nào trên máy bay và chúng tôi đã phát hiện ra tín hiệu này, trong một nhiệm vụ trước đó. Nó chỉ là một sự khó chịu nhỏ hơn bất cứ điều gì khác.

Nhưng chưa đầy một phút sau, chúng tôi nhận được ngay đèn báo cháy động cơ. Chúng tôi đã thực hiện các bước điều khiển khẩn cấp, là tắt động cơ. (Điều này được gạch đậm, đề cập đến hướng dẫn các thao tác khẩn cấp xuất hiện trong sách hướng dẫn bay.)

Tôi gọi cho Trung tâm chỉ huy, báo cáo rằng chúng tôi đã chệch mục tiêu và bị hỏng động cơ, và họ đã xác nhận cuộc gọi.

+++ Hình minh hoạ:

-Tư liệu của Mỹ về chiếc F-111
(Ảnh tạm thời bị xoá vì nhầm. Cảm ơn bạn trong Ọp-phơ đã nhắc nhé ~o) )


-Tư liệu của Mỹ về chiếc trực thăng bị bắn rơi

1722562946416.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Thớt 7:

TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ


Tút 4: Khoa học Việt Nam nghiên cứu F-111 và cái kết:


Vào đầu năm 1973, trong lúc không khí tết vẫn còn rơi rớt, một đội nghiên cứu máy bay F111 được gấp rút thành lập, thành phần gồm hầu hết các chuyên gia khoa học công nghệ điện tử ưu tú nhất của ta lúc bấy giờ như GS. Bùi Minh Tiêu (KTS), GS. Đàm Trung Đồn ( vật lý bán dẫn), PGS. PTS Hoàng Ninh, trưởng khoa vô tuyến điện trường ĐHBK vừa đi tu nghiệp ở Nhật về ( Hồi 1972 mà đã sang Nhật là khủng khiếp lắm), anh Nguyễn Bình Thành, anh Phương Xuân Nhàn và một số chuyên gia điện tử xuất sắc khác.

Phía quân đội chọn ra một số anh em tốt nghiệp Học viện Tên lửa Minsk, Học viện hàng không Zukopski loại giỏi và tốt nghiệp HVKTQS trên tôi vài khóa, đến nay tôi chỉ còn nhớ được vài người như Ngô Trí Láng, Đinh Kim Dực v.v.. hoặc tốt nghiệp Bách khoa như anh Bùi quang Độ.

Tất cả độ vài chục người đặt dưới quyền chỉ huy của một đại úy tên là Liêu ( thời ấy đại úy là rất to).

Đội nghiên cứu được bố trí làm việc tại một tòa nhà riêng biệt trong viện KTQS sát dốc Bưởi. Chiếc buồng lái máy bay F111 thì được đặt ở khoảng sân giữa 2 tòa nhà.

Bắt đầu vào công việc , chúng tôi được chia ra làm nhiều nhóm. Tôi và anh Đống được phân về nhóm của anh Hoàng Ninh phụ trách. Từ vài tuần trước đã có một tổ hì hụi dùng mỏ hàn và tua vít gỡ các mặt panel điều khiển ra khỏi táp lô buồng lái máy bay. Các khối này được chia về cho từng người trong các tổ.

Phải nói thực là hồi đó chúng tôi mới chỉ được học vi mạch thuần túy lý thuyết chứ chưa nhìn tận mắt bao giờ. Qua những chữ tiểng Anh chạy trên mặt máy có thể lõm bõm đoán ra nó thuộc về panel điều khiển cự ly bay. Những người khác cũng nhận được những mặt điều khiển tương tự. Chúng tôi bắt tay vào việc theo kiểu thày bói xem voi. Với dụng cụ duy nhất là chiếc đồng hồ R 108, tôi hì hục đo thông mạch, hở mạch của toàn khối. Sau 2 tuần thì vẽ ra tàm tạm 1 sơ đồ nối mạch của khối , trong đó các vi mạch kia coi là các hộp đen.

Sau một tháng làm việc, thành quả của tôi là 1 sơ đồ nguyên lý, trong đó có rất nhiều phần phỏng đoán, những gì không đoán được thì lại dồn thành hộp đen.

Công việc của chúng tôi tiến hành được khoảng 1 tháng, không biết cấp trên báo cáo lên Chính phủ thế nào mà gây được sự chú ý đến mức hồi đó tuần nào cũng có một hai có khi đến ba đoàn tham quan.

To nhất là đoàn do thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rồi thì các phó thủ tướng. Lúc thì bộ trưởng bộ Đại học và trung học Chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu, Chủ nhiệm UBKHNN Lê Thanh Nghị, Chủ nhiệm UBKTCB Đỗ Mười. Thủ trưởng Bộ QP đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Văn Tiến Dũng, …đều xuống thăm cả. Lãnh đạo các bộ ngành khác…nhiều lắm không kể xiết.

Cứ mỗi lần có đoàn đến, thì Mr. Liêu dẫn đoàn lại giới thiệu một cách rất chăm chú.

Anh thao thao bất tuyệt, mô tả chức năng từng khối, lắp ghép “ tưởng tượng “ rất logic với nhau theo kiểu nó bay thế này, nó bổ nhào thế nọ. Kiến thức này chúng tôi biết anh tổng hợp từ những mớ kết quả mò mẫm không đáng tin cậy của chúng tôi và lấy ở một số tạp chí marketing nước ngoài. Thật là giảng giải cứ như ‘đúng dồi’.

Điều đó khiến cho người nghe dễ tưởng rằng chỉ nay mai thôi, nếu điều kiện thuận lợi (Đất nước hòa bình thống nhất chẳng hạn). Lũ chúng tôi có thể cho ra lò những chiếc phản lực siêu thanh tương đương F111 thứ thiệt của Việt nam hoặc còn hơn nữa.

Có một mối lo tiềm ẩn là theo tài liệu nước ngoài, trên Cabin máy bay có một khối tự hủy. Sau khi hạ cánh bằng dù xuống đất, các phi công sẽ nhanh chóng rời buồng lái. Sau 10 phút cơ cấu tự hủy sẽ khởi động và tất cả sẽ nổ tung để bảo toàn bí mật công nghệ. Kỳ lạ thay vụ này không những nó không nổ mà người ta cũng không tìm thấy một cái gì có vẻ “ tự hủy” trong số các thiết bị được tháo ra từ buồng lái.

Cho đến một ngày đẹp trời …

Hôm ấy chúng tôi đang làm công việc như thường ngày. Khoảng hơn 9 giờ sáng, bỗng một tiếng nổ lớn phát ra từ bên ngoài làm tất cả giật nẩy mình. Cửa kính rung bần bật. Mọi người đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì bỗng có ai đó kêu thất thanh :" thôi chết ! cabin nổ rồi " ! Không ai bảo ai, tất cả cùng lao ra phía cửa sổ giữa 2 khối nhà vì đang là mùa đông nên bị đóng kín. Ai cũng nghĩ khối tự hủy đã phát nổ. Khi cạy được cửa, chúng tôi chen nhau nhòm xuống dưới sân chỗ đặt chiếc buồng lái F111, thấy nó bị lật nghiêng hẳn sang một bên và từ dưới gầm … lóp ngóp chui ra mấy anh em trong tổ đo đạc cabin, mặt mày tái mét, quần áo lấm lem.

Mãi một lúc sau sự việc mới được sáng tỏ.

Té ra là trong lúc làm việc như thường ngày, một ai đó trong nhóm đã táy máy chọc đúng phải bộ khởi động phao cứu hộ. Cái này trong lúc khẩn cấp cũng được kích hoạt bằng một cơ cấu nổ, khiến phao cứu hộ được phồng lên tức thì, đẩy cabin nghiêng hẳn sang 1 phía. Mọi người tràn xuống sân hỏi han các nạn nhân : “ Cứ tưởng chúng mày thành liệt sĩ hết rồi ”.


Sau 3 tháng miệt mài làm việc, chúng tôi kết thúc kết thúc thắng lợi đợt nghiên cứu. Hôm báo cáo tổng kết, rất đông lãnh đạo và các quan khách tề tựu tại phòng họp lớn.

Sau đó, đội công tác của chúng tôi cũng giải tán. Tôi phải chia tay anh em bạn bè, trở về đơn vị tại Vĩnh Phúc, chấm dứt chuỗi ngày thú vị ở Hà Nội.

Những gì chúng tôi làm được, sau này chẳng thấy ai nhắc đến nữa.

Còn chiếc ca-bin máy bay F-111A, thì được ta trao tặng cho Liên Xô.

Một buổi chiều, vào lúc mọi người ít để ý nhất, một chiếc xe tải quân sự loại nhẹ GAZ- 51, có 4 chú lính Nga to như con gấu, mặc thường phục, lặng lẽ đi vào viện KTQS từ phía cổng ngách.

Các chú Nga nhảy xuống, mỗi chú một góc túm vào và hấp một cái ! nhẹ nhàng nhấc bổng chiếc buồng lái đặt lên thùng xe. Chả cần đến trực thăng đi cẩu.

Thế là hết đời ca-bin F-111A ở trên đất Việt Nam.

++++ Hình minh hoạ

-Sơ đồ tách buồn lái của F 111
lượn.jpg




-Đại tướng Võ Nguyên Giáp đên thăm quan buồng lái F-111

06 -cụ Giáp và F 111.jpg


-Buồng lái F-111 của Việt Nam tặng cho Liên Xô, đang nằm trong bảo tàng cuiar Liên Xô

1425px-Wikitrip_to_MAI_museum_2016-02-02_216.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Chúc mừng Anh Baoleo nhân 60 năm ngày Truyền Thống Quân chủng Hải quân.
( 02-05/08/1964 - 02-05/08/2024 )

IMG_9613_Original.jpeg
IMG_2272.jpeg
IMG_9741_Original.jpeg
Nhìn tấm 'Kỷ niệm chương' này, là biết bạn DKeyboard đã đi tầu ra thăm Trường Sa rồi.
Xin chúc mừng bạn nhé. Bởi người Việt Nam ta, không phải ai cũng đã được ra Trường Sa.
À, mà lần tới, có dịp ra thăm lại Trường Sa, DKeyboard cố gắng chon đi tầu của Hải quân nhé :D

Đi của Kiểm ngư, hay của CS Biển cũng được.
:D:D:DNhưng đi tầu của Hải quân, nó vẫn có cái 'chất' riêng của 'ló' :D:D:D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ


Tút 5: Trích ‘Hồi ức’ của GS.TS Trần Xuân Hoài:


Năm 1971-1972, khi tôi chân ướt chân ráo về Việt Nam đã được biệt phái sang quân đội để tham gia vào nhóm giải mã máy bay F111 cánh cụp cánh xòe vừa bị hạ ở Hà Sơn Bình. Khi máy bay bị trúng đạn, cabin của nó đã tự động tách khỏi thân máy bay bằng một dây thuốc nổ, ngay cả khi có rơi thẳng xuống gần đất thì một tên lửa dưới gầm sẽ khởi động đẩy cabin lên trời và dù tự động bung ra, hạ cánh nhẹ nhàng, phi công có thể mở cửa bước ra như mở cửa ô tô vậy.

Khi đó, ta thu được cabin nguyên vẹn với máy tinh và hệ thống điện tử điều khiển. Các nhà báo vội vàng đăng tỉ mỉ chiến tích này và Liên Xô biết được. Do đó, Thủ tướng Liên Xô điện sang, đề nghị Việt Nam giao ngay lại cho họ. Thủ tướng nước ta lúc đó chấp nhận sẽ giao sau một tháng. Trong thời gian này, nhóm chúng tôi được lệnh phải ngày đêm giải mã công nghệ cho xong… Chuyện dài, chỉ xin kể một chi tiết: tất cả hệ thống máy tính, điện tử tự động của máy bay mà nhóm tôi đo đạc kiểm tra đều dùng linh kiện rời rạc, không chip, không mạch in. Hệ thống cấu trúc ba chiều bằng hàn nối, rất nhỏ gọn, từng khối bọc trong epoxy, ném chó chó chết (các nhóm khác tôi không rõ).

Nên nhớ đó là năm 1971, sáng chế công nghệ mạch in (PCB) như ngày nay đã được cấp cho quân đội Mỹ từ 1956 và mạch IC silicon đã được J. Kilby (Giải Nobel 2000) và R. Noyce phát minh vào năm 1961. Thế đấy, họ chủ yếu dùng công nghệ đã bảo đảm an toàn ổn định từ trước rất lâu rồi, chứ không phải công nghệ mới chục năm tuổi!

Câu chuyện này nói lên điều gì, thưa ông?
Qua câu chuyện về máy bay F111 chúng ta thấy rõ, Không phải mọi công nghệ mới, hay phát kiến mới từ phòng thí nghiệm, dù rất thành công đều được đưa vào ứng dụng ngay mà chỉ được ứng dụng vào từng nhiệm vụ thích hợp. Những nhiệm vụ đòi hòi an toàn 100%, độ ổn định cao, bên vững và lâu dài... thì công nghệ phải được có đủ thời gian để chứng minh, thử thách với nhiệm vụ ứng dụng đặt ra, thật quả không dễ dàng. Những phát kiến như mạch in, chip lúc đó là rất tuyệt, dùng cho dân dụng như cái ti vi, radio thì được nhưng cho những mục đích cao hơn như quân sự, y tế... thì chưa bảo đảm hoàn toàn. Dù đã là sản phẩm thương mại rồi thì cũng vẫn phải tiếp tục đầu tư để cho sản phẩm thương mại được hoàn thiện, tin cậy và tất nhiên giá thành thấp hơn.

- Hình ảnh GS.TS Trần Xuân Hoài thảo luận cùng các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu tại Berlin

1722567009242.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,794
Động cơ
361,605 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 8:

VỤ NỔ Ở VĂN PHÚ – HÀ ĐÔNG NĂM 2016


Khoảng 15 giờ 10 phút này 19/03/2016, một vụ nổ kinh hoàng và thảm khốc đã xảy ra tại nhà số 15–TT19 ở khu đô thị Văn Phú thuộc quận Hà Đông, dọc đường Lê Trọng Tấn, điểm giao cắt với phố Quang Trung – Hà Đông.

Tâm vụ nổ gây ra một hố sâu 2m và có diện tích 4m² trước cửa hàng phế liệu ở địa chỉ trên.

Vậy:

-Cái gì nổ thế

Thớt 8 này, sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi trên.


Tút 1: Tên lửa Sam 2: năm 1972 – năm 2016 – và năm 2022

Cứ vào dịp tháng 12 hàng năm, thì đồng loạt truyền thông lại nhắc tới sự tích tên lửa SAM 2 của ta, bắn nổ máy bay B 52 của Mỹ, hồi năm 1972.

Tuy nhiên:

- Chiến tranh không chỉ có vinh quang. Chiến tranh còn có tổn thất.

Đặc biệt, nếu trong thời bình, chúng ta không cảnh giác, không cẩn thận, thì hậu quả chiến tranh còn đáng sợ hơn.

Hãy luôn luôn cảnh giác và thận trọng – Người ơi.

1/Lược trích diễn biến trận đánh rạng sáng ngày 22/12/1972:

Từ đêm ngày 21/12/1972 tới 04 giờ sáng ngày 22/12/1972, không quân chiến lượng của Mỹ đã tung tổng cộng 3 đợt tấn công/không kích vào Hà Nội.

Dường như kế hoạch ném bom đợt thứ 3 hôm đó, được chỉ huy trưởng căn cứ của SAC bíp-phinh (briefing) giao nhiệm vụ cho các tổ bay, với giãn cách 4 tiếng mỗi đợt theo khung giờ mục tiêu, là đánh bom vào:

- Tiểu đoàn kỹ thuật 80, là MỘT trong 3 đơn vị duy nhất, phục vụ cho việc sản xuất lắp ráp đạn tên lửa Sam-2 cho Hà Nội cuối năm 1972.

Thời đó (năm 1972), thôn Mậu Lương từng là doanh trại của Tiểu đoàn kỹ thuật 80, một đơn vị sản xuất lắp ráp đạn tên lửa Sam-2 của Trung đoàn tên lửa 257. Các nhà kho, xưởng lắp ráp đạn được đặt giữa các vườn chuối và nhãn um tùm.

- Vị trí đóng quân của Tiểu đoàn kỹ thuật 80 là ở Đại Mỗ, nằm chính ngay trên mặt đường dẫn từ Hà Đông vào An Khánh, nơi có lớp học cấp 3 - của trường cấp 3 Quang Trung, của Baoleo tôi học hồi sơ tán cuối năm 1972.

- Không rõ vệt bom này đã gây tổn thất đạn tên lửa Sam-2 của ta ra sao, nhưng làng nghề rèn dao kéo Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) bị dính một vệt bom rải thảm của B-52 vào hồi 03 giờ 45 phút đêm ngày 21/12/1972 (tức rạng sáng ngày 22/12/1972).

Vệt bom này kéo dài 1.800 mét, rộng 150 mét từ cuối thôn Mậu Lương tới thôn Đa Sỹ, đã giết hại 54 người già, phụ nữ, trẻ em, làm bị thương 24 người, 196 nhà sập đổ.

2/ Chiến công rạng sáng ngày 22/12/1972:

-Vào lúc 03h40 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 93, thuộc Trung đoàn tên lửa 261 (mật danh là ‘Đoàn Thành Loa’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Quỳnh Côi – Thái Bình.

- Vào lúc 03h41 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 57, cũng thuộc Trung đoàn tên lửa 261 (mật danh là ‘Đoàn Thành Loa’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Chợ Bến – Hòa Bình.

- Vào lúc 03h42 ngày 22/12, Tiểu đoàn tên lửa số 78, thuộc Trung đoàn tên lửa 257 (mật danh là ‘Đoàn Cờ Đỏ’), đã bắn rơi tại chỗ 01 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Chiếc máy bay này rơi tại chỗ ở Thanh Miện – Hải Dương.

Những chiến công này, đã góp phần làm xoa dịu nỗi đau của đợt không kích thứ ba, do không quân Mỹ gây ra, cho dân làng Đa Sỹ và Mậu Lương.



+++++ Hình ảnh minh họa.

-Tranh vẽ mô tả trận chiến giữa tên lửa Sam 2 của ta và máy bay B 52 của Mỹ, trên bầu trời Hà Nội, tháng 12 năm 1972.

Trong tranh vẽ, ta có thể nhận ra các trận địa tên lửa ở Chèm và ở Cổ Loa, đang phóng tên lửa vào B-52.

Vệt bom B 52, dường như ở toạ độ khu An Dương.

Trên bầu trời, có 1 chiếc B 52 đã bị tên lửa bắn trúng, khi cả đội hình máy bay B 52 đang trên đường bay ra, sau khi cắt bom – điều này phản ánh khá đúng theo thực tế. Con B 52 này, theo như toạ độ và hướng bay sau khi trúng tên lửa Sam 2, sẽ rơi ở Phúc Yên. (Các cụ sẽ xem hình 00 – C, để có bình luận thêm).
00-A.jpg




- Tên lửa của Tiểu đoàn kỹ thuật 80 , đang được để bên vệ đường, khu vực Đại Mỗ, năm 1972.

Đây là con đường dẫn từ Hà Đông vào An Khánh, nơi có lớp học cấp 3 (trường cấp 3 Quang Trung – Hà Đông) của Baoleo tôi học hồi sơ tán cuối năm 1972.

00-B.jpg




-Bảng vàng chiến công trong chiến dịch ’12 ngày đêm năm 1972’, của bộ đội Tên lửa. Thông qua ‘Bảng vàng’ chính thức của Quân chủng Phòng không – Không quân, được đăng trong ảnh này, thì tất cả 16 máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ trên đất Việt Nam, đều do tên lửa Sam-2 bắn hạ.

00-C.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top