[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,287
Động cơ
172,904 Mã lực
Hay quá.
Bác góp ý hay quá.
Tôi sẽ học tập và làm theo góp ý của bác, cũng như nghệ thuật bốt bài của bạn hiền angkorwat :D ~o) :D

Học món này khó ah cụ anh. Không có nhiều bạn gái thì còn lâu mới nhấp nhả lung linh thế được ;))
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,039
Động cơ
552,504 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hi hi.
Thế thì khó cho tôi quá :D
Đã là lính lang thang khắp mọi miền thì ông Lào chẳng như ông Ý. Chỉ có điều muốn chia sẻ cho anh em không ?
Mấy ông lính Hà thì gấy gú thành thần. Cứ mạnh dạn chia sẻ, U70 rồi ngán gì đâu 🤓🤓🤓
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,912
Động cơ
438,123 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Đã là lính lang thang khắp mọi miền thì ông Lào chẳng như ông Ý. Chỉ có điều muốn chia sẻ cho anh em không ?
Mấy ông lính Hà thì gấy gú thành thần. Cứ mạnh dạn chia sẻ, U70 rồi ngán gì đâu 🤓🤓🤓
Ớ sao cụ lại suy từ bụng ta ra bụng mình thế, cứ từ từ để cụ Baoleo thổ lộ dần
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Đã là lính lang thang khắp mọi miền thì ông Lào chẳng như ông Ý. Chỉ có điều muốn chia sẻ cho anh em không ?
Mấy ông lính Hà thì gấy gú thành thần. Cứ mạnh dạn chia sẻ, U70 rồi ngán gì đâu 🤓🤓🤓
Quả này, người bạn lính angkorwat lại sắm vai của ông chính trị viên đại đội đây.
Thét lính xung phong, nhưng bản thân thì đang nấp sau ụ đất :D :D :D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,039
Động cơ
552,504 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Quả này, người bạn lính angkorwat lại sắm vai của ông chính trị viên đại đội đây.
Thét lính xung phong, nhưng bản thân thì đang nấp sau ụ đất :D :D :D
Tôi xông lên hàng đầu từ 3 năm nay rồi. Tất nhiên còn những " góc khuất cuộc chiến" nữa 😀 nhưng tạm để đó.😂😂😂
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 12:

GÓC KHUẤT ÁI TÌNH


Trước khi tiếp tục các ‘Thớt về Góc khuất chiến tranh’, hôm nay, được sự động viên của bạn lính angkorwat, Baoleo cũng xin mạnh dạn ‘chen’ vào góc quân sự này, hé lộ một chút, về ‘Góc khuất ái tình’ trong cuộc đời quân ngũ.

Rất hy vọng các thủ trưởng của ọp-phơ không tháo bánh xe.

So với tình sử chiến trận trong tình trường của bạn lính angkorwat , Baoleo tôi chưa có tuổi để được nhận làm chân học trò của sư phụ angkorwat , bởi nó nghèo nàn và ít ỏi đến thảm hại.

Hôm nay thổ lộ cõi lòng ở đây, cũng chỉ là chép lại, những ký ức đã đăng ở đâu đó rồi mà thôi, không có gì mới hơn.

Bởi vốn dĩ nó chỉ có thế. >:D< >:D<>:D<

Nhà cháu xin bắt đầu thổ lộ.

Đầu_n.jpg
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,039
Động cơ
552,504 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 12:

GÓC KHUẤT ÁI TÌNH


Trước khi tiếp tục các ‘Thớt về Góc khuất chiến tranh’, hôm nay, được sự động viên của bạn lính angkorwat, Baoleo cũng xin mạnh dạn ‘chen’ vào góc quân sự này, hé lộ một chút, về ‘Góc khuất ái tình’ trong cuộc đời quân ngũ.

Rất hy vọng các thủ trưởng của ọp-phơ không tháo bánh xe.

So với tình sử chiến trận trong tình trường của bạn lính angkorwat , Baoleo tôi chưa có tuổi để được nhận làm chân học trò của sư phụ angkorwat , bởi nó nghèo nàn và ít ỏi đến thảm hại.

Hôm nay thổ lộ cõi lòng ở đây, cũng chỉ là chép lại, những ký ức đã đăng ở đâu đó rồi mà thôi, không có gì mới hơn.

Bởi vốn dĩ nó chỉ có thế. >:D< >:D<>:D<

Nhà cháu xin bắt đầu thổ lộ.

Đầu_n.jpg
Cô này những năm 8x thì là hoa khôi rồi cụ ơi 😍
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Về chiếc F111 bị pháo phòng không hay súng 14,5mm của tự vệ bắn rơi, em chém từ các post #390, 391 và 395 của cụ Baoleo để luận đơn vị bắn rơi chiếc này.

1- Vị trí:
- F111 từ Tam Đảo bay xuống phía nam (đông nam?)
- Pháo/radar 57mm ở Điền Xá, đầu tây sân bay Đa Phúc (Nội Bài), phía nam (đông nam) so với dãy Tam Đảo và vị trí phát hiện F111.
Điền Xá là cái đoạn vừa qua ngã tư giao QL 2 và đường Thăng Long-Nội Bài, vừa cua vòng phải để vào đường sân bay, chỗ khu khách sạn nhà nghỉ các kiểu bây giờ.
- Dục Nội (không phải Đức Nội), Đông Anh phía bắc Hà Nội, cách cảng Hà Nội khoảng 17km, khớp với lời phi công Mỹ (10 miles). Vị trí này nằm ở phía Đông Nam của trận địa 57mm. F111 từ Tam Đảo phải bay qua vùng trận địa 57 mm mới tới Dục Nội
- Súng 14,5mm ở bãi sông chỗ Vân Đồn.
2- Radar pháo 57mm phát hiện F111 từ khoảng cách 21km, độ cao 600m.
- Bắn loạt 1 ở khoảng cách 3500m, loạt 2 ở 1500m, ngay sau đó mất mục tiêu ở độ cao 300m. Trình tự bắn và vị trí cho thấy pháo bắn đón đầu. Khi pháo 57mm bắn, F111 vẫn đang ở phía bắc sân bay Đa Phúc.
Theo phi công Mỹ thì
3- F111 vòng phải xuống phía Nam, thoát khỏi sự che chắn của rặng Tam Đảo - chặng cuối của ành trình là phía bắc thung lũng Tam Đảo.
- Hành trình từ Tam Đảo tới Dục Nội không thấy mô tả bị pháo bắn.
- Độ cao 300ft sau Tam Đảo - tương đương 100m.
4- Điểm tham chiếu cuối cùng là Dục Nội, tốc độ 480 mil/h, độ cao không thông báo, nhưng suy luận là đã ở mức 100m và duy trì mức này.
- Sau điểm tham chiếu này mới có mô tả về pháo cao xạ bắn.
- Không có thông báo về cảnh báo bất thường của máy bay trước khi vào công kích.
- F111 sử dụng cầu Long Biên để tham chiếu đường bay.
5- Tốc độ khi cắt bom và thoát ly là 550 mil/h. Độ cao (suy diễn) là duy trì ở 100m.
- Cảnh báo thủy lực điều khiển ngay sau khi cắt bom và đã quan sát thấy bom nổ
- Tiếp tục thêm cảnh báo khi đã đổi hướng để thoát ly, chuẩn bị tới vùng đồi/trung du phía tây HN

Từ (1), (4), (5) thì máy bay bị bắn trúng trong giai đoạn ngay trước khi và trong khi công kích vì cảnh báo thủy lực chỉ được quan sát thấy ngay sau khi thấy bom nổ. Phi công cũng mô tả không cảm thấy cú va chạm nào (như khi có vụ nổ đạn cao xạ trên không gần máy bay). Thời điểm cảnh báo và mô tả của phi công phù hợp với vị trí và loại đạn của súng 14,5mm. Nói đúng ra thì lúc này là lúc cụ già bắn rơi máy bay bằng súng trường được. Tuy nhiên giữa hai đơn vị pháo 57mm và khẩu đội tự vệ 14,5mm, dù việc chọn khẩu đội tự vệ lúc đó có mang tính chính trị đi nữa thì đấy cũng là lựa chọn đúng như em suy luận ở trên. Các cụ pháo 57mm không có gì phải buồn nữa.

F111-721222.jpg

Em chém thêm tí:
Từ (3), chặng cuối F111 là phía bắc thung lũng Tam Đảo trước khi vòng xuống phía Nam, nên em dựng đường màu đỏ từ phía bắc Tam Đảo về Dục Nội. Tuy nhiên nếu theo đường này thì radar pháo 57mm không thể phát hiện được từ khoảng 21km do bị dãy Tam Đảo chắn, và cũng không phù hợp với khoảng cách bắn của 57mm ở (2). Do vậy đường bay từ Tam Đảo tới Dục Nội là đường màu vàng thì sẽ hợp lý hơn, phù hợp với khoảng cách bị radar phát hiện và khoảng bắn của 57mm.
(3) Vòng khỏi rặng Tam Đảo là F111 nhủi xuống thấp, độ cao còn 100m. (2) Radar pháo 57mm phát hiện F111 ở độ cao 600m ở cách 21km, mất mục tiêu ở độ cao 300m, sau khi bắn loạt 2 ở khoảng cách 1500m. Như vậy theo radar 57mm thì F111 bay suốt gần 20km mà chỉ giảm độ cao từ 600m xuống 300m. Điều này không hợp lý với kiểu bay của F111 ở địa hình không có đồi núi như trong khoảng tuyến màu vàng em vẽ trên bản đồ. Mặt khác phi công cũng mô tả độ cao bay sau khi vòng khỏi rặng Tam Đảo là 100m. Do vậy khả năng cao là radar đo cao của pháo 57mm đã đo sai, đạn pháo nổ trên cao nên phi công không ghi nhận gì về việc bị cao xạ bắn trong đoạn này - Đơn vị 57mm có đo xa quang học nhưng là đo xa, không đo cao.

Do vừa ôm địa hình và vòng phải để thoát khỏi rặng Tam Đảo nên tốc độ máy bay giảm xuống. Để chuẩn bị vào công kích, F111 tăng tốc. Ví dụ ở (4) và (5) tốc độ đã tăng từ 480 lên 550 mil/h. Việc tăng tốc đã diễn ra trong giai đoạn sau dãy Tam Đảo và có thể sử dụng tới chế độ tăng lực (afterburning). Việc các trắc thủ 57mm thấy máy bay cháy có lẽ là do thấy đuôi lửa phụt ra khi F111 bật tăng lực.
Vụ này khi rảnh em chém thêm - edit luôn ở post #470, cảng Hà Nội đêm đó có 2 con F111 đánh, con sau vì hỏng thiết bị nên chờ thay & bay sau con Jackal 33, và nó vẫn đánh tiếp khi biết con 1 đã rơi. Con này suýt tự rơi khi đánh xong kéo cao thoát ly: vì quên không đồng bộ dữ liệu sau khi thay khí tài bay đêm.

Các cụ 57 chắc nhìn thấy món sau:
Con F111 này có chế độ “đuốc”: xả bỏ nhiên liệu và đốt - không phải chế độ tăng lực đốt sau after burn.
Bọn nó chơi món này để làm nhiễu tín hiệu đầu dò hồng ngoại tên lửa.

Cụ nào xem màn bế mạc Olympic Sydney sẽ nhớ quả đuốc tắt & con F111 mang lửa đi mất là nó dùng chế độ này :))
IMG_1294.jpeg


Khi kéo cao để đánh thì bọn nó bật “đuốc” + thả chaff. Đánh & thoát ly như sơ đồ. Các cụ 57mm bắn hụt chắc luôn, không phải cay cú với 14.5mm đâu :P

IMG_1295.jpeg

Chứ nó bay ở 100m thả bomb là tự sát, không thằng nào đánh kiểu ấy cả!

Chú WSO con F111 đánh sau con bị rơi kia có khóc là bị cao xạ bắn khi kéo cao. Tưởng dính đạn nhưng trượt hết. 2 mốc 600m và 300m là các cụ 57mm bắt mục tiêu trong lúc nó kéo cao đánh và hạ độ cao để thoát ly :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Vụ này khi rảnh em chém thêm - edit luôn ở post #470, cảng Hà Nội đêm đó có 2 con F111 đánh, con sau vì hỏng thiết bị nên chờ thay & bay sau con Jackal 33, và nó vẫn đánh tiếp khi biết con 1 đã rơi. Con này suýt tự rơi khi đánh xong kéo cao thoát ly: vì quên không đồng bộ dữ liệu sau khi thay khí tài bay đêm.

Các cụ 57 chắc nhìn thấy món sau:
Con F111 này có chế độ “đuốc”: xả nhiên liệu và đốt - không phải chế đôi tăng lực đốt sau nhé.
Bọn nó chơi món này để làm nhiễu tín hiệu đầu dò hồng ngoại tên lửa.

Cụ nào xem màn bế mạc Olympic Sydney sẽ nhớ quả đuốc tắt & con F111 mang lửa đi mất là nó dùng chế độ này :))
IMG_1294.jpeg


Khi kéo cao để đánh thì bọn nó bật “đuốc” + thả chaff. Đánh & thoát ly như sơ đồ. Các cụ 57mm bắn hụt chắc luôn, không phải cay cú với 14.5mm đâu :P

IMG_1295.jpeg

Chứ nó bay ở 100m thả bomb là tự sát, không thằng nào đánh kiểu ấy cả!
Chú WSO con F111 đánh sau con bị rơi kia có khóc là bị cao xạ bắn khi kéo cao. Tưởng dính đạn nhưng trượt hết :P
Cảm ơn bạn đã bổ xung thông tin.
Các minh hoạ của bạn về quá trình đánh bom mục tiêu và thoát ly của F 111 là rất hay.

Còn về việc ai bắn rơi F 111, thì nhà cháu vẫn thiên về giả thiết:

-Chắng ông nào - cho dù là cao xạ 57, hay tiểu cao 14ly5 - bắn trúng con F 111 cả.
-Báo cáo của phi công con F 111 bị rơi, không thấy thể hiện việc máy bay bị đầu đạn xuyên/chạm vào máy bay.
-Tài liệu của ta, thì không hề có báo cáo về các vết chạm đạn trên thân con F 111 bị rơi
(Về công tác khám nghiệm hiện trường, cũng như tổng kết chiến trận của quân ta, thời chiến tranh - > là yếu chuyên nghiệp lắm)

Thôi thì của người phúc ta. Con F 111 có rơi ở Hoà Bình.
Vậy Nên công nhận thành tích là của trên.

Các cụ xem ở trong thớt: "AN 2 và trận Pa-thí", thì nhà cháu cũng đã viết về việc :
-Có máy bay Mỹ rơi và phi công Mỹ chết. Nhưng thành tích, được tính gộp cho đặc công của ta.

Chuyện góc khuất chiến tranh, luôn là như thế :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
......
Chứ nó bay ở 100m thả bomb là tự sát, không thằng nào đánh kiểu ấy cả!

.....
Tôi sẽ có bài về con F-4 nằm ở hàng rào của Bảo Tàng Không quân - đường Trường Chinh, để minh hoạ cho việc bay thấp ném/bắn hoả lực như thế này ;)
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Cảm ơn bạn đã bổ xung thông tin.
Các minh hoạ của bạn về quá trình đánh bom mục tiêu và thoát ly của F 111 là rất hay.

Còn về việc ai bắn rơi F 111, thì nhà cháu vẫn thiên về giả thiết:

-Chắng ông nào - cho dù là cao xạ 57, hay tiểu cao 14ly5 - bắn trúng con F 111 cả.
-Báo cáo của phi công con F 111 bị rơi, không thấy thể hiện việc máy bay bị đầu đạn xuyên/chạm vào máy bay.
-Tài liệu của ta, thì không hề có báo cáo về các vết chạm đạn trên thân con F 111 bị rơi
(Về công tác khám nghiệm hiện trường, cũng như tổng kết chiến trận của quân ta, thời chiến tranh - > là yếu chuyên nghiệp lắm)

Thôi thì của người phúc ta. Con F 111 có rơi ở Hoà Bình.
Vậy Nên công nhận thành tích là của trên.

Các cụ xem ở trong thớt: "AN 2 và trận Pa-thí", thì nhà cháu cũng đã viết về việc :
-Có máy bay Mỹ rơi và phi công Mỹ chết. Nhưng thành tích, được tính gộp cho đặc công của ta.

Chuyện góc khuất chiến tranh, luôn là như thế :D
Chú bay sau con J33 bị rơi của Bob Wilson - có đặt nghi vấn với thiết bị bay bám địa hình gây ra lỗi cả 6 vụ F111 rơi khi đổi góc xếp của cánh. Vì nó bay thủ công thoát khỏi tình huống này ngay sau con Jackal 33 bị rơi nhờ phi công chính phát hiện kịp quả mất độ cao đột ngột + 1 con khác rơi ở ngoài khơi Đà Nẵng cùng 1 tình huống tương tự.

Nôm na là hệ thống tự động dúi đầu như con 737 Max ấy cụ Baoleo ạ. Con bay sau này phi công cứu được khi còn cách đất 72ft.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Chú bay sau con J33 bị rơi của Bob Wilson - có đặt nghi vấn với thiết bị bay bám địa hình gây ra lỗi cả 6 vụ F111 rơi khi đổi góc xếp của cánh. Vì nó bay thủ công thoát khỏi tình huống này ngay sau con Jackal 33 bị rơi nhờ phi công chính phát hiện kịp quả mất độ cao đột ngột + 1 con khác rơi ở ngoài khơi Đà Nẵng cùng 1 tình huống tương tự.

Nôm na là hệ thống tự động dúi đầu như con 737 Max ấy cụ Baoleo ạ. Con bay sau này phi công cứu được khi còn cách đất 72ft.
Tôi thiên về giả thiết con F 111 ở Hoà Bình là tự rơi ;) ;) ;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH

Tút 1: CRUSH Ở SÔNG ĐÀ.


Tháng 4 năm 1980, khi được trên điều về ‘Thuỷ điện Sông Đà’, Baoleo đeo quân hàm thiếu và ‘nhà máy thuỷ điện sông Đà’, mới khởi công trước đó được gần 5 tháng.

Hồi ấy, nơi đây là ‘công trình thanh niên CS’, nhân sự của công trình, có đến trên 85% là thanh niên.

Tiếng là khởi công vào ngày 06/11/1979, nhưng thực ra, công trình đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Chính vì thế, khi thiếu uý kỹ sư Baoleo đến nơi, công trình đã mang dáng dấp của một thành phố lớn.

Một hệ thống đường giao thông có tổng chiều dài khoảng 150 cây số, mặt đường bằng bê tông, đã phủ khắp mặt bằng công trình.

Một đội xe ca Ba Đình khoảng 15 chiếc, chạy 24/24 tiếng trong ngày, đi theo các lộ trình như các tuyến xe buýt ở Hà Nội ngày nay, chạy miễn phí, cho dù không có ai trên xe, vẫn cứ chạy theo lộ trình, đảm bảo công nhân viên có thể ở từ mọi xó xỉnh của công trường, có thể đến mọi nơi mà mình cần đến.

Khu đầu não đã có các khối nhà 3 tầng, 5 tầng, 7 tầng để làm nhà ở, nhà làm việc cho cơ quan đầu não của chuyên gia Liên Xô, của Ban A và Ban B.

Làng chuyên gia Liên Xô, đã xây dựng xong giai đoạn 1 của ‘Tiểu khu 1 – 16’, gồm 6 khối nhà 5 tầng, trát đá rửa, là nơi ở của chuyên gia Liên Xô và gia đình của họ.

Ngoài ra, các khu nhà ở cho người của Bên A, cho Bên B, các công phụ trợ khác như bệnh viện, trường học và vân vân, đã mọc lên như nấm ở mọi nơi, mọi chỗ.

Thiếu uý Baoleo được phân về làm chánh OTK của ‘Làng chuyên gia’, lúc này, đang trên đà được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành khoảng trên 100 công trình còn lại, bao gồm Nhà hát, bể bơi, trường học của con chuyên gia, khu hậu cần của làng, cũng như khoảng 20 toà nhà 5 tầng nữa, cho chuyên gia Liên Xô.

+ + +

Là ‘công trình thanh niên CS’, nên đủ mặt anh tài, từ mọi ngành nghề, và tuổi còn trẻ, đổ dồn về đây.

Bộ trưởng bộ XD Nguyễn Hồng Quân sau này, khi ấy mới chỉ là phó phòng thi công Tổng công ty Sông Đà, hơn Baoleo vài tuổi, và chửi bậy như thần. Còn Đinh La Thăng thì vẫn còn đang đi học ở trường Tài Chính Phúc Yên.

Giới văn nghệ thì có nhà văn Triệu Bôn, nhà văn Nhật Tuấn với ‘Con chim biết chọn hạt’ đang viết dở, nhà văn Trần Chinh Vũ luôn lang thang với cánh kỹ sư trẻ để tuyên truyền về sự cởi trói trong văn nghệ dưới sự bảo trợ của cụ Trần Độ.

Nhà thơ trẻ thì có Giáng Vân, con gái của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh – tác giả ‘Đất trắng’, Vân vừa tốt nghiệp Đại học xong. Còn nhà thơ Dương Kiều Minh, sau này là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, thì khi ấy là trung cấp kế toán, vừa ra trường, làm việc dưới quyền của Baoleo.

Thiếu uý Baoleo thì không có khiếu viết văn, nhưng đang tập tọng dịch truyện từ tiếng Nga sang tiếng Việt, lại giữ chức vụ ‘có mầu’ ở ‘Làng chuyên gia, nên căn phòng của Baoleo, luôn là chỗ cà kê dê ngỗng của Nhật Tuấn, Giáng Vân và Minh.

Chính nhà văn Nhật Tuấn đã nhận xét các bản dịch của thiếu uý Baoleo là:

-Giọng văn của mày, nó đậm chất bàng bạc của Pau-tốp-xơ-ki!

+ + +

Chuyện ‘có mầu’ của thiếu uý Baoleo thì thế này.

Là chánh OTK, Baoleo có trách nhiệm phải đọc các ‘Lý lịch’, gắn bên thành của các thùng hàng, để biết có hàng gì bên trong, và cung cách đóng gói của nó như thế nào. Vậy nên, khi nào biết hàng được quấn trong chăn dạ, hay vải nỉ, là Baoleo lại thu những thứ đó vào một đống, và phân phát dần cho bạn bè.

Điêu nhất là các lọ hoá chất, có mùi thơm để xả vào trong các két nước của bồn cầu. Ngoài mùi hương cũng khá dễ chịu, thì cái vỏ chai cũng khá bắt mắt.

Thế cho nên, cứ ngửi thấy mùi này ở đâu, là toàn thể bạn bè của Baoleo, biết ngay rằng, thằng cha này đã rộng lòng phát tâm cho các cô nàng mà biết hắn.

Thiếu uý Baoleo có cả một kho các thứ đồ linh tinh, mà đi cho thì ai cũng thích.

+ + +

Thiếu uý Baoleo làm chánh OTK, nên gắn liền với chuyên gia Liên Xô như hình với bóng.

Làng chuyên gia có biên chế 5 chuyên gia liên Xô, đi kèm với họ là 5 phiên dịch người Việt, gồm anh Hiển (sau này là Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng), và 4 em phiên dịch xinh tươi, vừa mới tốt nghiệp tiếng Nga, và vừa đi tu nghiệp 9 tháng ở Nga về (theo chương trình đào tạo tiếng Nga hồi đó, năm thứ tư thì khoa tiếng Nga được đi LX 9 tháng để học), người còn thơm phức mùi Liên Xô.

Theo chức trách và nhiệm vụ, thiếu uý Baoleo + Kỹ sư trưởng Ti-mô-sen-ko + em Dung phiên dịch, hình thành bộ 3 luôn đi kèm với nhau, nửa bước không rời, có lẽ chỉ trừ lúc đi giải quyết việc riêng.

Ôi zồi.

Câu chuyện ‘Crush ở sông Đà’ là ra đời trong hoàn cảnh này.


+ + + Hình minh hoạ:

Vị trí của ‘Làng chuyên gia’ và Khu ở của Dung

Dung ở đây.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH


Tút 2: NÀNG CRUSH Ở SÔNG ĐÀ.


Chỗ ở của cô bé Dung là ở ngoài Tổng công ty, trong một toà nhà 5 tầng, là ký túc xá của cán bộ trên Tổng và Phiên dịch. Dung ở cùng phòng với em Hiền, là con gái ruột của Tướng Đồng Sỹ Nguyên – cũng là phiên dịch và là bạn cùng lớp tiếng Nga với Dung.

Còn chỗ ở của Baoleo, là 1 phòng trong các ngôi nhà 2 tầng, kề bên ‘Làng Chuyên gia’.

Thiếu uý Baoleo vốn thích ngoại ngữ, nay có môi trường thực hành tiếng Nga, thì khỏi nói là ‘crush’ thế nào. Tất nhiên là ‘crush’ ngoại ngữ thôi.

Nhưng dường như, Dung không chỉ nghĩ đơn giản đến thế.

Nàng dính Baoleo như đôi sam, không hẳn chỉ trong thời gian làm việc.

Mà chính trong thời gian làm việc, thì nhiều khi, Dung lại bỏ mặc thiếu uý Baoleo bơ vơ. Nàng thường bẩu:

-Anh còn giỏi tiếng Nga chuyên ngành hơn em, anh và Kỹ sư trưởng đi với nhau là đủ rồi. Mà ngoài công trường nắng lắm.

Đôi khi, nàng còn nũng nịu:
-Hôm nay em “временно”, em không đi được đâu, anh đi nhé.

Nhưng ngoài giờ làm việc, thì thiếu uý Baoleo lại thấy bóng dáng nàng ở khắp nơi.

Nào là tháp tùng nàng đi trên các bãi cát dọc bờ sông Đà vào những đêm trăng sáng, để nghe bài hát ‘Tiếng gọi sông Đà’ văng vẳng qua hệ thống loa phóng thanh.
Những khi chiều về, ngồi trên đỉnh đồi, nơi đặt bể nước cấp 2 ngàn mét khối, ngắm nhìn toàn bộ khu Làng chuyên gia và một phần công trình thủy điện ở bên dưới, nàng rất thích lúc lắc mái đầu, để những sợi tóc quấn vào ngôi sao trên ve áo của thiếu úy Báo.
Khi thì:
-Cái Hiền hôm nay không ăn cơm tối, anh ra ăn với em.
Tối đến, ngoại trừ những hôm Baoleo phải trực ca, thì người ta thấy Dung luôn có mặt trong chỗ ở của Baoleo. Nàng có lý do:
-Anh mà dậy hát cho các em ở đội văn nghệ, thì để em đến phụ viết bảng cho anh.

Tất cả những ngày cuối tuần, con gái của cụ Trung tướng – Bộ trưởng Bộ XD, mặc nhiên có suất đi xe Hải Âu giao liên, tuyến ‘Công trình thủy điện – Hà Nội’, để về thăm bố mẹ . Những hôm ấy, khi có việc bất khả kháng hoặc quá khuya, Dung thường giữ Baoleo ngủ lại. Nàng luôn luôn ra lệnh cho thiếu úy ngủ trên giường của nàng, còn nàng thì ngủ nhờ trên giường của em Hiền, chẳng biết vì sao lại như thế.

Trong tình cảm tin cậy, đặc biệt, thủy chung, vô tư, trong sáng hiếm có của những người cùng lý tưởng cách mạng cao đẹp, thiếu úy Baoleo chìm sâu vào giấc ngủ rất nhanh, không mộng mị.

Rượu Vốt-ka 3 ngôi sao, cá hộp Nga, kẹo súc-cù-là trong phòng của Dung, cứ như là niêu cơm Thạch Sanh, Baoleo chưa bao giờ thấy vắng.
Tuy nhiên, nàng chưa bao giờ cho chàng uống quá 50 gờ-ram. Chẳng bù với hồi sau này về Hải quân, tiêu chuẩn địch mức cứ phải là 100 gờ-ram.

Có những hôm lỡ tay, nàng rót ra cái cốc thủy tinh Liên Xô nhiều hơn vạch khấc, là y như rằng, hôm ấy thiếu úy say đứ đừ.
Trong trạng thái bồng bềnh, thiếu úy luôn thấy mình được nàng cho nằm lên giường, lấy chiếc khăn mặt bông đã ngâm vào chậu thau, được đổ đầy phích nước sôi, và lau mặt cho mình. Cảm giác dễ chịu khi được nàng lau người bằng chiếc khăn nóng rực, chưa bao giờ thiếu úy được nếm trải lại, trong suốt cả quãng đời sau này của mình.
Được chườm bằng khăn bông nóng, thiếu úy ngủ thiếp đi ngay lập tức, không mộng mị và vấn vương.

Thiếu uý Baoleo ngoan ngoãn nghe theo Dung, vì Dung có thể mua kẹo và các thứ ở trong cửa hàng cung cấp của Làng chuyên gia, vì mấy bà người Nga bán hàng ở đó, đều biết Dung là trợ lý của Kỹ sư trưởng Ti-mo-sen-ko.
Mà kẹo sẽ là một thứ hay ho, để bổ xung vào kho hàng, mà các thể loại bạn ở trên sông Đà của thiếu uý Baoleo, luôn cần đến.

Chuyện gì rồi cũng phải đến.
Một hôm, có người bạn, mà rồi mãi sau này, sẽ là vợ của thiếu uý Baoleo đến chơi.
Hôm đó, thiếu uý có việc đi kiểm tra với Kỹ sư trưởng Ti-mo-sen-ko nguyên cả ngày. Và Dung đã điều con xe Ni-va của Kỹ sư trưởng, đưa nàng đến thăm người bạn thay cho thiếu uý.

Không biết Dung đã làm những gì, nhưng sau này, cho đến tận khi đã ngoài 60 tuổi lâu rồi, vợ Baoleo vẫn nhắc:
-Người này thì đang mệt. Người kia thì phấn son - váy áo, rõ là kinh khủng. Lại còn đi ô tô riêng, mang táo tây và ‘súc-cù-là’ đến tặng , chắc là để khoe. Lại còn không mời là ‘một quả táo’, mà cứ “a-đin-nốt-trờ-ca’; sao không nói “ a-đin’, mà lại cứ phải thêm “nốt-trờ-ca’ vào làm gì (один và одинoчka).

+ + +

Năm 1982, thiếu uý Baoleo được điều đi đơn vị khác. Chuyện vui nào, rồi cũng đến lúc phải chia ly.
Haiz. Trong sâu thẳm, Baoleo vẫn còn nhớ tới Dung, và câu chuyện ‘Crush ở sông Đà”.

Thiếu uý Baoleo nhớ rằng Dung quê ở thị xã Hưng Yên. Và vẫn mong có dịp, về Hưng Yên để tìm gập lại Dung. Chẳng để làm gì cả. Crush thì nhớ đến nhau thôi.

Và, nhớ mãi cái đêm hôm chia tay bên dòng sông Đà, một đêm đầy giông bão.

+ + +

Hình ảnh con xe Ni-va của Nga. Con xe mà thiếu uý Baoleo và Dung, đã đi cùng với nhau suốt 2 năm trời, là cùng loại với chiếc xe này.

1723086639710.png
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,466
Động cơ
537,650 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Xe Niva thời xưa mà thiết kế đẹp phết, chỉ cần thêm option như xe hiện nay thì lung linh luôn
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,233
Động cơ
529,386 Mã lực
…..
Trong tình cảm tin cậy, đặc biệt, thủy chung, vô tư, trong sáng hiếm có của những người cùng lý tưởng cách mạng cao đẹp, thiếu úy Baoleo chìm sâu vào giấc ngủ rất nhanh, không mộng mị.
…..
Xin quý độc giả lưu ý, thông tin đã được kiểm duyệt để đảm bảo an toàn cho người kể chuyện :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top