[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Thớt 7:
1/Theo Lịch sử của lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình:
Khoảng 10 h đêm ngày 22/12/1972, trên vùng trời xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - bỗng có một tiếng nổ đanh gọn vang lên từ phía đồi Bù.
Mọi người thấy từ trên trời có luồng sáng đang lao nhanh xuống xóm Suối Cỏ (suối Cốc). Giữa vùng đồi núi tối đen đám cháy như bó đuốc khổng lồ đã làm sáng lên từng lá cây, ngọn cỏ, soi rõ cái dù lớn treo lơ lửng một vật tròn tròn đang rơi xuống khu vực đồi Vầu, đồi ông Mo và điểm cao 833 của đồi Bù.
Sáng hôm sau, ngày 23/12/1972, lực lượng dân quân tiếp cận hiện trường và tìm ra buồng lái của chiếc máy bay phản lực F111 bị quân ta bắn rơi.
Khi dân quân tiếp cận buồng lái thì những tên phi công đã không còn ở đó.
Theo lệnh trên, trung đội dân quân du kích xã Hòa Hợp đã tổ chức bao vây, truy bắt giặc lái.
Sau 1 ngày, 2 đêm truy lùng theo dấu tích, đến 7h sáng ngày 24/12/1972, trung đội dân quân Hợp Hoà đã bắt được tên đại úy phi công Mỹ là Robert David Raybanger đang run rẩy nép mình trong đám cỏ lau.
Còn tên thiếu tá phi công William Winson đã kịp trốn lên điểm cao cho đến ngày 29/12/1972 mới bị lực lượng dân quân xã Hợp Hòa bắt được trong bộ dạng tiều tụy, đói khát, tại khu vực điểm cao 833.
Suốt từ ngày 23/12/1972 cho đến ngày 29/12/1972, ngoài lực lượng truy bắt phi công Mỹ, ta đã tổ chức lực lượng lực lượng dân quân địa phương phục kích đánh máy bay giặc Mỹ đi cứu phi công.
Đúng như dự kiến của ta, sau 4 ngày đêm xác định vị trí phi công, ngày 27-12-1972, địch huy động hàng trăm lần máy bay chiến thuật ném bom đánh phá ác liệt xung quanh và một tốp trực thăng đổ bộ xuống đồi Bù giải cứu tên phi công...
Ta lập tức giăng lưới lửa phòng không dày đặc, đánh hất tốp phản lực ra xa, bắn cháy một trực thăng địch. Đây là chiếc trực thăng HH-53C, có số hiệu 68-10788 xuất phát từ Thái Lan. Chiếc trực thăng này cố bay thoát, nhưng đã rơi ở Suối Rút của huyện Mai Châu. Toàn bộ bộ thành viên tổ lái của chiếc HH-53C, có số hiệu 68-10788 này, đã được một trực thăng khác cứu.
Còn thiếu tá phi công William Winson, mãi hai ngày sau khi được cứu hụt, tức là đến ngày 29/12/1972, mới bị ta bắt sống, khi đang mò đi tìm đồ cứu hộ, do máy bay A-7 của Mỹ thả xuống.
Ngày sau đó, máy bay trực thăng của ta, đã cẩu buồng lái chiếc máy bay F-111A của Mỹ về Hà Nội, để nghiên cứu.

-Hình ảnh ca bin/ buồng lái chiếc máy bay F-111A bị bắn rơi đêm 22/12/1972.
Ca bin/buồng lái này hạ bằng dù, xuống xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, vào khoảng 10 giờ đêm ngày 22/12/1972.

Khi bị rơi, cả 2 phi công vẫn ngồi yên trong ca bin. Khi bấm nút bung dù, phần ca bin có 2 phi công điều khiển, tự động tách rời ra khỏi máy bay, và bung dù để hạ xuống mặt đất. Cả 2 phi công vẫn ngồi nguyên trong ca bin. Khi chạm đất, cả 2 phi công mới mở nắp buồng lái, và thoát ra ngoài.

04.jpg

- Thiếu tá phi công Mỹ William Winson bị dân quân xã Hợp Hòa bắt tại đồi Bù ngày 29-12-197, sau 8 ngày đêm bị bắn rơi.
Trình tự thời gian cái vụ bắt phi công này có vẻ không chính xác lắm!
Vì thời gian đó em cũng ở Lương Sơn (đang học lớp 9).
Chiều tối khi tên phi công đầu tiên bị bắt tụi em còn kéo đến xem. Nó bị đưa đến nhà trạm xá (hình như chỗ bệnh viện đa khoa bây giờ), chập tối ô tô com măng ca vào đưa đi luôn.
Hôm sau, chắc qua lời khai của nó, dân quân tự vệ của cả huyện kéo nhau hết vào đấy đi lùng. Tự vệ nhà máy ông già em cũng vào đem theo 1 khẩu 12ly7 (họ bảo có cả pháo tự hành của bộ đội bên sân bay Miếu Môn, nhưng không vào sát được mà chỉ ở dọc đường 21). Đến trưa thấy máy bay Mỹ bay đến nhiều em trèo lên đồi xem. Chúng rất đông, chủ yếu là F8, bay vòng tròn, thỉnh thoảng mới bắn.
Gần cuối giờ chiều em thấy 1 cái trực thăng đen xì bay vào, 1 lúc thấy nó bay đi, trông chẳng giống máy bay nào của mình cả. Sẩm tối máy bay Mỹ bay đi hết em mới về nhà. Nói với ông già mà ông già không tin "Trực thăng Mỹ sao dám ra tận đây!".
Khuy đám tự vệ về báo cáo ông già "Trực thăng Mỹ cứu mất phi công rồi!". Các chú ấy bảo thấy nó đỗ, đứng phía trên bắn xuống, nhưng nó vẫn bay đi được.
Gần sáng nhà máy lại báo động. Tự vệ lại đi vào trong ấy lùng tiếp, vì người ta báo về là cái trực thăng rơi gần biên giới, nhưng trong đó không có tên phi công bị bắn rơi. Sáng hẳn máy bay Mỹ lại kéo đến rất đông, bắn cháy mấy quả đồi cỏ lau. Quá trưa thì bắt được tên phi công kia. Họ bảo tại cỏ lau cháy, không trốn được phải bò ra.
1 hay 2 hôm sau, lúc chiều gần tối có cái Mi6 bay vào cẩu cái buồng lái F111 đi.
Vụ đó bác Tôn giửi mừng lẵng hoa, tự vệ nhà máy ông già em cũng được ăn thịt bò!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Trình tự thời gian cái vụ bắt phi công này có vẻ không chính xác lắm!
Vì thời gian đó em cũng ở Lương Sơn (đang học lớp 9).
Chiều tối khi tên phi công đầu tiên bị bắt tụi em còn kéo đến xem. Nó bị đưa đến nhà trạm xá (hình như chỗ bệnh viện đa khoa bây giờ), chập tối ô tô com măng ca vào đưa đi luôn.
Hôm sau, chắc qua lời khai của nó, dân quân tự vệ của cả huyện kéo nhau hết vào đấy đi lùng. Tự vệ nhà máy ông già em cũng vào đem theo 1 khẩu 12ly7 (họ bảo có cả pháo tự hành của bộ đội bên sân bay Miếu Môn, nhưng không vào sát được mà chỉ ở dọc đường 21). Đến trưa thấy máy bay Mỹ bay đến nhiều em trèo lên đồi xem. Chúng rất đông, chủ yếu là F8, bay vòng tròn, thỉnh thoảng mới bắn.
Gần cuối giờ chiều em thấy 1 cái trực thăng đen xì bay vào, 1 lúc thấy nó bay đi, trông chẳng giống máy bay nào của mình cả. Sẩm tối máy bay Mỹ bay đi hết em mới về nhà. Nói với ông già mà ông già không tin "Trực thăng Mỹ sao dám ra tận đây!".
Khuy đám tự vệ về báo cáo ông già "Trực thăng Mỹ cứu mất phi công rồi!". Các chú ấy bảo thấy nó đỗ, đứng phía trên bắn xuống, nhưng nó vẫn bay đi được.
Gần sáng nhà máy lại báo động. Tự vệ lại đi vào trong ấy lùng tiếp, vì người ta báo về là cái trực thăng rơi gần biên giới, nhưng trong đó không có tên phi công bị bắn rơi. Sáng hẳn máy bay Mỹ lại kéo đến rất đông, bắn cháy mấy quả đồi cỏ lau. Quá trưa thì bắt được tên phi công kia. Họ bảo tại cỏ lau cháy, không trốn được phải bò ra.
1 hay 2 hôm sau, lúc chiều gần tối có cái Mi6 bay vào cẩu cái buồng lái F111 đi.
Vụ đó bác Tôn giửi mừng lẵng hoa, tự vệ nhà máy ông già em cũng được ăn thịt bò!

Lịch sử Hoà Binh ghi chép như thế.
Tôi không chứng kiến vụ này, nên trăm sự trông cậy vào lịch sử đã được các Báo chí đưa ra, bạn hiền coolpix8700 ơi :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Đính chính cho cụ là phi công Phạm Ngọc Tâm (quê Bình Định) chứ không phải Nguyễn Ngọc Tâm. Phi công Tâm hy sinh khi bị bắn trên đỉnh sân bay Gia Lâm một chiều 6.72. Hôm đó cháu đang chơi ở ngõ có tiếng nổ rất lớn thì ra máy bay rơi ở làng bên. Phi công nhảy dù thấp quá lên hy sinh, chôn ở NTLS làng cháu, cháu còn lên xem tang lễ có đội danh dự quần áo trắng đi xe về
Cảm ơn thông tin bổ xung của bạn nhé.
Càng có nhiều thông tin, lịch sử càng được hiểu thêm đầy đủ.
Mời bạn cà phê nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM



Tút 5: SAM 6 CỦA VIỆT NAM


(Bài đăng theo yêu cầu của bạn Cucumin )

Tên lửa SAM 2 là tên gọi chung và quen thuộc ở nước ta đối với tổ hợp TLPK SA-75M Đvina có từ thời kháng chiến chống Mỹ, cũng như các biến thể cải tiến của tổ hợp này như S-75M Volga và S-75M3 Volga từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở phía bắc cho tới nay.

Liên Xô đã viện trợ cho VN tổng cộng 14 tổ hợp TLPK S-75M Volga kèm trang bị kỹ thuật của 4 tiểu đoàn lắp ráp đạn tên lửa V-755 (20D) để trang bị mới cho 4 trung đoàn TLPK ngay sau khi quân bành trướng BK bị đẩy lui về bên kia biên giới trong các năm 1979 (8 tổ hợp), 1980 (3 tổ hợp) và 1982 (3 tổ hợp). Tổng số đạn tên lửa được viện trợ kèm 14 tổ hợp TLPK S-75M Volga là 526 quả.

Số vũ khí trang bị kỹ thuật TLPK S-75M tiếp nhận năm 1979 được tập trung tại trung tâm huấn luyện chuyển loại ở Sơn Tây để huấn luyện và trang bị cho 2 trung đoàn TLPK 255 và 277.

Sau cuộc chiến tranh biên giới phía bắc lần 2 diễn ra vào năm 1984, LX tiếp tục viện trợ cho VN 22 tổ hợp TLPK S-75M3 Volga và trang bị kỹ thuật cho 6 tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp đạn tên lửa V-759 (5Ya23), cùng 886 quả đạn 5Ya23 và 78 quả đạn huấn luyện. Việc chuyển giao hàng viện trợ được thực hiện trong các năm 1985 (4 tổ hợp), 1986 (8 tổ hợp) và 1987 (10 tổ hợp).

Ngoài khí tài và đạn tên lửa SAM 2 thế hệ mới, trong giai đoạn 1979 - 1987, LX còn viện trợ cho VN trang bị kỹ thuật huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện chuyển loại Sơn Tây và 17 bộ thiết bị tạo giả Akkord-75/125 để huấn luyện kíp chiến đấu cho các phân đội TLPK S-75M/M3 Volga và S-125M Petrora.

Trong giai đoạn này, LX cũng viện trợ cho VN 2 bộ khí tài chỉ huy tự động ASU ASURK-1ME trang bị cho cấp lữ đoàn TLPK hỗn hợp S-75M Volga và S-125M Petrora. Đây là những bộ khí tài thông tin chỉ huy tự động cần thiết để trang bị cho 2 lữ đoàn TLPK cơ động chiến lược 236 và 255 của ta.

Những năm từ 1984 đến 1989, thời tôi ở vùng 1 Hải quân, thì sư 365 phòng không đóng ở đó. Do qua lại giao lưu thường xuyên với nhao, nên hồi đó, tôi nghe anh em ở 365 vẫn quen gọi Tên lửa S-75M3 Volga là: SAM SÁU

Khi về với đời thường, có thời tôi ở ngõ 86 đường Tô Vĩnh Diện. Cạnh nhà là Đại tá Anh hùng quân đội Phạm Trương Uy, nguyên Sư trưởng su đoàn phòng không ở Cam Ranh, cụ Uy cũng luôn gọi Tên lửa S-75M3 Volga là: SAM 6.

+++++ Hình minh hoạ:

Xe chở đạn TZM PR-11DA chở đạn huấn luyện V-759 (5Ya23) của tổ hợp TLPK S-75M3 Volga (tức là SAM 6 của VN) tại e275 f375 Đoàn phòng không Đà Nẵng

1722931600038.png
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,614 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Cụ mở thớt đúng hôm em lang thang trên đường. Hôm nay em mới biết có thớt này thì nó đã cao 22 tầng rồi.
Em oánh dấu phát rồi leo dần, hi vọng đuổi kịp cụ để đọc cho nó thời sự.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,125
Động cơ
437,294 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Vụ đó bác Tôn giửi mừng lẵng hoa, tự vệ nhà máy ông già em cũng được ăn thịt bò!
Huân chương không lấy đâu
Các cụ bảo lấy thịt trâu cho dễ chia


ngày trước em toàn hát thế này
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,049
Động cơ
113,656 Mã lực
Tuổi
48
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 10:
LỰC LƯỢNG MÁY BAY TRINH SÁT ĐIỆN TỬ SIÊU THANH CỦA VIỆT NAM



Tút 5: SAM 6 CỦA VIỆT NAM


(Bài đăng theo yêu cầu của bạn Cucumin )

Tên lửa SAM 2 là tên gọi chung và quen thuộc ở nước ta đối với tổ hợp TLPK SA-75M Đvina có từ thời kháng chiến chống Mỹ, cũng như các biến thể cải tiến của tổ hợp này như S-75M Volga và S-75M3 Volga từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở phía bắc cho tới nay.

Liên Xô đã viện trợ cho VN tổng cộng 14 tổ hợp TLPK S-75M Volga kèm trang bị kỹ thuật của 4 tiểu đoàn lắp ráp đạn tên lửa V-755 (20D) để trang bị mới cho 4 trung đoàn TLPK ngay sau khi quân bành trướng BK bị đẩy lui về bên kia biên giới trong các năm 1979 (8 tổ hợp), 1980 (3 tổ hợp) và 1982 (3 tổ hợp). Tổng số đạn tên lửa được viện trợ kèm 14 tổ hợp TLPK S-75M Volga là 526 quả.

Số vũ khí trang bị kỹ thuật TLPK S-75M tiếp nhận năm 1979 được tập trung tại trung tâm huấn luyện chuyển loại ở Sơn Tây để huấn luyện và trang bị cho 2 trung đoàn TLPK 255 và 277.

Sau cuộc chiến tranh biên giới phía bắc lần 2 diễn ra vào năm 1984, LX tiếp tục viện trợ cho VN 22 tổ hợp TLPK S-75M3 Volga và trang bị kỹ thuật cho 6 tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp đạn tên lửa V-759 (5Ya23), cùng 886 quả đạn 5Ya23 và 78 quả đạn huấn luyện. Việc chuyển giao hàng viện trợ được thực hiện trong các năm 1985 (4 tổ hợp), 1986 (8 tổ hợp) và 1987 (10 tổ hợp).

Ngoài khí tài và đạn tên lửa SAM 2 thế hệ mới, trong giai đoạn 1979 - 1987, LX còn viện trợ cho VN trang bị kỹ thuật huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện chuyển loại Sơn Tây và 17 bộ thiết bị tạo giả Akkord-75/125 để huấn luyện kíp chiến đấu cho các phân đội TLPK S-75M/M3 Volga và S-125M Petrora.

Trong giai đoạn này, LX cũng viện trợ cho VN 2 bộ khí tài chỉ huy tự động ASU ASURK-1ME trang bị cho cấp lữ đoàn TLPK hỗn hợp S-75M Volga và S-125M Petrora. Đây là những bộ khí tài thông tin chỉ huy tự động cần thiết để trang bị cho 2 lữ đoàn TLPK cơ động chiến lược 236 và 255 của ta.

Những năm từ 1984 đến 1989, thời tôi ở vùng 1 Hải quân, thì sư 365 phòng không đóng ở đó. Do qua lại giao lưu thường xuyên với nhao, nên hồi đó, tôi nghe anh em ở 365 vẫn quen gọi Tên lửa S-75M3 Volga là: SAM SÁU

Khi về với đời thường, có thời tôi ở ngõ 86 đường Tô Vĩnh Diện. Cạnh nhà là Đại tá Anh hùng quân đội Phạm Trương Uy, nguyên Sư trưởng su đoàn phòng không ở Cam Ranh, cụ Uy cũng luôn gọi Tên lửa S-75M3 Volga là: SAM 6.

+++++ Hình minh hoạ:

Xe chở đạn TZM PR-11DA chở đạn huấn luyện V-759 (5Ya23) của tổ hợp TLPK S-75M3 Volga (tức là SAM 6 của VN) tại e275 f375 Đoàn phòng không Đà Nẵng

View attachment 8669470
Cảm Ơn Cụ, Thông tin hay quá. Hóa ra là do mình gọi Sam2 là Sam 6 , chứ không phải Việt Nam được viện trợ Sam6. Thế mà cãi nhau bao nhiêu năm.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Cụ mở thớt đúng hôm em lang thang trên đường. Hôm nay em mới biết có thớt này thì nó đã cao 22 tầng rồi.
Em oánh dấu phát rồi leo dần, hi vọng đuổi kịp cụ để đọc cho nó thời sự.
Xin mời - Xin mời -Xin mời.
Mời bạn đọc để ủng hộ cho người lính già nhé.
Tôi như anh ca sỹ quèn, lên sân khấu hát mà không có ai nghe, nó buồn ơi là buồn :D ~o) :D
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,614 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Xin mời - Xin mời -Xin mời.
Mời bạn đọc để ủng hộ cho người lính già nhé.
Tôi như anh ca sỹ quèn, lên sân khấu hát mà không có ai nghe, nó buồn ơi là buồn :D ~o) :D
Bác yên tâm, những thớt có nội dung về người lính em đọc không chỉ một lần.
Em thấy chữ ký của bác có tên con xe em chạy những năm 2004-2008, thời đấy nhà có cây xăng nên chạy được xe trooper, giờ thì chịu. :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Bác yên tâm, những thớt có nội dung về người lính em đọc không chỉ một lần.
Em thấy chữ ký của bác có tên con xe em chạy những năm 2004-2008, thời đấy nhà có cây xăng nên chạy được xe trooper, giờ thì chịu. :D
Tôi vẫn hàng ngày đi trên con xe này :D

1722934008036.png
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,614 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Tôi vẫn hàng ngày đi trên con xe này :D

View attachment 8669549
Con này đời cao hơn xe em, tiền cao hơn khoảng gần 8k USD, có gạt rửa đèn. Xe em không có chi tiết này, ngoài ra thì lazang xe này cũng đẹp hơn. :-bd
Bác vẫn đi biển NN có phiền phức gì khi tham gia giao thông không?
Ảnh này có liên quan đến Huế

ISUZU.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Con này đời cao hơn xe em, tiền cao hơn khoảng gần 8k USD, có gạt rửa đèn. Xe em không có chi tiết này, ngoài ra thì lazang xe này cũng đẹp hơn. :-bd
Bác vẫn đi biển NN có phiền phức gì khi tham gia giao thông không?
Ảnh này có liên quan đến Huế

ISUZU.png
Xe này của bạn đẹp mà.
Tôi đi biển NN, là do được cấp phát theo tiêu chuẩn cấp hàm. Tôi vẫn đi làm, chưa nghỉ hưu. Và đi xe biển NN không thấy có vấn đề gì :D
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,614 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Xe này của bạn đẹp mà.
Tôi đi biển NN, là do được cấp phát theo tiêu chuẩn cấp hàm. Tôi vẫn đi làm, chưa nghỉ hưu. Và đi xe biển NN không thấy có vấn đề gì :D
À za vậy, như thế là Bác có cây xăng rồi. :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Lịch sử Hoà Binh ghi chép như thế.
Tôi không chứng kiến vụ này, nên trăm sự trông cậy vào lịch sử đã được các Báo chí đưa ra, bạn hiền coolpix8700 ơi :D
Mấy cái quả núi này theo đường chim bay đến thị trấn Lương Sơn còn xa hơn đến sân bay dã chiến Miếu Môn hồi đó, nhưng không có đường vào nên pháo phòng không tự hành 14ly5 của bộ đội chỉ tham gia dọc đường 21 (đường Hồ Chí Minh). Nhưng lực lượng dân quân tự vệ của cả huyện được huy động vào đó tìm phi công chứ không chỉ 1 bản.
Ngay cũng dùng súng 12ly7 bắn vào cái trực thăng lúc nó đỗ xuống, nhưng tự vệ nhà máy ông già em không được ghi công, vì cùng lúc đó có mấy khẩu cùng bắn. Bò với lẵng hoa được thưởng chung cho dân quân tự vệ huyện.
Và thời gian diễn ra chỉ 2 - 3 ngày thôi không lâu như thông tin bác đưa. Khi đi xem tên phi công đầu tiên bị bắt tụi em đã biết cả cái vụ buồng lái rơi xuống. Về nhà em đã thấy ông già bảo tự vệ nhà máy được huy động đi bắt phi công. Tối lúc các chú ấy về nói với ông già em chưa ngủ, sáng sớm ngủ dậy đã thấy ông già về nói tự vê lại đi tìm phi công tiểp vì cái trực thăng đã bị rơi gần biên giới, chưa cứu được. Gần chiều tối thấy họ về bảo bắt được rồi (tên phi công bắt sau em không được nhìn thấy, nhưng được nhìn thấy cái buồng lái F111 được cẩu đi).
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Tên lửa S-75M3 Volga là: SAM 6.

+++++ Hình minh hoạ:

Xe chở đạn TZM PR-11DA chở đạn huấn luyện V-759 (5Ya23) của tổ hợp TLPK S-75M3 Volga (tức là SAM 6 của VN) tại e275 f375 Đoàn phòng không Đà Nẵng

View attachment 8669470
Hồi đó mình mong có SAM nên gọi cái biến thể này của SAM 2 như vậy thôi.
Ngay khi B52 đánh Hà Nội thì khối Ả Rập đã được trang bị SAM 6 rồi.

SAM6 trông như thế này cơ

SA-6b.jpg
 

Vinfast5

Đi bộ
Biển số
OF-814731
Ngày cấp bằng
24/6/22
Số km
3
Động cơ
257 Mã lực
Tuổi
44
Huân chương không lấy đâu
Các cụ bảo lấy thịt trâu cho dễ chia


ngày trước em toàn hát thế này
Version của tụi mình là:
Huân chương không lấy đâu
Các cụ bảo rằng thịt trâu cho dễ chia
Máy bay đằng đông, các cụ bắn đằng tây
Hấy dô trên đất này
Có cụ già bắn rơi máy bay... hết xăng :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ


Tút 2: Lực lượng ‘chủ lực’ - bắn rơi máy bay ném bom F-111 đêm 22/12/1972:


(Lời kể của người trong cuộc-CCB trắc thủ Radar Trần Quốc Khánh – nguyên chiến sỹ đài Radar Col.9A của đại đội 197 pháo cao xạ 57mm, trung đoàn 260 (đoàn Sông Thương), sư đoàn 361 Phòng không Hà Nội).

Ngày 20/12, đại đội chúng tôi cơ động về trận địa ở cánh đồng làng Điền Xá (cách kênh thoát nước sân bay Đa Phúc khoảng 200m). Ở vị trí gần đầu phía Tây sân bay.

Một đơn vị pháo cao xạ 57 ly trong kháng chiến chống Mỹ

03.jpg
Câu chuyện này cũng làm em đặt khá nhiều dấu hỏi.
Từ sân bay Đa Phúc (sân bay Nội Bà bây giờ) thì đường chim bay đến chỗ cái máy bay rơi gấp 4 lần chiều rộng của Tp. Hà Nội hiện nay.
Nếu F111 bị 1 viên đạn súng bộ binh thì từ bờ sông Hồng lết đến địa phận hòa Bình Không khó, nhưng bị 1 quả dạn pháo 57 thì khác. Nó bay cực thấp, nên hơi trục trặc sẽ cắm đầu xuống đất.
Khi mới đưa F111 sang Thái Lan, Mỹ chưa dám tận dụng khả năng bám bay cực thấp để tránh radar nên 3 chiếc đầu tiên rơi đều do bộ đội phòng không băn hạ (3/6+2 chiếc đưa sang).
Đến năm 1972 Mỹ quay lại ném bom MB, khi đánh ga Yên Bái thêm 1 chiếc nữa bị pháo 37 bắn hạ.
Mỹ dừng bay mấy tháng và từ đó chỉ dùng F111 bay cực thấp để đánh trộm (như quảng cáo khu vực đồng bằng 50m, vùng đồi 100m so với mặt đất).
Em đã vài lần thấy nó bay qua, nhưng cũng phải chờ nhờ nó đã bay đêm trước. Lù lù xuất hiện đen trũi như cái thuyền thúng vụt qua đầu. Nó biến mất mới nghe như tiếng sét rồi tiếng ùng ùng vọng lại từ hướng nó biến đi. Tất cả diễn ra cực nhanh, nếu chỗ đồng trống có khi sẽ nhìn thấy lâu hơn được 1 chút. 2 - 3 đêm như vậy!
Nó bay như thế thì radar rất rất khô để thấy nó với đám nhiễu tự nhiên từ mặt đất, pháo, nhất là phá lớn như 57 sẽ không kịp để làm việc gì nếu không được radar báo cho chính xác khoảng cách nó đang bay tới!
Với súng bộ binh cũng không hơn nhiều, nhưng em nghe họ kể là để bám địa hình đánh phá 1 mục tiêu cố định F111 thường bay theo 1 đường bay cố đjnh. Điều này giúp cho bộ đội phòng không bố trí các trận địa phòng không dọc đường bay của nó. Góc bắn đã được tính để cố dịnh sẵn. Mệnh lệnh bắn có khi chỉ là chớp lửa của các trận địa phía trước. Nhưng họ cũng chẳng bắn được nhiều, mà chỉ 1 điểm ngắn!
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Câu chuyện này cũng làm em đặt khá nhiều dấu hỏi.
Từ sân bay Đa Phúc (sân bay Nội Bà bây giờ) thì đường chim bay đến chỗ cái máy bay rơi gấp 4 lần chiều rộng của Tp. Hà Nội hiện nay.
Nếu F111 bị 1 viên đạn súng bộ binh thì từ bờ sông Hồng lết đến địa phận hòa Bình Không khó, nhưng bị 1 quả dạn pháo 57 thì khác. Nó bay cực thấp, nên hơi trục trặc sẽ cắm đầu xuống đất.
Khi mới đưa F111 sang Thái Lan, Mỹ chưa dám tận dụng khả năng bám bay cực thấp để tránh radar nên 3 chiếc đầu tiên rơi đều do bộ đội phòng không băn hạ (3/6+2 chiếc đưa sang).
Đến năm 1972 Mỹ quay lại ném bom MB, khi đánh ga Yên Bái thêm 1 chiếc nữa bị pháo 37 bắn hạ.
Mỹ dừng bay mấy tháng và từ đó chỉ dùng F111 bay cực thấp để đánh trộm (như quảng cáo khu vực đồng bằng 50m, vùng đồi 100m so với mặt đất).
Em đã vài lần thấy nó bay qua, nhưng cũng phải chờ nhờ nó đã bay đêm trước. Lù lù xuất hiện đen trũi như cái thuyền thúng vụt qua đầu. Nó biến mất mới nghe như tiếng sét rồi tiếng ùng ùng vọng lại từ hướng nó biến đi. Tất cả diễn ra cực nhanh, nếu chỗ đồng trống có khi sẽ nhìn thấy lâu hơn được 1 chút. 2 - 3 đêm như vậy!
Nó bay như thế thì radar rất rất khô để thấy nó với đám nhiễu tự nhiên từ mặt đất, pháo, nhất là phá lớn như 57 sẽ không kịp để làm việc gì nếu không được radar báo cho chính xác khoảng cách nó đang bay tới!
Với súng bộ binh cũng không hơn nhiều, nhưng em nghe họ kể là để bám địa hình đánh phá 1 mục tiêu cố định F111 thường bay theo 1 đường bay cố đjnh. Điều này giúp cho bộ đội phòng không bố trí các trận địa phòng không dọc đường bay của nó. Góc bắn đã được tính để cố dịnh sẵn. Mệnh lệnh bắn có khi chỉ là chớp lửa của các trận địa phía trước. Nhưng họ cũng chẳng bắn được nhiều, mà chỉ 1 điểm ngắn!
Trong trận này, Pháo 57 bắn theo phần tử do ra-đa cung cấp.
Mặt khác, không có chuyện máy bay 'ăn 1 quả đạn pháo' đâu.
Thông thường, pháo phòng không bắn đến 1 tầm cao nhất định theo phần tử, thì sẽ nổ để văng ra các mảnh đạn.
Và máy bay chết là do ăn mảnh đạn, chứ không phải do 'bị quả đạn bắn trúng'.

Việc máy bay 'bị ăn 1 quả đạn' rồi chết, thường là do các vũ khí tầm thấp của phòng không, dùng loại đạn xuyên thôi.

Để lúc nào thư thư, tôi sẽ biên về việc bắn pháo phòng không, vì tôi chỉ huy bắn pháo 37 loại 2 nòng cũng khá. Thời đó, giáo viên của tôi vẫn bẩu rằng:
-Chúng mày ra chỉ huy sau này, phải huấn luyện được lính 'coi như mù chữ đi', bắn được máy bay phản lực :D :D :D

À, mà làm ly cà phê sáng đã, bạn hiền coolpix8700 ơi ~o)
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,756 Mã lực
Hồi đó mình mong có SAM nên gọi cái biến thể này của SAM 2 như vậy thôi.
Ngay khi B52 đánh Hà Nội thì khối Ả Rập đã được trang bị SAM 6 rồi.

SAM6 trông như thế này cơ

SA-6b.jpg

Sam 6 như trong hình là chuẩn rồi.
Ở ta, gọi SAM S-75M3 Volga làm 'SAM SÁU' là để cho 'sang mồm' thôi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top